nhạc chọn lọc của Vanchus

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Mai Hân hát 8 tình khúc tuyển chọn

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Mai Hân
hát 8 tình khúc tuyển chọn




1. Chung Thủy - Văn Phụng

2. Xóm Đêm - Phạm Đình Chương
- hát chung với Mai Hương

3. Vườn Tàn Phai - Hoàng Quốc Bảo

4. Nhặt Lá Vàng - Hoàng Trọng

5. Sầu Khúc - Hoàng Quốc Bảo

6. Hoài Cảm - Cung Tiến

7. Như Đời Gió Lao Đao - Hoàng Quốc Bảo

8. Duyên Thề - Thanh Trang
- chung với Mai Hương


___________________





cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Để Tưởng Nhớ Nữ Danh Ca Ánh Tuyết 1935 - 2017

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Để Tưởng Nhớ Nữ Danh Ca Ánh Tuyết
1935 - 2017




9 ca khúc chọn lọc do nữ danh ca Ánh Tuyết trình bày:

1. Tôi Yêu
- Trịnh Hưng - Hồ Đình Phương
- với Thái Hằng

2. Trăng Sáng Vườn Chè
- Văn Phụng - Nguyễn Bính

3. Chim Lồng
- Phạm Duy

4. Đại Lộ Hoàng Hôn
- Y Vân

5. Khúc Hát Ân Tình
- Xuân Tiên - Song Hương

6. Ngày Hạnh Phúc
- Lam Phương

7. Hò Lơ
- Phạm Duy
- với Duy Khánh

8. Ai Nhớ Chăng Ai
- Hoàng Thi Thơ

9. Ánh Đèn Màu
- Nguyễn Xuân Mỹ - nhạc ngoại quốc


___________________





cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nhạc Tuyển Selection 01 - Tiếng Hát Thái Thanh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Nhạc Tuyển Selection 01 - Tiếng Hát Thái Thanh

___________________






___________________





cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Nhớ Dzũng Chinh - Thiếu Úy Nguyễn Bá Chính 1941-1969

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Nhớ Dzũng Chinh
- Thiếu Úy Nguyễn Bá Chính 1941-1969




Nhạc Sĩ - Chiến Sĩ Dzũng Chinh, Nguyễn Bá Chính - 1941-1969.
Trong clip này gồm các ca khúc:

1. Những Đồi Hoa Sim - Thơ Hữu Loan
- Phương Dung ca

2. Hai Màu Hoa - Bùi Tuấn Anh
- Hoàng Oanh ca

3. Lời Tạ Từ
- Trúc Mai ca

4. Tha La Xóm Đạo - Vũ Anh Khanh
- Hoàng Oanh ca

5. Đêm Dài Chưa Muốn Sáng
- Hoàng Oanh và Hồng Phúc song ca

6. Đọc Tin Trên Báo
- Thanh Sơn sáng tác sau khi nhận được tin tử trận của nhạc sĩ Dzũng Chinh.
- Trúc Ly ca


___________________


  •           




    Nhớ Dzũng Chinh.



    Người ta thường nghĩ đến tên tuổi của nhạc sĩ Dzũng Chinh khi nghe ai đó hát ca khúc “Những Đồi Hoa Sim”. Bài hát được ông phổ lại từ bài thơ Màu Tím Hoa Sim của thi sĩ Hữu Loan, lúc bấy giờ còn đang ở bên kia bờ Vĩ Tuyến 17.

    Dzũng Chinh viết “Những Đồi Hoa Sim” năm 1960 lúc còn đang ngồi ghế sinh viên trong trường Luật Khoa Sài Gòn. Không biết ông có phải là người đầu tiên phổ nhạc bài thơ “Màu Tím Hoa Sim” của Hữa Loan hay không nhưng đại chúng có lẽ thích bản phổ nhạc từ thơ này nhất. Ngoài Dzũng Chinh người ta còn thấy nhạc sĩ Song Ngọc cũng góp mặt với ca khúc “Màu Tím Hoa Sim” đã được danh ca Minh Hiếu trình bày hết sức thành công. Ca nhạc sĩ Duy Khánh cũng có “Màu Tím Hoa Sim” đậm nét dân ca mới và đã do chính ông trình bày trong băng nhạc Duy Khánh 2 do trung tâm Trường Sơn phát hành trước năm 1975 tại Sài Gòn. Bài hát này còn có phần diễn ngâm của nghệ sĩ Hồng Vân. Vào thập niên 70s thì “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” của nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã gây cho giới thưởng ngoạn nhiều chú ý. Đây là ca khúc có giá trị nghệ thuật cao. Bài hát mang đậm nét truyện ca với nhiều phiên khúc với nhiều tiết tấu khác nhau; khi thì thào kể lễ; khi dồn dập nhịp quân hành và cũng có khi réo rắt quặn lòng làm rơi lệ người nghe.

