Giáo dục hạnh phúc

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Giáo dục hạnh phúc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              
    Giáo dục hạnh phúc - Bài 1:
    Dạy con biết
    hiếu, kính, thuận, cảm ân

    _________________________
    Thanh Hà _ 05/11/19





    Người ta thường nói kết hôn nhanh thì ly hôn cũng nhanh. Đó là nói họ không có sự chuẩn bị tốt. Mà chuẩn bị tốt nhất chính là học cách làm người...

    Một số tộc người thiểu số ở Trung Nguyên xưa, thiếu nữ trước khi kết hôn, gia đình nhà gái sẽ làm cho cô một căn nhà nhỏ, dành riêng để hướng dẫn cô một số tri thức cần thiết trước khi về làm dâu nhà chồng. Ở Nhật Bản thì có trường học dành cho cô dâu, chuyên dạy các cô gái trước khi kết hôn làm cần làm thế nào để trở thành một người vợ tốt. Còn các cô gái hiện nay trước khi kết hôn không có ai quản, cũng chẳng có ai dạy...

    Nói về hạnh phúc của người phụ nữ, trước tiên nói về chữ Hiếu. Dù là một thiếu nữ hay một người phụ nữ đã lập gia đình thì đầu tiên họ là một người con. Nếu biết làm một người con như thế nào thì sẽ biết làm một người vợ như thế nào, làm một người mẹ như thế nào.




    Thế nào là “Hiếu”

    Là một người con, đặc biệt là con gái thì trước tiên cần phải làm được Hiếu. Chữ Hiếu (孝) này phần trên là nửa chữ Lão (老), tức là người già; nửa dưới là chữ Tử (子), tức là con, con cái. Ngôn ngữ truyền thống xưa còn được gọi là ngôn ngữ Thần truyền, bởi vậy khi tạo ra mỗi một chữ thì người ta đã đưa nội hàm tốt đẹp vào trong đó. Những chữ này có nguồn gốc thế nào? Tại sao lại đọc như vậy? Tại sao lại viết như thế? Nó đều vô cùng có ý nghĩa.

    Chữ Hiếu (孝), phía trên được tạo thành bởi nửa chữ Lão (老) - người già, phía dưới là chữ Tử (子) - con cái. 'Thánh chữ' Thương Hiệt (倉頡) - nhân vật thần thoại được suy tôn là thánh tổ của chữ Hán đã sáng tạo ra thể chữ Thần truyền vô cùng ý nghĩa, chỉ một chữ này ông đã bảo cho chúng ta biết những điều gì?

    Nói tiếp về chữ Hiếu, phía trên là chữ 'lão' - người già, người lớn tuổi ở trên, giống như Trời trông coi bảo hộ cho con cái. Ở dưới là chữ 'tử' - con, là con cháu thì cần tôn kính người già, người lớn tuổi ở trên. Như vậy con cái, con trẻ cần thực sự đặt người già, người có tuổi, cha mẹ lên trên để hiếu kính, hiếu thuận.

    Các cô gái trẻ chúng ta cần chú ý chữ này. Chúng ta có người ở xa nhà, dù thế nào thì cũng nên mỗi tuần gọi điện về nhà một lần nhé, hiếu thuận mà!...




    Thế nào là “Kính”

    Chúng ta không những cần phải Hiếu mà còn phải Kính. Chữ Kính này cũng không đơn giản đâu. Khổng Tử nói một câu như thế này: "Chó ngựa cũng có thể nuôi dưỡng, không kính thì lấy gì phân biệt đây?".

    Đó chính là nói chúng ta ở nhà nuôi một con mèo, nuôi một con chó, chúng ta phải cho nó ăn no, cũng không thể để cho nó bị rét, có người còn cho nó mặc áo. Thế thì chúng ta đối xử với cha mẹ mình, có phải để cha mẹ ăn no, không bị lạnh là được rồi phải không? Nếu như thế thì có gì khác biệt với đối xử với vật nuôi? Vậy đối xử với cha mẹ có thể giống như đối xử với vật nuôi trong nhà không? Không thể được. Vì vậy cần phải tôn kính, thực sự đặt cha mẹ lên trên.

    Có cô gái ăn nói rất có duyên, nói chuyện điện thoại với bạn trai cũng vậy, với ai cũng vậy, rất dịu dàng nhỏ nhẹ. Nhưng khi nói chuyện điện thoại với mẹ là có thể thấy ngay: gắt gỏng bực tức. Hoặc cha mẹ có nói vài câu thì không chịu được, nói: "Mẹ lắm chuyện thế này làm gì!"...

    Không nên cư xử như thế, chúng ta cần phải tôn kính. Cổ ngữ có câu "Tương kính như tân" - Luôn kính trọng lẫn nhau như thuở ban đầu. Giống như quy luật trọng khách, đối với cha mẹ mình cũng cần tôn kính.




    Thế nào là “Thuận”

    Còn một từ nữa là “Thuận”. Ngày nay nói về hiếu thuận thì đa số người ta chỉ còn biết đến Hiếu mà không biết đến Thuận nữa. Thuận ý nghĩa là gì, là thuận theo, tức là cha mẹ nói gì thì mình làm nấy, đó mới gọi là thuận theo. Do đó trong "Đệ tử quy" (Phép tắc người con) có dạy:

    • Cha mẹ gọi, trả lời ngay.
      Cha mẹ bảo, làm lập tức.
      Cha mẹ dạy, phải kính nghe.
      Cha mẹ trách, phải tiếp nhận.
      (Kiến Thiện dịch)

      Nguyên văn:

      Phụ mẫu hô, ứng vật hoãn.
      Phụ mẫu mệnh, hành vật lãn.
      Phụ mẫu giáo, tu kính thính.
      Phụ mẫu trách, tu thuận thừa.


    Chúng ta hiện nay ai có thể thực hiện đầy đủ 100% cả 4 điều này? Có hay không? Khi cha mẹ gọi thì có lập tức đến không? Khi cha mẹ dạy thì có kính cẩn lắng nghe không? Khi cha mẹ trách mắng thì có thực sự nghe theo không? Có thực sự khó làm được không? Là rất khó, nhưng như thế này mới gọi là Thuận, chữ Thuận này chính là: thuận theo cha mẹ.

    Là một cô con gái thì càng nên thuận theo cha mẹ như thế này. Mọi người nghĩ xem, các cô gái hiện nay có phải thường xuyên không thuận theo cha mẹ, rõ ràng sai rồi cũng không thừa nhận, còn nói: "Mặc kệ con, phiền quá!"... Có người còn in chữ lên áo phông kiểu như: "Đừng làm phiền, mặc kệ tôi".

    Đây là một thực trạng phổ biến ở xã hội hiện đại. Thử hỏi bạn có những người con như thế này, các thầy cô giáo có những học trò như thế này thì làm sao có thể dạy bảo được đây? Những đứa trẻ này lớn lên sẽ ra sao? Do đó Hiếu Thuận chính là văn hóa truyền thống.

    Văn hóa truyền thống chính là đem những thứ tốt đẹp truyền thừa lại. Giả sử trong một lớp học, các học sinh ai muốn gì thì làm nấy, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ, thế thì lớp học này chẳng thể nào quản lý được, cũng chẳng thể gọi là lớp học. Thế thì cần phải có trật tự. Trật tự này người xưa gọi là Lễ, tức là học trò phải tôn kính thầy cô. Vậy khi chúng ta yêu cầu các học sinh tôn kính thầy cô thì các thầy cô cần phải tôn kính ai? Cần tôn kính cha mẹ, tôn kính hiệu trưởng, tôn kính đồng nghiệp, tôn kính láng giềng…

    Chúng ta tôn kính người khác thì người khác mới tôn kính chúng ta. Do đó muốn con trẻ hiếu kính, hiếu thuận thì chỉ khi chúng ta tự lấy mình làm gương, khi đó con cái, học sinh của chúng ta mới có thể noi theo giống như chúng ta được.

    Chúng ta vừa đàm luận về "Đệ tử quy": 'Cha mẹ gọi, trả lời ngay', 'Cha mẹ dạy, phải kính nghe. Khi cha mẹ gọi điện đến, bạn vừa nhận điện thoại liền nói: "Phiền quá, lát nữa con gọi lại", rồi 'cộp' một cái đặt điện thoại xuống. Con bạn trông thấy rồi, thế thì trẻ sẽ học "Đệ tử quy" hay học theo thái độ nhận điện thoại của bạn đây?

    Chúng ta thường thấy chuyện như thế này, có bậc phụ huynh phàn nàn rằng đứa trẻ này nói thế nào đi nữa cũng không chịu nghe lời. Bạn nói xem tại sao nó không nghe lời? Chính bạn còn không làm được, đứa trẻ nhớ hôm đó bà ngoại nói bạn cũng không nghe, chẳng phải trẻ đã học theo bạn đó sao? Thực ra học "Đệ tử quy" khó không phải là do trẻ, trẻ tự học rất dễ, nhưng vì người lớn đều làm như thế này nên trẻ cũng làm như thế mà thôi.

