Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20305
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          
          

          

          

... Mời các bạn góp bài, cùng vui đón ...
... Xuân Nhâm Dần ...


          
          

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20305
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Vẻ Đẹp Của Bìa Báo Tết
    Ở Sài Gòn
    Thập Niên 1950

    ___________________________
    Phạm Công Luận _ 25/02/2015






    Một ngày giáp Tết cuối thập niên 1950, có hai người đàn ông chạy xe gắn máy tông vào nhau trên đường Lê Lợi, đoạn gần chợ Bến Thành. Sau khi dựng xe, lấy lại tư thế, hai ông ngỡ ngàng nhận ra nhau. Người lớn tuổi hơn đi Vespa là họa sĩ Duy Liêm, nổi tiếng vẽ bìa nhạc tờ, mẫu tranh sơn mài và bìa báo. Người đi Lambretta là họa sĩ Lê Minh. Hai ông hỏi nhau đi đâu mà gấp gáp vậy, và cả hai có cùng câu trả lời:
    • “Tôi đi giao tranh bìa báo xuân, gấp quá nên đi nhanh !“.


    Câu chuyện cũ đơn giản vậy nhưng còn đọng lại trong tâm trí Lê Minh, họa sĩ nổi tiếng một thời chuyên vẽ bìa sách truyện chưởng Kim Dung và tranh các loại cho các ấn bản. Năm nay 77 tuổi, còn tráng kiện và đang sống cùng vợ con ở đường Lê Quang Định (TP Sài Gòn), ông hồi tưởng:
    • “Thập niên 1950 là thời hoàng kim của giới họa sĩ vẽ tranh bìa báo xuân. Lúc đó xu hướng dùng ảnh làm bìa báo xuân chưa rộ lên, người trong giới họa sĩ chúng tôi như Lê Trung, Thái Văn Ngôn, Duy Liêm tha hồ tung hoành. Những năm đó, tôi còn trẻ, ngoài việc vẽ bìa sách còn nhận thêm vẽ bìa báo xuân. Mỗi năm nhận khoảng 5 – 6 bìa là có tiền ăn cái Tết huy hoàng rồi“.


    Họa sĩ Lê Minh kể rằng khoảng một tháng trước Tết, các báo như Sân Khấu Mới, Tia Sáng, Phụ Nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Ngày Mai bắt đầu đặt ông vẽ bìa. Các chủ báo không có yêu cầu gì cụ thể, chỉ giao họa sĩ vẽ một bìa báo cho đẹp với tông màu rực rỡ. Thế là các họa sĩ tha hồ sáng tạo. Tuy nhiên, bìa báo xuân nhất nhất phải có hình một cô gái xinh đẹp, có cành hoa mai, có cảnh đi lễ chùa, đi chợ hoa, cho bồ câu ăn, lư nhang trầm… cứ thế mà thay đổi, thêm bớt, miễn các tranh bìa đừng giống nhau. Thập niên 1950, kỹ thuật làm bản kẽm chỉ dùng để in ảnh trên bìa nên họa sĩ vẽ tranh làm sao cho phù hợp với kỹ thuật in mộc bản, dễ chạm khắc trên gỗ để in. Một bức tranh thường vẽ chỉ mất một buổi nhưng vì nhiều tranh dồn lại phải giao gấp, nên mới có chuyện tông xe vào nhau trên đường Lê Lợi với ông Duy Liêm.

    Họa sĩ vẽ tranh bìa báo xuân nổi bật lúc đó là Lê Trung, người mà họa sĩ Lê Minh ngưỡng mộ từ khi còn trẻ. Họa sĩ Lê Trung tên thật là Lê Toàn Trung, người gốc Châu Đốc. Ông tốt nghiệp Trường Trung học Trang trí Gia Định và là cựu sinh viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1938, có thụ huấn các giáo sư Besson, Claude Lemaire, La Jonchères. Tranh của Lê Trung được chú ý nhiều nhất là vẽ thiếu nữ với nét đẹp diễm lệ, sóng mắt ướt rượt, ngực nở, eo thon hừng hực sức sống như cây trái miền Nam. Giới bình dân ở Sài Gòn, người dân miền Tây Nam Bộ đặc biệt mê tranh bìa báo xuân do Lê Trung vẽ. Tranh của ông đứng hẳn riêng một góc, khác hẳn dáng thiếu nữ thướt tha, mảnh mai yểu điệu kiểu “mỹ thuật Đông Dương” rất thịnh hành. Dạng tranh này có sức sống thật sự đến nỗi cho đến nay nhiều người còn nhắc đến để nhớ về một dĩ vãng êm đềm của thập niên 1950 lúc vừa thoát khỏi chế độ thực dân và chiến tranh chưa lan rộng. Sau một cái Tết, bìa báo xuân, phụ bản màu sẽ được cắt ra dán trên vách nhà, cột cái để ngắm nghía suốt năm.

