Úc

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20032
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tư bản Úc bán “xiềng” cho Trung cộng “xích” nước Úc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Tư bản Úc
    bán “xiềng” cho Trung cộng “xích” nước Úc

    _________________________________
    Nguyễn Quang Duy - 06/05/2020






    “Tư bản sẽ bán cho chúng ta sợi dây thòng lọng để treo cổ chúng”, Chủ bút Peter Hartcher của tờ The Sydney Morning Herald hôm 1/5/2020 trích câu nói của Lenin mở đầu bài bình luận “Tiền hay chủ quyền của chúng ta: Trung cộng không cho chúng ta sự chọn lựa.”

    Ông Hartcher áp dụng lời nói của Lenin vào trường hợp của nhà tư bản hầm mỏ Úc Andrew Forrest, đang nối giáo cho Trung cộng bán đứng chủ quyền nước Úc: “Tư bản bán cho chúng ta quặng sắt để chúng ta rèn xiềng xích chúng lại”.




    Điều tra nguồn gốc virus corona

    Virus corona giết chết hằng trăm người Úc và hơn 250 ngàn người trên thế giới, vì thế Chính phủ Úc mới kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập để hiểu rõ nguồn gốc của virus corona và nguyên nhân căn bệnh này bùng phát trên toàn thế giới.

    Cuộc điều tra sẽ giúp nhân loại rút ra bài học, giúp tránh được những thảm họa có thể xảy ra trong tương lai, nhưng lại bị Trung cộng phản đối, và hăm dọa trừng phạt kinh tế Úc.

    Đại sứ Trung cộng tại Úc ông Cheng Jingye đe dọa nếu Úc tiếp tục muốn điều tra, thì “nhân dân” Trung cộng sẽ không xem Úc là bạn hàng tốt, sẽ không uống rượu vang Úc, sẽ không ăn thịt bò Úc, sẽ không du lịch nước Úc và sẽ không cho con cái đến Úc du học.

    Nói trắng ra, nếu Úc tiếp tục muốn điều tra thì nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh sẽ cấm dân uống rượu vang Úc, cấm dân ăn thịt bò Úc, cấm dân đi du lịch Úc và cấm dân cho con cái sang Úc du học.

    Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Úc bà Marise Payne tuyên bố việc Trung cộng đe dọa kinh tế sẽ không ngăn cản được cộng đồng quốc tế điều tra về nguồn gốc và sự lan tỏa của virus corona:

    “…đây là nguy cơ toàn cầu mà trước đây chưa từng có, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế, và xã hội”.




    Vì tiền bán chủ quyền đất nước…

    Ngày 29/4/2020, Tổng trưởng Y tế Greg Hunt và tỉ phú hầm mỏ Andrew Forrest cùng tổ chức một cuộc họp báo công bố việc ông Forrest làm trung gian mua giúp Chính phủ Úc 10 triệu bộ xét nghiệm Virus Corona do Trung cộng sản xuất với giá 320 triệu Úc kim.

    Ông Andrew Forrest lợi dụng cơ hội, đưa Tổng lãnh sự Trung cộng tại Melbourne ông Long Zhou lên diễn đàn ca ngợi Trung cộng đã thành công trong cuộc chiến chống lại bệnh dịch, kể công bán 10 triệu bộ xét nghiệm cho Úc, và công kích nỗ lực vận động điều tra dịch bệnh của Chính phủ Úc.

    Chủ bút Peter Hartcher nhận xét việc ông Forrest “phục kích” Bộ trưởng Y tế Greg Hunt, để Tổng lãnh sự Trung cộng lên diễn đàn đối chọi với ông Hunt và với chính sách của Chính phủ Úc, ông Forrest đặt lợi ích cá nhân bên trên quyền lợi nước Úc.

    Ông Forrest cũng đã làm thế tại Tây Úc, ngày 31/3/2020, ông cho tổ chức họp báo để công bố việc mua giúp cho tiểu bang Tây Úc thiết bị y tế, rồi âm thầm mời Tổng Lãnh sự Trung cộng tại Perth, bà Dong Zhihua đến họp báo với Bộ trưởng y tế Tây Úc ông Roger Cook, mà không hề thông báo cho chính quyền Tây Úc.




    Corona xuất xứ từ Úc…

    Tỉ phú Andrew Forrest luôn theo quan điểm của Trung cộng, ông chống lại lời kêu gọi của Chính phủ Úc điều tra về nguồn gốc của virus corona, thậm chí ông còn cho rằng siêu vi khuẩn này có thể xuất phát từ Úc: “Cho đến giờ này không ai biết được siêu vi khuẩn này xuất phát từ đâu, bởi vì nó có thể từ Úc, hoặc Anh Quốc, hoặc Trung cộng.”

    Thủ tướng Úc Scott Morrison phải lên tiếng phản đối ông Forrest ăn nói bậy bạ vì: “ai cũng biết nguồn gốc vi khuẩn corona xuất phát từ Trung cộng”.

    Ông Morrison kêu gọi tỉ phú Andrew Forrest ngưng xen vào việc đối ngoại của Chính phủ Úc và ngưng đưa những tin giả, nhằm tuyên truyền cho Trung cộng.




    Nước Úc trên hết…

    Bị chính giới và dư luận công kích, trên Đài truyền hình số 9 tỉ phú Andrew Forrest chụp mũ cho những người không đồng ý với ông là theo Mỹ, ông nói: “Bất cứ ai muốn đặt nước Mỹ lên trên, thì họ đang đặt nước Úc vào hàng số hai, còn tôi thì đặt nước Úc lên trên hết.”

    Theo tỉ phú Andrew Forrest nên hoãn cuộc điều tra cho đến sau cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ vào tháng 11 năm nay, còn quan điểm của Chủ bút Peter Hartcher là Bắc Kinh đã không đồng ý với cuộc điều tra độc lập thì việc trì hoãn nghĩa là cuộc điều tra sẽ không bao giờ xảy ra.

    Ở Úc ông Andrew Forrest có quyền tự do phát biểu, chuyện không hề có tại Trung cộng, nhưng điều cần nói là ông Forrest đã sử dụng quyền tự do ngôn luận tạo ra một chiến dịch giúp cho Trung cộng buộc nước Úc phải đầu hàng.

    Ông Forrest ngụ ý nói điều tra là làm theo lệnh của Tòa Bạch Ốc, như thế là ông đã tiếp tay với Trung cộng hạ thấp uy tín Chính phủ Morrison, xem Chính phủ Úc làm bù nhìn cho Mỹ, và toàn bộ ý tưởng điều tra là làm theo lệnh của Mỹ.

    Trong thực tế, đề xuất điều tra virus corona đến từ Canberra, từ chính Thủ tướng Morrison cùng với Ủy ban An ninh Quốc gia.

    Ông Forrest cho rằng cuộc điều tra do Úc khởi xướng có động cơ chính trị, trong khi Trung cộng thì không, điều đó hết sức vô lý, vì mục đích cuối cùng của Trung cộng là củng cố quyền lực chính trị của đảng Cộng sản Trung Hoa.

    Không chỉ riêng Andrew Forrest, tuần rồi tỉ phú Kerry Stokes chủ nhân công ty truyền thông Seven West Media, chủ đài truyền hình số 7 và tờ The West Australian phát hành tại Tây Úc, và Luật sư David Olsson, chủ tịch quốc gia của Hội đồng Doanh nghiệp Úc-Trung cộng cũng lên tiếng phản đối cuộc điều tra do Chính phủ Úc đề nghị.

    Cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết nếu có cuộc tranh luận giữa Úc và Trung cộng, thì đừng bao giờ trông mong vào sự hỗ trợ của những nhà tư bản Úc, vì quyền lợi kinh tế họ sẽ luôn đứng về phía Trung cộng.




    Chính sách lưỡng đảng

    Lãnh tụ đối lập Anthony Albanese đã đứng về phía Chính phủ ủng hộ cuộc điều tra, nên cuộc điều tra không chỉ đơn thuần là của chính phủ, nó đã trở thành chính sách quốc gia, đồng thuận lưỡng đảng là sức mạnh quốc gia.

    Chủ bút Peter Hartcher cho rằng nước Úc thật may mắn có được những người lãnh đạo sáng suốt như Thủ tướng Scott Morrison, cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull hay Lãnh tụ đối lập Anthony Albanese, những người sẵn sàng đặt chủ quyền quốc gia bên trên đồng tiền và không để những tư bản Úc nối giáo cho Trung cộng xâm phạm quyền lợi quốc gia.




    Nước Úc cần được bảo vệ…

    Chủ bút Peter Hartcher tin rằng nước Úc phải bảo vệ quyền lợi của mình trong việc giao dịch với Trung cộng, điều tiên quyết là phải bảo vệ chủ quyền của mình.

    Thứ nhất, nếu Úc lùi bước, Bắc kinh sẽ tiếp tục sử dụng kinh tế làm áp lực, cứ thế họ tiếp tục lấn tới cho đến khi nước Úc trở thành một chư hầu cho Trung cộng.

    Thứ hai, sự hài hòa xã hội, Úc có cộng đồng gốc Hoa lên đến 1.2 triệu người, đây là một vốn quý của quốc gia chứ không phải gánh nợ, cộng đồng này phải được bảo vệ khỏi ảnh hưởng của đảng Cộng sản Trung Hoa bằng chính những giá trị dân chủ cuả Úc.

    Thứ ba là nền kinh tế Úc chỉ được bảo vệ tốt nhất khi chủ quyền quốc gia còn được bảo tòan, mất chủ quyền quốc gia thì quyền điều khiển kinh tế, quyền đưa ra các quyết định thương mại sớm muộn gì cũng mất theo.

    Chủ quyền, hòa hợp xã hội và kinh tế là ba lợi ích cốt lõi, là các lợi ích gắn bó với nhau, chủ quyền quốc gia là trên hết, là chìa khóa để giữ cả ba, cùng vì lợi ích của Úc.

    Chừng nào điều này còn tồn tại, các nhà tư bản Úc sẽ không được phép bán lợi ích quốc gia để theo đuổi lợi ích tư nhân.




    Kinh tế và chính trị…

    Từ giữa thập niên 1980, giới khoa bảng, giới báo chí, giới chính trị, giới doanh nhân có chung một ảo tưởng là thay đổi kinh tế các quốc gia cộng sản sẽ dẫn đến thay đổi chính trị.

    Giờ đây khi kinh tế mạnh lên, chính trị Trung cộng đã không thay đổi, nhưng quân sự đã thực sự mạnh hơn đe dọa an ninh trong vùng, về ngoại giao Trung cộng xem Úc như một quốc gia lệ thuộc vào kinh tế Trung cộng, nên họ mới dám đe dọa tẩy chay thương mãi với Úc.

    Đại dịch 2020 trong cái rủi biết đâu có điều may, thế giới đã nhận ra điều cần thiết là phải biến đổi thể chế cộng sản thành thể thể chế tự do dân chủ, mới trách được những đại họa cho nhân loại và cuộc sống nhân loại mới được bình yên.




    Melbourne, Úc Đại Lợi, 6/5/2020
    Nguyễn Quang Duy


    https://www.danchimviet.info/tu-ban-uc- ... 020/19433/
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Phải cho con đi học vào tuần tới




    Bộ trưởng Giáo dục NSW Sarah Mitchell đã lên tiếng khuyến cáo các bậc cha mẹ là phải đưa con đến trường vào tuần tới, bằng không sẽ bị chấm vào sổ ghi danh là vắng mặt.

    Như đã thông tin, các trường học tại NSW đã mở cửa từ tuần trước nhưng chỉ học trung bình ba đến bốn ngày một tuần với học sinh cấp trung học, còn học trò cấp tiểu học chỉ đến trường ít nhất một ngày mỗi tuần. Bắt đầu từ ngày 25.5.2020 thì toàn bộ các cấp trở trở lại học toàn thời, các buổi học online sẽ bị đình chỉ!

    Lên tiếng trong cuộc họp báo ngày 19.5.2020 bà Sarah Mitchell cho biết kể từ tuần tới thì mối lo về việc nhiễm coronavirus sẽ không được chấp nhận như là một lý do thích đáng để giữ trẻ em ở nhà. Bà nêu rõ: “Tuần tới, sẽ là một tuần lễ tập học bình thường và học sinh cần phải tham dự, hoạt động điểm danh sẽ diễn ra bình thường, và sự vắng không giải thích sẽ cần được theo dõi. Nếu có bất kỳ học sinh nào có tình trạng sức khỏe đặc biệt hoặc lo ngại về tình trạng y tế của các em, như mọi khi, có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa và nói chuyện với hiệu trưởng. Nhưng thông điệp chung là học sinh cần phải quay lại trường và những học trò không có mặt ở trường sẽ bị đánh dấu vắng mặt với các quy trình thông thường để theo dõi sự vắng mặt không giải thích.”

    Việc học tập sẽ trở lại bình thường nhưng các cuộc tụ họp đông đúc và các chuyến đi dã ngoại vẫn phải gác lại cho đến khi có thông báo mới. Ngoài ra nhà trường cũng đóng cửa không cho cho phép những người khách không cần thiết đến trường, và phụ huynh đã được cảnh báo không được rề rà đứng lại ở cổng trường.

    Hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm các hoạt động đón và trả học sinh, cũng như các quy tắc nghỉ giải lao và ăn trưa, tuân thủ các yêu cầu giãn cách xã hội.

    Trong khi đó thì Nghiệp đoàn giáo chức lại lên tiếng chỉ trích chính quyền tiểu bang vì không chịu tham vấn mình trước khi công bố những quyết định nói trên.

    Thông báo học trò quay lại trường toàn thời gian được đưa ra vào hôm thứ Hai và ngay lúc đó Bộ trưởng Giao thông Andrew Constance đã lo lắng về cảnh hỗn loạn giao thông khi các biện pháp giãn cách xã hội khiến xe tàu không thể chở hết số người đi, do đó người dân không thể dùng phương tiện giao thông công cộng để đi làm việc và học sinh không thể dùng xe bus để đi học.

    Thủ hiến Gladys Berejiklian cho biết các dịch vụ xe bus và xe lửa vào giờ cao điểm đã hết công suất, khi chỉ với 12 hành khách trên mỗi xe buýt và 32 hành khách cho mỗi toa tàu được phép.

    Hôm 19.5.2020 bà Berejiklian nhắc lại những người đi làm ở Sydney cần lên kế hoạch trước, trong khi những học sinh không đi xe bus của riêng nhà trường thì nên đi bộ hoặc cha mẹ đưa tới cổng ở trường.

    Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn bảo đảm rằng thời gian học trực tiếp trong lớp học là chuyện cần duy trì và bền vững trong việc học tập suốt đại dịch. Nhưng tôi nói rằng việc các trường học phải đóng cửa tạm thời là bình thường, vì một khu vực cụ thể phải cảnh giác cao độ, khiến một trường cụ thể cần có biện pháp bổ sung nếu có sự lây nhiễm cộng đồng, và chúng ta chỉ có chấp nhận điều đó.”



    __________________



    Trung Quốc trả thù Úc: tăng thuế lúa mạch





    Sau gần một tuần lễ hăm dọa, Trung Quốc đã chính thức xác nhận sẽ áp thuế quan 80% với lúa mạch của Úc vì hành vi “bán phá giá” nhờ vào trợ cấp của chính phủ, điều mà Úc mạnh mẽ bác bỏ.

    Trong thông báo đưa ra vào tối 18.5.2020, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, các cuộc điều tra đã chứng minh là Úc đã bán phá giá lúa mạch, tức bán rẻ hơn chi phí sản xuất nên trừng phạt bằng cách áp thuế trong thời hạn 5 năm.

    Thuế quan sẽ ngay lập tức được áp dụng đối với các công ty là The Iluka Trust, Kalgan Nominees, JW & JI Mcdonald & Sons và Haycroft Enterprise, trong khi các công ty khác sẽ bị áp thuế bắt đầu từ ngày 19.5.2020.

    Trung Quốc nhập lúa mạch Úc để sản xuất bia và làm thức ăn gia súc, mỗi năm nhập đến $1.3 tỷ và biện pháp này sẽ khiến Úc thiệt hai.

    Mối quan hệ giữa Uc và Trung Quốc đang ở mức thấp sau khi công bố mức thuế vào tuần trước và lệnh cấm xuất khẩu thịt bò từ bốn công ty . Các động thái làm dấy lên dấu hỏi rằng Trung Quốc đang lạm dụng các biện pháp kỹ thuật để trừng phạt Úc vì việc nước này thúc đẩy điều phối một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của Covid-19.

    Trên thực tế thì khối OECD cũng ghi nhận rằng nông gia Úc được chính phủ tài trợ rất ít

    Để tìm thị trường mới, Úc có thể nhìn sang Nhật, Thái Lan và Saudi Araiba, tuy nhiên những nước này chỉ yếu mua lúa mạch để làm thức ăn gia súc, không trả giá cao bằng các công ty bia tại Trung Quốc. Trong khi đó hạn hán đã khiến các đàn gia súc giảm số lượng khác nhiều nên mức tiêu thụ thức ăn đã giảm.

    Chính phủ Úc đang cân nhắc việc kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới ( World Trade Organization: WTO).

    Nam Úc chấp nhận thực vật biến đổi gene

    Nam Úc đã trở thành tiểu bang cuối cùng của Úc này cho phép trồng trọt thực vật biến đổi gene (Modified Gene: GM) trên toàn khu vực đất liền của tiểu bang.

    Sự thay đổi này có được sau khi chính quyền tiểu bang tiến hành các nỗ lực khác nhau để đưa Nam Úc có các chính sách tương đồng về cây GM với toàn bộ phần lãnh thổ còn lại của nước Úc.

    Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm với cây trồng GM được thông qua sau khi một đánh giá độc lập cho thấy chỉ tính riêng cây cải dầu, lệnh cấm đã tạo ra tổn thất khoảng $33 triệu kể từ năm 2004.

    Ông Tim Whetstone, Bộ trưởng Bộ Canh nông Nam Úc, cho biết: “Sau 16 năm với hàng triệu Úc kim thiệt hại cũng như các cơ hội nghiên cứu bị bỏ lỡ, đây là một ngày quan trọng có tính lịch sử với giới nông gia Nam Úc, những người từ nay có thể lựa chọn trồng các giống cây phù hợp nhất với họ trong thời gian tới. Quyết định này cũng mang lại cho nông dân sự chắc chắn về pháp lý để họ có thể tiếp tục đầu tư vào trồng trọt các loại cây GM và trồng các giống cây này từ mùa vụ năm 2021”.

    Ông Matthew Cossey, Giám đốc điều hành CropLife Australia, cho hay, ngành khoa học thực vật rất vui mừng khi các cơ sở và bằng chứng khoa học đối với vấn đề cây trồng GM. Ông nói: “Với điều kiện thời tiết không thuận lợi và khí hậu thay đổi sẽ khiến việc canh tác trở nên khó khăn hơn, giới nông gia Nam Úc cần được khai thác mọi kỹ thuật an toàn và hiệu quả có thể hỗ trợ họ canh tác theo cách bền vững hơn với môi trường. Việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ không chỉ mang đến lợi ích về kinh tế cho nông gia, mà còn đưa Nam Úc lên một sân chơi bình đẳng với các bang khác tại lục địa Úc, nơi đã áp dụng kỹ thuật GM trong ít nhất một thập niên”.

    Từ lâu tại các tiểu bang khác các khoa học gia Úc đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gien trong cây trồng để tăng giá trị kinh tế và xuất cảng. Thí dụ tại Queensland họ đã khiến chuối không những có đầy đủ vitamin mà lại còn dồi dào chất sắt.

    Giáo sư James Dale, tác giả của dự án này cho hay trong khi HIV/AIDS và bệnh sốt rét là những căn bệnh đứng vào hàng thứ nhất và thứ nhì thì suy dinh dưỡng đứng vào hàng thứ ba trong việc gây ra những trục trặc về y tế và sức khỏe cho nhân loại. Ông cho biết một trong những chiến lược mới mà ông và các cộng sự thuộc Đại học Kỹ thuật Queensland cũng như các tổ chức khác trên thế giới sử dụng là đưa các chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

    Theo Giáo sư Dale, nhiều người Ấn Độ là những người ăn kiêng và khẩu phần của người ăn kiêng có rất ít chất sắt. Ngoài ra, nhiều người dân sống trong tình trạng nghèo khó cũng không đủ dinh dưỡng.

    Năm 2016 Đại học Kỹ thuật Queensland đã ký hợp đồng để bán kỹ thuật gien trong chuối với chính phủ Ấn Độ trong thời hạn 4 năm.


    ______________


    Ngành du lịch Úc trước nguy cơ sụp đổ




    Kỹ nghệ du lịch Úc với doanh thu gần $140 tỷ có thể sẽ mất trắng trong năm nay nếu dịch bệnh không sớm được kiểm soát và Úc không thể mở cửa biên giới để đón khách du lịch quốc tế.

    Hiện tại dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát nhưng mối lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch lần 2 đã khiến chính quyền các tiểu bang cẩn trọng cân nhắc thời điểm mở cửa biên giới với các tiểu bang lân cận.

    Gầy đây nhất, các tiểu bang Queensland, Tây Úc và Nam Úc thông báo sẽ không mở cửa biên giới trước tháng Bảy. Đây là các tiểu bang có lượng khách du lịch nội địa lớn trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Thậm chí ngày 18.5.2020 tiểu bang Queensland còn cho biết thời điểm mở cửa biên giới có thể là vào tháng 9 tới.

    Trong những tháng mùa Đông năm ngoái, khoảng 2.2 triệu du khách nội địa đã đến Queensland và ngành du lịch địa phương đã thu về hơn $1.5 tỷ. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi trong năm nay.

