Vợ chồng là duyên phận, con cái là duyên nợ, nhìn thấu điều này cuộc sống sẽ nhẹ nhàng

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Vợ chồng là duyên phận, con cái là duyên nợ, nhìn thấu điều này cuộc sống sẽ nhẹ nhàng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Vợ chồng là duyên phận,
    con cái là duyên nợ,
    nhìn thấu điều này
    cuộc sống sẽ nhẹ nhàng

    _________________________
    Minh An _ 17/03/21




    Vợ chồng là duyên số, con cái là duyên nợ,
    không duyên không tụ hợp, không nợ không đến...


    Chúng ta thường hay nghe thấy câu nói rằng: vợ chồng là duyên số, con cái là duyên nợ, không duyên không tụ hợp, không nợ không đến. Khi một gia đình đến với nhau, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, đều có một mối quan hệ nhân duyên tạo nên sự tương ngộ giữa họ. Khi bạn phiền não đau khổ vì tình thân gia đình con cái, bạn có nghĩ rằng đó đều là do nhân duyên thúc đẩy nên?

    Vào thời nhà Minh, Lục Xán đã ghi lại một câu chuyện như vậy trong "Canh Tỵ biên":

    Có một người tên Đới Khách ở thôn Lục Mộ, Trường Châu, buôn bán đồ gốm, ăn nên làm ra, cuộc sống sung túc. Người này chỉ có một cậu con trai duy nhất, nên nhất mực cưng chiều. Người con sống sung sướng, ăn chơi thoải mái, muốn làm gì thì làm, bố mẹ cố gắng hết sức đáp ứng hết cho cậu. Không ngờ, đến năm 16 tuổi, người con trai mắc bệnh hiểm nghèo, ông xin thuốc, cầu Thần, nhưng tất cả đều không có tác dụng. Cậu con trai nằm trên giường bệnh suốt nửa năm rồi cuối cùng ra đi. Đới phu nhân vô cùng đau khổ, làm lễ khâm liệm và mai táng rất lớn cho con trai, còn mời các hòa thượng và Đạo sĩ đến ngày đêm tụng kinh siêu độ. Số tiền tích lũy bấy lâu của họ cũng đã dùng hết nhưng họ vẫn vô cùng nhớ cậu con trai, ngày đêm khóc thương.

    Một ngày nọ, một bà lão đi thuyền đến thôn Lục Mộ, và ghé thăm vợ chồng ông Đới, thấy bà Đới quá âu sầu, liền khuyên bà:
    • “Sinh tử là lẽ thường của con người, hà cớ sao phải buồn phiền như vậy. Xem ông bà yêu con như thế, thật khó cắt đứt tình thâm. Tôi muốn cho ông bà gặp lại con, ông bà thấy sao?".

    Bà Đới lau nước mắt và nói:
    • "Con trai tôi đã chết quá lâu, âm gian xa cách làm sao có thể gặp lại được? Nếu đúng như bà nói, thì thực sự tôi xin biết ơn".

    Bà lão nói với họ:
    • “Đây là một việc rất dễ dàng”.

    Đới phu nhân nắm tay bà lão trong sự ngạc nhiên mừng rỡ. Bà lão nói:
    • "Ta sẽ dẫn bà đến nơi và tự nhiên sẽ gặp được con. Nhưng vợ chồng bà không được đi cả hai, chỉ một người đi thôi".

    Đới Khách vui mừng khôn xiết, lập tức cho vợ xuống tàu cùng đi với bà lão. Bà lão cảnh cáo Đới phu nhân nhắm mắt, không được tùy ý nhìn trộm.

    Sau khi xuống thuyền, mái chèo trên thuyền lao vút như bay, khoảng chừng ăn xong bữa cơm, họ tới một khu phố chợ náo nhiệt. Bà lão xuống thuyền, đi trước dẫn đường cho Đới phu nhân, từ xa đã thấy con trai mình đang đứng trong cửa hàng gạo, đang đong gạo.

    Người con trai rất vui khi thấy mẹ đến, liền ra đón và nói với mẹ:
    • “Con đang làm việc ở cửa hàng gạo này, trong lòng đang nghĩ muốn gặp mẹ thì mẹ đã ở đây. Mẹ chờ một chút, con đi thông báo cho chủ nhà, mời ông ấy tới chào hỏi.”

    Nói xong xoay người chạy vào trong nhà. Bà lão lập tức dẫn Đới phu nhân xuống thuyền trên sông, bảo bà đội mũ rộng và áo choàng, nấp một chỗ và bí mật theo dõi tình hình trong cửa hàng gạo.

    Một lúc sau, cậu con trai bước ra, ăn mặc rất đáng sợ, như quỷ dạ xoa đầu bò, nhìn quanh không thấy người, liền chửi bới:
    • "Con súc sinh đi đâu mất rồi? Bà ta nợ ta 20 năm mà mới trả được 16, vẫn còn 4 năm! Hôm nay bà ta đến, ta vừa kêu người đến bắt, tiếc là ta hành động chậm nên để bà ta chạy mất”.

    Nói xong, hắn tức giận đi vào nhà. Đới phu nhân nằm trên thuyền, không dám thở mạnh, bà lão nói với Đới phu nhân rằng:
    • “Bà đã thấy hết rồi đấy, đó là con trai của bà!”.

    Đới phu nhân lên thuyền trở về nhà và kể cho Đới Khách nghe những gì bà đã mắt thấy tai nghe. Từ đó, nỗi đau buồn của hai vợ chồng mới nguôi ngoai đi. Khi họ đi tìm bà lão và chiếc thuyền thì không thấy nữa.


    Người xưa đã có câu nói con cái là nợ. Khi còn nhỏ, các con không nghe lời, các bà mẹ hay mắng: “Đồ quỷ sứ tới đòi nợ!”. Trong câu mắng đó mang đầy sự bất lực. Rõ ràng, cách nói “đồ quỷ sứ tới đòi nợ” bắt nguồn từ việc cha mẹ bỏ bao công sức nuôi dạy con mà không nhận được sự đền đáp xứng đáng. Thực tế, bao gồm cả tình huống xưa nay, là cha mẹ luôn tận tâm nuôi dạy con cái, con cái phụng dưỡng cha mẹ dù cũng là bổn phận cơ bản, nhưng không bao giờ có thể làm được như những gì cha mẹ đã làm đối với con cái, thậm chí có những người con còn ăn bám cha mẹ. Việc mất con trai ở tuổi trung niên là một nỗi đau buồn lớn. Dùng cách nói “kẻ tới đòi nợ”, các bậc cha mẹ có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
              
    Nói một cách nhẹ nhàng hơn,
    chính là duyên phận đã hết, đã trở thành người qua đường,

    chỉ là con người đang ở trong mê
    không biết mà thôi.

              



    Minh An

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/vo-chong- ... 53497.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”