    "Đệ tử quy" còn dạy 'Sáng phải thăm, tối phải viếng' (nguyên văn: 'Thần tắc tỉnh, hôn tắc định'). Hiện nay rất nhiều nơi dạy "Đệ tử quy" trọng điểm đặt ở đọc và thuộc. Chúng ta dạy trẻ "Đệ tử quy" cần phải giảng chi tiết tường tận, tại sao? Bởi vì hiện tại đã mất đi hoàn cảnh đó rồi.

    Ví dụ dạy 'Sáng phải thăm, tối phải viếng'. Hiện nay có lẽ ở nông thôn còn khá một chút, trẻ con ở thành phố đã mất đi môi trường đó rồi. Trước kia người có tuổi một chút thì sáng dậy sớm, họ nhất định phải đến thỉnh an cha mẹ, buổi tối cũng phải thỉnh an, cho dù là trẻ khi đó có người chưa học "Đệ tử quy" thì cũng làm như vậy, vì đó là một tập tục hàng ngày. Cả ngày họ thấy cha mẹ làm như thế này, lớn lên họ cũng làm như thế. Đó chính là học theo, bắt chước, bởi vì trẻ con là luôn đang học tập.

    Văn hóa truyền thống rất có đạo lý. Cha mẹ chúng ta hiếu thuận với ông bà, chúng ta học theo, bắt chước, thì cũng hiếu thuận với cha mẹ như thế, và con cái cũng học theo chúng ta. Có bậc phụ huynh nói, đứa trẻ này sao lại không nghe lời như thế này. Vậy thì chúng ta có nghe lời ông bà của đứa trẻ không? Không phải cha mẹ trẻ nói không đúng, mà là bản thân cha mẹ không làm được thì khi dạy trẻ chúng cũng không nghe. Do đó chúng ta cần nhấn mạnh về Hiếu Thuận, Hiếu Kính.




    Thế nào là "Cảm ân"

    Mọi người cũng biết câu thành ngữ 'Thốn thảo xuân huy', nó có nguồn gốc từ bài thơ "Du Tử Ngâm" rằng:

    • 'Chút lòng tấc cỏ dễ đâu
      Bóng ba xuân đáp ơn sâu cho người'.
      (Trần Trọng Kim dịch)

      Nguyên văn:

      'Thùy ngôn thốn thảo tâm,
      Báo đắc tam xuân huy'.


    Thốn thảo là cây cỏ nhỏ mùa xuân, thốn thảo quá bé nhỏ yếu ớt, mà mặt trời mùa xuân quá to lớn, quá hùng vĩ. Mặt trời cho từng cây cỏ nhỏ, bao gồm cả những cây đại thụ tất cả ánh nắng xuân. Cây cỏ nhỏ sở dĩ trưởng thành là do nó hấp thụ rất nhiều nước và ánh sáng. Có thể nói rằng sinh mệnh của nó đều là do mặt trời trao cho, đúng không? Không có ánh sáng mặt trời này thì không có sinh mệnh của nó. Sau khi nó trưởng thành có thể báo đáp được ân huệ của mặt trời đã dành cho nó hay không? Thực sự là không thể nào báo đáp nổi. Do đó mới nói:

    • 'Chút lòng tấc cỏ dễ đâu
      Bóng ba xuân đáp ơn sâu cho người'...


    Người xưa nói: "Bách thiện hiếu vi tiên", do đó chữ Hiếu này là cơ sở của đức hạnh. Đó cũng chính là điều cần dạy trẻ về chữ hiếu, cần có cái tâm biết yêu thương người khác, có cái tâm biết cảm ân. Tại sao phải cảm ân? Nếu các cô gái trước khi trở thành người vợ mà biết được đạo lý làm người thế nào mới có cuộc đời tốt đẹp, thế thì quả thực là phúc khí.

    Chúng ta nói về "Bách thiện hiếu vi tiên", người xưa cũng nói "không nuôi con không biết lòng cha mẹ". Chúng ta trước khi lên 3 tuổi thì việc gì cũng không nhớ, điều chúng ta nhớ được hầu hết là những việc sau tuổi lên 5 . Điều đó có nghĩa là chúng ta trước tuổi lên 3 thì cha mẹ đối với chúng ta như thế nào thì chúng ta cũng không có ấn tượng. Đương nhiên chúng ta cũng trông thấy những cha mẹ khác đã chăm sóc con cái vất vả như thế nào. Nhưng đến khi bạn có con, bạn mới có thể thực sự thể nghiệm được nỗi vất vả trong đó.

    Đầu tiên là mang thai, 10 tháng mang thai rất mệt, giống như một người phải mang vác 2 người. Ngoài ra còn có những bà mẹ thời kỳ đầu mang thai có phản ứng, thai nghén. Đây là một loại thống khổ nhưng rất hạnh phúc. Mặt khác, người mang thai chân phù nề, thường xuyên nhức đầu chóng mặt, tại sao? Bởi vì trong thời kỳ mang thai, một người ăn cung cấp dinh dưỡng cho 2 người, hơn nữa dinh dưỡng phần nhiều được ưu tiên cấp cho thai nhi, do đó các bà mẹ mang thai 10 tháng thật không dễ dàng chút nào.

    Mọi người đều biết khi sinh nở rất đau đớn, rất khó chịu. Tại sao họ phải chịu đứng nỗi thống khổ như vậy? Là vì đứa con. Đương nhiên được làm một người mẹ thì rất hạnh phúc, nhưng trong quá trình đó người mẹ rất thống khổ. Thời xưa một số người vào dịp sinh nhật của mình thì tuyệt thực 3 ngày. Họ cho rằng vì ngày sinh nhật của mình mà chính là ngày chịu nạn của mẹ.

    Trẻ em ngày nay sinh nhật, nào là đòi bánh sinh nhật hoặc đòi món quà gì, quà gì... Các thầy cô cũng nên bảo cho trẻ biết, ngày sinh nhật đó, trước tiên cần cảm ân, cảm tạ mẹ đã đưa con đến với thế giới này. Các thầy cô thường ngày cũng cần phải dạy trẻ cảm ân, dạy trẻ biết nói lời cảm ơn cha, mẹ, ông, bà…





    Thanh Hà (biên dịch)

    https://www.ntdvn.com/giao-duc/giao-duc ... n-731.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Giáo dục hạnh phúc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              
    Giáo dục hạnh phúc - Bài 2:
    Con hiếu thuận
    - Làm thế nào có lòng cảm ân

    _________________________
    Thanh Hà _ 07/11/19





    Người xưa nói: Những gì con cái đắc được là những gì cha mẹ mất đi. Nhưng cái mất đi này mọi người có biết là gì không? Đó là Đức. Người xưa nói "Đức nghĩa là đắc", thực tế chính là có Đức rồi thì mới Đắc được, không có Đức thì muốn gì cũng không Đắc được, do đó nói rằng chúng ta cần phải trọng Đức...




    Thế nào là Đức

    Ví dụ chúng ta ngồi xe buýt, mọi người đều nhường ghế cho người già. Như vậy khi bạn nhường ghế thì bạn không có chỗ ngồi, bạn cảm thấy mệt không? Rất nhiều người chúng ta đều có cảm giác này: Bạn nhường chỗ ngồi, trong lòng không những không mệt, trái lại cảm thấy rất hạnh phúc, trong tâm rất dễ chịu, cảm giác rất vui. Đó chính là Đức.

    Vậy cái Đức này làm thế nào mới Đắc được? Đó là phải mất đi. Bạn mất đi vật chất, bạn vất vả nỗ lực, bao gồm cả việc người khác làm tổn hại đến bạn, bạn thống khổ nhưng vẫn không tính toán với người ta thì đều được Đức.

    Chúng ta đều thích cảm giác gia đình. Nếu bạn đến một thành phố mới, mọi người ở đó có đối xử với bạn giống như cha mẹ bạn đối xử với bạn không? Do đó chúng ta từ nhỏ đã đắc được những gì cha mẹ nỗ lực, mất đi, cái mất đi này chính là Đức.

    Như vậy người đức dày có phải rất thống khổ? Không phải thế. Nó giống như cảm giác bạn nhường chỗ ngồi. Nó giống như khi tan trường nghe được phụ huynh nói: "Chào cô, cô cả ngày quản bao nhiêu trẻ như thế này, vất vả quá. Cảm ơn cô rất nhiều". Khi đó cảm giác trong tâm bạn sẽ không mệt, mà cảm giác rất dễ chịu.

