- 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Trả lời
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           


    Vài câu hỏi nhức nhối ngày 30-4





    48 năm! Gần một nửa thế kỷ trôi qua, vết thương vẫn chưa lành. Và chắc sẽ không bao giờ lành đối với hàng triệu gia đình, trong khi có những người khác, đứng đầu là nhà nước, có cơ hội “hát trên những xác người” để ăn mừng chiến thắng. Có cơ hội để khoe khoang, đánh bóng quá khứ, để dân quên thực tại đất nước không có gì đáng kiêu hãnh.

    Vài câu hỏi nhức nhối nhiều người đặt ra, hay tự hỏi:

    Thứ nhất, có nên tổ chức tưởng niệm ngày 30/4, nửa thế kỷ sau?

    Thứ hai, có nên tiếp tục hoạt động chống Cộng, trong khi “càng chống, Cộng sản càng mạnh?”

    Thứ ba, mỗi người, dù chân yếu tay mềm, dù không phải là anh hùng, có thể làm gì, đóng góp gì cho công cuộc chung? (1)

    1.- Có nên tưởng niệm mỗi năm?

    Có người nghĩ nửa thế kỷ sau, có lẽ nên quên chuyện cũ, để hướng về tương lai.

    Trái lại, muốn chuẩn bị tương lai, phải ôn lại quá khứ.

    Một cộng đồng, một dân tộc không có quá khứ, sẽ không biết mình là ai, không biết phải đi ngả nào. Không có quá khứ, sẽ không có hiện tại, không có tương lại. Ôn lại quá khứ, rút tỉa những kinh nghiệm xương máu, để tìm đường đi cho mình và cho thế hệ sau.

    Tưởng niệm ngày 30 tháng 4 để không quên hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng trên rừng, trên đường mòn biên giới, trên biển cả với hy vọng được sống tự do.

    Quốc gia văn minh nào cũng tưởng niệm những người đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh Đệ Nhất, Đệ Nhị Thế chiến, hay xa hơn nữa, bởi vì người chết bị quên lãng sẽ chết lần thứ hai.

    Forgive, but not forget. Có thể tha thứ, nhưng không thể quên.

    Người Việt có phong tục rất hay, là cúng giỗ. Đặt bàn thờ, hương hoa, hay cả thức ăn, không phải là dấu hiệu của mê tín dị đoan, trái lại, là một cách rất văn minh, để chứng tỏ người chết vẫn ở đâu đó, bên cạnh. Người chết không bao giờ thực sự chết.

    Ngày 30/4 là ngày giỗ của hàng triệu gia đình.

    Người ta hy vọng, nhưng chắc khó toại nguyện, trong khi hàng triệu đồng bào của mình đang khóc những người chết oan, tức tưởi, những người khác, nhất là những người cầm quyền, không nên nhẫn tâm reo hò, nhẩy múa. Đó là một thái độ man rợ nhất.

    Dù hăng say chiến thắng tới đâu, vẫn còn 364 ngày mỗi năm, để tha hồ reo hò, mạ lỵ, chửi rủa, đấu tố, oán thù.

    Một lý do nữa để tưởng niệm ngày 30/4: nhắc lại cho thế hệ sau những gì đã xẩy ra nửa thế kỷ trước, cho gia đình, cho cha mẹ của họ.

    Hàng triệu người đã liều mạng vượt biển, với cái hy vọng mơ hồ là trôi dạt đến một nơi nào đó có tự do.

    Bỏ nước ra đi là một chuyện kinh thiên, động địa với một dân tộc gắn liền với đất nước-đất và nước-đa số chưa hề rời làng mạc, khu phố mình đã sinh ra, lớn lên.

    Hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên biển cả.

    Người Cộng Sản, sở trường trong việc viết lại lịch sử, đã bôi nhọ những người ra đi là chạy theo Mỹ, và sau đó, khi cần tiền họ gởi về, thân ái phong cho họ là những “khúc ruột ngàn dặm”.

    Howard Zinn nói, “khi những con thỏ chưa có sử gia, lịch sử sẽ được viết bởi những người đi săn”.

    Tưởng niệm ngày 30/4 là nhắc lại sự thực lịch sử. Lịch sử của chiến tranh, lịch sử của một trong những cuộc di cư lánh nạn khủng khiếp, kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

    2.- Có nên tiếp tục tranh đấu cho tự do?

    Nhiều người tự hỏi: có nên tiếp tục tranh đấu chống Cộng hay không, bởi vì nửa thế kỷ sau, Cộng sản vẫn còn đó, hung hăng, tàn bạo? Chưa thấy một hy vọng tự do nào le lói cuối đường hầm.

    Điều đó khó chối cãi. 48 năm sau, xã hội VN băng hoại hơn bao giờ hết. Biển đảo bị chiếm đóng, môi trường bị huỷ hoại, bất công tràn lan, tham nhũng khủng khiếp, khiến người Việt, sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, “tự do, dân chủ, cộng hoà, độc lập, tự do, hạnh phúc”, chỉ hy vọng được trốn ra nước ngoài, để lấy chồng, để trồng cần sa, bán dâm, để làm nô lệ.

    Trong bối cảnh đó, người Việt hoàn toàn thụ động.