    Đến đầu thập niên 1960, xu hướng tranh bìa báo xuân dần dần yếu thế. Lúc đó, sân khấu cải lương và tân nhạc đang hồi mạnh mẽ với nhiều gương mặt đào, kép, ca sĩ đẹp, có tài. Kỹ thuật nhiếp ảnh, kỹ thuật in ấn cũng tiến bộ hơn. Công chúng đòi hỏi được tiếp cận hình ảnh nghệ sĩ mà họ từng xem biểu diễn trên sân khấu. Các báo lần lượt đưa lên bìa hình ảnh nghệ sĩ được chụp công phu trong các studio Bình Minh, Viễn Kính. Tranh của các họa sĩ vẽ cho báo xuân vẫn còn được ưa chuộng nhưng đã lùi dần vào bìa sau các tờ báo xuân.

    Khi xem các tờ báo xuân cách nay gần 60 năm, tôi thật sự thấy đó là những bức tranh đẹp, gợi cảm. Đó là dạng mỹ thuật dành cho đại chúng, dễ thưởng thức và đã tạo nên một thị hiếu thẩm mỹ tích cực dành cho những người bình thường không có mấy khi tiếp cận những gallery sang trọng hay các phòng khách xa hoa. Trong ký ức của người Sài Gòn, lục tỉnh hay ở các tỉnh xa ở tuổi trên 50, đó là những hình ảnh khó phai, đầy cảm xúc khi nhìn lại.
              


              













              


    https://www.tvvn.org/ve-dep-cua-bia-bao ... cong-luan/
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


Bài Thơ Cuối Năm


Năm hết một mình ngất ngưởng say
Chiều sương hơi núi lạnh môi đời
Chân chồn bước lạc vào hoang lộ
Cửa đóng mộng đời trai thoáng bay


Ta đếm đời ta hiếm nét vui
Chiều thiêu nắng lửa sáng sương đầy
Quanh ta đá tảng sầu vương nặng
Phố cũ tìm quên bóng áo ai


Ta vẫn bậm môi tiếng thở thầm
Bạn bè ôi đầy đọa chung thân
Xó rừng hiu hắt đời bóng lặn
Xa thẳm cỏ sầu lối phân vân


Ta muốn ngâm thơ như tráng sĩ
Vung gươm miệng hát đời biên cương
Thế nhân đầy dẫy phường mắt trắng
Phù thế thân tàn giấc mộng hoang


Hắt chén về nam chờ đêm hết
Ngày đang hửng nắng xuống phương nào
Ta thân đất trích sầu chắn lối
Quê nhà ai đợi dưới hàng cau?


Ta nốc hơi men đầy miệng đắng
Lửa sầu bốc ngọn ngả nghiêng đời
Ðêm ba mươi tết sầu chắn lối
Tìm thử quê nhà lửa biếc soi


Mộng vẫn còn lưng trong cốc nhớ
Men bốc hoang sơ một cõi người
Mới hay ngơ ngác chiều phố chợ
Mỏi mắt không ra một nụ cười.


Nguyễn Mạnh Trinh



http://www.vinhhao.info



          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Hồn cố thổ!




    Tết nào cũng vậy, tệ nạn cờ bạc nó rộ lên như nấm mối gặp mưa. Sòng bầu cua, sòng tài xỉu ngoài xóm. Đang ăn, nhà cái chưa kịp chung tiền, ai đó hô ‘lính tới’ cả bọn chạy thục mạng. Sau mới biết tụi nó chơi đểu, ăn vùa thua giựt. Thiệt là tức trào máu họng.

