Giáo dục 'lấy trẻ em làm trung tâm' làm tăng sự ích kỷ trong con người

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Giáo dục 'lấy trẻ em làm trung tâm' làm tăng sự ích kỷ trong con người

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





              
    Giáo dục 'lấy trẻ em làm trung tâm'
    làm tăng sự ích kỷ
    trong con người

    _________________________
    Vân Hải _ 21/05/21
              



    Trong khi tìm giải pháp cho một nền giáo dục đang xuống cấp, phương pháp “lấy trẻ em làm trung tâm” ra đời có vẻ như là phao cứu sinh khỏi sự trượt dốc trong giáo dục tri thức. Nó đem lại cho học sinh sự thoải mái, hứng thú nhất thời nhưng lại ẩn chứa chất dinh dưỡng cho tính bản ác trong con người phát triển. Như vậy, cái được chẳng bù cho cái mất.

    Từ xa xưa trong Nho gia đã có quan điểm nhận thức, con người ngoài tính bản thiện ra còn có tính bản ác (Nhân chi sơ tính bản thiện, nhân chi sơ tính bản ác). Chữ Nho (), do hai chữ Nhân ( – người) và Nhu ( – sự cần thiết) hợp thành, cũng chính là ý tứ “sự cần thiết để làm người”. Giáo dục trẻ em chính là
    • làm sao để hoàn thiện nhân cách đạo đức làm người,
      đồng thời ước chế tính bản ác của mình, để nó không vượt khỏi tầm kiểm soát khỏi những quy phạm đạo đức con người.


    Nhiều nhà giáo dục theo chủ nghĩa tiến bộ tuyên bố rằng giáo dục cần lấy trẻ em làm trung tâm, cho phép trẻ em tự tìm tòi để tìm ra đáp án. “Lấy trẻ em làm trung tâm” là trẻ em có thể lựa chọn học môn gì và không học môn gì tùy theo hứng thú của mình, giáo viên cũng cần phải biết những môn nào trẻ em quan tâm, hứng thú.

    Quan điểm này thoạt nghe tưởng là đúng nhưng nó có sai lầm nghiêm trọng. Trẻ em thường có tri thức nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, sẽ không đủ năng lực phán đoán nội dung trọng yếu nào cần phải học. Vì vậy, vai trò của giáo viên là nhận trách nhiệm dẫn dắt, định hướng học sinh, giúp trẻ em liên tục vượt qua tầm nhìn hạn hẹp và hứng khởi nông cạn của bản thân. Còn phương pháp “lấy trẻ em làm trung tâm” chính là giáo viên hùa theo hứng khởi nông cạn của học sinh, điều này sẽ chỉ khiến cho trẻ em mãi không trưởng thành được, những giáo viên như vậy là đang lừa gạt phụ huynh học sinh, thực ra cũng là vô trách nhiệm đối với xã hội.

    Những tri thức trong sách giáo khoa truyền thống được tích lũy từ nền văn minh hàng nghìn năm của nhân loại, trong khi trẻ em còn ít tuổi, tri thức còn hạn hẹp làm sao trong thời gian ngắn có thể tìm ra đáp án? Có thể tự mình tìm tòi? Có thể tự mình quyết định muốn học gì thì học? Phương pháp dạy học “lấy trẻ em làm trung tâm” thực ra làm cho trẻ em không lĩnh hội được tinh hoa tri thức đã được đúc kết từ hàng ngàn năm của nhân loại. Làm giảm vai trò của người giáo viên trong quá trình giáo dục, ngăn trở người lớn truyền thừa lại những giá trị văn minh tinh thần cho đời sau.



    Hậu quả của giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

    Hội nghiên cứu xã hội đã điều tra ở nhiều quốc gia trên thế giới, cho thấy hiện nay xuất hiện xu hướng người trưởng thành bị ấu trĩ. Những cá nhân ngoài 30 tuổi mà vẫn chưa trưởng thành, ở Việt Nam tình huống này cũng càng ngày càng phổ biến. Nếu chú ý một chút trong cuộc sống thì gặp rất nhiều tình huống như vậy.
    • Cô con gái đã 33 tuổi vẫn chỉ chờ mẹ nấu cơm, không muốn lấy chồng vì sợ vất vả.
    • Cậu con trai được cha mẹ ở nông thôn vất vả nuôi học đại học xong, tìm được việc làm ở Hà Nội, ngày rảnh thì đi chơi ăn nhậu, cả năm về nhà được một lần. Có lẽ trong cuốn sổ học bạ cậu ta mang theo không có môn học là chữ “Hiếu”.
    • Có cậu con trai 30 tuổi đã lấy vợ và có con, nhưng việc chăm vợ và nuôi con cứ như là trách nhiệm của mẹ, còn mình thì đi làm theo ý thích của bản thân, hết tiền lại xin mẹ, cũng không để ý rằng mẹ mình đi làm vất vả ra sao, trong khi còn phải nuôi em trai đi học.
    • Ở một hoàn cảnh khác, cô con gái cũng hơn 30 tuổi đã lấy chồng và có con vài tuổi rồi nhưng không hề biết chăm con và trợ giúp chồng, cơm nước hằng ngày để mẹ nấu và chăm con giúp, còn bản thân mình ngoài giờ làm ra thì đi chơi uống nước với bạn, gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.


