Úc

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Nước Úc sẽ te tua trong 4 năm sắp tới, di dân vào ào ạt, thất nghiệp... thuế tăng :(
    Tàu cộng (Tập) sẽ chúc mừng vì đảng lao động thắng cử :evil:



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Lần đầu tiên trong lịch sử Úc có một người gốc Việt đắc cử dân biểu liên bang.

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Lần đầu tiên trong lịch sử Úc có một người gốc Việt đắc cử dân biểu liên bang.



    Lần tổng tuyển cử này ở Úc người Việt đã gây một dấu ấn lịch sử: lần đầu tiên trong lịch sử Úc có một người gốc Việt đắc cử dân biểu liên bang.

    Người đó là cô Dai Le (Lê Thị Trang Đài). Cô đến Úc vào năm 1975 như là một người tị nạn. Lúc đó cô mới 11 tuổi. Cô từng là phóng viên cho đài truyền hình ABC của Úc. Cô là cựu đảng viên đảng Tự Do và đã vài lần thất cử, nhưng vẫn kiên trì theo đuổi sự nghiệp chánh trị. Và, bây giờ cô là MP (Member of Parliament) của Úc. và, sự kiện này mang tính lịch sử.

    Cô ‘đánh bại’ cựu Thủ hiến bang New South Wales để chiếm ghế của đảng Lao Động. Chưa bao giờ cái ghế này lọt khỏi tay đảng Lao Động, nhưng Dai Le đã làm được cái ‘việc không thể’ đó. Rất đáng nể phục.
    Về cô Dai Le: https://daile.com.au

              

              

    Tên tiếng Việt của cô ấy là Lê Thi Trang Đài.
    Các bạn có thể đọc bài của RFA ở đây (trích):
    https://www.rfa.org/vietnamese/news/pro ... yZaE1xwqtw

    Thưa quí vị, được biết cô Lê Thị Trang Đài, rời Việt Nam với mẹ và hai em gái vào tháng 4 năm 1975. Cả 4 mẹ con chờ đợi người cha của họ trong một căn cứ ở Phi Luật Tân suốt 4 năm trời, nhưng ông đã không bao giờ đến được bến bờ.

    Lúc bấy giờ, nghe đồn rằng, không đủ tiêu chuẩn định cư, thế là mẹ cô một lần nữa, đem cô và hai em gái xuống thuyền vượt biên lần thứ nhì cùng với 30 người khác.

    Sau 10 ngày lênh đênh trên biển, họ được tàu Hongkong vớt và cuối cùng định cư tại Wollongong, và sau này chuyển về Cabramanta.

    Lúc đó, cô vừa tròn 11 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học, cô học luật tại trường Đại Học Sydney nhưng sau này, cô quyết định chuyển sang ngành truyền thông và báo chí. Được nhận làm trong truyền hình và radio của ABC, một hãng truyền thông lớn của Úc, Lê Thị Trang Đài là ký giả người Việt duy nhất của chuyên ban tài liệu lịch sử và xã hội quốc gia.

    Năm 1999, cô được giải thưởng của Human Right Watch về cuốn phim tài liệu nói đến các thanh thiếu niên Việt Nam bị mắc vào đường dây buôn bán ma túy của mafia ở Cabramatta.

    Là một phóng viên xuất sắc, kiêm đạo diễn các phim tài liệu, cô đã thực hiện nhiều cuốn phim rất có giá trị liên quan đến cộng đồng người Việt như “Taking Change of Cabramatta” “Starting From Zero”, “Operation Lift”.

    Đặc biệt, với cuốn phim tài liệu “In Limbo” nói về người Việt tị nạn còn sót lại ở Philippines, đã giúp cho hàng trăm gia đình người Việt được tái định cư tại Úc và Hoa Kỳ. Được hỏi lý do nào cô đã quyết định tham gia vào hoạt động chính trị, cô nói:

    “Cộng đồng vùng Cabramatta rất đông người Việt tị nạn của mình, và cũng có những người tị nạn từ những nước khác…Em ở đó thì thấy rằng cộng đồng ở đó không có tiếng nói, mười mấy năm trời, không có ai xây dựng cộng đồng, làm đẹp hay cho cộng đồng có bộ mặt trong xã hội của nước Úc này. Em thấy chỗ nào cũng tiến lên, nhưng chỗ đó thì không tiến lên, không có ai chăm sóc cho dân ở đó.

    Thời gian trước, em có làm mấy câu chuyện về cộng đồng của mình. Em thấy trong cộng đồng của mình có khả năng nhiều lắm, mấy người trẻ lớn lên, và 30 năm rồi, cộng đồng vẫn cố gắng làm mà không ngửng đầu lên được. Em đã làm báo chí, truyền hình, phát thanh, em biết cộng đồng mình có nhiều chuyện lắm…Chính vì thế, 3 tuần trước, em đã quyết định ra tranh cử.”


    Theo lời cô cho biết, sau khi nộp đơn ra tranh cử và được Đảng Tự Do chấp nhận, cô chỉ có hơn 2 tuần để chuẩn bị mọi chuyện cho cuộc vận động tranh cử. Chính vì thế, nhiều người đã cho rằng cô quá dại dột khi ứng cử vào thời điểm chẳng mấy thuận lợi này, cô kể lại:

    “Nhiều người nói rằng em sẽ không làm được cái gì đâu, vì cái ghế đó là ghế an toàn nhất của Đảng Lao Động. Nhưng trong lòng em nghĩ rằng cộng đồng mình cũng biết rồi, Đảng Lao Động cầm quyền 13, 14 năm nhưng không có gì thay đổi hết. Em cũng có niềm tin rằng nếu không thắng, em cũng làm cho số phiếu Đảng Lao Động rớt thật nhiều. Em tin rằng cộng đồng mình không im lặng nữa.”

    Niềm hãnh diện của người Việt ở Úc

    Nhân đây, cô cũng cho biết rằng, mặc dù là một phóng viên của hãng truyền thông ABC và phụ trách về lịch sử và xã hội của nước Úc, nhưng cũng nhờ thế, mọi chuyện liên quan đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam cô nắm khá chính xác. Với cô, khi nhắc đến Việt Nam, nhân quyền và tự do tôn giáo là điều quan tâm nhất của cô.


    Nguồn:https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/ ... %2CO%2CP-R



              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Đôi nét về bà ngoại mới của Úc

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Đôi nét về bà ngoại mới của Úc




    Một trong những nhân vật đáng chú ý trong Nội các Albanese là bà Penny Wong (hình), mới được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao. Bà là người đồng tính nổi tiếng nhứt ở Úc.





