Hành vi trộm cắp công nghệ trường kỳ của ĐCSTQ là nguyên nhân chính phá hoại mối quan hệ Mỹ-Trung

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Hành vi trộm cắp công nghệ trường kỳ của ĐCSTQ là nguyên nhân chính phá hoại mối quan hệ Mỹ-Trung

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Hành vi trộm cắp công nghệ trường kỳ của ĐCSTQ
    là nguyên nhân chính phá hoại mối quan hệ Mỹ-Trung

    _______________________________________
    Nguyên Hương _ 17/07/21
    theo Cheng Xiaonong _ The Epoch Times






    Hai năm trước, quan hệ Mỹ-Trung bắt đầu xấu đi đáng kể. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn đổ lỗi cho cựu Tổng thống Donald Trump về mối quan hệ xuống cấp này, đặc biệt là về các chủ đề như chiến tranh lạnh và tình hữu nghị Mỹ - Trung. Tuy nhiên, có một vấn đề mà ĐCSTQ chưa bao giờ đề cập: vấn đề Trung Quốc đánh cắp bí mật công nghệ của Hoa Kỳ. Trộm cắp tài sản trí tuệ (IP) là một chủ đề mà ĐCSTQ né tránh nhất, nhưng nó lại là vấn đề chính khiến mối quan hệ Mỹ-Trung trở nên phức tạp. Vấn đề này được Tiến sĩ Cheng Xiaonong, một học giả về chính trị và kinh tế Trung Quốc tại New Jersey nhìn nhận như dưới đây.

    Vấn đề cốt lõi là sự ăn cắp bí mật công nghệ của ĐCSTQ, không phải chiến tranh thương mại

    Trung Quốc có một lịch sử lâu đời trong việc đánh cắp bí mật công nghệ của Hoa Kỳ. Đây không phải là “sự cạnh tranh” giữa các cường quốc như Tổng thống Joe Biden nói, mà hành động đánh cắp công nghệ của ĐCSTQ là sự vi phạm có chủ ý và nghiêm trọng đối với quyền sở hữu trí tuệ (IPR) của Hoa Kỳ. Điều này đã trở nên hiển nhiên và tồi tệ hơn trong thời kỳ Obama. Bắc Kinh thậm chí còn kết hợp những vụ trộm như vậy, bao gồm cả Chương trình Ngàn nhân tài, vào các chiến lược của mình nhằm đẩy mạnh nền kinh tế Trung Quốc và thống trị thế giới.

    Cựu Tổng thống Trump đã phản ứng trước những vụ trộm cắp công nghệ của Trung Quốc. Ông đã ký một bản ghi nhớ vào ngày 22/3/2018, cáo buộc ĐCSTQ “truy cập trái phép vào tài sản trí tuệ, bí mật thương mại hoặc thông tin kinh doanh bí mật”, ủy quyền cho đại diện thương mại Hoa Kỳ thực hiện thuế quan theo mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974 "để giải quyết các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc". Sau đó, ông Trump đặt vấn đề tranh chấp kinh tế và thương mại Mỹ-Trung lên bàn đàm phán, với thâm hụt thương mại và quyền sở hữu trí tuệ là trọng tâm của Washington trong cuộc thương lượng với Bắc Kinh.

    Mối quan tâm cốt lõi của chính quyền Trump trong các cuộc đàm phán kinh tế và thương mại không chỉ đơn giản là thâm hụt thương mại. Nó muốn sử dụng các vấn đề thương mại làm đòn bẩy để buộc ĐCSTQ ngừng vi phạm quyền SHTT của Hoa Kỳ và thuế quan chỉ là một phương tiện để bổ sung cho các cuộc đàm phán.





    ĐCSTQ gây chiến tranh lạnh với Mỹ

    Vào thời kỳ đầu của cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung năm 2018, ĐCSTQ cho biết họ có thể đàm phán với Hoa Kỳ về cả thương mại và quyền sở hữu trí tuệ, nhưng trên thực tế, họ không muốn thay đổi. Ngược lại, Bắc Kinh dụ dỗ và quấy rầy chính quyền Trump tại bàn đàm phán.