    Nhưng đại chúng vẫn gắn bó với “Những Đồi Hoa Sim” của Dzũng Chinh. Bài hát được viết theo nhịp 4/4 với tiết tấu chậm rãi, đều đều như lời kể về một chuyện tình buồn thời chinh chiến. Thời bấy giờ, sau Mambo, Cha Cha, nhịp điệu Bolero đang trở thành một làn gió mới, mang hương sắc của âm nhạc Tây Phương đề làm phong phú nền tân nhạc miền nam đang bước vào mùa cực thịnh. Người ta cũng nhắc đến giọng ca của “Con Nhạn Trắng Gò Công” Phương Dung khi nghe “Những Đồi Hoa Sim”. Cô là người đầu tiên trình bày ca khúc này và đã được hãng dĩa Sóng Nhạc ghi âm rồi tái phát hành liên tục. Nhiều người cũng công nhận rằng bài hát “Những Đồi Hoa Sim” của Dzũng Chinh dường như đã được viết riêng cho giọng hát của ca sĩ Phương Dung. Sau cô, nhiều ca sĩ tên tuổi đã trình bày lại bài hát này và mỗi người mang cho bài hát một sắc màu cảm xúc khác nhau nhưng không ai để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách mộ điệu như ca sĩ Phương Dung.

    Tuy nhiên, “Những Đồi Hoa Sim” không phải là ca khúc duy nhất của nhạc sĩ Dzũng Chinh. Nếu gọi “Những Đồi Hoa Sim” là sáng tác đầu tiên của ông cho giới thiệu đến công chúng thì trong vỏn vẹn 9 năm ngắn ngủi, Dzũng Chinh đã cho ra đời 6 tác phẩm:
    • Những đồi hoa sim (thơ Hữu Loan) -1960
    • Hai màu hoa (Dzũng Chinh – Bùi Tuấn Anh)
    • Tha La xóm đạo (thơ Vũ Anh Khanh) -1964
    • Đêm dài chưa muốn sáng tức Hận Trường Ca -1965
    • Lời tạ từ
    • Hoa trắng tình yêu – 1964

    5 trong số 6 ca khúc của nhạc sĩ Dzũng Chinh đã trở thành những ca khúc tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam trong thời chiến và vẫn còn được hát lại bởi những tên tuổi quen thuộc của Sài Gòn năm xưa cũng như những giọng ca thuộc thế hệ trẻ mới lớn nên sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Nhạc sĩ Dzũng Chinh tên thật là Nguyễn Bá Chính, người gốc Nha Trang, Khánh Hòa. Ông đã tốt nghiệp bậc trung học và theo học Luật Khoa Sài Gòn vào đầu thập niên 60s nhưng rồi chiến tranh ngày càng thảm khốc nên đã nhập ngũ theo lịnh tổng động viện vào năm 1965. Ngày 1 tháng 3 năm 1969, chuẩn úy Nguyễn Bá Chính bị tử trận trong một lần đụng độ với giặc. Lúc bấy giờ ông mới 28 tuổi.

    Chiến tranh và những viên đạn hận thù đã cướp đi sự sống của người chiến sĩ-nhạc sĩ Dzũng Chinh ở độ tuổi đẹp nhất, sung mãn nhất của một đời người. Như một số mệnh đã được định sẵn, các ca khúc của ông đều ghi lại số phận của con người Việt Nam như những nhân chứng về sự tàn phá của chiến tranh trên quê hương. Ông viết bằng cảm xúc chân thật của riêng mình, chàng thanh niên Việt Nam lớn lên trong thời lửa đạn. Đó có thể là câu chuyện chàng chiến sĩ khóc bên mộ người yêu trên đồi hoa Sim; hay là màu khói lửa của chiến tranh trong xóm đạo Tha La. Bài hát nào cũng mang nặng tâm trạng u uất, bất an của làng quê trong mùa chinh chiến. Tuy vậy, người nghe dễ dàng nhận ra một tinh thần lạc quan luôn hy vọng một ngày mai thanh bình cho Việt Nam.

    Không thể phủ nhận tài năng âm nhạc của Dzũng Chính. Âm nhạc của ông nghiêng hẳn về thể loại ballad, nhẹ nhàng, chậm rãi, hợp với khiếu thưởng ngoạn của đại chúng. Ngôn ngữ trong âm nhạc Dzũng Chinh là loại ngôn ngữ kể chuyện, tuy chọn lọc nhưng không sáo rỗng; tuy chân phương mà không thô thiễn. Tài năng đó, gói ghém trong 6 tác phẩm của ông mãi mãi là những viên ngọc quý báu trong kho tàng tân nhạc Việt Nam.



    Vancouver, ngày 5 tháng 5 năm 2017.
    Chu Văn Lễ
_________________________






cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Shotguns 11 - Chủ Đề "Tác Giả - Ca Sĩ và Tác Phẩm"

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Shotguns 11
Chủ Đề
"Tác Giả - Ca Sĩ và Tác Phẩm"


___________________







___________________





cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

50 Tình Khúc của Nhạc Sĩ, Đại Tá Nguyễn Văn Đông

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







50 Tình Khúc
của Nhạc Sĩ, Đại Tá Nguyễn Văn Đông



Lưu ý:
bài 33-Hoa Đêm do Anh Khoa và Giao Linh ca
không có nghe tiếng vì lý do bản quyền. Thành thật xin lỗi






___________________


  •           




    Nhạc Sĩ, Đại Tá Nguyễn Văn Đông,
    “…Anh Đi Về Đâu?”