    Ông Daniel Gschwind, Giám đốc điều hành Hội đồng du lịch Queensland, cảnh cáo một số công ty du lịch địa phương sẽ không thể tồn tại thêm 2 tháng nếu không có du khách. Dịch bệnh không những đe dọa tính mạng con người mà còn đe dọa sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp du lịch địa phương.

    Theo ước tính của Chính phủ liên bang thì việc đóng cửa biên giới sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế của các bang Queensland, Tây Úc, Nam Úc, Tasmania và Bắc Úc gần $1.7 tỷ mỗi tuần. Và ngành du lịch nội địa Úc đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ nếu các bang của nước này không mở cửa biên giới.

    Sau khi Australia công bố kế hoạch phục hồi nền kinh tế 3 giai đoạn, dự kiến kết thúc vào khoảng giữa tháng 7, nhiều khu du lịch tại các bang đã cho du khách nội địa đặt phòng khách sạn và các tour du lịch. Tuy nhiên, nếu các tiểu bang không mở cửa biên giới nội địa thì các tour du lịch giữa các địa phương của cũng sẽ phá sản.

    Theo số liệu của công ty tài chính Deloitte Australia, ngành du lịch nước này trong năm vừa qua đã đạt doanh thu $138 tỷ, trong đó chỉ riêng du lịch nội địa đã đạt doanh thu $100 tỷ. Nhưng theo số liệu thống kê của Diễn đàn Du lịch và giao thông Australia, tính đến nay mỗi tháng ngành du lịch thiệt hại $10 tỷ và khoảng 500,000 nhân công trực tiếp trong ngành đã mất việc làm.

    Nguồn:https://vietluan.com.au



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Hãng hàng không Jetstar của Úc chính thức ‘khai tử’ tại thị trường Việt Nam





    Tập đoàn Jetstar (Úc) và Vietnam Airlines sau nhiều tháng tích cực đàm phán, đã đi đến thống nhất chính thức. Hãng hàng không Jetstar (Úc) chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam và bàn giao lại vốn góp của hãng tại Jetstar Pacific Airlines cho cổ đông lớn là Vietnam Airlines.

    Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 15/6, hãng hàng không Vietnam Airlines phát đi thông cáo chính thức dẫn lời, lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Qantas, Tổng giám đốc hãng Jetstar (Úc), ông Gareth Evans: “Trước sự ngưng trệ nghiêm trọng của ngành hàng không do dịch Covid-19 và một thị trường cạnh tranh gay gắt như Việt Nam, chúng tôi cho rằng đã đến lúc tận dụng lợi thế và tiềm lực của Vietnam Airlines tại thị trường nội địa”.

    Như vậy, sau 13 năm hoạt động kinh doanh không hiệu quả, Tập đoàn Jetstar (Úc) chính thức rút lui khỏi thị trường Việt Nam. Hàng loạt các thủ tục cần thiết để đổi tên thương hiệu thành Pacific Airlines và thay đổi hệ thống bán vé sang về tập đoàn Vietnam Airlines.

    Khi nào Jetstar Pacific hoạt động chính thức với tên gọi mới là Pacific Airlines sẽ dựa theo quyết định của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ ngày 30/6 hãng Jetstar (Úc) sẽ không còn nhân sự, kỹ thuật, quản trị hay đặt chỗ liên quan đến Pacific Airlines và sẽ được Vietnam Airlines vận hành 100% nhằm đồng bộ hóa mạng bay.

    Trong suốt 15 năm hoạt động kinh doanh của Jetstar Pacific Airlines (JPA) trong vai trò hãng hàng không giá rẻ chưa bao giờ suôn sẻ. Với định hướng phát triển hãng không giá rẻ thị trường nội địa, Tập đoàn Qantas đã mua lại 30% cổ phần từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 cùng với đội tàu bay cũ trên 15 năm tuổi dẫn đến chi phí nhiên liệu bay ngày càng tăng và hạn chế về tổ chức hoạt động nên hãng JPA liên tục lỗ, tổng lỗ lũy kế từ 2005-2011 của JPAlên đến 2.100 tỷ đồng.

    Cuối năm 2011, JPA ngập trong khó khăn, nguy cơ trên bờ vực phá sản, mất khả năng thanh toán khi lỗ lũy kế xấp xỉ 2.500 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm hơn 600 tỷ đồng.

    Năm 2012, Vietnam Airlines được giao nhiệm vụ tiếp nhận và tái cơ cấu toàn diện JPA. Theo đó, tiếp nhận nguyên trạng phần vốn nhà nước tại SCIC từ đầu 2012 và thực hiện tái cơ cấu lần thứ hai. Theo đó, với vai trò cổ đông lớn Vietnam Airlines đã tham gia tái cấu trúc trên định hướng “hàng không truyền thống đi kèm với hàng không giá rẻ”. JPA phải chi 355 tỷ để chuyển đổi và chi phí tái cấu trúc đội bay.

    Sau khi cấu trúc, hiệu quả của hãng JPA dần được cải thiện. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, trong 6 tháng đầu năm 2020 hãng tiếp tục lỗ 1.200 tỷ đồng.

    Tuệ Minh


    Nguồn:https://vietluan.com.au

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Thấp nghiệp ở Úc đang tăng lên mức kỷ lục





    Con số mất việc làm của tháng 5 lên đến con số 100,000, tệ nhất trong 20 năm qua. Trong số đó thế hệ Z chiếm một tỉ lệ rất cao. 44% trong số việc bị mất là những người Úc trẻ dưới 25 tuổi.


    Các nhà kinh tế cảnh báo rằng những người công nhân trẻ của Úc sẽ là thành phần gánh hậu quả của coronavirus nặng nhất bởi họ sẽ là thành phần chính yếu phải trả thuế cho những thiệt hại trong vài chục năm tới.

    Kể từ tháng 3 năm nay, tổng số việc làm bị mất ở Úc là 800,000. Trong số đó có 329,000 thuộc những người trẻ 25 tuổi – thuộc nhóm người bị ảnh hưởng nặng nhất của COVID-19. Hiện tại tỉ lệ thấp nghiệp của người Úc dưới 25 là 16%.

    Trong thời gian COVID-19, những người mất việc được hưởng $550/tuần nhưng sẽ bị giảm nhiều bắt đầu từ tháng 9. Những ai nhận JobKeeper cũng sẽ bị cắt vào tháng 9.

    Số tiền $60 tỉ dành cho JobKeeper, những người trẻ là thành phấn chính phải trả lại số tiền này trong những thập niên tới.




    Số người đi làm ở Úc cho đến thời điểm tháng 5/2020. Picture: ABSSource:Supplied
    Chỉ trong 2 tháng qua, có trên 835,000 công việc bị mất.

    “Sự mất mát không chỉ là những con số mà còn có những người thân, bạn bè, các thành viên trong gia đình, hàng xóm,” Tổng trưởng Ngân khố, Josh Frydenberg nói.

    “Phái nữ bị mất 118,000 công việc, chiếm 52% số công việc bị mất trong tháng 5. Những người trẻ mất việc chiếm 45% trong tháng 5. Những con số đó cho thấy khó khăn vô cùng lớn mà chúng ta phải vượt qua,” ông nói.





    Số người đi làm ở Úc cho đến thời điểm tháng 5/2020. Picture: ABSSource:Supplied
    Thủ tướng nhìn nhận là tỉ lệ thấp nghiệp ở Úc hiện nay cao hơn 7.1%.

    Nhưng một số nhà kinh tế nói rằng con số thật sự lên đến gần 11%.