    Trong các cuộc đàm phán kéo dài, ĐCSTQ đã phủ nhận hoàn toàn mọi cáo buộc. Rõ ràng, ĐCSTQ thà chịu mức thuế cao của Hoa Kỳ hơn là thực sự chấm dứt các hoạt động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, ĐCSTQ đã trì hoãn các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung, hy vọng sử dụng các nhượng bộ thương mại để chuyển hướng sự chú ý của Hoa Kỳ ra khỏi vấn đề ĐCSTQ đánh cắp bí mật công nghệ.

    Đối với ĐCSTQ, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung chỉ có thể là một “cuộc chiến thương mại” và nếu các cuộc đàm phán vượt ra ngoài các vấn đề thương mại và đầu tư, họ sẽ chạm vào lằn ranh đỏ của Trung Quốc, đó là vấn đề gián điệp công nghệ. Đối với chính quyền Trump, hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ phải bị xử lý và những người vi phạm phải bị truy tố. Kết quả là không thể đạt được tiến triển nào trong cuộc đàm phán giữa hai bên.

    Vào đầu năm 2019, khi triển vọng kinh tế và thương mại của Hoa Kỳ và Trung Quốc còn chưa được chắc chắn, một số công ty nước ngoài bắt đầu rút khỏi Trung Quốc và tình hình kinh tế của Trung Quốc dần xấu đi.

    Năm 2019, lo sợ rằng mình sẽ mất thế chủ động, ĐCSTQ đã ba lần dùng quân sự đe dọa Hoa Kỳ.

    Lần thứ nhất vào tháng Giêng. Hạm đội hải quân Trung Quốc đến đảo Midway để tập trận và tuyên bố “tấn công Trân Châu Cảng”. Lần thứ hai vào tháng Ba. ĐCSTQ tuyên bố rằng họ đã chiếm hầu hết các vùng biển quốc tế ở Biển Đông và thiết lập một “pháo đài biển sâu” cho các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc để có thể đe dọa Hoa Kỳ. Lần thứ ba vào tháng 6. ĐCSTQ thông báo rằng họ đã hoàn thành việc triển khai Hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu (BDS) để dẫn đường cho tên lửa hạt nhân, ngang ngửa với hệ thống định vị GPS của Hoa Kỳ.

    Bất kể ĐCSTQ có kế hoạch gì và liệu họ có lường trước được sự bùng nổ của chiến tranh lạnh hay đánh giá thấp quyết tâm của chính quyền Trump trong việc bảo vệ an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, mối đe dọa quân sự của ĐCSTQ chắc chắn đã làm căng thẳng quan hệ Trung-Mỹ. Điều này đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh lạnh và thay đổi tiến trình đàm phán kinh tế và thương mại. Quan hệ Mỹ-Trung đã không thể quay trở về con đường hợp tác và phát triển như trước nữa.





    'Trộm cắp toàn dân'

    Kể từ những năm 1980, các nước phát triển, đại diện là Hoa Kỳ, đã dần dần chuyển sang nền kinh tế trong đó tăng trưởng được thúc đẩy bởi sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ (IP). Trong hoàn cảnh đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của quốc gia khỏi bị đánh cắp không chỉ là điều kiện tiên quyết cơ bản để duy trì việc làm và lợi nhuận doanh nghiệp, mà còn là cách duy nhất để bảo vệ sự giàu có của kho tàng sở hữu trí tuệ. Do đó, nỗ lực chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ của quốc gia khác của Trung Quốc cũng tương tự như hành động ăn cướp lợi nhuận của các nước phát triển và kho tàng sở hữu trí tuệ giàu có của họ. Điều này đã khiến các cuộc đàm phán kinh tế và thương mại Mỹ-Trung tập trung vào vấn đề trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ.

    Hành vi trộm cắp công nghệ của Trung Quốc có thể được chia thành hai phần: buôn bán số lượng lớn hàng giả và đánh cắp bí mật công nghệ. Việc xuất khẩu thường xuyên các sản phẩm giả chính là hành động đánh cắp lợi nhuận từ các nhà sản xuất sản phẩm chính hãng và là đối tượng của các vụ kiện tụng.

    Thiệt hại đối với các công ty Hoa Kỳ là rất lớn vì họ bị mất doanh thu và sẽ không có đủ tài chính để đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), và có thể phải đối mặt với sự phá sản lâu dài do hàng giả Trung Quốc.

