Lễ Chúa Phục Sinh (2020)

Trả lời
Hình đại diện
Vi
Bài viết: 780
Ngày tham gia: Thứ năm 16/03/17 23:48

Lễ Chúa Phục Sinh (2020)

Bài viết bởi Vi »

Lễ Chúa Phục Sinh từ nhà thờ Đức Bà Paris
(thứ năm 4/09/2020)

Last edited by Vi on Thứ bảy 11/04/20 19:35, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Vi
Bài viết: 780
Ngày tham gia: Thứ năm 16/03/17 23:48

Re: Lễ Chúa Phục Sinh (2020)

Bài viết bởi Vi »

Giáo Hội Mẹ tại Giêrusalem khai mạc Tuần Thánh thời dịch bệnh
(thứ hai 4/06/2020)

Hình đại diện
Vi
Bài viết: 780
Ngày tham gia: Thứ năm 16/03/17 23:48

Re: Lễ Chúa Phục Sinh (2020)

Bài viết bởi Vi »

Tưởng niệm Cuộc Thương Khó Chúa Kitô chiều Thứ Sáu Tuần Thánh tại Vatican

(thứ sáu 4/10/2020)

Hình đại diện
Vi
Bài viết: 780
Ngày tham gia: Thứ năm 16/03/17 23:48

Re: Lễ Chúa Phục Sinh (2020)

Bài viết bởi Vi »

Thông điệp Phục sinh của Đức Hồng Y George Pell:
Trong đau khổ, chúng ta tìm thấy ơn cứu chuộc

Hình ảnh
Như chúng tôi đã loan tin, với tỷ số tuyệt đối 7/7, mà nhiều người cho rằng chưa từng có trong lịch sử quốc gia này, Tối Cao Pháp Viện Úc Đại Lợi đã truyền rằng Đức Hồng Y George Pell hoàn toàn vô tội.

Ngài đã được trả tự do trong một vài giờ sau đó từ nhà tù Barwon gần Geelong, thuộc tiểu bang Victoria. Ngài đã trở về Sydney ngày hôm sau bằng xe hơi.

Cho đến nay, Đức Hồng Y Pell là gương mặt đáng chú ý nhất của Công Giáo Úc trong thời gian cả một thế hệ trong cương vị là Tổng Giám Mục Melbourne, sau đó là Tổng Giám Mục Sydney, rồi là Hồng Y, và cuối cùng là người được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn vào năm 2013 để chỉnh đốn nền tài chính của Vatican.

Ngài là một cây bút viết các bài chính luận thường xuyên trên báo chí, và là một bình luận viên truyền hình và đài phát thanh, một người rất thích tranh luận - với sự cứng rắn của một cựu cầu thủ bóng đá theo luật Úc – trước những tấn kích nhắm vào Giáo Hội liên quan đến vấn đề phá thai, quyền của người đồng tính, phong chức cho phụ nữ, và vô số các vấn đề cấp tiến khác, thậm chí ngài còn tham gia vào các cuộc tranh luận khoa học về các vấn đề như biến đổi khí hậu. Vì thế, ngài là tiêu điểm của trào lưu chống Công Giáo, chống giáo sĩ và chống chủ nghĩa bảo thủ ở một đất nước rất thế tục.

Nhiều người khuyên ngài nên ẩn dật một thời gian, đừng viết lách gì nữa. Tuy nhiên, Đức Hồng Y đã không chấp nhận bất cứ sự nhượng bộ nào. Vì thế, chỉ ba ngày sau, ngài đã công bố thông điệp sau đây.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Ai cũng khổ. Không ai lúc nào cũng trốn thoát được khổ đau. Mọi người đều phải đối diện với một vài câu hỏi. Tôi nên làm gì trong tình huống này? Tại sao có quá nhiều sự ác và đau khổ? Và tại sao điều này lại xảy ra với tôi? Tại sao lại xảy ra đại dịch coronavirus?

Người Hy Lạp và La Mã cổ đại nghĩ rằng các vị thần rất thất thường, họ phải chịu trách nhiệm về những trừng phạt mà chẳng có lý do nào. Người ta tuyên bố rằng khi chúng ta gói những món quà Giáng sinh, thì chúng ta đang theo tập tục cổ xưa của những người hiến tế cho một vị thần cụ thể là người sẽ che đậy món quà đó để các vị thần khác không ghen tị.