    Sau nửa thế kỷ cai trị miền Nam, ¾ thế kỷ miền Bắc, Cộng Sản đã thành công trong công cuộc “thụ nhân” (trồng người), đào tạo một thế hệ vô cảm.

    Một mặt, sự đàn áp dã man, chà đạp nhân quyền, ngồi xổm trên những quyền tự do tối thiểu của con người, chế độ đã tạo một dân tộc biết sợ. Và trên cả cái sợ, cái cùm tự kiểm duyệt, coi như đó là một nhân sinh quan, một triết lý sống.

    Mặt khác, kinh tế phát triển nhờ nhân công rẻ, ngoan ngoãn, trong một thời đại hoàn cầu hoá, nhờ hàng chục tỷ dollars của các “khúc ruột ngàn dặm” đổ về, nhờ tiền xuất cảng lao động, xuất cảng phụ nữ, Việt Nam biến thành một xã hội tiêu thụ.

    Một số người được tiêu pha, chơi bời thả cửa, có ảo tưởng được tự do, hài lòng với thân phận của mình, chấp nhận hay ủng hộ chế độ. Việt Nam trở thành một nhà tù lộ thiên, trong đó tù nhân không muốn vượt ngục nữa (2).

    Trong bối cảnh đó, những phong trào tranh đấu cho tự do, dân chủ yếu dần.

    Trong nước, những người tranh đấu bị đàn áp dã man; 10, 15 năm tù, cái án dành cho những người cướp của giết người ở những nước bình thường, chỉ vì đã lên tiếng chống cướp nhà, cướp đất, hay đòi quyền thở, quyền sống.

    Ở đây, phải bày tỏ sự khâm phục đối với những người vô danh, hay nổi tiếng, đã can đảm tranh đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, và nhất là trong sự cô đơn, giữa một biển vô cảm.

    Ở hải ngoại, phong trào cũng yếu dần, vì chia rẽ, vì bệnh cá nhân chủ nghĩa, vì cái tôi quá lớn (3), vì tổ chức luộm thuộm, khái niệm rất mơ hồ về dân chủ, rất mơ hồ về sự hữu hiệu của mỗi hành động.

    Nhiều người có cảm tưởng họ chống nhau, hơn là chống Cộng. Sẵn sàng chụp mũ nhau là Cộng Sản, chỉ vì một câu nói vụng về, một câu trích khỏi một bài, trái hẳn với ý của người viết. Đôi khi chỉ vì tỵ hiềm cá nhân, vì ganh ghét, vì độc ác. Trong khi đó, Công Sản gộc, thứ thiệt, ngang nhiên mua nhà cửa, họp hành, ra báo, lập đài phát thanh, truyền hình, lộng hành trước mắt bàn dân, thiên hạ, ngay giữa cộng đồng tỵ nạn.

    Nhiều khi những người chống Cộng hăng say chống nhau, quên cả chống Cộng.

    Quả thực là tình trạng đáng ngao ngán, khiến nhiều người muốn bỏ cuộc.

    Nhưng suy nghĩ lại, có quả thực là các hoạt động đó hoàn toàn vô bổ không?

    Nếu Việt Nam chưa phải là Bắc Hàn, bởi vì CS không muốn đóng cửa để mất nguồn ngoại tệ khổng lồ, nhưng cũng bởi vì có những người kiên trì tranh đấu ở hải ngoại, tiếp tay với những người tranh đấu trong nước, lên tiếng tố cáo các chính sách đàn áp, các hành động đàn áp dã man của nhà nước.

    Cộng sản chùn tay, không phải vì muốn được kính trọng đôi chút, nhưng bởi vì còn muốn làm ăn, buôn bán với thế giới bên ngoài.

    Những hoạt động hải ngoại, dù chưa đạt kết quả mong muốn, dù có nhiều khuyết điểm, vẫn chứng tỏ có những người không bỏ cuộc, nửa thế kỷ sau ngày 30/4/75.

    Tại sao không thể bỏ cuộc lúc này. Bởi vì cuộc chiến trở thành một mặt trận văn hoá. Ai cũng nghĩ và mong có thay đổi chính trị ở VN, bởi vì một nhóm người cai trị gần 100 triệu dân, vô thời hạn, là một chuyện quái đản ở thế kỷ 21.

    Nhưng chỉ có thay đổi nếu hội đủ 2 điều kiện: Thứ nhất, người dân ý thức mình đang sống trong một nhà tù không tường, mặc dù được hưởng những tự do phù phiếm như ăn chơi, tiêu thụ. Thứ hai, mọi người nghĩ những thay đổi sẽ có kết quả tốt cho chính mình, cho gia đình mình.

    Dân chủ đối với đa số vẫn còn là một ý niệm mơ hồ, nếu không phải là đề tài để nhạo báng. Đa số vẫn chưa ý thức rằng tất cả những vấn đề của VN, từ bất công khủng khiếp, tới tham nhũng kinh hoàng, giáo dục bế tắc sẽ không bao giờ giải quyết được, nếu không có một thể chế dân chủ.

    Việc thuyết phục người đồng hương là chuyện của mỗi chúng ta, mỗi ngày.

    3.- Mỗi người có thể làm gì?

