Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21047
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »








Hận Đồ Bàn
Xuân Tiên



Rừng hoang vu!
Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
Ngàn gió ru
Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.

Vạc kêu sương!
Buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.
Đàn đóm vương
Như bóng ai trong lúc đêm trường về.

Rừng trầm cô tịch
Đèo cao thác sâu
Đồi hoang suối reo
Hoang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm
Tháng, năm buồn ngân...
Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca.

Người xưa đâu?
Mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu.
Lầu các đâu?
Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu.

Đồ Bàn miền Trung đường về đây...
Máu như loang thắm chưa phai dấu
xương trắng sâu vùi khí hờn căm...khó tan.
Kìa ngoài trùng dương
đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp!
Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...
Vượt khơi

Về kinh đô
Ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù ...
Triền sóng xô
Muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ ...

Tiệc liên hoan
Nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn
Dạ yến ban
Cung nữ dâng lên khúc ca Về Chàm.

Một thời oanh liệt
Người dân nước Chiêm
Lừng ghi chiến công
Vang khắp non sông.
Mộng kia dẫu tan.
Cuốn theo thời gian
nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non.

Người xưa đâu?
Mồ đắp cao nay đã sâu thành hào.
Lầu các đâu?
Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu




Đồ Bàn miền Trung đường về đây...
Máu như loang thắm chưa phai dấu
xương trắng sâu vùi khí hờn căm...khó tan.
Kìa ngoài trùng dương
đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp !
Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga...

Người xưa đâu ?



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21047
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »








Một Chuyến Bay Đêm
(Tâm Sự Cánh Bằng)

Hoài Linh & Song Ngọc



Giữa lòng trời khuya muôn ánh sao hiền,
Người trai đi viết câu chuyện một chuyến bay đêm.
Cánh bằng nhẹ mơn trên làn gió...
Đời ngây thơ xưa lại nhớ lúc mình còn thơ.

Nhìn trời cao mà reo, mà mơ ước như diều
Để níu áo hằng nga, ngồi bên dẫy ngân hà.
Giờ sống giữa lưng trời,
Đôi khi nhớ chuyện đời mỉm cười thôi...

Đêm nay chuyến bay trời xanh như màu áo
Đường Minh Đế nhàn du khắp tinh cầu,
Chạnh thương hai đứa giờ gối súng nơi nào
Lâu lắm chẳng gặp nhau.
Bạn bè dù cách xa nào khuây,
Tình nàng chưa nói nhưng mà say.
Giai nhân hỡi khóe mắt em u hoài
Theo tìm trong chuyến bay.

Có người hỏi phi công ước mơ gì?
Người ơi nhân thế muôn màu nào biết mơ ước chi?
Ước rằng từ khi tung nhịp cánh,
Tình ta yêu thương là gió... nhân tình của mây.
Ở đời ai hiểu ai, từng bay trắng đêm dài,
Thì thức giữa đại dương,
Dù yên giấc ven rừng,
Bạn có biết chuyện này
Tôi ghi lúc vũ trụ còn ngủ say.

Ước như diều để níu áo hằng nga, ngồi bên dẫy ngân hà.



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21047
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »








BIỆT KINH THÀNH
Minh Kỳ & Hoài Linh
Soạn giả Vọng Cổ: Viễn Châu





LỜI BÀI CA:
(trích lời nhạc phẩm "Biệt Kinh Kỳ" của Hoài-Linh & Mình Kỳ, bản quyền của Tinh Hoa Miền Nam)

TÂN NHẠC

Bạn ơi quan hà xin cạn chén ly bôi,
Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi,
Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi,
Trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi,
Kỷ niệm buồn vui mãi ghi trong hồn tôi…

VỌNG CỔ

1_Bạn ôi, có ai hỏi đến tên tôi, bạn nói rằng tôi đã khoác chiến y ra ngoài trận tuyến một chiều đông vác súng biệt kinh kỳ...mái tóc xuân xanh sẽ nhuộm nắng biên thùy...có ai không bùi ngùi lưu luyến và chạnh lòng trước phút chia ly, bạn ôi chén rượu quan hà hãy cạn cùng tôi vì ngày mai tôi đã xa rồi, tôi sẽ làm quen với mưa nắng tuyết sương của miền biên ải.

2_Chia tay nhau nắng chiều chưa ngã bóng,
Tôi ra đi chưa dám hẹn ngày về.
nhưng một đời trai sẽ giữ trọn lời thề...cảnh thành đô của một chiều đông muộn như ngập ngừng chắn bước ly hương;

THƠ

Chiều nay chớp bể mưa nguồn,
Mai gầy gầy nữa, liễu buồn buồn thêm.
Xa xôi có kẻ nâng rèm,
Đếm hàng mưa dựng, nhớ miền xa xôi.

SA MẠC

Chén rượu quan hà, uống nữa đi...
Ngày mai tôi sẽ biệt Kinh Kỳ.
Tôi đi nối lại tình sông núi,
Đừng để tim sầu, lệ ướt mi.

VỌNG CỔ

5_Sương lạnh buổi tàn đông đã che khuất bóng hình của mẹ nhưng con còn hình dung người từ mẫu đang tựa cửa nhìn theo chan chứa lệ thâm tình... con ra đi xây đắp mộng thanh bình... lời mẹ hiền thiết tha khuyên bảo con đây nguyền ghi tạc vào tim, rượu quan hà chưa nhạt hơi men, gió biên ải đã thổi về đô thị, bạn hãy cạn đi chén rượu ngày đưa tiễn để cùng tôi ca khúc Biệt Kinh Kỳ.

NHẠC

6_Bạn ôi, khi nào ai hỏi đến tên tôi,
Đời tôi lính chiến cánh chim tung trời,
Ngày nao khi đất nước hết binh đao,
Giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu,
Trở về thành đô nắm tay ta mừng nhau...

Ngày ấy có tôi trong đoàn chiến thắng trở về đây trong ánh nắng thanh bình;
còn ai có hỏi đến tên tôi bạn bảo rằng đời tôi là người lính chiến,

THƠ:
Như chim vỗ cánh tung trời,
Biên cương đang sống cuộc đời quân nhân./.



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21047
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »








Biệt Kinh Kỳ
Minh Kỳ & Hoài Linh




Bạn ơi! quan hà xin cạn chén ly bôi
Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi.
Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi
trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi
kỷ niệm buồn vui mãi ghi trong hồn tôi.

Rồi đây mai này ai hỏi đến tên tôi.
Bạn ơi hãy nói "KHOÁC CHIẾN Y" rồi.
Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên
giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền
có về là khi nước non vui bình yên.

Nhớ lúc lên đường đưa tiễn chân tôi,
thương lên khóe mắt mẹ nhắn đôi lời,
diệt thù lập công cho xứng tài trai,
sắt son ghi lòng chớ phai.
Ai đi chinh chiến xây đắp tương lai,
con đi chinh chiến để nước yên vui
lời mẹ hiền khuyên nguyền khắc trong tim
bao giờ dám quên.

Bạn ơi! khi nào ai hỏi đến tên tôi.
Đời tôi lính chiến cánh chim tung trời.
Ngày nao khi đất nước hết binh đao
giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu,
trở về thành đô nắm tay ta mừng nhau.



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21047
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »








Đưa Em Vào Hạ
Trầm Tử Thiêng



Mùa Hè năm nay anh sẽ đưa em rời phố chợ đôi ngày.
Qua miền xa mà nghe rừng thiêng gọi lá.
Tiếng nỉ tiếng non khi chiến trường nằm im thở khói.
Đứa bé nhìn cha đang chờ giặc dưới giao thông hào.

Tìm về xa xôi em sẽ thương những vùng đất lở sông bồi.
Bạn bè em giờ đây người sương người gió.
Chí cả trót mang nên chẳng cần về thăm trường cũ.
Có đứa từ lâu nay vẫn còn đi biệt chưa về.

Quê hương đau nắng Hạ cũng buồn.
Nước sông ngăn đôi sơn hà.
Còn gì em, còn gì đâu!
Mùa Hạ qua mau, đi nữa đi anh chỉ con đường quê hương mịt mùng.
Thương những chiều nắng dọi bờ sông.




Mùa Hè năm nay anh sẽ ru em tròn giấc ngủ trên ngàn.
Em nằm mê mà nghe niềm tâm sự réo.
Trăm họ ước mơ mơ mái nhà chiều khơi lửa ấm.
Lứa tuổi tròn hai mươi tìm lại những đêm ân tình.

Mùa Hè năm nay anh sẽ đưa em vòng khắp cả hý trường.
Nghe người ca bài ca lời thương lời nhớ.
Chén tiễn chén đưa cho rã rời một đêm hẹn ước.
Rứt áo tìm vui nơi chiến trường có bạn có thù.

Thương em đi gót nhẹ chân mềm,
bước trên quê hương điêu tàn.
Lặng nhìn em, bồi hồi thêm!
Dù Hạ qua mau, anh vẫn đưa em cuối con đường quê hương bùn mềm.
Thương những người giết giặc ngày đêm.



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21047
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Cái tát của Cha tôi
    hay:
    Thắp nén hương lòng

    _______________________
    Lê Thị Thanh





    Năm 1963 em mới khoảng 14 tuổi… Cái tuổi của trẻ con sống trong một đất nước thanh bình... không trộm cướp... không quán bar, không xì ke ma túy... không thuốc phiện hút sách…



    Bố đi làm, mẹ ở nhà nấu ăn, ốm vào bệnh viện, nghèo đi học trường công, lương giáo đạo ai nấy giữ. chẳng ai nói đến ai, dưới sông có cá lên rừng có măng, tôm, cua, cá mú tươi roi rói.



    Nhất là tôm mà người miền Nam gọi là tôm lột, vì vỏ nó rất mỏng, nhẹ và mềm, nhưng thịt nó chắc và trắng đục, hình dáng của tôm thì không to lắm, nó chỉ nhỉnh hơn một ngón tay rưỡi... nhưng đem loại tôm đó mà rang cháy xém vỏ, vớí mỡ heo bóng nhoáng thêm chút nước nắm ngon, ít hành lá cho thơm và đẹp.



    Nồi cơm nấu củi nóng hôi hổi. gạo miền Nam sao mà nó trắng và hạt cơm thì mềm dẻo, cơm nóng hôi hổi ăn vớí tôm rang cháy xém, cơm vừa trắng, vừa mềm và ngọt, tôm tươi và thịt tôm ngọt lịm như thịt heo luộc, ăn cơm chỉ thấy kềnh bụng ra, mà miệng vẫn còn thèm ăn...



    Tất cả hoa quả, gạo lúa không có phân bón hoá học… hầu như ít có ai mắc bệnh ung thư... họa hoằn lắm mới có một bợm nhậu mắc bệnh gan…



    Vì sớm anh em họp nhau “VZO” chiều anh em họp nhau “VZÀO” nên bị hư gan là vì nhậu quá tải..



    Tôm cua cá mú… “Xuống mương bắt cá ra đồng xúc tôm” những cánh đồng. khi nước ngập và trong nhìn thấy cá bơi, tép nhẩy tanh tách…



    (Khi mùa lúa xong, người ta thả bày vịt con ở đồng... lùa hết cánh đồng là gọi lái đến bán vịt. Ngày nay Cán Bộ Bẻ Khóa vào nhà Dân bắt trộm 10 con gà...)



    Cứ chặt ống tre lớn.. bỏ thức ăn vào như thính rang chằng hạn, chiều vớt ống tre lên là có một anh cá lóc, chui vào ống tre, anh chui vào thì được, mà thụt lùi để ra thì anh thua... anh cũng không rãy rọn được. chỉ nhờ người nhấc lện đổ lên bờ. Bạn nhậu đem ra bọc lá chuối nướng trui nhâm nhi rượu đế GÒ CÔNG là hết biết., rau cỏ mọc đầy sau hè… vì vậy có bài hát... CÒN ĐÂU RAU ĐẮNG MỌC SAU HÈ….??? khi người yêu đi mất tiêu...



    Song song với nưóc giàu dân mạnh… các chuyên viên phát triển về nông nghiệp… và không ai qua được MẮT Tổng Thống Diệm,



    Sở dĩ người ta gọi ngài là ANH MINH… Vì khi đi kinh lý ở KHU TRÙ MẬT CÁI SẮN… người thấy một vùng đất phì nhiêu rất đẹp và cây cối xum xê, cam trĩu cành.. Thế là ngài sắn quần, mon men cúi xuống... ngài dùng hai tay “lay cây cam” Cuối cùng cây cam “BẬT GỐC” để lại một cái lỗ “HỔNG”...



