8 đại quý tướng của người có cảnh giới cao

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

8 đại quý tướng của người có cảnh giới cao

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • 8 đại quý tướng
              
    của người có cảnh giới cao

    _____________________________
    Hoàng Mai _ 13/09/20





    Người xưa nói:
    • "Nam rung đùi nghèo, nữ rung đùi hèn".
    Nghĩa là ngồi mà không ngay ngắn nghiêm túc, lắc người rung đùi thì đó là tướng nghèo hèn…


    Con người sống trên đời thì mỗi người có một cách sống riêng. Những người cao quý thường
    • thông qua đọc sách và tu thân
      để có thể nâng cao cảnh giới nhân sinh, tránh khỏi mơ hồ,
      từ đó sống có ý nghĩa, cả đời thọ ích.

    Người cảnh giới cao cũng có nhiều điều không làm, thà ăn một miếng đào Tiên, chứ nhất định không gặm một sọt hạnh nhân rữa. Họ toát ra một loại tinh thần cao quý...




    1_ Nghiêm trang vững chắc

    Quân tử trọng uy nghi, đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi.

    Người xưa nói:
    • "Nam rung đùi nghèo, nữ rung đùi hèn".
    Nghĩa là ngồi mà không ngay ngắn nghiêm túc, lắc người rung đùi thì đó là tướng nghèo hèn.

    Người xưa cho rằng, đi nhẹ nhàng vững chắc là quý tướng. Người đi vội vàng, chân như không chạm đất thì sẽ không phát đạt.

    Đi còn có một loại tình huống gọi là "rắn đi sẻ nhảy", tức là đi giống như rắn bò, không trên một đường thẳng, lắc lư sang trái sang phải, hoặc như chim sẻ nhảy nhót thì người xưa cho rằng đây là bại tướng, sẽ cùng khổ cả đời.




    2_ Khiêm cung lễ độ

    Đối với người thì
    • khiêm tốn, hòa ái, không tự ti không tự cao,
      hành vi, lời nói, cử chỉ cung kính và có lễ tiết.


    Người xưa nói:
    • "Bất kể làm người nào cũng không được có phong khí thế lợi.
      Bất kể làm nghề nào cũng không được có cái tâm thô tục phù phiếm".

    Làm người khiêm tốn nhỏ nhẹ thì ai ai cũng yêu thích. Người cuồng vọng tự đại, thô tục hoang dã, vô lễ thì ai nấy đều chán ghét.




    3_ Khởi đầu tốt đẹp thì kết thúc viên mãn

    Bất kể làm việc lớn việc nhỏ, đều
    • cần phải làm có đầu có đuôi,
      có thủy có chung,
      thiết thực chắc chắn,
      vững chí bền lòng.

    Nói chuyện, viết văn cần phải rành mạch, có logic. Điều này phản ánh một người có đầu óc sáng suốt, xử lý công việc tự nhiên sẽ biết được mức độ quan trọng và tiến độ có gấp gáp hay không, thế nên họ bận mà không loạn, gấp mà không rối.




    4_ Thiện lương, xót thương

    Thiện lương là quý tướng lớn nhất.
    Một người nếu tâm bất chính thì sự tình của anh ta cũng không đáng để nói đến nữa.


    Xót thương chúng sinh, cảm ân người, đó chính là quan tâm người, thiện đãi vạn vật, đó là độ lượng lớn, chính là điều gọi là "người bao dung thì có độ lượng lớn". Nếu một người chỉ nghĩ đến chút tư lợi bản thân thì sẽ không có triển vọng.




    5_ Thành thật thủ tín

    Thành tín là cái gốc làm người, đó là điều gọi là "quân tử trọng lời hứa". Nói lời phải giữ lấy lời, làm việc phải theo phép tắc.

    Nói chuyện cứ như trong mây mù, lúc thì "xe cán chó", lúc thì "chó cán xe", làm việc thì chỉ đông đánh tây, trước còn là hợp tác hữu hảo, chớp mắt lật mặt như không hề quen biết. Như vậy thì cuối cùng chịu thiệt chỉ có thể là chính mình.




    6_ Tầm nhìn thoáng đạt thoát tục

    Nhân tình thế thái có nóng có lạnh, thế sự luôn không được như ý. Người coi nhẹ, nhìn thấu nhân tình thế thái chính là người có tầm nhìn thoáng đạt, tâm bình khí hòa cũng là phong thái tiêu dao thoát tục:
              
    Sinh ra chẳng phải vì danh lợi
    Đài vàng nhàn hạ chỉ ngồi chơi
    Xin hỏi một câu cầu gì nhỉ
    Mỉm cười ngắm lá nhìn tuyết rơi...

              



    7_ Ôn hòa nhã nhặn

    Ôn hòa nhã nhặn là một vẻ đẹp trí tuệ, là một loại ưu nhã của người có học thức có tu dưỡng.

    Ôn hòa nhã nhặn là phong độ của nho sĩ xưa:
    • Cầm, kỳ, thư, họa, thi, từ, ca, phú;
    • lên ngựa giết giặc, xuống ngựa đọc sách.




    8_ Thận trọng giữ mình

    Người xưa nói:
    • "Đạo tự tu dưỡng bản thân, không gì khó bằng dưỡng tâm.
      Khó khăn của việc dưỡng tâm lại ở chỗ thận trọng khi ở một mình".

    Quân tử thận trọng khi ở một mình,
    • bên ngoài không lừa dối người, bên trong không lừa dối mình,
      trên không lừa dối trời,
      bên ngoài bên trong như một, quang minh lỗi lạc.

    Con người có tâm lý theo số đông (tâm lý bầy đàn), dễ bị mê lạc trong quần thể, dễ bị sa đọa trong phong thái xã hội không lành mạnh.

    Do đó, quân tử tự giữ mình,
    • nơi đông người thì giữ miệng, ở một mình thì giữ tâm,
      phải thận trọng khi ở một mình, còn phải thận trọng khi ở chỗ đông người.





    Tướng con người chia làm dung mạo và tâm hồn

    Cái đẹp của ngũ quan như hoa nở dưới nắng xuân, là cái đẹp trực tiếp. Còn vẻ đẹp tinh thần giống như hương thầm ẩn kín, cần chỗ dựa, phải dựa vào tu dưỡng mới có thể hiển hiện ra.

    Dung nhan có thể đẹp nhưng không che lấp được bản sắc. Khí chất có thể tạo dựng nhưng không rời xa được bản tính.

              
    Tâm có cảnh giới
    thì
    hành vi chính,

    lòng có thi thư
    thì
    khí chất tự thăng hoa.

    Tướng của tinh thần là một năng lực không trông thấy,
    năng lực này quyết định sức mạnh tinh thần của một cá nhân.

              




    Hoàng Mai _ theo Soundofhope

    https://www.ntdvn.com/van-hoa/8-dai-quy ... 20521.html
Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”