    Nguồn: https://vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Các cơ quan của chính phủ Úc
    bị tấn công mạng với quy mô lớn nhất



    Úc bị tấn công mạng với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, sáng nay, thứ Sáu 19/6, Thủ tướng Morrison xác nhận tất cả các lãnh vực của Úc đều bị tất cả, từ các cơ quan của chính phủ cho đến cơ quan, công ty tư nhân.

    Trong buổi họp báo sáng nay tại Canberra, ông nói cuộc tấn công mạng lần này được thực hiện bởi một “mạng lưới tinh vị của nước ngoài.”

    “Cuộc tấn công lần này nhắm vào các cơ quan của chính phủ trên toàn quốc bao gồm mọi lãnh vực của chính phủ, các ngành kỹ nghệ, các cơ quan chính trị, giáo dục, sức khỏe, các cơ quan cung cấp dịch vụ thiết yếu và công ty xây dựng hạ tầng cơ sở,” ông Morrison nói.

    Ông Morrison nói rằng Trung Tâm An Ninh Mạng của Úc (Australian Cyber Security Centre) đang làm việc với những nơi đang bị tấn công để tìm cách đối phó hiệu quả.

    Khi được hỏi quốc gia nào đứng sau cuộc tấn công này, ông Morrison không nêu đích danh nhưng ai cũng hiểu được là Trung Quốc đứng sau cuộc tấn công này nhằm để trả thù và căm dọa nước Úc.

    “Tôi có thể xác nhận là không có nhiều thủ phạm tấn công mạng có tính cách quy mô tầm cỡ quốc gia có thể làm được những việc này. Dưa trên các báo cáo từ các chuyên gia kỹ thuật nó rõ ràng rằng cuộc tấn công lần này được thực hiện bởi một thủ phạm của nhà nước với sức tàn phá ghê gớm,” ông Morrison nói.

    Điều này xảy ra giữa lúc quan hệ ngoại giao giữa Úc và Trung Quốc đang căng thẳng sau khi Úc yêu cầu mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của coronavirus.

    Thủ lãnh đối lập Anthony Albanese cũng được báo cáo về sự kiện này vào tối hôm qua và ông Albanese cho biết là chính phủ mời đảng Lao Động tham dự một buổi họp khẩn cấp về tình hình an ninh quốc gia.



    Trung Quốc phủ nhận đứng sau vụ tấn công hệ thống mạng của Úc



    Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Geng Shuang (ảnh Reuteurs)



    Sáng hôm nay, Thủ Tướng Morrison bất ngờ họp báo ở Canberra cùng với Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Linda Reynolds, thông báo cho người Úc biết là nước Úc đang bị tấn công mạng với mức độ quy mô lớn nhất từ trước đến nay: từ quốc phòng, quân sự cho đến y tế, giáo dục, kinh tế…

    Mặc dầu không nói thẳng ai đứng sau vụ tấn công này, nhưng ông Morrison cho biết thủ phạm là cơ quan của chính phủ. Mọi người đều biết ông muốn nói đến Trung Quốc.


    Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Geng Shuang (ảnh Reuteurs)
    Nói với các phóng viên chiều nay, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Geng Shuang, phủ nhận hoàn toàn chuyện này và cho rằng Trung Quốc là nạn nhân lớn nhất của những vụ tấn công mạng.

    “Trung Quốc là quốc gia tôn trọng sự an ninh mạng và chúng tôi là nạn nhân lớn nhất của những loại tấn công này,” ông nói.

    “Chúng tôi hoàn toàn chống lại mọi hình thức tấn công mạng. Quan điểm của chúng tôi rõ ràng và trước sau như một.”

    Ông cũng nói thêm rằng những ai nói Trung Quốc đứng sau vụ tấn công vào Úc là “hoàn toàn vô căn cứ và bậy bạ” (wholly baseless and nonsense).

    Cuộc tấn công xảy ra sau một bản báo cáo của cơ quan an ninh tình báo mạng của Úc “the Defence Signals Directorate” kết luận rằng chính bộ nội vụ Trung Quốc là thủ phạm đã tấn công vào Quốc Hội và các đảng chính trị của Úc trước cuộc bầu cử năm 2019.

    Dĩ nhiên khó ai có thể tin được những lời biện hộ của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, và Thủ tướng Morrison nhấn mạnh là cơ quan Defence Signals Directorate đang mở một cuộc điều tra về vụ tấn công nay. Và ông cũng nói thêm là còn quá sớm để đánh giá được những thiệt hại của vụ tấn công nhưng chắc chắn là nó không nhỏ.

    Trung Tâm An Ninh Mạng Úc Châu (The Australian Cyber Security Centre (ACSC)) hiện đang làm việc với những tổ chức, cơ quan bị tấn công để có biện pháp thích hợp.

    Thủ tướng xác nhận là ông đã bàn thảo chuyện này với các lãnh tụ thế giới để có biện pháp đối phó một cách hoàn diện.



    Nguồn: https://vietluan.com.au



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Cập nhật Coronavirus ở Úc 16/7:
    Tại sao các ca nhiễm ở Sydney lây quá nhanh






    Thông thường vi khuẩn corona cần đến 14 ngày để bắt đầu lây cho người khác, nhưng bộ y tế NSW cho biết các ca nhiễm mới ở Sydney đã bắt đầu lây chỉ sau một ngày.

    Bộ trưởng Y tế NSW Brad Hazzard cho biết thành phố Sydney “hiện đang là khu chiến sự” (war zone) sau khi có 10 ca nhiễm liên quan đến ổ dịch Crossroads Hotel vào ngày hôm qua, nâng tổng số ca bị nhiễm lên 34.

    Y tế trưởng, Dr Kerry Chant cho biết người bị nhiễm đã phát triệu chứng chỉ sau một ngày.

    “Điều đó cho bạn quá ít thời gian để truy tìm nguồn, và phong tỏa những người bị nhiễm,”

    Trong lúc đó các nhà chuyên khoa về vi trùng học ở Úc cho biết Victoria đang ở giai đoạn cực kỳ nguy hiểm và khuyến cáo tiểu bang nên phong tỏa hoàn toàn (complete shut-down) để tiêu diệt vi khuẩn triệt để một lần (once for all).

    Tính đến sáng thứ Năm Úc có 10,305 ca nhiễm COVID-19, 4448 ở Victoria, 3328 ở New South Wales, 1071 ở Queensland, 443 ở South Australia, 644 ở Western Australia, 228 ở Tasmania, 113 ở ACT và 30 ở Northern Territory.


    https://vietluan.com.au



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Tin nước Úc thứ Bảy 18/7: Có thêm một số nơi nhiễm mới ở NSW


    Vào sáng thứ Bảy 18/7, Giới chức y tế NSW cảnh báo một gym, một nhà hàng và một McDonald là những nơi có liên hệ đến các ca nhiễm mới ở NSW.





    Cụ thể là những nơi dưới đây:

    – Planet Fitness Gym ở Casula

    – Soldiers Club ở Batemans Bay

    – McDonald’s ở Albion Park

    – Nhà hàng Thai Rock ở Wetherill Park


    Những ai đến những nơi trên trong thời gian gần đây nên tự cách ly và nên đi xét nghiệm sớm nhất.

    “Chúng ta hiện có 6 ca liên hệ đến Planet Fitness gym, đó là những người đã đến đây tập thể lực vào ngày 8 tháng 7,” Bác sĩ Dr Jeremy McAnulty nói. “Cho nên một lần nữa xin nhắc nhỡ những ai đến Planet Fitness gym trong khoảng thời gian trên phải tự cô lập và đi xét nghiệm ngay.”