Những người vô thần ngày nay tin rằng vũ trụ, bao gồm cả chúng ta, là sản phẩm của những tình cờ mù quáng, rằng không có Trí thông minh siêu việt nào tồn tại để giúp giải thích trình tự DNA của chúng ta, cũng như tại sao 10,000 dây thần kinh kết nối với một con mắt, hay tại sao lại có các thiên tài như Shakespeare, Michelangelo, Beethoven và Albert Einstein.

Một cách giải thích khác đến từ thuyết bất khả tri cực đoan. Chúng ta không biết và có lẽ chúng ta không muốn biết. Ở đây, những người theo thuyết bất khả tri có thể chiến đấu chống lại số phận một cách câm nín hoặc quay sang tức giận, lui vào đêm đen “hung hăng chống lại ánh sáng”.

Phục sinh mang đến câu trả lời Kitô giáo cho đau khổ và sự sống. Kitô hữu là những người độc thần được phát triển từ trong mặc khải của Do Thái Giáo; họ cũng tôn thờ Thiên Chúa của Ápraham, Isaác và Giacóp. Họ tin rằng gần 2000 năm trước, một người Do Thái trẻ bị đóng đinh trên đỉnh đồi ở Giêrusalem, vào một chiều thứ Sáu, bị khinh khi và bị từ chối. Mọi người đều thấy Ngài chết, trong khi một số ít, những người có đức tin, đã nhìn thấy Người sau khi Người sống lại một cách nhiệm mầu vào ngày Chúa Nhật kế đó. Các tông đồ không công bố rằng hồn phách của Chúa Giêsu tiếp tục hiện ra. Nhưng các ngài tuyên bố về sự trở lại của toàn bộ con người của Ngài từ trong kẻ chết, phá vỡ tất cả các quy tắc về sức khỏe và vật lý, vì các Kitô hữu tin rằng chàng trai trẻ này là Con Một của Thiên Chúa, là Thiên Chúa, và là Đấng Thiên Sai. Xương của Chúa Giêsu sẽ không bao giờ được tìm thấy. Trước sự thất vọng của nhiều người, đây là một Đấng Thiên Sai, Người không phải là một vị quân vương vĩ đại như Đavít hay Sôlômon, nhưng là người tôi trung đau khổ mà tiên tri Isaia đề cập đến, là Đấng cứu chuộc chúng ta, là Đấng cho chúng ta nhận được ơn tha thứ và đi vào cõi hạnh phúc vĩnh hằng.

“Đây là cây thánh giá nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian.”

Thế hệ của tôi và những người trẻ hơn một chút đang trải qua một khoảnh khắc độc đáo. Đó là một khoảnh khắc chưa từng có. Chúng tôi không sống trong đại dịch cúm Tây Ban Nha sau Thế chiến thứ Nhất, phần nào có thể nói là xa xưa quá, và chúng tôi đã nghe nói về Cái Chết Đen khủng khiếp vào thế kỷ 14, trong đó một phần ba dân số đã chết ở một số nơi. Điều mới mẻ là khả năng của chúng ta để chống lại căn bệnh một cách thông minh, giảm thiểu sự lây lan.

Cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục gây hại cho hàng ngàn nạn nhân. Từ nhiều quan điểm, cuộc khủng hoảng này cũng trầm trọng đối với Giáo Hội Công Giáo, nhưng chúng ta đã đau đớn cắt bỏ một căn bệnh ung thư đạo đức và điều này là tốt. Cũng thế, một số người sẽ coi COVID-19 là thời điểm tồi tệ cho những người tuyên bố tin vào một Thiên Chúa tốt lành và hợp lý, là Tình yêu và Trí tuệ tuyệt đối, là Đấng tạo tác nên vũ trụ. Tất cả những đau khổ đều là một mầu nhiệm, nhưng đặc biệt là những đau khổ vì số lượng quá lớn những người chết vì dịch bệnh và chiến tranh. Nhưng Kitô hữu có thể đối phó với đau khổ tốt hơn những người vô thần có thể giải thích được vẻ đẹp và hạnh phúc của cuộc sống.