    Người ta tại sao cảm ơn bạn?
    Bởi vì bạn đã nỗ lực cống hiến, đã chăm nom con họ bằng cả tấm lòng, do đó họ cảm ơn bạn. Họ cảm ơn bạn thì đó chính là Đức của bạn.

    Thế nhưng tất cả những cái dễ chịu của bạn khi bạn còn nhỏ đều do cha mẹ cho. Khi chúng ta không có lòng cảm ân lại còn so bì:
    • "Chán, bố mình ít tiền quá, bố nhà người ta kiếm được bao nhiêu tiền";
      "Bố nhà người ta có công việc tốt, bố mình phải ở nhà cày ruộng".
    Đây chính là thiếu lòng cảm ân nghiêm trọng. Cha bạn ngay cả cày ruộng cũng không biết, thế thì sao nuôi bạn lớn như thế này? Do đó khi bạn có lòng cảm ân thì bạn sẽ cảm thấy rằng, cha mẹ cày ruộng nuôi bạn lớn thế này, quả là vô cùng không hề dễ dàng chút nào.

    Đắc được thì phải mất, cái mất này chính là bỏ công sức. Khi bạn bỏ công sức ra thì bạn sẽ đắc được. Đắc được gì? Đắc được Đức. Tối hôm nay có cô giáo đi gặp bạn bè, có cô xem phim truyền hình, có cô lại ở nhà chuẩn bị bài. Cô giáo này viết giáo án, hay nghĩ xem bình thường nên dạy như thế nào, hoặc làm một số giáo cụ. Người khác xem phim hoặc vui đùa, còn cô thì cân nhắc xem dạy thế nào. Đó chính là bỏ công sức, chính là mất. Hôm sau lên lớp, có thể học sinh không nhận ra, bởi vì bạn đã chuẩn bị 5 phương pháp, nhưng lên lớp chỉ có thể dùng 1 phương pháp. Nhưng phương pháp bạn sử dụng nhất định là phương pháp tốt nhất.

    Bỏ công sức ra như thế này tuy người khác khó cảm nhận thấy, nhưng người xưa nói:
    • "Trên đầu 3 thước có Thần linh",
      "Người đang làm, Trời đang nhìn".
    Bạn bỏ công sức ra như thế này có biểu hiện ra ngoài không? Sẽ có người nói:
    • "Ôi, cô giáo này sao mà dạy hay như thế nhỉ?".
    Đó là minh chứng cho những nỗ lực mà cô đã bỏ công sức ra rất nhiều.

    Nội hàm văn hóa truyền thống vô cùng sâu sắc, nó gợi mở chúng ta rằng, bạn có đức thì hãy cho người khác nhiều hơn, bạn bỏ công sức ra thì người khác đắc được, đó chính là hạnh phúc của họ.

    Ví dụ nói cái bàn này, chúng ta ngồi đây, là vì có người bày bàn ghế cho chúng ta. Nếu chúng ta rời đi, không có ai thu xếp bàn ghế này, chẳng phải sẽ rất bừa bãi. Nếu chúng ta mỗi người đều thuận tay xếp bàn ghế ngay ngắn, rất nhanh chóng liền gọn gàng ngay ngắn. Nếu chỉ có một người xếp chẳng phải cần mấy chục phút. Vì vậy khi giáo dục trẻ thì dạy thế này:
    • "Con nhẹ nhàng xếp ghế này chỉ mất 10 giây,
      người thu dọn phòng sẽ tiết kiệm được 10 giây.
      Hành động này của con chính là đức".


    Chúng ta dạy trẻ để trẻ khi làm bất kỳ việc gì thì trước tiên suy nghĩ đến người khác. Đó chính là đức, là noi theo hành động của Thánh nhân. Như thế trẻ sẽ hình thành một thói quen. Bạn là thầy cô giáo, có phải sẽ thấy nhẹ nhàng thoải mái. Nếu không khi tan học, bạn còn phải bảo từng em. Có khi trẻ không nghe, tất cả đều chạy đi, bạn phải xếp từng đứa lại thì mới thấy thật vất vả. Chớ xem việc này là việc nhỏ. Mỗi lớp học nhiều trẻ như thế, tạo dựng thói quen tốt cũng không khó lắm. Lớp 40 trẻ, ai nấy đều tạo được thói quen tốt như thế thì các thầy cô chúng ta sẽ bớt vất vả đi nhiều.

    Trẻ rất dễ nghe lời, để trẻ hình thành những thói quen tốt như thế này thì các thầy cô giáo chúng ta sẽ giảm nhẹ đi một chút. Như thế các thầy cô có nhiều tinh lực hơn để nghiên cứu dạy học. Có thầy cô chuẩn bị bài rất tốt, nhưng có thể bạn chuẩn bị 18 phương pháp, chuẩn bị rất tốt, nhưng vừa vào lớp thì trẻ đứa chạy chỗ này, đứa chạy chỗ kia, bạn phải chấn chỉnh trật tự. Bài học sẽ dạy thế nào đây? 18 phương pháp đó có dùng được không. Đạo lý là như vậy.

    Do đó hành vi thói quen và phẩm chất đạo đức của trẻ là vô cùng quan trọng. Tại sao chúng ta nói giáo dục đạo đức quan trọng hàng đầu? Tại sao chúng ta thấy Đệ Tử Quy giảng "Hiếu đễ trước"? Khi trẻ có lòng cảm ân, trẻ hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, nỗi vất vả của thầy cô, thì trẻ sẽ biết xếp bàn ghế ngay ngắn một chút. Khi mỗi đứa trẻ đều nghĩ như thế này, thế thì bạn sẽ là người hạnh phúc nhất. Do đó trước tiên bạn phải dạy trẻ hiểu được hạnh phúc. Thế nên chúng là làm một người con tốt, khi chúng ta biết làm người con tốt như thế nào thì chúng ta sẽ biết làm thế nào giáo dục trẻ tốt.





    Thanh Hà (biên dịch)

    https://www.ntdvn.com/giao-duc/giao-duc ... -1182.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Giáo dục hạnh phúc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              
    Giáo dục hạnh phúc - Bài 3:
    Phụ nữ ngày nay liệu có cần 'giải phóng'?

    _________________________
    Thanh Hà _ 08/11/19





    Dư luận hiện nay luôn luôn nói: "giải phóng phụ nữ", thực ra phụ nữ thời xưa sẽ không cần "giải phóng", bởi vì họ vốn đã hạnh phúc rồi. Ngày nay nói "giải phóng phụ nữ", đại đa số phụ nữ có thực sự được "giải phóng" không?

    Bài trước chúng ta nói đến việc làm thế nào để trở thành người con tốt, người con gái tốt. Đó chính là hiếu thuận, là cảm ân, là tôn kính. Sau đây chúng ta bàn tiếp thế nào là một người vợ tốt




    Vợ chồng là gì, làm thế nào hòa hợp?

    Trước tiên chúng ta nói về chữ Phụ (婦) trong từ Phụ nữ. Bên trái là một chữ Nữ (女) - nữ giới, bên phải là chữ Chửu (帚) - cái chổi. Thời cổ đại tạo chữ rất có ý nghĩa, người phụ nữ chính là liên hệ với việc nhà.

    Có cô gái nói, tại sao lại để phụ nữ chúng tôi quét dọn nhà? Đàn ông thì sao? Đàn ông làm gì?

    Mọi người hãy xem chữ Nam (男) - nam giới, gồm một chữ Điền (田) - ruộng và một chữ Lực (力) - sức lực. Như vậy đàn ông phải ra đồng dốc sức lực.

    Nếu chúng ta ở thời cổ đại thì các cô giáo sẽ không ở đây làm thầy đâu, có thể đang ở nhà khâu giày hoặc dệt vải gì đó. Thực ra ở nhà như thế này rất hạnh phúc. Mọi người đều biết hiện nay ra ngoài làm đều không dễ dàng chút nào. Với phụ nữ thì việc này lại càng không dễ dàng hơn nữa, do đó nói phụ nữ ngày nay rất vĩ đại, bởi vì họ vừa ở ngoài làm việc của đàn ông, về nhà vẫn phải làm việc của phụ nữ. Thời xưa những việc nặng nhọc đều là việc của đàn ông, như đánh trận, trồng trọt, săn bắn... Còn phụ nữ ở nhà nuôi tằm dệt vải, giáo dục con cái, đó đều là những việc nhẹ nhàng.

    Như đã nói ở trên, ngày nay phụ nữ chúng ta tuổi không lớn nhưng đã phải làm rất nhiều việc, vừa phải lo việc bên ngoài vừa phải quản việc nhà, như vậy có mệt không? Kết hôn rồi, đàn ông đi làm, phụ nữ cũng đi làm. Khi về nhà thì việc nhà mỗi người cũng phải "gánh" một nửa. Nhưng trên thực tế chúng ta thấy đại đa số đều là phụ nữ gánh vác việc nhà nhiều hơn. Thử hình dung: việc nhà bạn làm nhiều hơn, việc ngoài xã hội cũng làm không ít. Hãy nói xem, bạn có thoải mái dễ chịu không?