    Bà Wong (tiếng Việt là "Vương") là người Úc gốc Mã Lai. Bà sanh năm Mậu Thân 1968 trong một gia đình trung lưu ở Mã Lai. Mẹ là người Úc gốc Anh và cha là một kiến trúc sư người Mã Lai gốc Tàu. Hai người sau này li dị, và năm 1976 bà Penny cùng mẹ và em trai về Adelaide (Úc) sống. Lúc theo mẹ về Úc sống Penny mới 8 tuổi.

    Penny theo học ở những trường tư thuộc hạng danh giá. Chẳng hạn như trường trung học Scott College ở Adelaide là nơi đào tạo lãnh đạo tương lai. Sau khi tốt nghiệp trung học Penny được nhận vào học y khoa tại Đại học Adelaide, nhưng chỉ 1 năm sau vì thấy không hợp với ngành y nên Penny chuyển sang học luật. Penny tốt nghiệp cử nhân luật hạng danh dự.

    Cũng như nhiều chánh trị gia thuộc đảng Lao Động, sau đại học, Penny Wong làm việc cho công đoàn. Trong thời gian làm cho công đoàn Penny nổi tiếng là người đấu tranh tăng lương cho nữ công nhân và người di dân. Sau đó, Penny làm cố vấn cho đảng Lao Động tiểu bang New South Wales, và cùng lúc theo học tiếp để thành trạng sư (barrister).

    Năm 2001, ở tuổi 33, Penny đắc cử Thượng nghị sĩ. Sau đó, Penny tái đắc cử 4 lần vào năm 2007, 2013, 2016 và 2022. Năm 2007, dưới thời Chánh phủ Lao Động của Kevin Rudd, Penny đã là bộ trưởng phụ trách lãnh vực nước và biến đổi khí hậu. Thời đảng Tự Do cầm quyền, Penny là Bộ trưởng ngoại giao đối lập. Thứ Hai vừa qua, Penny Wong được Tổng toàn quyền làm lễ thụ phong Bộ trưởng Ngoại giao trong Chánh phủ Albanese.

    Bà Penny là người đồng tính. Bà không giấu diếm gì thân thế đó. Bà sống cùng người 'partner' là Sophie Allouache, một bạn học thời đại học. Năm 2011, qua thụ tinh nhân tạo, Allouache sanh hai người con gái. Hiện nay, họ sống ở Adelaide. Và, trong trang web cá nhân, Penny cho biết bà thích nấu ăn và thưởng thức ... rượu vang. Rượu vang ở Nam Úc rất nổi tiếng trên thế giới.

    Bà mới làm bộ trưởng ngoại giao, nên chưa có những thành tựu nào để nói. Nhưng chúng ta có thể tìm hiểu tầm nhìn và viễn kiến của bà ra sao dưới thời Chánh phủ Albanese. Bà Penny Wong có vẻ rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu. Đi đâu cũng nghe bà nói về biến đổi khí hậu, nhưng chưa biết Chánh phủ Albanese sẽ làm gì. Thật ra, biến đổi khí hậu cũng là chủ đề cử tri Úc rất quan tâm (chỉ sau vấn đề giá sinh hoạt).
    Là người gốc Á châu, nên không ngạc nhiên khi thấy bà Penny Wong rất quan tâm đến vai trò của Úc ở Á châu. Đây đó trong các bài phát biểu, bà muốn Úc đóng vai trò lớn hơn ở Châu Á - Thái Bình Dương. Bà cho rằng Chánh phủ Morrison đã thất bại trong việc ngăn chận thoả ước giữa quốc đảo Solomon và Tàu.Do đó, ngay trong tuần đầu tiên nhậm chức, bà Penny Wong bay sang các nước láng giềng ở Thái Bình Dương. Trước là để làm quen, sau là để bàn chuyện chiến lược.

    Bà hứa là dưới thời Chánh phủ Albanese, Úc sẽ lắng nghe tiếng nói của các nước láng giềng. Trong buổi tiếp xúc báo chí ở Fiji, bà Penny nói rằng các nước trong vùng Thái Bình Dương cần phải cân nhắc hậu quả chấp nhận những sự 'hỗ trợ' của Bắc Kinh.

    Có lẽ chánh sách ngoại giao của Úc sẽ không thay đổi gì dưới thời Albanese, vì hai đảng tuy đối lập nhau về chánh trị nhưng đồng lòng nhau về chánh sách ngoại giao. Úc vẫn sẽ là đồng minh trung thành với Mĩ và Nhật. Úc vẫn đứng về lẽ phải chân chánh, không phải chỉ nói suông mà bằng hành động.

    Tuy nhiên, phong cách ngoại giao Úc dưới thời Albanese thì chắc khác với thời Morrison. Xuất thân từ giai cấp trung lưu, bà Penny là người lịch lãm và 'worldly', đúng cách dân ngoại giao thứ thiệt. Bà nói năng hoạt bát (thật ra, chánh trị gia Úc nào cũng hoạt bát) và có khả năng diễn thuyết một cách thuyết phục mà không cần đến giấy. Bà sẽ là một nhân vật nổi trội trong Chánh phủ Albanese.

    Nhìn toàn cục, mấy năm gần đây nữ giới đang ‘lên hương’. Phụ nữ được giao nhiều trọng trách trong chánh trị, kể cả thủ tướng và bộ trưởng. Ngay trong lần tổng tuyển cử ở Úc vừa qua, khá nhiều phụ nữ ra tranh cử độc lập và họ thắng. Trong Chánh phủ Morrison có bộ trưởng ngoại giao cũng là nữ. Nhưng sự lên hương của nữ giới hình như chỉ diễn ra ở mấy nước tiên tiến phương Tây, còn các nước kém phát triển và theo thể chế toàn trị thì nữ giới vẫn chưa có những vai trò nổi bật.

    Cái hay của thể chế dân chủ là nó dung nạp mọi thành phần xã hội. Vì qua bầu cử nên những kẻ bất tài 5C (con cháu các cụ cả) khó có chỗ đứng trong chánh trường. Thể chế dân chủ tuy không hoàn hảo nhưng nó là cơ chế ‘gạn đục khơi trong’ khá tốt và giúp nhận dạng những nhân tài.

    Các vị lãnh đạo ở Việt Nam hay đặt câu hỏi làm thế nào để tìm nhân tài, nhưng tôi nghĩ câu hỏi đó sai. Trong điều kiện hiện nay ( ‘nhứt hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ’) sẽ khó có nhân tài thực sự đóng góp cho đất nước.

    Nguyễn Tuấn


    Nguồn:https://www.facebook.com/t.nguyen.2016/ ... %2CO%2CP-R


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Tin buồn cho giáo hội công giáo Úc đại lợi

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Tin buồn cho giáo hội công giáo Úc đại lợi



    Tin từ tòa thánh Vatican cho biết, Đức Hồng Y George Pell, vừa được Chúa gọi về hôm qua 10.1.2023, hưởng thọ 81 tuổi.

