Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Trả lời
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3591
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Hihi, cứ chiều tối là được đọc chuyện vắn chuyện dài của chị Lú-xì :kssflwr: , thích ghia á. Mớ muffins nhà N., dân gian nói ....của hong ngon đông con cũng hết, vậy chứ nhà có mỗi mình nhóc mà hắn ra vô hoài nên tới chiều là hết rồi chị ui :giggles:
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Bạch Vân »

          
  • chào chị Ngô & quí bạn :D

    Em trải chiếu chắc nằm luôn quá :giggles: vì chuyện hấp dẫn còn dài dài : sau thâm sơn cùng cốc, đến tình duyên lận đận của chú 9 , rồi chuyện tình lẽng mẹn của chú Nô & ....... nhiều tập trong nhà ngoài phố :kssflwr:
          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1350
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Đây... xin nghe tiếp chuyện thâm sơn cùng cốc.

Thủy lâm là một trong 3 nghề chánh nơi ấy. Vậy rồi thuỷ lâm là chi ?
Dà, hồi còn nhỏ, biết thuỷ là nước. Thủy sản là sản phẩm của nước (cua sò ốc hến cá tôm...) Thuỷ vận là vận chuyển bằng... đường thuỷ.

(Phong thuỷ là gió nước, nghĩa là cho khí energy luân lưu. Kem cô ba hạp phong thủy trong vùng khí âu châu nên cô thành công tại Plateau Mont Royal, nơi có đám di dân âu châu vờn qua vờn lợi. Giả như cô ba ra ngoài, vào vùng khí á châu hay mỹ châu là coi như hỏng. Có cái tiệm kem kia tên là Bilboquet, làm một quầy kem cũng trong khu ấy thì phát quá trời, chừng mở thêm cái nữa trong khu khác cái là ế chảy ế thiu luôn. Đám con nít dẫn tui đi ăn Bilboquet, giá tiền sêm sêm nhưng không thấy có vị exotic. Hai vợ chồng mút xong cây cone, ngơ ngác hỏi nhau "ngon ở chỗ nào". Vậy chớ Bilboquet cũng vô record local businesss nữa đó, trên cả kem cô ba luôn. Phong thủy nó vốn như vậy. Sống chỗ mô phải hạp khí chỗ nớ thì mới thọ.)

Nhưng thuỷ lâm thì thiệt hổng hiểu, cho dù biết lâm là rừng. Chừ về sống nơi ấy tui mới sáng ra.
Y hình là vầy chớ hổng chắc heng, bị VN có thể khác diệp kỳ chăng : Thuỳ lâm nghĩa là đốn cây chật gỗ phá rừng, rồi thuỷ vận gỗ.
Vì rừng nơi ấy bạt ngàn, nên rồi gỗ được khai thác chở về nhà máy làm giấy.

Rừng cao và sâu, trên những núi đồi trùng điệp.
Và đồi núi dĩ nhiên là có các mạch nước róc rách đổ từ cao xuống vô lạch con, lạch con vô lạch mẹ, lạch mẹ vô lạch bà ngoại, bà cố... để rồi ra tới sông con.
Gỗ làm giấy nên không phải cây to, đường kính nhỉnh vòng tay ôm là hết cỡ. Cái thân gỗ ấy được cưa thành những khúc cỡ nửa thước tới một thước, rồi mang thả trong lạch cho chúng trôi dần theo giòng về tới sông con.
Sông con ấy nằm ngay khu tui ở, thành chiều hè ưa dẫn lũ trẻ ra ngoài bãi, đứng trên cầu gỗ nhỏ bắc qua sông ngó gỗ trôi, cho trẻ nít gấp thuyền thả. Ngày đẹp trời, bàn tối, tình yêu nở rộ bên kia cầu. Nam thanh nữ tú vượt cầu vào rừng tâm sự vụn .
Cũng khúc này nhưng xích ra ngoài chút xíu, mùa nước lớn tháng chín tháng mười, cá ong có thể lội vào sâu kiếm ăn, khi thực phẩm ngoài biển đã giảm.

