Tham vọng ‘càn quét’ Bắc Cực của Trung Quốc sẽ thành hiện thực nếu Nga thắng ở Ukraine

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20304
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tham vọng ‘càn quét’ Bắc Cực của Trung Quốc sẽ thành hiện thực nếu Nga thắng ở Ukraine

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    China Plans to Raid the Arctic
    ________________________
    John Mac Ghlionn _ April 17, 2022



              

    China's Icebreaker Xuelong, which has voyaged to the Arctic, in Xiamen, Fujian Province, on June 27, 2010.

              

    One week after Russia invaded Ukraine, seven countries—Canada, the United States, Norway, Iceland, Sweden, Denmark, and Finland—announced that they were withdrawing from the Arctic Council until further notice. At present, the only remaining member is Russia.

    With the likes of the United States and Canada turning their backs on the council, the Chinese Communist Party (CCP) has spotted an opening. Xi Jinping and his colleagues appear to be extremely interested in exploring the Arctic region. The question, though, is why?

    I reached out to Brigt Dale, the research director for the Environment and Society Research Group at Nordland Research Institute, for comment on the matter.

    Why, I asked, is Beijing so interested in this largely inhospitable region?

    First, said Dale, the Arctic has a pool of resources that are “ready to be taken.” It “is reminiscent of the colonialist idea which, for many in the Arctic, is not a part of history but rather manifests every day.”


    Within the realm of geopolitics, discussions regularly revolve around the idea of “how one can exploit Arctic resources to the benefit of others elsewhere—whilst at the same time maintaining the notion that the Arctic is ‘being taken care of,'” said Dale.

    The researcher told me that “natural resource utilization and exports of goods has always been a part of subsistence here—as can be exemplified by the trading of furs, fish, and products from the hunting of marine mammals going back for centuries, perhaps even millennia.”

    Thus, extracting “resources from the Arctic is nothing new.” Today, however, “we see an increased interest in hydrocarbons, in particular, but also for minerals (an increased interest due to the needs arising from green tech development) both from Arctic states and from other states [that] in one way or another define themselves as ‘having interests in the Arctic,’ a process that alienates as much as invites local communities and Arctic populations,” added Dale.

    In Russia, China’s close ally, “the focus is still on oil and gas—and minerals—as the foundation of their economy, and the latter (access to minerals) are, I would guess, as important to the Chinese as oil and gas.”

    Additionally, according to Dale, “the Northern sea route from the Barents Sea to the Bering Strait is of great importance to the Chinese,” as it offers access to new “fishing grounds.”

    Domestically, China’s fish stocks are at risk of collapse. As a symbol of abundance in Chinese culture, fish is a key ingredient in many of the country’s most popular dishes. The Arctic region offers Beijing the opportunity to avert a fish-centered crisis.

    Moreover, Dale noted the region’s abundance of rare earth minerals. As the scholar Mark Rowe has written previously, rare earth metals like neodymium, praseodymium, terbium, and dysprosium “are key to the world’s electric-vehicle and renewable-energy revolutions, underpinning battery technology and wind turbines among other things.”

    China is leading both the electric vehicle and renewable energy revolutions. To maintain its position, though, it needs easy access to valuable minerals. The Arctic offers such access.

    What are the potential geopolitical implications of China’s Arctic ambitions?

    I asked Indra Overland, a lead researcher at the Norwegian Institute of International Affairs, this very question.

    “What Russia really would like,” he said, “is if the Chinese could help keep its Liquefied Natural Gas (LNG) projects on the Yamal Peninsula moving forward.”

    According to Overland, such assistance “would make Russia less dependent on the European natural gas market.” However, he added, at present, “the Chinese do not have the necessary technology for this.”

    Overland added, “If the Russians could not easily acquire it themselves until now, it is not something the Chinese can easily copy from Western and Japanese companies in a hurry either.” Nevertheless, “it is possible the Chinese and Russians will do their best to try to work together on the Yamal Peninsula.”

    When discussing the possibilities of Russian and Chinese cooperation in the Arctic region, so much depends on what happens in Ukraine. Overland told me that the “Russian invasion of Ukraine represents both possible downsides and possible upsides for China.”