              

              

    Được biết, Đức Hồng Y George Pell đã qua đời sau các biến chứng từ cuộc giải phẫu thay khớp hông không thành công.

    Thông tín viên Vatican, Colm Flynn, một trong những người đầu tiên đưa tin về cái chết của Đức Hồng Y, cho biết Đức Hồng Y George Pell qua đời vì nghi ngờ tim ngừng đập vào khoảng 6:50 sáng (giờ Roma).

    Flynn, nói với đài phát thanh 3AW ở Melbourne rằng ông đã phỏng vấn ĐHY George Pell khoảng 15 phút, vài ngày trước về cái chết của cố Giáo hoàng Danh dự Bênêđictô XVI.
    Flynn nói: "Trước cuộc giải phẫu, ngài có phong độ tốt, rất sôi nổi và hoạt bát trong cuộc phỏng vấn. Và tôi còn hẹn gặp lại ngài thêm lần nữa...".

    Đức Tổng Giám Mục Sydney Anthony Fisher đã xác nhận việc Đức Hồng Y Pell qua đời trong một tuyên bố được đăng trên trang Facebook chính thức của ngài.

    Ông viết: "Với nỗi buồn sâu sắc, tôi có thể xác nhận rằng Đức Hồng Y George Pell đã qua đời tại Rome vào đầu giờ sáng nay.

    ĐGM Fisher cho biết tin này đã đến như một cú sốc lớn đối với Giáo phận.
    "Xin mọi người hãy cầu nguyện cho Linh hồn của Đức Hồng Y George Pell được an nghỉ trong Chúa. Sự cầu nguyện sẽ là niềm an ủi cho gia đình của ngài, và cho tất cả những người yêu mến ngài và đang đau buồn với tin ngài qua đời vào lúc này".

              

              
              

              
    • Thụ phong Linh mục ngày 16.12.1966.
      Giám mục phó Melbourne năm 1987.
      Tổng Giám mục GP Melbourne từ năm 1996-2001.
      Tổng Giám mục GP Sydney từ năm 2001.
      Tấn phong Hồng y năm 2003 bởi ĐGH Gioan Phaolô 2,
      Từ năm 2014 Bộ trưởng Kinh tế tại Vatican.






    https://www.facebook.com/tuy.nguyen.773 ... CPu2xJzTvl

              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20304
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Úc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




17 km/giờ
Cá sấu nước ngọt Úc

:giggles:


          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Có tài có tật

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           
    • Có tài có tật



    Ông là một ca tiêu biểu cho câu thành ngữ ‘Có tài có tật’. Ông nổi tiếng như là một bàn tay vàng trong phẫu thuật thần kinh, nhưng chỉ vì phán quyết sai lầm mà bị kết tội, và có lẽ sẽ không cầm dao trong tương lai ở Úc.
    Cả tuần nay, báo chí Úc rầm rộ đưa tin rằng sau nhiều tháng xét xử hội đồng y khoa (Úc) đã đi đến kết luận Bs Charles Teo phạm tội 'hành xử thiếu chuyên nghiệp' (unsatisfactory professional conduct). Hậu quả là hai bệnh nhân của ông đã qua đời sau phẫu thuật.

    Báo chí mô tả ông là một nhà phẫu thuật có tài — rất có tài. Công chúng yêu quí ông. Nhưng ông cũng có nhiều ‘tật.’ Tờ Sydney Morning Herald mô tả ông chỉ 3 chữ: "Brilliant, adored, flawed" (Tài ba, được yêu quí, hư hỏng).

    Người tài ba xuất sắc

    Ông sanh năm 1957 (tức năm nay đã gần 66 tuổi), tại Sydney, trong một gia đình gốc Hoa. Ông theo học và tốt nghiệp bác sĩ từ Đại học New South Wales. Sau đó, ông sang Mĩ và làm việc tại Trung tâm Nhi khoa ở Dallas (TX). Thời ở Mĩ ông nổi tiếng với kĩ thuật 'keyhole' trong phẫu thuật thần kinh do ông sáng chế ra. Ông viết hẳn một cuốn sách mô tả kĩ thuật đó, và là tác giả của hàng trăm bài báo khoa học về lãnh vực ngoại thần kinh.

    Các đồng nghiệp đều công nhận ông là tay mổ xuất sắc. Ông cho biết là đã mổ 11,000 ca bệnh khó (không rõ con số đúng hay quá), những ca bệnh mà các bác sĩ khác không dám mổ. Có lẽ ông đã cứu được nhiều người, nên công chúng xem ông là một 'Thánh nhân'. Bệnh nhân sẵn sàng tới ông dù ông lấy giá khá cao.

    Dù không phải là một giáo sư thực thụ ở Úc, nhưng ông được một số nơi trên thế giới trao danh xưng 'Giáo sư thỉnh giảng' (Visiting Professor). Ông từng giảng ở các nước như Nam Dương, Việt Nam, Peru, Bangladesh và Romania.

    Công chúng yêu quí


    Ông nổi tiếng như một ngôi sao điện ảnh. Ông nhận điều trị những ca bệnh khó nhứt, những ca bệnh mà các bác sĩ khác 'bó tay' hay không dám mổ.

    Một số bệnh nhân của ông thuộc giai cấp thượng lưu và có ảnh hưởng trong xã hội, kể cả giới truyền thông, nên ông có cơ hội xuất hiện trong các hệ thống truyền thông thường xuyên.

    Cuộc đời và sự nghiệp của ông được trình chiếu trên các chương trình nổi tiếng của Úc như Australian Story, 60 Minutes, Good Medicine và Today Tonight. Ông được tạp chí Readers’ Digest bình bầu là "Người Úc đáng tin tưởng Nhứt" (Most Trusted Australian).

    Nhưng là người … có tật

    Tuy nhiên, các đồng nghiệp ông, dù đánh giá cao kĩ năng phẫu thuật, xem ông là một người phi chánh thống và có vấn đề về nhân cách. Nhiều người xem kĩ thuật 'keyhole' của ông chỉ là thí nghiệm, chưa thể áp dụng trên bệnh nhân, nhưng trong thực tế thì ông đã làm điều đó nhiều lần.

    Ông dường như chẳng 'chơi' với đồng nghiệp trong chuyên ngành, vì lúc nào ông cũng nghĩ họ ganh tị với ông.
    "Tôi có kinh nghiệm hơn bất cứ ai trên thế giới"
    Về cá tánh và nhân cách, giới đồng nghiệp nhận xét rằng ông là người 'ái kỉ'. Ông thích được khen tặng và trong nhiều trường hợp, ông tự khen mình. Khi các kí giả phỏng vấn, ông hay nói rằng ông là bác sĩ giải phẫu thần kinh giỏi nhứt thế giới.