Sông con so với mực biển dĩ nhiên nằm cao hơn, nên rồi ngay cửa sông, một cái đập nhỏ được dựng lên.
Cửa đập có hai phần, trên và dưới, chia cắt ngay mực nước.
Đóng đập là đóng nửa trên, nhưng nửa dưới vẫn mở. Gỗ tới đây bị chặn lợi, và nước sông vẫn có thể chảy tiêp xuống dưới rồi ra biển khơi.
Mở đập là mở phần trên và đóng nửa dưới lại. Nước sông sẽ tuôn thoát vào hệ thống máng xối, kéo đám gỗ trôi theo ra tới vịnh.
Nơi cửa sông ngay chỗ dựng đập, cát được đổ để làm bãi tắm.
Lý do : Chỗ này bãi lài, nước cạn, hửng đủ nắng trời, và còn vì ngay cửa sông, nên nước rất ấm .

Hệ thống dẫn gỗ hình lòng máng thiệt bự, dài và ngòng nghèo (spelling) vòng vo cả hàng cây số để ra tới "vịnh".
Kêu bằng vịnh là cốt tả ra cái chỗ xà lan vào đậu chờ hứng gỗ mang về nhà máy gỗ thành phố.
Khúc này người ta làm một con đường đá hướng thẳng ra biển, dài đâu lối 5-6 trăm thước.
Lòng biển khúc ấy được vét đất đá cho sâu thêm, để xà lan hay tàu lớn có thể vào khi thủy triều lên mà không sợ mắc cạn.

Hàng tháng... "đến hẹn nại nên" xà lan chở gỗ to đùng được kéo vào neo trong vịnh chờ đổ gỗ.
Cửa đập được mở ra để gỗ thoát vào hệ thống dẫn. Gỗ ngâm nước thành nặng, nên phải cho trôi từ từ, đây là lý do vì sao hệ thống này đã phải làm vòng vèo ngoằng nghèo là vậy - nếu thẳng và ngắn quá, chúng đổ ập xuống dám chìm xà lan luôn heng.

Tại vịnh, hệ thống máng xối này (nằm cao trên con đường đá sát cạnh xà lan) tận cùng bằng nhiều cửa hẹp, đếm sơ cũng cả chục cửa là ít, cửa đièu khiển đóng mở bằng điện như cửa đập. Khi mở, nước sẽ chảy ra ngoài còn thanh gộ rớt thẳng vào lòng xà lan.

Trọng lượng đám gỗ trong xà lan phải được căn chia, phân bố thiệt đều dọc theo xà lan : Đám cửa ấy tuần tự mở từ A tới Z, rồi vòng trở lợi từ Z tới A, and so on and so on, gỗ rớt vào xà lan theo kiểu rải gỗ, và rải từ từ, cốt để giữ thăng bằng cho xà lan "nổi vững" trên mật nước.

Khi xà lan đã đầy, thì tất cả những cánh cửa thiên đàng ấy (cửa đập lẫn cửa vịnh) được đóng lại. Xà lan gổ được tàu remorque kéo trôi theo sông St Laurent về nhà máy giấy tại thành phố Quebec.
Nghề thuỷ lâm ngó bộ nhọc nhằn, đám tiều phu vào rừng đốn gỗ nọ thường đi theo toán, họ dựng trại trong rừng, ngay địa điểm chặt gỗ và làm liên tục trong 3-4 tuần rồi về nghỉ và thay thế bằng toán khác.
Trại thấy cũng đầy đủ tiện nghi, có cả nhà bếp cùng đầu bếp nấu ăn cho toàn trại.
Thực phẩm tươi cung cấp mỗi tuần, cuối ngày gập dịp còn có cả thịt rừng hay cá nước ngot, do đám tiều phu rảnh rỗi săn đâm tại chỗ, và có cả chiếu phim. Đại khái rất là thoải mái.

Tai nạn nghề nghiệp (trượt té hay gỗ đè) cũng có nhưng hiếm. Thợ đốn gỗ làm việc trong điều kiện an ninh bảo đảm tối đa.
Thỉnh thoảng toán cấp cứu có được vời tới (và tới bằng xe 3 bánh bốn bánh, loại băng rừng, ngồi gồ ghề lúc lắc thiếu điều rớt luôn bàn toạ xuống đất, vui hết biết) nhưng thường chỉ là gãy chơn tay rách sơ sài, không nguy hiểm chi tới tánh mạng.