    Mấy hôm nay giới yêu nhạc Việt khắp nơi, từ trong nước cũng như trên thế giới bàng hoàng vì tin Anh đã ra đi. Người ta đọc rồi truyền nhau mẩu tin ngắn như để cam chắc đây không phải là loại tin đồn “cá tháng 4”. Rồi người ta tìm trong ký ức của mình những giai điệu, những bài hát, những giọng ca đã một thời tạo nên tên tuổi lẫy lừng của anh. Tên của anh là Nguyễn Văn Đông -Nhạc sĩ, Đại Tá Nguyễn Văn Đông-.

    Anh đến với quân nghiệp từ khi còn rất trẻ và theo suốt cuộc hành trình của đời lính cho đến ngày chung cuộc 30 tháng 4 năm 1975. Tuy vậy, đại chúng lại nhớ đến anh trong vai trò của một người nhạc sĩ -Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

    Những bài hát gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như
              
    Chiều Mưa Biên Giới,
    Nhớ Một Chiều Xuân,
    Khi đã yêu,
    Phiên Gác Đêm Xuân,
    Sắc Hoa Mầu Nhớ,
    Hải Ngoại Thương Ca, v.v.

    cũng là những ca khúc tạo nên tên tuổi của nhiều ngôi sao lớn trong nền tân nhạc Việt Nam. Âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đa dạng nhưng không cầu kỳ nên dễ đi vào lòng đại chúng. Lời và ý nhạc dường như lúc nào cũng quyện hòa với nhau, khiến người nghe qua một lần cũng có thể nhớ vài câu rồi ngân nga như là một ca khúc được sáng tác cho riêng mình. Xuất thân từ quân đội nên ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông có nhiều gắn bó với người chiến sĩ. Những bài hát như “Chiều Mưa Biên Giới”, “Phiên Gác Đêm Xuân”, hay “Mấy Dặm Sơn Khê” là những sáng tác trong bối cảnh tiền đồn heo hút hay tâm trạng xa nhà của những người chiến sĩ. Tuy vậy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn là tác giả của nhiều bài tình ca nổi tiếng đã gắn liền với tên tuổi của các ngôi sao lớn như
    • cô Hà Thanh - Khi Đã Yêu;
      Giao Linh - Thầm Kín;
      Lệ Thanh - Nhớ Một Chiều Xuân;
      hay Thanh Lan - Thu Hoài Cảm.

    Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông được biết tới như người thầy đã đào tạo ra những tên tuổi lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Những giọng ca như Thanh Tuyền, Hà Thanh, Giao Linh … đều trưởng thành dưới sự hướng dẫn của ông. Ông là người giỏi tổ chức và đã làm giám đốc cho hai trung tâm phát hành dĩa nhựa trước năm 1975 là Continental và Sơn Ca. Ngoài ra nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn điều hành 3 trung tâm phát hành băng nhạc lớn của miền nam trước năm 1975 là Premier, Continental và Sơn Ca.

    Dường như không có sự dừng lại hay hài lòng với sự sáng tạo của chính mình nên nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông luôn có những sáng kiến làm phong phú sinh hoạt ca nhạc của miền nam thời kỳ cực thịnh. Ông là người kết hợp hai giọng ca Chế Linh và Thanh Tuyền, nhờ vậy chúng ta có đôi song ca bất hủ cho đến ngày nay. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là người có công giới thiệu loại hình “Tân Cổ Giao Duyên” thay vì chỉ đơn thuần là một bài vọng cổ trước đó. Ông cũng là người đi tiên phong trong việc giới thiệu từng ca sĩ theo chủ đề của từng chương trình băng nhạc. Nhờ vậy chúng ta có được một loạt chương trình
    Sơn Ca từ số 5 đến số 11,
    giới thiệu các giọng ca
    Sơn Ca, Phương Dung, Giao Linh, Lệ Thu, Ban Thăng Long và Khánh Ly-Trịnh Công Sơn.

              
    Không chỉ trong tân nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn là đạo diễn và nhạc sĩ sáng tác nhạc nền cho trên 50 tuồng cải lương được ghi âm cho hãng dĩa nhựa của ông. Khi đóng vai trò sáng tác, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn được biết tới với các nghệ danh khác như Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân, và Đông Phương Tử.

    Trước 1975, nhiều người còn nhớ đến chương trình băng nhạc do hãng Continental thực hiện. Cuốn số 6 chủ đề Dân Ca 3 Miền. Phần hòa âm và sưu tầm nhạc do nhạc sĩ Y Vân đảm trách. Tác phẩm này đã gây được nhiều chú ý từ công chúng ngoại quốc và đã được nhân viên của Liên Hiệp Quốc hướng dẫn để được công nhận là di sản thế giới. Tiếc là sự việc chưa thành thì xảy ra biến cố 30 tháng 4 năm 1975. Album Continental 6, chủ đề Dân Ca Ba Miền cùng chịu chung số phận với những sản phẩm văn hóa khác của miền nam trở thành đống tro văn hóa “phản động và đồi trụy”.