    Còn bài xấu, cái đầu sù sụ con mắt trỏm lơ, mình đi phất phơ như con chó đói. Do đó lỡ binh xập xám, ba phé ba nơi hoài, đầu hôm xao xác bạc tốt như tiên, đến khuya không tiền bạc như chim cú.

    Theo tui thì Tết đừng đánh bài là hay hơn hết. Lỡ mình ăn mình vui; thì người thua cũng bà con lối xóm không hè, họ buồn… Mà Tết nhứt mà làm thiên hạ buồn thì lương tâm mình cũng kẹt… ‘phé’.

    Cờ bạc là chuyện không nên chơi; thôi mình nói đến chuyện ăn Tết cho nó no, nó vui hơn.

    Tết là mứt bí, mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, mứt gừng, kẹo chuối, chuối khô, …để quý bà uống trà rồi đàm đạo trong những ngày xuân.

    Quý anh sui thì đem cái nhạo rượu nếp rót vô ly hột mít, sùi bọt tăm, thơm lừng mùi nếp; gắp miếng củ kiệu tôm khô, đưa vô mồm nhai ngồm ngoàm, xong khà một tiếng.

    Đó là sui gia đến nhà nhau chúc tết, nhâu chơi chút đỉnh để giao tình thương mến thương…Sương sương rồi dông qua chúc Tết bà con lối xóm, đủ mặt văn võ bá quan không sót đứa nào, kẻo nó vạc miểng chén, miểng sành, rủa sả: “Giàu hổng bao nhiêu mà làm bày đặt làm phách!”

    Cái vụ đi xông đất nầy tui hổng ham rồi vì rất ngại chủ nhà tin dị đoan, kiêng cử cái nầy cái nọ. Anh Phát, Chú Tài mới đặng. Chớ anh Tài đang ngồi với lai rai với chủ mà ỷ mình tên “Quan’ (chớ không phải lính) lọ mọ bước vào thì bà chủ nhà sẽ lấy cái chỗi chà để mà rượt ‘Quan Tài’ đầu năm chạy xịt khói.

    Tên Quan cứ ở nhà làm ‘quan’, nhậu với em yêu là ‘phẻ’ nhứt hạng. Ôi thôi lủ khủ, hầm bà lằng, bao nhiêu món ngon ngày Tết sợ ăn tới ra Giêng còn chưa hết.

    Món ăn ngày Tết của bà con mình ba miền Bắc, Trung, Nam coi vậy cũng khá khác nhau. Tết thay vì ăn cơm thì người Bắc ăn xôi gấc có màu đỏ cho nó hên. (Rồi có câu ‘đen bạc đỏ tình’. Quánh bài thua là dê được gái. Cái nầy coi bộ khó tin nhe. Thua sạch bóc, không còn một xu dính túi, áo vũ cơ hàn, lại thả dê ra, tui e rằng em nào cũng bĩu môi chê hết ráo.)
    Nói chuyện phong tục ngày Tết mấy nhà văn, biên khảo quê mình ‘phét’ nghe rất ‘bốc’. Chẳng hạn như trên bàn thờ, cúng trái cây phải có trái dừa, trái đu đủ, trái mảng cầu và trái xoài thì quý thức giả nầy phán rằng: “Sỡ dĩ có 4 loại trái nầy là vì bà con miệt Lục tỉnh quê mình tin dị đoan chưng trái cây cúng ông bà tiên tổ với lời ước nguyện là năm mới ‘cầu vừa đủ xài’. (Phải vậy hông?)

    Chớ theo ngu ý của tui, Tết tới, mùa trái cây đang chín rộ, thơm ngon thì mình cúng ông bà trước để nhớ ơn người xưa đi mở đất, xong người nay rinh xuống ăn, đâu còn y nguyên đấy chớ ông bà vốn thảo ăn chỉ hưởng cái hương hoa thôi.
    Rồi các bực thứ giả nầy tán hưu tán vượn, nói bà con mình tin dị đoan vì chịu ảnh hưởng của mấy chú Ba trong quận Năm, Chợ Lớn.

    Tết, chú Ba người Quảng Đông, ăn tôm vì tôm là ‘há’, đồng âm với “hí há tài xiu”, là cười to ha hả trong nhà suốt tháng quanh năm.