    Chỉ nghe Tổng Thống lẩm bẩm “MỆ ƠI!!”



    Sau đó sự trợ giúp các giống nông nghiệp được chuyển xuống cho vùng 4 tạo thành vụa lúa MIỀN AM GẠO TRẮNG NƯỚC TRONG THANH BÌNH THỊNH TRỊ…



    Về Cao nguyên cũng vậy... ngài cấm không được chặt thông ở cao nguyên… và cho đến nền Đệ Nhị Cộng Hoà, cũng cấm không cho chặt thông…



    Khi em đến tuổi trưởng thành lập gia đình… Bố cháu Ân ở Đàlạt, có quá giang người bạn bằng máy bay đi công tác về Sài gòn, trong mùa Giáng Sinh muốn mang vể một cành thông Đà Lạt, một cành thông cũng nhỏ thôi, nhưng lúc đem ra cổng thì không được phép mang ra... phải gửi ở nhà một người bạn học sau đó... chuyền cành thông qua ngõ trường Trung học Truyển Tin, để đem ra, chứng tỏ luật pháp rất nghiêm minh., không ngoại lệ cho các Sĩ Quan, hay Lính Tráng…



    Sau khi một triệu người tay trắng rời bỏ quê hương vượt sông Bến Hải DI CƯ VÀO NAM …. Khi đã ổn định cuộc sống, những lớp trẻ con nhếch nhác, thếch thác, đi chân đất… bỏ Hà Nội với 36 phố phường nay là (36 phố CƯỚP ĐƯỜNG, CƯỚP CHỢ) qua đi, bình thản, im lìm, thanh bình vớí những giọng hò câu hát ánh trăng thanh… tạo dựng một lớp nhân tài… NHÂN LỄ NGHĨA TRÍ TÍN... biết phải biết trái… biết yêu quê hương, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, biết hoài cố huơng, biết chống kẻ xâm lược.



    Rồi mọi người cũng phải sống… Cũng mau chóng quên đi những gì cần phải quên.



    Như em trình bầy với quý vị năm đó em khoảng 14 tuổi… trong nhà thì không ai dám động đến em, bởi tính “cào đất ăn vạ” của em... cũng êm đềm trôi qua.



    Cho đến một thời điểm “ĐẤT BẰNG CỦA MIỀN NAM DẬY SÓNG.!!”



    Vào một ngày người dân nghe thấy nhiều tiếng súng nổ... người ta chỉ biết có nhiều tiếng súng nổ… nhưng không nghe tiếng máy bay cất cánh… ở vào thời buổi thanh bình, bỗng nhiên nghe thấy tiếng súng, nên mọi người sợ hãi ở yên trong nhà, cho đến khi tiếng ồn ào nổi lên ở ngoài đường... em là người hiếu kỳ và nhanh như con chuột nhắt vả lại điếc không biết sợ súng.., chạy bay ra ngoài đường… nhìn thấy mọi người… kẻ vui người buồn… đang huyên thuyên nói về cuộc đảo chánh mà phía bên đảo chánh đã giết được Tổng Thống Diệm và Cố vấn Ngô đình Nhu…



    Hôm nay thì chia ra làm hai phe rõ rệt.



    Một số dân Bắc Di cư năm 1954 thì còn CỐ AN ỦI, BÁM VÍU, TỰ DỐI LÒNG và GẠT CHÍNH MÌNH là Tổng Thống đã được các cận vệ trung thành và các Sư Đoàn còn ở các nơi xa xôi hẻo lánh đang chuyển quân về GIẢI CỨU cho Tổng Thống.…



    Còn một bên thì tường thuật vui mừng như chính họ đã BẮN GIẾT được Tổng Thống và Cố Vấn Ngô Đình Nhu…



    Em là một nhãi ranh vô thưởng vô phạt, chẳng ai thèm để ý đến… Bỗng có một đám người từ Tổng Tham Mưu đi ngược về Lăng Cha Cả... họ vui mừng nói rất to, nhưng người đông quá, em không nghe rõ … và sau đó, có một số người hân hoan ra mặt, còn một số người tiu nghỉu như mèo bị cắt tai…



    Bỗng có một người mặt cắt không còn giọt máu… nói nhỏ vào tai em… thì thầm như bị đứt hơi, như bị ai theo dõi… Con ới ! mau đi về đi.. báo cho mọi người biết và đọc kinh cầu hồn cho hai cụ… hai cụ đã bị giết rồi, xác đã đem về Bộ Tổng Tham Mưu các nhà thờ (trừ Hố Nai) KHÔNG nơi nào dám RUNG “CHUÔNG SẦU”... (Là một người CG khi chết đi không được rung “CHUÔNG SẦU” là một điều bất hạnh, và chưa từng có... ở Miền Nam.)



    Như một cái máy, em ba chân bốn cằng chạy bay về nhà, chưa vào đến nhà em đã la lớn lên… Ba ơi ba! Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã bị….. giết họ đang nói ở ngoài đường kia kìa, ba ra mà nghe. ĐẢO CHÁNH ĐÃ THÀNH CÔNG (em biết cóc khô gì?? nghe ai nói sao thì học lại như vậy). Tức thì như CÁI LÒ XO bị NÉN chặt lâu ngày, ba em bật dậy và thẳng cánh tay BỢP một cái “CHÉO” vào má em… kèm theo một câu nói đau buồn như dao cắt đứt ruột... mà cho đến nay 54 năm như vẫn còn văng vẳng bên tai..



    CON SUNG SƯỚNG LẮM PHẢI KHÔNG?? Cụ mà chết thì chúng mày ở với VIỆT CỘNG SỚM, các con ạ…!!!



    Mẹ em thấy em bị đánh oan … và đó là lần đầu tiên trong đời em bị “NỆN” mẹ em nhỏ nhẹ nói với ba em..



    Tôi sợ con nó nghe lầm không ba nó??? Nếu cụ chết… Sao KHÔNG NGHE CÁC NHÀ THỜ “RUNG CHUÔNG SẦU”...???



    Mẹ ơi! không bao giờ có “CHUÔNG SẦU” đâu mẹ…..!!! Dân mà mẹ….!!! Dân bạc như vôi mà mẹ…!!



    Cho đến hôm nay, nơi đất khách quê người ngày 4-11-2017..



    TẠI KHU HỘI CỰU TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ BẮC CALIFORNIA… sau 54 năm im lặng như mặt nước hồ thu LỜI SUY NIỆM đã được trỗi dậy thay TIẾNG “CHUÔNG SẦU” NĂM XƯA… “SUY TÔN NGÔ TỔNG THỐNG”.



    Một lớp TRẺ MỘT…. LỚP TRẺ… được những người có lòng với nước với dân dìu dắt đã CẤT CAO LỜI CA TIẾNG HÁT “ĐẦU TIÊN SUY TÔN NGÔ TỔNG THỐNG” Thay cho tiếng “CHUÔNG SẦU” kề từ quốc biến năm xưa…



    Thay cho những tiếng “CHUÔNG SẦU” TRONG CÁC THÁNH ĐƯỜNG CÔNG GIÁO NĂM XƯA ĐÓ MẸ… Nước mắt con tự nhiên trào ra…



    Thưa mẹ,



    Tiếng “CHUÔNG SẦU” năm xưa của Cụ cũng đã RUNG LÊN TRONG THẾ HỆ THỨ HAI của chúng ta ĐÓ MẸ…



    Trong đó có cháu NGOẠI CỦA MẸ LÊ QUỐC THIÊN ÂN.





    Lê Thị Thanh
    https://hon-viet.co.uk/LeThiThanh_CaiTa ... ngLong.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21047
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           







    “Hỡi người anh yêu
    chưa trọn thề ước...”

    ________________________________
    Cù Mai Công





              

    “Những ai đã chết vì sông núi
    Sẽ sống muôn đời với núi sông”

              




    (Xin nói rõ:
    Tôi không là sử gia và không đủ tư cách làm chuyện này. Với tôi, chiến tranh dù bất kỳ lý do gì, luôn đồng nghĩa với ly tán và chưa bao giờ là niềm vui và hạnh phúc với bất kỳ bên nào.
    Bài này chỉ là vài chuyện tình buồn ở Ông Tạ, “chỗ cùng nguyên” rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè).



    Sau tết Tân Hợi năm 1971, Chiến dịch Lam Sơn 719 (năm 1971 + đường số 9 Nam Lào) của Quân lực VNCH nổ ra, vượt biên giới Việt – Lào, tấn công vùng hậu cứ của Quân Giải phóng trên Đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào với nhiều quân binh chủng tham gia: Nhảy dù, Biệt động quân, Thủy quân lục chiến, Không quân…



    Cuộc chiến này rất khốc liệt, thương vong nặng nề cả hai bên. Ngày 23-2, chiến sự ác liệt nổ ra ở đồi 31 Hạ Lào. 18g30 chiều 25-2, Quân Giải phóng tràn ngập, chiếm lĩnh đồi 31.



    Hầu hết tướng lĩnh, sĩ quan Nhảy dù đóng quân hoặc có nhà ở vùng Ông Tạ, trong đó có đại úy dù Nguyễn Văn Đương, nhà trong một hẻm cụt, gọi là hẻm Phông Tên Bốn Vòi (do trước hẻm xưa có trụ nước cứu hỏa bốn vòi) trên đường Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám), sát trại tiểu đoàn dù Nguyễn Trung Hiếu (nay là Siêu thị điện máy Chợ Lớn, đối diện công viên Lê Thị Riêng). Hẻm này nhìn sang bên kia là đường Bắc Hải.



    Ngày 25-2-1971, đại úy Nguyễn Văn Đương, nhân vật sau này được viết trong nhạc phẩm “Anh không chết đâu anh” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tử trận cùng nhiều chiến hữu. Đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Nhảy dù Nguyễn Văn Thọ cùng toàn bộ 46 người trong Ban tham mưu lữ đoàn và binh lính, sĩ quan sĩ dưới quyền, bị bắt làm tù binh.



              

    Tập sách của đại úy pháo binh Nhảy dù Đào Văn Thương về những tù binh Nhảy dù bị Quân Giải phóng bắt sau khi Đồi 31 Hạ Lào thất thủ ngày 25-2-1971 được đặt lên bàn thờ gia tộc, trong đó có di ảnh trung úy pháo binh Lý Văn Quân – Ảnh gia đình

              


    Trong đó, có một sĩ quan dù bị bắt và chết sau đó vài ngày: Lý Văn Quân, trung úy phó ban 3, phụ tá cho đại úy Đào Văn Thương – Trưởng ban 3 Tiểu đoàn 3 Nhảy dù; chung hầm với Bộ chỉ huy Lữ đoàn 3 Nhảy dù mà đại tá Thọ là chỉ huy trưởng.



              

    Di ảnh trung úy pháo binh Lý Văn Quân, con trai trung tá Nhảy dù Lý Văn Quảng, chỉ huy trưởng Căn cứ Nhảy dù Hoàng Hoa Thám – Ảnh gia đình

              


    Anh Quân là con trai thứ ba (theo cách tính của người Bắc) của trung tá dù – võ sĩ Lý Văn Quảng, chỉ huy trưởng Căn cứ Nhảy dù Hoàng Hoa Thám (khu ngã tư Bảy Hiền – nay là đường và chợ Hoàng Hoa Thám – Ông Tạ 3 đã viết). Bố anh Bắc 54 Hòa Bình, mẹ Bắc 54 Hà Nội. Nhà anh đối diện nhà trung tá Nhảy dù Nguyễn Đình Bảo “Người ở lại Charlie”, một năm sau (1972) cũng tử trận ở đồi Charlie (Kon Tum).



    Cha làm Chỉ huy trưởng Căn cứ Nhảy dù Hoàng Hoa Thám, có lẽ anh dễ dàng làm “lính kiểng” (không ra trận). Nhưng cả anh và bố anh đã không làm điều đó, nhất là anh, sau khi đậu Tú tài 1 xong, tình nguyện đi học sĩ quan Thủ Đức ngay và gia nhập binh chủng Nhảy dù.



              

    Thiếu tá Lý Văn Quảng, chỉ huy trưởng Căn cứ Nhảy dù Hoàng Hoa Thám gắn huy chương cho con trai mình Lý Văn Quân – Ảnh gia đình

              


    Sau tết Tân Hợi 1971 vài ngày, anh Quân lên đường ra mặt trận. Trước khi đi, anh Quân tâm sự với anh cả mình là anh Quang: “Lần này, chắc em sẽ không về!”. Đúng như linh tính của mình, trung úy Quân tử trận đúng năm tuổi của mình (anh sinh năm Đinh Hợi 1947), thân xác vẫn còn đâu đó trên đất Hạ Lào.



