Xuân Đinh Dậu

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20285
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



Hoa bay về ngàn
______________________
Đinh Hùng (1961)

          

Em đi, rừng núi vào Xuân
Áo thiên thanh dệt trắng ngần hoa bay
Búp lan dài mướt ngón tay
Cả lâm tuyền nhớ gót giầy phong hương
Nghe như đàn lả cung thương
Bầy chim bên suối soi gương tự tình
Cỏ thơm nếp lụa đồng trinh
Mây giăng cánh bướm cho mình lên non
Sông rừng uốn khúc lưng thon
Nụ cười hoa dại nét son não nùng
Tình vương xóm Mán trập trùng
Lòng như xuân tỏa hồn rừng hoang vu
Cầu treo nối nhịp tương tư
Lắng trong cây lá, giấc mơ về ngàn
Nắng soi ấm mái nhà sàn
Hơi xuân ủ cánh phong lan nõn nà
Óng vàng mái tóc tiên sa
Cỏ đồi chải phớt lược ngà buông lơi
Nhớ về Bản nhỏ lưng trời
Xuân đi, còn lẩn nụ cười trong mây


          

          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20285
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          


...
Xuân! Hoa còn tươi mãi
Hoa vì nhân thế biết sum vầy cuộc vui
Xuân! Hoa nở vì ai
Tay nhịp bàn tay cùng đắp xây ngày mai
Có một chàng thi sĩ miền quê
Ngắt bông hoa biếu người xuân thì
Có một đàn em bé ngoài đê
Hát câu i tờ đón Xuân về
...

... mời bạn nghe lại một bài hát thu đã lâu ...
:flwrhrts:



___________________________________________________mm

[/audio]
Hoa Xuân
Phạm Duy - Bạch Vân



          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20285
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           





    Vài kỷ niệm về Tết
                        trong tù Hà-Nội
    ________________________________
    Võ Đại Tôn









    Trải qua 10 “cái gọi là Tết” trong lao tù cộng sản Hà Nội, tôi còn nhớ rõ nhiều kỷ niệm, tất nhiên chỉ có nỗi buồn chứ không thấy bóng Xuân sang ngay trên quê hương mình.

    Thời gian đã trôi qua từ lâu nhưng mỗi lần Tết đến, dù là Tết lưu vong, cũng gợi lại trong lòng tôi nhiều ý tưởng xót xa ngậm ngùi về cảnh sống trầm luân của cả Dân Tộc dưới chế độ cộng sản. Đặc biệt là Tù nhân chính trị - từ hải ngoại xâm nhập về lại quê hương để mưu đồ kháng chiến Phục Quốc, bị ghép tội là “đại phản động chống phá cách mạng” – là nạn nhân bị đày đọa cực hình bằng mọi kỷ thuật bạo lực tàn khốc nhất, ít ai hiểu được hoàn cảnh sống trong đáy ngục trần gian này.

    Với thời gian bị giam cầm hơn 10 năm, tôi có nhiều kỷ niệm vẫn còn nhớ rõ, nhưng chỉ ghi lại một vài sự kiện xảy ra trong dịp Tết tù đày, hòa chung vào nỗi đau của quê hương hiện nay vẫn còn tiếp diễn.




    Thèm một chút đường trước khi chết :

    - Tôi thường bị biệt giam, nhưng có một thời gian gần 3 năm, từ cuối năm 1984 đến Tết năm 1987, có một bạn tù chuyển đến sống bên cạnh xà lim số 7, có khi lại chuyển qua sống chung buồng giam với tôi, xà lim số 8, Khu D, trại tù B-14 (Thanh Liệt, ngoại ô Hà Nội), khi tù nhân nhiều quá không còn chỗ giam riêng. Ông ta già yếu, khoảng 72 tuổi, người gốc Long Xuyên, miền Nam. Du học tại Pháp thuở còn niên thiếu, đậu bằng Tiến Sĩ Công Pháp Quốc Tế tại Pháp, có vợ đầm, sống ở Pháp hơn 40 năm. Thời gian đầu, chúng tôi không dám tâm sự gì với nhau vì còn e ngại nhiều điều, nghi ngờ bị “cài ăng-ten”. Nhưng dần dà, sống chung với nhau trong một xà lim chật hẹp, nói chuyện với nhau thường bằng tiếng Pháp, ban đêm rù rì tâm sự, biết rõ quá khứ của nhau, trở nên thân tình.

    Tên thật ông ta là Tô Cẩm Sơn. Hơn nữa, mỗi người chúng tôi tự biết mình cận kề cái chết, cho nên cũng chẳng còn lo sợ gì nữa, thường kể cho nhau nghe nhiều chuyện về quê hương, cuộc đời, gia đình, năm tháng lưu vong, đặc biệt về nước Pháp mà cá nhân tôi cũng có nhiều kỷ niệm. Vì sống cô đơn trong lao tù, cho nên tôi coi ông ta như người anh cả. Khi đã tin cậy nhau, ông ta mới cho tôi biết rõ là đã bị bắt giam oan ức tại nhiều trại tù khác nhau từ nhiều năm qua. Bộ Nội Vụ cộng sản dường như muốn bỏ quên ông ta, và không cho gia đình tại Pháp biết tin tức gì cả, chính phủ Pháp và tòa đại sứ Pháp tại Hà Nội cũng không biết tin. Coi như là biệt tăm. Trong tù, chúng tôi tự coi như là tù “tồn kho” hoặc R.X (rục xương).

    Sau 40 năm sống tại Pháp, ông ta xin về thăm Hà Nội vào khoảng tháng 3 năm 1975, trước ngày miền Nam bị mất độ một tháng. Đang đi dạo chơi ở bờ hồ Hoàn Kiếm (1975), chợt có xe công an đến hốt về giam, chuyển qua nhiều trại tù, rồi bây giờ (1984) thì về trại tù Thanh Liệt. Qua thời gian chung sống với nhau, ông ta cho tôi biết mấy chục năm trước ông ta có quen với Nguyễn Hữu Thọ ở Toulouse (Pháp), lúc Thọ còn học luật tại đây. Sau này, lúc Thọ về lại Việt Nam, tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và dần dần leo lên chức Phó Chủ Tịch Hội Đồng Nhà Nước, chủ tịch Quốc Hội CSVN ở Hà Nội. Thọ có hai người con gái, một người lấy chồng Mỹ, và một người lấy chồng Pháp. Sự kiện gia đình riêng tư này, Thọ không muốn cho ai biết vì sợ các đối thủ phanh phui làm mất tính đảng (chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ mà lại gã con gái cho Pháp và Mỹ !). Lúc ông Tô Cẩm Sơn về Hà Nội (1975) có đến thăm Nguyễn Hữu Thọ, Lê Đức Thọ, Mai Chí Thọ và một người bà con làm y sĩ riêng cho Lê Duẩn. Sau những buổi gặp nhau và ăn cơm xã giao với mấy người này, ông ta bị bắt giam mà không cho biết tội trạng gì. Khi chúng tôi gặp nhau trong tù thì ông ta đã bị giam tại các nơi khác gần 9 năm rồi, không cho liên lạc với gia đình và chưa hề bị kết tội gì cả. Họ đặt cho ông ta một bí số là H-74 cũng như trường hợp của tôi là X-1. Ông ta tự suy nghĩ có lẽ mình là người biết quá nhiều về đời tư của các kẻ đang cầm quyền cho nên họ đã ra lệnh bắt giam để bịt miệng. Tiến sĩ Công Pháp Quốc Tế cũng phải chịu thua luật rừng !.

    Vào những tháng cuối năm 1987, ông Sơn bị bệnh nặng, thường ho ra máu, đồng thời ngày nào cũng ra máu tươi lúc đại tiện, đầy gần nửa bô nhựa. Ông ta đã báo cáo nhiều lần nhưng trại không có đủ thuốc men để cấp và cũng không cho đi bệnh viện. Vào dịp Tết, bệnh ông ta ngày càng nặng, tôi bàn với ông ta là sáng hôm sau đừng đổ bô vào thùng, cứ để đấy, tôi sẽ có cách. Sáng ra, lúc được mở cửa xà lim để chạy ra lấy cơm và đổ bô vào thùng vệ sinh lớn ngoài cửa, tôi giả vờ vô ý vấp chân làm đổ cái bô nhựa của ông ta, máu chảy ra đầy đường đi. Tên cán bộ quản giáo hoảng hốt nhảy tránh và la lên :
    • “Gì đấy, máu đâu lắm thế ?”.

