Hàng giả, hàng nhái : Sản phẩm của Pháp là « nạn nhân » thứ hai sau hàng Mỹ

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hàng giả, hàng nhái : Sản phẩm của Pháp là « nạn nhân » thứ hai sau hàng Mỹ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hàng giả, hàng nhái :
    Sản phẩm của Pháp
    là "nạn nhân" thứ hai sau hàng Mỹ

    _________________________________
    Thùy Dương _ ngày 20 tháng 11 năm 2019




              

    Tháng 05/2015, tập đoàn Kering của Pháp kiện Alibaba lên toà án liên bang Manhattan (Mỹ)
    vì tạo điều kiện cho việc kinh doanh hàng giả. Reuters

              


    Hàng giả, hàng nhái chiếm 3,3% trao đổi thương mại toàn cầu và ngày càng tăng mạnh, chủ yếu do sự phát triển của phương thức mua bán trên mạng, vận chuyển hàng qua đường bưu điện đã khiến công tác kiểm tra hải quan trở nên phức tạp.

    Theo số liệu chính thức trong báo cáo hồi tháng 03/2019 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) và Liên Hiệp Châu Âu, thị trường hàng nhái, hàng giả có tổng doanh thu lên đến 509 tỉ đô la/năm.

    Hàng hóa sản xuất tại Pháp là loại sản phẩm bị làm giả, làm nhái nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau hàng Mỹ, từ dược phẩm, quần áo, đến đồ chơi, thuốc lá … Theo Cơ quan châu Âu về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái gây thiệt hại 7 tỉ euro doanh thu cho nước Pháp, làm người Pháp mất 22.000 việc làm. Nổi tiếng về các ngành công nghiệp hàng xa xỉ, thời trang và phụ kiện, đồ trang sức, dược phẩm và thực phẩm, nước Pháp đã trở thành nạn nhân của nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái trên toàn cầu. Cứ 10 món hàng giả, hàng nhái bị thu giữ trên thế giới thì có 2 sản phẩm là nhái hàng Pháp.

    Trong khi đó, ngay tại nước Pháp, trong năm 2018, gần 5,4 triệu món hàng nhái, hàng giả bày bán trên đường phố, trong chợ đã bị thanh tra thị trường Pháp tịch thu.
    • Một trong những vụ gây tiếng vang nhất ở Pháp là trong một khu chợ nhỏ của chợ đồ cổ, đồ cũ Saint Ouen ngoại ô Paris hồi tháng 12/2018 : Thanh tra thị trường đã tịch thu gần 10.000 món hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng với tổng giá trị 2,6 triệu euro. Một con số cao kỷ lục, trong đó có
      • 1.225 chiếc áo khoác dán nhãn Canada Goose,
        8524 sản phẩm dán mác Lacoste,
        877 đôi giày và quần áo hiệu Nike …


    Trước đó một năm, cũng tại chợ Saint Ouen, vốn được mệnh danh là « thánh địa hàng nhái, hàng giả » tại Paris, hồi tháng 11/2017, 838 món hàng giả các thương hiệu cao cấp như
    • túi Louis Vuitton,
      đồng hồ Kenzo,
      áo Givenchy,
      quần áo Lacoste
    đã bị tịch thu và tiêu hủy.




    Hệ quả với doanh nghiệp và người tiêu dùng

    Đâu là những hệ quả đối với doanh nghiệp có hàng bị làm giả, làm nhái?
    Trong một phóng sự phát trên đài France 24 ngày 25/10/2019, bà Delphine Sarfati-Sobreira - tổng giám đốc UniFab, hiệp hội các nhà sản xuất, chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng nhái, hàng giả, cho biết :
    • « Hệ quả đương nhiên là có rất nhiều. Trước tiên là các hệ quả về kinh tế, và sau đó đương nhiên là hình ảnh của các doanh nghiệp trở nên xấu đi. Khi quý vị mua thuốc aspirine, nếu quý vị biết rằng thuốc của một hãng nào đó bị làm giả, thì đương nhiên là quý vị sẽ tìm mua thuốc của hãng khác mà quý vị biết là thuốc không có nguy cơ bị làm giả ».