    Rồi ăn thịt heo, tức là ‘trư’, đồng âm với ‘châu’, ý là “châu long nhập thủy’, châu báu tràn vào nhà như nước. Rồi ăn cải xà lách là ‘phát soi’, đồng âm với ‘phát tài’.

    Còn chú Ba, người Triều Châu, ăn bánh tổ là ‘niên cao’, mang ý nghĩa là ước mong cho năm mới, gia chủ được may mắn, phát tài, năm mới sẽ tốt hơn năm cũ.

    Rồi chè ‘ỉ’ là viên nếp nhỏ, tròn, không nhưn, được nấu chung với nước đường và gừng, khi ăn rắc thêm muối mè. “Ỉ” nghĩa là “viên”, “tròn”. Ăn chè ‘ỉ’ với mong muốn gia đình sẽ luôn được đoàn viên. (Phải vậy hông?)

    ***
    Cứ mỗi độ xuân về, miền Bắc hoa đào nở rộ, miền Nam mai vàng đua sắc thắm nên có bực thức giả phán như thánh rằng: “Chưng mai vàng vào dịp Tết vì sẽ đem đến may mắn”. (Phải vậy hông?)
    Có ông còn đi xa hơn (tui e rằng ổng đi lạc) cắt nghĩa trong mâm cơm ngày Tết của dân Lục tỉnh Nam kỳ bao giờ cũng có canh khổ qua dồn thịt, vì ăn khổ qua là mong muốn cái khổ sẽ qua đi.

    Dân vưỡn, miệt vườn như tui, gọi khổ qua là ‘hủ qua’, không có sướng khổ gì ở đây hết ráo, (người Bắc gọi là mướp đắng cũng nó đó). Hổng lẽ ăn mướp đắng dồn thịt heo bằm nhuyễn với bún tàu, nấm mèo thì mong đời mình sẽ đắng nghét như trái mướp đắng hay sao?

    Ca dao cũng có câu: “Đói lòng ăn trái khổ qua. Nuốt vô thì đắng, nhả ra bạn cười.”

    Khổ qua, ăn sống, nó đắng nghét như thuốc Tetracycline; nhưng dưới tài nghệ ‘cook, cook’ của em yêu, trái khổ qua bào mỏng, bóp muối cho bớt đắng, làm gỏi thịt bò cho chàng ăn và uống với beer. Quá đã!

    Phần đói ăn rau đau uống thuốc nên mấy ông thầy thuốc Nam có cắt nghĩa vầy thuyết phục được tui nè: Trái khổ qua ăn mát, giải nhiệt trong cái nóng ẩm ngày tết miền Nam, loại cholesterol (mỡ xấu trong máu), ăn với thịt kho hột vịt không bao giờ ngán ngược.

    Tui cho rằng bà con mình ăn Tết món gì là theo kinh nghiệm mấy ngàn năm ăn uống của ông bà mình truyền lại. Nên nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra cái định đề về nghệ thuật ăn là mùa nào thức nấy, trong bài Cảnh Nhàn “…Thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…”

    Em yêu đã chỉ dạy tui một cách có lý rằng: ăn Tết không dị đoan gì hết ráo. Đừng nghe những nhà văn, nhà báo tán láo. Một mâm cơm ngày Tết ngon là phải có cay, chua, ngọt, bùi, đắng mới làm đã cái lưỡi của mình.

    Nhà nào Tết cũng có nồi thịt kho hột vịt sắc cầm hòa hiệp với tô canh khổ qua hầm. Món mặn và món canh nầy nầy nó hợp rơ hết biết, như tình anh với em, chớ không phải ăn khổ qua để cầu mong cái khổ nó qua đâu (?!)

    Nhắc tới món thịt kho, không cần tới Tết mới ăn mà giỗ chạp hay ngay cả ngày thường cũng có. Em nào trước khi về nâng khăn ‘móc túi’ anh yêu cũng được má dạy cho cách kho thịt nên rành sáu câu vọng cổ.