    Sau năm 1975, Đại Tá Nguyễn Văn Đông bị đi tù cải tạo. 10 năm sau, chàng thanh niên Nguyễn Văn Đông được thả cho về trên chiếc băng ca. Điều trớ trêu là chàng thanh niên khỏe mạnh của 10 năm trước, giờ đây là cái xác sắp lìa đời nằm trên băng ca, được cho về nhà nhờ vào lòng nhân đạo của con người. Nhưng Anh không chết! Số phận đã để cho Anh sống mặc cho bịnh tật vây quanh. Rồi Anh khỏe lên từng ngày, cùng người vợ thân yêu gầy dựng lại mãnh đời sắp vỡ. Anh chọn cách sống lìa xa thế sự, xa cả những bon chen của thời cuộc. Nhưng công chúng vẫn nhớ đến ông. Người nghe nhạc miền nam mãi nhớ đến người nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Văn Đông và những đóng góp to lớn của ông cho nền tân nhạc của nước nhà.

    Sự ra đi của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông dường như cũng là một điều đã biết trước. Suốt một thời gian dài từ sau ngày được thả về nhà năm 1985 cho đến ngày mất 26 tháng 2 năm 2018, mỗi một ngày còn được thở của ông là một phép màu thật sự. Đám tang của ông, không điếu văn nghi thức, nhẹ nhàng như cách sống của ông. “Chiều Mưa Biên Giới” phút chốc đã trở thành ca khúc tiễn biệt. Công chúng sắp hàng đến để chia tay ông rồi bùi ngùi cùng nhau cất lên
    “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? …”

    Bất ngờ và xúc động nhất là hình ảnh của những người mặc thường phục đứng trước nhà ông, cùng đưa tay chào theo lối quân đội như lời tạm biệt thân thương giữa những chiến hữu khi quan tài của ông bắt đầu rời nhà để đi ra nghĩa trang. Đó là thông điệp mạnh mẽ nhất giữa đời thường về tinh thần bất khuất của những số phận lẽ ra phải bị khuất phục. Và như thế, nhạc sĩ, Đại Tá Nguyễn Văn Đông đã bắt đầu một hành trình mới cho mình đi vào cõi Ta Bà.
              
    “Chiều mưa biên giới”, Nhạc sĩ, Đại Tá Nguyễn Văn Đông, “Anh đi về đâu?”

    Ở đâu đó trong thế giới mới của Anh, chắc Anh đã mỉm cười vì nơi này vẫn còn nhiều người thương nhớ anh, và yêu mến anh. Thế giới mà Anh đã để lại là thế giới của âm nhạc, của quê hương Việt Nam và của phụng sự tổ quốc.
              
    Xin tạm biệt Anh!

              



    Vancouver, ngày 4 tháng 3 năm 2018
    Chu Văn Lễ
_________________________






cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Chương Trình Tao Đàn - Tiếng Nói Thi Văn Miền Tự Do

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Chương Trình Tao Đàn
- Tiếng Nói Thi Văn Miền Tự Do

- Giới Thiệu 5 Thi Phẩm




Chương trình phát thanh Thi Văn Tao Đàn do thi sĩ Đinh Hùng thực hiện bắt đầu từ năm 1955 và phát thanh cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đây là một trong những chương trình được yêu thích trên toàn miền nam lúc bấy giờ và vượt tuyến sang cả bên kia bờ Bến Hải. Chương trình phát vào mỗi tối thứ Bảy lúc 21 giờ 15 đến 22 giờ.

Clip này sẽ giới thiệu 5 thi phẩm nổi tiếng được trình bày qua các giọng ngâm của Giáng Hương, Hồ Điệp, Hoàng Oanh, Bích Sơn, và Hoàng Thư.



1. Tống Biệt - Tản Đà
do Hồ Điệp ngâm

2. Bài Ca Ngư Phủ - Vũ Hoàng Chương
do Hoàng Thư ngâm

3. Hai Sắc Hoa Tigon - TTKH
do Giáng Hương ngâm

4. Hoa Trắng Thôi Cài Lên Áo Tím - Kiên Giang
do Bích Sơn và Hoàng Thư ngâm

5. Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp
do Hoàng Oanh và Hồ Điệp ngâm.


___________________


  •           




    “Tao Đàn”,
    Tiếng Nói Thi Văn Miền Tự Do.




    Những ngày nghỉ lễ, cuộc sống thật thong thả. Quên được cái tất bật cuả miếng cơm, manh áo nhiều người hay đắm hồn vào kỷ niệm. Hình ảnh của ngày hôm qua sao mà đẹp quá. Rồi trên bước hành trình trong miền ký ức đó, nếu chịu đi xa một chút, có khi sẽ được gặp những âm thanh quen thuộc của chương trình Thi Văn Tao Đàn.

    Phải đi thật xa mới có cơ may gặp được chương trình này vì “Thi Văn Tao Đàn” được thành lập vào năm 1955 và kéo dài cho đến ngày chung cuộc 30 tháng 4 năm 1975. Đây là một trong những chương trình được yêu thích trên toàn miền nam lúc bấy giờ và đã vượt tuyến để đến với những tâm hồn yêu thi ca bên kia bờ Bến Hải.