    Còn đối với người tiêu dùng, hàng giả, hàng nhái có hại thế nào ?
    BàDelphine Sarfati-Sobreira giải thích tiếp :
    • « Đối với hàng giả, hàng nhái, các thí nghiệm không được tiến hành, tức là hàng không được kiểm định chất lượng. Đương nhiên là có nguy cơ về vệ sinh y tế. Và tùy theo mặt hàng, có thể có nguy cơ dị ứng trên da. Chẳng hạn đối với phấn mắt, kem chống nắng. Có những loại hàng giả, hàng nhái có thể là cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn, chẳng hạn phụ tùng xe hơi, thiết bị trên máy bay. Có thể có những mối nguy rất lớn, gây hậu quả nặng nề vì những sản phẩm này không được kiểm tra chất lượng ».


    Vậy thế nào là hàng giả, hàng nhái ?
    Tổng giám đốc UniFab, hiệp hội các nhà sản xuất, chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng nhái, hàng giả khái quát :
    • « Rất đơn giản. Ngay khi sản phẩm có chi tiết khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, ngay khi sản phẩm khiến người tiêu dùng nhầm sang một sản phẩm khác thì đó chính là hàng giả, hàng nhái ».


    Nhìn lại lịch sử, về câu hỏi hàng nhái xuất hiện lần đầu tiên khi nào, tổng giám đốc hiệp hội UniFab cho biết :
    • « Ồ, các sản phẩm làm nhái đầu tiên có từ thời Cổ đại. Đó là những nắp bình, nắp vò của La Mã. Vào thời đó, chúng được làm nhái để mọi người tin rằng loại dầu hay rượu đựng trong bình có xuất xứ từ vùng đó, trong khi trên thực tế là chúng được sản xuất tại một nơi khác. Những nắp bình, nút chai này được nhà thám hiểm dưới đáy đại dương, thuyền trưởng Cousteau tìm thấy gần Arles, cách nay vài chục năm ».





    Internet - kênh mới phân phối hàng nhái, hàng giả

    Tại sân bay Charles de Gaulle, hải quan đã thu giữ và tiêu hủy 1 triệu 130 ngàn bưu kiện hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên, trong một phóng sự phát trên đài France 24 ngày 25/10/2019, một nhân viên hải quan nhấn mạnh con số trên mới chỉ mà một phần nhỏ, bởi vì Hải Quan chỉ kiểm tra được một số lượng rất nhỏ các bưu kiện chuyển đến từ nước ngoài, đa phần là từ Trung Quốc. Và thường thì đây là hàng người tiêu dùng mua sắm trên các trang mạng internet.

    Theo một khảo sát Viện Ifop thực hiện cho hiệp hội UniFab, 37% số người được hỏi cho biết họ đã mua phải hàng giả mà không hề biết, chủ yếu là thanh niên vì đa phần họ có xu hướng mua hàng trên mạng internet. Theo các chuyên gia, internet, với sự bùng nổ của phương thức thương mại điện tử, đã trở thành một kênh mới chuyên phân phối hàng nhái, hàng giả. Báo Le Figaro cho biết 50% số vụ mua bán trái phép diễn ra trên internet. Tại Pháp, 30% hàng giả, hàng nhái xuất phát từ phương thương mại điện tử.

    Cơ quan châu Âu về quyền sở hữu trí tuệ cho biết hàng giả, hàng nhái chủ yếu
    • được xuất từ châu Á, nhất là Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất,
    • rồi được vận chuyển bằng tàu biển đến cửa ngõ châu Âu.
    • Khi đó, hàng được đóng thành từng bưu kiện tại các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albanie, Ukraina hoặc Maroc,
    • rồi được gửi qua đường bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh tới khách hàng ở các nước khác nhau.
    Do số lượng bưu kiện quá lớn, lực lượng hải quan lại có hạn nên rất nhiều hàng giả, hàng nhái qua được cửa ải kiểm tra trót lọt để đến tay người tiêu dùng.