Thời gian "đổ gỗ" phải được tính toán theo thuỷ triều, tính sai cái lại phải chờ thêm 24 tiếng nữa.
Gỗ trôi từ rừng trôi xuống từ mọi phía (bởi các toán chật gỗ khác nhau) nên rồi ở cửa đập, đám gỗ nổi lềnh bềnh xếp lớp, dài cả nửa cây số là ít. Để xà lan gỗ đầy thường phải tốn cả ngày trời, có khi hơn.
Đổ gỗ thì... thấy bàn ngày và nghe bàn đêm, nhứt là những đêm trắng sáng.
Tiếng gỗ chạy trong lòng máng lóc cóc lọc cọc, càng khuya càng im ắng thì càng vang rõ mồn một.
Và nhà tui nằm ngay trên đường dổ gỗ ấy (mái đỏ).

Buối tối im ắng, trẻ con ngủ say, hai vộ chồng ra bao lơn, ngó trời mây sông nước, tiếng gió rừng vi vu trong lá, tiếng sóng vỗ vào bờ, tiếng gỗ chạy trong máng, tất cả âm thanh tiếng động ấy hoà quyện vào nhau, êm đềm như một khúc nhạc nhã nhạc dưới trăng - Clair de lune, Moonlight Sonata - Tướng công pha trà chờ tui cán kẹo đậu phọng mang ra nhâm nhi. Gập ngày nghỉ lễ, hai đứa trải mền ngoài bao lơn ngủ luôn tới sáng.

Đang sống yên vui hưởng thụ thiên nhiên hữu tình vậy thì phải về với ánh sáng dzăng minh vì nội ngoại hai bên đã có tuổi.
Thêm nữa nơi ấy trường trung học nơi ấy không tốt, vì mức sống xã hội không mấy cao, mà hai đứa lớn đang sửa soan xong tiểu học.
Lúc về với thành phố lớn, tụi tui chọn thủ đô Ottawa cho bớt ngộp, chừng mua nhà dọn nhà xong thì thấy bất tiện vì vẫn còn xa tía má tới giờ rưỡi xe. Non hai tháng sau lại bán nhà (lỗ lã một nửa, đám thùng chưa mở ra nửa cà), thiên di tới thành phố nhỏ nhỏ này đây rồi ở luôn tới nay.
Chừ thì nếu tính dọn nhà nữa, cũng hổng đi xa lắm, vào nursing home gần đây thôi.
Ghi tên trước rồi vì sợ thiếu chỗ, bị nghe nói đám baby-boomers ngày càng tăng tuổi thọ !

Bãi biển ni đẹp và dài, cách nhà 15 phút lái xe
Xứ sở này bảo tồn thiên nhiên nên chánh phủ kiểm soát nghiêm nhặt chuyện đốn gỗ.
Theo đúng nguyên tắc, cứ đốn một cây thì phải trồng lại một cây bù vào.
Chuyện khai thác gỗ của Diệp Kỳ nay đã hạn chế lại. Phần vì phải chờ cho đám cây con lớn lên, phần vì tại các xứ đang mở mang, ngành thuỷ lâm bát nháo tới không còn kiểm soát đặng (thi như VN kia). Kèm theo đó, lương nhơn công sai biệt quá gắt, đã kéo giá gỗ nội địa cao lên so với giá gỗ nhập vào từ ngoại quốc.

Tại nơi ấy, ngành đốn gỗ tàn lụi dần, tỷ số thất nghiệp nhanh chóng gia tăng.
Đám trẻ lần về thành phố kiếm sống. Đám già tử thủ, buôn bán cây trái rừng cho vui qua ngày dài, chớ hổng dám mò ra xa bắt ốc như trước, vừa nặng vừa hiểm nguy (thủy triều dâng lẹ, rồi chìm luôn với bao ốc vì đã chạy hết kịp)

Dân nghiền ốc thành phố, thảng hoậc lần về chốn xưa, đứng ngó mông lung ra xa, lòng chộn rộn mơ tưởng hình bóng mấy em buccins yêu đấu cũ.