    “Thi văn Tao Đàn” do thi sĩ Đinh Hùng đồng sáng lập với nghệ sĩ Tô Kiều Ngân. Phần diễn đọc do thi sĩ Đinh Hùng cùng Thanh Nam, Thái Thủy, Huy Quang và Vũ Đức Vinh thực hiện. Phần giới thiệu chương trình do nghệ sĩ Huy Hùng đảm trách. Đây là một chương trình dài khoảng 45 phút giới thiệu những sinh hoạt của nền thi ca Việt Nam và được phát thanh vào mỗi tối thứ Bảy từ lúc 21 giờ 15 cho tới 22 giờ trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn. Phần đệm nhạc gồm các nghệ sĩ Tô Kiều Ngân và Nguyễn Đình Nghĩa phụ trách phần sáo; nhạc sĩ Ngọc Bích và Phạm Đình Chương đảm trách phần dương cầm; và nghệ sĩ Bửu Lộc chịu trách nhiệm phần đàn tranh. Nhưng giữ chân giới thưởng ngoạn phải kể đến các giọng ngâm nữ của Giáng Hương, Đàm Mộng Hoàn, Hồ Điệp và Hoàng Oanh và giọng nam của Quách Đàm, Hoàng Thư. Những giọng ngâm không cộng tác thường xuyên còn phải nhắc đến Thái Hằng, Nguyễn Nam ...

    Chương trình Thi Văn Tao Đàn có thể được coi là một trong những đóng góp to lớn và đầu tiên của lớp người di cư từ miền Bắc vào Nam năm 1954 sau khi hiệp định Geneve được ký kết chia đôi đất nước Việt Nam. Nhiều người trong số họ là những trí thức hay văn nghệ sĩ đã thành danh từ đất Bắc kịp theo đoàn di cư vào miền nam tự do. Ở Sài Gòn, họ hợp tác với những nghệ sĩ tại địa phương và cho ra đời một chương trình ngâm thơ phục vụ người dân suốt một thời gian dài và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người mộ điệu cho đến ngày hôm nay.

    Nhiều người cho rằng sự ra đời của chương trình phát thanh “Thi Văn Tao Đàn” là một cách để bày tỏ thái độ ủng hộ những văn nghệ sĩ ngoài Bắc theo quan niệm tự do sáng tác đang bị cầm tù vì có liên quan đến vụ Nhân Văn – Giao Phẩm. Nhưng đối với đại đa số công chúng, “Tao Đàn” là một phương tiện giao duyên giữa những người đồng điệu. Người ta tìm đến rồi trở lại chương trình phát thanh này đầu tiên vì họ yêu thi ca. Ngâm thơ lại là một sinh hoạt văn hóa độc đáo chỉ có trong ngôn ngữ Việt. Nó là hơi thở, là dòng máu chảy trong huyết quản của con dân Việt. Chương trình Thi Văn Tao Đàn và những chương trình ngâm thơ sau đó tại miền nam đã góp phần tạo môt gạch nối quan trọng giữa sinh hoạt văn hóa của người Bắc với công chúng ở mọi miền của đất nước. Địa phương nào trên đất nước Việt, cho dù là miền bắc, miền trung hay miền nam cũng đều có những làn điệu ngâm thơ riêng. Tuy nhiên, tổ chức lại thành môt chương trình phát thanh và biết sử dụng nhiều kỹ thuật ngâm thơ khác nhau để diễn tả nội dung một bài thơ như là một tác phẩm trình diễn thì có lẽ “Thi Văn Tao Đàn” là chương trình tiên phong. Mỗi một bài thơ được diễn ngâm từ đó trở thành một hoạt cảnh với đầy đủ cảm xúc và trình tự.

    Từ những ngày đầu thành lập, công chúng yêu thi ca đã bị chinh phục bởi giọng ngâm của nghệ sĩ Giáng Hương qua bài thơ tiền chiến “Hai Sắc Hoa Tigon” của nữ sĩ TTKH. Chỉ ít lâu sau thì tên tuổi của nghệ sĩ Hồ Điệp trở thành gương mặt không thể thiếu của chương trình. Nghệ sĩ Hồ Điệp có cách ngâm thơ rất riêng và rất sáng tạo. Cô là người tiên phong trong việc áp dụng nhiều kỹ thuật ngâm khác nhau trong một bài thơ để lột tả hết tâm trạng của bài thơ và truyền đạt cảm xúc đến người nghe. Nhiều người vẫn còn nhắc mãi đến một Quách Đàm trầm hùng trong “Hồ Trường” của thi sĩ Nguyễn Bá Trác hay đầy tự sự của Hoàng Thư trong “Bài Ca Ngư Phủ” của Vũ Hoàng Chương. Sự xuất hiện của nghệ sĩ Hoàng Oanh trong chương trình “Thi Văn Tao Đàn” là một minh chứng cho sự giao thoa giữa những tâm hồn yêu thi ca trên khắp mọi miền của đất nước. Đối với những thành viên kỳ cựu của “Thi Văn Tao Đàn”, nghệ sĩ Hoàng Oanh thuộc thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở miền Nam. Cô người gốc Mỹ Tho nhưng lại ngâm được giọng Bắc một cách sành điệu. Người yêu ngâm thơ ngày nay may mắn còn tìm được bản ghi âm của bài thơ “Chùa Hương” do thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp sáng tác qua hai giọng ngâm của Hoàng Oanh và Hồ Điệp để thấy được sự tiếp nối giữa những những tâm hồn đồng điệu thuộc nhiều thế hệ khác nhau.