    Không phải ai cũng là anh hùng, không phải ai cũng là những nhà hoạt động, sẵn sàng hy sinh. Nhưng mọi người đều có thể đóng góp.

    Khi tôi giải thích cho con cháu lịch sử cận đại của VN, tôi đóng góp cho việc chống lại âm mưu viết lại lịch sử của tập đoàn cầm quyền.

    Khi tôi kể cho bạn bè trong nước những sinh hoạt dân chủ nơi tôi đang sống, tôi đóng góp vào việc phát triển ý thức, và kiến thức dân chủ.

    Khi tôi liên lạc với các giới chức, các hội đoàn nơi tôi đang sống, hay với những du khách tới VN, để nói về những vi phạm nhân quyền, tôi đóng góp vào việc cho thế giới bên ngoài biết về thực trạng VN.

    Đó chỉ là những thí dụ. Còn hàng ngàn những chuyện khác, mọi người có thể làm. Nếu một triệu người làm những việc nhỏ, kết quả sẽ rất lớn.

    Một câu nói nổi tiếng mà người ta gán cho Lão Tử: Hãy thắp một ngọn nến, còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối. Đôi khi chúng ta quên cả nguyền rủa bóng tối, vì còn say sưa nguyền rủa nhau.

    Những khuyết điểm, những sai lầm của những người chống Cộng đã khiến hai chữ “chống Cộng” mất dần ý nghĩa

    Nhiều người xa lánh, không muốn liên luỵ tới những chuyện đánh phá cá nhân, bè phái.

    Albert Camus nói, cuộc đời là những cuộc tranh đấu, nếu không tranh đấu cho lẽ phải, không nổi giận trước những bất công, cuộc đời chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Nhưng Camus nói thêm: nổi loạn, hay phẫn nộ phải có đối tượng, không bao giờ mù quáng, vô vạ, miễn phí (la révolte est ciblée, jamais aveugle ni gratuite).

    Chống Cộng, nửa thế kỷ sau, không phải vì oán thù, không phải vì bị cướp nhà cướp đất, mà bởi vì nghĩ rằng, biết rằng chế độ Cộng Sản đưa tới bế tắc cho dân tộc. Bế tắc và diệt vong.

    Tôi chống Cộng bởi vì không muốn nước tôi không có giáo dục, chỉ có nhồi sọ; không có văn hoá, chỉ có tuyên truyền; không có quyền làm người, chỉ có quyền tuân lệnh; không có quyền suy nghĩ, chỉ có quyền ăn chơi.

    Hiểu theo nghĩa đó, chống Cộng là một nghĩa vụ trong sáng nhất, khẩn cấp nhất. Không phải là chuyện phù phiếm, như nhiều người nghĩ. Có người thành thực nghĩ như vậy, có người mượn đó là một cái cớ để buông tay, hay đồng loã với cái ác.

    Từ Thức
    _________

    (1) Bài này ghi lại và bổ túc bài nói chuyện trong cuộc hội luận ngày 29/4/2023 do Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Tư Do tổ chức, tại Paris, Pháp.

    https://vietluan.com.au


              
Last edited by Bạch Vân on Thứ tư 24/04/24 21:54, edited 2 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


Tháng Tư gõ cửa



Tranh Đinh Trường Chinh
Tiếng gõ trên cánh cửa
Tháng Tư bước vào nhà
Tháng Tư ngồi xuống ghế
Tháng Tư pha bình trà

Rót ra một chén nhỏ
Chia đều giữa hai ta
Tháng Tư và nhân chứng
Nhìn nhau cùng khóc òa

Trà xanh như nước mắt
Đầm đìa trên mặt ai
Giơ bàn tay gầy lắm
Quẹt ngang nỗi ngậm ngùi

Tháng Tư già theo tuổi
Ta già theo tháng Tư
Tóc không còn xanh nữa
Cánh trà cũng héo khô

Tháng Tư rót đầy chén
Mời nhau ngụm lưu vong
Tiếng ai vừa khép cửa
Nhốt nỗi buồn vào lòng.

Trần Mộng Tú

Tháng Tư 2024








          
Last edited by Bạch Vân on Thứ tư 24/04/24 21:55, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          


Thưa Mẹ, Chúng Con Đi





Thưa mẹ

Chúng con là người Việt Nam lưu lạc

Ngày ra đi không hẹn buổi quay về.

Chẳng phải là sương mù sao khóc lúc đêm khuya

Chẳng phải gió sao đời là giông bão

Chẳng phải mây sao miệt mài trôi nổi

Chẳng phải là rừng sao héo úa mỗi tàn thu.

Bao nhiêu năm, chúng con sống trong âm thầm và chết giữa hoang vu

Biển cả, rừng sâu, non mờ, núi thẳm

Chúng con đi gót chân mòn vạn dặm

Ngơ ngác nhìn nhân loại, tủi thân nhau.

Bao nhiêu năm trời nuôi lớn một niềm đau

Mang một vết thương vẫn còn đang mưng mủ

Khi ngoảnh mặt trông về chốn cũ

Lòng chưa kịp buồn, nước mắt nhỏ trên tay.

Dải đất Việt Nam

Nằm co ro như một kẻ ăn mày

Đang thoi thóp cuộc đời trên góc phố

Như giọt lệ chảy dài nhưng chưa nhỏ

Như chiếc lưng khòm mẹ gánh cả trời thương.

