Đại Tá Nguyễn Văn Y

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đại Tá Nguyễn Văn Y

Bài viết bởi Hoàng Vân »











Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đại Tá Nguyễn Văn Y

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • Cáo Phó của gia đình ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh.
    ________________________________

    Cụ Nguyễn Văn Y là cựu đại tá VNCH. Khóa ba trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Nguyên tổng Giám đốc Cảnh sát công an kiêm Giám đốc Trung Ương Tình Báo VNCH.

    Từ trần ngày 5 tháng 2 năm 2012 tại Arlington Vỉginia. Hưởng thượng thọ 90 tuổi.






    *****

    Tiểu sử:

    Cố Đại tá Nguyễn Văn Y (1922-2012) người chỉ huy cơ quan tình báo đầu tiên của VNCH đã qua đời (Xếp của 2 điệp viên Tống Văn Bình Z28, và Nguyên Hương).

    Ông Nguyễn Văn Y sinh ngày 6 tháng 3 năm 1922 tại Tây Ninh, sống với song thân tại quận Trảng Bàng, Tây Ninh, cho đến năm 24 tuổi thì tình nguyện nhập ngũ và năm 28 tuổi ghi danh dự thi để gia nhập Trường Võ Bị Liên Quân Dalat, lúc trường mới được Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập tại Đà Lạt vào tháng 11 năm 1950. Tốt nghiệp Khóa 3 Võ Bị Dalat với cấp bực Thiếu Úy, ông được đưa về làm Đại Đội Trưởng thuộc Tiểu Đoàn 19 kể từ tháng 7 năm 1951. Hai năm sau đó ông lần lượt được thăng cấp Trung Úy, Đại Úy, phục vụ tại Mỹ Tho rồi thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 62.

    Năm 1954 ông được thăng cấp Thiếu Tá, theo học lớp huấn luyện Trung Đoàn Trưởng và được đưa về làm Chỉ Huy Trưởng Tiểu Khu Chợ Lớn, sau đó được thăng cấp Trung Tá và bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng Chợ Lớn. Năm 1957, ông đảm nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Đệ Nhất Quân Khu, đến năm 1959 thì được thăng cấp Đại Tá hiện dịch thực thụ đồng thời giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô. Năm kế tiếp, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc Các Trung Tâm Cải Huấn toàn quốc.

    Năm 1961, ông Nguyễn Văn Y được Bộ Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô chấp thuận cho giải ngũ vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo và ký sắc lệnh bổ nhiệm ông làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An kiêm Đặc Ủy Trưởng Trung Ương Tình Báo, một chức vụ ngang hàng Thứ Trưởng. Với vai trò chỉ huy cơ quan tình báo đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa, ông được cử sang Singapore, Tokyo (Nhật Bản) rồi sang Mỹ để nghiên cứu về ngành tình báo tại Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (C.I.A.) ở Langley (Virginia) vào năm 1961, và đến năm 1962 sang Kuala Lumpur (Mã Lai) để thực hiện chuyến viếng thăm thân hữu đồng thời quan sát tổ chức các cơ quan cảnh sát tình báo tại quốc gia đồng minh vùng Đông Nam Á. Ông giữ các chức vụ nêu trên cho đến những ngày cuối của Đệ Nhất Cộng Hòa.

    Năm 1975, khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam , ông bà cùng các con di tản bằng đường biển, sau đó qua Mỹ và định cư tại tiểu bang Virginia . Ông bà có 9 người con ruột và một số nghĩa tử, nghĩa nữ. Bà Nguyễn Văn Y qua đời năm 1996, hưởng thọ 72 tuổi. Ông Nguyễn Văn Y tạ thế ngày 5 tháng 2 năm 2012, hưởng thọ 90 tuổi.