    The possible downside is obvious; he continued, “Russia could be defeated and the unity and determination of Western countries in defending democracy strengthened.”

    The upside, on the other hand, “is that China may get heavily discounted access to Russian natural resources, including natural gas, oil, coal, metals, and grain,” while “Western demand for Chinese solar panels and other clean energy goods skyrockets due to the strengthened desire to reduce dependency on Russian fossil fuels,” Overland said.

    If Russia is defeated in Ukraine, then China’s Arctic ambitions may be delayed indefinitely. However, if Russia emerges victorious, China will likely be given the keys to the Arctic, allowing its contractors to fish and mine with impunity.



    John Mac Ghlionn

    John Mac Ghlionn is a researcher and essayist. His work has been published by the New York Post, The Sydney Morning Herald, Newsweek, National Review, and The Spectator US, among others. He covers psychology and social relations, and has a keen interest in social dysfunction and media manipulation.




    https://www.theepochtimes.com/china-pla ... 93485.html
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20304
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Tham vọng ‘càn quét’ Bắc Cực của Trung Quốc sẽ thành hiện thực nếu Nga thắng ở Ukraine

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Tham vọng ‘càn quét’ Bắc Cực của Trung Quốc sẽ thành hiện thực
              
    nếu Nga thắng ở Ukraine

    _________________________
    Chi Anh _ 20/04/22





    Một tuần sau khi Nga xâm lược Ukraine, bảy quốc gia gồm Canada, Mỹ, Na Uy, Iceland, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan đã thông báo rút khỏi Hội đồng Bắc Cực (Arctic Council) cho đến khi có thông báo mới. Hiện tại, thành viên duy nhất còn lại là Nga.

    Hội đồng Bắc Cực là diễn đàn liên chính phủ hàng đầu thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia Bắc Cực, cộng đồng bản địa Bắc Cực và các cư dân khác sống ở Bắc Cực về các vấn đề chung của khu vực này, đặc biệt là về các vấn đề về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

    Trước việc Mỹ và Canada quay lưng lại với hội đồng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhanh chóng nắm lấy sơ hở này. Ông Tập Cận Bình và các cộng sự cực kỳ hứng thú với việc khai thác Bắc Cực. Câu hỏi đặt ra là tại sao?

    Tôi đã liên hệ với Giám đốc nghiên cứu Brigt Dale của Nhóm Nghiên cứu Môi trường và Xã hội tại Viện Nghiên cứu Nordland để tìm câu trả lời.



    Nguyên nhân ĐCSTQ cực kỳ quan tâm đến Bắc Cực

    Dale nói, Bắc Cực có nguồn tài nguyên phong phú ở trạng thái “sẵn sàng để khai thác”.

    Các cuộc thảo luận trong lĩnh vực địa chính trị thường xoay quanh ý tưởng làm thế nào có thể khai thác tài nguyên ở Bắc Cực để phục vụ lợi ích cho những người sống ở nơi khác, trong khi thế giới vẫn tưởng rằng Bắc Cực đang được ‘chăm sóc’ cẩn thận, Dale cho biết.

    Dale nói thêm, từ nhiều thế kỷ trước, thậm chí là hàng thiên niên kỷ trước, nhiều người dân Bắc Cực sinh sống bằng buôn bán lông thú, cá và các sản phẩm từ việc săn bắt các loài động vật biển có vú.

    Vì vậy, việc khai thác “tài nguyên ở Bắc Cực không có gì mới”. Tuy nhiên, mối quan tâm ngày càng tăng hiện nay đối với khoáng sản, đặc biệt là các loại khoáng sản dùng trong phát triển công nghệ xanh, đã khiến Bắc Cực được các quốc gia Bắc Cực và các nước khác đặc biệt ‘dòm ngó’.

    Với Nga, đồng minh thân cận của Trung Quốc, trọng tâm vẫn là dầu khí và khoáng sản, bởi đây là nền tảng của nền kinh tế của họ. Trung Quốc cũng như thế, Dale nói.