    Nhiều người tự hỏi, nếu không có biến cố 30 tháng 4 năm 1975 thì “Thi Văn Tao Đàn” sẽ ra sao. Thật khó để biết chắc chắn nhưng có lẽ nó cũng sẽ không tránh khỏi quy luật “Thịnh-Suy” của tạo hóa. Người yêu thơ vẫn còn nhưng liệu các tao nhân có còn tìm đến nhau ngân nga những vần thơ vừa sáng tác của mình trong một xã hội mà nhịp sống ngày càng nhanh hơn theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật? Dù sao, chương trình phát thanh “Tao Đàn” cũng đã góp phần làm phong phú và đa dạng sinh hoạt văn học nghệ thuật của xã hội miền nam trước năm 1975. “Thi Văn Tao Đàn” mãi mãi là một điểm sáng gợi nhớ về một thời Sài Gòn xưa cũ – Những ngày vàng son!




    ngày 1 tháng 1 năm 2017
    Vanchus
_________________________






cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hùng Cường - Mai Lệ Huyền hát 4 ca khúc Kích Động Nhạc Ago

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Hùng Cường - Mai Lệ Huyền
hát 4 ca khúc Kích Động Nhạc Agogo



do hãng dĩa Sóng Nhạc phát hành trước năm 1975.


1. Người Lính Em Yêu
- Y Vân

2. Hiểu Lầm
- Viễn Chinh

3. Hoa Cưới Nhà Ai
- Thủy Thanh lam

4. Trễ Hẹn
- Hoàng Đạt

___________________





cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tứ Ca Nhật Trường hát 5 ca khúc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







Tứ Ca Nhật Trường
hát 5 ca khúc
          

  • Tân nhạc Việt, kể từ ngày khởi đầu cho đến nay, đã trải qua nhiều thay đổi.
    • Từ bước tập tễnh “nhạc Tây, lời Ta”
      đến phong trào nhạc cải cách trong thập niên 30 của thế kỷ trước;
    • Từ nhạc tiền chiến
      đến thời trang nhạc tuyển
      hay các tình khúc quê Hương.
    Ở khuynh hướng sáng tác nào hay thời đại nào cũng có những ca sĩ, nhạc sĩ mang khả năng sáng tạo của mình làm đẹp thêm cho cuộc sống.

    Một cách công bằng để nhận xét, có lẽ nhiều người cũng đồng ý thập niên 60s là thời kỳ vàng son của Tân nhạc Việt. Nó tiếp nối một kho tàng tân nhạc của thời kỳ trước đó và liên tục làm mới những ca khúc thời trước cũng như cho ra đời những sáng tác mới phù hợp với thời cuộc lúc bấy giờ. Bên cạnh tình yêu đôi lứa là đề tài muôn thuở tạo cảm hứng cho các nghệ sĩ sáng tác, cuộc nội chiến ngày càng khốc liệt cũng được ghi lại trong tân nhạc qua các sáng tác của các nhạc sĩ. Người ta vẫn hát đơn ca, vẫn có song ca hay hợp ca như ban Thăng Long nhưng có lẽ phải đến Tiếng Hát Hai Mươi của Nhật Trường Trần Thiện Thanh thì giới trẻ yêu nhạc ở miền Nam mới có cơ hội thưởng thức các ca khúc cũ cũng như mới với một phong cách trẻ trung và hoàn toàn mới lạ.

    Họ là một nhóm tứ ca với giọng Nam chính của Nhật trường và bè nữ phụ họa. Điểm sáng của nhóm nhạc này không chỉ là giọng hát truyền cảm của Nhật Trường mà còn là cách soạn bè hết sức công phu và sáng tạo cho giọng nữ phụ họa; có khi là bè ba giọng, cũng có khi là bè đuổi hay những đoạn viết thêm để ngân nga cho tròn giai điệu. Thành phần của giọng nữ dù có thay đổi từ khi khởi đầu
    • với Mai Hương, Quỳnh Giao và Như Thủy
      rồi Như Thủy, Diễm Chi, Vân Quỳnh
      hay Như Thủy, Diễm Chi, Phương Nga
      hay Hồng Tước …
    nhưng nhóm nhạc vẫn luôn được công chúng, đặc biệt là giới trẻ đón nhận một cách nồng nhiệt.



          
Xin giới thiệu đến các bạn 5 ca khúc do Ban Tiếng Hát Hai Mươi trình bày.

