“Iberville có gì lạ không em?”

Trả lời
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3530
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

“Iberville có gì lạ không em?”

Bài viết bởi nắng thủy tinh »


“Iberville có gì lạ không em?”


– Em ơi, chiều nay chờ chị lúc 6h ở métro Jean-Talon nha, chị đưa em ít món mang về cho con bé làm quà.- Dạ chị, em chờ ở chỗ ông bán dzé chị hén.
….
– Chị Thúy ơi, thứ Bảy đi làm xong chiều ra chờ em ở metro St-Michel nhen. Em hấp mớ bánh bột lộc mang ra cho chị về ăn tối á.- Trời ơi, chi mà cực khổ vậy cô em tui, okie cám ơn em nha. Thứ Bảy này có lộc ăn vui hết biết luôn!

– Cô Truyền ơi, thứ Sáu cô đi làm ra mấy giờ?-
- Ờ, chắc cũng 5h như thường lệ, nhưng mùa đông áo quần quấn tùm lum chắc cũng 7h mới tới nhà. Có gì hong con?
- Dạ, con mới mua ít cà phê ở Jamaica, con tính đưa cô chú uống thử đó mà. Chờ con ở métro Iberville nha cô, ở đó có hai exit. Cô ra bên hướng đường Iberville nhen.
- Ơ …mà, cái métro này ở đâu vậy con, sao cô nghe …hong quen. Là màu xanh hay màu cam vậy con?
- Mèn ui…., là màu xanh mà xanh dương chứ hong phải xanh lá cây nhen cô.- (lẩm bẩm)….ờ xanh dương, mà ….con ơi, nó nằm ở đâu vậy con?
- ???

– Anh à, em có hẹn bác sĩ chiều nay. Anh đi làm ra đón em nhen. Ở metro Iberville đó.
- Ủa ….là chỗ nào?
- Mệt anh ghê, nhờ John còn dễ hơn nhờ anh.
- Thì con trai chở em đi mấy lần chứ anh có đi lần nào đâu mà anh biết.
- Thiệt tình!

Vậy đó, dễ như ăn cơm sườn mà tính ra không có bao nhiêu người biết đến Metro Iberville!. Nghe tên métro này, bà con cứ như ngờ ngợ một điều gì. Nhắc đến métro St-Michel, biết ngay! Nhắc đến métro Jean-Talon, là như chiếc lá thuộc bài! Nhưng nói đến métro Fabre hay métro Iberville, là hầu như ai nấy đều có vẻ lơ tơ mơ. Mà có xa xôi cách trở gì cho cam, chà ….viết đến đây tôi bỗng nhơ nhớ bài hát này “Ở hai đầu nỗi nhớ yêu và thương sâu hơn….Ở hai đầu nỗi nhớ nghĩa tình đằm thắm hơn !”. Thì cũng đơn giản lắm, như giữa hai đầu “nỗi nhớ Jean-Talon và St-Michel “, là Fabre và Iberville. Dễ ợt, đúng không nè!


Vậy, bây giờ…. “Iberville có gì lạ không em?”. Có đó nha. Mùa hè năm nay 2019, đã có hai tiệm bánh mì ra đời, đó là bánh mì Hà Nội và Cô Kiều. Mỗi nơi một “gu” khác nhau. Đã từ lâu, bánh mì Việt là món ăn không chỉ Á đông ưa chuộng mà Tây Mỹ cũng mê không kém. Đó là món “cơm tay cầm” không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Bạn có đồng ý với tôi không nào?


Bánh mì Hà Nội, hương vị paté đậm đà, thịt ướp rất thơm, vừa miệng và nước sốt có nét đặc trưng, rất riêng. Đồ chua xắt miếng vừa phải. Ở đây có bán nhiều loại bánh mì nhưng tôi vẫn thích bánh mì đặc biệt Hà Nội và “mê” paté nơi này. Bánh mì được gói trong một bao giấy dầu khá dày, cầm rất gọn tay. Nếu bạn sinh trưởng ở miền Bắc, thì dễ dàng nhận ra ngay hương vị quê hương mình.


Về phần bánh mì Cô Kiều, không thuần túy chỉ là bán bánh mì, mà là một restaurant với các món phở, cơm, bún đủ loại. Nhưng khi bước vào, vì nhìn bảng hiệu “Cô Kiều”, tôi cứ nghĩ chủ nhân là người Bắc, nhưng ngược lại, khi cô cất lời chào hỏi đon đả thì tôi mới biết mình “bé cái lầm”, cô cười rất tươi và với chất giọng đặc sệt Nam Bộ, nghe ngọt ngào, thân quen và gần gụi. Bánh mì của Cô Kiều rất ngon, nước sốt ngòn ngọt, thịt xắt có độ dày, đồ chua giòn nhai rau ráu. Quầy bánh mì của cô khá rộng rãi, nhìn rất bắt mắt. Nói chung hai tiệm bánh mì chỉ cách nhau chừng vài trăm mét, và mỗi “vị” bánh mì đều có nét “riêng” của mình.

Đi học về, đi làm về, nếu làm biếng chuẩn bị thức ăn cho buổi tối, hay là bài vở quá ngộp quá đầy thì hãy ghé ngang hai tiệm bánh mì “togo” vài ổ về là ấm lòng chiều đông ngay! À tôi còn quên một điều. Cả hai tiệm đều có món chè cả nhé,…nào là chè đậu, chè khoai môn, chè bắp, chè ba màu, thạch rau câu ….vv….rất là thơm ngon, “freshly” và còn thêm một yếu tố quan trọng nữa, rất ư sạch sẽ!


Mời bạn ghé qua dùng thử món “cơm tay cầm” chiều nay nha. Bạn có biết địa chỉ chưa? Chỉ cần bước ra khỏi métro vài bước thôi, là ….Yummmy!

VietPress
http://news.vndir.org/

------------------------

ps.: Chị Ngô ơi, nếu khi nào chị có giờ ghé Montreal thì ghé ngang đây mua bánh mì nhen hihi...... :giggles:
Trả lời

Quay về “Văn hóa - Xã hội - Kinh Tế”