    Theo Báo cáo của Ủy ban về Trộm cắp Sở hữu Trí tuệ Hoa Kỳ (còn được gọi là Báo cáo của Ủy ban Sở hữu trí tuệ), hàng năm, thiệt hại nền kinh tế Hoa Kỳ đối với hàng giả của Trung Quốc tiếp tục vượt quá $ 225 tỷ đô-la, thiệt hại về phần mềm vi phạm bản quyền và ăn cắp bí mật thương mại của ĐCSTQ có thể lên tới 600 tỷ đô-la”, trong đó,“ tác động kinh tế của hành vi trộm cắp bí mật thương mại đối với nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2015 ước tính là từ 180 tỷ đến 540 tỷ đô-la.

    “Trung Quốc không chỉ ăn cắp nhiều tài sản trí tuệ của Mỹ hơn của ất kỳ quốc gia nào; mà còn nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực đổi mới công nghệ và sáng tạo, vốn là những lĩnh vực đi đầu và hứa hẹn triển vọng việc làm tốt nhất cho người Mỹ trong thế kỷ 21”, báo cáo cho biết.

    Tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Washington ngày 26/4/2019, Giám đốc FBI Christopher Wray đã mô tả hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc là “một cách tiếp cận toàn xã hội”. Ông nói rằng ĐCSTQ đã làm điều đó theo “bất kỳ cách nào có thể và thông qua một loạt các doanh nghiệp, các trường đại học và các tổ chức”. Ông chỉ ra rằng các dịch vụ tình báo của ĐCSTQ “sử dụng mọi công cụ có thể ở mọi lúc mọi nơi một cách chiến lược để đánh cắp thông tin và tài sản trí tuệ một cách có hệ thống. Công cụ của họ bao gồm doanh nghiệp nhà nước, sinh viên, nhà nghiên cứu và các công ty đội lốt tư nhân". Ông Wray cũng cho biết, FBI đang tiến hành các cuộc điều tra gián điệp kinh tế tại hầu hết tất cả các văn phòng và chi nhánh trong hầu hết các ngành công nghiệp.

    Đáng chú ý là vào ngày 26/4 năm 2019, DW News, cơ quan tuyên truyền chính thức ở nước ngoài của Bắc Kinh đã báo cáo về phát biểu của ông Wray, dịch cụm từ “cách tiếp cận toàn xã hội” của ông thành cụm từ tiếng Trung “quan min jie dao”, nghĩa đen là “hành vi trộm cắp toàn dân”. Hiện vẫn chưa rõ mục đích của phương tiện truyền thông là để kích động sự tức giận hoặc khuấy động tình cảm dân tộc giữa những người Hoa ở nước ngoài chống lại Hoa Kỳ hay là tự mãn về thành công của các vụ trộm cắp.





    Nền kinh tế và quyền lực của Trung Quốc được xây dựng bằng hành vi "ăn cắp"

    Khi ĐCSTQ thể hiện sức mạnh quân sự của mình, nó không ngừng khoe khoang về việc hạm đội hải quân của họ lớn đến mức nào. Khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ của ĐCSTQ có thể thực sự hỗ trợ việc mở rộng quân đội và sự phát triển của nền kinh tế không?

    Tỷ lệ giá trị và doanh thu từ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp của một quốc gia so với tài sản và lợi nhuận của doanh nghiệp cho thấy sức mạnh công nghệ của quốc gia đó. Tỷ trọng này càng lớn thì sức mạnh công nghệ của quốc gia đó càng mạnh.

    Theo Nikkei, 39% lợi nhuận ròng toàn cầu cho năm tài chính 2018 là thành quả của các công ty Hoa Kỳ, tăng đáng kể so với 25% lợi nhuận ròng toàn cầu 10 năm trước.

    Lý do của sự tăng trưởng vượt bậc là nhờ đầu tư tập trung vào các ngành công nghiệp kỹ thuật số, Hoa Kỳ đã phát triển một cơ cấu công nghiệp trong đó lợi nhuận được tạo ra từ các tài sản vô hình như IP.

    Một cuộc khảo sát về tài sản do các công ty Hoa Kỳ nắm giữ cho thấy tài sản vô hình như bằng sáng chế và quyền thương hiệu đạt 4,4 nghìn tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với mức 10 năm trước, chiếm 26% tổng tài sản của Hoa Kỳ. Trong năm 2017, họ đã vượt qua các tài sản hữu hình như nhà máy và cửa hàng.

