Xuân Mậu Tuất - 2018

Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Cờ tây



    • Ai chơi chữ cờ tây, chắc dân nhậu?
      Ác đức cầy tơ có ngon không mấy cậu?
      Bất nhơn gà chết chó hiện về bên hàng giậu.


    Mình thật hậu đậu, không hiểu vì sao bà con gọi khỉ là Thân, gà là Dậu, mà Tuất là chó. Cũng mù tịt chẳng biết vì răng con người khi bất hoà lại trút phẫn nộ vào đối tượng bằng ba chữ: “đồ chó má”, hoặc nặng hơn: “đồ chó đẻ”? Ngược lại, cũng có nhiều bà mẹ âu yếm nựng con mình, hôn hít rồi nũng nịu cất tiếng: “chó con của mẹ”. Bốn chữ này nặng ký hơn “cục vàng của tui” và giá trị ngang với ba chữ “thương hết biết” !

    Danh sĩ Phan Bội Châu (1867-1940) cuối đời được dân chúng gọi tên thân yêu “Ông già Bến Ngự”, có nuôi một con chó, đặt tên là Vá. Khi Vá mất vào năm 1934, Phan Bội Châu tự tay làm mộ chôn và dựng đặt bia đá, khắc ghi:

    • “Vì có dũng nên liều chết phấn đấu.
      Vì có nghĩa nên trung thành với chủ.
      Nói thời dễ, làm thiệt khó.
      Người còn vậy, huống gì chó.
      Ôi con Vá này đủ hai đức đó.
      Há như ai kia mặt người lòng thú.
      Nghĩ thế mà đau dựng bia mộ nó”.

    Cả mộ lẫn bia vẫn còn ở Huế. Vẫn ngàn năm bia đá cứ thế trơ trơ.

    Trong báo Ngày Nay số 210, ngày 1/6/1940, Tú Mỡ (tên thật Hồ Trọng Hiếu 1900-1976) có đăng bài thơ Con Chó (mượn tư liệu của Nguyen Ngoc NY):

    • “Nội tất cả các loài gia súc
      Người ta khen chó là nhất mực tinh khôn
      Chó đối với người có nghĩa tựa tôi con
      Người đối với chó vẫn gọi tôn là bạn tốt
      Chó rất sở trường về môn nịnh nọt
      Khéo chui luồn vẫy vuốt cái đuôi
      Để tỏ tình quyến luyến chủ nuôi
      Cũng lắm lúc quá lả lơi thân mật
      Mới thành câu: “Chơi chó, chó liếm mặt!”
      Cho hay quá nịnh xằng vị tất đã ai ưa?
      Tuy rằng có công săn sóc sớm trưa
      Song kiếp chó vẫn tiếng là kiếp khổ…”
      (ngưng trích).


    Lại nhớ tới Nguyễn Vỹ (1912-1971), người chủ trương bán nguyệt san Phổ Thông có từ năm 1958, tác giả câu: “Nhà văn An Nam khổ như chó!” Chỉ than vậy thôi, nghe mơ hồ vì chưa có ai trình bày rõ vì sao chó khổ, nó khổ ra sao? Người ta mặc nhiên công nhận điều đó mà chẳng buồn giải thích cớ sự do đâu! Có bài hát bọn trẻ con ưa ngêu ngao: “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ, ngồi mình trâu…” Vậy mà không ai đoái hoài tới chó để thử ê a: “Ai bảo đã là chó thì phải khổ? Ở ngoại quốc xem báo thấy chó sướng lắm cơ”.

    Những tờ nhật báo phát hành trước 1975, có tờ dùng một góc ở trang nhất đăng tải chuyện lặt vặt vừa xẩy ra dưới tiêu đề “Từ Thành Đến Tỉnh”. Cũng mang nội dung ba điều bốn chuyện vớ vẩn như thế nhưng có tờ lại dùng chữ “Xe Cán Chó, Chó Cán Xe”. Như vậy, nội tất cả các loài gia súc, e rằng chỉ có chó là con vật được (bị) con người nhắc, lôi đầu ra để nói quàng nói xiên. Cũng chó, đồ rằng nó có nhiều tên gọi nhất: Vá, Cún, Mực, Vàng, Cầy, Khuyển, Cẩu… Vậy thì chó được biệt đãi hơn mèo, gà, chim, cá… mà con người thích nuôi? Và không rõ từ bao giờ, động vật hai chân tên gọi là người đâm ghiền thịt chó, một mực già mồm: Chưa thấy có thịt con nào ngon hơn! Ngon nhức răng, xong tới ngon nhức nách! Thơm điếc mũi chỉ là chuyện nhỏ!

    Người Việt từng trải qua giai đoạn sống với bí kíp “con gì nhúc nhích là ăn”. Cực khổ qua rồi, có của dành của để rồi, bèn nổi máu tìm món ngon vật lạ khác. Chúng ăn không từ một thứ gì! Vậy là sinh ra “sự cố”, bày giữa đời một thứ nghề mới, không “đụng hàng”: Khuyển tặc. Bọn này làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm hòng cân bằng cán cân giữa cung và cầu. Quán nhậu “treo đầu chó bán thịt cầy” mọc tràn đìa trên từng cây số, phô trương thương hiệu không khoan nhượng và khách đi đường nhìn vào, ngầm đồng tình: Thật là khổ như chó! Khuyển tặc có nhiều đứa làm ăn sơ suất bị “lộ hàng” nên chúng khó bề đương cự khi người dân vây lại đánh. Đòn roi giáng xuống kèm tiếng chửi: Đồ chó đẻ! Người dân kể: Phàm đứa nào từng xơi thịt cầy, đi tới đâu chó sủa theo tới đó. Con Vện nhà tui nổi tiếng hiền từ, vậy mà trưa nay nó ra ngoài sân sủa vang rân. Mũi nó ngửi ra đứa từng ăn thịt đồng loại nó. Có tin không? Chẳng mấy thuyết phục nhưng nghe qua lời giải thích dạ có băn khoăn. Chúng ta ghét ai mới tìm cách hại kẻ đó. Vậy thì giết chó để ăn thịt nó thì động lực chưa chắc là do sinh lòng thù hận. Cũng có thể vì thương chó? Thiếu mặt nó đâm tương tư đến quay quắt. Đời mà vắng thịt chó, đời ấy ắt quạnh hiu, nhạt mồm vậy!