    Quan niệm hiện nay luôn luôn nói "giải phóng phụ nữ". Với phụ nữ thời xưa sẽ không có khái niệm này bởi vì họ vốn đã hạnh phúc. Ngày nay nói "giải phóng phụ nữ", nhưng đại đa số phụ nữ có thực sự được "giải phóng" không? Trái lại, gánh vác lại nặng nề hơn, tình trạng ly hôn cũng nhiều hơn. Còn có rất nhiều sự việc tồi tệ như: ngoại tình, vợ hai, mại dâm... không còn luân lý con người bình thường nữa, không phải là xã hội bình thường nữa. Do đó thời xưa nói, phụ nữ chủ việc trong nhà, đàn ông chủ việc bên ngoài, cương nhu hỗ trợ lẫn nhau, như thế mới hài hòa hạnh phúc.

    Chúng ta hãy xem chữ Thê (妻) - vợ, trong từ phu thê, ở giữa có chữ giống chữ Chửu (帚) - cái chổi, thực ra đó là một bàn tay, có nghĩa là làm chủ ở trong nhà. Còn chữ Phu (夫) - chồng, trong từ phu thê, gồm chữ Nhất (一) - một và chữ Đại (一) - lớn. Mà chữ Nhất và chữ Đại cũng ghép thành chữ Thiên (天) - trời.

    Còn nữa, phía trên chữ Phu và chữ Thê đều có một nét ngang, người xưa tạo chữ rất có ý nghĩa, vậy nét ngang đó đại biểu cái gì? Người xưa đều cài trâm. Cài trâm thì biểu thị là đã là người thành niên rồi, không phải cậu bé cô bé nữa, tức là đã có thể thành phu thê (vợ chồng) rồi.

    Chữ Phu này lại giống chữ Thiên. Ngày xưa người làm quan gọi là Đại phu. Một nước được gọi là Quốc gia. Chủ của một nước (quốc) gọi là Quốc quân, vậy chủ của một nhà (gia), thời xưa không phải nói là gia đình nhỏ, mà là Gia tộc. Chủ của một gia tộc gọi là Đại phu. Do đó người chồng (phu) ở nhà giống như Trời (thiên) vậy.

    Vậy tại sao người vợ lại gọi là Thê, bởi vì Thê tức là tề (ngang bằng), vợ và chồng là ngang bằng. Do đó vợ và chồng là ngang bằng nhau, vợ chồng bình đẳng. Người phụ nữ cầm cái chổi không phải là kỳ thị mà là có nghĩa làm việc nhà nhẹ nhàng.

    Chữ Phụ (phụ nữ) gần âm với chữ Phục (phục vụ). Người xưa nói "Phụ nữ nghĩa là phục vụ". Thời xưa người phụ nữ là phục vụ người khác. Ngày nay sẽ có người nói, tôi việc gì phải phục vụ anh ta? Mọi người đều biết câu cổ ngữ: "Vợ hiền chồng ít họa, con hiếu cha yên lòng" (nguyên văn: "Thê hiền phu họa thiểu, tử hiếu phụ tâm an"). Con cái biết nghe lời thì cha mẹ yên lòng, thầy cô cũng nhàn nhã. Còn người vợ, chính là người phục vụ, phục vụ gia đình, giúp chồng nuôi dạy con, trông nom cai quản việc trong nhà.




    Làm thế nào để mọi người hạnh phúc

    Mọi người cũng đã biết chuyện Ông lão.

    Ông lão đánh cá bắt được một con cá vàng. Bà vợ muốn có căn nhà. Nhà có rồi, lại muốn có cung điện. Cung điện cũng có rồi lại muốn Thần Tiên - Long Vương đến hầu hạ bà. Lòng tham vô đáy, kết quả cuối cùng trắng tay. Nguyên nhân trắng tay là gì? Có phải do lòng tham của bà vợ gây ra không?

    Quan tham ngày nay cũng như vậy, không ngừng gia tăng lòng tham, tham nhũng hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ. Bản thân cũng chẳng tiêu được bao nhiêu tiền, cuối cùng vào ngồi tù, cũng trắng tay. Chẳng phải cũng giống như bà vợ ông lão đánh cá đó sao? Người như thế này vô cùng ngốc. Họ vốn muốn thu vén tài sản, kết quả là vào ngồi tù. Họ cũng muốn hạnh phúc, nhưng tìm sai phương hướng, kết quả nhận về là bất hạnh.

    Một ví dụ nữa là chuyện "Ông già làm gì cũng đúng" của Andersen. Mọi người có biết câu chuyện này không? Ông già làm gì cũng đúng này chính là bà vợ luôn luôn tín nhiệm ông. Chúng ta kể vắn tắt lại:



    Nhà họ có con bò, ông lão dắt bò đi chợ phiên bán, trên đường gặp một người dắt một con cừu. Ông già nghĩ con cừu này tốt đây, thế là ông nói với người ta rằng:
    • "Tôi đổi con bò của tôi lấy con cừu của ông có được không?".

    Người kia nghe vậy đương nhiên là rất mừng. Thế là ông già đổi lấy con cừu rồi lại tiếp tục đi chợ phiên. Đi được một lúc lại thấy một người ôm một con gà. Ông già nghĩ, con gà này rất tốt, thế là nói với người ta rằng:
    • "Tôi đổi con cừu này lấy con gà có được không?"

    Người ta đương nhiên là rất vui lòng đổi. Đổi xong ông liền ôm gà tiếp tục đi.

    Đến chợ phiên, chuẩn bị ăn cơm, ông bước vào một quán ăn thì va phải một người thanh niên. Trên tay người thanh niên này cầm một túi táo nát. Ông thấy những quả táo này cũng rất tốt, thế là ông nói:
    • "Tôi đổi con gà này lấy túi táo của cậu thì thế nào?"

    Người thanh niên nghe vậy nghĩ, túi táo nát này vốn chỉ đem vứt đi, thế mà giờ lại có người muốn đem gà đổi táo, tìm đâu ra việc tốt như thế này, liền đồng ý ngay. Ông già cầm túi táo nát vào trong quán đặt lên bếp lửa. Ông già nghe thấy tiếng lép bép. Bởi vì mùa đông bếp lò giữ nhiệt sưởi, ông cũng không biết. Thì ra chính tiếng lép bép của những quả táo nát này. Ông già trò chuyện với mọi người, kể lại những gì ông đã trải qua dọc đường, cảm thấy vô cùng vui thích.

    Có hai thương gia nghe chuyện cảm thấy ông già này quá ngốc nghếch. Họ nói:
    • “Ông còn vui thích ư, đợi lát nữa về nhà xem vợ ông có mắng ông một trận nên thân không”.

    Ông già nói:
    • “Chắc chắn là không. Bà ấy sẽ không mắng tôi. Không những không mắng mà còn hôn tôi nữa”.

    Hai người thương nhân nghe vậy bất ngờ:
    • “Cái gì, còn hôn ông nữa ư? Sao có thể tin được?”.

    Thế là hai thương nhân đánh cược với ông lão:
    • “Nếu ông về nhà mà vợ ông không mắng, lại hôn ông thì chúng tôi sẽ thua cuộc, mỗi người sẽ đưa cho một túi vàng”.

    Đối với hai thương nhân kia mà nói, đây là sự việc tuyệt đối không thể xảy ra. Bạn thử nghĩ xem, nếu bạn là người vợ, nếu chồng bạn dắt con bò đi, cuối cùng đổi lấy một túi táo nát đem về nhà, bạn sẽ hành xử như thế nào? Mọi người chúng ta có cảm thấy ông già quá ngốc nghếch không?

    Thế là hai thương nhân thuê một cỗ xe cùng ông già về nhà. Về đến nhà ông già nói:
    • "Tôi đổi con bò lấy một con cừu".

    Bà vợ liền nói:
    • "Ái chà, thật là tốt. Tôi đang muốn có một con cừu. Có cừu, chúng ta có thể được uống sữa cừu, lại còn cắt lông cừu đan áo len. Từ lâu tôi đã muốn đan cho ông một cái áo len rồi".

    Ông già liền nói:
    • "Nhưng tôi đã đổi con cừu lấy một con gà rồi".

    Bà vợ nghe vậy rất vui mừng nói:
    • "Ái chà, có gà thì tốt quá. Nếu có một con gà, chúng ta có thể để nó đẻ rất nhiều trứng, sau đó có thể ấp ra rất nhiều gà. Gà ấp trứng, trứng nở ra gà, sang năm chúng ta sẽ có một trại gà. Khi đó sẽ có rất nhiều gà và rất nhiều trứng".