    Tôi thản nhiên nói :
    • - “Báo cáo cán bộ, máu của ông bạn tù, bệnh nặng lắm”.
    Nhưng cũng chẳng được cấp thuốc men gì. Một đêm gần Tết, ông ta thức tôi dậy và phều phào nói không ra hơi : -
    • “Người ta chỉ mong cho mình chết. Chú cố gắng sống. Anh chết là thoát nợ, chẳng biết nợ gì đây. Có lẽ là định mệnh. Chú có biết bây giờ anh thèm cái gì nhất không ?”
    – Tôi đau xót hỏi :
    • - “Anh thèm gì ? Ở trong tù này thì mình thèm đủ thứ mà”.
    Ông ta im lặng một lúc, có lẽ để thở rồi nói :
    • - “Anh thèm ngọt quá. Phải chi có một muỗng đường để ngậm trong miệng trước khi chết thì sướng quá” !.
      (*Bản thân tôi suốt hơn 10 năm trong tù cũng không bao giờ có một muỗng đường).
    Tôi chợt thấy cuống họng mình khô nghẹn, rồi nước miếng bỗng trào ra đầy miệng. Tôi cũng đang thèm đường quá. Cơ thể thiếu chất ngọt từ lâu rồi, mỗi lần nghĩ đến đường là nước miếng chảy ra. Có nhiều đêm tôi nằm mơ thấy mình chết, xác trôi nổi bồng bềnh trên một dòng sông đầy nước đường ngọt quánh. Nước đường màu vàng óng ả dưới ánh trăng. Đường phèn, đường phổi, đường thốt nốt, mạch nha, cuồn cuộn chảy quanh xác tôi.

    Sáng hôm sau, ông bạn già của tôi bị chuyển đi khu khác. Tôi nghe nói ở buồng giam A-1 và đã qua đời. Bị tù hơn 12 năm, trên 72 tuổi, Tiến Sĩ Luật Khoa, không có án và khi chết trong tù, giây phút cuối chỉ mơ ước có được một muỗng đường để ngậm, nhưng làm sao có được ?!.




    Những tiếng cười vang, “được” tù chung thân : -

    Vào khoảng cuối tháng 10/1989 cho đến gần Tết, (tôi ở tù gần 9 năm rồi), có nhiều đêm tôi nghe có nhiều tiếng chân chạy và tiếng mở cửa sắt buồng giam khắp các khu trại. Tôi nghĩ chắc có nhiều “lính mới” ở đâu chuyển về. Nhiều ngày sau, người bạn tù “tự giác” (tù hình sự sắp mãn án) đi quét dọn vệ sinh, lén cho tôi biết có mấy chục người bị giải từ Lào về, toàn là kháng chiến quân hải ngoại. Tôi không biết thuộc tổ chức nào. Dãy khu D có giam mấy người, còn phần đông là giam ở khu A.

    Mấy ngày sau, lợi dụng đêm khuya lúc vắng bóng cán bộ an ninh tuần tra, tôi giả vờ tằng hắng và ho, cùng lén huýt sáo mật mã của tổ chức Phục Quốc anh em chúng tôi nhưng không có tiếng huýt sáo trả lời. Tôi lại lén hát vài câu bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa để làm mật hiệu bắt liên lạc xem sao. Có tiếng ai huýt sáo trả lời, cũng theo điệu nhạc Quốc Ca “Này công dân ơi…”.

    Một thời gian sau, chẳng biết vì sao anh em này, cùng khu xà lim của tôi, lại biết được tin tôi bị giam ở đây, có nhiều tiếng la lên vội vàng giữa đêm khuya rồi im bặt, vì sợ cán bộ bắt gặp, liên lụy cho nhau.
    • “Ông Thầy ơi, Papa ơi, biết rồi, biết rồi !”.
    Bây giờ nhớ viết lại tổng quát như vậy, bạn đọc có thễ nghĩ là dễ dàng thông tin, nhưng hoàn cảnh tù của chúng tôi – từ hải ngoại về bị bắt giam – đôi khi chỉ một vài chữ, vài tiếng lóng, một câu ngắn, muốn lén tin cho nhau cũng phải mất mấy đêm khuya lúc không có bọn cán bộ đi tuần tra. Chúng tôi bị kết tội là “ngụy phản động từ nước ngoài về”, chứ không phải như anh em khác bị giam cầm trong các trại tù gọi là “học tập cải tạo” sau ngày 30.4.1975, còn được chút không khí sống tập thể, đi lao động, nói chuyện với nhau, được gia đình thăm nuôi tiếp tế, ngoại trừ những người thuộc “diện nguy hiểm” đã bị biệt giam.

    Khoảng gần Tết, suốt ba ngày liên tiếp, lúc mờ sáng và lúc đêm khuya, tôi nghe có tiếng khóa cửa sắt các buồng giam và nhiều tiếng cán bộ quản giáo. Mấy hôm sau, tôi hỏi dò tên tù “tự giác” và được biết một số anh em ở khu D và khu A đã bị đưa ra tòa để kết án phản động. Một đêm, có lẽ vào khoảng gần sáng, có tiếng gà gáy ở xóm bên kia tường vọng lại, trại tù vắng lặng, tôi nghe có tiếng gọi nhau và nhiều tiếng cười vang.
    • “Ông Thầy ơi, bọn này sắp bị chuyển đi rồi. Được tù chung thân rồi !”.
    Lại tiếp thêm nhiều tiếng cười vang khác, rồi im bặt từ đấy.

    Tôi không được biết thêm tin gì nữa kể từ hôm ấy. Nhưng, những giọng cười vang ngạo nghễ giữa đêm khuya vắng trong tù, mãi cho đến nay, vẫn thêm hành trang đấu tranh cho tôi mỗi khi tôi cảm thấy cô đơn giữa chợ đời. Anh em đã tận hiến cuộc đời Phục Quốc và đã “được” tù chung thân rồi. Lòng tôi vừa hãnh diện vừa xót xa, có lẽ chỉ có những người cùng chung cảnh ngộ mới cảm thông được nỗi niềm này.




    Câm mẹ cái mồm lại, ngụy quân ngụy quyền ! :

    - Năm đầu tiên bị giam tại trại tù Thanh Liệt – (1981), sau khi bị chuyển từ Paksé (Lào) về Hà Nội, thỉnh thoảng vào buổi chiều tôi nhìn qua khung cửa gió xà lim thấy có một bé gái thơ thẩn qua lại, chơi một mình. Trông bé thật dễ thương, có lẽ khoảng 4-5 tuổi, tôi đoán là con của cán bộ quản giáo nào đó trong trại tù. Tôi nhìn bé mà nhớ thương con tôi ở Úc, lúc tôi từ giã gia đình lên đường kháng chiến Phục Quốc thì cháu mới có 2 tuổi. Lòng tôi nao nao xúc động, biết bao giờ gặp lại gia đình ?.

    Có một hôm, cháu gái đến cạnh cửa buồng giam của tôi, nhìn tôi mỉm cười. Tôi vẫy tay chào cháu với tất cả lòng thương. Đột nhiên cháu hỏi :
    • - “Ông có biết làm con cá bằng giấy không ?” –
    Tôi nghĩ là cháu muốn nói xếp giấy, nên trả lời có. Cháu lại mỉm cười rồi bỏ chạy đi. Một lúc sau, có một cán bộ đến mở cửa buồng giam, đưa cho tôi mấy tờ giấy báo, bảo tôi xếp giấy đồ chơi cho trẻ em, rồi ngồi đợi, không nói thêm gì nữa. Tôi xếp vội hình một con cá, một chiếc máy bay và một chiếc tàu thủy, lại nghĩ đến con tôi. Xong rồi, anh ta lấy đi, không nói một lời. Mấy hôm sau, tôi lại thấy cháu gái chạy chơi, trên tay cầm chiếc máy bay bằng giấy, tôi nhìn theo, xúc động. Từ đó, tôi không còn thấy cháu nữa.

    Khoảng 5 năm sau, tôi lại thấy cháu đi học về, lớn lắm rồi, có lẽ đã lên 10 tuổi. Tôi mừng quá, gọi cháu :
    • - “Bé ơi, lâu lắm không gặp, lớn quá rồi !”.
    Cháu đứng lại, nhìn tôi, rồi bỏ đi không nói gì cả. Tôi ngậm ngùi nhìn theo. Rồi từ đấy lại không còn thấy cháu nữa.