    Khác với Bắc Hàn, khác Trung Quốc, khác Việt Nam là đi đâu cũng nhìn thấy nhung nhúc những tượng đài lãnh tụ, lạc chân sang xứ hoa anh đào đem thắc mắc hỏi người dân Nhật Bản ngụ ở Tokyo: Hình như xứ sở của quý vị không có anh hùng để tôn thờ? Nụ cười hiền lành nở trên môi (Honda, Yamaha, Suzuki), có chứ sao không. Theo tôi đến gần nhà ga Shibuya tôi chỉ cho xem một bức tượng đồng khá khiêm tốn dựng đặt trong một không gian nhỏ bé. Chỉ tay vào hình tượng một con chó, giới thiệu với vẻ tự hào: Đó, vị anh hùng dân tộc của chúng tôi. Chú chó mang tên Hachiko, mỗi ngày ra sân ga đợi chủ suốt trong 9 năm mỏi mòn để chết trong niềm tuyệt vọng bên đường rầy vắng lạnh. Sự trung thành, niềm chung thuỷ một dạ sắt son, do vậy chúng tôi xem Hachiko là anh hùng, có xứng đáng không? Đâu cần phải đạp đổ mọi thứ luân lý đạo đức để đi làm cách mạng cốt mong nhìn ra cảnh máu đổ thịt rơi, nhỉ?

    Hachiko, tựa như một trang “huyền thoại” xẩy ra ở Nhật Bản, một lần nữa, góp chung với các huyền thoại khác đã gây tiếng vang đến khắp cùng thế giới (ở các nước văn minh tiến bộ dân chủ thôi nhé). Mọi người đã nghiêng mình, đã cúi đầu, đã nhỏ lệ trước giống vật thân thương có tên Cún, Cầy, Vá, Vện, Mực…

    Dạo đó, hồi mình còn nhỏ, gia đình có nuôi một con chó được đặt tên Lu. Lông màu vàng toàn thân, dưới bụng có đốm trắng. Thông minh, hiền lành, biết nghe lời. Xuân Mậu Thân, cả nhà hớt hãi lo chạy giặc mà chẳng ngó ngàng gì tới Lu, cứ ngỡ là Lu cũng sẽ nối đuôi đi men theo những vách tường, những bờ cây bụi cỏ để lần về tìm nơi trú ẩn gần đồn Mang Cá. Gần cả tháng trời tản cư, mọi người thay phiên đi lộn trở lại địa chỉ cũ. Xác mấy ôn ôm AK 47 nằm la liệt bên vệ đường, dưới hố mương hoặc vắt thân qua bụi chè tàu. Trời lạnh, ảm đạm một màu xám. Vách nhà loang lỗ những dấu đạn cày xới, một cái dù trắng (có thể từng mang theo trái sáng hoả châu) phủ một góc mái bếp. Cây vú sữa đổ thân bên nhánh sầu đông gầy và bất ngờ thay, từ một vũng tối thâm u bóng màu vàng của Lu chồm ra, quấn quýt sủa thiếu đường chảy nước mắt. Bốn phần tủi sáu phần mừng rơn. Ốm nhom, xác xơ vì cả tháng cầm cự với sự trống vắng người thân, với tên bay đạn lạc mù trời. Nhờ vào dịp Tết, sẵn có bánh chưng bánh tét, xôi chè mứt món mà đông đảo con cháu dâng lên bàn thờ cúng ông bà cha mẹ. Thực phẩm ê hề, phải nói là cao lương mỹ vị được bày sẵn của một thành phố bỏ hoang cho nên Nguyễn Đắc Xuân cùng một bộ phận không nhỏ các đồng chí từng đấu tranh đô thị, từng nằm vùng tha hồ tiếp thu ăn cho bõ những ngày cơ cực. Nếu bọn người từ núi rừng tràn về tổng tấn công không nhằm vào dịp tết, e số phận của Lu cùng giống nòi chúng ắt đang sống chuyển sang từ trần. Lu còn sống, gần cả tháng trong địa ngục có thật là một điều nhiệm mầu. Có thể vì chó không mang nợ máu với “nhân dân”. Và những kẻ hôm qua từ Huế lên xanh hôm nay trở về chỉ lo thanh toán nhân dân mà tha cho phận súc vật đớn hèn. Lu sống sót có phải là nhờ ơn cách mạng không?

    Mậu Thân. Thất bại. Đồ con khỉ! Nhưng có ngày rồi những kẻ vô thần đã thành “bên thắng cuộc”. Đa phần, người bên thắng cuộc đều yêu chuộng món thịt chó. Chó lỡ sinh trưởng ở Việt Nam có muốn noi gương Hachiko bên Nhật e cũng chẳng có cơ hội, điều kiện, nhân bản, giáo dục, môi trường… các thứ. Năm 2018, âm lịch kêu bằng Mậu Tuất. Trở lại giai thoại khi nghe Nguyễn Vỹ than: Nhà văn An Nam khổ như chó! Bạn bè ông đã lên tiếng: Nói thế có khác gì bạn xúc phạm tới những nhà văn? Nguyễn Vỹ đáp: Biết đâu chó mà nghe được nó lại đâm ra tủi thân…

    Xin lưu ý, chuyện xẩy ra đã quá lâu, không dính dáng gì tới hội nhà văn đương đại giờ nầy đâu, nhớ? Chẳng biết nhân năm con chó, báo bổ bên ấy có ai mủi lòng đề cao con vật trung thành mang tên cầy không nhỉ? Dù sao nhân năm Mậu Tuất đang về, mình xin thành tâm cầu mong cho người trong nước bớt nói “đồ chó đẻ”. Khi đã hết chó đẻ thì chỉ còn lại một loại người ngó có vẻ tử tế. Có đúng không ạ? Đừng mừng đảng, chỉ mừng Xuân thôi. Nghe thế có dân chủ không nào? Ôi dào, phải mà U-23 nhà ta vô địch môn bóng đá nhỉ, xuân này ắt hẳn khác xuân xưa! Thưởng nóng nhé. Vui xuân tạm quên nhiệm vụ nghe mấy chú.