Rừng thu dưới chân đồi sát nhà vào tháng chín
*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Bạch Vân »

          

Chị Ngô viết chi tiết đọc mà em tưởng tượng ra cảnh đốn cây xẻ gỗ thả gỗ ra vịnh, gió mát trăng thanh, giống hình ảnh trong các phim đã xem, hôm nay học thêm từ mới thuỷ lâm, cám ơn chị cho xem mái ngói đỏ xa xa :flwrhrts:

Văn chị viết khiến em nghĩ đến Xóm cầu mới của nhà văn Nhất Linh, ông tả chi tiết cảnh gia đình mẹ Lê, cô Mùi hàng xén...mặc dù em không biết gì về miền Bắc mà đọc cứ hình dung được tất cả ngay ra trước mắt, cho đến khi qua bên này xem phim diễn viên miền Bắc đóng em giật mình như đã thấy cảnh này đâu đó trong quá khứ :giggles:

          
Hình đại diện
Vịnh Nghi
Bài viết: 1224
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 20:59

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Vịnh Nghi »

Nơi chị Lú ở lúc xưa cảnh sắc đẹp như tranh, chuỗi ký ức đẹp như thơ. :flower:
Carpe diem
kim
Bài viết: 268
Ngày tham gia: Thứ ba 22/12/15 10:00

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi kim »

Khúc "thâm sơn cùng cấp" chị Lucy vừa viết mượt như thơ.
Hình ảnh , như Nghi nói, đẹp như tranh.

:flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:
:thanks: :thanks:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1350
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Tiếp chuyện dở dang ....

Chuyện như dzầy :
Chú chín là con trai út. Sau chú, hai đứa em đều là gái, cô mười và cô mười một các cháu.
Cô mười một nhỏ nhắn hiền lành và tấm lòng bao la. Hồi trước cô tính vào dòng kín tu, sau đổi ý ở nhà trông coi cha mẹ già, vì anh chị em ai cũng đã thành gia thất.

Cô mười một lẳng lậng nuôi cha mẹ, không hé răng nhờ vả ai ráo trọi. Khi ông bà nội còn khoẻ thì ổn thoả, chừng ông bà nội bắt đầu bịnh mà cô cũng nín thinh không nói nửa lời. Cô làm trong bịnh viện, sáng đi chiều về, một hình một bóng.
Mỗi năm cô đưa tía má đi du lịch một bận, rồi cô cũng đi du lịch mình ên một bận. Tiếng là du lịch chớ thiệt ra cô đi thiện nguyện cho hội BS không biên giới, với tiền túi tự xuất ra (chỗ ở thì hội lo, nhưng tiền máy bay và ăn uống cô phải trả.. Cũng có khi cô vào ở chùa trong dòng tu nữ địa phương). Cô phụ trách y tế chốn ấy 2-3 tuần, rồi khăn gói về đi mần tiếp.

Chừ ông nội đã mất, bà nội cũng sấp ra đi, thì cô út đã qua thời xuân sắc.
Nay cô dẫn cháu đi du lịch, tuần tự theo phiên, đứa nào có gia đình thì cô đi với đứa kế tiếp.
Trong mắt tui, cô là vị á thánh hiển hiện bằng xương bằng thịt.
Vậy mà kỳ này cô nhứt định phe lờ anh hai từ VN qua, thì phải hiểu cô đã chán anh hai tới cỡ nào !

Trong gia đình, đứa con đầu (là anh hai heng) được coi là hư hỏng theo tiêu chuẩn của ông nội. Anh lêu lỏng ham vui hơn là ham học. Một ngày đẹp trời, sau khi lái xe cán chết người vì rượu - ông bà nội phải dàn xếp bồi thường đút lót cho êm - anh hai mất tích không về nhà nữa. Sau này mới hay anh vào Lôi Hổ, làm thám báo tại hạ lào và đường mòn HCM (anh nói vậy, đúng sai không ai biết) Một ngày đẹp trời khác trước 75, anh bất ngờ trở về, theo sau là một cô trên tay bồng đứa nhỏ mấy tháng, anh giới thiệu là vợ con anh và... ở lợi.