    Đến Tết năm 1990, tôi ở tù gần 10 năm, một buổi chiều tôi lại vui mừng thấy một cô gái khoảng 15 tuổi đi qua buồng giam của tôi. Đấy là bé gái tôi gặp lần đầu lúc khoảng 5 tuổi, nhờ tôi xếp giấy con cá, bây giờ đã thành một thiếu nữ nhưng tôi vẫn nhận ra. Tôi mừng quá, quên mất kỷ luật trại tù, la to lên :
    • - “Bé ơi, còn nhớ ông không ?” -
    Cô gái quay nhìn tôi rồi thản nhiên bước đến gần cửa gió buồng giam, trừng mắt nhìn tôi, nghiêm mặt nói :
    • - “Ai là bé của anh ? Câm mẹ cái mồm lại, đồ ngụy quân ngụy quyền” –
    rồi bỏ đi. Tôi sửng sờ trước sự phủ phàng đó. Suốt đêm tôi thao thức, lại nghĩ đến thân phận tù đày, nghĩ đến chính sách giáo dục nhồi sọ của một chế độ chuyên dùng bạo lực và sự gian dối để cai trị con người. Từ một bé gái 5 tuổi ngây thơ mỉm cười gọi tôi bằng “ông” và nhờ xếp giấy làm con cá để chơi, đến 10 tuổi thì im lặng không nói với tôi một lời, lúc lên 15 tuổi thì gọi tôi là “anh” và mắng tôi là “ngụy quân ngụy quyền, câm mồm lại”. Có lẽ cô gái này, cũng như toàn thế hệ trẻ dưới chế độ cộng sản, “đoàn thiếu nhi khăn quàng đỏ hồ chí minh”, cũng không hiểu nghĩa “ngụy quân ngụy quyền” là gì, chỉ biết lặp lại như máy. Tôi nhớ lại bản trường ca tôi đã sáng tác, có những câu khi nằm thầm đọc lại trong xà lim tăm tối cô đơn mà lòng xót đau, nghĩ đến tương lai đen tối của cả Dân Tộc :
    Tôi sẽ về

    Để cho em trái tim không bằng thép
    Mà bằng máu Con Người.
    Trái tim em sẽ biết nở nụ cười tươi
    Vì không nung bằng lò sản xuất.
    Tôi sẽ đưa em ra khỏi công trường u uất
    Cho em làm Người, biết quý thịt xương,
    Biết cười vui, biết cả Tình Thương
    Để em không còn làm Máy !!! …





    Ta biết tình Em :

    - Sống trong đáy ngục trần gian với những trận đòn thù tra tấn, tù không có án, bặt tin vợ con, anh em, bạn bè, khung trời quê hương chỉ là bốn vách tường giam, mỗi ngày đêm tôi thường “thấy” qua những giấc mơ hình bóng gia đình thương yêu. Hình bóng chập chờn qua những dòng máu đen ngập chìm tâm hồn cô đơn. Dù cận kề cái chết, tôi vẫn cố tồn tại. Tự ôn ngoại ngữ, thuyết trình, viết hồi ký, làm thơ… qua trí nhớ vì không có giấy bút. Tôi tự luyện cho mình một kỷ luật sắt bản thân để thực hiện chương trình hoạt động trí óc mỗi ngày đêm để không đầu hàng, bỏ cuộc, trước mọi hoàn cảnh cay nghiệt nhất của một đời người.

    Gần đến Tết năm 1990 (tôi ở tù gần 10 năm rồi), một hôm có anh bạn tù trẻ được chuyển đến, gọi là sống tạm chung với tôi. Thông thường vào các dịp Tết, trại tù không đủ chỗ nhốt, phải cho sống chung mỗi buồng giam vài người, tạm thời vài tuần lễ. Đây là loại tù hình sự, án nhẹ vài năm về tội trộm cắp, buôn lậu, giang hồ. Anh bạn tù này còn trẻ, người Hải Phòng, nhà nghèo, can tội trộm xe gắn máy, bị kết án 3 năm, đã ở tù được hơn 2 năm rồi, sắp mãn án. Có vợ và một con trai nhỏ. Biết tôi là người miền Nam, ở “nước ngoài” về, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ hỏi thăm về chuyện chính trị, và về các hoạt động của tôi. Chỉ hỏi chuyện về đời sống tại miền Nam và ngoại quốc, và thường gọi tôi là “Bố”. Đặc biệt, anh ta rất thích đọc thơ, ban đêm thường đọc cho tôi nghe nhiều bài thơ rất cảm động về cảnh sống ngoài đời, không biết tác giả là ai.

    Một đêm, anh ta nằm khóc, nói là nhớ vợ con vào dịp Tết, và hỏi tôi có biết làm thơ không ? Tôi cười và hỏi thêm về chuyện gia đình của anh ta. Sau vài tuần lễ chung sống, nhận thấy anh ta rất dễ thương và có vẻ kính trọng tôi, nói chuyện tâm tình rất lễ phép, khác lạ với những tên tù du đảng khác. Tôi nghĩ ngay trong đầu tựa đề một bài thơ, và từ hôm đó, mỗi đêm tôi làm được vài đoạn, nằm đọc cho anh ta nghe để học thuộc lòng. Tôi cũng muốn mượn tâm sự này để gửi về cho vợ con tôi qua không gian nỗi lòng của riêng mình từ lao tù. Tôi làm được đoạn nào là anh ta nằm học thuộc lòng, đọc đi đọc lại không sót một chữ một câu nào. Tôi cảm thấy vừa ngậm ngùi vừa vui trong hoàn cảnh đặc biệt này và thấy anh ta chăm chú học thơ như một đứa học trò ngoan. Bài thơ làm xong, anh ta nằm ngâm nga suốt đêm và hết lòng cám ơn tôi. Vài tuần lễ sau thì anh ta được chuyển ra ngoài để làm lao động “tự giác”, chờ ngày mãn án tù. Tôi không còn gặp lại nữa. Tôi còn nhớ rõ bài thơ này, xin ghi lại vào dịp Tết.


    Ta Biết Tình Em

    Ta biết lòng em cũng xốn xang
    Khi nhìn thiên hạ đón Xuân sang
    Khi nghe pháo nổ bên hàng xóm
    Và thấy hoa mai nở sắc vàng.

    Ta biết sầu đau đẫm mắt em
    Chờ con thơ ngủ, khóc từng đêm.
    Thương ta trong cảnh đời lao lý
    Em khóc cho vơi bớt nỗi niềm.

    Không tiền mua áo Tết cho con
    Chiếc áo ngày xưa, cưới vẫn còn,
    Em đành cắt áo cho con mặc,
    Từng mũi kim khâu, nát cả hồn.

    Ta đi, nhà vắng lại nghèo thêm
    Nắng mưa tần tảo một mình em.
    Bàn tay lao động ngày hai buổi
    Ai đón em về trong bóng đêm ?

    Giờ đây Xuân đến giữa mùa Đông
    Ta biết em đau cả cõi lòng.
    Em gượng cười vui qua nước mắt
    Và gắng nuôi con, cố đợi chồng.

    Nhìn gói quà Xuân em gửi ta
    Ta biết tình em vẫn thiết tha.
    Lòng ta chua xót tràn thương nhớ
    Lặng lẽ trong đêm mắt lệ nhòa.

    Quà em : lao động thấm mồ hôi
    Nâng niu từng hạt muối vừng xôi.
    Một đời chung thủy trong bao nhỏ
    Một trái tim yêu vẫn rạng ngời.

    Giao Thừa đang đến, pháo nổ vang
    Trời khuya bừng động, rộn không gian.
    Ngậm ngùi ta đứng bên song sắt,
    Tường cao cũng chắn lối Xuân sang.

    Ta biết lòng em cũng tái tê
    Con hỏi : Cha đâu chẳng thấy về ?
    Thôi em, nín khóc, lau dòng lệ,
    Em hãy vì ta, giấu não nề.

    Ngày mai sum họp cảnh đoàn viên
    Ta về, nối lại mối tơ duyên.
    Cùng em, ta đón mùa Xuân mới
    Cho thỏa tình xưa, vẹn ước nguyền.

    Ta sẽ lùa tay qua tóc mây
    Thương em, hôn nhẹ cánh vai gầy.
    Ta gửi tình ta qua ánh mắt
    Dù không men rượu cũng lòng say.

    Xin em gắng đợi một ngày mai
    Ta về - vui sống với tương lai.
    Tình ta thắm lại hai lần cưới
    Pháo nổ mừng Xuân, đón mộng dài !


    Suốt thời gian dài sống trong lao tù Hà Nội, tôi còn nhiều “kỷ niệm” chẳng bao giờ quên. Trên đây chỉ là một vài chuyện tượng trưng vào dịp Tết. Với tâm nguyện hiến dâng của mỗi người, xin được đồng hành cùng Dân Tộc, nhất định chúng ta sẽ mừng đón Mùa Xuân Đống Đa trên quê hương một ngày gần đây. Xin kính chúc Quý Độc Giả bình an.

    Võ Đại Tôn
    Tết Đinh Dậu 2017
    Hải Ngoại.




              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           







    1. Cũng thấy cảnh ấy

    Đầu năm mới, một người tới thăm bạn ở bệnh viện:
    • - Tôi không nghĩ là nhanh đến thế. Mới tối qua tôi còn thấy bạn đón giao thừa và khiêu vũ cùng một cô tóc vàng cơ mà.
      - Thì vợ tôi cũng thấy cảnh ấy nên mới ra nông nỗi này.


    2. Tán thành

    Cô vợ đi chợ về hớn hở khoe với chồng:
    • - Anh ạ, hôm nay rất nhiều người khen em xinh và trẻ hẳn ra.

    Anh chồng gật gù đáp:
    • - Ừ, dịp Tết này ngoài đường thì thiếu gì kẻ say...



