Dịch Covid-19 (SARS-CoV-2 / 2019-nCoV)

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Curcumin nanosystems could be powerful COVID-19 therapeutics

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

:pntfngrri:

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Coronavirus: How long is a person contagious?

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

:pntfngrri:

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Covid vaccine: 96% of Britons develop antibodies after one jab

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

:pntfngrri:

          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Thuốc chủng ngừa Pfizer hiệu quả như thế nào?

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Thuốc chủng ngừa Pfizer hiệu quả như thế nào?



    Kết quả nghiên cứu Giai đoạn II / III ban đầu được công bố trên Tạp chí Y học New England đã chứng minh rằng sau khi tiêm 2 liều vắc-xin Pfizer khả năng bảo vệ chống lại triệu chứng do nhiễm COVID-19 là 94.6%, 7 ngày sau khi tiêm liều thứ hai.

    Kể từ đó, đã có một số nghiên cứu được công bố, xem xét hiệu quả của vắc-xin Pfizer sau một hoặc hai liều. Hầu hết các dữ liệu lớn nhất đến từ đánh giá quan sát cấp quốc gia về chương trình tiêm chủng ở Do Thái, nơi hơn một nửa dân số đã được tiêm chủng đầy đủ vắc xin Pfizer.

    Dữ liệu được công bố trên tạp chí The Lancet vào ngày 5 tháng 5 năm 2021, đã chứng minh rằng ở Do Thái, vắc xin Pfizer có hiệu quả cao:

    • - Bảo vệ 95.3% chống lại viêm nhiễm và 96.7% bảo vệ khỏi tử vong, sau 7 ngày tiêm liều thứ hai

      - Bảo vệ 91.5% chống lại viêm nhiễm không triệu chứng

      - Bảo vệ 97.2% khỏi nhập viện nói chung

      - Bảo vệ 97.5% khỏi nhập viện do viêm nhiễm nặng và bệnh nghiêm trọng


    # Vắc-xin Pfizer có tác dụng bảo vệ như thế nào sau khi tiêm một liều ?

    Có bằng chứng cho thấy chỉ cần tiêm một liều vắc-xin Pfizer sẽ cung cấp một số bảo vệ chống lại nhiễm Covid 14 ngày sau khi tiêm.

    Dữ liệu từ nghiên cứu SIREN của Y Tế Anh về các nhân viên y tế cho thấy hiệu quả của vắc xin là 72% đối với viêm nhiễm covid trong 21 ngày sau khi tiêm liều đầu tiên, và cải thiện lên 86% sau 7 ngày tiêm liều thứ hai.

    Một nghiên cứu quan sát tương tự đối với các nhân viên y tế, và nhân viên tuyến đầu từ Hoa Kỳ, cho thấy hiệu quả của vắc-xin Pfizer là khoảng 80% chống viêm nhiễm , ít nhất 14 ngày sau khi tiêm liều đầu tiên, tăng lên 90% sau 14 ngày tiêm liều thứ hai.

    Điều này tương tự với dữ liệu quan sát của Do Thái cho thấy hiệu quả chống tử vong của vắc xin Pfizer là 77% ở 14–21 ngày sau liều đầu tiên.

    Kết luận: Liều đầu tiên của Pfizer đã được chứng minh là có hiệu quả từ 72-80% chống viêm nhiễm Covid và tử vong trong khoảng từ 14-21 ngày sau liều đầu tiên.

    # Thuốc chủng ngừa Pfizer bảo vệ bạn được bao lâu?

    Theo một phân tích được thực hiện bởi Pfizer lấy kết quả từ dữ liệu thử nghiệm Giai đoạn III của họ, sự bảo vệ được tạo ra khi tiêm chủng đầy đủ được duy trì trong ít nhất sáu tháng sau khi tiêm 2 liều vắc xin. Kết quả lâm sàng cho thấy hiệu quả của vắc-xin là 91.3% chống nhiễm covid, và 100% chống lại nhiễm bệnh covid nghiêm trọng.

    Mặc dù dữ liệu thử nghiệm cho đến nay chưa chứng minh được bất kỳ bằng chứng nào về khả năng suy giảm miễn dịch, nhưng cần phải thu thập thêm thông tin từ quá trình giám sát liên tục để xác định liệu có cần thiết phải tiêm liều thứ 3 hay không. Với tỷ lệ đột biến cơ bản cao của vi rút SARS-CoV2, câu hỏi này sẽ chỉ có thời gian mới có câu trả lời.