    Anh Quân thẳng tính, khá nóng nảy, bất cần đời nhưng lại rất thương gia đình, bênh em, bảo vệ lính dưới quyền. Có lần về phép, nghe em trai mình bị con một vị sĩ quan cấp tá gần nhà ăn hiếp, anh dẫn em sang nhà ông tá đó “hỏi cho ra lẽ”. Thằng nhỏ con ông tá kia lỉnh đâu mất tiêu.



    Anh thương mẹ nhất. Tháng lương lính đầu tiên anh mang hết về đưa mẹ.



    Mỗi lần anh Quân đi trận là mẹ anh, một phụ nữ gốc Hà Nội, biết tính con liều lĩnh, [bà] như ngồi trên lửa, lui tới chỗ này chỗ kia để hỏi thăm tin tức về con. Lần này than ôi, con bà không nghe thông tin gì khi đồng đội của con kẻ mất, người bị bắt làm tù binh.



    Người mẹ gục xuống, khóc ngất khi nghe tin anh bị bắt cùng đại tá Thọ – lữ đoàn trưởng, trung tá Châu – tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Pháo binh dù, thiếu tá Đức… Ba anh dù là chỉ huy trưởng Căn cứ Nhảy dù Hoàng Hoa Thám cũng mù mờ vì hầu hết sĩ quan, binh lính Lữ đoàn 3 Nhảy dù trên đồi 31 đều tử trận hoặc bị bắt…



              

    Bé Lý Văn Quân ngồi cao nhất khi chơi đùa cùng anh em mình ở Nha Trang năm 1955, sau khi gia đình di cư vào Nam năm 1954 – Ảnh gia đình

              


    Sau một thời gian, theo nhiều nguồn tin, từ các anh bạn đồng đội Nhảy Dù trở về từ chiến sự đồi 31 kể lại: Khi bị bắt, anh Quân phản ứng cách hành xử của “bên thắng cuộc”, đòi được cư xử đúng quy ước quốc tế đối với tù binh chiến tranh, cấp sĩ quan.



    Chiến sự đang nóng bỏng, yêu cầu ấy khó được đáp ứng. Anh bỏ trốn hai lần và bị “xử lý” khi những người dẫn giải tù binh của Quân Giải phóng lúc bắt anh lại đã bị anh chống cự. Theo đại úy Đào Văn Thương (hiện bên Mỹ), những cán binh dẫn giải anh ra Bắc cho biết: “Thằng đó dữ lắm, nó giấu con dao cắt dây dù trong giày bốt”.



    Anh Quân nằm xuống, không một vòng hoa vinh danh, không một đám tang buồn nho nhỏ, không được “vinh thăng” cố đại úy; văn thư hành chánh chỉ ghi vắn tắt: “Mất tích trận”.



    Anh nằm xuống năm 24 tuổi, chưa lập gia đình. Gần chục năm sau, bố mẹ anh mới biết con trai mình đã bén duyên với một cô gái và có một con gái. Người yêu anh là cháu, đồng thời là con nuôi của thiếu tướng Phạm văn Đỗng, Bắc 54 Hà Nội, cựu Tổng trấn Sài Gòn – Gia Định, kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô.



    Hơn 50 năm rồi, hình ảnh của anh vẫn lặng lẽ bên hình ảnh bố mình trên bàn thờ bên Mỹ cùng các tập Ông Tạ… Người yêu, vợ anh vẫn một thân một mình, lặng lẽ, buồn tủi nuôi con gái anh khôn lớn cho tới hôm nay.



    Con gái anh mở mắt chào đời vài tháng sau khi ba mình ra đi. Nhưng sau đó một năm, Nguyễn Bảo Tuấn, đứa con đại tá Nguyễn Đình Bảo, nhà xưa đối diện nhà anh cũng mất cha khi mới vài tháng tuổi. Mẹ anh, phu nhân “Người ở lại Charlie” cũng ở vậy nuôi con khôn lớn, thành đạt: Đứa lớn là bác sĩ nhi, đứa kế làm Lãnh sự quán Anh, đứa út xưa với “tấm khăn sô trên vầng trán đứa bé thơ” nay cũng là kiến trúc sư, giảng viên kiến trúc một trường đại học. Bà hiện 80 tuổi, vẫn ở khu Nghĩa Hòa vùng Ông Tạ.



    Hơn 50 năm đã qua. Cả ba người vợ lính Nhảy dù thời chiến ở “chỗ cùng nguyên” rạch Nhiêu Lộc – khu Bắc Hải, vùng Ông Tạ vẫn ở vậy thờ chồng, nuôi con. Nỗi buồn, nỗi đau chiến tranh vẫn còn đây cùng bao người ở lại – với kỷ niệm, lời nhắn nhủ ngày chia tay không thể nào quên…



    “Còn đây đêm cuối cùng

    Ngại khơi nước mắt, nhạt nhòa môi em…

    (Hàng hàng lớp lớp – Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông)





    Cù Mai Công





              

    Bà quả phụ Nguyễn Đình Bảo và ba con bên chân dung chồng, trung tá Nhảy dù Nguyễn Đình Bảo trước Tòa Đô chánh sau khi chồng tử trận năm 1972 – Ảnh gia đình

              



    https://hon-viet.co.uk/CuMaiCong_HoiNgu ... TheUoc.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21047
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           








    Nhìn lại đống rác lịch sử
    “đánh Mỹ cứu nước” của CSVN

    _______________________________
    Mường Giang







    Ngày nay qua những khai quật của lịch sử trong núi kho tàng dữ liệu từ Pháp, Mỹ tới khối đệ tam cộng sản quốc tế và VNCH, cho thấy những chiến thắng của Lê Duẩn, Võ nguyên Giáp, Văn tiến Dũng.. tại miền Nam trong suốt 20 năm đối mặt với QLVNCH, thật ra cũng không có gì là vĩ đại như đảng tuyên truyền. Những trận Ấp Bắc, Ðầm Dơi, Hiệp Hoà, Suối Ðá,An Lão, Bình Giã… cho tới cuộc đại chiến hồi Tết Mậu Thân (1968), những trận đánh long trời trên đất Cao Miên, Hạ Lào, rồi Vũng Rô, Ba Gia, Phụng Dư, Ðồng Xoài, Ðức Cơ, Bố Ðức,Cồn Tiên, Làng Vây, Cô Tô, Trí Pháp.. và mùa hè đỏ lửa 1972 cho đến hồi gần kết cuộc tại Dục Mỹ, Phan Rang, PhanThiết, Xuân Lộc, Biên Hòa, Phước Tuy, Long An, Sài Gòn... Mọi nơi, khắp chốn, từ trong núi cho tới thị thành, lúc nào VC cũng lơi dụng thời gian hưu chiến để đánh lén, hồi nào cũng biển người, khi nào cũng có hỏa lực hùng hậu đưọc viện trợ hay mua chịu trả sau từ Nga, Tàu, Ðông Âu, Ðông Ðức.. nhưng đâu có lần nào thây không phơi xác đầy bãi, đánh nhanh, rút vội quay về rừng, bỏ lại xác “đồng chí đồng đội” cho QLVNCH chôn cất?!


    Và khi chiến thắng gần kề thì thảm kịch VN chính thức thành hình ngày 27-1-1973, qua cái gọi là ‘ hiệp định chấm dứt chiến tranh ‘ sau 4 năm 9 tháng, Mỹ và khối CS quốc tế cò kè bán mua cái thân xác nhưọc tiểu VNCH. Rốt cục Mỹ rút bỏ VN bắt đầu từ thập niên 70 qua chương trình VN hoá chiến tranh. Nhưng điều làm cho cả thế giới ngạc nhiên và các chóp bu Hà Nôi hoảng sợ là không có Mỹ chiến đấu bên cạnh, Nam VN chẳng những không ‘sụp đổ như Kissinger tiên đoán ‘, trái lại những năm 1970-1973, QLVNCH qua những Sĩ quan trung cấp phục vụ trong mọi quân binh chủng từ Nhảy Dù, TQLC, LLÐB,BÐQ, Thiết Kỵ, cho tới các Sư đoàn bộ binh 1,2,3,5,7,9, 18,21, 22,23, 25 kể cả các đơn vị Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát Dã Chiến, Bình Ðịnh Xây Dựng Nông Thôn.. luôn cả Nhân Dân Tự Vệ.. đưọc các nhà quân sử xếp loại Lính thiện chiến nhất thế giới.











    Thật vậy, có là lính chiến đấu ngoài mặt trận, mới cảm nhận được lòng hy sinh vô bờ bến cùng với sự can đảm phi thường của QLVNCH trong các mặt trận long trời lở đất tại An Lộc, Kon Tum, Quảng Trị, Bình Ðịnh, Thưọng Ðức, Sa Huỳnh, Tống Lê Chân, Xuân Lộc và những ngày hấp hối tại Phan Thiết, Tây Ninh, Củ Chi, Long An, Biên Hoà, Sài Gòn.. Sự chiến đấu dũng mãnh của những người lính lãnh một năm lương, không bằng một trận cười, tiệc vui hay đêm dạ vũ của các me tây, vợ Mỹ, gái điếm... Trong đỉnh cao thời thượng này, đã có không ít người vừa sống ký sinh gửi mạng cho lính bảo vệ, lại vừa ăn cơm ta, mang lon quân đội, sử dụng công xa chính phủ nhưng thờ ma Hồ hay như thị Bình khoe là theo VC từ lúc còn ở trong đền thờ ông ngoại là Phan chu Trinh tại Ða Kao, Sài Gòn.


    Hiệp định Paris 1973 là vết dao trí mạng của Kissinger đâm đúng hồng tim của VNCH, khi Mỹ và CS quốc tế hiệp đồng, hợp thức hoá sự có mặt của bộ đội Bắc Việt trên lãnh thổ miền Nam, cắt và ngưng viện trợ cho QLVNCH như đã từng ký hứa để tháo chạy trong danh dự trên nóc nhà trong đêm tối qua sự bảo vệ của QLVNCH còn đang chiến đấu dưới đất. Tóm lại người Mỹ chỉ vì theo đuổi chính sách tự trói, một giải pháp chính trị cho Ðông Dương nên đã tự tháo chạy và đóng kịch sa lầy.. Ngay cả trên bàn cờ chính trị CS đã thắng gì, dù có gây đưọc vài ba phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ, nhưng đây là sản phẩm của bọn đạo tặc truyền thông da trắng, chứ không phải công của VC. Sau này mới biết được, người Mỹ đã dự liệu trước sự vi phạm trắng trợn hiệp định 1973 và bản tuyên cáo của La Cell St. Cloud vào tháng 6/1973 của Bắc Việt, nên đã căn cứ vào ‘giấy trắng mực đen‘ để có lý do và công pháp quốc tế, từ chối viện trợ tái thiết cả chục tỷ đô la, đồng thời được quyền pháp định theo Liên Hiệp Quốc, phong tỏa kinh tế và cấm vận VC dài hạn cho tới đầu năm 1990 mới hủy bỏ.






    Nên cuộc chiến Ðông Dường lần thứ ba 1955-1975, dù cho có gọi bằng thứ danh từ gì chăng nữa như chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh giải phóng dân tộc, nội chiến Nam-Bắc.. thì tựu trung cũng là Bắc Việt xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa. Cái đa dạng và phức tạp từ trong định nghĩa ra tới thực chất, đều thoát thai qua lớp hỏa mù tuyên truyền và đống núi tài liệu tả bánh lù, đối chọi tréo cẳng ngỗng làm cho lớp trẻ trong và ngoài nước, cũng như những kẻ bàng quan hôm trước, hôm qua cho tới bây giờ, vẫn không biết đâu mà mò. Ðây cũng là cơ hội để những người có trách nhiệm, hoặc vô tình hay cố ý, ở ngoài hay thực sự có mặt trong cuộc chiến, đổ hết tội lỗi vào Chính Phủ VNCH, bằng tội danh “Tham Nhũng, Bất Tài, Bè Phái, Ðộc Tài, Quân Phiệt...” Trong lúc đó, thật sự những người này cũng có mặt tại hiện trường và cũng có trách nhiệm nhưng đã không làm gì hết.