    Ngày Thứ Sáu Đen của Covid-19 tại Victoria





    Báo chí thường dùng cụm từ “Thứ Sáu Đen” dùng để chỉ những ngày thứ Sáu kinh hoàng với giới đầu tư chứng khoán khi thị trường sụp đổ. Riêng ngày thứ Sáu vừa qua (17.7.2020) thì lại là một ngày “kinh hoàng” với tiểu bang Victoria khi số người nhiễm Covid-19 trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua đạt mức kỷ lục là 428 người.

    Trước đó, ngày thứ Năm Victoria cũng đạt kỷ lục với con số 317 nhưng ngay hôm sau thì tiểu bang lại “xác lập” kỷ lục mới, thứ kỷ lục mà không ai mong muốn bao giờ. Điều này cho thấy các biện pháp kiểm dịch đang được áp dụng không đạt hiệu quả và tình trạng này đang đẩy hệ thống y tế của bang Victoria vào tình trạng khủng hoảng nếu không nói là tê liệt. Ngoài việc thiếu hụt thiết bị phòng dịch và điều trị, tiểu bang cũng đang thiếu hụt nhân viên y tế khi hơn 140 nhân viên dương tính với Covid-19 và hàng trăm người tiếp xúc gần đang phải cách ly.

    Tính 12 giờ trưa thứ Bảy 18/7 Victoria có thêm 217 ca nhiễm mới, 2 cụ già tuổi 80’s qua đời vì covid-19.

    ***


    Không chỉ riêng Victoria, dịch bệnh tại NSW không những đang khiến cơ quan y tế bang này đau đầu mà còn làm cho các tiểu bang khác lo ngại. Hôm thứ Năm NSW ghi nhận 1 người từ Victoria đến NSW khiến ít nhất 40 người khác bị lây, qua Croosroad Hotel. Hiện tại, hơn 20 địa điểm ở tiểu bang New South Wales xác nhận có trường hợp bị Covid-19.

    Cùng ngày, tiểu bang Nam Úc cũng vừa ghi nhận 1 trường hợp Covid-19 đầu tiên trong 2 tuần qua, là một người vừa trở về từ thành phố Melbourne.





    Trước tình hình dịch bệnh có dấu hiệu lan rộng, chính quyền NSW bắt đầu mở rộng việc siết chặt số lượng người tụ tập không chỉ ở quán bar mà cả các nhà hàng, quán café, các câu lạc bộ, đám cưới, các sự kiện công ty, đám tang và tại các địa điểm tôn giáo. Cảnh sát sẽ tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định giãn cách xã hội và phạt nặng những người không tuân thủ.

    Mặc dù tình hình tại NSW chưa đến mức như tại bang Victoria song vẫn làm các địa phương khác lo ngại. Ngày 17.7.2020 Bắc Úc tuyên bố mở cửa biên giới như kế hoạch nhưng ngưng lại đối với cư dân Victoria và 2 vùng thành phố Sydney. Ngày hôm trước thì tiểu bang Queensland lại cho dựng một hàng rào dài 700m tại khu vực biên giới tiểu bang ở vùng Gold Coast nhằm ngăn chặn người dân NSW “vượt biên” và mang theo virus vào bang này.

    Kinh tế Úc: ngân sách thâm thủng lớn nhất trong 75 năm

    Nguy cơ bùng phát Covid-19 đợt hai này đi kèm với những thông tin bi quan về kinh tế, khi thất nghiệp tăng, ngân sách thâm thủng lớn nhất trong 75 năm. Sau gần 30 năm liên tiếp tăng trưởng kinh tế thì đến nay ngân sách của nước này đang có nguy cơ thâm hụt hàng trăm tỷ Úc kim.

    Theo bà Cherelle Murphy, chuyên gia kinh tế cao cấp của ngân hàng ANZ, việc phải chi số tiền lớn để giải cứu nền kinh tế trong khi nguồn thu bị sụt giảm có thể khiến ngân sách thâm thủng hơn $100 tỷ trong năm nay và trong tài khóa kế tiếp mức thâm thủng có thể lên tới $230 tỷ: đây sẽ là khoản thâm hụt ngân sách lớn nhất tại Úc từ sau Đệ nhị Thế chiến.

    Trong khi đó, một số chuyên gia kinh tế khác cho rằng Úc có thể sẽ tiếp tục phải bổ sung các gói cứu trợ lên đến hàng chục tỷ để nền kinh tế vượt qua khủng hoảng trong khi dịch bệnh vẫn đang đe dọa.

    Thị trường nhân dụng đang có dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn chưa thể vận hành bình thường do các tác động của đại dịch Covid-19. Số liệu do Cục Thống kê Úc (ABS) công bố cho thấy hơn 210,000 người đã tìm được việc làm trong tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, số nhân công đi làm trở lại này không đáng là bao so với con số 835,000 người bị mất việc trong 2 tháng trước đó. Điều này đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 7.4% trong tháng 6.

    Ngày 16.7.2020 chính phủ liên bang công bố khoản chi $2.5 tỷ để tài trợ những người thợ tập sự cũng như tái huấn nghệ cho nhân công mất việc do dịch bệnh. Theo kế hoạch này, dự kiến đến tháng 4 năm tới có khoảng 340,000 nhân công trẻ thất nghiệp sẽ học được kỹ năng mới có thể tìm kiếm công việc mới sau đại dịch.




    Trong nỗ lực giải quyết nạn thất nghiệp, Thủ tướng Scott Morrison vừa công bố kế hoạch thu hút các dự án sản xuất phim truyền hình và điện ảnh của Hollywood với nguồn kinh phí tài trợ lên tới $400 triệu trong vòng bảy năm.

    Ông Morrison đưa ra thông báo trên trong bối cảnh hoạt động sản xuất phim và truyền hình trên toàn cầu đã bị đình trệ kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

    Dù trong những tuần gần đây, Úc tiếp tục ghi nhận thêm các ca nhiễm mới và tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này lên lần lượt gần 11,000 và hơn 110, nhưng những con số này vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác.

    Ông Morrison tuyên bố sẽ mở rộng một quỹ hiện có nhằm hỗ trợ thuế để các nhà sản xuất phim và truyền hình đưa các dự án đến nước này, từ đó sẽ tạo thêm việc làm cho công dân Úc. Trước đây Úc đã dùng chiêu giảm thuế thu hút các dự án phim Pirates of the Caribbean hay phim hiện đang quay về cuộc đời ca sĩ Elvis Presley, của đạo diễn Baz Lurhmann.

    Ông Morrison nhấn mạnh việc các nhà sản xuất đưa các dự án điện ảnh và truyền hình đến Úc sẽ cần thêm hàng nghìn nhân cho công tác hậu đài như xây dựng phim trường, cung cấp đồ ăn, nơi ở… cho các diễn viên và đoàn làm phim.

    Chính phủ liên bang tin rằng khoản tài trợ trên sẽ giúp thu hút khoảng $3 tỷ chi tiêu của nước ngoài và tạo ra 8,000 việc làm mới trong vòng 7 năm tới.


    BMW biển số COVID19





    Nhiều tháng nay, nhân viên Phi trường Adelaide tại Nam Úc đã quen nhìn thấy cảnh chiếc xe BMW serrie 5, đời 2009 mang biển số COVID19 nằm im lìm.