    Ngoài ra, theo Dale, “tuyến đường biển phía Bắc từ biển Barents đến eo biển Bering có tầm quan trọng lớn đối với người Trung Quốc”, vì nó cho phép nước này tiếp cận các ngư trường mới.

    Trữ lượng cá ở khu vực do Trung Quốc kiểm soát ngày càng sụt giảm. Trong khi đó, cá là thành phần chính trong nhiều món ăn được ưa chuộng nhất của đất nước tỷ dân. Bắc Cực mang đến cơ hội cho Bắc Kinh ngăn chặn cuộc khủng hoảng ‘thiếu cá’.

    Hơn nữa, Dale nhấn mạnh về sự phong phú của các loại khoáng chất đất hiếm ở Bắc Cực. Như học giả Mark Rowe đã viết trước đây, những kim loại đất hiếm như neodymium, praseodymium, terbium và dysprosium “là chìa khóa cho các cuộc cách mạng xe điện và năng lượng tái tạo trên thế giới, thúc đẩy công nghệ pin và tuabin gió cùng những công nghệ khác”.

    Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới cả về cuộc cách mạng xe điện và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, để duy trì vị thế của mình, Bắc Kinh cần đảm bảo quyền tiếp cận với các khoáng sản có giá trị. Và Bắc Cực đáp ứng được yêu cầu này.



    Tác động địa chính trị của tham vọng Bắc Cực của Trung Quốc là gì?

    Tôi đã hỏi Indra Overland, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Các vấn đề Quốc tế Na Uy, về những tác động địa chính trị tiềm tàng của việc Trung Quốc ‘càn quét’ Bắc Cực.

    Overland nói, điều mà Nga thực sự muốn là Trung Quốc giúp các dự án Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của họ trên Bán đảo Yamal tiến triển thuận lợi.

    Theo Overland thì hiện tại, “người Trung Quốc không có công nghệ cần thiết cho việc này”. “Cho đến giờ, nếu người Nga không thể dễ dàng có được nó, thì nó không phải là thứ mà người Trung Quốc có thể nhanh chóng sao chép từ các công ty phương Tây và Nhật Bản”. Tuy nhiên, “Trung Quốc và Nga sẽ cố gắng hết sức để hợp tác cùng nhau trên Bán đảo Yamal”.

    Khả năng hợp tác của Nga và Trung Quốc ở khu vực Bắc Cực phụ thuộc rất nhiều vào những gì xảy ra ở Ukraine. Overland nói với tôi rằng “cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine thể hiện cả những mặt tiêu cực và tích cực có thể xảy ra đối với Trung Quốc”.

    Mặt tiêu cực là, “Nga có thể bị đánh bại; quyết tâm của các nước phương Tây trong việc bảo vệ nền dân chủ được củng cố”.

    Mặt tích cực là Trung Quốc có thể mua tài nguyên thiên nhiên của Nga với giá rẻ, bao gồm khí đốt tự nhiên, dầu, than, kim loại và ngũ cốc; trong khi nhu cầu của phương Tây đối với các tấm pin mặt trời và các hàng hóa năng lượng sạch khác của Trung Quốc tăng vọt - do họ ngừng nhập khẩu từ Nga, Overland nói.

    Nếu Nga bị đánh bại ở Ukraine, thì tham vọng Bắc Cực của Trung Quốc có thể bị trì hoãn vô thời hạn. Tuy nhiên, nếu Nga chiến thắng, Trung Quốc sẽ được trao chìa khóa tới Bắc Cực, cho phép các doanh nghiệp của họ đánh bắt cá và khai thác khoáng sản số lượng lớn mà không bị trừng phạt.

    Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

    Tác giả John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Bài viết của ông được đăng trên nhiều tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, Newsweek, National Review, The Spectator US, và những tờ báo uy tín khác. Ông cũng là một chuyên gia tâm lý xã hội, rất quan tâm đến các rối loạn chức năng xã hội và thao túng truyền thông.



    Chi Anh
    Theo The Epoch Times




    https://www.ntdvn.net/kinh-te/tham-vong ... 34556.html
Trả lời

Quay về “rắn Tàu”