    Thịt heo tươi, mua về rửa sạch bằng nước muối, cắt miếng vừa ăn có đầy đủ da, thịt và một lớp mở mỏng ở giữa. Ướp với nước mắm nhỉ, đường, bột ngọt, tỏi băm…Thêm một ít ớt sừng trâu chín đỏ. Hột vịt to đùng, lòng đỏ mới nhiều, luộc xong, lột vỏ. Nồi thịt màu cánh kiến, ớt đỏ sừng trâu, chén cơm trắng, dĩa cũ kiệu hay cãi làm dưa. Bảo đảm ăn hết nồi thịt kho, cây kim trên cái cân sẽ vụt cái rét, gãy làm hai vì cái thân bồ tượng của mình sau ba bữa Tết, nếu mình không ăn canh khổ qua để nó làm tan bớt mỡ.

    ***
    Lại nhớ khoảng năm 65, 66 gì đó, thế kỷ trước, hồi tui nhỏ chút éc hè, Má tui kho nồi thịt không phải với hột vịt mà là trứng cút để giúp đồng bào mình qua cơn hoạn nạn.

    Chẳng qua dân nghèo thành thị Sài Gòn bị lọt vào bẩy của mấy tay trùm tài phiệt Chợ Lớn cấu kết cùng bè đảng tuốt bên Hương Cảng để xí gạt dân mình. Đó là phong trào nuôi chim cút.

    Cái mồi câu bằng cách mướn báo chí rầm rộ đăng tin trứng cút lên giá hàng ngày còn mắc hơn trứng gà, trứng vịt. Có bao nhiêu ‘bao tiêu’ hết bấy nhiêu nên đừng có lo nhe. Cứ mua cút giống về nuôi đi. Cút giống chừng hai tháng là bắt đầu đẻ ngày một trứng, kéo dài đến 9 tháng.

    Sau hết đẻ trứng, cút đem ra bán thịt. Rồi lại mua cút giống về gầy đàn mới.
    Trứng cút đem bán cho ông chủ tiệm chạp phô người Tàu, cười hè hè nói trứng cút bán chạy lắm, có bao nhiêu nị mang đến đây ngộ bao hết cho.

    Trứng cút ăn với muối tiêu như trứng hột vịt lộn đều bổ, cường dương (chắc như viên màu xanh huyền diệu ‘Viagra’ bây giờ vậy). Thịt cút rô ti, chiên bơ lót dưới dĩa là cà tô mát đỏ xắt lát với cải xà lách, cút chấm muối tiêu nhậu với beer 33 là một trăm em ơi chiều nay một trăm phần trăm.

    Cái thủ đoạn tinh vi, thâm độc nầy bơm giá chim cút giống phình từng ngày một. Cút giống từ 5,000 đồng một cặp cút giống bằng gần 20 đô la bấy giờ, tăng lên gấp đôi 10 ngàn, rồi tăng lên gấp 15 ngàn đồng một cặp.
    Người dân Sài Gòn thuở ấy, cũng có mấy chú Ba nghèo nhưng lương thiện nhắm mắt, nhắm mũi có bao nhiêu tiền để dành, cũng xuất ra mua cút giống về nuôi.

    Sau khi đã hốt được hàng chục triệu đô la của dân nghèo, bọn đầu cơ Chợ Lớn cùng đám đại xì thẩu Hong Kong dông mất. Trứng cút, thịt cút ê hề, ế nhệ rớt giá từng ngày nhưng vẫn ít người mua vì dội chợ.

    Bà con mình ngơ ngác hổng biết đứa nào cầm đầu mà chơi quá ác, không để đức gì lại cho con cháu hết trơn?
    Thôi thì bị xí gạt, bà con mình xúm lại giúp đỡ nhau qua cơn hoạn nạn. Trứng cút được làm nhân bánh bao, thay trứng vịt như bánh bao bà Cả Cần chẳng hạn.
    Còn đứa nào làm ác, gạt tiền mồ hôi nước mắt của dân nghèo thì để bà bắt nó.

    ***
    Mấy chú Ba Chợ Lớn, dân buôn bán, thường dán câu đối liễn giấy đỏ chữ vàng như: ‘Tân xuân đại cát. Nhất bổn vạn lợi’. Một đồng vốn bỏ ra mà kiếm được tới 10 ngàn đồng lời thì nằm mơ cũng không có. Nếu có, chỉ bằng cách đầu cơ như phong trào nuôi chim cút. Nhưng làm ăn như vậy thất đức lắm nhe.