    Theo lời nhân viên Steven Spry, chiếc BMW này đã đậu ở đây một thời gian dài, có thể từ tháng 2 hoặc thậm chí trước đó. Đến tháng 4, một cơn gió lớn thổi xốc phần bạt che lên, để lộ biển số gợi nhớ đến cơn ác mộng kinh hoàng ám ảnh nhân loại suốt hơn nửa năm qua là COVID19.




    Chủ nhân chiếc xe là người của tiểu bang khác.

    Sau khi chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội, điện thoại của Spry gần như nổ tung vì hàng loạt cuộc gọi hỏi thăm về chiếc xe.

    Phát ngôn viên của Bộ Giao thông Vận tải tiểu bang này nhận định: “Do những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe người dân và tình hình kinh tế mà COVID-19 mang lại, chính quyền Queensland sẽ không cung cấp biển số xe mang ý nghĩa liên quan đến đại dịch”.

    Nguồn:https://news.vietluan.com.au



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Coronavirus Victoria: Bắt buộc đeo khẩu trang từ tối thứ Tư






    Bắt đầu từ tối thứ Tư (11.59′ 22/7) cư dân Melbourne và Mitchell Shire (từ 12 tuổi trở lên) bắt buộc phải mang khẩu trang, những ai vi phạm sẽ bị phạt $200.

    Đây là quyết định của chính phủ tiểu bang Victoria và Bộ trưởng Y tế Liên bang Greg Hunt “hoàn toàn ủng hộ quyết định này.”

    “Điều này là cần thiết, chúng tôi xin lỗi rằng nó đã đạt đến điểm mà mọi người bị ảnh hưởng. Quyết định này nhằm mục đích cứu mạng người và bảo vệ mạng người.”

    Thủ hiến Andrew nói rằng 2.5 triệu khẩu trang đang trên đường đến Melbourne và đợt hàng đầu tiên sẽ đến vào tuần này. Ông cũng nói thêm là quyết định bắt buộc mang khẩu trang vựa theo lời khuyên của Y Tế Trưởng Y Tế tiểu bang, Giáo sư Brett Sutton.

    Bộ trưởng Y tế Victoria, Jenny Mikakos cho biết mang khẩu trang là “dụng cụ quan trọng để giảm sự lây lan của vi khuẩn corona.”

    Trong 24 giờ qua, tiểu bang Victoria có thêm 363 ca nhiễm mới và 3 người chết. Tổng số người bị nhiễm ở tiểu bang là 5696.

    Giáo sư Sutton cho biết “dĩ nhiên là trong lúc ăn hoặc uống, bạn không cần phải mang khẩu trang.”

    Những trẻ em từ 12 trở xuống không bắt buộc phải mang nhưng chính phủ khuyết khích nếu mang được thì càng tốt.

    Những người mang khẩu trang phải trách đụng vào nói và rửa tay trước và sau khi mang khẩu trang bằng hang sanitiser.

    Thủ hiến Andrews cảnh báo nếu người dân không tuân thủ luật mang khẩu trang thì chính phủ bắt buộc phải áp dụng những luật nghiêm khắt hơn.

    Nguồn:https://news.vietluan.com.au


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Cập nhập tin tức liên quan đến coronavirus ở Úc





    Một dân biểu tiểu bang NSW cảnh báo “hàng trăm và hàng trăm” người phải bị cách ly sau một ổ dịch được phát hiện tại một căn nhà tại thành phố Batemans Bay thuộc vùng biển phía nam của NSW.

    Giới chức y tế ra lệnh những ai thăm viếng Batemans Bay Soldiers Club vào những ngày 13, 15, 16 và 17 tháng 7 phải cách ly 14 ngày sau khi 8 ca nhiễm có liên hệ đến câu lạc bộ này.

    Đồng thời giới chức y tế NSW cảnh báo những ai có đến shopping Westfield ở Mt Druitt phải đi xét nghiệm ngay nếu thấy có triệu chứng sau khi phát hiện có những ca nhiễm liên hệ với shopping centre này.

    Có 33 ca nhiễm mới tại NSW vào cuối tuần qua.

    Úc ghi nhận có 11,400 ca nhiễm COVID-19, với 5716 ở Victoria, 3379 ở NSW, 1071 ở Queensland, 444 ở South Australia, 651 ở Western Australia, 228 ở Tasmania, 113 ở ACT và 30 ở Northern Territory.

    Úc đã có đủ khẩu trang

    Chính quyền tiểu bang Victoria đã ra lệnh cư dân vùng nội đô Melbourne và vùng ngoại ô Mitchell ra đường phải mang khẩu trang trong khi chính phủ NSW thì “khuyên” dân chúng chỉ nên ra đường nếu có việc thực sự cần thiết, và mỗi khi ra ngoài nên mang theo khẩu trang. Lệnh này đưa ra hôm 19.7.2020 khi Victoria ghi nhận thêm 363 ca nhiễm bệnh mới.

    Tại NSW thì đã xác nhận thêm rằng đã có 45 người nhiễm virus từ Crossroad Hotel tại Casula ghi nhận thêm 18 ca mới trong 24 tiếng đồng hồ, trong đó có một người từng chén chú chén anh tại nhà hàng “Holy Duck!” ở Chippendale vào tối 10.7.2020. Bộ Y tế NSW ra lệnh tất cả những ai từng có mặt tại nhà hàng này vào tối hôm đó, trong khoảng thời gian từ 7.15pm đế 9.30pm phải “lập tức tự cách ly trong thời hạn 14 ngày”.

    Một trường hợp khác từng đến phòng tập thể hình Anytime Fitness Gym tại Merrylands vào ngày 14.7.2020, từ 9pm đến 10pm và những ai từng đến đây trong thời gian này cũng phải áp dụng biện pháp tương tự.

    Tổng cộng NSW có 33 ca nhiễm mới vào cuối tuần qua.

    Tại Victoria chính quyền ra lệnh cư dân sống tại điểm nóng Melbourne và Mitchell Shire phải sử dụng khẩu trang khi đi ra đường.

    Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews yêu cầu tất cả người dân từ 12 tuổi trở lên, sống ở khu vực điểm nóng Covid-19 của bang này phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, trừ một số trường hợp ngoại lệ, nếu vi phạm sẽ bị phạt $200.

    Ông Andrews nói: “Việc sử dụng khẩu trang và mạng che mặt khi ra khỏi nhà sẽ là quy định bắt buộc được áp dụng từ đêm thứ Tư tới đối với tất cả những người sống tại thành phố Melbourne và vùng Mitchell Shire. Nếu quý vị ra khỏi nhà với một trong bốn lý do được phép thì cần phải đeo khẩu trang…Việc đeo khẩu trang tại bang Victoria và có thể là cả các vùng khác của Úc có thể diễn ra trong một thời gian dài. Chúng ta không nên ra khỏi nhà mà không mang theo khẩu trang. Đây là biện pháp hữu hiệu làm chấm dứt sự truyền nhiễm của virus này”.

    Tình trạng dịch Covid-19 tại Úc vẫn chưa đến mức như thời điểm dịch bùng phát mạnh mẽ vào hồi tháng Ba và tháng Tư song chính quyền bang vẫn đưa ra yêu cầu này sau khi gần đây Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận Covid-19 có thể lây lan qua không khí.