    Ông già lại nói:
    • "Nhưng tôi lại đem gà đổi lấy túi táo nát rồi".

    Bà vợ nói:
    • "Ái chà, tốt quá. Vừa rồi tôi muốn làm cái bánh trứng gà cho ông, nên đến nhà hàng xóm mượn hành. Bà ấy không những không cho tôi mượn lại còn nói: 'Nhà chúng tôi ngay cả một quả táo nát cũng không có'. Lần này nhà chúng ta có hẳn một túi táo nát, tôi sẽ đem tặng bà hàng xóm hai quả".

    Càng nói bà vợ càng phấn khích, cuối cùng bà xúc động hôn ông già. Hai thương nhân ngây người ra, rồi mỗi người lấy ra một túi vàng đưa cho ông già.



    Mọi người có biết ý nghĩa là gì không? Trong con mắt chúng ta thì đôi vợ chồng này chính là một ông già ngốc nghếch và một bà vợ ngốc nghếch. Nhưng ông già ngốc nghếch như thế này cuối cùng lại thắng được hai túi vàng. Còn vừa rồi nói vợ ông lão đánh cá có ngốc không? Quá khôn ngoan, cuối cùng cái gì cũng không có được, có phải thế không? Mọi người xem hai ông bà già "ngốc nghếch" này, họ chẳng phải rất hạnh phúc đó sao? Bà vợ hoàn toàn tín nhiệm chồng, tức là nói, những gì chồng tôi làm nhất định là đúng. Đối với bà mà nói thì ông già làm gì cũng đúng. Bà vợ có sự tín nhiệm này, chẳng phải là không hề oán trách. Nếu người vợ cảm thấy chồng không đúng thì người vợ còn có thể vui vẻ nói anh làm không đúng được không? Bà vợ sẽ oán trách người khác, hễ oán trách thì sẽ tức giận, sẽ nổi nóng. Điều này đối với bản thân cũng không tốt, đối với gia đình càng không tốt, người ta nói: "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" mà!...

    Có tài liệu nghiên cứu cho biết, con người nổi giận trong 1 giờ thì tương đương với làm thêm giờ 6 tiếng. Bạn nói xem, làm thêm giờ có mệt không? Đương nhiên là mệt rồi. Nổi giận còn có nhiều thứ không tốt nữa, đó là khi con người tức giận thì thân thể sẽ sản sinh ra độc tố. Người nước ngoài đã làm thí nghiệm, lấy một chai nước sạch, cho người thổi khí vào. Khi chúng ta vui mừng thì nước trong bình thường. Khi chúng ta nổi giận hoặc không vui thì nước đục. Khi bạn vô cùng bực tức thì nước rất đục. Do đó mọi người nên chú ý, khi bạn tức giận thì cơ thể sẽ sinh ra những nhân tố bất hảo.

    Lại nói, khi bạn đặc biệt tín nhiệm chồng bạn thì hai người sẽ sản sinh ra cảm giác đặc biệt hạnh phúc. Chúng ta hãy thử nghĩ xem, nếu nhà bạn có một con bò, nếu con bò này bị mất thì bạn sẽ biểu hiện như thế nào? Bạn có oán trách người khác không? Hai người có oán trách nhau không? Hai vợ chồng già trong câu chuyện này lại không mâu thuẫn, vô cùng vui vẻ.

    Do đó một người phụ nữ thì cần phải tin tưởng chồng mình. Tin tưởng chồng mình có hạnh phúc không? Rất hạnh phúc. Có người phụ nữ chúng ta luôn oán trách chồng rằng:
    • "Anh xem người ta như thế nào, đều mua ô tô cả rồi, anh vẫn còn đi xe đạp".
    Tôi thấy đi xe đạp tốt mà. Đi xe đạp vừa khỏe người, vừa bảo vệ môi trường, lại còn an toàn nữa. Do đó là người vợ thì chớ nên cứ nhìn thấy chồng là không vui.





    Thanh Hà (biên dịch)

    https://www.ntdvn.com/giao-duc/giao-duc ... -1061.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Giáo dục hạnh phúc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              
    Giáo dục hạnh phúc - Bài 4:
    Vợ dịu dàng:
    'Ông già làm gì cũng đúng',
    câu 'thần chú' giữ gìn hạnh phúc

    _________________________
    Thanh Hà _ 09/11/19




              

    Có câu: "Phía sau người đàn ông thành đạt là người phụ nữ".
    Người phụ nữ - người vợ thực tế là phong thủy tốt nhất của gia đình.

              

    Lại nói tiếp về câu chuyện: "Ông già làm gì cũng đúng", mọi người nghĩ xem, ông già nọ đổi bò lấy cừu, rồi lại đổi cừu lấy gà... Thực ra ông ấy có ngốc đến mức độ như thế không? Ông ấy không biết giá tiền của con bò và con dê sao? Ông ấy ngốc đến cỡ đó sao?...




    Tại sao vợ chồng hòa hợp thì hạnh phúc

    Câu chuyện "Ông già làm gì cũng đúng" còn có một phương diện khác nữa. Các bạn có biết tại sao ông già làm gì cũng đúng không? Có phải chỉ là để nói với phụ nữ chúng ta hay không? Bạn có thấy bị thiệt thòi, oan ức không? Bởi vì đàn ông, hay chồng cũng thế, chồng không biết thì việc gì vợ phải tin tưởng chồng làm gì cũng đúng? Bà vợ tín nhiệm ông như thế, vậy ông già rốt cuộc có làm đúng không? Khi đổi con bò lấy con cừu ông già ấy nghĩ gì? Mọi người nghĩ xem, ông ấy có ngốc như thế không? Ông ấy không biết giá tiền của con bò và con cừu sao? Ông ấy ngốc đến trình độ đó sao?

    Thực ra khi trông thấy con cừu, ông ấy nhớ ra hôm đó bà vợ ông có nói:
    • "Chúng ta có một con cừu thì tốt biết mấy, vừa có thể đan áo len, vừa có thể được uống sữa cừu".
    Do đó khi trông thấy con cừu, điều ông nghĩ đến là cái gì? Là nghĩ đến nhu cầu của vợ. Trông thấy cừu, ông không hề nghĩ đến giá trị tiền, mà đứng từ góc độ nhu cầu của vợ để nghĩ vấn đề:
    • "Ái chà, vợ mình rất thích cái này".
    Cũng có nghĩa là cách nghĩ của ông chính là cách nghĩ của vợ. Khi trông thấy cừu, ông chỉ nghĩ vợ sẽ vui mừng. Người nào có được người chồng như thế này thì có hạnh phúc không? Khi ông chỉ nghĩ đến nhu cầu của vợ thì cái gì cũng không quan trọng, chỉ mong làm vợ hài lòng.

    Các cô gái hiện đại sẽ cho rằng ông già đó quá ngốc nghếch, không biết kiếm tiền. Mọi người nghĩ xem, nếu ông già đó trong đầu chỉ nghĩ đến tiền thì ông ấy có tính toán với vợ không? Tuy rằng ông già không biết kiếm tiền nhưng ông chỉ quan tâm đến vợ. Do đó một người chồng như thế này thì mới có thể là “ông già làm gì cũng đúng”.

    Khi ông trông thấy con gà, điều ông nghĩ không phải là con nào giá trị hơn, con nào không đáng giá mà nghĩ là vợ sẽ vui thích. Trông thấy táo cũng như thế, chỉ nghĩ đến nhu cầu của vợ. Mọi người nghĩ xem, ai tìm được người chồng như ông già này thì hạnh phúc quá rồi! Ông già hễ trông thấy cái gì liền nghĩ ngay đến vợ. Là một người vợ, nếu như có người chồng trong lòng luôn nghĩ về bạn thì bạn có hạnh phúc không?

    Vậy lựa chọn người chồng như thế nào? Cần chọn người đặt mình ở vị trí cao trong lòng họ. Nhưng nếu bản thân bạn không được chồng mình đặt ở vị trí cao như mong muốn, bạn cũng nên nghĩ cho anh ấy nhiều hơn. Một trường hợp như thế này, ví dụ chồng bạn được thưởng 5 triệu, vui mừng lắm, lương tháng cũng chưa nổi 5 triệu, thế là hai vợ chồng cùng đi mua tủ lạnh. Một lát sau trở về, tủ lạnh cũng không có. Bên này rầm một tiếng sập cửa, bên kia rầm một tiếng. Kết quả người ở phòng này, người ở phòng kia, không ai để ý đến ai, một tuần cũng không ai lý gì đến ai!...