    # Vắc xin Pfizer có hiệu quả với các biến thể mới không?

    * B.1.1.7 (hay còn gọi là Biến thể Vương quốc Anh): Có

    Dữ liệu quan sát từ đợt triển khai vắc-xin ở Qatar (quốc gia Ả Rập) được công bố trên Tạp chí Y học New England vào ngày 5 tháng 5 năm 2021, cho thấy hiệu quả của vắc-xin chống lại viêm nhiễm chủng B.1.1.7 là 89.5% sau 14 ngày tiêm liều thứ hai, và hiệu quả chống lại nhiễm bệnh nặng, nguy kịch hay tử vong do B.1.1.7 gây ra là 97.4%.

    Dữ liệu cấp quốc gia Chương trình tiêm chủng của Do Thái xác nhận rằng vắc xin này có hiệu quả cao đối với biến thể B.1.1.7, được thể hiện trong 95% các mẫu được giải trình tự.

    * B.1.351 (hay còn gọi là Biến thể Nam Phi): Có

    Nghiên cứu của Qatar nói trên cho thấy rằng vắc-xin Pfizer có hiệu quả 75% đối với các biến thể và hiệu quả chống lại bệnh nặng, nguy kịch hoặc tử vong do B.1.351 gây ra là 97,4%.

    * B.1.617.1 và B.1.617.2 (hay còn gọi là biến thể Ấn Độ): Có

    Một nghiên cứu nhỏ trong phòng thí nghiệm đã gợi ý rằng huyết thanh từ các cá nhân được tiêm chủng Pfizer vẫn có thể vô hiệu hóa vi rút một cách hiệu quả, mặc dù hiệu giá kháng thể chống lại B.1.617.1 giảm 6,8 lần.

    Dữ liệu từ một nghiên cứu quan sát được thực hiện bởi PHE của Vương quốc Anh cho thấy rằng vắc-xin Pfizer có hiệu quả chống lại nhiễm bệnh do biến thể B.1.617.2 gây ra là 87.9%, 2 tuần sau khi tiêm liều thứ hai. Hiệu quả của vắc xin sau một liều Pfizer chỉ đạt 33.2%.

    Chúng ta đang chờ kết quả của những nghiên cứu lớn khác

    * P.1 (hay còn gọi là Biến thể Brazil): Có thể có.

    Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm từ Hoa Kỳ đã cho thấy sự trung hòa tương đương của biến thể này trong huyết thanh của những bệnh nhân được tiêm chủng Pfizer. Các nghiên cứu khác từ các nhóm từ Oxford và Birmingham của Anh cho thấy sự trung hòa chéo có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh xuống.

    Các nghiên cứu tường tận hơn đang được tiến hành.

    # Thuốc chủng ngừa Pfizer có hiệu quả với những người lớn tuổi không?

    Một liều vắc-xin Pfizer đã được chứng minh là có hiệu quả 80% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở những người trên 70 tuổi theo dữ liệu tiêm chủng của Vương quốc Anh, và được tăng lên 97% hiệu quả chống nhập viện và tử vong sau khi tiêm hai liều.

    Theo dữ liệu của Do Thái, hiệu quả của vắc-xin là tương tự nhau giữa những người cao niên trên 70 tuổi và những người trẻ hơn 70 tuổi. Những người trên 85 tuổi thì vắc xin có 94.1% bảo vệ khỏi viêm nhiễm, 96.9% khỏi nhập viện và 97% chống lại tử vong sau 7 ngày tiêm liều thứ hai.

    # Thuốc chủng ngừa Pfizer có làm giảm viêm nhiễm không triệu chứng không?

    Nghiên cứu SIREN của Vương quốc Anh cho thấy hiệu quả của Pfizer đối với cả nhiễm trùng có triệu chứng và không có triệu chứng là 72% sau một liều và 86% sau hai liều. Một nghiên cứu trên toàn dân số từ Vương quốc Anh cho thấy rằng nhiễm trùng COVID có triệu chứng giảm 72% và nhiễm trùng không triệu chứng giảm 57% sau khi chỉ một liều vắc-xin Pfizer hoặc AstraZeneca.