    Cuối năm, quê người, em yêu cũng nấu canh khổ qua rồi kho một nồi thịt bự ế kinh, nhưng tui thấy vẫn còn thiêu thiếu. Ước chi có được một nồi thịt kho hột vịt do Má tui nấu như ngày xưa cũ mang cái hồn cổ thổ cho tui lúc sống xa quê.







    Đoàn Xuân Thu
    Melbourne.



    Nguồn:https://www.facebook.com


              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20305
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          

          


Mưa xuân




春雨や
暮れなんとして
けふもあり

蕪村



Harusame ya
Kurenan to shite
Kyo mo ari

Yosa Buson




Mưa xuân mưa bụi mưa bay
Cuối ngày xuân muộn chiều rơi ngập ngừng


Quỳnh Chi
phóng dịch (12/3/2008)

          

          

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20305
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          






          


                     

          


          


          
Thiên Hùng
Bài viết: 318
Ngày tham gia: Thứ tư 04/08/21 06:15

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Thiên Hùng »

Thiên Hùng đã viết: Thứ tư 12/01/22 00:33
Hoàng Vân đã viết: Thứ hai 10/01/22 22:32           

          

          
Khai bút đầu Xuân




Bút khá cùn rồi khó thể khai
Mực thì gần cạn xúc nghiên hoài
Nhâm Dần hổ dữ vừa xông tới
Tân Sửu trâu điên đã chạy dài
Thẳng lối ngay hàng ghi thật đúng
Dọc ngang trên dưới viết đừng sai
Mặc dù bẩy tám không còn sức
Cũng cố khai Xuân chịu kém ai.




P.Đ.T.

          


          
nắng thủy tinh đã viết: Thứ ba 11/01/22 11:53
Hoàng Vân đã viết: Thứ ba 11/01/22 11:19
  •           


    ... chơi vui mà ... :wink2: :flwrhrts: ...


              
Hihi, anh Hoàng Vân :cafe: gật đầu là n.... bắc xửng hấp bánh nhen :lol: . Tự vì vần "khai" mở đầu mà n nghĩ tới chiếc bánh bao á anh :D . Làm đại cho dzui chứ hong phải Đường thì là .... muối thôi anh hén :giggles:


Bánh bao chợ bán thoảng mùi khai
Con trẻ bi bô đòi mua hoài
Quyết tâm lần này làm cho tới
Hì hục chép ghi suốt đêm dài
Tính toán chi li sao cho đúng
Cân đo đong đếm không được sai
Bánh chín nè con ăn lấy sức
Mẹ à ngon thiệt thua gì ai!

:giggles:
TH họa vui với anh HV & sis N để chuẩn bị đón Cọp ta về thịt hết lũ hồ cáo còn rơi rớt khắp nơi trên thế giới hhihiii

Xuân về ...

Xuân về nhẹ điểm cánh hoa khai
Bút khẽ hồn thơ dạ cảm hoài
Tống cựu đưa Trâu bừa ruộng cạn
Nghinh tân đón Cọp lấp sông dài
Tiêu trừ lũ cáo gieo vần chuẩn
Diệt sạch bầy hồ gạt ý sai
Để thế nhân hòa chung lễ hội
Vì rằng Tết chẳng của riêng ai

Thiên Hùng

@ ngày vui nha anh HV & sis N ...
@ Em gái Tâm An nhờ TH gởi lời chào đến cô chú BV & HV, sis N, sis Mimosa và em cũng có bài thơ họa vui với chú HV ... :cafe: :cafe: :cafe: :cafe:

Xuân Hoài Niệm …

Hoài niệm Xuân về chấp bút khai
Viết lên tâm sự nỗi u hoài
Kể đời xứ lạ lòng chua xót
Nhắc chuyện quê xưa giọt vắn dài
Thương cội mai vàng hoa rực thắm
Nhớ chùm khế ngọt quả oằn sai
Tha phương Tết đến sầu vời vợi
Khắc khoải riêng niềm biết tỏ ai?!