    Ngoài ra Úc không còn thiếu khẩu trang y tế như giai đoạn trước. Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews cho biết, chính quyền bang đang đặt hàng từ 2.5 triệu đến 3 triệu khẩu trang và đợt hàng đầu tiên sẽ có mặt tại bang Victoria vào tuần tới. Tổng trưởng Y tế vực nông thôn ở bang Victoria và những người lao động tàn tật.

    Khẩu trang không chỉ sẵn sàng cung cấp cho bang Victoria, chính phủ Úc cũng đã kịp bổ sung lượng lớn khẩu trang vào kho dự trữ kể từ khi dịch bùng phát. Thông tin từ Bộ Y tế liên bang cho thấy kể từ tháng Ba cho đến nay, kho dự trữ thiết bị y tế của của nước này đã có hơn 295 triệu khẩu trang, hơn 41 triệu đôi găng tay, hơn 5 triệu kính bảo hộ và tấm chắn mặt và hơn 4 triệu bộ quần áo bảo hộ. Không chỉ dừng lại ở đây, nguồn dự trữ này sẽ liên tục được bổ sung trong thời gian tới. úc dường như đã sẵn sàng trước khả năng khẩu trang sẽ được sử dụng rộng rãi ở nơi công cộng.


    https://vietluan.com.au

              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5416
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           



    Coronavirus NSW: Thêm 20 ca nhiễm mới sau một đêm



    NSW có thêm 20 ca nhiễm mới sau một đêm – đặt tiểu bang trong tình trạng báo động. Thủ hiến khuyến cáo người dân nên tránh những chỗ đông người.






    The Village Inn và Love Supreme thuộc vùng Paddington (ngay trung tâm Sydney) được xem là những nơi có người bị nhiễm, theo bộ y tế NSW.

    Bất cứ ai đến nhà hàng Love Supreme từ 5.30pm đến 9pm ngày 14 tháng 7, và những ai đến nhà hàng The Village Inn từ 6.30pm đến 10pm ngày 11 tháng 7 được khuyến cáo nên để ý đến các triệu chứng.

    Những ai đến nhà hàng Holy Duck! vùng Chippendale ngày 10 tháng 7, từ 7.15pm đến 9.30pm được khuyến cáo nên tự cách ly và đi xét nghiệm ngay nếu thấy có triệu chứng.

    Có 4 ca nhiễm liên quan đến Soldiers Club ở Batemans Bay, những ai đến câu lạc bộ này trong những ngày 13, 15, 16, 17 tháng được lệnh phải cách ly ngay lập tức 14 ngày bất kể có triệu chứng hay không.

    Bộ y tế công bố hôm Chủ nhật có một người bị nhiễm đã đến Anytime Fitness Gym tại vùng Merrylands vào ngày 14 tháng 7, từ 9pm đến 10.30pm.

    Những ai đến gym này sau đó nên tự cách ly và để ý đến triệu chứng.

    Một người khác bị nhiễm đã đến McDonald ở vùng Albion Park vào ngày 15 tháng 7 từ 2pm đến 2.30pm.

    Tổng số các nơi bị ảnh hưởng bởi coronavirus hiện tại ở NSW lên đến 40, bao gồm gyms, pubs, clubs, supermarkets, quán cafes, nhà hàng và shopping centres.

    Có 48 ca nhiễm liên hệ đến Crossroads Hotel ở Casula, bao gồm 14 người trực tiếp đến nơi này vào ngày 5 tháng 7, và 33 bị lây gián tiếp từ những người đến đây.

    Phụ tá Bộ trưởng Y tế NSW, Jeremy McAnulty, khuyến cáo người dân phải hết sức đề phòng đặc biệt là cư dân ở vùng Tây Nam của Sydney.

    Danh sách những nơi bị ảnh hưởng:

    • Casula: Crossroads Hotel (Friday July 3 to Friday July 10)

    • Casula: Planet Fitness (Saturday July 4 to Friday July 10)

    • Picton: Picton Hotel (Saturday July 4, Sunday July 5, Thursday July 9, Friday July 10)

    • Belmore: Canterbury Leagues Club (11pm on Saturday July 4 to 1am on Sunday July 5)

    • Bowral: Woolworths (12pm to 9pm on Saturday July 11 and 12pm to 9pm on Sunday July 12)

    • Campbelltown: Bavarian Macarthur (7:30pm to 9pm on Saturday July 11)

    • Campbelltown: Macarthur Tavern (9:15pm on Saturday July 11 to 12:40am on Sunday July 12)

    • Campbelltown: West Leagues Club (7pm on Friday July 19 to 1am on Saturday July 11 and 8:30pm on Saturday July 11 to 2:30am on Sunday July 12)

    • Caringbah: Highfield (6pm to 9pm on Sunday July 5)

    • Casula: Kmart Casula Mall (5pm on Friday July 10 to 12am on Saturday July 11)

    • Kurnell: Cook @ Kurnell (11.30am to 12.30pm on Sunday July 5)

    • Merimbula: RSL Club (6pm to 9pm on Monday July 6)

    • Merimbula: The Waterfront Cafe (8.30am to 9.30am on Tuesday July 7)

    • Murray Downs: Golf & Country Club (Saturday July 4 and Sunday July 5)

    • Narellan Town Centre: Kmart, Target, Best & Less, H&M and food court (Monday July 6)

    • Revesby: Bankstown YMCA (4pm to 8pm on Thursday July 9 and 8am to 12pm on Saturday July 11)

    • Parramatta: Milky Lane (2pm to 3pm on Saturday July 11)

    • Pyrmont: Star City Casino (8pm to 10.30pm on Saturday July 4)

    • Villawood: Zone Bowling (11am to 3pm on Saturday June 27)

    • Croydon Park: Magpie Sports (8pm to midnight on Friday July 10)

    • Milperra: Frankie’s Food Factory (12pm to 2pm on Thursday July 9)

    • Milperra: Meat Perfection (Saturday July 11)

    • Belfield: Mancini’s Original Woodfired Pizza (5pm to 10.30pm on Friday July 10)

    • Brighton Le Sands: Hurricanes Grill (6.30pm to 8.30pm on Saturday July 11)

    • North Wollongong: Rashays (7pm to 9.30pm on Saturday July 11)

    • Wetherill Park: Stockland Mall, Thai Rock restaurant (July 10 to 14)

    • Spring Farm: Woolworths (July 16)

    • Harris Park: Our Lady of Lebanon Co-Cathedral (July 15, 16 and 17)

    • Marsden Park: Ikea Distribution Centre (July 6, 7 and 8)

    • Albion Park: McDonald’s (2pm to 2.30pm on July 15)

    • Batemans Bay: Soldiers Club (July 13 to 17)

    • Chippendale: Holy Duck! (7.15pm to 9.30pm on July 10)

    • Mount Druitt: Westfield (July 18)

    • Sutherland: Sutherland Local Court (July 15)

    • St Marys: Astley Medical Centre (July 15)

    • Paddington: The Village Inn (6.30pm to 10pm July 11)

    • Paddington: Love Supreme (5.30pm to 9pm July 14)

    • Tahmoor: Pharmacy for Less (9am to 10.40am July 12)

    • Albion Park: C1 Speed Indoor Karting (6pm to 7pm July 11)

    • Olympic Park: Abattoir Blues (6.30pm to 10pm July 17)


    Nguồn:https://news.vietluan.com.au

    Ớn quá xá vài nơi gần nhà và vài nơi gần sở làm :mrgreen:


              
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”