    Ngoài đức độ và sự liêm khiết khi đảm nhận các vai trò quan trọng trong quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cựu Đại Tá Nguyễn Văn Y còn được rất nhiều người ca ngợi về một khả năng đặc biệt là luận đoán Tử Vi Đẩu Số, một lãnh vực mà ông đã chuyên tâm nghiên cứu từ thiếu thời và đúc kết hàng chục năm kinh nghiệm để đưa ra những kết quả phân tích chính xác. Ông đã lấy lá số và giải đoán Tử Vi cho hàng ngàn người trong tinh thần bất vụ lợi, không ngoài mục đích giúp họ chọn hướng đi đúng cho cuộc đời, giảm thiểu tai họa khi vào vận xấu, gia tăng thành công khi gặp vận tốt, và nhất là hiểu rõ được nguyên lý “đức năng thắng số“.

    Cựu Đại tá Nguyễn Văn Y là thân phụ của nữ ca nhạc sĩ đấu tranh Nguyệt Ánh. Ngoài ra ông còn nhận nhiều người làm nghĩa tử, có nam ca nhạc sĩ kiêm MC của trung tâm Asia là Việt Dzũng, ký giả Huỳnh Lương Thiện chủ nhiệm báo Mõ San Francisco Oakland, và cô Nguyễn Thị Ngọc Nhung là Giám đốc đài truyền hình Việt Nam tại Honolulu Hawaii.



    http://www.vietnamparacels.org/vietnamd ... envany.htm
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20010
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đại Tá Nguyễn Văn Y

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • ĐẠI TÁ NGUYỄN VĂN Y
    VÀ BINH CHỦNG BIỆT ĐỘNG QUÂN /
    QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ.

    _______________________________
    (tài liệu nghiên cứu riêng trong binh chủng, cần tham khảo thêm)
    BĐQ Đỗ Như Quyên.







    …” Tính tới năm 1958, mức độ khủng bố lương dân của Cộng Sản Bắc Việt đã gia tăng thật nhanh khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà trong vòng bốn năm sau Hiệp Định Geneva 1954:
    • Năm 1955 có 102 người bị cộng sản sát hại bằng đủ mọi hình thức như ám sát tại chỗ, bắt cóc và thủ tiêu, “toà án nhân dân” lưu động, đặt thuốc nổ v.v.
    • 1956 cộng sản giết 207 người, 70% số nạn nhân gồm cảnh sát viên, dân vệ, nhân viên cấp xã, ấp v.v.
    • 1957 thêm 682 người bị cộng sản giết hại.
    • 1958 có 1.306 nạn nhân bị giết chết bởi cộng sản, trong đó có 615 nhân viên hành chánh cấp xã, ấp và cảnh sát, 190 quân nhân là Bảo An và Dân Vệ (Địa Phương Quân/Nghĩa Quân).

    Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà sớm thấy được “chiến thuật khủng bố” của Cộng Sản Bắc Việt, nhằm chuẩn bị cho “chiến lược chiến tranh cách mạng” về lâu dài, nên đã kêu gọi “thế giới tự do” (trong đó có Mỹ) tăng thêm mọi sự yểm trợ để đối phó với cộng sản đang gây biến loạn ở miền Nam- Việt Nam. Phía Mỹ đón nhận lời yêu cầu này rất nhanh, nhưng họ cho rằng vấn nạn khủng bố xảy ra là do sự chủ động của miền Bắc- Việt Nam, tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nên cần phải phản công vào nơi xuất phát các âm mưu đó.

    Ngày 24. 8. 1958, Bộ Tổng Tham Mưu/ Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà thành lập Liên Đội Quan Sát Số 1 (tiền thân của Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam sau này) với nguồn tài trợ của Bộ Quốc Phòng (quốc hội đã thông qua) và do Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ phối hợp tổ chức. Phần lớn những kế hoạch tác chiến của Liên Đội Quan Sát Số 1 vào giai đọạn này là tuyển mộ người tình nguyện và huấn luyện đặc biệt để xâm nhập trở lại miền Bắc- Việt Nam. Tất cả những kế hoạch, ngân khoản, phương tiện, địa điểm và thời gian đột nhập v.v đều do phía Mỹ soạn thảo. Cũng vào lúc này, quân đội cộng hoà có năm sư đoàn dã chiến (nhẹ) mới tổ chức từ các sư đoàn khinh chiến, chưa có pháo binh, thiết giáp cơ hữu, trong lúc đó quân đội cộng sản đã có mười sư đoàn chính quy với đầy đủ pháo binh-phòng không, chiến xa và hệ thống quân báo thuộc loại tinh quái nhất vùng Đông Nam Á lúc bấy giờ (về những chi tiết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm ở một bài viết khác).

