'Ôn cố tri tân': Kim chỉ nam tạo nên thành công của người Nhật

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

'Ôn cố tri tân': Kim chỉ nam tạo nên thành công của người Nhật

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    'Ôn cố tri tân':

    Kim chỉ nam tạo nên thành công của người Nhật

    _________________________
    Trung Hòa _ 05/07/20



              

    Để một nước Nhật giàu có, văn minh có đầu óc nghệ thuật, sáng tạo, nổi tiếng với nghệ thuật Trà đạo, Thư pháp,... là một quá trình trân trọng truyền thừa tinh hoa trí tuệ người xưa, biết "Ôn cố tri tân"...

              

    Mọi người ai cũng thấy nước Nhật giàu có, văn minh có đầu óc nghệ thuật, sáng tạo, nổi tiếng với nghệ thuật Trà đạo, Thư pháp, Cắm hoa, gấp giấy Origami, nghệ thuật vườn...
    Để có được những thành công đó chính là một quá trình trân trọng truyền thừa tinh hoa trí tuệ người xưa, biết "Ôn cố tri tân"...




    Rất nhiều người ngạc nhiên khi thấy người Nhật thường sử dụng câu "Ôn cố tri tân", đây là câu thành ngữ khá phổ biến ở Nhật. Chúng ta đều biết câu nói này có nguồn gốc từ Luận Ngữ của Khổng Tử, điều đó cho thấy, người Nhật coi trọng và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia. Chúng ta xem người Nhật lý giải câu thành ngữ này như thế nào.




    Xuất xứ và lý giải thông thường

    Về xuất xứ, người Nhật cũng biết câu thành ngữ này có nguồn gốc từ Luận Ngữ của Khổng Tử. Đó là một câu trong thiên Vi chính:
    • "Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ",
      nghĩa là:
      "Ôn cái cũ mà biết cái mới thì có thể làm thầy được rồi".

    Từ mặt chữ cũng có thể hiểu được ý nghĩa bề mặt, đó là thường xuyên ôn tập kiến thức, học vấn đã học, có được lĩnh hội và tri thức mới, thì có thể làm thầy được. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ có trải nghiệm thực tiễn như thế này thì bạn sẽ không hiểu được ôn cố tri tân đích thực, và niềm vui của học tập, học cổ điển như thế nào. Tại sao Khổng Tử lại coi trọng ôn cố tri tân như vậy, lại còn nhấn mạnh ở chương Vi chính (làm chính trị, quản lý quốc gia)? Hơn nữa tại sao ôn cố tri tân còn có thể trở thành bậc thầy?




    Lý giải của người Nhật

    Người Nhật đã nghiên cứu và nhìn rõ về khái niệm “học vấn” trong lời giảng của Khổng Tử.

    • Đó chính là học vấn đối nhân xử thế, học vấn làm người.
    • Học thiện hạnh của người khác,
    • học vấn đề mà người khác gặp phải,
    • học cách suy nghĩ chính diện và giải quyết vấn đề, không hiểu thì hỏi,
    • suy nghĩ minh bạch tại sao cần phải làm người như thế, làm việc như thế mới đúng...
    • Đó chính là nắm bắt và đắc được tri thức.
    Vậy đắc được những thứ đó là để làm gì?
    Chẳng phải để chỉ đạo chúng ta xử lý tốt hơn đối với những vấn đề gặp phải trong cuộc sống và trong công việc đó sao?




    khái niệm học vấn của khổng tử

    • Bạn là một người mẹ,
      vì vậy hiểu được dùng cái tâm nhân đức vô tư quản lý gia đình, giáo dục con cái.
    • Bạn là sếp hay là vua, quan,
      vì vậy hiểu được yêu dân như con, lễ hiền đãi sỹ, chiêu nạp nhân tài, xử lý chính sự, trị sửa quốc gia.

    Thân phận khác nhau, cuộc đời khác nhau và trường hợp khác nhau đều có thể học để sử dụng, giải quyết vấn đề của con người. Nếu không thì học để làm gì? Do đó họ hiểu rất rõ rằng học vấn là để hiểu chuyện đã xảy ra, dùng để chỉ đạo xử lý sự việc mới ngày nay.

    Giữa người với người, bất kể là ở niên đại nào, câu chuyện cụ thể khác nhau ra sao thì nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn và đạo lý giải quyết mâu thuẫn đều tương đồng. Do đó Khổng Tử mới nhấn mạnh ôn cố tri tân ở thiên phức tạp nhất là Vi chính (làm chính trị, quản lý quốc gia, xã hội). Ông nhấn mạnh,
    • xem xét học tập bài học giáo huấn và trí tuệ trong lịch sử nhân loại
      để có được phương thức tư duy và biện pháp giải quyết vấn đề.
    Nếu bạn có vốn hiểu biết rộng về lịch sử cổ xưa, từ đó vận dụng chỉ đạo xử lý việc con người, việc xã hội, việc quốc gia ngày nay, mở ra con đường đi cho mọi người, như vậy chẳng phải là bậc thầy thì còn là gì?




    "Cha đẻ Chủ nghĩa Tư bản Nhật Bản"

    Người Nhật rất hiểu cách vận dụng trí tuệ cổ điển phương Đông để trị sửa quốc gia, chỉ đạo họ trong đời sống và kinh doanh.