Chúng con đã hơn một lần có được quê hương

Bãi mía, hàng tre, bờ dâu, ruộng lúa

Bài ca dao ngọt ngào như giọt sữa

Chảy vào hồn theo tiếng mẹ à ơi

Những cánh diều xưa dây đứt rớt vào đời

Bay lạc lõng bốn phương trời vô định.

Chúng con cũng đã bao lần suy niệm

Bốn ngàn năm lịch sử của ông cha

Thuở Hùng Vương

Đi chân đất dựng sơn hà

Bao nhiêu máu đã âm thầm đổ xuống

Khi Trưng Trắc trầm mình trên sông Hát

Chỉ mong giữ tròn trinh tiết với giang san

Trần Bình Trọng chịu bêu đầu để làm quỉ nước Nam

Cũng chỉ vì tấm lòng tha thiết.

Mẹ ơi, trăng còn có khi tròn khi khuyết

Nhưng tình yêu quê hương chẳng khuyết bao giờ.

Trần Trung Ðạo


https://safe.sur.ly/o/diendantheky.net


          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          





          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

  •           

    Ngày Đại Tang của Đất Nước





    Một năm người có mười hai tháng.
    Ta trọn năm dài Một Tháng Tư!” (Thơ Thanh Nam)



    Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long. Đây là quán nhà của Chi Đoàn 3/2 Thiết Kỵ. Quán không tên nhưng có cô con gái của ông chủ quán gốc nhà giáo tên Thủy Tiên. Ba thằng em trước là Sĩ quan Chi Đoàn 3/2 TK, Bắc Hà mới ra từ Quân Lao. Bắc Hà lái xe Jeep đụng chết Tr/úy Pháo Binh đi xe Honda, bị giam quân lao Cần Thơ 5 tháng. Số Bắc Hà xui, mới đầu tui nhờ mấy ông Thượng sĩ điều đình gia đình nạn nhân bãi nại. Thất bại. Quân cảnh Tư Pháp giải Bắc Hà qua Cần Thơ, Chạy tiếp, để Bắc Hà được tại ngoai. Xui, chánh án Trung Tá Ngô Văn Thuyết ghét Thiết giáp. Khi ông Phó chuyển lên với ý kiến thuân, nhưng thấy đơn vị Bắc Hà là Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh bèn tống giam. Tư Tưởng và Đông Phương đưa tiền cho một luật sư ở Vĩnh Long, về Saigon chạy cho Bắc Hà trắng án, tay Luật sư nầy lấy tiền đánh bạc thua hết. Bắc Hà đành ở quân lao, ra tòa xử 4 tháng tù, Ở quân lao 5 tháng nên được phóng thích ngay tại tòa án. Th/úy Trong, Chi đội phó của Bắc Hà, trước khi về làm Phụ tá Ban 3 Huấn luyện, lãnh nhiệm vụ thăm nuôi hằng tuần, đem quần áo về giặt và tiếp tế những gì Bắc Hà cần. Bắc Hà ở trong quân lao mà mặc đồ ủi hồ. Thấy Bắc Hà đeo lon ở nấp túi áo, bèn hỏi, Bắc Hà cho biết chưa ra tòa nên vẫn còn đeo lon nhưng đeo ở nấp túi. Một lần khác Bắc Hà khoe tụi trong nầy nễ tao lắm. Tui cười ngất. Thân ở tù mà nễ cái gì. Bắc Hà nghiêm sắc mặt, người ta nễ tao vì đơn vị không bỏ tao, đi thăm nuôi mỗi tuần. Tù ở đây không có được đơn vị thăm nuôi, chỉ gia đìnhthăm mà thôi. Đó cũng là tinh thần thương yêu của Điền Đông Phương và Tư Tưởng trong đơn vị.