    Chính phủ VNCH tuy phối hợp với Mỹ về sự hoạt động và phát triển của Liên Đội Quan Sát Số 1, nhưng tình trạng khủng bố của cộng sản trên lãnh thổ VNCH là đìều cấp thiết hơn nên chính phủ có kế sách riêng nhằm giải quyết vấn đề này. Kể từ tháng 9 năm 1958, Bộ Tổng Tham Mưu / QĐVNCH thường xuyên cử những đoàn quan sát tới Bà Rịa (Phước Tuy); Đồng Đế (Khánh Hoà); Hoà Cầm và Cù Lao Chàm (Quảng Nam) để tìm hiểu thêm về sự huấn luyện, hoạt động của Liên Đội Quan Sát 1 do LLĐB Mỹ yểm trợ.

    Ngày 10. 5. 1959, Bộ Tổng Tham Mưu/ QĐVNCH thành lập “Ban Nghiên Cứu Hỗn Hợp Về Phản Du Kích Và Chống Biến Loạn” do Đại Tá Nguyễn Văn Y làm Trưởng Ban, lúc bấy giờ ông đang giữ chức Tư Lệnh Đệ Nhất Quân Khu (chưa kiêm nhiệm chức Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô). Ban hỗn hợp nêu trên có cả đại diện Mỹ và Anh, nhưng hai đại diện này không tin tưởng lắm đối với những phương cách, chiến thuật v.v chống khủng bố, du kích do Bộ Tổng Tham Mưu đang thực hiện. Đầu tháng 8 năm 1959, Trung Đoàn 135 Bộ Binh Biệt Lập ở Long Xuyên được giải tán. Ngay sau đó quân nhân của đơn vị này được tuyển chọn đặc biệt về sức khoẻ, vóc dáng, kinh nghiệm chiến đấu v.v để thành lập 20 Trung Đội Hoạt Động Đặc Biệt, gọi tắt là các toán Biệt Động Đội, 15 trung đội sẽ được Ban Nghiên Cứu Hỗn Hợp thường xuyên theo dõi kết quả các hoạt động, 5 trung đội còn lại sẽ đưa về các sư đoàn bộ binh để phối hợp nghiên cứu. Quân nhân của các toán Biệt Động Đội không mặc quân phục, chỉ có áo quần bà ba màu đen mà thôi, với cách ăn mặc như vậy họ mới có thể trà trộn trong dân chúng để thâu thập các tin tức của cộng sản. Vào ban ngày, họ giấu vũ khí trong người, chia ra từng tổ len lỏi vào khu vực đông dân như chợ, bến ghe, xóm di cư mới thành lập v.v, họặc giả dạng thành những người buôn bán lưu động ở thôn quê, làm thợ rừng v.v để thâm nhập vào các nơi hẻo lánh. Đến chiều mỗi ngày, những tin tức ghi nhận từ các toán sẽ được gom lại để phân tích, tổng kết và đề ra những kế hoạch hoạt động vào ban đêm. Các toán nghỉ ngơi lúc ban ngày sẽ được trang bị gọn nhẹ, bắt đầu tỏa ra vào buổi tối và âm thầm tới đột kích các địa điểm được xác nhận có cộng sản ẩn nấp, hoặc nằm phục kích ở các trục đường mà tin tức cho biết cán bộ cộng sản thường lén lút di chuyển.