    Hồ Đình Nghiêm


    Nguồn:https://sangtao.org



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          








______________

Anh cho em mùa xuân
nụ hoa vàng mới nở,
chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây

Anh cho em mùa xuân
mùa xuân này tất cả
lộc non vừa trẩy lá
Lời thơ thương cõi đời
bầy chim lùa vạt nắng
trong khói chiều chơi vơi

Đất mẹ gầy có lúa
đồng xanh xa mấy mùa
Ngoài đê diều căng gió
thoảng câu hò đôi lứa
Trong xóm vang chuông chùa
trăng sáng soi liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh
cát trắng bờ quê xưa

Anh cho em mùa xuân
trẻ nô đùa khắp trời
Niềm yêu đời phơi phới
Bàn tay thơm sữa ngọt
giải đất hiền chim hót
mái nhà xinh kề nhau

Anh cho em mùa xuân
đường hoa vào phố nhỏ
nhạc chan hòa đây đó
Tình yêu non nước này
bài thơ còn xao xuyến
rung nắng vàng ban mai



Anh cho em mùa xuân
Nhạc thơ tràn muôn lối .....



:flwrhrts:
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Nụ hoa vàng ngày xuân
    ___________________________________
    Kim Tuấn - 1961





              

    Anh cho em mùa xuân
    nụ hoa vàng mới nở
    chiều đông nào nhung nhớ
    đường lao xao lá đầy
    chân bước mòn vỉa phố
    mắt buồn vin ngọn cây

    Anh cho em mùa xuân
    mùa xuân này tất cả
    lộc non vừa trẩy lá
    thơ còn thương cõi đời
    con chim mừng ríu rít
    vui khói chiều chơi vơi

    Đất mẹ gầy có lúa
    đồng ta xanh mấy mùa
    con trâu từ đồng cỏ
    giục mõ về rộn khua
    ngoài đê diều thẳng cánh
    trong xóm vang chuông chùa
    chiều in vào bóng núi
    câu hát hò vẳng đưa

    Tóc mẹ già mây bạc
    trăng chờ trong liếp dừa
    con sông dài mấy nhánh
    cát trắng bờ quê xưa

    Anh cho em mùa xuân
    bàn tay thơm sữa ngọt
    dải đất liền chim hót
    người yêu nhau trọn đời
    mái nhà ai mới lợp
    trẻ đùa vui nơi nơi...
    hết buồn mưa phố nhỏ
    hẹn cho nhau cuộc đời

    Khi hoa vàng sắp nở
    trời sắp sang mùa xuân
    anh cho em tất cả
    tình yêu non nước này
    bài thơ còn xao xuyến
    nắng vàng trên ngọn cây...




    (1961)
              



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Tình yêu như ...
    ___________________________________


    • Tình yêu như ... chó với mèo
      Yêu nhau 1 lúc mèo trèo lên cây
      Chó nhìn cặp mắt thơ ngây
      Dậm chân xuống đất :
      • mẹ mày xuống không?

      Mèo cười
      • đồ chó lắm lông
        Bố đếch xuống đấy đồ không biết trèo

      Chó ta nhìn thẳng mắt mèo
      • Mày cứ khinh bố, bố trèo cho coi
      • Cha mày ngã xuống thì toi

      Chó ta lẩm bẩm
      • thế thôi kệ mày
        Chả thèm cái đồ mặt dày
        Gọi thì chẳng xuống thế này thì thôi


                
      Dại gì cố đấm ăn xôi
      Nhỡ đâu ngã xuống thôi rồi đời trai!!!
              

              
    .:lol2:
              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Xuân muộn




    Đầu tháng Chạp. Anh tôi gọi phone, hớn hở:

    – Tết này em đến ăn Tết với anh nhé.

    Ăn Tết với anh? Tôi băn khoăn suy nghĩ. Thấy tôi chưa trả lời, anh nài nỉ kèm theo chút “mồi” nhử:

    – Đến anh, không chỉ đón Tết mà anh cần em có mặt trong một việc quan trọng, bởi mình chỉ còn hai anh em. Và ngoài những món ăn truyền thống, anh sẽ cho cô thưởng thức món đặc biệt ngày xưa cô thích, là mì Quảng. Anh còn biết cô thích ăn chim mía rô ti nữa, nhưng ở đây không có, thôi ăn “đỡ” bánh tổ vậy.

    Trời! Làm sao anh biết nấu mì Quảng và làm bánh tổ? Ngạc nhiên quá! Thôi thì anh đã khẩn khoản vậy chắc phải có lý do. Nghe tôi nhận lời, anh vui mừng hứa hẹn, cô sẽ có một cái Tết đặc biệt.

    Nhắc đến mì Quảng và bánh tổ khiến tôi nhớ lại cái ngày ba đưa cả gia đình ra Đà Nẵng theo lệnh thuyên chuyển, tôi vừa vui vừa buồn! Đối với đứa trẻ lên mười, miền Trung xa xôi đất lạ hứa hẹn bao hứng thú cuộc phiêu lưu mới. Lúc ấy chưa hình dung được những rắc rối trong cuộc hội nhập khi “bất đồng ngôn ngữ”, khẩu vị món ăn. Và thấy buồn vì xa bạn bè trường lớp đã thân quen.

    Đầu niên học mới, bước chân vào trường Sao Mai Đà Nẵng học lớp đệ thất, tôi luống cuống khi sân trường vang tiếng cười nói ríu rít như chim hót, tôi cảm thấy hơi lo ngại khi không hiểu tiếng “chim”! Vào lớp, lén nhìn con nhỏ ngồi kế bên, bắt gặp mắt nó cũng đang nhìn trộm, hai đứa bật cười xòa. Tôi mạnh dạn khai khẩu trước:

    – Mày tên gì?