    Rồi bốn mươi năm sau, chính những người này hay lớp trẻ, lớp mới, gần như không làm được gì để giúp giải quyết tình trạng thảm thê của đồng bào đang sống trong địa ngục đó. Buồn hơn họ lại quay vào chửi bới moi móc VNCH, chà đạp ‘Lá Cờ Vàng ba Sọc Ðỏ của Quốc Dân VN‘ tới độ vẽ trong bồn rữa chân.. Thì ra suốt mấy chục năm qua, CSVN tìm đủ trăm phương ngàn kế, tận dụng hết tất cả thủ đoạn, xô lệnh sơn hà, gây cảnh máu sông, xương núi, để làm chủ cho đưọc VN. Cuối cùng đem hết giang sơn cẩm tú và sinh mệnh của dân tộc Việt bán nhượng cho giặc Tàu phương Bắc, là kẻ thù truyền tiếp của giòng giống Lạc Hồng.

              

              

    Ðất nước xơ xác tiêu điều vì tập đoàn lãnh đạo đảng tham nhũng từ trên xuống dưới. Dân chúng từ nông thôn tới thành thị đói khổ lâm than bởi nạn cướp bóc của công an cán bộ và thiên tai bảo lụt nhưng trên hết là nạn hải tặc Trung Cộng đang hoành hành tác quái cướp của giết hại ngư dân khắp biển Ðông. Tất cả im re lặng ngắt, coi đó là chuyện nhỏ.. Tất cả những bí mật vừa kể trên, là một trong nhiều nguyên nhân đưa tới sự sụp đổ của VNCH chỉ trong 55 ngày đêm tháo chạy, dẫn tới sự mất nước vào tay Tàu đỏ ngày nay.




    * Tất cả đều là đảng ta đó:


    Trong cuốn ‘Ðại thắng mùa xuân’, Văn tiến Dũng đã nói một cách huỵch toẹt là nhiều người có liên quan tới cuộc chiến VN, vào những giờ phút cuối cùng từ Tổng thống Pháp Giscard d’Estaing, Ðại sứ Pháp tại VNCH Mérillon, Ðại sứ Mỹ Martin, cho tới TT Dương văn Minh cùng với nhóm thân cộng Chân Tín, Lý quý Chung, Dương văn Ba, Châu tâm Luân.. đều bị cọng sản gạt một cách cay cú về chuyện hòa đàm. Nhưng chính sự lưu manh xảo trá này, đã khiến cho cọng sản Hà Nội sau ngày 30-4-1975, phải trả một giá đích đáng, là không còn ai tin nữa. Câu tục ngữ dân gian ‘nói láo như vẹm’ đã phát xuất từ đó.


    Trong lúc TT Dương văn Minh và nội các của ông đặt hết tin tưởng vào thiện chí ‘hòa bình’ của Bắc Việt, thì theo lời Trần văn Trà viết trong KTNN số 34 năm 1990, lúc 24 giờ ngày 29-4-1975, đưọc Lê Duẩn chọn làm giờ G cho 5 quân đoàn Bắc Việt, từ 5 hướng tổng tấn công vào Sài Gòn. Ðây cũng là thời gian để cán bộ nằm vùng lộ mặt, xách động dân chúng nổi dậy diệt chính quyền. Lúc này Mỹ cũng đã kết thúc cuộc di tản theo kế hoạch Frequent Wind vào mờ sáng ngày 30-4-1975, đại sứ cũng bay tới soái hạm Blue Ridge của hạm đội 7, sau đó là toán TQLC, kết thúc sự hiện diện của người Mỹ tại VN từ 1954 Từ sau hiệp định ngưng bắn Ba Lê đưọc thi hành năm 1973, Trần văn Danh chỉ huy trưởng quân báo Bắc Việt, kiêm phó tham mưu trưởng Miền coi về tình báo chiến lược, đặc công và biệt động, được cài trong phái đoàn bốn bên, công khai ngồi chình ình nơi phòng có gắn máy lạnh tại trại David, Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Nhờ đặc quyền, đặc sủng này mà Danh đã thu thập đưọc gần như tất cả bí mật trong ngoài của VNCH.


    Danh được lệnh vào Nam qua ngã đường mòn HCM, từ tháng 12/1960 ngay khi MTGPMN được Hà Nội thành lập, hợp tác vói Mười Cúc Nguyễn văn Linh đang nằm vùng tại đây. Rồi Ban quân sự Miền của Bắc Việt đưọc thành lập do Trần văn Quang chỉ huy, Danh phụ trách tình báo, đặc công. Theo Danh thú nhận, thời gian từ 1955-1963 hầu hết các cơ sở nằm vùng của cọng sản tại miền Nam gần như bị tiêu diệt và thất bại nặng nề. Số lớn còn sống hoặc ra chiêu hồi hay bị bắt cầm tù. Nhân dịp này, miền Bắc đã đem cán bộ cộng gộc vào làm tình báo và bọn này đã nằm vùng khắp các cơ quan đầu nảo từ Tòa đại sứ Mỹ cho tới dinh độc lập, bộ, nha, sở.. tới các tỉnh, thị như trường hợp Ðinh Văn Ðệ tại Bình Thận.


    Theo Danh, trước khi tổng tấn công miền Nam năm 1975, Lê Duẩn chơi trước ván cờ thấu cáy bằng cách đánh Phước Long và các vùng lân cận do Danh (Ba Trần), Năm Thạch (Hoàng Cầm) và Năm Ngà (Nguyễn minh Châu) chỉ huy. Chiến dịch Phước Long để Hà Nội chắc chắn là Mỹ đã thật sự phủi tay, không can thiệp vào miền Nam, vì vậy Trung ương đảng mới quyết định công khai xé bỏ hiệp ưóc, đánh chiếm Giữa lúc trong dinh độc lập mê mãi chuyện thay ngựa, đổi vua để đưọc VC chấm cho hòa hợp, hòa giải trong chính quyền liên hiệp cuội, thì Danh cho biết ngay ngày 24-4-1975, quân ủy miền Bắc đã ra lệnh chiếm Sài Gòn do Văn tiến Dũng, Phạm Hùng chỉ huy đầu nảo cùng với Trần văn Trà, Lê trọng Tấn, Lê Ðức Anh, Ðinh Ðức Thiện coi các lộ quân. Danh lo tình báo, Mười Cúc phụ trách sư đòan 304 nằm vùng và Võ văn Kiệt chuẩn bị ngựa xe, trà nước và người phe ta, chầu đón giặc bắc vào thành. Danh đưọc Phạm Hùng phong tướng ngay đêm miền nam sụp đổ.


    * Từ đường mòn HCM tới địa đạo Củ Chi:
    Những huyền thoại đã cháy sau tháng 5/1975:



    Ðọc trường thiên ký sự ‘ Ðưòng đi không tới ‘ của Xuân Vũ và những năm gót lính lội rừng, mới thấm thía đưọc sự tàn khốc của chiến tranh. Trường Sơn trong suốt cuộc chiến là mồ chôn hằng vạn tử sỉ của cả hai phía. Những địa danh như đồi không tên, dốc pháo cụt, sông A Vương, Lũng Giằng, Khe Sanh, Dakto, A Shau,Ia-Drang, Pleime, Ðức Cơ.. ra tới tận miền bắc, càng lúc trở nên khốc liệt khi chính thức là con đường chiến lược tải người và quân dụng vào xâm lăng miền Nam.


    Tháng 11-1997, Võ nguyên Giáp nhắc lại đường Trường Sơn 559 do Ðinh đức Thiện và Ðồng sĩ Nguyên chỉ huy, nối Bắc bộ phủ đến tận các chiến trường Nam ruột thịt, có kèm theo ống dẫn xăng dầu, dùng cho cơ giới và đoàn vận tải xuyên sơn. Theo Nguyên, bắt đầu chỉ huy binh đoàn 559 từ tháng 12-1966 với 750 xe vận tải, bốn binh trạm có nhiệm vụ chuyển tải người, quân dụng vào Nam. Một phần đường mòn chạy trên đất Lào và Kampuchia mà Hà Nội bảo là họ cho phép.


    Ðưòng chính thức ra đời vào ngày 19-5-1959 do công lao phác họa của Võ Bẩm, trải qua ba giai đoạn đường bộ, gùi thồ và xa lộ đất từ năm 1964 bằng xe cộ. Từ năm 1971,đường đưọc mở rộng đồng thời với tuyến biển 759 nhưng hoạt động kém hiệu quả vì lực lưọng Hải quân/QLVNCH quá hùng hậu. Binh đoàn 559 có quân số trên 120.000 người, gồm 10.000 thanh niên xung phong, 1 sư đoàn cao xạ phòng không tăng phái và tám sư đoàn chiến đấu vận tải.


    Sau ngày ký hiệp định 1973, Hà Nội bỏ binh trạm và đưa quân thẳng vào Nam một cách công khai mỗi lần từ sư đoàn lên tới quân đoàn, kể cả cơ giới, pháo, tăng chỉ mất 12 ngày, thay vì 4 tháng như trước. Hai sư doàn quân xa dọc ngang xuôi ngược hết đông qua tây Trường Sơn, trước sự bất lực của Việt Nam Cộng Hòa vì không có hỏa lực để bắn hạ, còn Mỹ thì phủi tay khi ôm hết tù binh và cốt lính về nước. Tóm lại trong suốt cuộc chiến, Trường Sơn là bãi chiến trường đẳm máu nhất từ năm 1965 trở về sau. Nhưng hy sinh máu xương để được gì cho đất nước? hay chỉ là sự tưởng tiếc của những kẻ mắn may sống sót, những cô gái Trường Sơn mõi ngóng các chàng lính của cả hai bên, cho tới ngày tuổi xuân tháp cánh mà bóng ai vẫn biền biệt theo cái huyền thoại Trường Sơn đã hết héo trong tâm khảm của đồng bào sơn cước bị cướp bóc, khinh rẻ từ lúc có hòa bình.


    Mấy lúc gần đây thấy đảng quảng cáo rầm rộ về cái địa đạo Củ Chi dài tới 250 km, mà bẽ bàng, dù sao cũng đã ăn ngủ với Củ Chi hơn năm, khi Trung đòan 43 biệt lập tăng phái hành quân cho tỉnh Hậu Nghĩa, mà tiểu đoàn 1/43 lại đóng thường xuyên ở thành đồng vách cát, gần như không sót một chổ nào.


    Trước tháng 4/1975, quận Củ Chi mười lăm xã Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuận Ðức, Trung Lập, Phú Hòa Ðông, Tân Thạnh Ðông, Trung An, Phước Vĩnh Ninh, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Tân Phú Trung và Tân Thông Hội, lính 43 không bỏ sót một chốn nào, nhưng đâu thấy địa đạo.


    Củ Chi nằm sát nách Sài Gòn, trên lãnh thổ có rất nhiều đường giao thông ngang dọc như quốc lộ 1, tỉnh lộ 15 chạy cặp sông Sài Gòn, tỉnh lộ 7A và 8A nối liền Bầu Trai, tỉnh lỵ Hậu Nghiã, qua Củ Chi, thông với Thủ Dầu Một. Suót cuộc chiến, Củ Chi là giao điểm của tất cả hỏa lực của VNCH và Hoa Kỳ nhắm vào từ Sư doàn 25 HK, tới SD5,25 VNCH.. vậy làm sao mà Củ Chi có thể trở thành địa đạo dài tới 250 km?



    Ðịa đạo Củ Chi như lời giải thích của các bô lão trong vùng, được thành hình vào thời gian khi chính phủ VNCH tiếp thu từ năm 1955, do các cựu kháng chiến Việt Minh, không đi tập kết mà cũng chẳng về tề đào để phòng thân, cho nên xã nào cũng có. Sau đó tình hình khả quan, số lớn ra hợp tác với chính quyền hoặc trở thành người dân thường nên hầm thành hoang phế.



    Từ năm 1959 về sau Hà Nội lại gây chiến, lập mặt trận GPMN đóng đô trong địa bàn quanh quẩn Tây Ninh, Hậu Nghĩa sát Củ Chi. Thế là du kích tìm các hầm hố, địa đạo cũ moi dất để làm chổ trốn khi bị săn đuổi. Vì Củ Chi mưa nhiều, đất sốt, nên hầm hố sau một mùa mưa rừng là xập nếu không tu bổ, trong hầm là hang ổ của các loại rắn, bò cạp, rít, chuột.. nên không mấy ai thích vào, trừ phi giây phút tử thần réo gọi. Số du kích, cán bộ bị rắn rít, bò cạp hạ sát, cũng không thua số thưong vong bom đạn là mấy. Ðó là mặt thật của địa đạo 250 km trong tưởng tượng.