    Ngay sau lúc thành lập vào tháng 8. 1959, các toán Biệt Động Đội lần lượt được gởi đi huấn luyện trong bốn tuần ở Đồng Đế, ngoại ô thị xã Nha Trang tỉnh Khánh Hoà. Nơi đây vốn là một doanh trại quân sự trước kia của quân đội Pháp, gồm có một trường huấn luyện biệt kích quân và cũng là nơi đồn trú của một đơn vị có tên “Lực Lượng Biệt Kích Không Vận Hỗn Hợp”. Sau khi được Pháp bàn giao doanh trại vào ngày 24. 2. 1956, Bộ Tổng Tham Mưu / QĐVNCH cho tổ chức lại và đổi tên nơi đây thành “Trường Huấn Luyện Thể Dục Quân Sự / Đinh Tiên Hoàng”. Tên gọi như vậy nhằm tránh sự chú ý của cộng sản vì các chương trình huấn luyện ở đây khác hẳn với bộ binh, hơn nữa chiến thuật tác chiến đặc biệt (chiến tranh ngoại lệ) vẫn còn ở giai đoạn nghiên cứu nhằm đối phó với các hoạt động bí mật của cộng sản. Tháng 6. 1957, nơi đây lại đổi tên thành “Trường Huấn Luyện Biệt Động Đội / Đinh Tiên Hoàng”, tới tháng 11. 1957 mới chính thức đổi tên lần chót là “Trường Hạ Sĩ Quan / QĐVNCH hoặc được biết nhiều hơn với tên “Trường Hạ Sĩ Quan / Đồng Đế”.

    Trên cương vị là Trưởng Ban của “Ban Nghiên Cứu Hỗn Hợp Về Phản Du Kích Và Chống Biến Loạn”, Đại Tá Nguyễn Văn Y là người chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và trực tiếp báo cáo kết quả lên Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1901-1963) và Cố Vấn Ngô Đình Nhu (1911-1963). Ông cũng là người đưa ra những đặc điểm mới cho các toán Biệt Động Đội là: chỉ đột kích vào ban đêm (cọp trong đêm, màu đen), di chuyển nhanh (mũi tên thần có cánh), và lễ mãn khoá cho những trung đội này cũng chỉ tổ chức vào ban đêm mà thôi. Về sau, cùng với sự phát triển của quân đội, binh chủng Biệt Động Quân trở thành một lực lượng đa năng, tác chiến trên mọi địa hình, mọi thời tiết và bộ đồ bà ba đen cũng được thay bằng bộ quân phục ngụy trang. Nhưng các khóa Biệt Động Quân sau này ở Dục Mỹ vẫn giữ nguyên truyền thống làm lễ mãn khoá vào ban đêm, đây là một binh chủng duy nhất trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mà các khoá sinh khi mãn khoá phải quỳ xuống tuyên thệ lời thề “Vì Dân Quyết Chiến” giữa ánh lửa bập bùng.

    Tháng 1. 1960, Đại Tá Nguyễn Văn Y phúc trình lên tổng thống những kết quả lạc quan mà các toán Biệt Động Đội thu đạt được ở các quân khu. Dựa vào phúc trình này, Bộ Tổng Tham Mưu quyết định bước đầu thành lập 20 đại đội Biệt Động Đội, mỗi đại đội có một ban chỉ huy 11 người và 3 trung đội tác chiến, mỗi trung đội có 40 người thay vì 30 như bộ binh, quân phục vẫn là màu đen. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng yêu cầu đại diện Mỹ trong Ban Nghiên Cứu Hỗn Hợp trợ giúp về ngân quỹ và trang bị vũ khí nhẹ cho lực lượng này, được dự trù sẽ thành lập thêm 50 đại đội cho các quân khu và 10 đại đội cho những sư đoàn bộ binh.

    Quyết định đó của Việt Nam đã gặp sự phản đối kịch liệt từ phiá Mỹ. Những người bác bỏ yêu cầu đó thẳng thừng là Trung Tướng Lionel C. McGarr (1904-1988), Tư Lịnh Đoàn Cố Vấn Yểm Trợ Quân Sự – Việt Nam (Military Assistance Advisory Group – Viet Nam : MAAG – VN); Thiếu Tướng Samuel L. Myers, Phó Tư Lịnh MAAG – VN và Đại Tướng Issac D. White (1901-1990), Tư Lệnh Lục Quân Vùng Thái Bình Dương. Những vị nêu trên cho rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm dùng kế hoạch này để gia tăng quân số vượt quá 150.000 người, như hai bên đã thỏa thuận lúc tái tổ chức quân đội Việt Nam. Ngoài ra họ còn nêu lý do là đã thành lập Lực Lượng Đặc Biệt để đối phó với nguồn gốc khủng bố từ cộng sản, và ngân sách của Bộ Quốc Phòng cũng không có dư để tài trợ cho lực lượng này. Dù gặp sự phản đối từ phiá Mỹ, Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn giữ quyết tâm của mình là quân đội Việt Nam cần phải có một lực lượng tinh nhuệ, hữu hiệu nhất để đối phó với vấn nạn khủng bố của cộng sản. Trước sự cứng rắn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, phiá Mỹ phải nhượng bộ và chấp nhận yểm trợ nhưng khuyến cáo trước là ngân khoản tài trợ cho lực lượng này sẽ có giới hạn nhất định.