    Một nghiên cứu của Do Thái cho thấy rằng những người bị nhiễm bệnh từ 12 ngày trở lên sau khi tiêm vắc-xin đã giảm tải lượng vi-rút một cách đáng kể. Dữ liệu này khớp với dữ liệu từ NHS Foundation Trust của Bệnh viện Đại học Cambridge, cho thấy nguy cơ nhiễm trùng không có triệu chứng ở các nhân viên y tế ở cùng giai đoạn sau tiêm chủng giảm 4 lần. Nghĩa là việc giảm tải lượng vi rút có khả năng làm giảm sự phát tán của vi rút, giảm khả năng lây lan cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.

    # Thuốc chủng ngừa Pfizer có làm giảm sự lây truyền của vi-rút?

    Đây là câu hỏi phổ biến nhất. Tất cả các dữ liệu đều chứng minh rằng Pfizer vắc xin có làm giảm sự lây truyền của vi rút.

    Một trong những nghiên cứu lớn nhất về việc giảm khả năng lây truyền sau tiêm chủng là do Bộ Y tế Công cộng Scotland và Đại học Glasgow đứng đầu. Họ đã so sánh 150,000 nhân viên y tế đã và chưa được tiêm chủng và 200,000 người trong gia đình tiếp xúc trực tiếp với họ. Kết quả là các trường hợp nhiễm bệnh giảm 30% được ghi nhận ở các thành viên hộ gia đình được tiêm chủng so với gia đình các nhân viên y tế không được tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu ước tính là giảm 60% sự lây truyền.

    Một nghiên cứu tương tự cũng được thực hiện bởi Public Health bên Anh. Nó đã xem xét hơn 57,000 liên hệ từ 24,000 hộ gia đình. Nghiên cứu cho thấy những người bị nhiễm bệnh 3 tuần sau khi tiêm một liều vắc-xin Pfizer hoặc AstraZeneca ít có khả năng lây truyền vi-rút sang người tiếp xúc trong nhà hơn 38-49% so với những người không được chủng ngừa.

    # Các mối quan tâm chính về an toàn của vắc-xin Pfizer là gì?

    Ngoài các tác dụng phụ đã biết và đã được ghi nhận của vắc xin, bao gồm đau tại chỗ tiêm, sốt, đau cơ hoặc đau đầu, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu gần đây đã kết luận rằng những người đã tiêm thẫm mỹ chất làm căng đầy da (fillers) có thể tăng nguy cơ bị sưng mặt sau tiêm chủng hơn.

    Cách đây vài ngày, Do Thái đã thông báo rằng họ đang tìm hiểu xem liệu có mối liên hệ nào giữa vắc xin Pfizer và tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tim ở người trẻ tuổi hay không. Trong số hơn năm triệu người Do Thái đã nhận vắc xin Pfizer, 62 trường hợp viêm cơ tim đã được ghi nhận, phát sinh từ 1-4 ngày sau khi tiêm chủng. Trong số này, 56 trường hợp phát triển sau khi tiêm liều thứ hai, với hầu hết những người bị ảnh hưởng là nam giới dưới 30 tuổi, và hai trong số các trường hợp đã tử vong.

    Pfizer đã tuyên bố rằng kết quả của thử nghiệm đã không quan sát thấy tỷ lệ viêm cơ tim ở những người được tiêm chủng cao hơn những gì dự kiến ​​trong dân số nói chung, và CDC đã kết luận rằng mối liên hệ giữa viêm cơ tim với vắc-xin chưa được thiết lập.





    Nguồn:https://www.facebook.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Thuốc chủng ngừa AstraZeneca có hiệu quả như thế nào?

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Thuốc chủng ngừa AstraZeneca có hiệu quả như thế nào?



    Kết quả của một thử nghiệm lớn về AstraZeneca ở Mỹ / Nam Mỹ giai đoạn III đã được công bố vào tháng 3 năm 2021 và đã thu hút được 32,449 người tham gia. Kết quả cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc-xin là 76% đối với nhiễm bệnh Covid có triệu chứng, và 100% bảo vệ đối với bệnh nặng, nguy kịch hay nhập viện, 15 ngày sau khi nhận hai liều, cách nhau bốn tuần.