    Đang vui vẻ nhậu nhẹt nói chuyện ồn ào. Nhắc chuyện ngày trước chiến đấu bên nhau. Đúng ra chỉ có Tư Tưởng và tui cụng ly hào hứng, Bắc Hà uống chút chút và Th/úy Trọng thì Coca Cola, vì bị dị ứng với bia rượu. Đúng là đời kém vui khi không nhậu được. Đang rót tràn ly cạn và cạn ly đầy, TV chiếu cảnh Tổng Thống Thiệu từ chức. Trời đất ơi! Cái gì kỳ vậy cà? Tư Tưởng cũng hơi đã đã bèn cà lăm … “Vậy là mất nước rồi. Tụi mình thua rồi”. (Khi Tư Tưởng cà lăm là biết lúc đó chàng đã rồi ) Bàng hoàng, sửng sốt, nghẹn ngào. Cứ nhắc đi nhắc lại “sao kỳ dzậy cà” Tại sao thua kỳ dzậy cà. Cả đám nước mắt rớt ra. Bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu cực khổ dầm sương dãi nắng, thường xuyên đối diện với tử thần . Bao nhiêu xương máu đã đổ. Chưa thua mà sao kỳ dzậy cả? Tư Tưởng hỏi mất nước rồi làm sao? Ai mà biết làm sao. Chỉ biết gục đầu, Đồ nhậu trên bàn còn đầy, bia còn nhiều chưa rót mà đã nghẹn. Nghẹn từ lời nói, nghẹn cả trong mắt trong môi. Lâu lắm Ngụy tui mới nói nhỏ, như để một mình mình nghe thôi … thì chơi xả láng, chơi cho tới khi hết đồ chơi rồi tính chứ biết sao. Que sera sera … Buồn nãn, chán chường, Tư Tưởng và ba thằng em ra xe Jeep đi về. Xe chạy tới ngã ba Cần Thơ chưa quẹo trái để về hậu cứ, bị Quân Cảnh bắt dừng xe lại. Lúc đó khoảng 12 giờ khuya, đã tới giờ giới nghiêm. Một Trung sĩ Quân Cảnh bước đến chào Tư Tưởng, hỏi sự vụ lệnh. Tư Tưởng chưa kịp trả lời, tự nhiên tui nổi nóng la lớn “ Mất nước tới nơi rồi mà sự vụ lệnh cái gì. Dẹp!” Nói nào ngay Quân Cảnh (QC) ở Tỉnh Vĩnh Long, cũng hơi ngán Thiết Giáp. Tư Tưởng là đơn vị trưởng thì ký cái sự vụ lệnh hay ký phép, dễ còn hơn ăn cơm sườn không có xương. Cũng lấy làm lạ, QC bửa nay sao tận tụy siêng năng quá. Trung sĩ QC chưa phản ứng gì thì từ trong bóng tối một người mặc bà ba đen bước ra nói hết sức nhẹ nhàng “ Thân, em đi đâu giờ nầy vậy?”

    Lúc đó Tư Tưởng và cả đám tụi tôi đều ngạc nhiên. Tư Tưởng bước xuống xe Jeep đưa tay chào và tui đang đứng trên lề đường cũng chào tay. Đó là Đại Tá Thành, cựu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 15/ Sư Đoàn 9 Bộ Bịnh. Bây giờ là Đại Tá Tỉnh Trưởng Vĩnh Long, Tư Tưởng trả lời: “ Buồn quá dẫn mấy thằng em đi nhậu, thưa Đại Tá “ Quay qua mấy ông QC, Đại Tá Thành nói “ Xin mấy ông QC cho anh em Bạch Mã về nghỉ. Họ đã đổ máu cho chúng tôi nhiều lắm “.

    Mấy ông Quân Cảnh lui vào trong, Tư Tưởng và tụi tui chào Đại Tá Thành một lần nữa, lên xe đi về doanh trại. Buồn, không ai nói năng gì, chỉ nghe tiếng thở dài. Sáng hôm sau Tư Tưởng ra hành quân, chưa kịp cà phê cà pháo với tụi tôi.Tui cũng không hiễu tại sao đi sớm quá. Th/úy Hạnh về chưa có chức vụ gì vẫn cà nhỏng. Vẫn ngủ trong khu Sĩ Quan chúng tôi. Lúc nầy cấm trại tử thủ, theo lênh của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân Đoàn / Quân Khu IV. Sáng cà phê câu lạc bộ, trưa, chiều cơm Thiết Đoàn. Không phố xá phố phường gì cả. Đọc báo càng thêm bi quan. Những trận đánh kinh hồn đang xãy ra Long Khánh, sau khi mất Phan Rang. Dù Quân Đoàn IV chưa sứt mẻ gì, vẫn còn đầy đủ tại hàng ứng chiến. Trận đánh dằng dai với Sư Đoàn 5 CSBV chỉ còn lẻ tẻ. Trung Tá Nguyễn Mạnh Lâm, Thiết Đoàn Trưởng TD16 Kỵ Binh tử trận tại chiến trường nầy.Tui cũng vừa chấm dứt khóa huấn luyện tân binh bổ sung cho ba Chi Đoàn tác chiến hơn tháng trước, sau đó tổ chức một đêm văn nghệ hào hứng cho các tân binh thưởng thức, vì tôi đoán biết sẽ có nhiều em sẽ ra đi. Bây giờ ở đây mới biết được Hổ Cáp và Thiết Đoàn 9 KB đã đánh tan tác bọn VC mà tên Tướng VC lê đức anh chạy bán sống bán chết ở Chương Thiện. Lữ Đoàn 4 KB và TD 2KB ( – ) đang cầm chân bọn Sư Đoàn 5 CSBV tại Bình Thạnh Thôn, Tuyên Quang, Tuyên Bình. Đang giao chiến ở Bình Thạnh Thôn, Tuyên Bình, SD 5 CSBV rút đi, vào chiếm Tỉnh Long An. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam cho Trung Đoàn 10/ Sư Đoàn 7BB trực thăng vận vào tàn sát bọn Bắc Cộng. Tụi nó đi ngờ ngờ không chuẩn bị tác chiến. Qua cung từ tù binh, được biết bọn cán binh VC được lệnh vô tiếp thu Long An vì đã chiếm được Long An rồi. Một số dạt qua Bến Tranh, Mỹ Tho, gặp Chi Đoàn 2/2 Thiết Kỵ tại đó chơi cho tụi nó một trời hỏa lực. Tan hàng tụi nó chạy tứ tán. Sau đó tập trung quân đánh Thủ Thừa để cắt đường viện binh của QDIV cho Saigon. Một trận đánh đẩm máu. Địa Phương Quân dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Tỉnh Trưởng Long An, phối hợp Lực lương 99 Đặc nhiệm Hải Quân đã đánh cho bọn VC tan tác trước khi Saigon tuyên bố đầu hàng.