1. Không Bao Giờ Ngăn Cách
- Trần Thiện thanh

2. Tiễn Em
- Phạm Duy - Cung Trầm Tưởng

3. Tình Ca Người Mất Trí
- Trịnh Công Sơn

4. Tình Thư Của Lính
- Anh Chương

5. LK Tình Anh Lính Chiến - Không Bao Giờ Ngăn Cách - Chiều Mưa Biên Giới
-Lam Phương - Trần Thiện Thanh - Nguyễn Văn Đông.

___________________





cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20017
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

15 ca khúc của nhạc sĩ Thăng Long

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          







15 ca khúc của nhạc sĩ Thăng Long
(1936 - 2008)




15 ca khúc được tuyển chọn trong clip này
nhằm kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Thăng Long. (30 tháng 3 năm 2008)


1. Mưa Khuya - (bản Dĩa Nhựa)
- Nhật Thiên Lan

2. Nói Với Người Tình
- Chế Linh - Thanh Tuyền

3. Em Đã Quên Tôi - chung với Ngọc Bích
- Vân Nga

4. Nếu Biết Được Lòng Anh
- Elvis Phương

5. Mưa Về Sáng
- Hương Lan

6. Giọt Mưa Khuya - chung với Đài Phương Trang
- Khánh Ly

7. Người Về Từ Đỉnh Núi - chung với Dzu Tử - Phương
- Phương Đại

8. Chị Về Em Bước Sang Ngang - chung với Đài Phương Trang
- Hoàng Oanh

9. Nếu Biết Tình Yêu
- Trúc Mai

10. Chờ Em Trong Đêm Tàn - chung với Dạ Thảo
- Thanh Tuyền

11. Quen Nhau Trên Đường Về - chung với Đức Nội
- Minh Hiếu

12. Mưa Khuya - (bản ghi âm từ Băng Cassette)

13- Chuyện Hai Đứa
- Thanh Phong và Phương Đại

14- Lênh Đênh Một Con Thuyền
- Phương Hoài Tâm

15. Giọt Mưa Khuya - chung với Đài Phương Trang
- Vọng Cổ Viễn Châu - Út Bạch Lan ca.


___________________


  •           




    Nhạc sĩ Thăng Long – Số Phận và Niềm Đam Mê Âm Nhạc


    Bây giờ là cuối tháng 3 năm 2018. Gần 43 năm kể từ sau ngày chung cuộc 30 tháng 4 năm 1975. Cuộc đời của người dân Việt đã trải qua nhiều biến đổi. Sau một thời gian dài phải nhảy múa với số phận, người ta dần dà đã ổn định và bắt đầu đi tìm lại mình, tìm lại cuộc đời đã bị bỏ quên từ sau ngày ngưng chiến. Nhờ vào mạng lưới toàn cầu mà những con ong bị vỡ tổ năm xưa biết đường tìm lại với nhau. Người yêu nhạc của miền nam cũng nhờ vậy mà tìm ra thần tượng của mình hay cập nhật thông tin về những nghệ sĩ đã thôi không còn sinh hoạt nữa. Nhạc sĩ Thăng Long thuộc trường hợp này.

    Trước năm 1975 ông là nhạc sĩ sinh hoạt tại đài Tiếng Nói Quân Đội. Nhạc sĩ Thăng Long từng là trưởng ban nhạc “Hồ Gươm” phát thanh hàng tuần vào chiều thứ Sáu trên làn sóng của đài Quân Đội với sự cộng tác của các tên tuổi lớn như Minh Hiếu, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Phương Dung, Hà Thanh, Hoàng OanhNhật Trường.

    Ông được nhắc đến như một người hiền lành, chân chất nhưng lại là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng trong làng tân nhạc Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với ca khúc “Quen Nhau Trên Đường Về” mà ca sĩ Minh Hiếu đã giới thiệu đến công chúng từ thập niên 60s. Âm nhạc của nhạc sĩ Thăng Long không cầu kỳ, phức tạp. Ngữ nhạc cũng đơn giản. Ông có cách giới thiệu chủ đề trực tiếp rất tự nhiên nhưng không thô thiển trong các ca khúc của mình. Đó là một phong cách rất “Thăng Long” mà không phải ai cũng có thể làm được.

    Trong các sáng tác của mình, nhạc sĩ Thăng Long thường sử dụng hình ảnh của những cơn mưa và màn đêm (Mưa Khuya, Giot Mưa Khuya, Mưa Về Sáng, Chờ Em Trong Đêm Tàn, Đêm Mưa Sài Gòn, Tàn Đêm Vũ Trường…) để khắc họa tâm trạng khoắc khoải của một người nhớ đến người mình yêu đang xa cách. “Mưa đêm” làm nhớ tới người yêu nơi xa. “Mưa ơi, có phải mưa đang khóc ai?..." (- Mưa Khuya). Tiếng mưa hay tiếng lòng của ai đó đang nức nở vì thương nhớ? Có thể đó là tâm sự của chính tác giả luôn mong nhớ về quê nhà nơi miền Bắc xa xôi mà số phận đã khiến ông phải xa cách.