    Dữ liệu thêm từ các thử nghiệm về hiệu quả giai đoạn III của vắc-xin AstraZeneca, được tiến hành ở Vương quốc Anh và Brazil, cho thấy hiệu quả của vắc-xin chống lại viêm nhiễm có triệu chứng là 66.7% (nếu liều thứ hai được tiêm 6 tuần sau đó, ở những người từ 18–55 tuổi), tăng lên 82.4 % nếu liều thứ hai được sử dụng sau 12 tuần. Trong nhóm tiêm chủng không có trường hợp nhập viện hoặc tử vong.

    Một nghiên cứu (prospective cohort study) chưa được đánh giá có trên 373,402 người tham gia từ Vương quốc Anh cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh giảm 70% sau khi tiêm hai liều AstraZeneca.

    # Vắc-xin AstraZeneca có tác dụng bảo vệ như thế nào sau khi tiêm một liều?

    Một khảo sát dân số ở Vương quốc Anh về nhiễm bệnh COVID-19 theo chiều dọc xem xét hơn 350,000 người cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 đã giảm 65% trong 21 ngày sau khi tiêm liều vắc-xin đầu tiên, mà không cần tiêm liều thứ hai, so với những người chưa được chủng ngừa mà không có bằng chứng về sự nhiễm bệnh trước đó.

    Hơn nữa, dữ liệu do Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố cho thấy vắc xin AstraZeneca có hiệu quả 86% trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh Covid hai tuần sau khi tiêm liều đầu tiên.

    # Thuốc chủng ngừa AstraZeneca bảo vệ bạn được bao lâu?

    Dữ liệu về khả năng miễn dịch từ các nghiên cứu Giai đoạn III ở Anh / Brazil cho thấy phản ứng kháng thể khi tiêm vắc xin AstraZeneca cao hơn 2 lần nếu tiêm cách nhau 12 tuần, so với tiêm cách nhau 6 tuần, ở những người từ 18 - 55 tuổi.

    Sẽ có thêm kết quả từ những phân tích sâu hơn từ các thử nghiệm Giai đoạn III, và dự đoán là sẽ có thêm thông tin trong vài tuần đến vài tháng tới. Việc giám sát liên tục sẽ xác định liệu có cần thiết phải bổ sung thêm một liều AstraZeneca thứ 3 hay không. Với tỷ lệ đột biến cơ bản cao của vi rút SARS-CoV2, câu hỏi này chỉ có thời gian mới có câu trả lời.

    # Vắc xin AstraZeneca có hiệu quả với các biến thể mới không?

    * B.1.1.7 (Biến thể Anh quốc): Có

    Chương trình tiêm chủng của Vương quốc Anh đã cung cấp dữ liệu thực tế vô giá cho thấy vắc xin AstraZeneca có hiệu quả chống lại các biến thể của Vương quốc Anh.

    Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet vào tháng 3 năm 2021 cho thấy rằng AstraZeneca vắc xin có hiệu quả 70.4% đối với nhiễm bệnh có triệu chứng do biến thể B.1.1.7 gây ra (so với 81.5% hiệu quả đối với nhiễm bệnh có triệu chứng do biến thể không phải B.1.1.7).

    Một liều AstraZeneca duy nhất cho thấy hiệu quả 51.4% đối với biến thể Anh, thấp hơn so với hiệu quả 65% được thấy ở bệnh nhiễm kiểu hoang dã ban đầu.

    * B.1.351 (Biến thể Nam Phi): Không có khả năng.

    Một nghiên cứu tháng 3 năm nay được công bố trên Tạp chí Y học New England đã xem xét hiệu quả của vắc xin AstraZeneca trong một nhóm 1,500 người than gia ở Nam Phi. Tất cả đều thử có kết quả âm tính với HIV, và kết quả cho thấy rằng chế độ hai liều tiêm chủng thuộc AstraZeneca chỉ có 10.4% hiệu quả chống lại nhiễm bệnh Covid từ nhẹ đến trung bình, do chủng B.1.351 gây ra.

    Điều này phù hợp với một nghiên cứu ở New York đã xem xét hiệu quả của việc vô hiệu hóa vi rút B.1.351 bằng các kháng thể lấy trong huyết thanh (máu) của những người mới khỏi bệnh Covid và những người đã được tiêm chủng. Huyết thanh của những người được tiêm chủng là từ các cá thể được chủng ngừa bằng thuốc Moderna. Kết quả cho thấy cả huyết thanh của người mới khỏi bệnh và người đã được chủng ngừa đều không có hiểu quả gì nhiều về việc vô hiệu hóa vi rút biến thể B.1.351.