    Mặt hàng nào bị làm giả nhiều nhất ?

    Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là các loại mặt hàng nào bị làm giả nhiều nhất ? Theo một báo cáo hồi tháng 03/2019 của Cơ quan châu Âu về quyền sở hữu trí tuệ, các mặt hàng bị làm giả nhiều nhất là
    • giày (22% lượng hàng bị thu giữ),
    • quần áo (16%),
    • đồ da (13%),
    • tiếp theo đó là hàng điện tử (12%),
    • đồng hồ (7%),
    • thiết bị y tế (5%),
    • nước hoa và mỹ phẩm (5%),
    • đồ chơi (3%),
    • trang sức (2%),
    • dược phẩm (2%) …


    Hàng xa xỉ của những thương hiệu nổi tiếng hay bị làm giả hơn là các sản phẩm thông thường ?
    Không hẳn là vậy ! Tổng giám đốc UniFab giải thích :
    • « Hoạt động làm hàng giả, hàng nhái đã thay đổi hoàn toàn. Họ đã chuyển từ giai đoạn sản xuất thủ công sang giai đoạn sản xuất công nghiệp. Hiện giờ, các sản phẩm bị làm giả, làm nhái nhiều nhất lại là các sản phẩm tiêu dùng thông thường. Chúng ta có thể nói đến dầu gội đầu, các sản phẩm vệ sinh thân thể, bút, bật lửa …

      Hoạt động làm hàng giả, hàng nhái đã thay đổi hoàn toàn. Đương nhiên là các mặt hàng xa xỉ vẫn bị làm nhái, làm giả nhiều, nhưng nếu quý vị nhìn thấy kho hàng giả, hàng nhái mà lực lượng hải quan tịch thu từ 5 năm nay, quý vị sẽ thấy là các sản phẩm tiêu dùng thông thường mới là những mặt hàng bị làm giả, làm nhái nhiều nhất ».


    Nhiều món hàng được làm nhái tinh vi đến mức rất khó để xác định đó là hàng thật hay hàng giả. Tuy nhiên, bà Delphine Sarfati-Sobreira cũng có một vài gợi ý cho người tiêu dùng :
    • « Rất là khó, bởi vì không có mẹo gì giúp quý vị xác định xem liệu một sản phẩm có phải là hàng giả, hàng nhái hay không. Trái lại, quý vị cần để ý xem có lỗi chính tả trên nhãn mác, bao bì sản phẩm hay không, bởi vì nhiều hàng giả được sản xuất tại Trung Quốc, đôi khi người ta viết sai chính tả vì hệ chữ viết của người Trung Quốc khác chúng ta.

      Ngoài ra, cũng có một yếu tố cho phép chúng ta xóa bỏ mọi mối nghi ngờ. Quý vị luôn phải đặt câu hỏi là liệu quý vị có mua một sản phẩm tốt đúng điểm bán tốt hay không.
      • Nếu quý vị mua một món đồ xa xỉ ở chợ, thì quý vị có thể chắc chắn 100% đó là hàng giả.
        Nếu quý vị mua dược phẩm ở chợ, thì cũng như vậy.
        Khi quý vị mua hàng trên mạng internet, để mua được một sản phẩm chính hãng, thì quý vị cần vào trang chính thức của hãng.
      Nếu trong đầu quý vị đã gợn lên một mối nghi ngờ, thì chắc chắn đó là hàng giả, hàng nhái ».





    http://vi.rfi.fr/phap/20191206-hang-gia ... hai-sau-my
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1323
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Hàng giả, hàng nhái : Sản phẩm của Pháp là « nạn nhân » thứ hai sau hàng Mỹ

Bài viết bởi NTL »

*

Hàng giả làm ra để bán cho cái đám hoậc nghèo nhưng thích bảnh thích sang. hoặc giàu nhưng kẹo kéo.
Một cái xách tay thứ thiệt thứ dữ hầu như không tạo thêm giá trị cho người đang dùng nó (đeo vai, cầm tay...)
nhưng... y hình (dà bị hổng chắc) nó có khả năng tạo một ảo tưởng lọc lừa : lòng tự tin, và dĩ nhiên là... khả năng tạo ảo tưởng này chỉ có ở người thiếu thốn tự tin (nghĩa là đức tin về giá trị của mình) nên mới phải tìm ra bằng cách xài hàng de luxe. Đây là lý do vì sao hàng luxe được ưa chuộng và vì sao chúng bị giả mạo quá nhiều.