    Nhạc sĩ Thăng Long cũng không giấu giếm xuất thân nghèo khó của mình. Ông cho biết đã phải lưu lạc từ Bắc vào Nam để kiếm sống từ khi còn rất nhỏ và chính niềm đam mê âm nhạc đã giúp ông có nhiều nghị lực để học văn hóa và thanh nhạc, rồi mang những đứa con tinh thần của mình cho giới thiệu đến công chúng. Đồng nghiệp khó tính có thể chau mày vì ngữ nhạc bị coi là “bình dân” của nhạc sĩ Thăng Long. Tuy vậy, đại chúng lại đón nhận ông hết sức nồng nhiệt. Không chỉ “Quen Nhau Trên Đường Về” mà nhạc sĩ Thăng Long còn có nhiều ca khúc khác cũng đã gắn bó với các tên tuổi lớn của sinh hoạt ca nhạc miền nam từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Người ta nhắc tới cô Nhật Thiên Lan khi nghe “Mưa Khuya”; giọng ca của Hà Thanh hay Hoàng Oanh qua ca khúc “Rượu Hồng Chị Bước Sang Ngang” hay đôi song ca Chế Linh và Thanh Tuyền khi nghe “Nói Với Người Tình”…

    Người yêu nhạc cảm nhận được từ âm nhạc của nhạc sĩ Thăng Long tiếng lòng thổn thức của những cuộc tình đang xa cách. Đó không phải là những giai điệu ướt át, bi lụy mà đơn thuần là niềm thương nhớ da diết người mình yêu đang ở nơi xa. Có khi ông cũng lấy cảm hứng từ những chàng trai khoác áo lính đang bảo vệ quê hương nơi chốn xa trường, gửi niềm thương nhớ về người em gái hậu phương, nhìn ánh hỏa châu mà nhớ ánh điện Sài Gòn. Âm nhạc của ông còn là tâm tình của người dân miền nam trong mùa chinh chiến, khao khát một ngày thanh bình về trên quê hương để cùng quên đi thù hận mà xây dựng lại Việt Nam.

    Điều lý thú là mặc dù nhạc sĩ Thăng Long luôn tự nhận mình là người ít học và chỉ mới làm quen với lý thuyết thanh nhạc và kỹ thuật sáng tác sau khi đã được công chúng biết tới, âm nhạc của ông rất phong phú về tiết tấu và giai điệu. Không thể gọi ông là nhạc sĩ chuyên Boléro vì ông còn có nhiều sáng tác rất hay với các thể điệu khác như
    • Tango (Giọt Mưa Khuya, Mưa Về Sáng),
      Agogo (Nếu Biết Được Lòng Anh),
      Slow (Quen Nhau Trên Đường Về, Mưa Khuya, Nếu Biết Tình Yêu …).
    Và dĩ nhiên là làn điệu Bolero qua ca khúc tiêu biểu “Nói Với Người Tình” mà đôi song ca Chế Linh và Thanh Tuyền đã trình bày từ thập niên 60s và đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận cho đến ngày nay.

    Không biết ông có nằm trong danh sách các văn nghệ sĩ miền nam bị người chủ mới cấm hành nghề hay không nhưng sau khi “thanh bình về trên quê hương” thì ông không còn sinh hoạt văn nghệ nữa. Ông làm nghề sửa Ô-Dù và bán vé số dạo để mưu sinh và lo cho mái ấm của mình. Rồi nhạc sĩ Thăng Long lưu lạc về Sóc Trăng. Mãi đến năm 2007 thì các trung tâm sản xuất âm nhạc lớn tại hải ngoại mới liên lạc được với ông và mang ông về trong vòng tay thương yêu của đại chúng.

    Người ta không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến số phận đầy thử thách mà nhạc sĩ Thăng Long đã phải trải qua từ khi mới chào đời cho đến lúc lìa trần vào ngày 30 tháng 3 năm 2008. Đại chúng cũng nhận ra từ cuộc đời của ông một tấm gương ngời sáng về tinh thần bất khuất không đầu hàng số phận và một niềm đam mê sâu sắc dành cho âm nhạc. Cuộc đời của ông như cánh chim bay không biết mỏi, mang niềm vui đến cho cuộc đời bằng tất cả khả năng và bầu nhiệt huyết của mình. Sự cống hiến của ông chắc chắn đã góp phần làm phong phú sinh hoạt ca nhạc của miền nam trong thời cực thịnh.

    Sau nhiều biến đổi của thời cuộc, công chúng vẫn nhận ra những giai điệu quen thuộc của nhạc sĩ Thăng Long. Người yêu nhạc tìm đến các ca khúc của nhạc sĩ Thăng Long như tìm về kỷ niệm, nơi chôn dấu kho tàng của tình yêu và nhân bản. Giới trẻ đến với âm nhạc của nhạc sĩ Thăng Long bằng sự ngưỡng mộ một tài năng âm nhạc và một tấm gương bất khuất trước nghịch cảnh. Nhạc sĩ Thăng Long xứng đáng có một vị trí trang trọng trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam.


    Vancouver ngày 24 tháng 3 năm 2018
    Chu Văn Lễ
_________________________






cám ơn vanchus ... :flower: ...

          
Trả lời

Quay về “của người”