    Trong một phiên toà ông tuyên bố rằng: "Tôi có kinh nghiệm hơn bất cứ ai trên thế giới". Có vẻ chưa hài lòng với lời tuyên bố đó, ông nhấn mạnh rằng: "Nếu các bạn đọc y văn về các u não gốc, loạt bài lớn nhứt là do tôi viết. Đa số các bác sĩ ngoại thần kinh không hiểu điều này."

    Ông còn là người có thói quen 'xấu miệng', hay chửi thề trong phòng mổ. Chẳng những thường chửi thề, ông còn có thói quen nói chuyện dâm dục trong phòng mổ. Các đồng nghiệp đã quá quen cá tánh đó thì lờ đi, nhưng có người phản ảnh với cấp trên. Một đồng nghiệp trong phòng mổ thuật lại rằng ông từng nói với một y tá những câu dâm dục mà một bác sĩ không thể nói (và tôi cũng không dám trích dẫn ở đây). Khi còn ở Mĩ, ông bị một y tá kiện ra toà vì cáo buộc xách nhiễu tình dục.

    Khi vào phòng mổ ông nhứt định đòi mang đôi vớ có chữ "World's Greatest F--k".

    Có nữ bác sĩ báo cáo rằng ông chỉ mặc quần lót trong lúc tiếp chuyện các bác sĩ, kể cả nữ bác sĩ trẻ.
    Suốt hơn 10 năm qua, ông bị kiện tụng ra toà, phán quyết và kháng án, và báo chí đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực về ông.

    Ngày hôm qua có lẽ là một ngày định mệnh đối với ông. Phiên xét xử của hội đồng y khoa ra kết luận rằng ông đã sai lầm và vi phạm điều lệ chuyên môn, và có lẽ sẽ không được hành nghề ở Úc trong tương lai.

    Câu chuyện liên quan đến hai nữ bệnh nhân (41 tuổi và 66 tuổi), cả hai đều được chẩn đoán ung thư não ở giai đoạn cuối [1]. Theo báo chí, Bs Teo đã quyết định phẫu thuật sọ não khi mà rủi ro cao hơn lợi ích, tức là ông đã đánh giá sai tình huống. Cả hai bệnh nhân đều bất tĩnh sau khi mổ cho đến ngày qua đời một thời gian ngắn sau đó. Ông cũng thừa nhận là đã phán xét sai.

    Hội đồng y khoa cũng đánh giá rằng phương pháp phẫu thuật mà Bs Teo thực hiện chỉ là 'thí nghiệm' chứ chưa được chuyên ngành chấp nhận. Hội đồng cũng nhận định rằng ông không thực hành theo y học thực chứng (evidence based medicine), ông lờ đi các nghiên cứu khoa học trong y văn trước đó đều không khuyến khích mổ trong cả hai trường hợp.
    Ông thừa nhận là đã sai lầm trong đánh giá và kết cục quá đau buồn. Sau phiên xét xử của hội đồng y khoa ông đi Tây Ban Nha nghỉ hè và có lẽ sẽ hành nghề bên đó.

    Các đồng nghiệp giải thích tại sao Bs Teo vẫn có những bệnh nhân sẵn sàng theo cách phẫu thuật của ông. Giáo sư Woo (người từng cãi cọ với Teo) cho biết: "Bs Teo không được đa số đồng nghiệp chấp nhận. Nhưng ông ấy đem niềm hi vọng đến bệnh nhân trong khi các bác sĩ khác thì không. Nếu bạn bị bệnh ở giai đoạn cuối, thì một vài cơ hội vẫn tốt hơn là không có cơ hội. Và, họ không làm phẫu thuật rủi ro trên bệnh nhân có cơ hội thấp. Bà chị của tôi là một trường hợp như thế. Bà qua đời, nhưng sống lâu hơn."

    Cách mà Bs Teo nói với bệnh nhân là "Ông/bà phải được giải phẫu lập tức; nếu không thì sẽ chết. Và, tôi là bác sĩ phẫu thuật thần kinh giỏi nhứt trên thế giới này."

    Đó cũng chính là cách ông nói với hai bệnh nhân đề cập trên. Ông doạ bà bệnh nhân 66 tuổi rằng: "Nếu bà không chịu mổ vào thứ Ba này, bà sẽ chết vào ngày thứ Sáu." Và, ông chửi thề: "ĐM, bà khóc cái gì? Tôi ở đây điều trị cho bà, bà nên vui lên. Mẹ kiếp, ung thư não là cách tốt nhứt để chết." Và, bà bệnh nhân đã chết sau phẫu thuật.

    Ông bà chúng ta hay nói người có tài thường có tật, và câu này ứng nghiệm cho Bs Teo. Không ai nghi ngờ về tài năng vượt trội của ông, nhưng về nhân cách thì rất khó ai chịu nổi trong thời đại ngày nay. Tài năng không thể cứu vớt được hay biện minh cho những hành vi trịch thượng, xem mình là cha mẹ bệnh nhân, mắng chửi bệnh nhân, khinh thường bệnh nhân, ăn hiếp (bully) đồng nghiệp, làm vua một cõi, v.v. vốn đã là quá khứ của thế kỉ trước.

    ____
    [1] Đối với bệnh nhân 41 tuổi, một bác sĩ trước đây không chịu phẫu thuật vì ông đánh giá là rủi ro quá cao. Thật ra, đa số chuyên gia ngoại thần kinh ở Úc đều đánh giá là không nên phẫu thuật đối với bệnh nhân này. Nghiên cứu trong y văn cũng không ủng hộ phẫu thuật trong trường hợp này. Thế nhưng bệnh nhân tìm đến Bs Teo vì ông được xem là 'Á thánh' và ông quyết định mổ. Sau khi mổ, bệnh nhân không bao giờ tĩnh lại và qua đời sau đó vài tháng. Chi phí điều trị cho bệnh nhân này là 35000 AUD, và các đồng nghiệp ngoại thần kinh xem là quá cao. Khi bác sĩ trước của bà biết rằng bà đã đến gặp Bs Teo, ông chỉ nói với chồng bà rằng đó là một quyết định dại dột, và ông chồng nhận xét rằng Bs Teo đã bán quá nhiều hi vọng (he sold us a lot of hope).

    Đối với bệnh nhân 66 tuổi, ông cũng quyết định phẫu thuật, nhưng phương pháp thì khác với những gì ông hứa / đề nghị. Quá trình phẫu thuật đã cắt bỏ một phần lớn của bộ phận não bộ chức năng. Vẫn theo báo cáo trình trước hội đồng xét xử, trong lúc tư vấn cho bệnh nhân, Bs Teo hay ... chửi thề. Bệnh nhân cũng không tĩnh lại và qua đời sau phẫu thuật. Ông cũng 'charge' 35000 AUD đối với bệnh nhân này.