    Ðịa đạo Củ Chi qua cuộc chiến thường được nhắc tới bằng các tên làng xóm quanh vùng như Hố Bò, Bến Ðình, Bến Dưọc.. một vùng đồn điền cao su, giữa các mật khu nổi tiếng như Bời Lời, Trảng Bàng, Dương minh Châu, Tam giác Sắt. Mật khu Hố Bò, Củ Chi được Hà Nội gọi là Phân khu Sài Gòn - Chợ Lớn giao cho Mười Cúc và Võ văn Kiệt cai quản, có Trung đoàn 1012 (Thủ đô) và 2 Tiểu đoàn Quyết Thắng 1, 2 nhưng gần như chết hết qua nhiều lần đụng độ triền miên với Hoa Kỳ và SD25/VNCH. Từ sau Tết Mậu Thân 1968, quân số các đơn vị trên được bổ sung từ miền Bắc vào.



    Củ Chi tê liệt từ khi SD 25 Mỹ vào đóng tại Ðồng Dù, sau đó là SD 101 Không Vận Hoa Kỳ, thường dùng chiến dịch trực thăng bay vào tận ổ, nên sau này cán gộc cỡ Cúc, Kiệt thường ở dưới hầm cho chắc mạng. Ngoài ra ta còn mở CHIẾN DỊCH ROM-PLOW ỦI XẬP ÐỊA ÐẠO CỦ CHI, sử dụng 12 chiếc xe ủi đất loại lớn, đưọc tướng Wayan, cố vấn trưởng của Ðại Tướng Ðỗ cao Trí, Tư lệnh QÐ3 lúc đó, biệt phái cho TK/Hậu Nghĩa.



    Chiến dịch ủi quang khu Hố Bò, Củ Chi làm Hà Nội điên tiết. Ðể bảo đảm doàn xe cơ giới trong lúc khai quang, một thiết đoàn gồm M48 và M113 của Hoa Kỳ yểm trợ, bảo vệ an ninh, xe ủi đưọc bọc bằng lưới chông B40 và bao cát, nên đã hoàn thành nhanh chóng công tác sau 15 ngày làm việc, địa đạo Củ Chi đã biến thành một vùng đất rộng thoáng quang, hầm xập người cũng biến mất. Hết Hố Bò tới Bời Lời, sau đó là đường Trảng Mít, Dầu Tiếng cuối cùng tới các căn cứ lõm của du kích ấp xã trong các quận Củ Chi, Trảng Bàng, Ðức Hòa, Ðức Huệ.. Tình hình an ninh đưọc vãn hồi, huyền thoại địa đạo Củ Chi chỉ còn trong các sách giáo khoa và tài liệu tuyên truyền của đảng mà thôi.


    Tóm lại địa đạo Củ Chi, Hố Bò, Bời Lòi đã bị đoàn cơ giới HoaKỳ hủy diệt năm 1970 như bình địa. Hầu hết cán bộ cán binh vưọt trốn qua đất Miên. Vậy mà vẫn có người tin, điều này làm cho thế giới phải nể sợ sự nói láo không ngọng của người CSVN khi mà mọi bí mật của lịch sử và chân tướng của đảng đã bị bật mí và lộ diện.



    Như Lê Ðức Thọ đã tuyên bố ngày 1-5-1975 ‘cái gì là “Mặt Trận GPMN”, tất cả đều là đảng ta đó’. Nên việc CSVN rục rịch chống Tàu nói là để bảo vệ ngư dân và chủ quyền QG hay gì gì đó, thì cuối cùng cũng ‘là phe ta cả’ nên làm sao mà đánh cho được? Cuối năm nhìn lại đống rác lịch sử cận đại do CSVN dàn dựng vẽ vời, trong đó có chuyện dài “đánh Mỹ cứu nước” mà thêm đau lòng thương cảm cho thanh niên nam nữ đất Bắc, đã hy sinh oan uổng làm tôi mọi cho bọn chóp bu Hà Nội. Rốt cục vẫn sống kiếp nô lệ tồi tàn còn thua thời Pháp thuộc.

    Sao bằng Nam Việt Nam đã đánh một trận để đời. Nay dù có tan hàng rã ngũ vẫn ngẩng cao mặt với thế giới vì đã hoàn thành bổn phận cứu nước giúp dân, danh thơm muôn thuở.


    Cám ơn các Anh: Người Lính Việt Nam Cộng Hòa!




    Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
    Mường Giang


    https://hon-viet.co.uk/MuongGiang_NhinL ... uaCSVN.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21047
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hòa Bình Danh Dự
    và Sự Phản Bội Việt Nam Cộng Hòa


    “Nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp định chúng tôi sẽ tái oanh tạc”
    (Richard Nixon)

    __________________________
    Trọng Đạt _ April 26, 2017









    Đa số nhà nghiên cứu và chính khách Mỹ khi nói về sự sụp đổ của miền nam Việt Nam năm 1975 họ thường lập luận như sau:



    - Giới lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa bè phái tham nhũng, không tìm được một giải pháp hòa bình cho đất nước họ.



    - Các Tướng lãnh VNCH ít có ai đủ khả năng chỉ huy những đại đơn vị, khi trực diện với quân địch họ rút chạy hỗn loạn đưa tới sụp đổ.



    - Khi Mỹ rút đi, họ không đủ sức chống Cộng Sản và thua trận, chẳng lẽ thanh niên của chúng ta phải tiếp tục chiến đấu cho họ mãi mãi tại Đông Dương hay sao?



    - Chúng ta viện trợ cho họ máy bay, xe tăng, tầu chiến… nhưng họ không biết xử dụng sao cho có hiệu quả nên đã thất bại khi quân địch tới.



    - Quân đội miền Nam chiến đấu kém hiệu quả, phải dựa vào hỏa lực Mỹ…





    Thậm chí giữa thập niên 2000 cựu Tổng thống Bush con bênh vực cho cuộc chiến Iraq của ông đã tuyên bố: Iraq sẽ không như Việt Nam, miền nam VN mất vì quân đội của họ không chịu đánh mà chỉ chờ Mỹ đánh dùm!



    Nhiều người dựa vào thảm bại của cuộc triệt thoái Cao nguyên tháng 3-1975 để kết án ông Thiệu làm sụp đổ miên Nam chỉ trong vài tháng.



    Có nghĩa là VNCH sụp đổ vì chính họ và Mỹ không có trách nhiệm, tuy nhiên gần đây nhiều nhà học giả Mỹ viết về chiến tranh VN có công nhận Quốc hội đã cắt hết nguồn tiếp liệu khiến VNCH phải đầu hàng địch. Họ cũng chỉ nhắc sơ vài hàng chứ không khai thác tỉ mỉ, nhiều nhà sử gia khác lờ đi không nhắc tới sự thật phũ phàng này.





    Hiệp định bất bình đẳng



    Giáo sư Larry Berman, một tác giả viết nhiều sách về chiến tranh VN (Planning a Tragedy: The Americanization of the War in Vietnam; Lyndon Johnson’s War: The Road To Stalemate in Vietnam; No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam; Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, Time Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent.)



    Có hai cuốn trong số các tác phẩm của ông được chú ý tới là Lyndon Johnson’s War: The Road To Stalemate in Vietnam – Cuộc Chiến Của Johnson, Con Đường Đi Tới Bế Tắc Tại Việt Nam, dầy 250 trang, in năm 1991 viết về chiến tranh thời TT Johnson những năm từ giữa tới cuối thập niên 60. Cuốn này nghiêng về quân sử, chỉ trích những sai lầm của Johnson trong chiến tranh hạn chế.



    Sau đó là cuốn No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam- Không Hòa Bình, Không Danh Dự, Nixon, Kissinger Và Sự Phản Bội Việt Nam, dầy350 trang, in năm 2001. Đây là tác phẩm nổi tiếng của ông viết về giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh VN. Cuốn này nghiêng về chính trị, chú trọng về Hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973.



    Nó cũng là một trong những cuốn sách hiếm hoi của Mỹ đề cập tới sự phản bội miền nam VN. Với cái tên “Không Hòa Bình, Không Danh Dự, Nixon, Kissinger Và Sự Phản Bội Việt Nam”, tác giả đặt trách nhiệm lên hai nhà lãnh đạo Nixon và Kissinger, những người đã phản bội VNCH. Larry Berman nói về chủ đề của tác phẩm trong một số chương và ở phần Lời mở đầu (Prologue). Tôi xin sơ lược vài hàng, ông trình bầy vấn đề làm hai phần:



    Trước hết cái gọi là Hiệp định Paris, Hòa bình danh dự của hai nhà chính khách này chỉ là để Mỹ rút quân, lấy tù binh, lừa cho ông Thiệu ký Hiệp định vô nghĩa, bảo đảm miền nam sẽ sụp đổ. Phần sau Berman nói đã tham khảo nhiều tài liệu giải mật được biết sự thực Hiệp định chỉ là hòa bình giả. Nixon, Kissinger khi ký Hiệp định chỉ chờ cho CSBV vi phạm để oanh tạc, tiếp tục cuộc chiến bằng không lực để giúp miền nam VN tồn tại, đây là hòa bình giả, đánh lừa dân Mỹ. Hai phần này mâu thuẫn nhau.



    Quan điểm của ông về sự phản bội của Nixon, Kissinger nằm ở chỗ Hiệp Định Paris tháng 1-1973 để cho 150 ngàn quân BV được ở lại khiến VNCH không thể tồn tại (1). Rất nhiều người chỉ trích Nixon, Kissinger về chuyện này. Trước hết tôi xin bàn về số quân BV ở lại miền Nam: TT Nixon (2) nói sau trận tổng tấn công 1972, Cộng quân thua chạy (tháng 10-1972) nhưng còn đóng tại một số vùng thưa dân thuộc QK I và QK II, quân đội VNCH không đủ lực lượng để đẩy lui địch.



    Theo tài liệu phía CS (Chiến dịch xuân hè 1972 - Wikipedia tiếng Việt) thì lực lượng của họ trong trận tổng tấn công 1972 gồm 14 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (3) khoảng 120,000 quân. Theo ước lượng phía Mỹ và VNCH có vào khoàng từ 70 cho tới 100 ngàn Cộng quân bị giết trong trận này (4) như thế số tàn quân không thể nào quá 100 ngàn được,





    Xin nói về lý do tại sao không đòi được CSBV rút về Bắc



    Larry Berman và nhiều người như Negroponte, Tướng Haig (hai phụ tá của Kissinger) (5), TNS Thurmond South Carolina (6)… chỉ trích Nixon, Kissinger ký hiệp định bất bình đẳng không đuổi được CS về Bắc, địch còn đóng quân kể như thua. Berman nói Hiệp định Paris vô nghĩa, nó bảo đảm miền nam VN sẽ mất về tay CS.



    TT Nixon đã trả lời về vấn đề này, ông nói “Có một châm ngôn ngoại giao là cái gì ta không làm được ở chiến trường thì không thể đòi được ở bàn hội nghị”, Kissinger cũng nói y như thế (7). Sau trận đánh 1972, VNCH tuy thắng lớn nhưng không đủ lực lượng để đuổi địch ra khỏi những vùng chiếm đóng tại QK I và QK II nên không thể đòi chúng rút về Bắc được,



    Nixon nói:

    “Chúng tôi biết nếu đạt thỏa hiệp đòi BV trả lại đất cho VNCH thì họ sẽ không ký Hiệp định. Nếu ta đòi BV rút quân bằng được sẽ không có Hiệp định”

    (No more Vietnams trang 152)



    Đầu tháng 1-1973, Quốc hội đốc thúc Nixon ký Hiệp định, họ cho biết nếu không sớm ký kết sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ VNCH, buộc Hành pháp rút hết quân… (8). Ngoài ra Nixon nói (trang 155) sự tồn tại của VNCH không phụ thuộc việc Cộng quân còn đóng tại một số vùng dân cư thưa thớt mà phụ thuộc vào viện trợ của Quốc hội và sự cho phép cưỡng bách (CS) thi hành Hiệp định Paris (enforce the agreement). Nếu ta không sớm ký Hiệp định, Lập pháp sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh vào tháng 1-1973 cho rằng VNCH gây trở ngại hòa đàm.



    Trên thực tế mọi người đều thấy sự sụp đổ miền nam VN không do Hiệp định mà vì cạn kiệt tiếp liệu đạn dược, không có sự kiện nào chứng tỏ Hiệp định đã trực tiếp gián tiếp gây ảnh hưởng. Sau Hiệp định Paris tháng 1-1973, hơn nửa triệu quân đồng minh gồm Mỹ, Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan… đã rút về nước, VNCH phải một mình gánh vác chiến trường với quân viện bị cắt giảm xương tủy. Đó là lý do chính khiến cho CS thắng lợi dễ dàng.