    * B.1.617.1 và B.1.617.2 (biến thể Ấn Độ): Có nhưng giảm

    Một nghiên cứu quan sát trên 1,054 trường hợp dương tính với B.1.617.2 được xác nhận bởi Bộ Y tế Cộng Đồng Anh cho thấy rằng vắc-xin AstraZeneca có hiệu quả chống lại nhiễm bệnh có triệu chứng là 59.8%, 2 tuần sau liều thứ hai.

    Hiệu quả của vắc-xin đối với chủng B.1.617.2 sau một khi tiêm 1 liều AstraZeneca thì thấp hơn, ở mức 32.9%.

    * P.1 (Biến thể Brazil): Có thể có

    Trên thế giới hiện nay có rất ít tài liệu về các thử nghiệm với chủng P.1 này. Có một nghiên cứu nhỏ trong ống nghiệm (nghĩa là nghiên cứu chưa được thí nghiệm trên một cơ thể sống - con người và loài vật),

    của Đại học Oxford cho thấy rằng mặc dù số lượng kháng thể giảm 2.9 lần đối với chủng P.1, nhưng vac xin AstraZeneca ít có khả năng vô hiệu hóa với biến thể này so với biến thể Nam Phi.

    # Thuốc chủng ngừa AstraZeneca có hiệu quả đối với những người lớn tuổi không?

    Có!

    Dữ liệu giai đoạn III của AstraZeneca từ thử nghiệm lớn ở Hoa Kỳ / Nam Mỹ cho thấy vắc-xin này có 85% hiệu quả chống lại COVID-19 có triệu chứng ở những người tham gia từ 65 tuổi trở lên, 15 ngày sau khi nhận hai liều cách nhau bốn tuần.

    Dữ liệu từ chương trình tiêm chủng của Vương quốc Anh cho thấy rằng vắc-xin AstraZeneca có hiệu quả 80% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở những người cao niên trên 70 tuổi, và dữ liệu quan sát từ Bộ Y tế Cộng Đồng Anh cho thấy rằng một liều vắc-xin AstraZeneca cung cấp 80% khả năng bảo vệ khỏi tử vong ở trong nhóm người cao niên này.

    # Thuốc chủng ngừa AstraZeneca có làm giảm nhiễm bệnh không có triệu chứng không?

    Có, nhưng thay đổi tùy thuộc vào chủng biến thể.

    Một nghiên cứu trên toàn dân số từ Vương quốc Anh cho thấy rằng nhiễm bệnh COVID có triệu chứng giảm 72% và nhiễm bệnh không triệu chứng giảm 57% sau khi chỉ tiêm một liều vắc-xin Pfizer hoặc AstraZeneca.

    Tuy nhiên, một nghiên cứu của Anh được công bố trên tạp chí The Lancet cho thấy hiệu quả của vắc-xin AstraZeneca đối với các trường hợp không có triệu chứng của biến thể B.1.1.7 chỉ là 28.9% so với 69.7% đối với các trường hợp không nhiễm B.1.1.7.

    #Thuốc chủng ngừa AstraZeneca có làm giảm lây truyền không?

    Một trong những nghiên cứu lớn nhất về việc giảm khả năng lây truyền sau tiêm chủng là do Bộ Y tế Cộng Đồng Scotland và Đại học Glasgow đứng đầu. Họ đã xem xét 150,000 nhân viên y tế đã được tiêm chủng so sánh với nhân viên chưa được tiêm chủng, cùng với 200.000 người tiếp xúc trực tiếp với hộ gia đình của họ. Kết quả là giảm 30% các trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận ở các thành viên hộ gia đình được tiêm chủng so với các nhân viên y tế không được tiêm chủng, mà các nhà nghiên cứu ước tính có nghĩa là giảm 60% sự lây truyền. Những người tham gia đã nhận được vắc xin Pfizer hoặc vắc xin AstraZeneca.

