Dân nhạc việt nam chú trọng tới tình ý của lời mà không tới giai điệu, tuy điệu nhạc đã thể hiện phần nào ý (vui một cung, sầu lại cung khác...), chưa kể là nhạc cụ chơi dân nhạc (cổ nhạc) khác nhạc cụ chơi nhạc "tân thời". Rồi trong mục đích quảng bá văn học cổ truyền, dân nhạc được lôi ra gắn nốt cho dễ ca dễ hát, xong... tới luôn bác tài... đờn cổ nhạc xuất hiện trong tân nhạc, cổ kim hòa điệu thong thả, đúng gu đúng taste khán giả mộ điệu dân ca.
Zarzuela là dòng dân nhạc xứ Spain, phát xuất đâu đó lâu rồi, từ nhạc tế tự biến thành cung đình rồi thẳng ra phố, đậng thị dân xúm vô rùm với nhau mần màn giải trí. Tui nghe miết nhưng vẫn hiểu hổng ra "zarzuela" và "không-zarzuela" khác ở cái khoản nào. Cũng bởi nhạc âu mỹ xài nốt để tạo ra giai điệu, và zarzuela hay không cũng đồ mi sol sí y chang.
Hỏi ông bạn spanish, nó biểu zarzuela là nhạc cổ truyền (traditional). Nhạc cổ truyền khác nhạc đương đại chỗ nào nó đực ra..." thì là truyền từ thời cổ, lúc tui chưa sanh ra ma đầm ôi, nó lây nhiễm tùm lum vai rút các xứ lân bang (ý, pháp, bồ...) để thành vai-rút tây ban nha, rồi truyền nhanh lan mạnh, với đậc điểm dễ nhận diện : ban nhạc nhỏ ít người, bận trang phục cổ truyền (nón rộng vành tùy hỉ). Dòng nhạc zarzuela du dương trầm bổng, lời hát đầy thi tánh, đậm tình ý thương oán chập chùng... bla bla bla..."
Nghe nó nói một chập tui thiệt sự vẫn không hiểu nổi, chạy vô nét đọc lung tung càng mờ mịt hỏa mù, đường hầm hổng lần ra miếng ánh sáng. Chừng vô youtube, té ra bài hát Beautiful Lover và Stones of the field trên kia là dòng nhạc zarzuela. Và y chang dân nhạc cổ kim hòa điệu VN, zarzuela hát theo cung cách cổ điển hay tân thời đều thích hạp dzáo chọi.
Tới đây thì lòi ra chuyện hạnh duyên giữa người nghe nhạc và ca sĩ hát nhạc :
Giọng hát đào tạo theo thể loại nhạc trình diễn. Ca sĩ opera cổ điển hát khác cách ca sĩ pop tân thời.
Hát phải đúng kiểu "rừng nào cọp nấy". Term crossover để chỉ chuyện đi lạc, hàm ý lấn sân chơi.
Đành rằng sân quốc tế cho tự do lấn, nhưng nhiễu sự đã thấy hoài sanh trái khoáy lỗ tai.
Ca sĩ cổ điển "rống tồ tồ" nhạc đương đại, cường độ âm thanh dũng mãnh tới lạc lõng ý lời
Ca sĩ nhạc pop “rên đứt chến" nhạc classic, thều thào tắc nghẹn y chang đang trút hơi thở cuối.
Cũng bởi trăm hay hổng bằng tai quen, cứ nghe miết hát cùng cách một bản nhạc, chừng nghe bản nhạc nớ hát khác cách, y phép thấy sường sượng sao đó - cũng bởi não đã download cách kia, nên tai nhứt định từ chối cách này. Bởi vậy, vì thế, cho nên... khán giả opera và khán giả nhạc pop, nếu có đứng gần vô nhau đậng nghe nhạc chung, thì dễ thường, cũng chỉ được năm ba bản là hết đất. Quen rồi, khác đi thành ấm ớ bạo !
Nú nghe opera nhưng chỉ một tuồng là đã đuối sức.
Trừ những arias đơn ca, song ca, tam ca, và những bài nhạc 4 bè, viết riêng cho hợp xướng (choir).
Nhạc hợp xướng trong opera được viết ra, có lẽ để trám các lỗ hổng, cốt cho vở opera thêm xôm tụ, vì ca sĩ hợp xướng hổng phải kịch sĩ có vai diễn, nhưng figurines làm phông.
Đám figurines nọ, hoậc là các giọng hát không thấy triển vọng tương lai, hoậc là đám học trò trường nhạc. Rồi phước đứa ông bà, may mắn có quới nhơn phò trợ, được phát hiện năng tài, xong từ từ lần lên nấc thang danh vọng.
Bữa nay nói chuyện này, mơi sang đề tài khác.
Trời thần ơi, nhớ lợi đã có quá nhiều chuyện hứa phải nói, chuyện bắc cực, chuyện lịch, chuyện cải lương, chuyện covid, chưa kể tới chuyện nói ấm ớ sanh màn vơ vào, màn chia phe đội nón cho nhau rồi nghe... hai bên cũng chưởi. Thảm thiết quá mạng !
Chừ thì... hổng biết bắt đầu từ đâu

*