    Việc đòi Cộng quân rút về Bắc không có nghĩa VNCH sẽ được an toàn, họ chỉ rút qua biên giới Lào, Miên sát ngay đó và trở lại khi cần.



    Berman chỉ trích Nixon Kissinger đánh lừa Thiệu, hứa hẹn trừng phạt BV đã ghi trong Hiệp định (trang 202). Cuối tháng 11-1972, Nguyễn Phú Đức, đại diện ông Thiệu đi Hoa Thịnh Đốn họp với các nhà lãnh đạo Mỹ về bản sơ thảo Hiệp định. Kissinger nói với Đức rằng lời cam kết của TT Nixon sẽ ghi vào hồ sơ đàng hoàng. Berman nói thực ra chẳng ghi hồ sơ gì cả, nước Mỹ không đụng một ngón tay ngăn chận CS chiếm miền Nam, những ngày cuối của Saigon, Kissinger và Nixon đánh lừa Đức nhưng không đánh lừa được lịch sử (lời Berman)



    Sự thực khi CSBV vào chiếm VNCH, Nixon đã bị ép từ chức tháng 8-1974, vả lại Quốc hội ra luật (9) cắt hết các ngân khoản (của Hành pháp Mỹ) dành cho chiến tranh Đông Dương 30-6-1973 (nửa năm sau Hiệp định). Nixon bị bó tay nhìn CSBV và Khmer đỏ tấn công chính phủ Lon Nol và VNCH.



    Berman chỉ trích Nixon, Kissinger ép Thiệu ký Hiệp định bất bình đẳng mà thực ra tháng 1-1973 Quốc hội đã thúc ép Nixon phải sớm có hòa bình. Các vị chức sắc Quốc hội đã nhắc nhở Nixon nêu VNCH làm trở ngại Hiệp định họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh nên không thể qui trách nhiệm cho Nixon Kissinger trong việc ký kết.



    Hòa bình danh dự, Peace with Honor theo định nghĩa của TT Nixon là rút quân về nước, lấy tù binh, chấm dứt chiến tranh và không làm sụp đổ đồng minh VNCH. Trong khi đó đảng đối lập chủ trương rút bỏ VN sớm mà không quân tâm tới sự tồn tại của Đông Dương, sống chết mặc bay, miền nam VN sẽ sớm mất về tay CS. Nixon chỉ làm được đến thế, thật vô lý khi Berman cũng như rất nhiều người chỉ trích kết án hòa bình danh dự của ông. Họ nói Hiệp định của hai nhà lãnh đạo đã làm sụp đổ Đông Dương trong khi Nixon đã bị ép phải từ chức.



    Thật vô lý khi Berman và nhiều người chỉ trích TT Nixon không giữ lời hứa (với ông Thiệu) sẽ trừng trị CSBV nếu họ vi phạm Hiệp định khi ai cũng biết ông đã từ chức tháng 8-1974 và đã bị Lập pháp trói tay.



    Tác giả nói nay có hai cách giải thích sự thất bại của Hiệp định Paris và sự sụp đổ Sài Gòn, trước hết cách nói của hai nhà lãnh đạo: Nixon nói (10) năm 1973 ông đã bảo đảm nền độc lập VNCH nhưng năm 1975, Quốc hội đã hủy hoại khả năng thi hành Hiệp định (của ông) khiến VNCH sụp đổ. Kissinger nói thảm kịch là do tình trạng xáo trộn tại Mỹ, tháng 4-1973 vụ Watergate nổi lên, kế đó TT không được phép cưỡng bách thi hành Hiệp định Paris (trừng trị CSBV khi họ vi phạm)



    Cách giải thích thứ hai của tác giả Frank Snepp (trang 8) cho rằng Hiệp định chỉ là một khoảng cách tốt đẹp (Decent interval). Nixon, Kissinger chỉ chú trọng lấy tù binh, tìm người mất tích, tương lai chính trị VN thì để người VN tự giải quyết. Chính phủ Mỹ không muốn CS thắng quá nhanh, họ biết là CS sẽ ngẫu nhiên thắng, khi ký Hiệp định CSBV không bỏ mục tiêu dài hạn chờ cho Mỹ rút. Trong cuốn Decent Interval, Frank Snepp nói Hiệp định chỉ là cách trốn trách nhiệm của Mỹ (Nixon – Kissinger), một cách bảo đảm để Mỹ rút đơn phương.



    Kissinger đã nói với Phụ tá TT Ehrlichman miền nam VN may mắn lắm thì có thể cầm cự được một năm rưỡi, ông cũng nói với phụ tá của mình Negroponte rằng Mỹ không muốn tiếp tục ở lại VN.





    Hồ sơ giải mật



    Nhưng chương thứ 10 và 13 (11) Larry Berman nói sau khi tham khảo những hồ sơ đã giải mật thì thấy sự kiện tệ hại hơn thế. Ông nói sự thực khác xa với giả thuyết Decent interval và khác xa những điều mà Nixon, Kissinger tuyên bố. Hồ sơ giải mật có ghi là Chính phủ Mỹ muốn Hiệp định bị BV vi phạm ngay và sẽ đưa tới sự giáng trả dữ dội. Chiến tranh thường trực bằng oanh tạc (B-52) mà Nixon và Kissinger sẽ khởi động từ Hiệp định. Họ tin đó là con đường duy nhất để dân Mỹ chấp nhận (chiến tranh) nếu đã ký Hiệp định, Nixon tin là sẽ xử dụng B-52 để giúp VNCH cho tới cuối nhiệm kỳ của ông năm 1976.



    Đối với Nixon, Hiệp định là một phương tiện để có quyền can thiệp thường trực vào Đông Nam Á. Sự thực đã được chôn vùi khá lâu vì Nixon và Kissinger từ chối không cho ai được xem những bí mật lịch sử, hạn chế không cho người khác đọc cũng như coi giấy tờ riêng, băng thu điện đàm và tất cả những nguồn tài liệu gốc …



    Nhờ tham khảo những tài liệu giải mật Berman đã đánh giá được chủ trương hiếu chiến của Nixon-Kissinger, nó hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa của hòa bình danh dự mà ông ca ngợi, phô trương. Hai nhà lãnh đạo này đã đánh lừa người dân Mỹ, dư luận Mỹ bằng một nền hòa bình giả (12).



    Berman cho biết (trang 203), sáng 30-11-1972, khoàng hai tháng trước ngày ký kết Hiệp định Paris, TT Nixon họp Ban tham mưu liên quân, Kissinger thuyết trình về bản Dự thảo Hiệp định ngưng bắn, ông nói Tổng thống muốn tập trung vào tình trạng khẩn trương nhất gồm hai sự kiện: Nếu hòa đàm tan vỡ, giải pháp quân sự nào? Thứ hai nếu hòa đàm thành công nhưng Hiệp định bị vi phạm ta sẽ trừng trị địch thích đáng bằng không lực Mỹ.



    TT Nixon chỉ thị cho Ban tham mưu sửa soạn chương trình oanh tạc khẩn cấp trong trường hợp hòa đàm tan vỡ, chiến dịch sẽ xử dụng ồ ạt Hải quân, Không quân trên lãnh thổ BV. Chiến dịch được gọi là Priming Charge (trừng phạt khởi đầu) được phác họa để phá hủy bộ máy chiến tranh BV gồm 58 mục tiêu và phong tỏa hải cảng…



    Đô đốc Elmo Zum Walt Tư lệnh Hải quân trong buổi họp cho rằng Nixon chủ trương đánh mạnh (oanh tạc) trong hai năm nữa sẽ thương lượng một Hiệp định tốt đẹp hơn. Tổng thống nói ông cần Ban tham mưu hợp tác, VNCH sẽ vui mừng, họ vẫn được viện trợ kinh tế, quân sự.



    Trong trường hợp CSBV vi phạm, tăng cường xâm nhập, tấn công VNCH, Đô đốc Thomas Moorer (trang 204) Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã thảo kế hoạch khẩn trương 3 và 6 ngày cho kế hoạch đòi hỏi để tấn công BV. Kế hoạch gồm gài mìn Hải Phòng, oanh tạc Hà Nội bằng B-52, sự giáng trả phải ồ ạt hữu hiệu.



    Ngoài ra hồ sơ giải mật (trang 260) về cuộc nói chuyện trong buổi họp với Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu ngày 4-8-1973. Kissinger nói chỉ có oanh tạc (B-52) mới bảo vệ và giúp VNCH không bị sụp đổ, cuộc đối thoại cho ta thấy rất nhiều. Kissinger đã nhìn nhận ký Hiệp định xong tháng 1 và nói tôi cảm thấy chúng ta phải tái oanh tạc BV vào tháng 4 hay tháng 5.



    “Nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp định chúng tôi sẽ tái oanh tạc”



    Điều ông xác nhận cũng giông y như cái mà Đô đốc Zumwalt đã kết luận cuối tháng 11-1972 tại buổi họp Tham mưu trưởng liên quân. Đó là hòa bình giả trong kế hoạch đánh lửa dân Mỹ với những từ ngữ văn vẻ hào nhoáng “danh dự cho Mỹ”.



    Kissinger cho rằng Watergate (1974) đã phá hỏng kế hoạch của Nixon, ông không hề có ý định phản bội VNCH. Nixon muốn được coi là vị Tổng thống có chính sách ngoại giao vĩ đại người đã:



    - Bang giao với Trung Cộng.



    - Hòa với Nga Sô.



    - Bảo vệ được VNCH.



    Quyết tâm bảo vệ miền Nam VN của Nixon để bảo tồn một di sản cho sự nghiệp chính trị của ông. Hôm 27-4-1975, William Buckley viết trên Wall Street Journal nhận định Watergate đã làm cho kế hoạch nghiền nát miền Bắc VN của Nixon bị trật đường rầy.



    Điều mà Larry Berman khám phá nhờ tài liệu giải mật cho thấy Nixon, Kissinger đã đánh lừa người dân Mỹ, Quốc hội. Hòa bình danh dự mà họ tìm kiếm chỉ là hòa bình giả (a sham peace).



    Nixon-Kissinger mang tội giả dối với nước Mỹ (như tác giả nói) nhưng có công với VNCH vì ông chủ trương cưỡng bức (CS) thi hành Hiệp định, tiếp tục bảo vệ đồng minh. Nếu do tham khảo hồ sơ mật để khám phá ra sự thật ấy thì nó mâu thuẫn với chủ đề mà ông đưa ra trên đây khi kết án Nixon, Kissinger ký Hiệp ước bất bình đăng phản bội VNCH.



    Đô đốc Elmo Zum Walt Tư lệnh Hải quân đã ghi lại cảm tưởng về buổi họp, ông nhận định Nixon lường gạt: Tổng thống nói về tình trạng ngưng bắn, hứa viện trợ ồ ạt cho miền nam VN và giáng trả vi phạm của CSBV để bảo đảm hòa bình. Chính phủ (Nixon) dấu kín và không bao giờ cho người dân và Quốc hội biết chuyện bí mật này.





    Ai phản bội Việt Nam



    Larry Berman đặt tên tác phẩm “Không Hòa Bình, Không Danh Dự, Nixon, Kissinger Và Sự Phản Bội Việt Nam ” khiến người ta nghĩ rằng hai nhà chính khách này đã không mang lại hòa bình danh dự và họ phản bội VN. Nhưng phần sau, tác giả tham khảo tài liệu giaỉ mật cho thấy các vị này chỉ chuẩn bị chờ oanh tạc trừng trị BV để cứu VNCH.



    Trong phần mở đầu cũng như phần kết luận, ông chiếu lại khúc phim cuối tháng 4-1975 người Mỹ tháo chạy bỏ VN và có nói sơ về sự phản bội đồng minh của Mỹ. Kissinger cho biết danh dự Mỹ bị lâm nguy (trang 3) Đại sứ Martin điện tín cho Kissinger xin đừng cho di tản ồ ạt vì nó cho thấy sự phản bội khiến ta mất hết danh dự. Khi trực thăng di tản những người Mỹ cuối cùng, tại hạm đội Đại tá Harry G. Summers nói “Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, đối với người Mỹ ngày này thật chẳng lấy gì làm tự hào” (trang 4).



    Tại Bạch Cung TT Ford chính thức thông báo chỉnh phủ VNCH đã đầu hàng.