Lú không bao giờ xài hàng luxe.
Đeo cái túi vô sở làm, chúng xúm dô khen đẹp, biểu đồ giả hổng đứa nào tin.
Rồi cũng cái túi ấy đeo ngoài đường, biểu đồ thiệt thì chúng nhỉnh mũi ngó mình như quái vật.
Sau cùng thì.... cái túi nớ là hàng thiệt, xách từ Paris về. hổng phải mua heng (ngu chi mà mua) nhưng là đồ tặng.

Thành ra.... giá trị một món hàng hổng phải là số tiền mình bỏ ra nhưng là cái thực dụng thiết thực của món đồ, hoậc cái hạnh phúc nó mang lợi cho người dùng nó. Nhưng... coi chừng, món đồ ấy còn phải fit với giá trị nhơn bản, với social level, với quần áo giày dép mang trên người, cách nào đó phải xứng hợp với nhau, nghĩa là phải có classe.

Classe không hẳn chĩ là những phụ tùng lỉnh kỉnh, nhưng còn là cách đi đứng ăn nói hành xử thích hạp
Bị vậy, vì thế, cho nên... lóng rày đám tàu phù giàu xổi lên mới gởi con gởi cháu tới những trường huấn nghệ để biến chúng thành mênh phụ phu nhơn.

Ai nói tiền không làm nên giá trị con người là nói nhảm !
Và phải có tiền mới có hàng hiệu.
Ta hổng có tiền nên xài hàng giả may ra lên tinh thần được chút nẹo (rồi thắc thỏm lo ra hàng dỏm bị nhận diện)

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5388
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Hàng giả, hàng nhái : Sản phẩm của Pháp là « nạn nhân » thứ hai sau hàng Mỹ

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    NTL đã viết: Thứ bảy 30/11/19 19:43 Một cái xách tay thứ thiệt thứ dữ hầu như không tạo thêm giá trị cho người đang dùng nó (đeo vai, cầm tay...)
    nhưng... y hình (dà bị hổng chắc) nó có khả năng tạo một ảo tưởng lọc lừa : lòng tự tin, và dĩ nhiên là... khả năng tạo ảo tưởng này chỉ có ở người thiếu thốn tự tin (nghĩa là đức tin về giá trị của mình) nên mới phải tìm ra bằng cách xài hàng de luxe


    Dạ em đồng ý với chị, manh áo không làm nên thày tu :lol:


              
Bài viết: 769
Ngày tham gia: Thứ sáu 12/06/15 21:02

Re: Hàng giả, hàng nhái : Sản phẩm của Pháp là « nạn nhân » thứ hai sau hàng Mỹ

Bài viết bởi »

Bạch Vân đã viết: Thứ bảy 30/11/19 19:53
  •           

    NTL đã viết: Thứ bảy 30/11/19 19:43 Một cái xách tay thứ thiệt thứ dữ hầu như không tạo thêm giá trị cho người đang dùng nó (đeo vai, cầm tay...)
    nhưng... y hình (dà bị hổng chắc) nó có khả năng tạo một ảo tưởng lọc lừa : lòng tự tin, và dĩ nhiên là... khả năng tạo ảo tưởng này chỉ có ở người thiếu thốn tự tin (nghĩa là đức tin về giá trị của mình) nên mới phải tìm ra bằng cách xài hàng de luxe


    Dạ em đồng ý với chị, manh áo không làm nên thày tu :lol:


              
Nhưng đi tu mà không mặc áo thì chắc không tu được đâu. :mrgreen:

Nói chứ tui thấy quần áo hàng thượng hạng hiệu vẫn hơn hẳn hàng tiểu hiệu. Thí dụ trong bài viết chính có nói về áo lạnh mùa đông của Canada Goose, tui thì không có tiền mua loại này nhưng mấy đứa cháu đứa nào cũng có nên có lần tò mò mươn nó mặc để thử đi ra trời tuyết coi sao thì thấy nó khác hẳn với mấy cái áo winter jacket thường thường bậc trung nhẹ nhàng và ấm áp hơn hẳn.
Rồi những cái quần jeans tên tuổi mặt vải của nó vẫn mịn màng mặc vào thấy dễ chịu hơn nhiều.
Thành thử, theo ngu ý, ngoài cái tâm lý ra nó vẫn có những cái giá trị mà hàng thường không thể có.
Hình đại diện
Vi
Bài viết: 780
Ngày tham gia: Thứ năm 16/03/17 23:48

Re: Hàng giả, hàng nhái : Sản phẩm của Pháp là « nạn nhân » thứ hai sau hàng Mỹ

Bài viết bởi Vi »

Anh Tư :cafe: ,

Anh nhắc đến Canada Goose coat làm Vi nhớ hôm qua đi mall chơi Black Friday, thấy trogn tiệm bán hạ giá Canada Goose (made in canada), bình thương của nó hình như là 200 mấy thì phải, nhưng nó bán gía "door buster" chỉ có $69 . Vi cũng tới rờ thử , nó quá nặng và cồng kềnh, Vi mà mặc sẽ hết ... lớn nổi :)

Vi giờ thích cái gì trên mình nên gọn nhẹ và tiện dụng . Xin hết

Canada đang kéo tuyết qua bên này vào ngày mai & Monday . Ớn dễ sợ :)

---

Dear Chị Ngô :cafe: , Chị Bạch Vân :cafe: ,

Vi thấy topic này viết đúng y' mình, em chạy vô xin cà kê dê ngỗng một tí . Em đồng ý hoàn toàn với chị Ngô , chắc có lẽ vì em nghèo nên hông bao giờ mua hàng hiệu cao cấp hết trơn, nghĩ lại bỏ tiền ra cả ngàn đô mua chiếc xách thiệt là phí vô cùng :) .

Nhiều khi em nghĩ, người ta mua hàng hiệu thượng hạng như áo quần, giày dép quá nhiều rồi họ cất vào đâu nhỉ ? Em thuộc tầng lớp lao động miệt mài nên chẳng biết hàng nào là thiệt hàng nào là giả, nhìn người ta mang khoe vậy thì mình hay vậy . Đối với em chọn phụ nữ con gái đẹp là ở nét diệu hiền đôn hậu, chứ trôi son trét phấn , áo quần loè loẹt, bóp dài bóp ngắn ... họ trông điêu ngoa diêm dúa

Em quên,

hôm qua hôm kia gì đó thấy tin tức nói o^ng chủ louis Vuitton sẽ là người giàu nhất thế giới , vi nghĩ vu vơ, hmmm, chỉ có hàng thời trang, túi xách áo quần, trang sức nước hoa, giờ thêm thiết kế nội thất của Tiffany, làm sao ổng giàu dữ vậy ? Hông lẽ là nhờ các quý chị quý high class ?

Em nhớ, :)

Hồi xưa hình như thập niên 80, 90 Vi còn nhỏ thường theo anh chị Ba Mẹ đi chơi ở New York City , hồi đó muốn có thức ăn Việt thì phải lái xe 3.5 tiếng đồng hồ mới tới Chinatown, NY . Con đường chính ở Chinatown là Canal Street, bán toàn hàng hiệu cao cấp túi xách giả từ đầu đường giáp với Holland Tunnel cho tới cuô"i đường là cái cầu tên gì đó , gần bên cái câu này là toàn tiệm vàng .

Anyway, thời đó 90% người bán túi xách đồng hồ hàng giả là người Việt, họ làm đồng hồ giả ở thành phố bêN đây sông Hudson là Jersey City, đây là ổ làm và nhận hàng giả . Sau này chẳng hiểu sao lớp người Việt đứng đường Canal, Chinal Town biến mất chắc có lẽ họ bị cảnh sát bố ráp nhiều quá , họ làm ăn không được , hay là họ nhường địa bàn bán hàng giả cho tụi tàu .