    3. Nhắc khéo

    Khách tới nhà cu Tý chúc Tết, Tý ra đón khách:
    • - Năm mới cháu chúc bác sức khỏe dồi dào, vui vẻ quanh năm ạ!
      - Cảm ơn cháu. Thế bố mẹ cháu có ở nhà không?
      - Dạ không ạ. Bố mẹ cháu đi chúc Tết rồi. Chỉ còn cháu với con lợn đất này ở nhà thôi ạ!


    4. Chủ quan

    Một ông khách đi xem bói, thầy phán:
    • - Ông có 2 đứa con trai...
      - Bà đoán sai rồi. Tôi đã là cha của 3 đứa con trai cơ!
      - Đó là do ông nghĩ thế thôi...



    5. Món quà nhỏ nhưng đủ dùng cả năm

    Thấy bố mẹ vừa về đến ngõ, cu Tý chạy ra hớn hở khoe:
    • - Mẹ ơi! Sáng nay có cô Tũn ở bên Mỹ mới đến nhà chơi. Cô tặng cho nhà mình một món quà và nói rằng: “Món quà của cô tuy nhỏ nhưng cũng đủ cho gia đình cháu dùng trong một năm”.

    Nghe thế, mẹ cu Tý mừng quýnh, hỏi ngay:
    • - Món quà gì thế con?
      - Dạ, một quyển lịch!



    :lol2:


    ST


              
Last edited by Hoàng Vân on Thứ tư 04/01/17 18:32, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20285
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Thử tìm bóng dáng con
              trong ngôn ngữ dân gian và trong văn thơ Việt Nam
    ____________________________________








    Con gà, và đặc biệt là tiếng gà gáy là những hình ảnh và âm thanh thân thương quen thuộc ở nông thôn, làng xóm Việt Nam. "Chó giữ nhà, gà gáy trống canh". Chính vì vậy người ta rất dễ tìm thấy hình ảnh con gà và tiếng gà gáy trong nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, cũng như trong văn thơ, có liên quan đến đặc tính của gà, xấu cũng có mà tốt cũng nhiều.

    Con gà có một nhược điểm mà ngôn ngữ dân gian ghi nhận, chính là thị giác kém cỏi vào lúc trời chạng vạng tối: Quáng Gà. Ngoài ra loài gà thường mắc chứng bệnh sâu mắt làm hỏng thị giác, vì vậy nó bị gán thêm hai chữ gà mờ. Hai tiếng này thường được dùng theo nghĩa bóng, chỉ những kẻ thiếu hiểu biết trong một lãnh vực nào đó. Từ đó mới có thêm câu
    • ngây ngô như gà mờ, lờ mờ như đom đóm đực.


    Ngoài ra, gà có dáng dấp ngơ ngác, lơ láo, nên người ta thường bảo ngơ ngác như gà con mất mẹ, gà mở cửa mả. Thành ngữ gà mở cửa mả là một lối nói đặc biệt của phương ngữ Nam bộ, được nhà tự điển Huỳnh Tịnh Của giải thích như sau: gà dùng mở cửa mả rồi thì khờ, không còn biết đàng nào mà đi.

    Trong Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (Lê ngọc Trụ hiệu đính) đã nói rõ hơn :
    • Con gà ôm từ nhà ra nghĩa địa rồi được thả ra giữa đông người, trước tiếng mỏ tiếng chuông và tiếng tụng kinh trong lễ mở cửa mả, nên khờ khạo ngơ ngác.

    Tội nghiệp nhất là mấy chú gà con lạc mẹ, đã không tự kiếm ăn được mà còn bị đe dọa bởi sự xuất hiện của mấy con quạ, con diều hâu, vì thế nên có câu: sểnh nạ quạ tha, (nạ là mẹ).

    Con gà, trong lúc tìm thức ăn, thường hay bới móc bừa bãi lung tung, nên có câu
    • vắng chủ nhà gà bới bếp,
      hay vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm

      (Câu này bị tam sao thất bổn, nên có nhiều nơi nói là vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm).
    Thành ngữ này thường được dùng để ám chỉ khi ông sếp (hay cha mẹ) đi vắng thì nhân viên (hay con cái) tha hồ làm gì thì làm.

    Gà nhà bươi phá trong nhà đã đành, nhưng gà của hàng xóm mà vào bươi phá nhà mình mới là phiền. Vì vậy có câu trấu trong nhà để gà ai bới.

    Phương tiện chính để kiếm ăn của gà là cặp giò. Nếu cặp giò mà có bề gì thì con gà đành nằm một chỗ, chỉ còn cái mỏ mổ bậy chung quanh, vì vậy có câu gà què ăn quẩn cối xay.

    Riêng mấy chị gà mái, ngay sau khi đẻ trứng thì kêu lên inh ỏi, nên có câu gà đẻ gà cục tác, Câu này ám chỉ những hành động ngớ ngẩn dại dột cái kiểu lạy ông tui ở bụi này...

    Nhưng cũng có nhiều chị gà mái không hiền, nên mới có câu gà mái đá gà cồ. Nhiều người đã dí dỏm ghép chung với câu tiếng Hán nữ kê tác quái gà mái đá gà cồ. Mượn hình ảnh của một nữ quái kê để ám chỉ mấy mụ đàn bà có thói ăn hiếp đức ông chồng..

    Trong khi con gà mái bị chê vì hành động lấn lướt đức lang quân, thì anh gà trống lại được khen về đức độ đảm đang và đùm bọc đám con cái, nên có câu gà trống nuôi con. Câu nói này để chỉ những người đàn ông góa vợ, mà vẫn một lòng tận tụy nuôi con.

    Liên quan đến tiếng gáy, dân gian còn nhận xét rằng gà tức nhau tiếng gáy, câu nói này còn ám chỉ những ngưòi có tính hơn thua.

    Gà một chuồng, có khi cùng một mẹ, có lúc bôi mặt đá nhau. Và cũng để tránh cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn, dân gian đã có lời khuyên khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

    Ngày xưa, mỗi khi muốn xin xỏ việc gì, người dân thường phải nhờ đến mấy ông thầy ký viết đơn hộ. Khi đơn viết xong, phải giết gà mà đãi ông ta. Vì vậy mới có câu bút sa gà chết. Câu này cũng nhắc nhở mọi người, trước khi quyết đinh điều gì phải cân nhắc kỹ lưõng, nhất là khi đặt bút xuống ký trên bất cứ giấy tờ gì.

    Trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam, con gà trống chưa bao giờ có đuợc hình ảnh kiêu kỳ, uy nghi như trong ngôn ngữ dân gian của Pháp, chẳng hạn như Fier comme un coq (kênh kiệu như con gà trống).

    Người nông dân Pháp quan niệm rằng con gà trống là vua trong sân gia cầm (roi de la basse-cour), từ đó mà có lối nói ẩn dụ: être le coq du village (là nhân vật quan trọng nhất làng).

    Người Anh cũng đã dùng danh từ con gà trống: the cock để ám chỉ ngưới cầm đầu, kẻ tai mắt. Đây là một cương vị mà con gà trống Việt Nam chưa có được.

    Trong ngôn ngữ dân gian, dường như người ta chỉ vờ khen bộ lông con gà trống: con gà tốt mã vì lông để mà chê bai về một khả năng của giống đực khác;....nhanh như gà.. !

    Chỉ trong một số câu đố dân gian, thì anh gà trống mới được mô tả oai phong một chút :

    • Chân đạp miền thánh địa
      Đầu đội mũ bình thiên
      Mình thì bận áo mã tiên
      Ban ngày bảy vợ, đêm nằm riêng kêu trời


    Hoặc là :

    • Trên đầu đội sắc vua ban
      Dưới thời yếm thắm, dây vàng xum xoe..








    ***********

    Con gà thì chẳng có gì hay ho lắm, tuy nhiên tiếng gáy của con gà lại mang nhiều biểu tượng, mà biểu tượng đặc biệt là về thời gian. Khi mà người ta còn tính thời gian đêm năm canh ngày sáu khắc, lúc mà chiếc đồng hồ vẫn còn là một cái gì xa lạ với dân gian, thì tiếng gà gáy là một cái gì thật quan trọng:

    • Gió đưa cành trúc la đà
      Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương.