    Mọi người có biết tại sao không? Có phải được thưởng tiền hai vợ chồng không vui mừng sao? Vậy thì đi mua cái tủ lạnh. Người chồng nói:
    • "Mình phải mua cái tủ lớn mới được".

    Người vợ nói:
    • "Mua cái lớn làm gì? Có mấy người dùng nào? Lại còn tốn điện".

    Thông thường phụ nữ thích cái nhỏ nhắn xinh xắn. Người chồng nói đến Tết rất nhiều đồ không có chỗ để, anh thích cái lớn. Hoặc là anh chồng thích thế này, cô vợ thích thế kia, thế nào cũng không thống nhất được, cuối cùng đánh cãi nhau. Bạn nói xem, được thưởng 5 triệu là việc tốt đúng không? Kết quả dẫn đến hai người đánh nhau. Nếu như giống câu chuyện trên, “ông già làm gì cũng đúng” thì sẽ có mâu thuẫn như thế này không?

    Như thế thì anh chồng sẽ nghĩ:
    • "Vợ mình thích cái nhỏ, tuy mình thích cái lớn, nhưng vợ thích cái nhỏ thì mua cái nhỏ vậy".
    Chẳng phải nghĩ như thế thì sẽ không xảy ra chuyện phải không?

    Còn người vợ, cô nghĩ thế này:
    • "Mình rất thích kiểu dáng này, nhưng chồng nhất định là thích kiểu kia, vậy thì mua cái kia, anh ấy vui là được rồi".

    Bạn xem, vợ chồng đứng trên góc độ người kia mà nghĩ vấn đề, bất kể là thế nào đi nữa thì họ cũng đều hạnh phúc, mua hay không mua thì không quan trọng, chỉ cần nghĩ cho nhau thì dù thế nào đi nữa cũng đều hạnh phúc, sẽ không đến nỗi được thưởng tiền mà còn đánh nhau. Do đó đối đãi theo kiểu “ông già làm gì cũng đúng” là điều vô cùng cần thiết.




    Kết duyên tơ hồng

    Thực ra vừa rồi chúng ta nói “ông già làm gì cũng đúng” còn có nội hàm thâm sâu hơn nữa, còn có đạo lý rất sâu. Người xưa kính Trời. Văn hóa truyền thống có cụm từ "Kính Trời biết mệnh" (kính Thiên tri mệnh). Ngày nay nhiều người đua tranh với chồng, không phục tùng lãnh đạo, đôi co với cha mẹ, tại sao? Nó có nguồn gốc từ tư tưởng: "đấu với Trời đấu với Đất". Loại cuồng vọng này đối với người xưa mà nói thì không thể nào hiểu nổi! Trời Đất sinh dưỡng vạn vật, bao gồm cả con người, cảm ân còn không hết, sao dám tranh đấu? Không muốn sống nữa à? "Ông già làm gì cũng đúng", nó có nội hàm vợ tín nhiệm chồng, trẻ tôn kính già, người đời sau sùng kính tổ tiên, nó có nghĩa mở rộng là con người cảm ân Thần Phật, sùng kính Trời Đất.

    Khi kết hôn mọi người thường nói "Ông Trời tác hợp" hoặc "Trời ban mối lương duyên", đó là nói hôn nhân hai người là do Trời định. Vậy bạn cảm thấy rằng Trời sắp đặt sai chăng? Không sai. Trời ở độ cao như vậy mà, do đó sắp đặt là tốt nhất, tuy lúc đó bạn không lý giải được. Mọi người đều biết, theo quan niệm truyền thống xưa vợ chồng tác hợp là nhờ có "Ông Tơ" buộc dây tơ hồng.

    Truyền thuyết có kể lại như sau:



    Vào những năm Trinh Quán đời Đường - Trinh Quán là niên hiệu của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, là thời thái bình thịnh trị, gọi là 'Trinh Quán chi trị'. Thời đó có một thanh niên tên là Vi Cố. Cha mẹ anh mất sớm. Anh luôn mong muốn có gia đình, có sự ấm áp của gia đình, do đó anh muốn tìm một người vợ tốt để thành gia lập thất, nhưng đã gặp rất nhiều người mà anh chưa chọn được người nào. Khi Vi Cố cư trú ở Tống Thành thì có người giới thiệu cho anh một tiểu thư nhà quan, hẹn hôm sau sẽ gặp mặt.

    Từ rất sớm anh đã đi rồi. Trời còn chưa sáng, trên cao vẫn còn trăng. Anh đi đến bìa rừng thì gặp một ông lão đang ngồi trên tảng đá, bên thân có một cái túi. Ông lão đang xem sách. Anh bèn đến hỏi:
    • "Chào cụ, cụ đang xem sách gì ạ?"

    Ông lão đáp: "Ta đang xem sổ se duyên".
    Anh hỏi tiếp:
    • "Cháu biết nhiều loại văn tự, ngay cả chữ Phạn của Ấn Độ cháu cũng biết. Chữ trong sách của cụ sao cháu không biết nhỉ?"

    Ông lão nói:
    • "Chữ này đương nhiên cậu không biết. Đây là sách Trời, người phàm sao mà biết được".

    Vi Cố hỏi: "Vậy cụ đến đây làm gì?"
    Ông lão nói:
    • "Bởi vì ta quản việc nhân gian nên đương nhiên ta đến. Không phải là ta đến không đúng lúc mà là cậu đến quá sớm, do đó nên mới gặp".

    Vi Cố cảm thấy tò mò hỏi: "Cụ quản việc gì?"
    Ông lão nói: "Ta quản hôn nhân".
    Vi Cố hỏi: "Trong túi của cụ là thứ gì?"
    Ông lão nói:
    • "Trong túi này là đựng sợi tơ hồng. Bất kể là già trẻ, bất kể giàu nghèo sang hèn khác biệt thế nào, xa cách bao nhiêu, hay là 2 nhà là kẻ thù địch, chỉ cần lấy sợi dây này buộc vào chân 2 người thì hôn nhân của họ sẽ không thể chạy đâu được".

    Vi Cố nghe vậy liền hỏi:
    • "Vậy cụ xem cháu và tiểu thư hôm nay đi gặp mặt có thành không?"

    Cụ già nói:
    • "Không thành, dây buộc của cậu đã buộc xong rồi".

    Vi Cố hỏi: "Vậy cụ nói vợ cháu ở đâu?"
    Ông lão nói: "Vợ cậu bây giờ mới 3 tuổi".
    Vi Cố lại hỏi:
    • "Thế thì cụ có thể cho cháu trông thấy cô ấy được không?"

    Cụ già nói:
    • "Cậu cứ muốn xem thì lát nữa chợ phiên có bà Trần bán rau, đứa trẻ bà bế chính là cô ấy".


    Trời còn chưa sáng, anh bèn đi cùng ông lão. Vi Cố đến chợ xem thì quả thực có người bán rau. Bà bán rau này mù một mắt, toàn thân bẩn thỉu, ẵm một đứa bé. Đứa bé này trông xấu xí, cũng rất bẩn thỉu. Cụ già nói đó chính là vợ anh, dây tơ hồng đã buộc rồi. Anh nhìn, trong lòng rất khó chịu. Trở về nhà, anh rất tức giận, bẩn thỉu như thế, lại xấu như thế này. Anh bèn mài dao, sau đó nói với thuộc hạ rằng:
    • "Ngươi đi giết đứa bé đó cho ta".

    Hôm sau người đó lên đường, muốn giết đứa bé này. Bởi vì chợ rất đông, người đó trong lòng hoảng sợ, đâm không chính xác, kết quả trúng giữa 2 lông mày. Mọi người thấy có người muốn sát nhân nên chạy lại. Anh ta sợ quá vội vàng bỏ chạy. Về nhà nói giết không thành, đâm trúng giữa hai lông mày. Ra tay không được, Vi Cố cũng không còn biện pháp nào.

    Sau này Vi Cố làm quan xa. Thượng cấp của anh rất coi trọng anh, nên giới thiệu khuê nữ của ông cho anh. Cô khuê nữ này rất xinh đẹp. Cuộc hôn nhân cũng rất hạnh phúc. Hơn một năm sau anh phát hiện giữa hai lông mày vợ có dán bông hoa mai, hơn năm rồi mà không bỏ xuống bao giờ. Anh bèn hỏi:
    • "Sao nàng lúc nào cũng dán cái này, ngay cả rửa mặt cũng không gỡ xuống à?"

    Người vợ nói:
    • "Cha hiện nay của thiếp không phải là cha đẻ. Cha đẻ thiếp khi làm quan ở Tống Thành không may bệnh qua đời. Mẹ và anh trai thiếp cũng không may qua đời. Thiếp được bà Trần nuôi. Khi đó bà có vài chục mẫu rau, bà dẫn thiếp trồng trọt. Do bà có tình cảm sâu sắc với thiếp nên đi bán rau cũng đem theo".