Và nhiều người, hầu hết hiểu được chiều hướng mà chúng ta đang hướng tới khi chỉ ra rằng Con duy nhất của Thiên Chúa không cũng không khá hơn và chịu nhiều đau khổ hơn về phần mình. Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta và chúng ta có thể giải thoát sự đau khổ của mình bằng cách hiệp nhất đau khổ của chúng ta với đau khổ của Ngài và dâng lên Thiên Chúa.

Tôi vừa mới ngồi tù 13 tháng vì một tội ác mà tôi không hề phạm phải, hết thất vọng này đến thất vọng khác. Tôi biết Chúa ở cùng tôi, nhưng tôi không biết Ngài định làm gì, mặc dù tôi nhận ra rằng Ngài đã để tất cả chúng ta tự do. Nhưng với mỗi cú đánh, thật là một niềm an ủi khi biết rằng tôi có thể dâng nó cho Chúa vì một mục đích tốt đẹp nào đó chẳng hạn như biến sự đau khổ to lớn thành năng lượng tâm linh.

Nguồn gốc của các dịch vụ y tế của chúng ta bắt nguồn sâu sắc từ truyền thống phục vụ của Kitô Giáo, công việc liên tục của họ trong nhiều giờ và với nguy cơ nhiễm trùng cao độ. Ngày nay không giống như trong thời Rôma ngoại giáo, khi các Kitô hữu là những người nổi bật vì chỉ có họ mới ở lại với các bệnh nhân và chăm sóc họ trong thời kỳ bệnh dịch. Ngay cả Galen, danh y cổ đại nổi tiếng nhất, cũng đã bỏ trốn đến dinh điền ở miền quê của mình trong thời dịch bệnh.

Kiko Arguello, người đồng sáng lập Con đường Tân Dự Tòng, tuyên bố rằng một sự khác biệt cơ bản giữa những người kính sợ Chúa và những người theo chủ nghĩa thế tục hiện đại được tìm thấy trong cách tiếp cận đau khổ. Quá thường, những người không tôn giáo muốn loại bỏ nguyên nhân của sự đau khổ, thông qua phá thai, trợ tử hoặc loại trừ nó khỏi tầm nhìn của mình, bỏ rơi những người thân yêu của chúng ta không được chăm sóc trong các viện dưỡng lão. Kitô hữu nhìn thấy Chúa Kitô trong tất cả những người đau khổ - những nạn nhân, những bệnh nhân, người già - và cảm thấy nghĩa vụ phải giúp đỡ họ.

Đó là một phần trong thông điệp Phục sinh của Chúa Kitô.

Nguồn: Việt Catholic News / J.B. Đặng Minh An dịch

Source: The Australian George Pell Easter message: In the suffering, we find redemption
Hình đại diện
Vi
Bài viết: 780
Ngày tham gia: Thứ năm 16/03/17 23:48

Re: Lễ Chúa Phục Sinh (2020)

Bài viết bởi Vi »

Lễ Vọng Phục Sinh tại Vatican do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành

Hình ảnh

Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ Vọng Phục sinh vào lúc 9g tối thứ Bẩy 11 tháng Tư tại bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

“Sau ngày Sa-bát” (Mt 28: 1), những người phụ nữ đã đến ngôi mộ. Tin Mừng của Đêm Thánh Vọng Phục sinh bắt đầu với ngày Sa-bát. Đó là ngày trong Tam Nhật Phục sinh mà chúng ta có xu hướng lơ là khi chúng ta háo hức chờ đợi cuộc vượt qua từ thập giá của ngày Thứ Sáu tiến đến lời tung hô Alleluia của Chúa Nhật Phục Sinh. Tuy nhiên, năm nay, chúng ta đang trải nghiệm, hơn bao giờ hết, sự im lặng thật lớn lao của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Chúng ta có thể tưởng tượng mình ở vị trí của những người phụ nữ vào ngày đó. Như chúng ta hiện nay, trước mắt họ là thảm kịch đau khổ, về một bi kịch bất thình lình xảy đến. Họ đã nhìn thấy cái chết và nó đè nặng lên trái tim họ. Nỗi đau xen lẫn nỗi sợ hãi: liệu họ có chịu chung số phận với Thầy không? Sau đó, cũng có nỗi sợ về tương lai và tất cả những gì sẽ cần phải được xây dựng lại. Một ký ức đau đớn, một hy vọng bị cắt ngắn. Đối với họ, như đối với chúng ta hiện nay, đó là giờ khắc đen tối nhất.