    Và một nghiên cứu tương tự cũng được thực hiện bởi bộ Y Tế Cộng Đồng ở Anh. Nó đã xem xét hơn 57,000 liên hệ từ 24,000 hộ gia đình. Nghiên cứu cho thấy những người bị nhiễm bệnh 3 tuần sau khi tiêm một liều vắc-xin Pfizer hoặc AstraZeneca ít có khả năng lây truyền vi-rút sang người tiếp xúc trong nhà hơn 38-49% so với những người không được chủng ngừa.

    # Các mối quan tâm chính về an toàn của vắc-xin AstraZeneca là gì?

    Các tác dụng phụ được phản ánh trong các thử nghiệm lâm sàng là: phản ứng tại chỗ tiêm, các triệu chứng 'giống cúm' tổng quát và đau đầu / đau cơ.

    Kể từ khi triển khai rộng rãi vắc-xin AstraZeneca, hiện nay các cơ quan quản lý đã xác định rằng hiện tượng TTS (Huyết khối kèm giảm tiểu cầu) là một tác dụng phụ rất hiếm khi tiêm chủng.
    Hiện tượng này không được quan sát thấy trong các thử nghiệm lâm sàng vì tỷ lệ mắc bệnh rất thấp. Đây là lý do tại sao các thử nghiệm Giai đoạn IV là quan trọng, vì giám sát tiếp thị sẽ phơi bày các tác dụng phụ hiếm thấy khi triển khai tiêm chủng phổ biến rộng rãi hơn.

    # Tóm tắc cề nguy cơ cục máu đông của vắc xin AstraZeneca (dữ liệu Úc)

    * 1.9 triệu liều được tiêm

    * 27 ca bị cục máu đông và 6 ca có thể do vắc xin gây ra nhưng chưa chắc

    * Tỷ lệ chung 1 ca / 58,000 liều

    Hay 1.7 ca / 100,000 liều

    * Dưới 50 tuổi 1 ca / 38,000 liều

    * Trên 50 tuổi 1 ca / 62,000 liều

    Phân tích về hiện tượng huyết khối (cục máu đông) kèm giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca tôi đã cập nhật của nhóm Cố Vấn Kỷ Thuật Úc về tiêm chủng (ATAGI) và Hiệp Hội Huyết Khối và Cầm Máu (THANZ) của Úc và New Zealand và đã post 2 ngày trước. Nếu bạn nào muốn tham khảo thêm.





    Nguồn:https://www.facebook.com



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Tiêm chủng ngừa cúm và Covid - cái nào trước?

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Tiêm chủng ngừa cúm và Covid - cái nào trước?






    Người đứng đầu Hiệp hội Y khoa Úc (AMA) chi nhánh Victoria mới cho biết 'cửa sổ vàng' để đánh bại vi-rút ở Úc bị bỏ lỡ. Nhiều bác sĩ đã nói rằng Úc hoàn toàn phù hợp để chế ngự COVID-19, nhưng tân chủ tịch Victoria của AMA bác sĩ McRae tuyên bố rằng cơ hội đã bị lãng phí.

    Bác sĩ Roderick McRae, bác sĩ gây mê, bác sĩ chăm sóc đặc biệt ICU và cũng là một luật sư, đã được bổ nhiệm vào tuần trước để lãnh đạo nhóm bác sĩ, đảm nhận công việc trong bối cảnh một đợt bùng phát coronavirus đáng lo ngại mới ở Victoria và hệ thống y tế đang bị căng thẳng nghiêm trọng.

    Trong một cuộc phỏng vấn sau cuộc bầu cử của mình, ông nói rằng bây giờ rõ ràng là người Úc đã trở thành nạn nhân của sự tự mãn tập thể trong sáu tháng qua, và đã bỏ lỡ cơ hội để được giáo dục tốt hơn về vắc-xin để loại bỏ các rào cản đối với việc tiêm chủng.

    Chương trình tiêm chủng quốc gia, vốn đã bị trì hoãn do nguồn cung cấp bị chậm trễ, và lại càng trì trệ bởi sự thiếu nhiệt tình của công chúng. Một số trung tâm tiêm chủng hàng loạt của Victoria đã hoạt động chỉ một nửa công suất trước khi đợt bùng phát gần đây.

    Tất cả chúng ta đều quên rằng chúng ta đang ngồi ở vùng ngoại vi an toàn, tương đối biệt lập của một đại dịch toàn cầu đang bùng phát xung quanh chúng ta. Cách suy nghĩ và cũng là biểu tượng “chúng ta sẽ không sao đâu” của người Úc rất nguy hiểm. Nó đã làm chậm triển khai vắc xin.