    Bắc Hà chưa được tái bổ nhiệm, vẫn còn cà nhỏng, nên tui được cử chỉ huy dàn xe M113 ở hậu cứ, khiển dụng nhưng không được đưa ra hành quân, vì không đủ xăng dầu. Đó là hậu quả của Hiệp Đình Đình Chiến Paris 1973, bị Quốc Hội Mỹ cắt viện trợ năm 1975, có một Đại đội Long Phi tùng thiết, toàn lính văn phòng thuộc Bộ Tư Lệnh SD9BB. Có vài sĩ Quan Chi Đoàn đang dưởng bệnh, phụ giúp tui chỉ huy Bộ Binh cũng đở khổ. Tui thường nói, mình thất thế, mình thiếu phương tiện yểm trợ, thiếu đạn dược, xăng dầu, mình thua rồi, nhưng phải đánh trận cuối cùng rồi ra sao hậu

    Ngày 27 tháng 4 tình hình chiến sự bi đát ở Quân Đoàn III nhưng Quân Đoàn IV vẫn vững vàng. Lệnh tử thủ từ Quân Đoàn vẫn được chấp hành nghiêm chỉnh. Có lệnh cho một xe GMC đưa Thượng Sĩ, ban Tài chánh về Saigon, phát lương cho Chi Đội tăng phái cho Lực Lượng H đang bảo vệ Saigon. Mấy hôm trước thằng em Pilot, Phi Đoàn Thần Tượng di tản về Saigon, nhắn tin ráng dọt về Saigon nó sẽ đưa đi. Cùng lúc Chỉ huy Trưởng Tiền Doanh Yểm Trợ Vĩnh Long, bạn cùng khóa với ông anh rễ Hải Quân, nhắn tin tối 29 tháng 4 bước qua Tiền Doanh anh sẽ đưa ra biển. Quyết định đi hay ở cứ ám ảnh Ngụy tui hoài.

    Sáng 28 tháng 4 nhiều lần định bỏ quân, bỏ lính, bỏ đơn vị bước lên GMC về Saigon là xong. Tài xế là linh của tui. Chi Đoàn Trưởng Công Vụ kiêm Chỉ Huy Hậu cứ không thể cản tui được. Cuối cùng chỉ đứng nhìn xe GMC chạy. Cũng tại hai chữ Danh Dự mà ông Tướng Chỉ Huy Trưởng Quân Trường Đồng Đế nhắn nhủ SVSQ ngày mãn khóa, lúc nào cũng vang vang trong tâm, trong não của tui. " Mạng sống có thể mất. Nhưng Danh Dự không thể mất ". Chiều 28 tháng 4 đang ăn cơm Thiết Đoàn, thực đơn cũng như mọi ngày. Bàn ăn Sĩ Quan có 4 người, Ba thằng tui cùng Thiếu úy Tích Trưởng Ban 1 Thiết Đoàn . Hạ Sĩ Quan và Binh sĩ thì mấy bàn gần đó. Cấm trại nên nhà ăn đông lắm. Nhưng không có tiếng cười tiếng diễu như mọi ngày. Bổng hàng loạt hỏa tiển bay vào cả đám bò càng, trừ ba thằng tui ngồi tỉnh bơ ăn cơm tiếp tục. Một chốc yên tỉnh, mọi người trở về ăn cơm tiếp. Yên lặng và yên lặng. Ăn cơm mà nét mặt mấy tay Kỵ Binh có vẻ lo sợ. Bắc Hà lên tiếng trước, ông than phiền, vắng chiến trường lâu quá nên không còn phản xạ nữa. Th/úy Trong không nói năng gì, Th/úy Tích sau khi lồm cồm ngồi vào bàn ăn cũng yên lặng. Để phá tan không khí im lặng,tui nhìn qua dãy bàn ăn của Hạ Sĩ Quan và Binh sĩ nói “ Tao cũng muồn bò, núp như tụi bây, nhưng mới thay bộ đồ sạch, sợ dơ tới đâu thì tới. Cả đám cười quên sợ. Thật ra mấy tay lính văn phòng có bao giờ nghe hoả tiển hay pháo kích. Tiếng hoả tiển bay nghe ghê lắm Sợ là phải. Chẳng có gì để cười hết. Với ba thằng tui nghe hỏa tiển hoài nên biết khi nó hú, nó kêu u u u, nó đã bay qua đầu rồi. Còn nó kêu xè xè xè, sợ trốn hay núp cũng không kịp. Nhớ lúc đang dàn trận tại chiến trường Thường Phước, Hồng Ngự, bốn quan Vỏ Bị Đà Lạt, khóa 26, đang đứng gần Chi Đội tui để được bổ sung cho Đại Đội Trinh Sát 15 tùng thiết, đang ứng chiến phía trước. Mời lên xe uống cà phê, VC chơi hỏa tiển bay qua đầu Chi Đội, tiếng hú nghe rợn người, Mấy quan Vỏ Bí bò người sát xuống. Nhìn thấy lính Thiết Giáp tỉnh bơ mấy quan Vỏ Bị có vẻ quê cơ, tui bèn nói. “Ai lần đầu nghe cũng sợ. Mai mốt nghe quen hết sợ”.