    “Lịch sử sau cùng sẽ phán xét phán xét những cái ta đã và chưa làm ở VN cũng như nơi khác. Ta hãy bình tâm chờ bản án” (trang 5).



    Ngoài Larry Berman ra không thấy tác giả nào đề cập tới khía cạnh này, họ thường nhấn mạnh sự sai lầm của ông Thiệu trong kế hoạch lui binh tại Cao nguyên và vùng hỏa tuyến.



    Tác giả tuy đề cập tới vấn đề người Mỹ phản bội đồng minh nhưng ông lại hướng về hai nhân vật lãnh đạo Hành pháp và không đả động gì tới trách nhiệm của nước Mỹ. Berman cũng như nhiều người chỉ trích Nixon, Kissinger ký Hiệp định vô nghĩa nhưng họ không biết hoặc vờ không biết về những khó khăn mà chính phủ phải đương đầu tại bàn Hội nghị. Kissinger kể lại những ngày đầu đàm phán với phía CSBV từ 20-2 tới 4-4 -1970 (13) trong khi Mỹ đang rút quân từ từ. Thái độ của Lê đức Thọ rất cha chú, ta đây. Thọ nói Mỹ phải rút không điều kiện, lật đổ chính phủ Thiệu, thành lập Liên hiệp, ngoài ra chẳng có gì để bàn cả. Đảng Dân Chủ và Ủy ban ngoại giao Thượng viện đòi rút nhanh, loại bỏ Thiệu-Kỳ nhưng Nixon-Kissinger không chấp nhận vì như thế coi như đầu hàng CS (14). Kissinger nói Thọ hiểu biết rõ, chính xác về dư luận phản chiến tại Mỹ nên tếp tục đòi Mỹ rút đơn phương, lật đổ Thiệu cho tới tháng 9-1972, (hai năm rưỡi sau) khi BV thảm bại về quân sự họ mới chịu nhượng bộ nhiều.



    Ngày 18-3-1970, ông Hoàng Sihanouk bị Tướng Lon Nol lật đổ khi đang ở Bắc Kinh. Từ giữa tháng 4 -1970 CSBV tại căn cứ biên giới tấn công bao vây Nam Vang để lật đổ Lon Nol đưa Sihanouk về, nay Sihanouk đã theo CS. Nếu Mỹ không can thiệp VNCH sẽ bị lâm vào tình trạng nguy khốn. Cuối tháng 4 -1970 Nixon giúp VNCH hành quân sang Miên phá hủy các căn cứ CSBV, VC nhưng vấp phải sự chống đối dữ dội của Quốc hội, truyền thông, sinh viên và phong trào phản chiến… Hàng trăm ngàn người biểu tình phía sau Tòa Bạch Ốc, tại Thủ đô. Tình trạng cho thấy sự ngang ngược của Quốc hội Dân chủ, truyền thông, phong trào phản chiến…họ muốn Hành pháp phải chịu bó tay trước sự lộng hành của CS.



    George Donelson Moss (15) nói Nixon nhậm chức đã được hai năm, sau hai năm chiến đấu và đàm phán để chấm dứt chiến tranh mang lại hòa bình nhưng ông nhận thấy quyền hạn của Tổng thống bị thu hẹp, vị trí nước Mỹ tại bàn hội nghị tồi tệ, hòa bình còn xa….



    Kissinger thất vọng không tìm ra cách nào đòi CSBV rút song phương, ông nói khi Nixon nhậm chức thay thế những người (Dân Chủ) trước đây đã can thiệp (đưa quân) vào VN. Mới đầu họ trung lập sau quay ra chống đối, kết án Nixon có trách nhiệm với cuộc chiến mà thực ra ông chỉ thừa hưởng. Họ chỉ trích Nixon không theo giải pháp này nọ mà chính họ trước đây chẳng làm được gì (16).



    Kissinger cũng nói Bảo thủ (CH) xuống tinh thần vì cuộc chiến tới giai đoạn phải rút quân, Cấp tiến (DC) ám ảnh bởi chính họ đã đưa nửa triệu quân vào Đông Dương. Họ không chịu đối mặt với sự can thiệp của mình trong quá khứ hoặc ngồi im miệng mà ngược lại, trốn trách nhiệm và đổ lỗi cho Tổng thống Nixon (17). Đảng Dân chủ đã đưa nước Mỹ vào chỗ sa lầy tại VN thập niên 60 nay trở mặt a dua với phản chiến, truyền thông để chống chiến tranh, chống chính phủ (đối lập), không được ăn thì đạp đổ, tạo lên không khí phân hóa dữ dội.



    Dân chủ vẫn nắm Quốc hội với 55.86% Hạ viện và 57% Thượng viện.



    Sau hai năm lãnh đạo, Nixon thấy chính phủ bị giới hạn quyền hành, đảng Dân Chủ, truyền thông, phong trào phản chiến, sinh viên…những năm 1969, 70 đã đưa nước Mỹ bước vào giai đoạn “toàn quốc phản chiến” đòi rút bỏ VN.



    Những tháng đầu năm 1973, CSBV vi phạm hiệp định và giúp Khmer đỏ tấn công chính phủ Lon Nol, Nixon oanh tạc trừng trị địch và bị Quốc hội phản đối dữ dội. Họ ra tu chính án cắt hết ngân khoản quân sự dành cho Đông Dương cuối tháng 6-1973, có hiệu lực từ giữa tháng 8 (18). Sau đó Quốc hội Dân chủ cắt giảm quân viện VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975 (19) khiến miền nam VN lâm vào tình trạng kiệt quệ tiếp liệu đạn dược.



    Tổng thống lúc này chẳng khác gì bù nhìn nhưng người ta vẫn chỉ trích ông không trừng trị quân địch để cứu VNCH.



    Sau khi tham khảo tài liệu giải mật Larry Berman lại nói Nixon, Kissinger không bỏ Đông Dương mà còn sẵn sàng trừng trị CSBV vi phạm Hiệp định, họ chủ trương kéo dài chiến tranh. Điều này cho thấy những lời chỉ trích, lên án Nixon, Kissinger phản bội VN hoàn toàn sai.



    “Không hòa bình không danh dự” như tác giả nói không phải để ám chỉ Hiệp định vô nghĩa mà là tiếp tục chiến tranh chứ không phải hòa bình danh dự, người ta thường nghĩ là ông chỉ trích hòa bình danh dự làm sụp đổ VN



    Tên tác phẩm của Berman khiến độc giả tưởng ông kết án Hiệp định Paris không có hòa bình, không có danh dự vì nó làm sụp đổ VNCH. Nhưng khi ông nói về hồ sơ giải mật thì không phải vậy mà tác giả muốn nói “không hòa bình, không danh dự” vì Nixon, Kissinger không tìm hòa bình như họ tuyên bố mà muốn tiếp tục chiến tranh bằng không lực Mỹ để bảo đảm cho miền nam VN.



    Lúc này Berman không lên án hai nhà chính khách này phản bội đồng minh nhưng chỉ trích họ họ đánh lừa, lường gạt nước Mỹ vì tiếp tục cuộc chiến bảo vệ miền nam VN, phản lại chủ trương của nước Mỹ muốn vứt bỏ mảnh đất này cho lùi vào dĩ vãng. Đúng vậy, Quốc hội, truyền thông, sinh viên…muốn nước Mỹ phải bỏ Đông Dương trong khi Nixon-Kissinger đi ngược lại chủ trương này, hai ông không phản Đông Dương mà có tội với nước Mỹ.



    Tại phần mở đầu và kết luận cuốn sách Berman có đề cập dù là sơ sài tới việc nước Mỹ bị sứt mẻ uy tín vào những ngày cuối tháng 4-1975 khi họ tháo chạy bỏ Đông Dương. Hầu như không có nhà nghiên cứu nào nói như ông dù là ngắn gọn, họ thường chỉ trích sự sai lầm của ông Thiệu làm sụp đổ miền nam.



    Họ lờ đi không nói tới quân viện ồ ạt của CS quốc tế cho Hà Nội tổng cộng 2 triệu 362 ngàn tấn hàng hậu cần và vũ khí (20). Trong khi CSBV muốn bao nhiêu xe tăng, đại bác, hỏa tiễn, phòng không… đều có ngay thì VNCH những năm cuối cùng 1974, 1975 phải trầy da tróc vẩy cử phái đoàn sang Mỹ xin viện trợ thường là nhỏ giọt



    Không phải rằng Nixon, Kissinger phản bội VN mà là nước Mỹ phản bội vì như đã nói trên, ngay từ 1970, nước Mỹ đã phát động phong trào toàn quốc phản chiến gồm Quốc hội, đảng đối lập, sinh viên, truyền thông… Theo lời kể của Kissinger (21) Quốc hội Mỹ đã bắt đầu đề nghị một số tu chính án cắt ngân khoản chiến tranh Đông Dương nhưng chưa được phê chuẩn. Như thế nước Mỹ chống chiến tranh tập thể, hành động phản bội chính là nước Mỹ chứ không thể là Nixon, Kissinger. Chủ trương rút bỏ Đông Dương đã thành hình từ 1970 và nhất là sau khi Nixon, Kissinger đã bang giao được với Trung Cộng, hòa hoãn với Nga sô từ giữa năm 1972 là cơ hội tốt cho Quốc hội Dân chủ Mỹ phản bội đồng minh



    Larry Berman phải lục lọi, tìm kiếm những hồ sơ giải mật để viết về sự dối trá của Nixon, Kissinger đối với người dân Mỹ, nước Mỹ, nhưng ông không viết về sự phản bội của nước Mỹ. Muốn vậy ông cũng chẳng cần tham khảo các hồ sơ giải mật. Tài liệu đầy cả ra, không cần thiết phải tìm tòi nhưng đã có nhà sử gia, chính khách Mỹ nào biên soạn chưa? Tháng 6-1973 Quốc hội ra luật cắt hết ngân khoản dành cho chiến tranh Đông Dương để trói tay Tổng thống. Nixon không còn quyền hành ngăn chận CS vi phạm Hiệp định Paris, sau đó họ dần dần cắt giảm viện trợ miền nam VN mỗi năm 50% mà ai cũng đều biết cả… hậu quả là VNCH sụp đổ trong khoảng thời gian thật ngắn.



    Berman nói kế hoạch trừng trị BV vi phạm Hiệp định của Nixon-Kissinger đã bị Wategate hủy hoại (trang 9), thực ra dù không có biến cố này, Nixon cũng đành chịu bó tay vì không có ngân khoản để oanh tạc. Quốc hội đã ra luật từ giữa năm 1973 cắt hết nguồn tài chánh (của Hành pháp) dành cho chiến tranh Đông Dương.



    Ta không thấy sử gia chính khách Mỹ so sánh viện trợ Mỹ cho VNCH với viện trợ của CS Nga, Tầu cho BV, ta không thấy các vị ấy nói về tình đồng chí của CS, họ không bỏ đồng minh



    Hậu quả của sự phản bội là nay tại Đông Nam Á, các nước Thái Lan, Việt, Mên, Lào, Mã Lai, Phi Luật Tân… có khuynh hướng ngả về Trung Cộng, họ không dám theo Mỹ khi nhớ lại biến cố Đông Dương 1975.



    Nhiều nhà nghiên cứu, chính khách Mỹ thường ra vẻ công bình, khách quan, họ khen kẻ địch can đảm, yêu nước được lòng dân …nhưng họ không công bình vì không so sánh viện trợ Mỹ cho VNCH với viện trợ của CS quốc tế cho BV. Ta không thấy các vị ấy nói về tình đồng chí của CS, họ giúp đỡ đồng minh tới ngày chiến thắng cuối cùng.



    Trên thực tế hầu hết các nhà sử gia, chính khách Mỹ tránh nói tới việc Quốc hội nước họ bức tử VNCH vì tâm lý chung đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại. Họ thường nói Hoa Kỳ bảo vệ dân chủ, tự do cho tất cả các nước bị áp bức xâm lăng nhưng tránh xúc phạm đất nước mình



    Nhiều người cho rằng Hoa Kỳ phải ký Hiệp định Paris mới rút quân, lấy tù binh là không đúng sự thật. Quốc hội Mỹ có hai cách để lấy hòa bình



    – Ký Hiệp định Paris



    – Ra luật chấm dứt chiến tranh



    Trường hợp có được nền hòa binh danh dự đẹp mặt cả nước là điều họ mong đợi, cùng kỳ lý nếu Hiệp định trở ngại họ sẽ phải ra luật chấm dứt chiến tranh cho dù tàn khốc vô nhân đạo.