    Tiếng gà gáy thì vô tri vô thức, nhưng khi đưa vào văn thơ, đã trở thành một hiện tượng quan hệ mật thiết với con người. Trong văn học, tiếng gà cất lên giữa vui buồn chìm nổi, giữa thao thức trằn trọc của con người. Ta hãy nghe Nguyễn Du tả trong truyện Kiều :

    • Những là đo đắn ngược xuôi
      Tiếng gà nghe gáy đã soi mái tường
      Lầu mai giữa lúc còi sương
      Mã Sinh giục giã vội vàng ra đi

    Lúc này Kiều đã bán mình chuộc cha, Mã Giám Sinh hối hả đưa Kiều về nhà chứa tú bà, để sau đó Kiều mắc mưu phải bỏ trốn theo Sở Khanh :

    • Tiếng gà xao xác gáy mau
      Tiếng người đâu đã mé sau dây dàng
      Nàng càng thổn thức gan vàng
      Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào

    Khi rơi vào tay của Hoạn thư, Kiều lại tìm đuờng bỏ trốn :

    • Mịt mù dặm cát đồi cây
      Tiếng gà điểm nguyệt dấu giày cầu sương
      Canh khuya thân gái dặm trường
      Phần e đường sá phần e dãi dầu

    Trong Chinh Phụ Ngâm, người chinh phụ đêm ngày nhớ thương trông ngóng chồng, năm canh trằn trọc:

    • Buồn rầu nói chẳng nên lời
      Hoa đèn kia với bóng người khá thương
      Gà eo óc gáy sương năm trốn
      Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên

    Đến Thơ Mới thời 1932-1945, con người thường hiện ra bơ vơ, lạc loài, ngơ ngác giữa xã hội nhân quần , ta hãy nghe Huy Cận than thở:

    • Tới ngã ba sông nước bốn bề
      Đến chiều gà lại gáy bên đê

    Tiếng gà gáy ban đêm làm cho ngưới ta thêm ưu tư trằn trọc, xót thương cho thân phận cô đơn chiếc bóng của mình. Tiếng gà gáy buổi chiều càng thúc giục người ta trước một quyết định khó khăn nào đó. Nhưng tiếng gà gáy buổi trưa lại làm cho lòng dạ não nùng, da diết nhớ lại những kỷ niệm buồn từ một thời nào đó xa xăm. Nhà thơ Lưu Trọng Lư viết :

    • Những lần nắng mới hắt qua sông
      Xao xác gà trưa gáy não nùng
      Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
      Chập chờn sống lại những ngày không

    Tiếng gà cũng là biểu hiện của những cuộc chia tay. Lúc ấy tiếng gà lại là nỗi lo âu của những ngưới sắp phải nói lên lời từ biệt. Ta hãy nghe tiếng gà của Xuân Diệu trong bài thơ nỗi tiếng Lời Kỹ Nữ:

    • Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt,
      Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi
      Du khách đi
      Du khách đã đi rồi

    Và tiếng gà của Lưu Trọng Lư trong bài thơ Giang Hồ :

    • Mời anh cạn hết chén này
      Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn
      Tiếng gà đã rộn trong thôn
      Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay..

    Khi tiếng gà gáy dồn dập, hối thúc, như tiếng đập cửa réo gọi giang hồ kiếp ấy trọn đời phiêu linh, và gỡ tay vướng để theo lời non nước. Vì vậy, với nhà cách mạng Phan Bội châu, tiếng gà chính là biểu tượng của thức tỉnh, của đấu tranh :

    • Dậy! Dậy! Dậy!
      Bên án một tiếng gà vừa gáy
      Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
      Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng
      Đời đã mới, người càng nên đổi mới
      Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
      Xúm vai vào gánh vác cựu giang sơn


    Trong kho tàng văn chương Việt Nam, tiếng gà gáy đã có một vị trí nhất định của nó. Và với mỗi một người trong chúng ta chắc chắn tiếng gà gáy cũng đã để lại trong lòng ít nhiều kỷ niệm. Riêng những người sống tha phương, đã bao nhiêu năm thiếu vắng tiếng gà trong đời sống, nếu có lần trở lại quê nhà, bất chợt nghe được tiếng gà gáy, sẽ cảm thấy lòng man mác bâng khuâng, nhớ lại một thời vui buồn nào đó. Tiếng gà, cuối cùng, cũng đã trở thành một biểu tượng của quê hương, của một mất mát, trong lòng những người Việt Nam xa xứ.



    Thụy Nguyên
    (phỏng theo tài liệu của Liễu Thy và Lê Đình Ky)



              
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20285
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          













          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20285
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          













          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20285
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          














:pntfngrri: ( .. đọc tiếp .. ). :pntfngrlft:

          
Last edited by Hoàng Vân on Thứ sáu 06/01/17 10:31, edited 2 time in total.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20285
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Xưa em gắp miếng thịt gà!
    ______________________________
    Đoàn Xuân Thu



    Thưa bà con!
    Giống như người Tàu ở Hong Kong, ở Macau, người Tàu ở miền Nam Việt Nam mình, nhứt là ở Chợ Lớn, đa số nói tiếng Quảng Đông (Cantonese), kế đến mới tới tiếng Triều Châu; chứ không nói tiếng Quan Thoại, (Mandarin), tiếng Phổ Thông, trừ ra những ai có đi học trường Tàu mới biết.

    Dân Sài Gòn thường chê những người ưa nói Thánh nói Tướng; nói Trời nói Đất; nói không đâu vào đâu là:
    • “Đồ nói Quảng nói Tiều!”


    Bà con người Việt rặt ri mình vốn tánh xởi lởi, không xét nét nhỏ mọn, chi li: ai là người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam hay Khách Gia (người Hẹ) gì hết ráo. Mà gọi chung là: Các Chú, Chệt hoặc Ba Tàu.
    (Đất lành chim đậu mà! Đến đây thì ở lại đây… Bao giờ bén rễ xanh cây… hết về…)

    Đàn ông thì mình gọi là Chú Ba; đàn bà thì mình gọi là Thiếm Xẩm. Chú Thiếm hết ráo coi như ai cũng bà con hết trơn hết trọi hè!

    Thưa sau nầy lưu lạc tới những nước nói tiếng Anh, câu chào hỏi đầu tiên là về thời tiết như
    • Good morning! Good afternoon! Good evening!
      Úc (vua làm biếng) chỉ Gday (Good day) khỏi cần sáng trưa chiều gì cho nó mắc công!


    Người Việt mình thì chú trọng về sức khỏe về tinh thần cũng như về vật chất nên gặp nhau thì: “Độ rày có phẻ hông?”
    Phẻ nầy cũng nhiều nghĩa, phẻ là có đau bịnh gì không? Mà phẻ cũng có nghĩa là làm ăn có đồng vô đồng ra đều đều hay không?

    Riêng người Tàu (đâu cũng vậy): “Ăn cơm chưa?”
    Có thể suốt từ thời lập quốc tới giờ, người Tàu bị nạn đói cơm rách áo hoành hành nên bị ám ảnh triền miên về cái ăn hay chăng?
    Và chắc cũng chính vì vậy mà người Tàu luôn để cái thú ẩm thực đứng hàng đầu, “số dzách” Nên mới có câu:
    • “Thực tại Quảng Châu, Y tại Hàng Châu, Thú tại Tô Châu, Tử tại Liễu Châu”
      (Cơm ngon ăn tại Quảng Châu, Áo đẹp may vải Hàng Châu, Vợ xinh đẹp cưới ở Tô Châu, Hòm chết chôn không bao giờ mục ở Liễu Châu).


    Quảng Châu chính là thủ phủ của tỉnh Quảng Đông đó!
    Như vậy người Quảng (Đông) là trùm về ăn uống. Vô Chợ Lớn ghé một tiệm ăn là:
    • “Hầm bà lằng kỷ tố?”
      (Tất cả hết bao nhiêu?) (broken Cantonese!),
    là phổ ky nó biết mình xạo… Dốt mà bày đặt nói tiếng của ngộ nhe! He he!

    Ôi nhớ xưa! Tía của người viết có lần trúng xổ số kiến thiết quốc gia (giúp đồng bào ta xây cửa xây nhà)… bèn dắt lóc nhóc một đám vợ cùng con đi ăn cơm Tàu trong Chợ Lớn.
    Gọi là ăn cơm thố (chưng cách thủy gạo trong thố). Canh hàng chục loại khác nhau, chỉ khác rau cải, heo gà nhưng có cùng chung một loại nước súp cho nó tiện, gọn bân hè!

    Sau nầy, qua Úc, biết bao lần đi ăn đám cưới, trong thực đơn bao giờ cũng có món cơm chiên Dương Châu cũng từ Quảng Đông.
    Khởi thủy đây chỉ là đồ dư thừa của bữa tiệc hôm trước được gom vô, chiên lại.
    Cơm là cơm nguội, thêm lạp xưởng, trứng chiên, đậu Hòa lan, hành lá… còn dư được xắt lát rồi trộn với cơm mà chiên lên!
    Bà con người Việt mình cũng có cái tánh tằn tiện như người Quảng đó thôi. Sau đám cưới, đám giỗ quảy gì đó, thịt thà còn sót lại đổ hết vô một nồi gọi là xà bần… để dành ăn dần… cho tới Tết Congo… mới hết!

    Thưa mới đây tui đọc báo thấy bài về Elizabeth Phu, cố vấn cho Tổng Thống Mỹ về an ninh Đông Á đã tháp tùng Barack Obama trở lại đất Sài Gòn mà 36 năm trước đã từng là một thuyền nhân mới lên 3 tuổi…
    Phu mà có báo viết là Phú nên người viết tò mò muốn tìm hiểu thêm. Thì ra là Phù, viết tiếng Mỹ nên bị văng mất cái dấu huyền thành Phu! Mấy tay nhà báo bá xí ba tú thêm vô dấu sắc thành Phú!