    Tuy áp lực trực tiếp của COVID-19 đối với các bệnh viện của Victoria giảm bớt trong những tháng ấm vừa qua, hệ thống y tế vẫn tiếp tục cảm nhận được tác động của vi rút. Các phương pháp điều trị bị trì hoãn trong thời gian dài do hạn chế năm ngoái đã gây áp lực lên các hệ thống y tế, vốn đã kiệt sức, và các bác sĩ đang báo cáo về các cuộc khủng hoảng nguồn lực trong các dịch vụ sức khỏe tâm thần và khoa cấp cứu. Nhiều xe cấp cứu đã phải sắp hàng dài giờ, không có nơi nào để họ thả bệnh nhân vì sự hạn chế sức chứa trong phòng cấp cứu.

    Ngân sách mới nhất của chính phủ đã nhận ra sự cần thiết phải cải thiện lớn ở Victoria, nên đã được tài trợ gói y tế $3.6 tỷ đô la, nhưng bác sĩ McRae lo ngại về đợt bùng phát hiện tại và áp lực mà nó sẽ gây ra đối với lực lượng y tế vốn đã quá căng thẳng.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định được bốn biến thể của SARS-CoV-2 đang được toàn cầu quan tâm. Chúng bao gồm các biến thể xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ, Anh, Nam Phi và Brazil. Các nhà chức trách Việt Nam cũng đã xác định được một biến thể lai giữa biến thể Anh và Ấn Độ. Các biến thể mới của COVID-19 đang phát triển nhanh và mạnh, và gây ra lây nhiễm hơn.

    # Nhưng những biến thể này xảy ra như thế nào và điều gì khiến một số biến thể dễ lây lan hơn những biến thể khác?

    Bộ gen của virus SARS-CoV-2 được tạo thành từ gần 30.000 phân tử chứa chỉ thị cho các axit amin tạo nên protein của nó. Khi virus lây nhiễm vào một tế bào, nó sẽ tạo ra hàng nghìn bản sao của chính nó và đôi khi gây ra lỗi hay đột biến trong quá trình này.

    # Tại sao chúng dễ lây lan hơn?

    Những thay đổi di truyền đột biến này giúp vi rút lây nhiễm các tế bào dễ dàng hơn và né tránh phản ứng kháng thể của hệ thống miễn dịch, dẫn đến các biến thể dễ lây lan hơn. Sức lây truyền của các biến thể cũng nhiều hơn từ 50 đến 100%.

    # Chúng ta sẽ thấy bao nhiêu biến thể nữa?

    Một điều chắc chắn là virus, giống như tất cả các mầm bệnh, sẽ tiếp tục phát triển. Nói cách khác, virus càng lan rộng và càng lây nhiễm nhiều người thì khả năng xảy ra đột biến và nguy hiểm càng lớn.

    Các nghiên cho thấy vắc xin hiện tại vẫn có hiệu quả chống lại các biến thể này, việc kiểm soát sự lây truyền của chúng là cách tốt nhất để ngăn chặn các biến thể mới xuất hiện, tiến sĩ Benjamin Howden, nhà vi sinh vật học tại Đại học Melbourne, cho biết.

    Bây giờ cách tốt nhất để chế ngự sự lây lan của dịch bệnh và các biến chủng là chúng ta phải hoàng thành miễn dịch bầy đàn. Càng nhiều người chủng ngừa Covid càng sớm càng tốt.

    Chủng ngừa cúm vẫn quan trọng trong năm nay. Cúm là một bệnh nhiễm vi rút rất dễ lây lan, có thể gây bệnh lan rộng và tử vong hàng năm. Tiêm phòng là cách bảo vệ tốt nhất của chúng ta chống lại vi rút cúm.