Bẵng đi gần 20 năm em hông có dịp thăm New York nữa , gần đây em có thăm lại Freedom Tower, và có ghé lại Canal Street, dân đứng đường bán túi xách hàng hiệu giả toàn là dân Châu Phi (9 out 10 ) . Họ bán hàng không giống như người Việt mình năm xưa . Nguoi+` Việt thì bày công khai trên bàn hoặc treo trong kios nho nhỏ để rao bán , còn người đen châu Phi bây giờ họ cho cái túi xách ở trong bọc đen thật lớn (loại dùng đựng rác) , phần còn lại họ giữ trong xe van . Họ đứng đường rao bán tuii' xách qua cái poster với hình ảnh , etc . Nếu khách mua đồng ý giá ca? mặt hàng thì nó dẫn đến một corner gần đó lôi hàng từ trong cái bọc nilon đen .
Last edited by Vi on Thứ bảy 30/11/19 21:48, edited 2 time in total.
Bài viết: 769
Ngày tham gia: Thứ sáu 12/06/15 21:02

Re: Hàng giả, hàng nhái : Sản phẩm của Pháp là « nạn nhân » thứ hai sau hàng Mỹ

Bài viết bởi »

Vi đã viết: Thứ bảy 30/11/19 21:16
Anh Tư :cafe: ,

Anh nhắc đến Canada Goose coat làm Vi nhớ hôm qua đi mall chơi Black Friday, thấy trogn tiệm bán hạ giá Canada Goose (made in canada), bình thương của nó hình như là 200 mấy thì phải, nhưng nó bán gía "door buster" chỉ có $69 . Vi cũng tới rờ thử , nó quá nặng và cồng kềnh, Vi mà mặc sẽ hết ... lớn nổi :)

Vi giờ thích cái gì trên mình nên gọn nhẹ và tiện dụng . Xin hết
Hmm, C.Goose bên anh không cách chi có giá đó được. Loại bottom line của nó cũng >500$.
Cái C.G của đứa cháu anh kể ở trên nghe nó nói mua trên 1000 CAD anh mặc thấy very comfy and warm.

Nói lại chuyện hàng hiệu, anh vẫn nghĩ nếu bỏ thật nhiều tiền sắm những thứ gọi là phụ tùng như bóp/ví, dây nịt, đồng hồ thì không đáng nhưng có những thứ như giầy dép và nhiều khi quần áo thà bỏ thêm chút tì mua hàng tốt vẫn hơn.
Nhất là giầy, hồi trước tại hạ vốn có máu sáu kẹo nên cứ lựa những đôi thật rẻ để mua nhưng lúc thử chỉ đi có vài bước lên xuống trong tiệm thấy o.k nhưng khi đem về nhà đi thường xuyên thì chịu không nổi vì đau. Sau này có người dẫn đi mua và họ chọn cho những đôi khá chút thì ... wow một giời một vực đi vào và đi bên cạnh họ người cứ lâng lâng đi hoài không mỏi :lol:
Hình đại diện
Vi
Bài viết: 780
Ngày tham gia: Thứ năm 16/03/17 23:48

Re: Hàng giả, hàng nhái : Sản phẩm của Pháp là « nạn nhân » thứ hai sau hàng Mỹ

Bài viết bởi Vi »

Anh Tư, đúng vậy chọn giầy là chọn hàng ... hiệu chính tông, chứ mua giày lơ mơ bên China da cuả nó cứng lắm mang phồng chưn luôn :)

Mang giày vi thích hàng , nhìn hơi classic một chút giá tiền vừa túi , vậy mà cũng bị ... đau . Hai đôi mua năm trước năm sau, vậy mà đôi đen mang em chân, chạy vù vù không sao , còn đôi nâu cứng như nhựa mang cắt chưn quá trời .