    Họ Phù gốc Đường Sơn trong lục địa Trung Quốc, rồi ra đảo Hải Nam, sống cũng không nỗi nên phải tha phương cầu thực qua nước Việt của mình và các nước khác trong vùng Đông Nam Á!
    Họ Phù coi tên lót rất quan trọng; vì cho biết người ấy thuộc đời thứ mấy, vai lớn nhỏ, có tôn ti trật tự đàng hoàng trong giòng họ. Tên lót hiện thời là Phù Khí hay Phù Thọ là đời thứ 32. Phù Chí hay Phù Quốc là đời thứ 33. Tức cả ngàn năm nữa mới tới đời thứ 66 là hết. Sau đó nếu chưa tận thế thì bà con họ Phù họp lại tại bản thổ là Đường Sơn để làm thơ, đặt tiếp… Cái chuyện đó còn lâu mà!

    Nhưng lý thú hơn là, người Hải Nam, họ Phù, có món cơm lừng danh trên chốn giang hồ từ Hải Nam tới Hong Kong, Ma Cau, Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai cho tới tận Singapore (coi món cơm nầy là quốc bảo). Đó là

    cơm gà Hải Nam.



    Dân Hải Nam thì mùng Hai và Mười Sáu âm lịch thường cúng gà, cúng bà La Sơn Thánh Mẫu. Không có thịt gà là không thành yến tiệc!

    Cơm gà là phải có gà. Mà gà Văn Xương mới được, thả trên đồi cho ăn hạt cây, sâu bọ và cùi dừa! Sau 4 tháng thì bắt về nuôi trong chuồng thêm 2 tháng nữa để vỗ béo bằng bã đậu phọng, gạo và khoai nấu lẫn với nhau. Gà ú nu nhưng ít mỡ, ít cholesterol.
    Gạo tám thơm vo sạch đổ vào nồi, sau đó cho thêm một ít mỡ gà, tỏi phi thơm vào khuấy đảo cho đều, rồi đổ nước luộc gà vào nấu, khi nấu chín hạt cơm săn chắc, bóng dầu, chớ không có nở tòe loe, thơm phức…
    Nước chấm được pha chế với nấm đông cô, tỏi băm nhuyễn, gừng cà nhuyễn, gia vị thêm tiêu, ớt đường, dấm, các vị mặn, ngọt, chua tùy ý thích mà nêm nếm!
    Dưa chua ăn dặm thêm cho đỡ ngán gồm su hào, đu đủ và dưa cải…

    Cơm gà Hải Nam theo đầu bếp họ Phù cũng tha phương cầu thực! (Bán cơm để có cơm mà ăn!). Đến mỗi nơi đổi một chút cho hợp với khẩu vị của người địa phương!
    Đến Sài Gòn, vào Chợ Lớn, Cơm gà Siu Siu Hải Nam cũng danh trấn giang hồ trên đường Nguyễn Duy Dương (tức Thiên hộ Dương, một đầu lĩnh nghĩa quân kháng Pháp ở Đồng Tháp Mười) gần Chợ An Đông.

    Những dĩa thịt gà vàng óng, những dĩa cơm gà nóng bốc khói, một dĩa đùi gà thêm vài ba cái phao câu và một dĩa gồm gan, mề, lòng, mươi quả trứng non bé bé xinh xinh màu vàng ngậy! Thực khách (hơi có tiền một chút) uống lave đầu con cọp hay bia 33 là cha thiên hạ rồi!

    Nghề chặt thịt, ông chủ tiệm kiêm đầu bếp tiệm cơm đã quen tay, coi giống như là ông đang múa võ; còn hay hơn là Vương Vũ hay Khương Đại Vệ, Địch Long, Trần Tinh hay Sơn Điền Bảo Chiêu múa mã tấu Tàu hay kiếm Nhựt trong phim kiếm hiệp Hong Kong thuở ấy.
    Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát dao chặt cái bụp trên bụng, phân hai. Rồi phập phập! Hai cái đùi gà văng ra. Bốn đầu ngón tay trái chặn cái đùi gà! Rồi Phập! Phập! Bốn ngón tay lùi tới đâu con dao phập sát tới đó. Phập! Phập! Phập! Xong! Xúc bằng yếm dao những miếng gà đều đặn, sắp hàng gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng, rắc một ít hành lá lên trên cùng với những chén cơm gà nóng vàng ngậy, bốc khói, thêm hai thứ nước chấm: một chén xì dầu có những lát ớt đỏ và một chén gừng băm trộn dấm.

    Nghề chặt thịt siêu đến nổi có thằng nhỏ bị tật nói lắp, tức cà lăm, đến:
    • “Bán… cho tui… ui… một dĩa cơm gà… à…!”

    Phập phập. Thằng nhỏ chưa dứt câu là mấy cái đùi gà đã xếp hàng ngay ngắn như lính sắp hàng chờ duyệt binh trên dĩa cơm còn bốc khói
    • “Xong rồi Tửng! Hà cái lầy rinh về cho Tía mầy nhậu đi!”




    Thưa bà con! Ông bà mình thường nói nhứt nghệ tinh nhứt thân vinh! Bất cứ nghề nào mà giỏi là giàu có mấy hồi. Nhất là nghề ẩm thực. Chỉ cần vốn ít, ngày nào cũng xoay xong một vòng hết ráo. Sáng mua, bán tới chiều. Tối gom tiền lại, gấp 2, 3… hồi sáng! Nên xin đừng nghĩ kiểu xưa là: “Sĩ, Nông, Công, Thương”. Anh thương mãi bao giờ cũng đứng chót mà trật bàn đạp…

    Người Tàu tha hương giờ đi khắp thế giới nhiều đến nỗi bà con mình thường nói: “Đâu có khói là nơi đó có người Tàu!” Khói là từ bếp của một tiệm ăn nào đó của họ, vươn lên trời xanh mời gọi khách đường xa trong một buổi chiều đói bụng quá ta! Ghé một tiệm cơm gà Hải Nam trên dọc đường gió bụi, ăn một mình. Gọi dĩa cơm, kèm theo một chai bia! Ăn xong, no bụng rồi mới xực nhớ là em yêu ở nhà phải ăn cơm với nước mắm kho quẹt quanh năm suốt tháng mà cảm thấy lương tâm mình cắn rứt! Nỡ lòng nào: Hột muối chia hai; mà cục đường anh lủm hết vậy cà?

    Làm ăn chí thú, nên dầu chiến tranh ì ì như vậy mà ông chủ tiệm cơm gà Hải Nam Siu Siu nầy phất lên thấy rõ.
    Từ một cái quán nhỏ tí teo như trái dưa leo giờ ông hết nghèo, chơi trèo, mua một hơi 3 căn nhà sát nhau trong một dẫy phố đường Nguyễn Duy Dương thành một nhà hàng bán cơm gà Hải Nam thật lớn. Khá rồi nhưng vẫn không phụ nghĩa tình xưa, cái quán cơm Siu Siu thuở đầu hẻm, bàn ghế phải bày ở hàng hiên, vẫn còn nơi mà những khách quen từng lui tới biết chỗ để tìm về kỷ niệm, dắt em yêu hay má bầy trẻ cùng sắp nhỏ đi ăn thuở ấy.

    Theo như người biết chuyện, nhà văn Nguyễn Tường Thiết (con trai út của nhà văn Nhất Linh) vốn là hàng xóm sát vách với tiệm cơm Siu Siu, bùi ngùi kể lại! Cho đến khi CS vào chiếm Sài Gòn, Chợ Lớn. Đánh tư sản mại bản hai, ba đợt. Những quán cơm gà của một đời cần lao, tay làm hàm nhai bỗng bay vào tay bọn cướp. Tháng Sáu, năm 1978, ông chủ quán cơm gà Hải Nam Siu Siu và toàn gia đình vợ con đành đứt ruột bỏ tất cả để ra đi. Ra khơi, tàu chìm. Gần trăm người trên tàu không một ai còn sống; chỉ sót một mình ông Siu Siu, bám vào một tấm ván theo sóng biển bập bềnh trôi, tấp vào bãi biển Bến Tre.

    Ông Siu Siu sau đó nghĩ quẩn riết rồi… thành người mất trí. Không còn vợ con; không còn nhà cửa; không còn quán cơm Siu Siu ngày cũ. Xưa ông bán cơm để làm người ta ăn no. Giờ cay nghiệt thay ông lại đói! Phải ngửa tay xin từ gói xôi, gói bắp của những người qua đường để sống lây lất trước hàng hiên của chính căn nhà mình năm cũ. Mất Sài Gòn là ông Siu Siu mất hết; là chết!