    Nghe đến đây, Vi Cố liền nói: "Có phải bà lão mù một mắt không?"
    Người vợ hỏi: "Sao chàng biết?"
    Vi Cố nói:
    • "Chỗ giữa hai lông mày đó chính là do anh sai người đi đâm. Thì ra đây chính là người vợ mà mệnh Trời chú định"...

    Vi Cố lấy làm hối hận lắm, từ đó lại càng chiều chuộng thương yêu vợ. Đương nhiên hai người sau này sống rất hạnh phúc.



    Xưa nói Trời tác hợp, Ông Trời sắp đặt là tốt đẹp nhất, do đó người xưa đều coi trọng "Kính Trời biết mệnh". Con người ngày nay coi trọng tiền bạc, đâu có tiền thì đến... chứ không nghĩ đến một công việc bình thường, một công việc có thể khiến mình có thể giúp được người khác, hoặc có cống hiến là tốt lắm rồi. Còn về thầy cô giáo thì sao? Thực ra thầy cô giáo là có trách nhiệm. Bạn lựa chọn làm thầy và lựa chọn nghề khác là khác nhau, bởi vì người thầy là phải làm mẫu mực cho người khác.

    Giống như các cháu bé thường nói: "Cô giáo con nói thế". Trẻ đã có "thượng phương bảo kiếm" này, cha mẹ nói thế nào cũng không nghe. Khi trẻ nói "cô giáo con nói thế", các bạn có biết câu đó có hàm nghĩa gì không? Nó tương đương với 'ông già làm gì cũng đúng'. Ý nghĩa chính là thầy cô giáo là đúng nhất, cha mẹ nói không đúng, cô giáo con không dạy như thế. Khi trẻ nói "cô giáo con nói thế", giọng có rắn rỏi không? Nói rất chính trực và rắn rỏi. Đương nhiên có khả năng trẻ nghe nhầm, thầy cô giáo nói không phải là ý đó, nhưng trẻ cho rằng chính là như thế. Nhưng các thầy cô giáo nói thì hàm nghĩa khác với nhân viên bán hàng nói, vì thầy cô giáo là người làm gương.





    Thanh Hà (biên dịch)

    https://www.ntdvn.com/giao-duc/giao-duc ... -1085.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Giáo dục hạnh phúc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



              
    Giáo dục hạnh phúc - Bài 5:
    Vợ tốt
    tạo phúc cho chồng

    _________________________
    Thanh Hà _ 10/11/19




              

    Vợ tốt là người không chạy theo giàu sang hay chê bai nghèo hèn,
    họ sống vì nghĩa tình, thật sự có trách nhiệm và luôn ở bên cạnh khi chúng ta gặp khó khăn.
    Nhưng thực ra chúng ta không phải ai cũng hiểu và trân trọng điều đó...

              



    Duyên vợ chồng là do Trời tác hợp, chúng ta là giáo viên cũng như thế, hay làm nghề gì cũng là mối lương duyên Trời trao cho, bởi vì chúng ta đều có duyên phận. Người xưa nói
    • "Tu trăm năm được đi cùng thuyền,
      tu nghìn năm được ngủ chung gối".


    Do đó nói một nửa của bạn là được dùng dây buộc với bạn rồi, tuy nghe như chuyện cười, nhưng bạn nên trân quý hết thảy những gì xung quanh mình. Có thể nói công ty kia lương cao hơn một chút, nhưng bạn nghĩ hiện nay anh chị em đồng nghiệp xung quanh nhiều thế này, nếu chúng ta tạo dựng môi trường làm việc này tốt đẹp vui vẻ thì đó chính là hạnh phúc của chúng ta. Hơn nữa nơi nhiều tiền còn có áp lực của nhiều tiền, tiền nhiều thì cũng có yêu cầu của tiền nhiều. Nếu trả lương rất cao rồi bảo chúng ta đi nghiên cứu máy bay, tàu vũ trụ thì chúng ta cũng chẳng thể nghiên cứu nổi. Thế thì chúng ta làm những thứ mà chúng ta có thể làm được. Những đứa trẻ này cần chúng ta, trường học này cần chúng ta, là lương duyên Trời ban mà.

    Có một câu chuyện như thế này:

    • Một con chim bị thương, một người đem về nhà chữa vết thương cho nó. Con chim này có đôi cánh màu bạc rất đẹp. Để cảm tạ người chữa lành vết thương cho mình, nó đã hót cho anh nghe, hót rất hay. Một hôm anh này lên phố nghe nói có một loài chim cánh vàng rất đẹp. Về nhà nhìn con chim cánh bạc này, anh nghĩ, nếu có một con chim cánh vàng thì tốt biết mấy. Anh cảm thấy chim cánh vàng sẽ hót hay hơn chim cánh bạc này. Nghĩ thế, anh thấy chán chường. Một thời gian sau chim cánh bạc nói: "Bởi vì anh đã cứu tôi, để báo đáp anh tôi đã hót cho anh nghe. Giờ đây anh đã không còn thích tôi nữa, vậy tôi sẽ ra đi".

      Nói rồi con chim cánh bạc này liền bay đi. Lúc đó đúng lúc hoàng hôn, con chim nhỏ nhằm hướng mặt trời lặn bay tới. Anh nhìn đôi cánh bạc của con chim, dưới ánh chiều tà lấp lánh ánh vàng kim. Ôi, thì ra mọi người nói con chim cánh vàng đẹp nhất, hót hay nhất chính là con chim vẫn ở bên anh bấy lâu nay.


    Cuộc sống cũng như thế này, mất đi rồi mới biết trân quý. Do đó chúng ta nên trân quý duyên phận được ở cùng nhau. Sau này kết bạn, kết hôn thì bạn cũng nên trân quý duyên phận của mình, trân quý những người quanh mình. Người đàn ông khác rất đẹp trai thì anh ta cũng không phải là chồng của bạn, đúng không nào?

    • Có một anh chàng cảm thấy vợ anh rất không chú ý ăn mặc. Anh thấy cô gái ngồi đối diện trong văn phòng rất xinh xắn, cảm thấy rất đẹp. Bởi vì vợ anh thường lắm lời với anh, lại còn đầu bù tóc rối, ăn mặc lại chẳng chú ý. Một hôm vào ngày Phụ nữ, anh muốn lãng mạn một chút bèn mua hoa đem tặng đồng nghiệp. Anh lẳng lặng đến nhà đồng nghiệp, đến cổng nhìn vào trong. Ôi, cô đồng nghiệp đó đang mắng con, cũng đầu bù tóc rối, còn đi đôi dép lê. Anh thấy dáng vẻ này không khác gì vợ anh.


    Điều đó có nghĩa là gì vậy? Không thể chỉ xem nhân tố bề ngoài, sự vật luôn có một mặt khác nữa. Những người xung quanh mà chúng ta tiếp xúc nhiều thì chúng ta có thể thấy được khuyết điểm, bởi vì tất cả người và sự việc đều như lòng bàn tay và mu bàn tay. Bạn trai cũng vậy, chồng cũng vậy, anh ấy tuy có khuyết điểm này, nhưng chẳng phải còn có sở trường ở mặt khác? Anh ấy tuy không có tiền nhưng đương nhiên vẫn có thể nuôi sống gia đình, và nhất là rất trân quý bạn, đủ để cùng bạn sống hạnh phúc. Bạn muốn tìm một người có nhiều tiền hơn, anh ta có trân quý bạn như thế không? Anh ta thích người xinh đẹp. Khi bạn chung sống thời gian dài rồi thì anh ta có đi tìm người khác đẹp hơn không? Do đó không thể chỉ nhìn một mặt, con người còn có một mặt khác nữa. Những người chúng ta rất quen thuộc thì chúng ta thường nhìn ra mặt không tốt của họ, nhưng họ cũng có mặt tốt, chỉ là chúng ta đã quá quen nên "nhìn mà không thấy" mà thôi. Do đó nói vợ chồng, đồng nghiệp đều như thế này, mọi người đều nên trân quý lẫn nhau.

    Khi chúng ta là cô gái nhỏ thì chúng ta cần học chữ Hiếu, tôn kính cha mẹ, coi như là Trời vậy. Khi Chúng ta là người vợ thì giữa hai vợ chồng là cương nhu hỗ trợ nhau, âm dương hòa hợp. Chữ Hòa Hợp này rất thú vị, Hòa nghĩa là bạn và anh ấy hòa chung nhau, Hợp nghĩa là hai người hợp thành một, hợp thành một gia đình. Do đó chồng hòa thì vợ ôn nhu. Người vợ chủ yếu là nhu thuận. Bài trước chúng ta đã kể về chuyện bà lão luôn cho rằng ông lão làm gì cũng đúng, đó chính là Thuận. Phụ nữ chính là dùng nhu khắc cương, chứ không phải thuận theo chồng thì phụ nữ chúng ta bị ức hiếp. Thực ra cái đẹp của cương nhu hòa hợp chính là hạnh phúc.