Tuy nhiên, trong tình huống này, những người phụ nữ ấy đã không để mình bị tê liệt. Họ không chịu khuất phục trước sự ảm đạm của khổ đau và tiếc nuối, họ không cuộn tròn trong chính mình hoặc trốn chạy khỏi thực tại. Họ đang làm một việc đơn giản nhưng phi thường: đó là chuẩn bị tại nhà các loại hương thơm để xức xác Chúa Giêsu. Họ không ngừng yêu thương; trong đêm đen của tâm hồn, họ thắp lên một ngọn lửa thương xót. Đức Mẹ đã dành ngày thứ bảy đó, ngày sẽ được dành riêng để kính nhớ Mẹ, để cầu nguyện và hy vọng. Mẹ đã đáp lại nỗi buồn bằng niềm tin vào Chúa. Những phụ nữ này không biết rằng họ đang chuẩn bị, trong bóng tối của ngày Sa-bát đó, cho “buổi bình minh của ngày thứ nhất trong tuần”, là ngày sẽ thay đổi lịch sử. Chúa Giêsu, giống như một hạt giống bị chôn vùi trong lòng đất, sắp sửa làm cho cuộc sống mới nở hoa trên thế giới; và những người phụ nữ này, bằng lời cầu nguyện và tình yêu, đã giúp tạo nên bông hoa hy vọng đó. Có bao nhiêu người, trong những ngày đau buồn này, đã làm và vẫn đang làm công việc gieo hạt hy vọng mà những người phụ nữ đó đã làm! Với những cử chỉ nhỏ của sự quan tâm, tình cảm và cầu nguyện.

Tảng sáng, những người phụ nữ đi đến ngôi mộ. Ở đó thiên thần nói với họ: “Này các bà, các bà đừng sợ! Người không có ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói” (c. 5-6). Họ nghe về sự sống ngay cả khi họ đang đứng trước một ngôi mộ. Và sau đó họ gặp Chúa Giêsu, là Đấng mang lại mọi hy vọng, Người khẳng định thông điệp này và nói: “Đừng sợ” (câu 10.). Đừng sợ, đừng khuất phục sợ hãi: Đây là thông điệp của hy vọng. Nó được gửi đến chúng ta, ngày hôm nay. Đây là những lời mà Thiên Chúa lặp lại cho chúng ta trong chính đêm nay.

Tối nay, chúng ta có được một quyền cơ bản không bao giờ có thể bị tước mất khỏi chúng ta: đó là quyền hy vọng. Đó là một hy vọng mới và sống động đến từ Thiên Chúa. Đó không chỉ là một sự lạc quan; nó không phải là một cái vỗ nhẹ vào lưng hay một lời khích lệ sáo rỗng. Đó là một hồng ân từ thiên đường, là điều mà chúng ta không thể tự mình kiếm được. Trong những tuần qua, chúng ta đã liên tục lặp lại, “Tất cả rồi sẽ tốt thôi”, khi bám víu vào vẻ đẹp của tình nhân loại và để cho những lời khích lệ này vươn lên từ trái tim của chúng ta. Nhưng khi ngày tháng dần qua và nỗi sợ hãi tăng lên, ngay cả hy vọng mãnh liệt nhất cũng có thể tan biến. Hy vọng vào Chúa Giêsu thì khác. Ngài gieo vào lòng chúng ta niềm tin rằng Chúa có thể khiến mọi sự nên tốt, vì ngay cả từ ngôi mộ Ngài vẫn có thể mang lại sự sống.