    Ví dụ Shibusawa Eiichi (Âm Hán Việt là Sáp Trạch Vinh Nhất), người được coi là "Cha đẻ Chủ nghĩa Tư bản Nhật Bản", là người đặt nền móng cho mô hình kinh tế tư bản trăm năm của Nhật. Ông là người tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, đồng thời coi Luận Ngữ của Khổng Tử là tư tưởng chỉ đạo kinh doanh cao nhất của đời mình. Ông đã sáng lập ra gần 500 công ty lớn nhỏ, là người đặt định kinh tế tư bản Nhật Bản. Ông có viết sách Luận Ngữ và bàn tính, đã đặt định mô hình kinh tế tư bản Nhật Bản lấy luân lý đạo đức làm chỉ đạo. Ông đã kết hợp hoàn hảo giữa đạo lý làm người và kinh doanh, dùng tư tưởng Khổng Tử để đối xử chính xác việc kiếm tiền và sử dụng tiền bạc. Do đó không chỉ Shibusawa Eiichi, các công ty có tuổi đời hàng trăm năm của Nhật Bản sau này, bất kể là Mitsubishi, Matsushita hay các doanh nghiệp nổi tiếng khác đều lấy giá trị quan
    • luân lý,
    • thành tín,
    • trung nghĩa
    hòa nhập vào triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, đều coi trọng cống hiến cho xã hội, cho rằng kinh doanh công ty, kiếm tiền là để làm giàu cho quốc gia, làm giàu cho người dân. Tư tưởng phụng sự công cộng đã ăn sâu vào trong tâm mọi người Nhật. Chính vì thế ông được tôn vinh là Cha đẻ của Chủ nghĩa Tư bản Nhật Bản.
              

    Shibusawa Eiichi - được mệnh danh là "Cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản" -
    người đã biết cách vận dụng những lời dạy của Khổng Tử để áp dụng kết hợp với kinh doanh,
    từ đó đặt định mô hình kinh tế tư bản Nhật Bản lấy luân lý đạo đức làm chỉ đạo.

              



    Tể tướng triều Tống

    Tể tướng khai quốc công thần triều Tống là Triệu Phổ cũng có câu chuyện dùng "Nửa bộ Luận Ngữ trị thiên hạ".

    Triệu Phổ, ban đầu là quan cấp dưới của Triệu Khuông Dẫn. Năm 960, Triệu Khuông Dẫn đưa quân lên phía bắc, khi quân đến Trần Kiều, Triệu Phổ đã đưa ra kế sách giúp Triệu Khuông Dẫn phát động binh biến ở Trần Kiều. Triệu Khuông Dẫn làm hoàng đế, kiến lập triều Tống, sử sách gọi là Tống Thái Tổ. Sau đó, Triệu Phổ lại phò tá Tống Thái Tổ thống nhất đất nước và ông được phong làm Tể tướng. Sau khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn qua đời, em trai của ông là Triệu Khuông Nghĩa lên kế vị, sử gọi là Tống Thái Tông.

    Dưới thời Tống Thái Tông, Triệu Phổ vẫn làm Tể tướng. Có người tâu với Tống Thái Tông rằng Triệu Phổ học thức nông cạn, sách mà ông ta đọc chỉ có một bộ Luận Ngữ của Nho gia, mà lại để ông ta làm Tể tướng là không thích hợp.

    Có một lần, Tống Thái Tông hỏi Triệu Phổ:
    • “Có người nói khanh chỉ đọc có một bộ Luận Ngữ, có đúng vậy không?”

    Triệu Phổ thật thà trả lời:
    • “Những gì thần biết, quả thật không vượt khỏi cuốn Luận Ngữ. Năm xưa thần dùng nửa bộ Luận Ngữ để phò trợ Thái tổ bình định thiên hạ, giờ đây thần dùng nửa bộ Luận Ngữ để phò trợ bệ hạ, giúp thiên hạ thái bình”.

    Về sau Triệu Phổ qua đời vì bệnh, người nhà mở hòm sách của ông ra, bên trong quả thật chỉ có cuốn Luận Ngữ.




    Shibusawa Eiichi và Triệu Phổ, hai người ở quốc gia khác nhau, thời đại khác nhau, sự nghiệp khác nhau, nhưng đều lĩnh ngộ chính xác tư tưởng của Khổng Tử, từ đó học tập linh hoạt, vận dụng linh hoạt vào công việc cụ thể của mình, đều đạt được mục đích tế thế độ nhân (cứu đời giúp người).

    • Vận dụng tư tưởng Trung Dung,
      vận dụng các bài học giáo huấn của lịch sử,
      vận dụng những kinh nghiệm của các bậc tiền bối để chỉ đạo bản thân,
      đó chính là thể hiện của "Ôn cố tri tân".


    Hiểu rõ tri thức cổ xưa không những có thể dùng
    • chỉ đạo người khác,
      mà còn chỉ đạo bản thân, trở thành người thầy của mình.
    Câu nói này của Khổng Tử, thoạt xem rất đơn giản, nhưng lại rất quan trọng và có ý nghĩa sâu xa. Ôn cố tri tân là để bác cổ thông kim, hiểu rõ đời xưa, thông tỏ đời nay, như thế mới có thể là kim chỉ nam cho cuộc sống, và sự nghiệp của con người. Đáng tiếc là có rất ít người đi sâu suy nghĩ xem xét và thực hiện được câu thành ngữ này.




    Trung Hòa biên dịch
    Tác giả Lưu Như - Theo zhengjian.org

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/on-co-tri ... -1024.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”