    # Thuốc chủng ngừa cúm hoặc COVID - người Úc nên tiêm mũi nào trước?

    Theo Nhóm Tư vấn Kỹ thuật Úc về Tiêm chủng (ATAGI) khuyên:

    • - Tiêm vắc-xin nào trước không quan trọng (nhưng nếu bạn đủ điều kiện chủng ngừa COVID-19, hãy chích Covid trước)

      - Nếu bạn có thể, hãy đợi hai tuần giữa mỗi lần chủng ngừa

      - Nếu bạn tiêm ngừa COVID và vắc-xin cúm trong vòng hai tuần cách nhau, bạn sẽ không cần phải tái chủng


    Một giải pháp khác cho tình trạng tắc nghẽn tiêm chủng đã được đề xuất vào chiều thứ Tư đã kêu gọi chính phủ liên bang rút lại khuyến nghị yêu cầu khoảng cách 2 tuần giữa vắc xin cúm và COVID-19.

    Robert Booy, chuyên gia cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu và Giám sát Tiêm chủng Quốc gia và là thành viên của liên minh tiêm chủng, cho biết không có bằng chứng nào khi sử dụng hai loại vắc-xin cùng lúc hoặc gần nhau, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

    “Vào mùa đông, tỷ lệ cúm gia tăng đáng kể, vì vậy những người chưa được tiêm chủng và chưa có kháng thể, rất cần phải chủng ngừa cùng lúc để được bảo vệ nhanh hơn,” tiến sĩ Booy nói.

    Liên minh cho biết việc loại bỏ sự trì hoãn 2 tuần sẽ cho phép cả hai loại vắc-xin được triển khai nhanh hơn. Anh và Mỹ gần đây đã bỏ khuyến nghị này để giảm trì hoãn của riêng họ.

    Nguồn:
    https://www.theage.com.au/.../golden-wi ... beat-virus...
    https://amp.abc.net.au/article/100179418
    https://amp.abc.net.au/article/13156256
    https://www.health.gov.au/news/flu-vaccination-in-2021


    https://www.facebook.com


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Một ca mắc Covid-19 hơn 210 ngày mới bị phát hiện, virus đột biến 32 lần

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Một ca mắc Covid-19
    hơn 210 ngày mới bị phát hiện,
    virus đột biến 32 lần

    _____________________________________
    Dương Minh _ 05/06/21





    Một phụ nữ 36 tuổi nhiễm HIV đã mang virus corona tới 216 ngày mới được phát hiện và trong thời gian đó virus đã đột biến 32 lần.

    Nghiên cứu mới đăng trên chuyên trang medRxiv vào ngày 3/6 đã công bố thông tin trên, theo tờ Los Angeles Times.

    Người phụ nữ trong nghiên cứu được xác định là đang sống ở Nam Phi. Hiện không rõ những đột biến trong bệnh nhân HIV này có lây lan sang người khác hay không.

    Việc nhiễm HIV có thể là nguồn sản sinh các biến thể mới vì bệnh nhân HIV có thể mang virus corona trong thời gian lâu hơn, theo nhà di truyền học Tulio de Oliveira - tác giả của nghiên cứu.

    Trong khi đó, tiến sĩ Juan Ambrosini, giáo sư tại Đại học Barcelona (Tây Ban Nha), cho rằng trường hợp của phụ nữ Nam Phi trên có thể chỉ là trường hợp ngoại lệ. Ông cho rằng việc nhiễm HIV trong thời gian dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng. Trên thực tế, nữ bệnh nhân HIV trên cũng ở trong tình trạng có hệ miễn dịch suy giảm.

    Tình trạng trên của nữ bệnh nhân Nam Phi chỉ được phát hiện khi bà đăng ký tham gia một nghiên cứu 300 người nhiễm HIV để xem phản ứng miễn dịch của họ đối với Covid-19.

    Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện 4 trường hợp nhiễm HIV mang trong người virus gây Covid-19 lâu hơn một tháng.

    Theo tiến sĩ Ambrosini, một số bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm đã được phát hiện mang virus gây Covid-19 trong thời gian kéo dài. Ông chỉ ra có một số bệnh nhân được ghép thận dương tính với Covid-19 trong gần một năm mới được phát hiện.

    Phát hiện mới có thể đặc biệt quan trọng đối với châu Phi, vốn đã có 20,6 triệu người sống với HIV trong năm 2020. Gần đây, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo số ca nhiễm tăng nhanh có thể trở thành làn sóng Covid-19 thứ 3 trên khắp châu Phi.



    https://www.ntdvn.com/suc-khoe/mot-ca-m ... 94442.html
Trả lời

Quay về “Sức khỏe - Thực phẩm”