Tâm An


nắng thủy tinh đã viết: Thứ tư 12/01/22 12:56
Hoàng Vân đã viết: Thứ ba 11/01/22 12:51


:lol2:
hay .. :allright: .. đủ điểm khuyến khích .. dù cho từ vận không đối nhau chan chát như bài của PĐT .. :flwrhrts:

          
Hihi, cám ơn anh Hoàng Vân :cafe: , n chỉ xem vần cuối thôi với nhớ sơ sơ lại luật bắt từng cặp của (1-8, 2-7, 3-6.... trắc trắc, bằng bằng), còn lại vụ đối chan chát n làm hong được, làm xong bài này chắc thành Bạch Phát ma nữ quá :rotfl: , bài muối của n làm có 5 phút hà :lol:
Thiên Hùng đã viết: Thứ tư 12/01/22 00:33
TH họa vui với anh HV & sis N để chuẩn bị đón Cọp ta về thịt hết lũ hồ cáo còn rơi rớt khắp nơi trên thế giới hhihiii :lol2:

Xuân về ...

Xuân về nhẹ điểm cánh hoa khai
Bút khẽ hồn thơ dạ cảm hoài
Tống cựu đưa Trâu bừa ruộng cạn
Nghinh tân đón Cọp lấp sông dài
Tiêu trừ lũ cáo gieo vần chuẩn
Diệt sạch bầy hồ gạt ý sai
Để thế nhân hòa chung lễ hội
Vì rằng Tết chẳng của riêng ai

Thiên Hùng

@ ngày vui nha anh HV & sis N ...

Wow... hay quá anh Thiên Hùng ơi, ý hay, từ đẹp, dũng mãnh. :cafe: :applaud: :flwrhrts:

N làm Đường thi tệ lắm, xưa giờ có 1, 2 bài là cùng :D , mà làm thơ tếu thì được chứ thơ tả cảnh, thơ tình cảm, ... vv, thì lại không có ý gì hết, có khi đọc bài ai đó muốn làm thử nhưng tới cái vụ "đối chan chát" là thôi, n xin đầu hàng vô điều kiện :rotfl:

@ hihiii sis N à, đầu hàng xong rồi thì chuẩn bị uýnh tiếp chứ sợ gì, vì vui là trên hết ... uýnh nhiều lần sẽ quen tay thôi ... hổng tin sis thử đi :cafe: :flower:
Mây thiếu gió, mây buồn rơi xuống thấp
Gió thiếu cây, há được gọi cuồng phong
Cây thiếu hoa, sao tránh khỏi thẹn lòng
Hoa thiếu bướm, hoa thẫn thờ rũ cánh
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20305
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          

          
          
Khai bút đầu Xuân



Bút khá cùn rồi khó thể khai
Mực thì gần cạn xúc nghiên hoài
Nhâm Dần hổ dữ vừa xông tới
Tân Sửu trâu điên đã chạy dài
Thẳng lối ngay hàng ghi thật đúng
Dọc ngang trên dưới viết đừng sai
Mặc dù bẩy tám không còn sức
Cũng cố khai Xuân chịu kém ai.



Phạm Đức Thân




Bánh bao



Bánh bao chợ bán thoảng mùi khai
Con trẻ bi bô đòi mua hoài
Quyết tâm lần này làm cho tới
Hì hục chép ghi suốt đêm dài
Tính toán chi li sao cho đúng
Cân đo đong đếm không được sai
Bánh chín nè con ăn lấy sức
Mẹ à ngon thiệt thua gì ai!



Nắng Thủy Tinh




Xuân về ...



Xuân về nhẹ điểm cánh hoa khai
Bút khẽ hồn thơ dạ cảm hoài
Tống cựu đưa Trâu bừa ruộng cạn
Nghinh tân đón Cọp lấp sông dài
Tiêu trừ lũ cáo gieo vần chuẩn
Diệt sạch bầy hồ gạt ý sai
Để thế nhân hòa chung lễ hội
Vì rằng Tết chẳng của riêng ai



Thiên Hùng




Xuân Hoài Niệm …



Hoài niệm Xuân về chấp bút khai
Viết lên tâm sự nỗi u hoài
Kể đời xứ lạ lòng chua xót
Nhắc chuyện quê xưa giọt vắn dài
Thương cội mai vàng hoa rực thắm
Nhớ chùm khế ngọt quả oằn sai
Tha phương Tết đến sầu vời vợi
Khắc khoải riêng niềm biết tỏ ai?!