    Nó đánh môi:

    – Tau tên Lẹ Hèng.

    Tôi ngạc nhiên. Ba mẹ nhỏ này thiếu gì tên không đặt, lại đặt tên…hành tỏi? Thì ra tiếng miền Trung không khó nghe là mấy, tôi đã hiểu nó nói gì. Tuy vậy cũng hỏi lại cho chắc:

    – Mày tên…lá Hành hở?

    –Không phở. Tên chi lọa rứa?

    Lần này thì bối rối thật, tôi lờ mờ hiểu rằng đã nghe sai. Ôi trời! Từ giờ phải học thêm môn “ngoại ngữ” này nữa, mệt rồi đây! Hiện tại, tôi tức khí nói ngang:

    – Nếu không phải lá hành thì là…củ hành vậy.

    Nó đỏ mặt tức tối, mắt lườm, chân đạp vào chân tôi một cái đau điếng rồi chìa cuốn tập bao giấy bóng có dán nhãn tên họ, trường lớp. Thì ra tên nó là Lệ Hằng, hay ho đẹp đẽ vậy chứ không phải hành tỏi gì cả! Cái “buổi ban đầu” của chúng tôi không êm thắm hòa bình là mấy, nhưng nó và tôi sau này là cặp bài trùng thân thiết.

    Cuối tuần Hằng rủ tôi về nhà chơi, ăn mì Quảng mẹ nó nấu. Hằng quảng cáo, mẹ tau nấu mì ngon nhứt xứ, mi ăn là mê luôn chừ. Nó quả quyết vậy, nhưng khi nhìn tô mì tôi thất vọng não nề! Sợi mì to bản vàng khè, nước chan xăm xắp khô khan, lại “hầm bà lằng” đủ thứ thịt tôm bánh tráng đậu phộng, con tôm nhỏ, thịt ba rọi mỡ trắng đục chưa ăn đã thấy ngán. Tôi trệu trạo nhai sợi mì dày như…bánh đúc, lá húng nhũi cay nồng cộng với miếng ớt xanh Hằng nhanh nhẩu bỏ vào tô cho đủ vị đặc trưng, khiến mặt tôi nhăn như Tề Thiên. Hằng ăn ngon lành, hít hà vì cay, quay sang giục:

    – Mi eng ma (ăn mau) chớ bánh tréng thấm nước mềm tề, eng ma mới ngon!

    Bác gái thấy cảnh ăn uống của tôi như vậy liền hiểu ý, quay bảo nó:

    – Boạn mi hén chưa quen eng mì. Thôi lấy cho hén miếng bánh tréng đập eng trớt.

    Tô mì Quảng ban đầu “khó thương” làm vậy, đâu ngờ sau này những thứ “hầm bà lằng” trong tô mì là hương vị khiến mỗi lần nhớ đến tôi thèm ứa nước miếng!

    Bây giờ mì Quảng đã là món “ruột” của tôi. Lá rau húng nhũi xứ Quảng nhỏ xíu quăn queo mà thơm nồng chi lạ, không có không ra mì Quảng. Cuối tuần nào tôi cũng đạp xe đến nhà Hằng…ăn chực. Có lúc được ăn bánh bèo, mít non trộn gỏi xúc bánh tráng hoặc bê thui. Nhưng thường là mì Quảng. Cũng có khi ba Hằng đem về xâu chim mía, mẹ nó rô ti lên thơm nức mũi, tôi mê món này không thua mì Quảng. Được cái Hằng là con một, tôi đến nhà nó “ăn chực” chẳng phải ngại ngùng với ai. Cả ngày Tết cũng không trừ. Sáng Mùng Hai tôi đến chúc tuổi cha mẹ Hằng và không khách sáo khi được mời…ăn Tết. Ngay cả những món ăn ngày đầu năm nhà Hằng cũng khác biệt hẳn nhà tôi. Đặc biệt là bánh tổ, miếng bánh dẻo dẻo ngọt ngào thơm phức mùi gừng, mè rang… Nếu để ra ngoài ngày bánh đã se mặt, xắt từng miếng nhỏ đem chiên, lúc này có thêm vị béo ngậy “cộng tác” càng ngon hơn nữa. Tôi ăn mòn răng nhà Hằng nhưng khi nó đến nhà tôi, mời được nó ăn tô bún riêu cũng khó, vì con nhỏ thẹn thò với ông anh tinh quái của tôi! Mỗi lần Hằng đến, nếu chẳng may gặp anh Quang đang ôm đàn hát nghêu ngao, lập tức anh đổi giọng đổi tông, tha thiết… gào lên bài tự chế. Củ hành ơi củ hành / tới đây hát với anh / em tròn vo mũm mĩm / dễ thương như…củ hành. Mặt Hằng đỏ lên, không biết vì giận hay mắc cỡ!? Sở dĩ anh tôi biết cái “danh hiệu” này là do câu chuyện hôm đầu tiên bước vào trường Sao Mai tôi làm quen với nó, đã lắm mồm về kể anh nghe! Vậy nhưng nó không giận tôi.

    Những ngày nghỉ tôi được Hằng rủ về quê ngoại ở Tiên Phước. Nhà ngoại vườn cây ăn trái rộng mênh mông, đặc biệt là nhiều cây bòn bon. Tôi như con cháu hầu vương, thoăn thoắt trèo cây ngồi chạc ba ngấu nghiến những trái no tròn ngọt lịm, nhựa dính rít tay. Hằng không trèo cây được, đứng dưới í ới, mi liệng xuống nón tau tề, liệng rứa ra ngoài hết!…

    Năm tháng thần tiên trôi nhanh. Cứ thế chúng tôi lớn lên bên nhau từ tuổi niên thiếu đến dậy thì. Giờ tôi đã “tốt nghiệp”…tiếng Quảng. Ngôn ngữ đậm chất hồn nhiên, mộc mạc tình quê thấm vào giọng tôi lúc nào không hay.