    Tối 29 tháng tư, định băng qua đường, qua Tiền Doanh Yểm trợ Vĩnh Long. Con đường gần xịt hà. Vây mà băng qua không được. Tui khoái đi Mỹ lắm. Khoái từ thời còn đi học, lại ham chơi, nên đậu Tú Tài hạng thấp, không đủ điều kiện đi du học. Bây giờ chỉ cần một chút can đảm, bỏ lại sau lưng cái liêm sĩ, thoải mái băng qua đường tiến ra biển. Khỏe re. như con bò kéo xe không. Để khỏi phải suy nghĩ, rủ mấy SQ Chi Đoàn vào câu lạc bộ uống bia, cười cười nói nói để khỏi phải suy nghĩ đi hay ở. Lòng lúc nào cũng cầu mong VC tấn công phi trường, ngay hướng Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh, để tui được đánh trận cuối cùng của cuộc đời rồi ra sao cũng OK, như hôm nào ngồi nhậu ở quán Thủy Tiên đã nghĩ.

    Ngày 30 tháng 4 lúc11 giờ sáng đang ngồi ở bàn làm việc, nghe tiếng radio vọng từ xưởng sửa chửa lệnh đầu hàng của Tướng Big Minh. Chỉ biết lắc đầu, đã đoán trước từ ngày Tổng Thống Thiệu tù chức bây giờ não nề quá. Bước qua xưởng, tụi lính hỏi giờ phải làm sao. Trả lời lênh tử thủ của Tướng Nguyễn Khoa Nam vẫn còn hiệu lực, nhưng đứa nào muốn dzọt thì cứ tự nhiên. Lạ là không ai ra đi, dù tui gián tiếp đồng ý. Trưa cơm, chiều cơm, tối đến ra tuyến chờ VC vào để đánh trận cuối cùng, chẳng thấy bọn tự xưng là anh hùng giải phóng xuất hiện. Bọn nó cũng sợ chết giờ thứ 25. Lính vẫn còn đầy đủ. Không biết bên Sư Đoàn ra sao. Không muốn ra cổng Sư Đoàn để tìm hiễu. Bàn với Chi Đoàn Trưởng công vụ tuyên bố xả láng. Kho lương thực bia, thuốc lá, đồ hộp, hàng Quân Tiếp Vụ đem ra phát cho lính. Cả đám SQ có mấy ngoe, vào hội trường uống cà phê hay Bia Quân Tiếp Vụ chờ lệnh. Thiếu Tá Cảnh, Sĩ Quan Hành Chánh Tài Chánh, cứ lấy cái muổng khỏ vào ly rồi ca “ Trong đoàn tù binh có tôi đi hàng đầu “ Thấy tui cười, ông giải thích “tao lớn lon nhất, tao phải đi đầu chứ”. Đại úy Chi Đoàn trưởng Công Vụ không thấy đâu. Buồn ngủ mà không ngủ được. Tới 4 giờ sáng 1 tháng 5, 1975 có lệnh của Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc, Tư Lệnh SD9BB, từ Bộ Chỉ huy nhẹ ở Mỹ Tho, giải tỏa lệnh tử thủ, khuyên nên rời bỏ đơn vị trước khi VC đến. Không bàn giao, không đầu hàng gì cả. Trở về phòng vất súng đạn, nón sắt, dây ba chạc. Đứng trước tủ sách không biết lấy quyển gì. Trong vô thức lấy tập thư Động Hoa Vàng mà cô giáo dạy Việt Văn tặng, Th/úy Trọng bước qua hỏi lấy M72 bắn tủ sắt đựng tiền được hay không? Suy nghĩ bảo thôi. Lấy xe Jeep đổ đầy bình xăng thêm 1 can sơ cua. Bỏ bao gạo lên xe chạy ra ngoài phố lúc 7:00 sáng. Ghé nhà bồ của Th/úy Trọng. Tui mặc civil, Th/úy Trong vẫn mặc quân phục (không có đồ dân sự). Đứng nhìn trời hiu quạnh. Ngay ngã ba đường qua Cần Thơ, một Chi Đoàn của TD16 KB tan hàng tại đây. Súng đạn còn đầy đủ trên xe. Cũng không buồn lại gần coi mấy ông TD16 bỏ lại cái gì.

    Ngày 1 tháng 5, 1975, lúc 8 giờ sáng có lác đác bọn dép râu nón cối đi về hướng Bô Tư Lệnh SD9BB. Nghĩ thầm phải quyết định nhanh, bàn với Th/úy Trong “ bây giờ mình phải dọt. Ở lại nguy hiểm quá. Bắc Hà nhà ở Vĩnh Long, mầy chọn lựa hoặc theo tao về Saigon ở nhà tao hoặc về nhà mầy ở Châu Đốc”. Nó muốn về Châu Đốc. Ngay lập tức tui dọt ra Bắc Mỹ Thuận, trong người chỉ có thẻ sinh viên và căn cước dân sự. Mang mấy giấy tờ quân đội như chứng chỉ tại ngủ, hay căn cước quân nhân, gặp du kích khó khá. Bọn du kích quấn khăn rằn giờ đông lắm. Chúng nó muốn bắt ai, bắn ai là tùy ý. Lúc nầy là loạn VC. Tới Bắc Mỹ Thuận mua mấy bịch trà đá, vài ổ bánh mì, mấy xâu nem ngồi trên xe trực chỉ Saigon. Mãi đến 7 giờ tối mới về tới nhà đã thấy bọn VC đầy ở Saigon. Cả nhà, cha mẹ, chị em mừng mừng tủi tủi.