    Quán cơm gà Hải Nam Siu Siu gần Chợ An Đông ngày xưa đã không còn nữa nhưng trong kỷ niệm của người Sài Gòn, của người viết đây, vẫn còn sống riết, bám chặt vào tâm tưởng! Nhớ ngày nào đôi ta còn rất trẻ, mới quen nhau, anh dắt em yêu ra quán cơm Siu Siu (ngày cũ). Em yêu khẽ khàng vén nhè nhè tay áo dài, gắp miếng thịt gà vàng ươm từ trên dĩa, chấm miếng nước mắm gừng bỏ vào chén cho anh.
    (Dẫu bây giờ sau biết bao năm mặn nồng hương lửa, giờ em chỉ gắp cho em. Còn anh? Anh đành gắp cho anh vậy!) Nhưng kỷ niệm thời mới yêu nhau tràn về như sóng làm anh độ lượng mà tha thứ cho cái tật bỏ bê tình cũ của em yêu!

    “Xưa em gắp miếng thịt gà. Gừng cay muối mặn tình già cũng (hổng quên!)”
    Hu hu!




    Đoàn Xuân Thu
    Melbourne


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20285
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Xuân Đinh Dậu

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • TẾT
    ______________
                        Song Thao




    [/audio]



    Ngày giáp tết nhận được qua e-mail một bài thơ. Bài thơ dài 36 câu. Mấy câu đầu như sau:

    • chưa lăn ra khỏi chỗ nằm
      không đi đã tới sáu lăm mất rồi
      thôi thì nhỏm dậy dòm chơi
      cái râu, cái tóc, cái môi thế nào
      đã ra sao, có làm sao
      còn không mấy đống chiêm bao đóng dầy?


    À, thế ra anh bạn Luân Hoán đã sáu lăm rồi đấy. Anh đã được chính thức làm hội viên của hội…quý tộc! Hội gì mà nghe…hoàng gia quá vậy? Đó là hội của những người chẳng làm gì cả mà chính phủ vẫn tháng tháng phải gửi chi phiếu trả tiền. Không gửi là…vi hiến, có quyền kiện cáo đàng hoàng về cái không đàng hoàng của chính phủ.

    Cái hội cha chú như vậy có được mọi người thích thú khi đủ điều kiện được gia nhập hội không? Mấy ông bạn tôi chao đảo lập trường. Ăn tiền già thì muốn, nhưng già thì không muốn! Cái muốn này coi bộ làm khó nhau dữ. Cái gì trên đời mà chẳng có hai mặt, như hai mặt của một đồng tiền, muốn mặt này thì bắt buộc phải nhận mặt kia, không có cách nào khác. Nhưng 65 tuổi, được nhà nước chính thức phong…già có thực sự là già không? Không! Già đâu đã bằng ba vị khách Nhật vừa tới du lịch Việt Nam ngày 8/1 vừa qua. Ba vị đều đã 106 cái xuân xanh! Tới 106 năm sống với đời mà vẫn đi chơi vung vít như vậy, ai bảo là già? Hỏi ba vị này thì chắc họ lại hỏi ngược lại. Ai bảo chúng tôi già? Già là cụ bà Elizabeth Bolden người Mỹ kia kìa, là cụ ông Emiliano Mercado Del Toro người Puerto Rico kia kìa. Cụ bà 115 tuổi, cụ ông 113 tuổi, cả hai đều có môn bài già do sách kỷ lục Guinness phong cho đó! So với các bậc trưởng thượng này thì cái tuổi 65 của anh bạn Luân Hoán của tôi chỉ mới là tuổi…thanh niên!

    Nhưng già và trẻ khác nhau thế nào trong ngày tết? Cũng chẳng khác nhau mấy. Thì cũng bàn thờ tổ tiên với mâm ngũ quả, cũng hoa hoét trưng trong nhà đào mai mấy nụ, cũng kẹo mứt xanh đỏ mang dáng xuân, cũng bánh chưng vuông vức truyền thống… Chỉ có một khác biệt nho nhỏ. Đó là tuổi thanh xuân người ta nhìn thấy màu sắc trong những món tết, còn tuổi “thanh niên” 65 nhìn thấy thuốc thang trong đó. Cứ cầm món tiền hưu là y như rằng phải ngó tới cái bệnh tật lúc nào cũng muốn oanh kích lên đầu lên cổ.





    Mâm ngũ quả ngày tết thường có một nải chuối tiêu xanh, một trái bưởi hay phật thủ vàng, cam và quýt chín đỏ, táo ta màu xanh. Ngũ quả là ngũ sắc. Ngũ quả cũng là ngũ…thuốc. Chuối chữa được táo bón, nhọt độc, giun sán, hắc lào. Bưởi thì đa năng: múi bưởi trị kém ăn, khó tiêu, đau bụng; vỏ bưởi trị đau ruột, phù thủng; đốt vỏ bưởi khô xông hơ vào rốn chữa cảm lạnh, đau bụng do lạnh dạ. Phật thủ trị buồn nôn, làm tăng cường tiêu hóa, long đờm, trị ho. Trái quất chữa khó tiêu và ho, hạt quất cầm máu và chống nôn. Quýt trừ đờm. Tinh dầu vỏ và lá quýt trừ ho, trừ đờm, trị kém tiêu. Nhân hạt táo sao đen chữa an thần, ít ngủ, giảm trí nhớ; lá táo sao sắc uống chữa trẻ em hen sữa, lá tươi giã đắp để hút mủ mụn nhọt.

    Cành đào ngày tết hoa lá cành hồng một sắc…tiếu đông phong cũng là cành thuốc. Lá đào tươi giã nát đắp chữa ghẻ lở, sắc uống chữa sốt rét, thái nhỏ ngâm vào cồn chữa mề đay. Chỉ 20 gram nhựa đào, tán nhỏ, uống với nước sắc địa cốt bì và râu ngô, mỗi thứ 30 gram chữa được bệnh tiểu đường!

    Các thứ trái cây dùng làm mứt trong ngày tết cũng thuốc thang như ai. Bí đao, hạt sen, quất, dừa, táo…đều là những dược thảo.

    Thứ không thể thiếu trong ngày tết là bánh chưng. Tết nhất đấy nhưng cũng thuốc đấy. Gạo nếp có thể chữa tê phù, tiêu chảy; đậu xanh giải độc, chữa mụn nhọt; hạt tiêu tăng tiết dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột, tống hơi, giúp ăn ngon; lá dong non giải độc, chữa say rượu, rắn cắn.

    Còn thịt heo có công dụng gì? Nó làm cho cái tết có vị tết. Tết mà không thịt mỡ dưa hành, không bánh chưng xanh, còn chi là tết. Những cái tết sau 1975 trở nên thê thảm vì thiếu thịt. Thịt lúc đó được mua theo tiêu chuẩn. Công nhân viên nhà nước mới được sờ vào cái tiêu chuẩn này. Tôi vừa ở trại cải tạo về, lấy chi mà tiêu chuẩn. Chỉ có một tiêu chuẩn rất rõ ràng: đi kinh tế mới! Kinh tế mới…kinh hết hồn. Phải tìm mọi cách để tránh. Cách duy nhất tôi tìm được khi đó là gia nhập hội Trí Thức Yêu Nước để được giới thiệu đi dậy học sau khi tham dự khóa học chính trị về lý thuyết Mác Lê. Tết năm đó, hội Trí Thức Yêu Nước chiếu cố bán giá cung cấp cho mỗi hội viên một ký thịt heo. Người nào người nấy mừng như bắt được vàng. Thông cáo thông tin rối rít. Rồi cũng có một cái ngày được ấn định. Ngày hội hôm đó, các trí thức ngồi la liệt trên vuông sân trong khuôn viên trụ sở hội trên đường Nguyễn Thông, nét mặt tươi rói, chuyện trò rôm rả. Sổ mua thịt chồng cả đống trên bàn làm việc. Ai tới trước nộp trước, tới sau nộp sau, cứ theo thứ tự mà tên được cái máy phóng thanh gọi lãnh thịt. Đã lâu lắm rồi những người đã từng đau tim vì những tiếng loa gọi tên trong các kỳ thi mới có lại được cái cảm giác học trò ngày xưa. Nhiều tên xướng lên nghe mà ngậm ngùi. Như tên các vị Viện Trưởng, Khoa Trưởng, Giáo Sư Đại Học nổi danh. Như tên các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, điêu khắc gia chỉ thấy trên các báo ngày xưa. Nói thì nhanh như vậy, nhưng cầm được miếng thịt heo trong tay thì không được trơn tru mau chóng. Chúng tôi ngồi vất vưởng trên những rễ cây, thành xi măng hoặc ngồi phệt dưới đất trông chờ. Nghe tiếng heo kêu eng éc là mắt sáng lên. Cả giờ sau, khi chú heo xấu số đã được phanh thây thành từng kí thịt xong xuôi, tên những người trúng tuyển mới được xướng danh. Chưa đầy nửa tiếng, tiếng loa phóng thanh lại im ắng. Chúng tôi lại vểnh tai chờ nghe tiếng heo ọc lên giã từ cõi đời trong niềm vui chung. Cứ thế, tôi chờ từ sáng tới xế chiều. Hết heo! Lao xao trên sân. Tiếng loa phóng thanh yêu cầu mọi người chờ heo bổ xung. Cứ chờ thì cũng có lúc tới. Chú heo được kéo lếch thếch từ ngoài cổng vào bằng một sợi dây thừng cột quanh cổ, ưỡn ẹo đi ngang qua hàng rào đậm đặc chất xám, mặt nào mặt nấy tươi như đã thấy tết đang đủng đỉnh tới. Khi chú heo vừa diễu hành qua hàng dàn chào…danh dự kêu la thảm thiết trong pháp trường ở căn phòng phía sau là lúc lũ trí thức chúng tôi hồi hộp trông chờ. Trời sụp tối, tôi cũng sờ được kí thịt heo, lòng vui như…tết! Gói ghém cho kỹ, ấn sâu trong giỏ xe đạp kẻo bị quân cướp đường giật mất, tôi chở tết về nhà, chỉ còn thiếu điều muốn hát vang lên trên đường!