    Những đứa trẻ được dạy hãy lấy mình làm trung tâm, khi lớn lên chúng sẽ không biết nghĩ cho cha mẹ, càng không bao giờ biết nghĩ cho người khác. Chúng chỉ quan tâm bản thân chúng, lấy cái tôi cá nhân làm trung tâm để đo lường tốt xấu. Sự ích kỷ của bản thân được thể bành trướng, người đó chỉ quan tâm đến lợi ích thiết thân, người nào có lợi cho mình thì đó là người tốt, ngay cả khi người đó buôn bán ma túy hay giết người phóng hỏa. Còn người nào động đến lợi ích thiết thực của bản thân, cho dù người đó hành xử đúng pháp luật, đúng đạo lý làm người, hay là người thiện lương đi chăng nữa, thì đó vẫn là người xấu.

    Sự ích kỷ làm cho quan niệm người ta bị méo mó, ích kỷ làm cho người ta sùng bái vật chất và sa đọa nhân tâm. Một sinh mệnh bị đào thải cũng bắt đầu từ sự ích kỷ. Giáo dục truyền thống dạy con người rộng lượng, nghĩ cho người khác, tôn sư trọng đạo, còn bụng dạ hẹp hòi là kẻ tiểu nhân. Giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm” lại là mảnh đất cho cái tôi cá nhân phát triển, nuôi dưỡng cho sự ích kỷ của con người.

              

    Giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm” lại là mảnh đất cho cái tôi cá nhân phát triển,
    nuôi dưỡng cho sự ích kỷ của con người.

              




    Phần đông học sinh ngày càng dốt hơn

    Giáo viên nào cũng muốn có một môi trường dạy học vui vẻ, và lấy trẻ em làm trung tâm cũng không phải hoàn toàn không có tác dụng, nhưng để có thể có hiệu quả thì phải ở một hoàn cảnh đặc thù. Chẳng hạn như lớp đó là tập hợp những trẻ em thiên tài, lớp học của những thần đồng, còn nếu áp dụng trên diện rộng thì chính là phản tác dụng.

    Ở trình độ phổ thông thì người giáo viên vẫn phải giữ vai trò là chủ đạo. Nhưng có người sẽ so sánh phương pháp giáo viên giữ vai trò chủ đạo sao vẫn không hiệu quả hơn phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”? Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi có câu nói nổi tiếng:
    • “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi”.
    Nguyên nhân của sự không hiệu quả không phải do người giáo viên giữ vai trò chủ đạo nên không phát huy được tính tích cực của học sinh.

    Giáo viên giữ vai trò chủ đạo, học sinh tích cực học và tự giác làm bài vẫn là điều thường thấy ở những lớp chất lượng tốt. Việc hạ thấp chất lượng giáo dục để phổ cập mới là con dao hai lưỡi, có nhiều người hơn được đi học, được biết chữ nhưng lại làm giảm đi nhân tài cho xã hội và đất nước. Trong một lớp chỉ có vài em khá giỏi là theo học được giáo án tiêu chuẩn, còn lại số đông là học không tiếp thu được, dẫn đến việc giáo viên phải liên tục hạ thấp giáo án giảng dạy, điều này làm cho những học sinh khá giỏi cũng theo đó mà dốt đi.




    Giáo dục là để làm người

    Cách dạy “lấy trẻ em làm trung tâm” với lý do là tạo hứng thú cho học sinh, sự thoải mái để các em có sự độc lập suy nghĩ. Trong bản chất con người,
    • cái thiện thì khó học khó thực hành
      còn cái ác thì chỉ cần phóng túng bản thân thì lập tức phát tác.
    Cái thiện, cái bản chất tốt đẹp nằm ở trong tinh thần, ở những giá trị quy phạm đạo đức làm người. Còn cái ác thường chi phối cảm xúc, các giác quan con người.

    Người xưa dạy người đi học cần phải có tâm ngay chính, sự điềm tĩnh mới mở ra trí tuệ sáng suốt. khi ngồi học cũng cần phải tâm bình khí hòa. Sự khó khăn trong bài học là rèn luyện tinh thần, một tinh thần mạnh mẽ mới có thể
    • ước chế vững chắc các ham muốn dục vọng,
      ước chế được mặt bản ác của bản thân
      mới có thể làm được người tốt, trở thành bậc quân tử có ích cho xã hội.


    Nếu như trẻ em chỉ vì hứng thú mà học, thoải mái mới học vậy khi không thoải mái, khi gặp chuyện khó khăn liền không học nữa chăng? Gặp bài toán khó liền bó tay không suy nghĩ nữa, công việc khó liền tìm cách đẩy cho người khác. Khi chịu áp lực về tinh thần một chút đã chán nản, thi trượt đại học thì muốn tự tử. Tất cả tình huống đó chẳng phải vì giáo dục luôn “lấy trẻ em làm trung tâm” hay sao?

    Người xưa có câu “nghiêm sư xuất cao đồ”, thầy nghiêm thì sẽ có trò giỏi. Trong giáo dục hiện nay, hỏi xem có bao nhiêu người có thể thành thật nói lên rằng: “Trong suốt quá trình đi học tôi chưa bao giờ quay cóp gian lận”? Những thế hệ tri thức đã nghỉ hưu họ thường ôn lại kỷ niệm bằng câu nói: “Thế hệ chúng tôi là những người học thật bằng thật”. Thời kỳ đó đi học họ đâu có được làm trung tâm.

    Trong khi tìm giải pháp cho học sinh tiếp nhận tri thức, phương pháp “lấy trẻ em làm trung tâm” ra đời có vẻ như là phao cứu sinh cho một nền giáo dục đang xuống cấp. Nó đem lại cho học sinh sự thoải mái, hứng thú nhất thời nhưng lại ẩn chứa chất dinh dưỡng cho tính bản ác trong con người phát triển. Như vậy, cái được chẳng bù cho cái mất.





    Vân Hải

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/giao-duc- ... 84412.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”