    Nguyễn Tuấn






    Nguồn:https://www.facebook.com/photo?fbid=176 ... 0074069318

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20304
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Báo cáo liên thế hệ 2023 cho thấy Úc đang đi vào con đường hủy hoại

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    ‘Ponzi scheme’:
              
    Why 2023 Intergenerational Report sets Australia on path to ruin
    __________
    Australia is hurtling down a dangerous path, with one expert warning we now face a “congested, high-rise future in a degraded environment”.

    _________________________
    Leith van Onselen _ August 23, 2023 - 7:34PM






    In 2001, when Australia’s population was 19.3 million, then-Treasurer Peter Costello released the inaugural Intergenerational Report (IGR).

    The 2001 IGR forecast that Australia’s population would grow to 25.7 million people by 2050, driven by annual net overseas migration (NOM) of 90,000.

    The following year in 2002, a Senate Inquiry put forward by the Howard Government on behalf of the business lobby complained of “serious skill shortages and skill gaps” in Australia and warned that unless the nation did something about it – ie imported a lot of workers – the economy would not develop and would end up going backwards.

    In response, the Howard Government progressively increased the permanent migrant intake from 93,000 to 150,000 in 2007.

    Subsequent Labor and Coalition governments then lifted the permanent migrant intake further to its current planning level of 190,000 a year.

    The separate humanitarian migrant intake has also been lifted from 12,300 in 2002 to 20,000 this financial year.

              

    The Howard Government progressively increased the permanent migrant intake from 93,000 to 150,000 in 2007.

              

    After a strategic review of the student visa program in 2011 (the Knight review), the former Gillard government greatly expanded post-study work rights for international students.

    Holders of these graduate (Subclass 485) visas were not required to be qualified for any of the jobs on the Skilled Occupation List. They did not need a firm offer of work from an employer. They were not required to be paid a minimum salary. Nor must they find a job related to their qualifications or require a certain level of skill.

    Graduate visa holders could work or study in any job, for any employer. And their visa remains valid even if they cannot find a job.

    The Knight review was strongly in favour of expanding post-study work rights because it would greatly increase Australia’s attractiveness as a destination for international students, in turn benefiting Australian universities and employers.

    The result was that international education was quickly turned into an immigration industry. Australia’s graduate (485) visas are considered among the most attractive of their kind in the world because they provide full work rights.

    They are also highly valued by international students because they are perceived as being a pathway to permanent residency.

    International student visas boomed, driving a massive increase in temporary migration alongside the permanent migrant intake.

              

    International student visas boomed, driving a massive increase in temporary migration alongside the permanent migrant intake.

              

    The Albanese government extended the duration of post-study graduate visas at last year’s Jobs & Skills Summit and recently signed two migration agreements with India that, among other things, will provide Indians with automatic five-year student visas and eight-year post-study work visas.

    The increase in permanent and temporary migration lifted Australia’s NOM from an average of around 90,000 in the 60 years post World War II to an average of 210,000 since (including the negative years over the pandemic).

              

    The increase in permanent and temporary migration lifted Australia’s NOM from an average of around 90,000 in the 60 years post World War II to an average of 210,000 since.

              

    As a result, Australia hit the 25.7 million population projection from the 2001 IGR 29 years early in 2021 after growing by an unprecedented 6.4 million people over that 20-year period.

    Australia’s major cities also experienced massive growth over this time.

    For example, at the 2001 Census, Melbourne had a population of 3.3 million while Sydney had a population of 3.9 million.

    At the end of 2022, Melbourne’s population had ballooned by 1.7 million (51 per cent) to 5 million people, whereas Sydney’s population had grown by 1.3 million (34 per cent) to 5.3 million people.




    2023 IGR locks in a ‘Big Australia’

    The 2023 federal budget projected that Australia’s population would grow by 2.18 million people (equivalent to the population of Perth) over the five years to 2026-27, driven by 1.5 million net overseas migrant arrivals (equivalent to the population of Adelaide).

    The 2023 IGR will be released to the public on Thursday.

    It projects that Australia’s population will swell to 40.5 million by 2062-63, driven by long-term net overseas migration (NOM) of 235,000 a year.

    But Australia hasn’t coped with the 7.4 million population increase this century.

    How will it cope with 14.2 million extra residents over the next 40 years, which is equivalent to adding a combined Sydney, Melbourne, Brisbane and Adelaide to Australia’s current population of 26.3 million?

    It took Australia 215 years to reach a population of 20 million in 2004.

    Yet the 2023 IGR has the nation adding another 20.5 million people in just under 60 years, with Melbourne and Sydney transforming into megacities of around 9 million people.




    The path to ruin for Australian living standards

    Australians are already suffering from a chronic housing shortage, which has driven rents into the stratosphere and forced thousands of Australians into share housing or homelessness.

    This shortage of homes has been driven by decades of high immigration, which has pushed demand above the nation’s capacity to supply new homes.

              

    This shortage of homes has been driven by decades of high immigration, which has pushed demand above the nation’s capacity to supply new homes.

              

    How will housing supply ever keep pace with demand when Australia’s population is projected to grow by 355,000 people a year on average for 40 years straight via net overseas migration?

    Australia didn’t build enough homes over the past 20 years. What makes anybody believe that we will achieve better outcomes over the next 40 years?

    Moreover, do Australians want to live in high-rise apartments? Because that will become the norm with a population of 40.5 million.

    The same criticisms can be made about Australia’s infrastructure provision.

    The 7.4 million population increase this century has crush-loaded everything in sight, including roads, public transport systems, hospitals and schools.

    How will Australia catch up on its accumulated infrastructure deficit, let alone provide enough infrastructure for another 14.2 million people?

    What about Australia’s water supply? Only four years ago, Australia was grappling with extreme drought and water supplies were running low.

    What will happen the next time there is a drought and Australia has millions more mouths to nourish?

    To accommodate the extra 14.2 million people, Australia will need to build multiple expensive, energy-guzzling and environmentally destructive water desalination plants. Doing so will also drive up water bills.

    This brings us to Australia’s “net zero” climate target.

    The Albanese government has committed to lowering Australia’s carbon emissions by 43 per cent in 2030 relative to 2005 as part of a transition to “net zero” emissions by 2050.

    How can Australia realistically achieve “net zero” when its population is projected to grow by 14.2 million people, or 54 per cent?

    Building construction, operation and maintenance are estimated to account for roughly one-quarter of Australia’s greenhouse gas emissions.

    The projected 14.2 million increase in Australia’s population would demand the construction of around 5.5 million additional homes as well as considerable new infrastructure.

    This construction would lift Australia’s carbon emissions, as would the extra 14.2 million energy users and consumers.