    Có trải qua những giây phút hồi hộp vì ký thịt ngày tết như vậy mới cảm thông được với nhà thơ Thanh Tịnh. Cũng ngày tết, cơ quan tổ chức mổ heo ăn tết, mỗi người được chia phần hai ký thịt. Nhà văn Thanh Tịnh lúc đó đã về hưu nhưng theo lệ của cơ quan thì hưu vẫn cứ được phần như thường. Người tổ chức giết heo năm đó sơ ý quên mất nhà văn. Ông biết nhưng không biết nói sao. Sáng 29 tết, Xuân Thiều đến thăm nhà văn. Chuyện vãn một hồi, Thanh Tịnh mới hỏi:
    • “Này ông ơi, mai kia tôi chết ông có cúng tôi không nhỉ?”
      “Anh cứ nói dại, mà anh trăm tuổi thì tôi cúng chứ!”
      “Cúng gì?”
      “Ít nhất là bát cơm quả trứng.”

    Nghe xong, Thanh Tịnh điềm nhiên:
    • “Thế thì xin ông cho cúng trước vào tết này đi. Thay vì bát cơm quả trứng là hai cân thịt heo nhé!”

    Xuân Thiều hiểu ngay sự tình, vội về cơ quan xin bổ xung phần thịt heo tết cho nhà văn đã về hưu!

    Văn thơ mà cũng về hưu nữa sao? Những người viết lách chúng tôi khi nào còn cái gì trong đầu để chia sẻ với người đọc thì vẫn cứ viết, khi nào thấy không viết được nữa thì nghỉ viết, hưu hiếc gì đâu! Chẳng hạn như lễ Giáng Sinh vừa qua, nhà văn Nguyễn Mộng Giác, trong một e-mail cho tôi, đã than thở là nhiều tháng qua chẳng viết được gì, lý do chính là lười, nhưng cũng có phần e ngại là mình chẳng còn điều gì để viết ra, nếu cứ cố viết thì cũng chỉ như dọn món nguội cho độc giả. Nhưng người viết trong chế độ Cộng sản có khác: họ đã biến thành những cán bộ ăn lương tháng. Đã ăn lương thì có hưu. Và đã là cán bộ thì đương nhiên có đẳng cấp, ngôi thứ, loại ngôi thứ không dựa vào phẩm chất của những tác phẩm mà dựa vào những tiêu chuẩn khác chẳng ăn thua gì tới việc viết lách cả. Vậy mới có những quan văn nghệ. Như Xuân Diệu chẳng hạn.

    Mồng một tết, nhà thơ Vũ Quần Phương đến chúc tết Xuân Diệu. Xuân Diệu hỏi:
    • “Năm nay em in được nhiều thơ tết không?”
      “Em làm bên Đài, bận lắm, chỉ in được một bài ở báo Văn Nghệ”.

    Xuân Diệu hớn hở:
    • “Thế mà tớ in được năm bài. Ở cái đất nước không có quy luật giá trị như nước mình in được như thế kể cũng lạ. Thì ra thiên hạ cũng có con mắt xanh đấy chứ! Thơ tết là thậm khó vì nó là tinh hoa, tinh chất. Mỗi năm chỉ có một lần tết thôi mà!”

    Năm sau, nhà thơ Vũ Quần Phương nhất định làm thơ tết. Trên các báo tết năm đó, anh in được sáu bài, còn Xuân Diệu năm ấy chỉ in một bài. Mồng một tết, Vũ Quần Phương lại đến chúc tết Xuân Diệu. Không thấy ông anh nhắc gì tới chuyện thơ tết, anh định nhắc nhưng thấy Xuân Diệu lớn quá lại không dám. Không hỏi thì hóa ra cố gắng của mình bị uổng phí, Vũ Quần Phương đánh liều:
    • “Thưa anh, năm nay anh in được nhiều thơ tết không ạ?”
      “Cái…..cái gì. Cậu…..cậu hỏi…..cái gì?”

    Vũ Quần Phương hơi hoảng vì anh biết lúc cáu giận, Xuân Diệu thường có tật nói lắp. Anh rụt rè nhắc lại câu hỏi. Xuân Diệu trừng mắt:
    • “Thơ tết hả? Tết thì ai đọc thơ mà in! Thằng quanh năm lam lũ, tết có bánh có thịt thì lo ăn. Thằng bận đến chúc tết bố mẹ vợ, đứa lo đi chưng diện áo quần, người đi hội, kẻ đi chợ hoa, có ai có thời giờ đọc thơ. Chỉ có thằng rồ thì mới lo in cho nhiều thơ tết!”

    Vũ Quần Phương cười gượng. Ngồi một lúc, anh cáo từ:
    • “Năm mới, em chúc anh mạnh khỏe, viết hay hơn năm ngoái.”

    Xuân Diệu lại trợn mắt:
    • “Năm ngoái mình viết cũng hay đấy chứ!”

    Miệng nhà quan có gang có thép, các cụ dậy như thế từ ngàn xưa. Chỉ có điều là các cụ không phải là các nhà tương lai học nên không đoán được là trong một đất nước nhố nhăng sau đó, người ta lại có loại quan văn nghệ!

    Viết báo tết luôn luôn là một công việc vừa vất vả, vừa thích thú. Chưa thấy bóng dáng tết mà đã lo tô điểm cho tết. Những ngày Sài gòn nóng rẫy cuối năm, mồ hôi mồ kê đầy người, người viết đã phải chấp bút ca tụng chúa xuân. Càng ca nhiều thì càng hy vọng có cái tết đầy đủ. Bởi vì làng báo Sài gòn hồi đó có cái lệ bất thành văn nhưng luôn luôn được tôn trọng là bài đăng trong báo xuân được trả nhuận bút gấp đôi! Ngoài cái thú đầy túi đó, người viết còn có một cái thú khác là nhìn thấy bài của mình trong những trang báo đẹp đẽ được độc giả cẩn trọng nâng niu trong những ngày xuân. Tết là một thứ thuốc hồi sinh tuyệt diệu. Con người như được tái sinh trong niềm vui, lòng người chan hòa phấn khích, người người đều cảm thấy như được trẻ lại. Xuân của đất trời cũng là xuân trong từng cõi lòng của mọi người.

    • Qua bao ngày lửa đạn
      Đất về với mùa xuân
      Như em về với anh
      Qua những ngày sóng gió
      Ở ngoài kia, đường phố
      Màu áo chen màu hoa
      Anh có nghe: ngoài ga
      Tiếng con tàu đang gọi.
      (Xuân Quỳnh)

    Tết gọi xuân, xuân gọi người, người gọi lòng, lòng nào lòng nấy như ăn gian được thời gian. Cái trẻ trung ào ạt bao phủ mọi con người. Nhà thơ cách chi mà không trẻ lại. Nhưng có già đâu mà không trẻ? Danh tướng Mac Arthur đã nói câu bất hủ:
    • những người lính không chết, họ chỉ biến đi!
    Tôi vẫn nghĩ là mình đúng khi vẫn đinh ninh rằng những người viết không già đi, họ chỉ thêm tuổi!

    Trở lại với cái tuổi 65 của nhà thơ Luân Hoán, sức mấy mà già! Còn mơn mởn sức…trai! Cứ thử đọc mấy câu cuối của bài thơ sinh nhật thì biết ngay! Nếu già thì còn cõng kiếc gì được nữa!

    • chưa lú nhưng chắc dật dờ
      lâu lâu thoáng nghĩ bàn thờ đặt đâu
      và rồi ở đó bao lâu
      nại hà kiều dẫn về đâu cho cùng?
      về đâu cũng giữ dài lưng
      để mà cõng cái vô cùng của em
      tháng giêng nhờ vậy giàu thêm
      bài sinh nhật của một tên yêu đời.



    Song Thao
    01/2006


Trả lời

Quay về “Chuyên đề”