Nước có những tính thiện gì

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nước có những tính thiện gì

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Nước có những tính thiện gì
    theo tư tưởng của triết gia Lão Tử

    _________________________
    Trung Hòa _ 08/03/20



              

    Hành động như nước, khô ướt tùy thời, khéo thuận theo thiên thời, hiểu cách nắm bắt thời cơ.

              

    Lão Tử nói:
    • "thượng thiện nhược thủy..."
      với ý là:
      "nước là thiện nhất."
    Vậy nước thiện như thế nào?




    1. Cư thiện địa (Ở đất thiện)

    Nơi ở của người thiện giống như nước: thuận ứng theo tự nhiên, khéo lựa chọn đất thiện.

    Nước chảy chỗ thấp, ta cũng xuống chỗ thấp, không cầu vinh hoa phú quý, chỉ cầu tĩnh mịch tự tại, tâm thanh tịnh tự đã thoải mái, không cần áo gấm chăn lụa, thậm chí còn có thể hưởng niềm vui thế ngoại. Đâu phải đến nỗi
    • "Sủng ái và tủi nhục đều kinh sợ, coi đại họa vinh nhục này quý như sinh mệnh"?





    2. Tâm thiện uyên (Tâm thiện như nước sâu)

    Tâm như nước: tĩnh lặng và sâu xa, khéo giữ sự trầm lắng.

    Người có chí lớn, có tấm lòng rộng mở thì không khoe tài miệng lưỡi, người thanh tĩnh thường ít nói năng. Tâm ta tự tại, chẳng nói chẳng rằng, chỉ cười xong chuyện, mặc lời ong tiếng ve chạy khắp phố đông ngõ tây. Ta vững như Thái Sơn, mặc xung quanh oán thán đầy đường hay phiền lòng bởi những điều vặt vãnh, tâm ta vẫn lặng như mặt gương trong.

    Im lặng là vàng, lấy lùi làm tiến, đó chính là thể hiện quan niệm biện chứng mà Lão Tử từng nhắc tới:
    • "Thánh nhân thoái lui mà lại ở phía trước,
      ở ngoài sự việc mà được tồn tại".





    3. Dữ thiện thiên (Làm lợi cho người như Trời nuôi dưỡng vạn vật)

    Đối đãi với người giống như nước, làm lợi cho vạn vật, khéo thuận theo trời.

    • "Hiếu kính cha mẹ mình rồi mở rộng đến cha mẹ người,
      yêu thương con cháu mình rồi mở rộng đến con cháu người".
    Tư tưởng người thiên hạ tương thân tương ái, hợp tác với nhau, tạo phúc cho người... không những được Khổng Tử nhắc tới trong đạo lý: Nhân - nghĩa - lễ - trí - tín; mà Lão Tử cưỡi trâu xanh cũng chủ trương gây dựng Đạo còn rộng lớn hơn, như là:
    • Làm lợi cho vạn vật, thuận theo trời...
      cần làm được vô tư như trời, vô tư như nước,
    thật là hiếm có. Cũng không biết câu nói này đã đạt được tiêu chuẩn "Thượng thiện" (cái thiện cao nhất) chưa, nhưng chỉ một giác ngộ này đã là cảnh giới siêu xuất phàm nhân rồi.




    4. Ngôn thiện tín (Lời nói giữ chữ tín)

    Nói lời thì giống như nước, bịt thì dừng, khai thông thì chảy, khéo giữ chữ tín.

    Người quân tử thủ tín, nhưng quân tử không phải kẻ ngốc, không phải "Đông-ki-sốt", mà cần phải có năng lực tương xứng. Đây không phải là không có đại nghĩa xả thân thủ nghĩa, mà là
    • không nói lời sáo rỗng,
      không hứa những gì mà mình không thực hiện nổi,
    mà cần xuất phát từ năng lực bản thân và tình hình thực tế,
    • không tự ti, tự cho mình hèn kém,
      mà cũng không tự phụ ba hoa khoác lác.
    Cần thuận theo tự nhiên, phản ánh tình huống chân thực, đó chính là đạo lý mà Lão Tử giảng.




    5. Chính thiện trị (Ngay chính khéo trị sửa)

    Làm chính trị như nước tịnh hóa những ô uế, khéo trị sửa quốc gia.

    Tư tưởng Lão Tử lấy nhu khắc cương. Nước tuy mềm yếu nhưng có thể tẩy rửa sạch hết những ô uế trên thân thể người, rửa sạch những vết nhơ trên vật phẩm.

    Vậy làm chính trị thì sao?
    Cũng cần phải dùng phẩm đức cao thượng của người lãnh đạo để dẫn dắt người, tịnh hóa người, giáo dục người, làm tấm gương cho người. Khi cần thiết cũng đành phải tăng lực đạo để thanh trừ những người gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, quốc gia.




    6. Sự thiện năng (Làm việc khéo phát huy khả năng)

    Làm việc như nước tùy theo vật mà thành hình, khéo phát huy tài năng.

    Con người cần học cách thích ứng với hoàn cảnh, linh động như nước, sông ngòi rộng thì nước rộng, sông ngòi hẹp thì nước hẹp.
    • Ở nơi rộng, nước hiển lộ hết vẻ rộng lớn tráng lệ.
      Ở chỗ hẹp, nước nổi bật sự mềm mại tinh tế.
    Khi chúng ta ngắm trông nước, ở bất kỳ góc độ nào cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp biến ảo khôn lường của nó, ca ngợi phong vận của nước trong suốt, sáng tỏ, thấu triệt.

    Làm người cũng như thế, con người cần phải thích ứng với hoàn cảnh, ở bất kỳ nơi nào, ở với bất kỳ người nào, cũng cần ôn hòa và lễ độ, khiêm cung và thân thiết. Bên ngoài thay đổi, mình cũng thay đổi, kịp thời thích ứng, nhìn thấu những con sóng dù nhỏ nhất, hoàn thiện, trau dồi bản thân, thích ứng với hoàn cảnh.




    7. Động thiện thời (Hành động thuận thời thế)

    Hành động như nước, khô ướt tùy thời, khéo thuận theo thiên thời, hiểu cách nắm bắt thời cơ.

    Tôn Tử năm xưa nói về binh pháp rằng:
    • "Thiên thời chiếm vị trí cực kỳ trọng yếu để binh gia xuất kỳ chế thắng.
    Trong 3 yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa thì thiên thời là nhân tố quan trọng nhất cần phải cân nhắc xem xét. "Động thiện thời" của Lão Tử càng nhấn mạnh
    • sự tu dưỡng nhân tính
      và tôn trọng quy luật.





    Trung Hòa

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/httpsdriv ... 17918.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”