    Vợ tốt thì chồng có phúc

    • Chu Nguyên Chương, hoàng đế khai quốc triều Minh và Mã hoàng hậu kết giao từ khi còn nghèo hèn. Mã hoàng hậu là người vô cùng tốt. Xưa Chu Nguyên Chương bị người ta nghi ngờ, bắt giam, để đem đồ ăn cho ông, bà phải giấu bánh nướng vào trong ngực, thân thể bị nóng bỏng vẫn phải đem được bánh vào nhà lao. Đồng thời bà tích cực đi giải thích rõ vấn đề, khiến Chu Nguyên Chương được thoát hiểm, được phóng thích. Người vợ như thế này mới là người vợ tốt thực sự.

      Chu Nguyên Chương còn hay sát nhân, đương nhiên là những tham quan. Có lần ông đã bắt rất nhiều quan phạm tội mưu phản, trong đó có Tống Liêm là thầy của thái tử. Sau này cháu trai ông ta bị dính vào án mưu phản, Chu Nguyên Chương bắt và chuẩn bị giết. Mấy hôm đó, Mã hoàng hậu ăn cơm không uống rượu, không ăn thịt, Chu Nguyên Chương trông thấy rất buồn liền hỏi nguyên do. Mã hoàng hậu nói muốn cầu phúc cho Tống Liêm tiên sinh. Chu Nguyên Chương nghe vậy rất cảm động nên đã phóng thích Tống Liêm. Mã hoàng hậu thường xuyên khuyên chồng ít giết người, đây chính là một người vợ tốt, người vợ thiện lương.


    Người vợ tốt khi khuyên can chồng thì dùng phương thức ôn nhu, không dùng phương pháp cứng rắn. Hy vọng mọi người sau này làm người vợ tốt. Khi bạn từ cô con gái tốt đến người vợ tốt thì bạn đã trưởng thành rồi, bạn đã độc lập rồi. Bất kể là bạn đến nhà cô hay nhà cậu thì không ai coi bạn là cô gái nhỏ nữa, vì bạn đã đại diện cho gia đình của bạn rồi, là một người vợ tốt rồi.

    Phụ nữ cần nhu, không thể dựa vào cương.

    • Hoàng đế nghe ý kiến của người khác gọi là tiếp thu can gián. Đường Thái Tông tiếp thu can gián,
      • "dùng đồng làm gương có thể sửa áo mũ ngay ngắn,
        dùng sử sách làm gương có thể biết lẽ thịnh suy hưng vong,
        dùng người làm gương có thể biết được chuyện thành bại được mất".
      Đường Thái Tông lấy Ngụy Trưng làm tấm gương để tự soi mình, do đó đã có thể tiếp thu can gián, nghe ý kiến của mọi người.

      Nhưng Ngụy Trưng có lúc giữa triều đình nói rất trực ngôn, không nể mặt Đường Thái Tông chút nào, có lúc khiến hoàng đế không có đường lùi. Có lúc Thái Tông cũng tức giận. Một lần hoàng đế vô cùng tức giận, trở về cung vừa đi vừa nói:
      • "Sớm muộn ta cũng phải giết hắn".

      Trưởng Tôn hoàng hậu nghe thấy liền hỏi:
      • "Sao hoàng thượng giận dữ như thế, bệ hạ muốn giết ai đấy?"

        "Chẳng ai ngoài gã Ngụy Trưng luôn làm ta mất mặt giữa quần thần, sớm muộn ta cũng phải giết hắn".

      Trưởng Tôn hoàng hậu nghe xong không nói năng gì trở về hậu cung, sau đó mặc triều phục, mũ phượng xiêm mây, đến yết kiến Thái Tông, rồi hành lễ quân thần. Thái Tông thấy vậy rất buồn hỏi:
      • "Mới vừa rồi ở đây, sao giờ lại nghiêm trang như thế này?"

      Trưởng Tôn hoàng hậu nói:
      • "Chúc mừng hoàng thượng, bệ hạ là vị minh quân. Bởi vì người xưa có nói rằng 'chủ minh thần trực' (vua sáng thì bề tôi chính trực). Có người dám mạo sinh tử để đề xuất ý kiến với bệ hạ thì có nghĩa là bệ hạ là một vị quân chủ hiền minh".

      Đường Thái Tông nghe vậy nghĩ, đúng rồi, mình là minh quân, nên vui mừng lắm. Thế là không còn suy nghĩ muốn sát hại Ngụy Trưng nữa.

      Như thế có thể nói rằng,
      • Ngụy Trưng can gián chính là cương trực,
      • còn Trưởng Tôn hoàng hậu can gián lại nói "chủ minh thần trực", dùng phương thức này can gián, chính là phương thức ôn nhu của phụ nữ, có thể thấy hiệu quả còn tốt hơn.


    Đương nhiên cũng không bài trừ cái cương đó. Bởi vì chúng ta nói đến cái Thuận này, chính là "Ông già làm gì cũng đúng". Trong đó còn có cái cương. Bạn "thuận" bởi vì họ làm đúng, do đó bạn không thể thuận theo họ làm việc xấu. Bất kể là chồng hay cha, Đệ tử quy (Phép tắc người con) có dạy:
    • "Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi" (Thân hữu quá, gián sử canh)

    Họ có lỗi có sai lầm, bạn cần khuyên họ sửa chữa, quy chính, nhưng cần
    • "Mặt ta vui, lời ta dịu" (Di ngô sắc, nhu ngô thanh).
    Khi họ không vui, không nghe thì không nói, đợi khi họ vui vẻ thì nói tiếp:
    • "Khuyên không nghe, vui can tiếp" (Gián bất nhập, duyệt phục gián)




    Người vợ tốt không phải là chịu ấm ức cầu toàn.

    • Mọi người cũng biết nước Tề có tể tướng Yến Anh. Ông là người rất thấp bé nhưng lại có thể làm tể tướng của một nước. Một lần Yến Tử ngồi xe đi ra ngoài, người đánh xe cho ông có vẻ đắc chí, diễu võ dương oai, vợ anh ta nhìn thấy. Đến khi người đánh xe trở về thấy vợ đang thu dọn hành lý bèn hỏi:
      • "Nàng làm gì đó?"

        "Tôi về nhà mẹ, không muốn ở với anh nữa".

        "Tại sao lại như thế?"

        "Anh xem Yến Anh đó, làm tể tướng, ngồi trong xe mà bình thản hòa ái như thế. Anh là người đánh xe, có gì ghê gớm mà diễu võ dương oai đắc chí. Anh làm như thế sẽ gây họa, tôi không sống với anh nữa".

      Anh phu xe ngẫm nghĩ:
      • "Ừ, cũng đúng thật, nếu gặp phải một ông quan lớn, đắc tội với ông ta, tuy ông ấy không dám làm gì tể tướng nhưng ông ta sẽ trị được mình. Chẳng phải tự gây họa đó sao?"

      Thế là anh phu xe vội vàng nói:
      • "Nàng chớ đi, tôi sẽ thay đổi".

      Từ đó anh phu xe đánh xe không còn vênh vang như trước nữa, rất bình thản và hòa ái. Yến Anh thấy anh phu xe thay đổi như vậy thì ngạc nhiên hỏi nguyên do. Anh ta kể lại vợ anh ta đã nói như thế nào. Yến Anh nghe vậy thấy người phu xe này biết lỗi liền sửa chữa thay đổi, là một người có đức. Hơn nữa trong nhà lại có một người vợ hiền, là một nhân tài. Vì vậy Yến Anh bèn tiến cử anh phu xe làm quan.


    Bạn xem người này có tốt không, bởi vì anh ta có một người vợ tốt như thế này, nên một người phu xe được làm quan. Tại sao? Không biết mọi người có biết những tham quan bị bắt đó, rất nhiều người trên tòa đã oán hận vợ, bởi vì các bà vợ nhận quà, lễ rất ghê, khiến họ bước đến vực sâu. Đó không phải là người vợ hiền. Giả sử có người vợ hiền không để chồng nhận quà cáp, để chồng làm một người lãnh đạo đàng hoàng tạo phúc cho người dân một vùng thì tốt biết bao.


              
    "Vợ hiền thì chồng ít họa, con hiếu thì cha yên lòng",
    người vợ tốt thì người chồng có phúc.

              





    (Bài viết dựa trên các bài giảng của chuyên gia giáo dục văn hóa truyền thống Đồng Hân)
    Thanh Hà (biên dịch)
    Theo Đổng Hân - zhengjian.org

    https://www.ntdvn.com/giao-duc/giao-duc ... -1190.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”