    Ngày đất nước biến loạn. Anh Quang kịp đưa gia đình vào Cam Ranh, lên chiến hạm, di tản. Cuộc ra đi gấp rút khiến tôi không kịp từ giã Hằng. Dĩ nhiên tôi cũng có nhiều bạn bè khác nhưng tôi thương mến nhỏ này nhất! Nhờ nó tôi thương luôn những món ăn miền Trung được giới thiệu từ mẹ nó. Lại giỏi “ngoại ngữ” Quảng, bởi thường xuyên “đàm thoại”. Và một điều khiến tôi ray rứt bồi hồi, áy náy không nguôi, là biết Hằng thương thầm anh Quang mà không kịp báo với anh, để anh tùy duyên “xử lý”! Giờ ra đi rồi còn nói năng chi, biết có còn gặp lại nữa hay không?…Anh tôi làm bổn phận người trai thời loạn, lênh đênh hải hành giữ biển quê hương, vô tình không biết “củ hành” đang tự làm mình cay đỏ mắt!…
    ***
    Xe vào đến cổng trại gà đã thấy anh Quang đứng đón trước thềm, một mình. Từ ngày ba mẹ lần lượt qua đời, anh thui thủi một mình. Anh tôi đường tình duyên lận đận, có đến …ba đời vợ rốt cuộc vẫn mồ côi. Ngày mới qua Mỹ hiếm gái Việt, anh kết hôn với cô Mễ, ở vài năm thì chia tay. Rồi vợ Lào. Cuối cùng cũng có được chị người Việt. Nhưng vẫn kết cục đường ai nấy đi sau một thời gian. Nếu nói phong tục tập quán không hòa hợp với hai người vợ trước thì hiểu được, còn với chị thứ ba thì sao? Có lẽ anh chưa tìm được đúng cái xương sườn thất lạc của mình. Ba vợ đều không con! Anh “hận đời đen bạc” không thèm quan tâm đến phụ nữ nữa. Có người xúi về VN kiếm vợ, anh cười ruồi bàn lùi, biết họ thương mình thiệt không, hay chỉ kiếm cầu qua sông? Tốn công, tốn thời gian, tốn cả… tình cảm nữa. Thôi độc thân cho khỏe! Thế là anh “khỏe” mãi đến bây giờ, đến nỗi Tết nhứt buồn quá phải kêu nài con em đến cùng đón xuân.

    Bước vào nhà, tôi ngạc nhiên quá đỗi! Căn nhà ngăn nắp gọn gàng. Trên vách treo bức tranh. Tranh là dòng sông êm đềm phẳng lặng, rặng tre vươn bóng mát trên mặt nước biếc xanh, con thuyền nhỏ trôi lờ lững. Ôi! Sông Thu…

    Bàn thờ khói nhang nghi ngút, dĩa trái cây tươi bóng loáng. Khung hình cha mẹ sáng trưng không chút bụi mờ. Ô, lại có cả hai tấm hình “lạ mặt” nữa. Lạ, nhưng hình như… quen quen! Những món cúng đưa ông bà còn tươi mướt chưa khô sém cạnh. Nào là bánh lăn, bánh tổ, dưa món, thịt ngâm mắm, nem chua, chả bò, cả bánh nổ nữa. Toàn món miền Quảng ngày xưa… Lại còn mùi chiên xào gì dưới bếp thơm lừng xông lên? Ôi trời, lạ đây! Chắc tại Tết… Nhưng năm nào tôi chẳng đến thăm anh trước Tết, mang bánh trái cúng quảy cha mẹ? Bao năm rồi cũng vậy… Lãnh đạm lạnh lùng, anh không màng giờ khắc đón chào năm mới. Như nhịp thời gian chẳng liên quan gì đến cuộc sống của anh! Nên có bao giờ thấy chuyện lạ “khó tin mà có thật” thế này đâu? Lúc xe vừa đến ngõ, trước khi bước vào nhà tôi đã kịp nhìn thấy “vườn rau xanh ngắt một màu”, nhưng không có “đàn gà con nương náu”, bởi gà đã bị nhốt hết trong chuồng. Bên hông nhà trước kia là khoảng đất khô cằn trống trải, nay là vườn rau xanh um màu lá điểm hoa vàng rượi của ngọn cải ngồng. Lạ quá! Lạ thiệt!

    Để mặc tôi láo liên nhìn khắp nơi với con mắt sắp lồi ra ngoài, quên cả ngồi xuống ghế. Anh ỡm ờ cười mỉm chi. Rồi như nóng ruột hơn cả tôi, không thể giữ kín mãi cái bí mật ly kỳ của mình, anh ngoái đầu vào phòng hú lên, em ơi ra đây. Tôi còn đang ngỡ ngàng, đã thấy một người phụ nữ luống tuổi mập mạp… hiện ra. Trời ơi! Tôi có thể tin vào mắt mình không? Dù sao cũng gần sáu bó rồi, con mắt không còn “trung thực” nữa. Có phải người tròn u như…củ hành kia, là “củ hành” thời niên thiếu của tôi??? Tôi lao đến tóm lấy vai nàng lắc như điện giựt, Hằng Hằng, phải mi không? Mi ở đâu mà hiện… hồn ra đây? Có lần tao về VN ra Đà Nẵng tìm, hàng xóm nói gia đình mi vượt biên mất tích rồi, hóa ra đã ở bên này, mừng quá…Mà sao lại ở đây với… anh Quang?

    Nghe tôi hỏi câu sau ngớ ngẩn, Hằng bật cười khi mắt còn ngấn nước. Anh tôi đỡ lời:

    – Cô hỏi nhiều thế ai trả lời kịp. Mà này, đừng có mi mi tao tao nữa, giờ em phải gọi Hằng là…chị đấy.

    Tôi đấm thùm thụp vào vai Hằng:

    – Trời!… Mi giỏi thiệt, mấy mươi năm không thấy bóng vía, vừa gặp lại đã một bước nhẩy lên làm chị Hai tao. Vâng, thưa chị…Chị làm ơn kể…tao nghe cuộc đời và “love story” kỳ bí của chị đi nào.