Ngôi mộ là nơi không ai bước vào có thể bước ra. Nhưng Chúa Giêsu bước ra vì chúng ta; Ngài đã sống lại vì chúng ta, để mang lại sự sống nơi có cái chết, để bắt đầu một câu chuyện mới ở chính nơi một hòn đá đã lấp lại. Chúa Giêsu, Đấng đã lăn đi hòn đá bịt kín lối vào của ngôi mộ, cũng có thể loại bỏ những viên đá trong trái tim chúng ta. Vì vậy, chúng ta đừng thối chí; Chúng ta đừng đặt một hòn đá trước hy vọng. Chúng ta có thể và phải hy vọng vì Chúa là Đấng trung tín. Ngài không bỏ rơi chúng ta; Ngài đến thăm chúng ta và bước vào cảnh ngộ đau đớn, thống khổ và chết chóc của chúng ta. Ánh sáng của Người xua tan bóng tối của ngôi mộ: hôm nay Chúa muốn ánh sáng đó xuyên qua cả những góc tối nhất trong cuộc sống của chúng ta. Anh chị em thân mến, ngay cả khi, trong trái tim mình, anh chị em đã chôn vùi hy vọng, xin đừng ngã lòng: Thiên Chúa vĩ đại hơn. Bóng tối và cái chết không có tiếng nói cuối cùng. Hãy mạnh mẽ lên, vì với Chúa không có gì hư mất!

Lòng can đảm. Đây là một từ thường được Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng. Chỉ một lần duy nhất người khác nói điều đó, để khuyến khích một người mù đang cầu xin Chúa chữa lành: “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!” (Mc 10:49). Chính Người, Đấng Phục Sinh, Đấng đã nâng chúng ta lên khỏi sự khốn cùng của chúng ta. Nếu, trên hành trình của anh chị em, anh chị em cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối, hoặc vấp ngã, đừng sợ, Chúa chìa ra một bàn tay nâng đỡ và nói với anh chị em: “Can đảm lên!” Anh chị em có thể nói, như Don Abbondio (trong cuốn tiểu thuyết Manzoni) “Can đảm không phải là một cái gì đó bạn có thể mang đến cho mình” (I Promessi Sposi, XXV). Đúng thế, anh chị em không thể trao ban nó cho chính mình, nhưng anh chị em có thể nhận như một món quà. Tất cả những gì anh chị em phải làm là mở lòng cầu nguyện và lăn đi, từng một chút, hòn đá được đặt ở lối vào trái tim của anh chị em để ánh sáng của Chúa Giêsu có thể đi vào. Anh chị em chỉ cần kêu cầu Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến với con giữa chập chùng những âu lo của con và xin cũng bảo với con rằng: Can đảm lên!” Với Chúa, Lạy Chúa, chúng con dẫu bị thử thách cũng không lung lay. Và, dẫu cho có bất cứ nỗi buồn nào có thể đọng lại trong lòng chúng con, chúng con cũng sẽ được củng cố trong hy vọng, vì với Chúa, thập giá dẫn đến sự phục sinh bởi vì Chúa ở cùng chúng con trong bóng tối của màn đêm; Chúa là sự chắc chắn giữa những bấp bênh của chúng con, là lời nói vang lên trong sự im lặng của chúng con, và không gì có thể cướp đi tình yêu mà Chúa dành cho chúng con.

Đây là thông điệp Phục Sinh, một thông điệp của hy vọng. Thông điệp này còn một phần thứ hai, là sai đi. Chúa Giêsu nói: “Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê.” (Mt 28:10). Các thiên thần bảo: “Người đi Galilê trước các ông” (c. 7). Chúa đi trước chúng ta. Thật đáng khích lệ khi biết rằng Người đi trước chúng ta trong cuộc sống và trong cái chết; Người đi trước chúng ta đến Galilê, nghĩa là đến một nơi gợi lên cho Người và các môn đệ ý tưởng về cuộc sống hàng ngày, gia đình và công việc. Chúa Giêsu muốn chúng ta mang lại hy vọng cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đối với các môn đệ, Galilê cũng là nơi đáng nhớ, vì đó là nơi đầu tiên các ngài được kêu gọi. Trở về Galilê có nghĩa là nhớ rằng chúng ta đã được Thiên Chúa yêu thương và kêu gọi. Chúng ta cần tiếp tục cuộc hành trình, nhắc nhở bản thân rằng chúng ta được sinh ra và tái sinh nhờ một lời mời được đưa ra một cách nhưng không cho chúng ta vì tình yêu. Đây luôn là điểm mà chúng ta có thể khởi hành một lần nữa, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng và thử thách.