Để Vi chạy xuống bếp, ra garage chụp hình rồi post lên gửi anh Tư xem cho vui :)
Bài viết: 769
Ngày tham gia: Thứ sáu 12/06/15 21:02

Re: Hàng giả, hàng nhái : Sản phẩm của Pháp là « nạn nhân » thứ hai sau hàng Mỹ

Bài viết bởi »

Vi đã viết: Thứ bảy 30/11/19 21:16 Canada đang kéo tuyết qua bên này vào ngày mai & Monday . Ớn dễ sợ :)
Bên anh đọc dự báo khí tượng thấy ngày mai cũng có tuyết mù mịt.

Hai tháng trước qua Cali, họ hàng bên đó cứ nói sao không move qua Mỹ ở cho ấm. Công nhận thời tiết Cali thấy mê thiệc nhưng ... lỡ làng rồi. Ngày xưa cũng vì ... tự ái nên từ chối vài "lời mời" bây giờ gặp lại họ đã thành đại gia, số họ may ;)

Cái ngồi suy nghĩ, cũng ở Mỹ nhưng có bao nhiêu người vẫn chọn sống ở New York, Buffalo, Minneapolis, Milwaukee vv...
Có người anh họ đi từ 75 và định cư luôn ở Minneapolis (chỗ này hình như cũng lạnh tàn nhẫn lắm) cho tới khi về hưu. Khi về hưu anh dọn về Florida sống cho ấm nhưng một thời gian sau lại nghe nói ảnh quành về Minneapolis.
Chắc là sống đâu quen đó.
Bài viết: 769
Ngày tham gia: Thứ sáu 12/06/15 21:02

Re: Hàng giả, hàng nhái : Sản phẩm của Pháp là « nạn nhân » thứ hai sau hàng Mỹ

Bài viết bởi »

Vi đã viết: Thứ bảy 30/11/19 21:54
Để Vi chạy xuống bếp, ra garage chụp hình rồi post lên gửi anh Tư xem cho vui :)
Nhớ mang giầy vào rồi chụp, thấy chưn mới tin nha j/k :lol:
Hình đại diện
Vi
Bài viết: 780
Ngày tham gia: Thứ năm 16/03/17 23:48

Re: Hàng giả, hàng nhái : Sản phẩm của Pháp là « nạn nhân » thứ hai sau hàng Mỹ

Bài viết bởi Vi »

Dear Nhà Nam,

Vi xin khoe vài hộc chứa giày cũ . Giày cao gót lễ hội đủ màu thì để riêng ở dưới basement vì mình cưng giày dạ hội hơn một chút :)
ngăn giày sneakers, boosts ngắn
Hình ảnh


hộc giày mùa thu
Hình ảnh

hộc giày màu hè và boosts cao cổ cho mùa tuyết . Trong này có một đôi mà cách đây 7 năm , anh Dzàng khen đôi ... chân đẹp ở Washington DC . Hổng biết anh Dàng có còn nhớ hông ? :)
Hình ảnh

bốn tủ sắt chứa đồ, vài hộc chứa đồ ăn khô, vài hộc chứa phụ tùng xe nhà, vài hộc chứa dầu bột, vài hộc chứa khuôn làm bánh, vài hộc chứa chứa lung tung xèng :)
Hình ảnh
Ba đôi giày thường mang trong mùa thu. Đố anh Tư vi thích đôi nào nhất, đôi nào êm chân nhất, anh đoán trúgn khen tài :)
Hình ảnh
Giày dép của vi trước khi vô nhà là phải cho vào hộc , không mang vô nhà sợ bụi dơ .

Vi mới sang gụ ngày hôm kia để đem tặng cho bà con hàng xóm bạn bè vài chai uống mừng thanksgiving
Hình ảnh

Hôm qua người ta đi mua sắm quá trời còn Vi thì tới HomeDepot mua vài chậu hoa 99 cents each, mua 10 chậu. Thát was it. Vi có mua thêm cái power wash, mang về gọi Anh Ba khoe , anh biếu đem trả lại ngay, vì nó useless, rốt cuộc mua buổi sáng, buối trưa phải return
Hình ảnh
Trả lời

Quay về “Văn hóa - Xã hội - Kinh Tế”