    Giọng Hằng còn thấm đậm nỗi buồn:

    – Năm 1978 gia đình tau lên tàu vượt biên. Con tàu lênh đênh mười mấy ngày trên biển hết cả lương thực nước uống. Mẹ tau sức yếu không chống chỏi được sự khắc nghiệt thời tiết trên biển, ngày nóng khốc người đêm lạnh buốt xương, cùng đói khát, chết! Lúc đó tau cũng sắp chết, may được tàu Đức cứu kịp thời đưa vào đảo Palawan Philippines. Sau định cư ở Mỹ nhờ chú tau bảo lãnh. Tau không muốn lập gia đình để ở vậy chăm sóc cha tau, tội ôn lắm! Cái chết đau lòng của mẹ tau khiến ông như người đãng trí, chẳng nhớ chuyện chi, chỉ biết cắm cúi đi làm rồi về. Vả lại tau cũng chẳng thương ai cả. Cha tau mới bịnh mất hồi năm ngoái! Buồn quá tau qua đây sống với vợ chồng người em con ông chú có trại gà kế bên, thì gặp anh Quang…

    Hằng vừa nói vừa đưa mắt nhìn anh. Trong ánh mắt chan chứa yêu thương tín thác. Mặt anh cũng rạng ngời hạnh phúc, âu yếm nhìn lại. Tôi ồn ào lên tiếng để xóa bầu không khí lắng đọng và có phần…cải lương mùi mẫn:

    – Ơ! Hóa ra hai người duyên nợ chuồng gà! Đúng là kỳ duyên mà cũng thiệt…lỳ duyên! Đã “thanh mai trúc mã” từ thuở xưa mà quanh co nửa vòng trái đất và trải nửa đời người mới chịu nên duyên ở trại gà. Vậy hôm nay “chị” có nấu cháo gà mừng hội ngộ với “em” không?

    Hằng vội vã nói như reo:

    – Có, có chứ. Nhưng tau biết mi thích ăn món rô ti. Ở đây không có chim mía, tau rô ti gà cho mi ăn vậy…

    Nói rồi Hằng đi nhanh vào bếp dọn thức ăn. Tôi vội vã theo bén gót, vòng tay ôm lấy Hằng như muốn nhảy xổm lên lưng nó. Bạn bè mấy mươi năm mới gặp. Lại là đứa bạn thân thương nhất từ thuở trẻ thơ, cơ duyên run rủi gắn kết thành một gia đình, lòng tôi rộn ràng hơn hội xuân.

    Đêm ba mươi. Hai đứa ngồi canh nồi bánh tét mới gói lúc chiều. Anh Quang muốn giành việc này nhưng không được, bởi chúng tôi còn rất nhiều chuyện để hàn huyên. Bỏ thêm củi vào lò, lửa cháy to xua bớt giá lạnh đêm đông. Hằng tâm sự:

    – Hồi nớ mi đi rồi không biết, sau “giải phóng” khổ lắm, cha tau mất việc ở ty Công Chánh phải chạy xe thồ, không đủ ăn. Mi nhớ thằng Cần bên lớp đệ nhị B không? Hồi nớ hắn đeo tau sát rạt tau đâu có ưng, ai ngờ cha hắn là vc nằm vùng, “cách mạng” vô lòi mặt ra làm bí thư huyện. Hắn đòi cưới tau, hứa lấy tau rồi cha hắn sẽ can thiệp cho cha tau làm lại sở cũ. Mẹ xuôi lòng nói tau lấy hắn cho rồi để gia đình đỡ khổ. Nhưng cha tau cương quyết phản đối, cha nói lấy hắn rồi mi cũng chẳng sướng đâu, bởi cái nòi cs phản phúc, ăn cơm bên ni thờ ma bên nớ, trước sau gì cũng phản. Tau đội ơn cha quá chừng bởi tau đâu có ưa hắn, còn ghét nữa. Qua Mỹ mấy năm sau đi làm tình cờ tau gặp Hân lớp mình, hồi xưa hắn cũng thích tau, chưa vợ và muốn kết hôn nhưng tau cũng không ưng, bởi mi biết tau…thương ai mà! Bao năm qua rồi và biết đâu chừng cả đời vô duyên không gặp nhưng tau vẫn cứ… thương, cứ chờ. Chờ suốt đời cũng được, chẳng muốn lấy ai cả! À, mi còn nhớ Vũ lớp đệ nhất B, “cây si” cổ thụ của mi hồi nớ không? Hân nói lúc trước có gặp hắn. Vũ vẫn nhớ mi mà không biết kiếm mi ở mô, hắn buồn lắm!…

    Cả khung trời dĩ vãng mộng mơ theo nhịp kể của Hằng tràn về. Nhớ những lúc ngồi trong lớp mà hồn thoát ra ngoài rong chơi hái hoa bắt bướm. Nhớ những buổi tan trường đạp xe dưới tán bàng xòe rộng mát cả con đường, hoa bàng rơi đầy trên tóc như tấm voan hoa cô dâu, hai đứa liếc nhau cười khúc khích khi thoáng thấy sau lưng có “đuôi”. Nhớ những buổi chiều ngồi bãi cát nghe rì rầm sóng vỗ, dệt mộng vu vơ. Hay những trưa hè nằm võng đung đưa dưới gốc vông đồng kể nhau nghe vài tâm tình vụn vặt, thiu thiu vào mộng bởi đám “nghệ sĩ” ve sầu tấu khúc nhạc sầu da diết. Hoặc buổi lửa trại sôi động vui tràn cung mây trên Non Nước, hái cả bó hoa rừng do người hữu ý đem “dâng”. Thuở học trò hồn nhiên vô tình, để lại bao thương nhớ trong lòng kẻ khác không hay. Tuổi đời tôi gắn liền với miền Trung. Thương từ khung trời mây bay đến biển xanh dạt dào sóng vỗ. Những người bạn mộc mạc chân tình yêu mến biết bao. Và cũng nơi đây, tình yêu đầu đời chớm nở! Bất giác tôi lẩm bẩm hát, miền Trung đẹp tươi, còn vương tình tôi, năm tháng trót qua rồi bao sắc hương khung trời, làm hồn thơ yêu hoài. Rằng yêu trời thanh, thùy dương càng xanh, yêu khói biếc xây thành hoa bướm vui duyên lành, người dựng lều tranh… Tôi lâng lâng mơ màng, bâng quơ hỏi Hằng một câu nó không thể trả lời và chẳng ăn nhập vào đâu:

    – Mi biết bây giờ Vũ ở mô không? Hồi xưa dễ thương quá mi hỉ.