    Tài sản vô hình của các công ty Nhật Bản là khoảng 50 nghìn tỷ yên, chiếm 6,4% tổng tài sản.

    Nikkei không cho biết tỷ lệ phần trăm này ở Trung Quốc là bao nhiêu; rất có thể, nó chỉ bằng một phần nhỏ so với những gì ở Nhật Bản.

    Phải chăng các doanh nghiệp Trung Quốc không thể đi con đường R&D độc lập? Để phát triển công nghệ một cách độc lập không phải là điều dễ dàng. Câu hỏi đặt ra không phải là liệu chế độ có tuyên truyền về điều này hay không, mà liệu các doanh nghiệp Trung Quốc có động lực ban đầu cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ hay không. Sự đảm bảo đáng tin cậy duy nhất cho doanh thu từ IP là một hệ thống duy trì tính nguyên bản và yếu tố quan trọng nhất là tính bảo mật của các kết quả sáng chế.

    Nếu không có hệ thống bảo vệ sự an toàn của các kết quả sáng chế và bất kỳ phát minh nào cũng có thể bị các doanh nghiệp khác tùy tiện ăn cắp, thì ai sẵn sàng đầu tư rất nhiều vào R&D để cuối cùng không được hồi vốn đầu tư?

              


    Bằng thủ đoạn "chiến tranh nhân dân", ĐCSTQ cũng tỏ ra cực kỳ lọc lõi khi biến những công dân bình thường trở thành những tên gián điệp, tiếp tay cho sự bành trướng độc tài của chế độ này.

              

    Những gì Trung Quốc thiếu là một hệ thống đảm bảo an toàn cho các sáng kiến, và việc các doanh nghiệp Trung Quốc ăn cắp phát minh để thu lợi cho riêng mình là một thói quen phổ biến của các doanh nghiệp Trung Quốc. Do đó, ăn cắp không chỉ là một hành vi thường xuyên của ĐCSTQ trong thời kỳ ‘trăng mật’ với Hoa Kỳ, mà còn là một thói quen trường kỳ của các công ty Trung Quốc tại Trung Quốc.

    Gần đây, Tổng thống Biden đang chuẩn bị để tổ chức cuộc gặp với ông Tập Cận Bình. Các vấn đề liên quan đến đánh cắp bí mật công nghệ và các mối đe dọa quân sự của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ đã bị dập tắt để mở đường cho các cuộc đàm phán thượng đỉnh Mỹ-Trung.

    Mặc dù các điệp viên Trung Quốc tại Hoa Kỳ không còn hoạt động nhiều như trước nhưng họ vẫn không ngừng hoạt động và các bí mật công nghệ của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục được xuất khẩu sang Trung Quốc. Lịch sử trộm cắp công nghệ lâu đời này đã tạo ra một chuỗi lợi ích ở Hoa Kỳ, đồng thời cũng tạo ra các nhóm lợi ích liên kết với chuỗi này. Các nhóm lợi ích này thường chỉ trích các cuộc điều tra của FBI và các quyết định của tòa án nhân danh tự do học thuật và hợp tác nghiên cứu quốc tế.

    Chính quyền Biden không nên coi nhẹ hành động đánh cắp công nghệ Hoa Kỳ và mối đe dọa quân sự của chính quyền Trung Quốc. Tại sao nhiều hãng truyền thông và chuyên gia của Hoa Kỳ tránh hoặc né tránh vấn đề công nghệ và gián điệp kinh tế? Đây chắc chắn là một nguyên nhân gây lo ngại cho công chúng Mỹ.





    Nguyên Hương _ Theo The Epoch Times
    Tiến sĩ Cheng Xiaonong là một học giả về chính trị và kinh tế Trung Quốc tại New Jersey. Ông tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế tại Đại học Nhân Dân, và tiến sĩ xã hội học tại Đại học Princeton. Khi còn ở Trung Quốc, Cheng là nhà nghiên cứu chính sách và phụ tá của cựu lãnh đạo Đảng Triệu Tử Dương, khi ông Dương là thủ tướng. Cheng là một học giả thỉnh giảng tại Đại học Gottingen và Princeton, và là tổng biên tập tạp chí Modern China Studies. Những bình luận và chuyên mục của ông thường xuyên xuất hiện trên phương tiện truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài.

    Xem thêm:




    https://www.ntdvn.com/the-gioi/hanh-vi- ... 17017.html
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”