    Ngày 1. 7. 1960, Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà có thêm một binh chủng mới là Biệt Động Quân với chiếc Mũ Nâu, màu máu thấm đất mẹ mà người lính của binh chủng này phải mang trên đầu để ghi nhớ bổn phận của mình đối với tổ quốc”…






    SƠ LƯỢC TIỂU SỬ ĐẠI TÁ NGUYỄN VĂN Y.

    Ông sinh ngày 6. 3. 1922 ở Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
    1. 10. 1950 theo học Khoá 3 Trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam (còn gọi là Khóa 1 Trần Hưng Đạo/ Võ Bị Liên Quân ở Đà Lạt vì hai khoá trước khai giảng ở Đập Đá, Huế).
    1. 7. 1951, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy.
    19. 7. 1951, Đại Đội Trưởng / Đại Đội 2/ Tiểu Đoàn 19 Khinh Quân, Mỹ Tho, Đệ Nhất Quân Khu (tới ngày 1. 7. 1952, vùng châu thổ Sông Cữu Long mới thành Đệ Ngũ Quân Khu).
    1952, Trung Úy, Tiểu Đoàn Phó/ Tiểu Đoàn 19 Khinh Quân.
    1953, Đại Úy, Tiểu Đoàn Trưởng/ Tiểu Đoàn 62 Khinh Quân, Mỹ Tho, Đệ Ngũ Quân Khu.
    1954, Thiếu Tá, đi học khoá trung đoàn trưởng, sau đó về làm Chỉ Huy Trưởng Quân Sự/ Tiểu Khu Chợ Lớn.
    1956, Trung Tá, Tỉnh Trưởng tỉnh Chợ Lớn.
    1957, Tư Lịnh Đệ Nhất Quân Khu.
    1959, Đại Tá, Tư Lịnh Đệ Nhất Quân Khu, kiêm nhiệm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô.
    1960, chuyển qua dân chính, giữ chức Tổng Giám Đốc Các Trung Tâm Cải Huấn Toàn Quốc.
    1961, chính thức giải ngũ, nhận chức Tổng Giám Đốc Cảnh Sát/ Công An và kiêm nhiệm Đặc Ủy Trưởng / Phủ Đặc Úy Trung Ương Tình Báo.
    30. 4. 1975, di tản đến Mỹ cùng gia đình.
    Đại Tá Nguyễn Văn Y qua đời ngày 5. 2. 2012 tại tiểu bang Virginia nước Mỹ, thượng thọ 90 tuổi.





    _____________________________
    Nguồn tham khảo :
    • U.S Army In Viet Nam. Advice And Support : The Early Years- 1941-1960, by Ronald H. Spector, Center of Military History, U.S Army, Washington D.C, 1983.
    • Passing the Torch (The Viet Nam Experience), by Edward Doyle, Samuel Lipsman, Stephen Weiss, Boston Publishing Company, Boston, MA, 1981.
    • Viet Nam. The History and the Tactics, by John Pimlott, Crescent Books, New York, 1982.
    • Viet Nam. A Visual Encyclopedia, by Philip Gutzman, PRC Publishing Ltd, 2002.
    • Rangers at War. LRRPs In Viet Nam, by Shelby L. Stanton, Ballantine Books, 1992.
    • Và một số các bài viết đăng trên các tạp chí như Văn Nghệ Tiền Phong, Diễn Đàn Phụ Nữ, Thế Giới Ngày Nay v.v.




    https://tinhomnay.wordpress.com/2012/02 ... 1922-2012/
Trả lời

Quay về “chứng nhân Việt”