Thực hành tu Thiện – Đời sống hạnh phúc

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Thực hành tu Thiện – Đời sống hạnh phúc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





              
    Thực hành tu Thiện
    – Đời sống hạnh phúc

    _________________________
    Vân Hải _ 22/05/21
              




    Khi tìm hiểu và làm các thí nghiệm khoa học về hạnh phúc, nhà sinh vật học phân tử người Pháp Matthieu Ricard đã phát hiện ra người thực hành tu Thiện là người hạnh phúc nhất. Khổ đau thường là do chính mình không đủ Thiện để hóa giải, chứ không phải do người khác cố ý tạo ra cho mình, thực hành tu Thiện bạn sẽ sống đơn giản và hạnh phúc hơn.

    Hai vợ chồng tuổi trung niên, gia cảnh không được dư giả nên người vợ rất tiết kiệm trong chi tiêu, trong khi đó người chồng trên đường đi làm về mua đồ ăn lại cứ hay mua nhiều, đồ ăn nhiều khi bị hỏng phải vứt bỏ. Vì thế mà hai vợ chồng thường xuyên cãi nhau vì việc này, qua mấy năm rồi mà người chồng vẫn tính nào tật nấy, người vợ bực mình lắm, tiền đã không có mà chồng cứ hoang phí.

    Một hôm cũng vì chồng mua quá nhiều rau, lại xảy ra cãi nhau, người vợ lớn tiếng:

    – Em đã dặn anh bao nhiêu lần rồi, sao anh không nghe em nói vậy?

    – Thừa còn hơn thiếu, không ăn hết thì mai kia ăn…

    Hai người đấu khẩu một lúc thì không ai nghe ai nói nữa, người vợ vẫn hậm hực, vì đồ ăn là rau tươi đâu có để lâu được, nhà chỉ cần 2 bó rau là đủ, đằng này mua hẳn 5 bó. Càng nghĩ càng bực mình, bao năm rồi mà cứ chứng nào tật nấy. Đang suy nghĩ, người vợ chợt nhớ đến có một người bạn ban đầu cũng thường xuyên mâu thuẫn với chồng, sau khi gặp được pháp môn tu luyện hay tu Phật gì đó thì vợ chồng họ trở nên hòa thuận. Gia đình họ bây giờ cũng sống rất hạnh phúc.

    Người vợ bèn đi sang thăm người bạn, hai người tâm sự với nhau được hai tiếng thì giờ đã muộn. Khi về được người bạn tặng một cuốn sách, nói rằng bí quyết là ở trong cuốn sách này. Người vợ về nhà giở sách ra đọc, càng đọc càng cảm thấy hay: Đạo lý này sao giờ mình mới biết? Pháp lý này nói đúng vấn đề của mình rồi! … cứ thế đọc thâu đêm đến sáng mà không thấy mệt mỏi gì. Chị tranh thủ đọc vào buổi tối, ba ngày sau đọc hết hoàn toàn cuốn sách.

    Đang ngẫm lại về những pháp lý kì diệu mình vừa đọc, trong tâm không khỏi hoan hỷ, bỗng nghe tiếng chồng bên ngoài nói vọng vào: - Thịt anh mua về đây này, em ra lấy nấu luôn bữa này đi, nhà mình không có gì ăn nữa đâu. Người vợ chạy ra, thấy một túi thịt to chừng khoảng 3kg, mắt trừng lên nhìn chồng.

    - Sao anh mua nhiều thế này, nhà mình có 3 người ăn bao giờ cho hết?

    - Anh cũng định mua 1 cân thôi, nhưng thấy người đó không bán được hàng, trời lại nắng nên anh mua thêm cho họ. Người chồng giải thích

    Người vợ cảm thấy cơn bực mình sắp bùng lên, nhưng có một ý nghĩ kéo chị bình tĩnh lại, trong đầu lúc này như chính tà đang giằng co nhau. Một bên thì nghĩ có cách gì trị ông chồng này một trận mới chừa được cái thói mua nhiều hoang phí này. Một bên thì nghĩ mình vừa đọc kinh sách Phật Pháp, trong sách dạy cần đối xử tốt với người khác, nghĩ cho người khác. Sau một lúc làm việc, cơn giận đã nguôi đi, ngẫm lại hai vợ chồng từ trước tới nay cái gì cũng đồng tình thuận ý, sao chỉ mỗi cái việc này mà lại thành cãi nhau như vậy.