Ông bà nội chứa gia đình anh ít lấu, thấy rối rắm quá, mới lên Thủ đức mua mấy mẫu đất để vợ chồng anh dựng nhà và cày cấy làm ăn. Anh hai có cắt đất bán bớt, bị cày cấy quá cực vợ chồng anh làm hổng nổi. Khi VC vào bất anh phai ký giấy hiến hết đám đất còn lợi cho chúng. Rồi lại phải mua mảnh đất xây nhà khác cho anh, rồi hàng tháng bà nội thu tiền hụi chết của tất cả anh em bên này đậng mần màn... cứu đói. Anh chị hai tá tà sanh một hơi 4 đứa con, cả hai vợ chồng không ai đi mần, tháng tháng về lãnh lương của bà nội, suốt từ đó tới nay.

Trai trưởng là vậy, trai út hoàn cảnh cũng hổng khá hơn.
Hồi VC vào thì chú chín còn nhỏ, rồi bị kêu đi nghĩa vụ (quân dịch heng). Cha mẹ sợ chú sang Mên bỏ xác bên bển, nên buộc phải gởi chú về Mỹ Tho đút lót du kích xin miếng giấy chứng minh nhơn dân đỡ, trong khi tìm đường vượt biên. Chú chín do đó thiếu ăn học, chỉ tới lớp 7-lớp 8 rồi ngưng.

Số phần chu long đong, vượt biên lần nào bị bắt lần đó, rồi phải chạy chọt công an đậng khỏi tù tội, rồi vượt nữa bắt nữa. Tới nỗi hết còn hy vọng, ông bà nội hướng qua chuyện chờ bảo lãnh của anh em.
Để danh chánh ngôn thuận, ông bà nội phải đút lót công an khu vực phường nhà, chạy cho chú cái "hộ khẩu", có thế mớ hạp thức hóa được giấy tờ bảo lãnh được.

Có giấy tờ rồi, chú chín siêng năng việc nhà chúa, chú vào nhà thờ giúp lể và hát ca đoàn, tại đây chú quen với mồi tình (có lẽ là...) đầu tiên to đùng vĩ đại. Nhưng ông bà nội không bằng lòng, lý do là vướng mắc ái tình thì khó có thể đi bảo lãnh theo cách đoàn tụ đậng.

Chú chín đang yêu tới khờ người mà bị cấm đoán thì sanh bất mãn, mối bất mãn ni chú thổ lộ với anh hai, cũng đang bất mãn y chang chú - cả hai đều cho là cha mẹ thương con cái không đều, lẽ ra phải thương và lo cho anh hai lẫn chú chín nhiều hơn, vì cả hai đáng thương hơn hết - thế là anh anh hai và chú chín trở thành đồng minh trong sự nghiệp oán trách ông bà nội.
....

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20285
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

... :giggles: :flwrhrts: ...

          
Hình đại diện
mi mi
Bài viết: 626
Ngày tham gia: Thứ năm 14/05/15 17:51

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi mi mi »

Chị Lú ơi ời!! mm vào đọc chuyện đời "chú chín" mà sao thấy giông giống chuyện đời anh hai của mm nha. Cũng y nhau ở chỗ trốn nghĩa vụ sau 75 mà sống nay nhà người (bà con) này mai nhà người kia, đợi đi vượt biên mà cứ bị bắt hay bị bể hoài. Bây giờ thì hồi hộp ngồi chờ đoạn tiếp nha... :kssflwr:

Chạy u lại xe nước mía bưng dìa một ly chị Lú uống thấm giọng ạ :D

Hình ảnh
Hình ảnh
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3591
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Hấp dẫn quá chị Lú ơi, mà chị giống bà Tùng Long ghê á, tới ngay màn gây cấn cái....chờ tiếp kỳ sau :giggles: :flwrhrts:

Mờ ơi, nước mía bên đó nhìn sạch quá hén, bên N. có chợ rệp cũng ép mía mà sao nó lạt nhách hà, N. có uống một lần thử nhưng hong thích. Nhìn ly nước mía bên Mờ rất ngon :kssflwr:
Trả lời

Quay về “Giải trí”