Nhưng còn nhiều hơn nữa. Galilê là khu vực xa nhất từ Giêrusalem, nơi các vị đang hiện diện. Và không chỉ về mặt địa lý mà thôi. Galilê cũng là nơi sự thánh thiêng của Thành Thánh trở nên nhạt nhoà nhất. Đó là một khu vực nơi mọi người của các tôn giáo khác nhau sống chung: đó là “Galilê của dân ngoại” (Mt 4:15). Chúa Giêsu gửi họ đến đó và yêu cầu họ bắt đầu lại từ đó. Điều này nói gì với chúng ta? Thưa: Chúa muốn nói với chúng ta rằng thông điệp hy vọng không nên bị giới hạn ở những nơi thánh thiêng của chúng ta mà nên được mang đến cho mọi người. Tất cả mọi người đều cần có sự bảo đảm, và nếu chúng ta, những người đã chạm vào “Lời ban sự sống” (1 Ga 1: 1) mà không mang đến cho họ, thì ai là những người sẽ đem đến cho họ đây? Thật là đẹp biết bao khi được là Kitô hữu, là người mang đến sự ủi an, là người mang đỡ gánh nặng của người khác và là người khích lệ: là những sứ giả của sự sống trong thời điểm chết chóc! Trong mọi miền Galilê, trong mọi khu vực của gia đình nhân loại mà tất cả chúng ta thuộc về, và là một phần của chúng ta - vì tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau – cầu xin cho chúng ta có thể mang đến bài hát của cuộc sống! Chúng ta hãy làm câm nín những tiếng kêu gào chết chóc, đừng chiến tranh nữa! Cầu xin cho chúng ta có thể ngăn chặn việc sản xuất và buôn bán vũ khí, vì chúng ta cần bánh mì chứ không phải là súng. Hãy đặt dấu chấm hết cho nạn phá thai và tình trạng giết chết những người vô tội. Xin cho tâm hồn của những người đủ dùng biết cởi mở để lấp đầy những bàn tay trắng của những người thiếu thốn các nhu cầu căn bản.

Những người phụ nữ, cuối cùng, đã “ôm chầm lấy” chân Chúa Giêsu (Mt 28: 9); đôi chân đã đi rất xa để gặp chúng ta, đến mức bước vào và bước ra khỏi ngôi mộ. Những người phụ nữ ôm chầm lấy đôi chân đã giẫm đạp cái chết và mở ra con đường hy vọng. Hôm nay, như những người hành hương tìm kiếm hy vọng, chúng con bám lấy Chúa, lạy Chúa Giêsu Phục sinh. Chúng con quay lưng lại với cái chết và mở rộng trái tim cho Chúa, vì Chúa là chính Sự Sống.

Source:Holy See Press Office Veglia Pasquale nella Notte Santa di Pasqua, 11.04.2020


Nguồn: Việt Catholic News
Hình đại diện
Vi
Bài viết: 780
Ngày tham gia: Thứ năm 16/03/17 23:48

Re: Lễ Chúa Phục Sinh (2020)

Bài viết bởi Vi »

Pope Francis celebrates Easter Mass at St. Peter's Basilica

Hình đại diện
Vi
Bài viết: 780
Ngày tham gia: Thứ năm 16/03/17 23:48

Re: Lễ Chúa Phục Sinh (2020)

Bài viết bởi Vi »

Lễ Phục Sinh tại Vương Cung Thánh Đường Milan, Ý
Andrea Bocelli: Music For Hope

Vi đã đặt chân đến thăm Thánh Đường Vatican, Milan, Paris ... rất hoành tráng, rất đẹp và rất uy nghiêm.

Năm nay ngồi xem các Thánh Đường Vương Cung đón Lễ Phục Sinh trong vắng lặng , Vi rất xúc động .

:flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”