    The broader environmental impacts from land clearing to resource use from the larger population would also be devastating.



    Economic benefits from high immigration are overblown

    At the aggregate level, having more people in the economy spending and consuming is positive for economic growth.

    Businesses gain from having more consumers to sell to alongside a larger pool of workers to choose from – a win-win from their perspective.

    But the impact on ordinary Australians’ living standards from high immigration is less positive, since they must compete harder for housing and jobs with new arrivals, while infrastructure, services and the natural environment are crush-loaded by the huge volume of additional people.

    Population growth also does not increase gross domestic product (GDP) per capita.

    The IGR claims that a strong immigration program is necessary to counteract an ageing population.

    The line of argument is that migrants typically are younger than the local populace. Therefore, importing people through immigration reduces the population’s average age, resolving the “problem” of the population ageing.

    Anyone with a modicum of common sense will see that this reasoning is spurious because migrants also age.

    As a result, immigration can at best only serve to postpone population ageing while also bringing with it a host of additional economic and environmental costs associated with having a significantly larger population, as highlighted above.

    Importing additional migrants to address population ageing is “can-kick economics”, as today’s migrants will eventually age and contribute to age-related issues in 40 years.

    This ageing will then require the importation of even more migrants – the very definition of a Ponzi scheme.

    Ultimately, increasing productivity and worker participation are the only ways to lessen the negative economic effects of population ageing.

    Both solutions are undermined by high levels immigration, by lowering the ratio of capital-to-labour (termed “capital shallowing”).

    AMP chief economist Shane Oliver explained this capital shallowing earlier this month: “Very strong population growth with an inadequate infrastructure and housing supply response has led to urban congestion and poor housing affordability, which contribute to poor productivity growth”.

    Finally, the IGR claims that maintaining high levels of immigration is good for the federal budget by increasing the number of workers paying tax.

    While high immigration does benefit the federal budget by lifting income tax receipts, it merely pushes the costs onto state budgets (via extra hospital, schools and infrastructure funding) as well as private citizens (via user paid charges like toll roads and higher housing costs).

    That’s why we’ve seen state governments privatise everything that’s not bolted down in a desperate attempt to raise money to pay for further infrastructure investment and services, which never keeps pace with population growth.

    The best solution to Australia’s budget woes is simply to copy what Norway does and tax Australia’s vast mineral wealth properly.

    The Norwegian government received $137 billion from the oil and gas industry last year thanks to its well-designed super profits tax.

    As a result, Norway’s Sovereign Wealth Fund increased to roughly $1.8 trillion, which is shared by only 5.3 million people.

    Norway’s Sovereign Wealth Fund is now worth approximately $340,000 per person, leaving it well-placed to support its ageing population.

    Australians wouldn’t need to worry about federal budget debt if policy makers simply taxed our resources properly.

    Australia also wouldn’t need to grow the population like a science experiment via mass immigration to plug holes in the federal budget, while pushing the costs onto the states and residents at large.

    We need a clever Australia, not a Ponzi-based Australia that uses rapid population growth to mask its decline.

    Sadly, the Albanese Government has doubled down on the failed “Big Australia” Ponzi economic model by running the biggest immigration program in history.

    In turn, Australians face a congested, high-rise future in a degraded environment.



    Leith van Onselen is Chief Economist at the MB Fund and MB Super. Leith has previously worked at the Australian Treasury, Victorian Treasury and Goldman Sachs.


    _____________________________








    ‘Mô hình Ponzi’:
              
    Tại sao Báo cáo liên thế hệ 2023 cho thấy Úc đang đi vào con đường hủy hoại
    _______
    Úc đang đi vào con đường nguy hiểm,
    với một cảnh báo của chuyên gia rằng chúng ta phải đối mặt với một “tương lai tắc nghẽn, chen chúc trong một môi trường xuống cấp”.

    __________________
    Leith van Onselen _ Ngày 23 tháng 8 năm 2023




    Năm 2001, khi dân số Úc là 19,3 triệu người, Bộ trưởng Ngân khố lúc đó là Peter Costello đã công bố Báo cáo liên thế hệ đầu tiên (IGR). IGR năm 2001 dự báo dân số Úc sẽ tăng lên 25,7 triệu người vào năm 2050, do lượng di cư ròng từ nước ngoài hàng năm (NOM) là 90.000 người.

    Năm sau, 2002, một cuộc Điều tra của Thượng viện do Chính phủ Howard thay mặt cho giới vận động hành lang doanh nghiệp đưa ra đã phàn nàn về “sự thiếu hụt kỹ năng nghiêm trọng và khoảng cách về kỹ năng” ở Úc và cảnh báo rằng trừ khi quốc gia này làm gì đó - tức là nhập khẩu thêm nhiều công nhân - nền kinh tế sẽ không phát triển và sẽ tụt hậu.

    Để đáp lại, Chính phủ Howard đã tăng dần lượng người nhập cư vĩnh viễn từ 93.000 lên 150.000 vào năm 2007.

    Các chính phủ của Lao động và Liên minh tiếp theo sau đó đã nâng lượng tiếp nhận người nhập cư lâu dài lên mức hiện tại là 190.000 một năm.

    Lượng người nhập cư nhân đạo riêng biệt cũng đã tăng từ 12.300 năm 2002 lên 20.000 trong năm tài chính hiện nay.


    Chính phủ Howard tăng dần số lượng người nhập cư vĩnh viễn từ 93.000 lên 150.000 vào năm 2007.

    Sau khi xem xét lại chiến lược chương trình thị thực sinh viên vào năm 2011 (theo đánh giá của Knight), chính phủ cũ của Gillard đã mở rộng đáng kể quyền làm việc sau khi tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế.

    Những người có visa tốt nghiệp (Subclass 485) này
    • không bắt buộc phải đủ tiêu chuẩn cho bất kỳ công việc nào trong Danh sách nghề nghiệp đang cần.
    • Họ không cần lời mời làm việc chắc chắn từ người chủ.
    • Họ không bắt buộc phải chấp nhận mức lương tối thiểu.
    • Họ cũng không cần phải tìm một công việc liên quan đến trình độ chuyên môn của mình hoặc một trình độ kỹ năng nào đó.
                
    • Người có visa có thể làm việc hoặc học tập ở bất kỳ công việc nào, cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào.
    • Và visa của họ vẫn còn hiệu lực ngay cả khi họ không thể tìm được việc làm.


    Đánh giá của Knight ủng hộ việc mở rộng quyền làm việc sau khi tốt nghiệp vì nó sẽ làm tăng đáng kể sức hấp dẫn của Úc như một điểm đến cho sinh viên quốc tế, từ đó mang lại lợi ích cho các trường đại học và nhà tuyển dụng Úc.