    Người vợ suy nghĩ với điều vừa đọc trong sách: “- Nghĩ cho chồng mình thì là nghĩ như thế nào đây? Người ta nói non sông dễ đổi bản tính khó dời, muốn chồng thay đổi hẳn rất khó. Thay vì cứ cãi nhau với chồng thì có lẽ tìm cách giải quyết đồ ăn bị dư thừa kia”. Sau đó người vợ nghĩ ra một cách, cứ khi nào chồng mua nhiều đồ ăn, người vợ chỉ giữ lại đủ đồ ăn cho cả nhà, còn lại đem chia cho hàng xóm.

    Sau vài lần như vậy, người chồng hỏi vợ:

    – Anh mua nhiều quá hay sao mà em cứ phải cho bớt đi thế?

    Người vợ nói:

    – Đúng vậy, nhà chúng ta có 3 người ăn không hết sẽ lãng phí.

    Người chồng thản nhiên nói:

    – Thế à! Sao trước đây em không nói với anh điều này. Giờ em muốn mua gì thì ghi vào giấy, để trong túi khi mua anh sẽ giở ra xem.

    Người vợ suýt nữa lại cãi nhau một trận với chồng, trong đầu hiện rõ lên từng chữ: “Ai bảo là là không nói, nói suốt mà không hề nghe, giờ còn bảo vợ không nói”. Nhưng lần này người vợ nén lại được, đặc biệt là thái độ của chồng rõ là đang muốn sửa đổi nên người vợ không tranh cãi nữa, chỉ nói một câu: -Vâng ạ, mai em sẽ viết giấy.

    Từ đấy người chồng gần như không bao giờ mua nhiều như trước nữa, thường mua đúng số lượng vợ đã ghi vào tờ giấy. Về sau, người hàng xóm khi có đồ ngon cũng thường hay đem qua cho hai vợ chồng.

    Vậy là từ một việc mua hoang phí và hay cãi lộn với nhau, người vợ sau khi đọc cuốn kinh sách, trong tâm suy nghĩ làm sao để thực hành được cái Thiện như trong sách giảng. Cô không nhìn vào khuyết điểm của chồng nữa, chỉ tìm cách khắc phục khuyết điểm đó. Không ngờ chồng lại thay đổi được, không chỉ gia đình trở lại hòa thuận mà lại thêm được tình hữu hảo hàng xóm.

    Sau sự việc đó, người vợ vui vẻ đến nhà người bạn để cảm ơn. Qua cuộc trò chuyện, người vợ nhận thức càng rõ ràng hơn vấn đề của mình. Thực ra chồng cô mua nhiều đồ ăn không phải do tính hoang phí, mà thấy người khác bán mãi không hết hàng nên muốn mua giúp cho người đó, để người đó có thể nhanh chóng về với gia đình. Đấy là cái Thiện trong con người của chồng, nhưng lại bị cô cho là tính xấu. Nếu không có cuốn sách của bạn cho mượn thì không biết đến bao giờ vợ chồng cô mới có thể hòa thuận trở lại.

    Trong bao năm qua, cô chỉ nghĩ rằng Thiện là bố thí, là giúp đỡ người khác. Cô không có tiền bố thí, nhưng cũng phục vụ chồng con, cũng giúp đỡ nhiều người khác, nhưng sao vẫn không được hạnh phúc như người ta nói. Giờ cô mới minh bạch đấy chỉ là một phần vô cùng nhỏ của Thiện. Không để ý đến khuyết điểm của người khác, và giúp họ khắc phục khuyết điểm ấy cũng là một cảnh giới khác của Thiện. Trong tâm cô bây giờ thật sự cảm thấy hạnh phúc, vì không chỉ vợ chồng hòa thuận, công việc cũng rất thuận lợi suôn sẻ vì cô cũng thực hành tu Thiện với đồng nghiệp của mình.





    Vân Hải

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/thuc-hanh ... 84688.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”