Tâm An

          

          
... hihihi .. nhẹ nhàng và dễ thương .. dzô đi dzô đi bạn hiền ơi ...
:drnkbdds: :flwrhrts: :kssflwr: :flower: :cafe:

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20305
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           



    Cám ơn HV đã post và cám ơn vài bạn đã họa thơ.

    Riêng với Nắng Thủy Tinh tôi xin chia xẻ 1 kinh nghiệm thực tiễn, hi vọng giúp nhớ dễ dàng niêm luật thơ Đường.
    (Về bố cục nội dung 8 câu thơ, vần và đối...NTT chỉ cần đọc 1 lần trên wiki là nhớ. Đây chỉ bàn về cách nhớ niêm luật.)

    • Bắt đầu làm CÂU 1, chỉ cần xem CHỮ 2 là B hay T.

      Sau đó, về hàng ngang: chữ 4, và 6 liên tiếp BT phải nghịch nhau (tức là 3 chữ 2,4,6 phải là BTB hoặc TBT)
      7 câu thơ kia cũng theo nguyên tắc chữ 2,4,6 có BT nghịch nhau này.

      Về hàng dọc: chữ 2 của câu 2 phải nghịch BT với CHỮ 2 của CÂU 1, rồi tiếp theo hàng ngang theo nguyên tắc trên kia.
      Sau đó NIÊM dễ nhớ: chữ 2 của câu 2-3, 4-5. 6-7 và 8-1 cùng BT.
      Tiếp đến chữ 2 của câu 3-4, 5-6, 7-8 nghịch nhau BT.

      Tóm lại dựa vào du di: nhất tam ngũ bất luật, nhị tứ lục phân minh, và chữ 2 của câu 2-3, 4-5, 6-7, 8-1 phải cùng BT, chỉ cần xem BT của CHỮ 2 CÂU 1 rồi làm tiếp ngang và dọc từ CHỮ NÀY theo cách dễ nhớ nêu trên là không sợ sai niêm luật.

      Mặt khác từ CHỮ 2 CÂU 1 của bất cứ bài thơ Đuờng nào, dựa vào đôi điều dễ nhớ trên, có thể xem có đúng niêm luật.


    Dĩ nhiên thơ hay còn chú ý đến âm điệu, nên có người bỏ qua đôi chỗ sai niêm luật, tuy nhiên nên giữ NIÊM để bài thơ được chặt chẽ.

    Vd. bài KBĐX có 1 dị bản là: ghi CHO đúng thay vì ghi THẬT đúng vì nghe êm tai hơn, nghĩa cũng chính xác hơn.

    Hi vọng NTT ghi nhận đôi điều rất dễ nhớ nêu trên và tiếp tục thử nghiệm làm thơ Đuờng.


    PĐT

Thiên Hùng
Bài viết: 318
Ngày tham gia: Thứ tư 04/08/21 06:15

Re: Xuân .. Xuân .. Xuân .. Nhâm Dần ...

Bài viết bởi Thiên Hùng »

Sis N ơi,
An chí vì là thơ Đường Luật nên nhìn vô luật thì mình thấy khó, nhưng khi đã quen rồi thì không khó nữa vì trước sau vẫn vậy mà ... TH tặng sis mấy câu khẩu quyết ( :lol: ) nè, bảo đảm sis thuộc rồi thì tha hồ bỏ muối vô nồi thơ Đường luật á hiihihii :flower: :kssflwr:


Niêm chặt chẽ đưa ta qua bến hẹn
Luật giúp ta cảm thông được với người
Đối diện rồi lòng rộn rã niềm vui
Từ dạo đó ta có người tri kỷ

... kế đó là

Thông thả dịu êm trường giang lưu thủy
Tình thâm đượm thắm nghĩa khí hòa chan
Đạt đến ước mơ tang bồng hồ thỉ
hùng phục chúng tự tại non ngàn

Thiên Hùng :flwrhrts:
Mây thiếu gió, mây buồn rơi xuống thấp
Gió thiếu cây, há được gọi cuồng phong
Cây thiếu hoa, sao tránh khỏi thẹn lòng
Hoa thiếu bướm, hoa thẫn thờ rũ cánh
Trả lời

Quay về “Chuyên đề”