    Kết quả là giáo dục quốc tế nhanh chóng trở thành một ngành nhập cư. Visa sau đại học (485) của Úc được coi là một trong những loại visa hấp dẫn nhất trên thế giới vì chúng cung cấp đầy đủ các quyền làm việc. Chúng cũng được sinh viên quốc tế đánh giá cao vì được coi là con đường dẫn đến thường trú.

    Visa sinh viên quốc tế bùng nổ,
    • thúc đẩy sự gia tăng lớn về di cư tạm thời
      cùng với lượng người nhập cư vĩnh viễn.


    Thị thực sinh viên quốc tế bùng nổ, thúc đẩy sự gia tăng lớn về di cư tạm thời cùng với lượng người nhập cư vĩnh viễn.

    Chính phủ Albanese đã gia hạn thời hạn visa sau tốt nghiệp tại Hội nghị Thượng đỉnh Việc làm & Kỹ năng năm ngoái và gần đây đã ký hai thỏa thuận di cư với Ấn Độ, cùng với những thỏa thuận khác, sẽ cung cấp cho người Ấn Độ visa sinh viên tự động có thời hạn 5 năm và visa làm việc với thời hạn 8 năm sau học tập.

    Sự gia tăng lượng di cư vĩnh viễn và tạm thời đã nâng NOM của Úc từ mức trung bình
    • khoảng 90.000 trong 60 năm sau Thế chiến thứ hai
      lên mức trung bình 210.000 kể từ đó (bao gồm cả những năm tiêu cực do đại dịch).


    Sự gia tăng di cư vĩnh viễn và tạm thời đã nâng NOM của Úc từ mức trung bình khoảng 90.000 trong 60 năm sau Thế chiến II lên mức trung bình 210.000 kể từ đó.

    Kết quả là Úc đã đạt được dự báo dân số 25,7 triệu người (tức là 29 năm sớm hơn dự định của IGR 2001) vào đầu năm 2021 sau khi tăng dân số 6,4 triệu người, điều chưa từng có trong khoảng thời gian 20 năm.

    Các thành phố lớn của Úc cũng có sự tăng trưởng vượt bậc trong thời gian này.

    Ví dụ,
    • tại cuộc điều tra dân số năm 2001, Melbourne có dân số 3,3 triệu người
      trong khi Sydney có dân số 3,9 triệu người.
    • Vào cuối năm 2022, dân số Melbourne đã tăng vọt từ 1,7 triệu (51%) lên 5 triệu người,
      trong khi dân số Sydney tăng 1,3 triệu (34%) lên 5,3 triệu người.






    IGR của năm 2023 dự báo một 'Nước Úc LỚN'

    Ngân sách liên bang năm 2023
    dự kiến dân số Úc sẽ tăng thêm 2,18 triệu người (tương đương với dân số của Perth) trong 5 năm tới 2026-27, được thúc đẩy bởi 1,5 triệu người nhập cư ròng từ nước ngoài (tương đương với dân số của Adelaide).

    IGR 2023 sẽ được phát hành ra công chúng vào thứ Năm.
    Nó dự đoán rằng dân số Úc sẽ tăng lên 40,5 triệu người vào năm 2062-63, do lượng nhập cư ròng dài hạn từ nước ngoài (NOM) là 235.000 người mỗi năm.

    Nhưng Úc đã không thể đối phó với sự gia tăng dân số 7,4 triệu người trong thế kỷ này. Làm thế nào nó sẽ đối phó với 14,2 triệu cư dân bổ sung trong 40 năm tới, tương đương với việc bổ sung thêm Sydney, Melbourne, Brisbane và Adelaide vào dân số hiện tại của Úc là 26,3 triệu?

    Úc phải mất 215 năm mới đạt được dân số 20 triệu người vào năm 2004. Tuy nhiên, IGR năm 2023 đã khiến quốc gia này có thêm 20,5 triệu người nữa chỉ sau chưa đầy 60 năm, trong đó Melbourne và Sydney chuyển đổi thành các siêu đô thị khoảng 9 triệu người.




    Con đường đi đến sự hủy hoại của mức sống dân Úc

    Người Úc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở kinh niên, điều này đã đẩy giá thuê lên cao và buộc hàng nghìn người Úc phải ở chung nhà hoặc vô gia cư. Tình trạng thiếu nhà này là do tình trạng nhập cư cao trong nhiều thập kỷ, đã đẩy nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp nhà mới của quốc gia.


    Tình trạng thiếu nhà này là do tình trạng nhập cư cao trong nhiều thập kỷ, đã đẩy nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp nhà mới của quốc gia.

    Làm thế nào nguồn cung nhà ở sẽ theo kịp nhu cầu khi dân số Úc được dự đoán sẽ tăng trung bình 355.000 người mỗi năm trong 40 năm liên tiếp thông qua di cư ròng từ nước ngoài? Úc đã không xây đủ nhà trong 20 năm qua. Điều gì khiến mọi người tin rằng chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt hơn trong 40 năm tới?

    Hơn nữa, người Úc có muốn sống trong những căn hộ cao tầng không? Bởi vì điều đó sẽ trở thành tiêu chuẩn với dân số 40,5 triệu người.

    Những lời chỉ trích tương tự cũng có thể được đưa ra về việc cung cấp cơ sở hạ tầng của Úc. Sự gia tăng dân số 7,4 triệu người trong thế kỷ này đã đè bẹp mọi thứ trước mắt, bao gồm đường sá, hệ thống giao thông công cộng, bệnh viện và trường học.
    • Làm thế nào Úc có thể bù đắp được tình trạng thâm hụt cơ sở hạ tầng tích lũy,
      chưa nói đến việc cung cấp đủ cơ sở hạ tầng cho 14,2 triệu người khác?


    Còn nguồn cung cấp nước của Úc thì sao?
    Chỉ bốn năm trước, Úc còn phải vật lộn với tình trạng hạn hán khắc nghiệt và nguồn cung cấp nước ngày càng cạn kiệt. Điều gì sẽ xảy ra vào lần tới khi xảy ra hạn hán và Úc có thêm hàng triệu miệng ăn để nuôi sống?

    Để đáp ứng nhu cầu cho 14,2 triệu người thêm vào, Australia sẽ cần xây dựng nhiều nhà máy khử mặn nước tốn kém, tiêu tốn năng lượng và hủy hoại môi trường. Làm như vậy cũng sẽ làm tăng hóa đơn tiền nước.

    Điều này đưa chúng ta đến mục tiêu khí hậu “Net Zero” của Úc. (“Net Zero” là trạng thái trong đó lượng phát thải khí nhà kính được cân bằng bằng việc loại bỏ khí nhà kính)

    Chính phủ Albanese đã cam kết giảm 43% lượng khí thải carbon của Úc vào năm 2030 so với năm 2005 như một phần của quá trình chuyển đổi sang mức phát thải “Net Zero” vào năm 2050. Làm thế nào Úc có thể thực sự đạt được “Net Zero” khi dân số nước này được dự đoán sẽ tăng thêm 14,2 triệu người, hay 54%?