    Ít người chịu để ý vấn đề này, các nhà sử gia Mỹ tránh không nhắc tới vì nó thể hiện bộ mặt xấu của Lập pháp, của cả đất nước mình.





    Trọng Đạt
    (trích trong Chiến Tranh Việt Nam Dưới Thời Kennedy-Johnson-Nixon-Ford, 2017)



    Tham khảo

    (1) No No Peace Honor: Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam các trang 2, 7

    (2) Richard Nixon: No More Vietnams trang 152

    (3) Nixon trong No more Vietnams trang 150 cũng nói vậy



    Theo Phillip B. Davidson: Vietnam At War, The History 1946-1975 trang 673 là 125 ngàn quân
    https://hon-viet.co.uk/TrongDat_HoaBinh ... ietNam.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21047
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Tưởng niệm 50 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           






    Hắn cũng là bồ tát !
    __________________________
    Ông Bút





              

              


    Cách nay 44 năm, được tin Hồ chí Minh “chuyển sang từ trần,” cả miền Bắc cấu mặt, bứt tóc, khóc lăn lóc, khóc thật “hoành tráng”. Trong số này, khóc để mong được đảng quan tâm, cơ cấu vào chức gì đó, đặng tiến thân, có số khóc cầu được thêm một tí tiêu chuẩn, như vài thước vải sô, tí gạo…



    Nói về tiêu chuẩn, bà con miền Bắc, có câu chuyện làm qùa: Trái bí muôn năm:

    Thời chiến tranh, miền bắc thường bị dội bom, đảng ra lệnh: Ai trúng bom, chết liền thì thôi, ai bị thương hấp hối, nếu kịp hô “bác muôn năm, đảng quang vinh muôn năm,” người đó sẽ được chiếu cố, cấp cho hai mét vải liệm. Có ông nông dân kia, đang làm ruộng, nghe máy bay oanh kích, ông vác cuốc chạy trốn, chạy ngang qua dưới giàn bí, chẳng may lưỡi cuốc móc vào cuống trái bí, nó rơi ngay vào lưng, nghe cái bịch, ông nông dân hoảng hốt té bò càng, miệng liền hô: “bác muôn năm, đảng quang vinh muôn năm,” ông ta hô nhiều lần, mà sao trái bôm kẹp ngay dưới nách không nổ? Hé mắt nhìn thử, hóa ra trái bí! Mừng quýnh, ông hô lớn: “Trái bí muôn năm, trái bí muôn năm…muôn năm!!”



    Hầu hết truyện cười, xuất xứ từ một kịch bản có thật của xã hội. Ở xứ CS người ta khóc, không phải vì buồn! Cười không chắc đã vui, trong số khóc ông Hồ, chán vạn kẻ u mê vì tuyên truyền:



    “Bác không vợ con, suốt đời lo cho dân, cho nước, lãnh đạo tài tình, thắng Pháp và Mỹ.” Dưới ánh sáng mặt trời, không có gì che lấp được mãi mãi. Chẳng những bác có vợ, bác còn là tay chơi thứ thiệt, chơi rất phàm phu: Tây, Tàu, Liên Xô, Mường Mán, Lô Lô, Mọi có đuôi, bác phất tuốt! Bác là tay ăn cắp văn thơ trứ danh, chôm luôn những câu danh ngôn, đem trơi ngời ngời chốn công cộng:



    “Lương y như từ mẫu” – “Vì lợi ích mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”…



    “Bác đuổi Pháp và Mỹ” để dâng hiến tiền đồ, giang sơn ông cha cho Tàu. Còn nữa: Mới đây Giáo Sư, môn Sử, ông Hồ Tuấn Hùng, viết sách nói: Hồ Chí Minh là chệt chính hiệu, vậy:



    Những người “muôn năm cũ”, khóc ông Hồ, hôm nay nghĩ gì?



    Chắc họ đã hối ngộ, nhưng cái tuyên truyền, tẩy não của đảng, nó làm người dân khóc triền miên. Vừa rồi họ cũng vật vờ, khóc cho anh cai đẻ, khóc thật khỏe, khóc đầy đàng, đầy sá. Chỉ một chi tiết nhỏ, mà người ta nghĩ không ra: Nếu qủa thật, một anh hùng dân tộc, ai dám đì ông ta từ “cầm quân, sang cầm quần chị em”??

    Họ khóc chán chê, quay ra cười và tung hê trên cái chết, của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm!



    Xin lặp lại ngàn lần, lời nói của chủ nhân ông:



    “Chúng ta (Mỹ) đã qúa sai lầm, khi mướn bọn tướng ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa, để lật đổ, và giết chết TT Ngô Đình Diệm, để bây giờ nơi đó (miền Nam) sinh ra bất ổn”.



    TT Ngô Đình Diệm, chết vì danh dự, vì độc lập của tổ quốc, tuyệt đối không vì “đàn áp Phật Giáo.”



    Nếu không có Mỹ, một triệu Thích Trí Quang, môi thâm chẳng làm được gì, ngọn đuốc Thích Quảng Đức, Lê Văn Tám, chung một giuộc lừa dối, cùng một lò sản xuất tồi Cộng Sản. Hiện nay bọn đồ tể Ba Đình, phong Thích Quảng Đức, thành "liệt sĩ", thế nhưng hải ngoại có tên Đào Văn Bình, trước 1975 từng làm phó tỉnh trưởng, làm chủ tịch Hội Tù Nhân Chính Trị, Hoa Kỳ cùng những “trí thức hải ngoại” xì xụp khóc lạy.



    Thích Quảng Độ, Võ Văn Ái, cứ một mực tru tréo: “1963 pháp nạn một...”



    Nếu còn u mê, xin đọc lời Mục Sư Williams, sau đây:



    Đánh dấu 50 năm cuộc đảo chính ở Sài Gòn, Mục sư Byron Williams, tác giả cuốn sách sắp ra mắt "1963 – Năm của Hy vọng và Thù nghịch’, viết cho Huffington Post rằng sai lầm ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam hồi năm 1963 còn tai hại hơn vụ Vịnh Con Heo hồi năm 1961".



    Ông Williams viết: “Vụ đảo chính ông Diệm, theo tôi, là sai lầm chính sách ngoại giao lớn nhất của John Kennedy, thậm chí lớn hơn cả vụ Vịnh Con Heo.”

    “Cái chết của ông Diệm đã mở cánh cửa vào một loạt các vũng lầy cho Hoa Kỳ.”



    Tác giả nhắc lại rằng hồi cuối năm 1962, lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Hoa Kỳ Mike Mansfield đã gợi ý với ông Kennedy sau khi tới thực địa ở Việt Nam theo yêu cầu của vị tổng thống:



    “Đó là đất nước của họ, tương lai của họ chứ không phải của chúng ta.”

    “Bỏ qua thực tế này sẽ không chỉ gây thiệt hại to lớn về người và của đối với Hoa Kỳ mà nó còn có thể kéo chúng ta vào một tình thế không hay ho gì như người Pháp từng vướng phải.”



    Mặc dù ông Kennedy cũng bị bắn chết hôm 22/11, tiên đoán của ông Mansfield đã hoàn toàn đúng với sự thiệt mạng của 58.000 lính Mỹ trong số gần nửa triệu quân Hoa Kỳ tới tham chiến ở Việt Nam chưa kể tới thiệt hại về tiền của". (ngưng trích).

    Trong danh sách, thành phần chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa, Phật Giáo chiếm tỷ lệ cao hơn, so với đạo khác, các sư đi du học, chùa chiền trùng tu, xây mới, từ ngân sách chính phủ cũng cao hơn các tôn giáo khác, ngoài ra TT Ngô Đình Diệm, còn dùng tiền thưởng “Lãnh đạo xuất sắc nhất Á Châu” tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma, chứ TT không tặng các cha.



    Nếu còn luận điệu: “TT Ngô Đình Diệm, chỉ biết lo cho Công Giáo”. Ngày nay tại hải ngoại, những nhà thờ Công Giáo nguy nga, trước mắt chúng ta, ai giúp họ? TT Diệm chăng?



    Mới đây, trên đài phát thanh, Tiếng Nước Tôi, Atlanta, chương trình hội luận tự do, người ta đặt câu hỏi:



    Vì sao ông Ngô Đình Nhu, đi gặp Cộng Sản Phạm Hùng, để thương thuyết?

    Trả lời: Hai nước đánh nhau, chính phủ, cử người đi thương thuyết, đình chiến, hoặc mưu cầu hòa bình, có gì đáng ngạc nhiên? Hãy dành sự ngạc nhiên với Kissinger, đã quyết định cho số phận miền Nam Việt Nam, qúa thê thảm, trong khi đó, về sau này phái đoàn của TT Nguyễn Văn Thiệu, chỉ được chung mâm với bọn ma trơi "MTGPMN"! Ông Ngô Đình Nhu, dù có thương thuyết, cũng chưa có chứng cứ nào thiệt thòi, như nhường Hoàng Sa-Trường Sa, hoặc lãnh thổ cho giặc, cớ sao lại vu tội? Ngược lại trong việc này, chúng ta nên hãnh diện mới đúng, vì chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, tương đương với Hoa Kỳ, nói chuyện thẳng với Hà Nội, không thông qua đám bù nhìn "MTGPMN".



    Câu hỏi: Giỏi như thế, đạo đức như thế, tại sao bị giết?



    Đáp: TT Ngô Đình Diệm, không chết một mình. Ba tuần sau TT John Kennedy chết, tiếp đó kéo theo gần sáu chục ngàn quân nhân Hoa Kỳ hy sinh, chưa tính quân đội đồng minh các nước, chưa nói tiền tài đổ ra, hàng tỷ đô la, và hai miền Nam Bắc, gần bốn triệu sinh linh vong mạng.



    TT Ngô Đình Diệm, có trái tim hiền nhân, quân tử, sống giữa bầy sói ngu xuẩn và man rợ.



    Khóc và cười trên sự u mê của lịch sử, hay đúng hơn trong bộ môn tuyên truyền của Cộng Sản, của báo chí Mỹ thời 1960…, của những luận điệu do “bọn ác ôn côn đồ” muốn che đậy tội ác tày đình.



    Ngày 5 tháng 11 báo Cộng Sản, có tin:



    "Dân bức xúc với pho tượng mang hình sư trụ trì ở Hà Nội



    Những bức ảnh lan truyền trên mạng cho thấy bức tượng mang hình nhà sư trụ trì Thích Minh Phượng bị người dân phản đối, vứt bỏ.



    Ngày 5/11 nhà sư Thích Minh Phượng tổ chức lễ hô thần nhập tượng để đưa tượng mới đặt vào vị trí tượng cổ đã bị mất. Người dân nơi đây cho rằng bức tượng này có vóc dáng, khuôn mặt rất giống với sư trụ trì Thích Minh Phượng nên đã phản đối. Sau khi sự việc này xảy ra, nhà sư trụ trì cũng bỗng dưng biến mất, không ai liên lạc được".

    (Hết trích)



    Tại sao bất công như vậy? Bần tiện như Võ Nguyên Giáp, được phong thánh, tội ác đầy rẫy như Hồ Chí Minh, nghiễm nhiên tọa trên tòa sen, ngồi ngang hàng với Đức Phật, trong các chùa để bá tánh qùy lạy, không ai kéo đầu vất vào sọt rác?





    Tự thiêu, tự tử là gì?



    Thông thường bản thân người đó tự làm, kể cả thắt cổ, hoặc uống thuốc độc, những trang sử: Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, cận đại các tướng tuẫn tiết theo thành: Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Trung Tá Nguyễn Văn Long vv… có ai “giúp” thắt cổ? giúp pha thuốc độc? Có ai giúp châm lửa? Có ai giúp bóp cò súng, cho các tướng tuẫn tiết? Từ cổ chí kim, tuyệt đối không.



    Nhưng xem you tub Thích Quảng Đức, bước xuống xe như một khúc thịt vô tri, vô giác, có kẻ xốc nách dìu đi, kẻ khác cầm can xăng rưới từ trên đầu tắm xuống, kẻ khác bật quẹt châm lửa. Chứng tỏ Thích Quảng Đức, tự thiêu là khiên cưỡng, tầm phào.



    Như vậy, Thích Quảng Đức, Hồ Chí Minh thành "bồ tát" được, Thích Minh Phượng cũng “xứng đáng” lắm chớ! Sao người dân lại “bức xúc” và hẹp hòi? Thấy có hơi bất công, hắn cũng là “bồ tát” đấy!





    Ông Bút
    https://hon-viet.co.uk/OngBut_HanCungLaBoTat.htm
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”