    Hằng thật thà:

    – Làm sao tau biết được? Hồi nớ chỉ nghe Hân nói gặp hắn một lần, rồi mất liên lạc luôn…

    Tôi nhìn vào mặt Hằng, cười cười:

    – Mi không biết để tao nói cho nghe. Vũ bây giờ là… quản gia nhà tao. Là cha của đám con tao. Là ông nội ông ngoại của lũ cháu tao. Mi thấy hắn giỏi chưa… haha.

    Hằng đấm vai tôi bình bịch:

    – Con ni hoang chưa tề. Rứa mà không nói sớm cho tau mừng.

    – Trước hay sau cũng là mừng, có mất chút nào đâu? Giống như mi vậy, đến đây từ hồi nào mà chỉ biết có anh Quang, không thèm kêu con bạn này một tiếng. Tao nhớ mi lắm biết không?

    – Tau chỉ mới đến đây vài tháng. Anh Quang nói cũng sắp Tết rồi, thôi để Tết kêu mi lên dành cho mi sự ngạc nhiên luôn, chớ tau cũng nôn lắm.

    Tôi bỗng thở dài thườn thượt:

    – Lòng vòng thế nào mà tao phải kêu mi là chị!… không biết kiếp trước mi ban ơn gì cho tao mà kiếp này tao phải dưới “cơ” mi!?

    Hằng cãi:

    – Mi nói sai rồi. Tau tiếng “làm lớn” nhưng bà cô em…chồng mới thiệt dễ sợ! Từ giờ tau phải nịnh nọt mi mới được yên thân! Rứa mi coi ai dưới cơ ai?

    Chúng tôi ngắt nhéo nhau, cười rúc rích. Ánh lửa tí tách sáng rực như pháo hoa ngày lễ hội. Đăm chiêu nhìn đốm lửa, Hằng thổ lộ:

    – Mấy tháng nay thân cận với anh Quang, tau mới biết vì sao ảnh ưa dang dở chuyện vợ chồng. Tánh anh nóng, gia trưởng và thủ cựu! Bù lại, dành hết trách nhiệm chăm lo gánh vác gia đình. Nhưng mấy cô tân thời hồi nớ chỉ nhìn thấy tánh xấu của ảnh thôi! Còn tau, cho dù anh Quang không có ưu điểm nào tau vẫn ưng, bởi mi biết mà, phụ nữ miền Trung chịu thương chịu khó và nhịn nhục chồng, gia đình mới êm và bền vững…

    Tôi cười hô hố, chọc ghẹo:

    – Mi hết thuốc chữa rồi! Ông Quang đúng là số đỏ, cuối đời vớ được…củ hành ngâm đường giòn rụm ngọt lịm như mi, đã hết sức! Nhưng mà này, củ hành ướp đường rồi phải thêm chút giấm, chua chua ngọt ngọt mới ngon, chớ ngọt quá người ta mau ngán. Biết chưa?
    ***
    Hai hôm sau, mùng hai Tết vào ngày Chủ Nhật. Gia đình con cháu dâu rể tề tựu đông đủ ở trại gà theo lệnh “triệu tập” của tôi. Mời cả đại gia đình ông chú Hằng cùng con cháu, đến ăn mừng “đám cưới đầu xuân”. Chồng tôi và Hằng gặp nhau mừng mừng tủi tủi hết sức…lâm ly bi đát! Bởi ngày xưa Hằng “giúp đỡ” Vũ rất nhiều khi làm chim xanh, làm cầu nối cho Vũ với tôi. Tính anh thỏ đế không dám trực tiếp ngỏ lời phải nhờ vả Hằng. Căn nhà anh Quang trước giờ tĩnh mịch thầm lặng, hôm nay ồn ào náo nhiệt vang động một vùng. Tiếng nói cười ầm ĩ, tiếng ca hát rộn ràng muốn nứt tung cả mái nhà…Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi, mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi, người thương gia lợi tức, người công nhân ấm no, thoát cảnh đời gian lao nghèo khó…Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương, xây tổ ấm trên cành yêu đương, nào cạn ly …Rồi các phó nhòm thi nhau chụp hình “tân lang và tân giai nhân”, ánh đèn lóe lên nhoay nhoáy.
    ***
    Nắng lên cao. Vạt nắng thả giọt lấp lánh trên ngọn cải hoa vàng. Ấm áp tỏa ra từ lòng người dù đất trời còn đang giá lạnh. Thế gian không phải chỉ có mùa đông! Hoa đào hoa lê hé nụ non xanh. Như tâm hồn anh chị tôi đang nở hoa đón mùa xuân mộng ước. Dù xuân đến muộn.

    Hoàng thị thanh Nga


    Nguồn:http://baotreonline.com



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Chợ Tết
    ___________________________________
    Đoàn Văn Cừ - 1939





              

    Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
    Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
    Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
    Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.

    Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
    Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
    Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
    Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
    Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
    Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
    Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
    Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
    Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
    Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
    Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

    Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
    Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
    Để lắng nghe người khách nói bô bô.
    Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
    Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
    Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
    Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
    Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
    Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
    Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
    Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
    Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
    Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
    Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
    Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
    Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
    Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
    Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
    Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
    Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
    Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
    Con gà trống mào thâm như cục tiết,
    Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.

    Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
    Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
    Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
    Những người quê lũ lượt trở ra về.
    Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
    Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.





    (1939 )
              

              
              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






Xuân và Tuổi Trẻ
Thế Lữ . La Hối
____
Thái Thanh




______________
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới.
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng.
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng.
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới.
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng.
Ta muốn luôn luôn cười hoa.

Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời.
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng reo.
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm.
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi.
Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời.
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng reo.
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm.
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân tươi.