    Việc xây dựng, vận hành và bảo trì tòa nhà ước tính chiếm khoảng 1/4 lượng khí thải nhà kính của Úc. Dân số Australia dự kiến tăng thêm 14,2 triệu người sẽ đòi hỏi phải xây dựng thêm khoảng 5,5 triệu ngôi nhà cũng như cơ sở hạ tầng đáng kể. Công trình này sẽ làm tăng lượng khí thải carbon của Úc cũng như 14,2 triệu người sử dụng và tiêu dùng năng lượng.

    Các tác động môi trường rộng hơn từ việc giải phóng mặt bằng đến việc sử dụng tài nguyên từ lượng dân số lớn hơn cũng sẽ có sức tàn phá lớn.




    Lợi ích kinh tế từ lượng nhập cư cao đang bị thổi phồng quá mức

    Ở cấp độ tổng hợp, việc có nhiều người hơn trong một nền kinh tế chi tiêu và tiêu dùng là điều tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp thu được lợi ích
    • từ việc có nhiều người tiêu dùng hơn
      cùng với lượng công nhân lớn hơn để lựa chọn
    - theo quan điểm của họ, đôi bên cùng có lợi.

    Nhưng tác động đến mức sống của người Úc do lượng nhập cư cao là tiêu cực hơn, vì họ phải cạnh tranh gay gắt hơn về nhà ở và việc làm với những người mới đến, trong khi cơ sở hạ tầng, dịch vụ và môi trường tự nhiên bị quá tải bởi lượng người bổ sung khổng lồ.

    Tăng trưởng dân số cũng không làm tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân trên đầu người.




    IGR tuyên bố rằng một chương trình nhập cư mạnh mẽ là cần thiết để chống lại tình trạng già nua của dân số. Dòng lập luận là người di cư thường trẻ hơn dân địa phương. Vì vậy, việc nhập khẩu người làm giảm độ tuổi trung bình của dân số, giải quyết “vấn đề” già hóa dân số.

    Bất cứ ai có chút hiểu biết thông thường sẽ thấy rằng lý do này là sai lầm vì người di cư cũng già đi. Kết quả là, nhập cư tốt nhất chỉ có thể giúp trì hoãn quá trình già hóa dân số, đồng thời mang lại nhiều chi phí kinh tế và môi trường bổ sung liên quan đến việc có dân số đông hơn đáng kể, như đã nêu ở trên. Nhập khẩu thêm người di cư để giải quyết tình trạng già hóa dân số là “kinh tế đá lon về phía trước”, vì những người di cư ngày nay sau này cũng già đi và góp phần vào các vấn đề liên quan đến tuổi tác sau 40 năm.

    Sự lão hóa này sau đó sẽ đòi hỏi phải nhập khẩu nhiều người hơn nữa - và đây là định nghĩa của mô hình Ponzi.




    Cuối cùng,
    • tăng năng suất
      và tăng sự tham gia của người lao động
    là cách duy nhất để giảm bớt những tác động tiêu cực về kinh tế của tình trạng già hóa dân số. Cả hai giải pháp đều bị suy yếu bởi mức độ nhập cư cao, bằng cách hạ thấp tỷ lệ vốn / lao động (được gọi là “làm cạn vốn”).

    Nhà kinh tế trưởng của AMP Shane Oliver đã giải thích về tình trạng cạn vốn này vào đầu tháng này:
    • “Sự gia tăng dân số rất mạnh cùng với cơ sở hạ tầng không đầy đủ và phản ứng cung cấp nhà không đầy đủ
      đã dẫn đến tắc nghẽn đô thị và khả năng mua nhà kém đi, góp phần đến tăng trưởng kém”.


    Cuối cùng, IGR tuyên bố rằng duy trì mức độ nhập cư cao là tốt cho ngân sách liên bang bằng cách tăng số lượng người nộp thuế.

    Mặc dù lượng nhập cư cao mang lại lợi ích cho ngân sách liên bang bằng cách tăng số tiền thuế thu nhập, nhưng nó lại đẩy chi tiêu lên ngân sách tiểu bang (tài trợ thêm cho bệnh viện, trường học và cơ sở hạ tầng) cũng như công dân (các khoản phí do người dùng trả như đường lại phải thu phí và chi phí nhà ở cao hơn).

    Đó là lý do tại sao chúng ta thấy các chính quyền tiểu bang tư nhân hóa mọi thứ có thể bán được trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm huy động tiền chi trả cho các dịch vụ và đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp theo, vốn không bao giờ theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.




    Giải pháp tốt nhất cho vấn đề ngân sách của Úc là sao chép những gì Na Uy đang làm và đánh thuế hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ của Úc.

    Chính phủ Na Uy đã nhận được 137 tỷ USD từ ngành dầu khí vào năm ngoái nhờ thuế siêu lợi nhuận được thiết kế hợp lý. Kết quả là, Quỹ tài sản của Na Uy đã tăng lên khoảng 1,8 nghìn tỷ USD, được chia sẻ bởi 5,3 triệu người. Quỹ tài sản của Na Uy hiện trị giá khoảng 340.000 USD mỗi người, giúp quỹ này có vị thế tốt để hỗ trợ dân số già của nước này.

    Người Úc sẽ không cần phải lo lắng về nợ liên bang nếu các nhà hoạch định chính sách đánh thuế tài nguyên của chúng ta một cách hợp lý. Úc cũng sẽ không cần phải tăng dân số như một thí nghiệm
    • bằng việc nhập cư hàng loạt để lấp lỗ hổng ngân sách liên bang,
      đồng thời đẩy chi tiêu lên các tiểu bang và người dân nói chung.


    Chúng ta cần một nước Úc thông minh, chứ không phải một nước Úc dựa trên mô hình Ponzi, sử dụng tốc độ tăng trưởng dân số nhanh chóng để giấu đi sự suy thoái của đất nước. Đáng buồn thay, Chính phủ Albanese đã cược gấp đôi vào mô hình kinh tế thất bại Ponzi “Big Australia” ("nước Úc TO LỚN") bằng cách thực hiện chương trình nhập cư lớn nhất lịch sử. Đổi lại, người Úc phải đối mặt với một tương lai tắc nghẽn, chen chúc trong môi trường xuống cấp.



    Leith van Onselen là Trưởng chuyên gia kinh tế tại MB Fund và MB Super.
    Leith trước đây đã từng làm việc tại Kho bạc Úc, Kho bạc Victoria và Goldman Sachs.


    https://www.news.com.au/finance/economy ... ff47fcfc0d
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”