Vui sướng đi cho đời tươi sáng.
Vui sướng đi cho lòng thêm tươi.
Ta hát ca đón mừng xuân mới.
Ta hát ca cho lòng thêm hăng.
Vui sướng đi cho đời tươi sáng.
Vui sướng đi cho lòng thêm tươi.
Ta hát ca đón mừng xuân mới.
Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái.

Hát vang lên đời ta thắm tươi.
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa.
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca.
Hát vang hòa lòng thêm hăng hái.
Hát vang lên đời ta thắm tươi.
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa.
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca.
Xuân tưng bừng ...




          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    không tin
    ___________________________________


    • Dũng thấy tấm biển trước cửa một ngôi nhà đề “Bán chó biết nói”.
      Anh nhấn chuông và chủ nói con chó đang ở sân sau. Dũng ra sau và thấy một con chó đang "ngồi chơi xơi nước".
      • – Mày biết nói đúng không?
        – Phải!
        – Vậy thì hãy kể cho tao nghe chuyện của mày!
                
      Con chó nhìn lên và bắt đầu:
      • – Ồ, tôi nghĩ rằng biết nói là một khả năng rất hay có thể mang ra để giúp nước. Thế là tôi cho CIA biết khả năng của mình, và ngay lập tức họ cử tôi đi từ nước này sang nước khác, luẩn quẩn những nơi có điệp viên và quan chức chính phủ, bởi vì không ai ngờ được một con chó có thể nghe trộm và phúc trình lại.
        Tôi đã là một điệp viên xuất sắc của CIA trong nhiều năm và được thưởng một tá huy chương. Nhưng công việc cũng hao hơi tổn sức và tôi không còn trẻ như xưa nữa. Bây giờ thì một vợ, hai con nên xin về hưu đây…
                
      Nghe xong, Dũng rất đỗi kinh ngạc. Anh ra ngoài và ngã giá với người chủ.
      • – Mười đôla.
        – Một con chó tài như vậy, sao ông lại bán rẻ thế kia?
        – Nó cứ nhăng cuội suốt ngày, chả được 1 lời thật.
              

              
    .:lol2:

              
              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           




    Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán





              
              



    Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết. Bạn có biết những phong tục tập quán, những kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam không?

    Tết sắp đến rồi. Hãy cùng ngẫm lại những điều kiêng kỵ trong ngày Tết cổ truyền của ông cha ta nhé. Mỗi miền điều có những điều kiêng kỵ trong ngày Tết riêng nhưng đều có chung một ước muốn: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.


    Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết của Miền Bắc

    * Kiêng quét nhà: Trong 3 ngày tết, kiêng quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi. Vì thế, ai cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược trước lúc giao thừa. Hoặc trong 3 ngày tết thì quét rác vào góc nhà, rồi qua ngày mồng Ba mới hót rác đổ đi.

    * Kiêng không treo những tranh xui xẻo như: đánh ghen, kiện tụng… mà phải tìm treo tranh mang ý tài lộc như lợn, gà, cậu bé…

    * Kiêng cho lửa ngày tết: Ngày mùng Một tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.

    * Kiêng cho nước đầu năm: Vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vào như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc.

    * Rắc vôi bột ở 4 góc vườn: Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Đầu năm bạn mua muối tặng cho mọi người cũng chính là lời chúc năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.

    * Xông nhà: Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.

    * Tránh nói giông: Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: chết rồi, tiêu rồi…

    * Kiêng làm vỡ bát, đĩa: Bát, đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

    * Kỵ mai táng: Ngày tết Nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hòa chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc tết và an ủi gia đình bất hạnh.

    Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết của Miền Trung

    * Kiêng ăn một số món: Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng, ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.

    * Kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng trong suốt tháng Giêng âm lịch.

    Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết của Miền Nam

    * Ở một số vùng quê Nam Bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.

    * Ngày tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.

    * Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.

    * Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.

    Sưu tầm

    Nguồn:http://thuthuattienich.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Mậu Tuất - 2018

Bài viết bởi Bạch Vân »

    •           


      Mâm ngũ quả ngày Tết của sinh viên


      Tết đến, Tồ xung phong đi mua trái cây về để làm mâm ngũ quả giúp mẹ. Thế nhưng khi Tồ vừa đi chợ về, mẹ Tồ đã tru tréo lên:

      - Tồ ơi là Tồ, sao con đã lớn chừng này rồi mà vẫn tồ thế này. Là sinh viên đại học mà không biết mâm ngũ quả có những quả gì sao?

      Bố Tồ nghe thế liền hỏi:

      - Thằng Tồ nó mua những quả gì mà bà tức thế?

      Mẹ Tồ chỉ vào giỏ đi chợ nói:

      - Đây ông xem, bảo nó đi mua trái cây về cúng, nó mua mãng cầu, dừa, đu đủ thì tôi chẳng nói gì đi. Đằng này lại còn mua thêm khổ qua với khoai môn làm gì không biết nữa. Con với chả cái, lớn rồi mà còn hư thế kia.

      Bố Tồ nhìn Tồ một cách khó hiểu:

      - Con mua khổ qua với khoai môn chi vậy Tồ?

      Tồ vừa cười vừa gãi đầu:

      - Con mua thế đúng rồi mà bố mẹ, chả là con vừa mới thi xong nên chỉ cần 'Cầu Dừa (Vừa) Đủ Qua Môn' thôi.

      - !!!

    • Thất sủng ngày Tết



      Sầu Riêng than thở với Măng Cụt:



      - Chúng ta là loại trái cây sang quý, suốt năm bao người thòm thèm. Thế mà Tết đến lại phải chịu cảnh ra rìa, nhìn lũ quê mùa Cầu, Dừa, Đủ, Sung lên ngôi, thật mất mặt.

      Măng Cụt ngáp dài tự thán:

      - Ai biểu tên chúng ta đẹp quá làm gì!

      Ở quầy hàng gần đó, Tiêu hóng chuyện nãy giờ quay sang nói với Điều:

      - Hic, tưởng chỉ có chúng ta hẩm hiu, ế ẩm.


      ST

              
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”