    Những ngày cuối cùng đời lính không có những trận đánh oanh liệt bi hùng như Thiết Đoàn 5 KB, ở Long Khánh, ở QL20, ở Trảng Bom hay Lực Lượng Xung kích Quân Đoàn 3 và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ở căn cứ Nước Trong, ở thành Phố Biên Hòa, những trận đánh cuối cùng vang danh chiến sử, những trận đánh rửa mặt cho đoàn quân rút lui từ Quân Đoàn I, Quân Đoàn II. Những trận đánh làm cho quân Bắc Cộng thiệt hại nặng nề. Những hy vọng, những mong ước được đánh trận cuối cùng của cuộc đời để trả nợ núi sông cũng không có. Cho nên Đời Tỵ Nạn đâu có gì vui chỉ có một nỗi buồn mất nước.

    Mỗi năm cứ đến tháng Tư là cứ nhớ. Nhớ thời trai trẻ, nhớ tháng ngày trong quân ngủ, dù ngắn ngủi, nhưng nó làm nên con người của tui, đ

    Trong khi tui bị dằn vặt đi hay ở thì tại trời Tây ngày 27 tháng 4 năm 1975, tất cả sinh viên VN du học trên thế giới hướng về quê hương bằng nỗi buồn chất ngất. Ở Mỹ, ở Pháp ở Nhật, ở Đức, ở Úc …đều có những cuộc biểu tình hướng về quê mẹ. Đặc biệt hình ảnh những sinh viên VNCH tại Pháp, đã tổ chức cuộc xuống đường biểu tình, Tất cả đã để tang cho đất nước, Cầm Đại Kỳ VNCH đi giữa lòng thủ đô Paris hoa lê, với những giọt nuớc mắt rưng rưng trên khuôn mặt trầm buồn. Với cờ Quốc Gia và một rừng biểu ngữ. Biểu ngữ bằng Tiếng Pháp, chữ màu trắng nền đen. Vinh Danh các Chiến Sĩ đã Hy Sinh cho Tự Do, Miền Nam Tự Do Bất Diệt, Ngày Đại Tang … Đây là hình ảnh nỗi bật mà những sinh viên du học cùng thế hệ của tui đã khóc thuơng cho đất nước. Cùng tiếng hát đầy nước mắt bài Quốc Ca của sinh viên tại Pháp, có tiếng hát nghẹn ngào đẳm đầy nước mắt, của hơn 30 ngàn đồng bào hiện diện trên hơn 30 chiến hạm Hải Quân VNCH lúc làm lể hạ cờ VNCH trên các chiến hạm Hải Quân khi tiến vào Subic Bay . Bài Quốc ca Tiếng Gọi Công Dân đã được hát lên tại Paris, tại Washington, tại thủ đô Saigon, trên chiến hạm Hải Quân, trên đường di tản và cũng đã cất lên trên chiến địa Phan Rang, trên Quốc Lộ 20, ở Trảng Bom, ở Long Khánh, ở căn cứ Nước Trong, Long Thành, Trường Thiết giáp, ở Ngã Ba Dầu Dây, ở thành phố Biên Hòa... để chiêu niệm cho ngày đại tang của đất nuớc thân yêu...

    Xin nhắc lại lời của TT Nguyễn Văn Thiệu:
    "Đất nước còn, còn tất cả
    Đất nước mất, mất tất cả".



    – Nguyễn Hùng Anh


    https://vietbao.com


              
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          




          
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          




          
Last edited by Bạch Vân on Thứ sáu 26/04/24 07:16, edited 1 time in total.
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: - 30/04/2024 - tưởng niệm 49 năm người Việt mất miền Nam Tự Do

Bài viết bởi Bạch Vân »

          






          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20304
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Việt Nam – 49 năm ngày 30/4/1975

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • Việt Nam – 49 năm ngày 30/4/1975
    Thứ Năm, 04/25/2024 - 10:58 — songchi


    Tưởng Niệm 49 năm biến cố lịch sử ngày 30/4/1975, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với hai người có xuất thân, quá trình học hành, kinh nghiệm sống khác hẳn nhau là Tiến sĩ, dịch giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang A từng sống dưới chế độ VNDCCH ở miền Bắc trước đây, hiện tại đang sống tại Hà Nội, Việt Nam và nhà văn, nhà báo Từ Thức từng sống dưới chế độ VNCH cũ ở miền Nam, hiện tại đang sống tại Paris, Pháp.






    SC: Chế độ Việt Nam Cộng Hòa kết thúc vào ngày 30/4/1975, đến nay đã gần nửa thế kỷ. Tuy nhiên, nếu chúng ta nói “Việt Nam Cộng Hòa” không phải là quá khứ mà là tương lai thì các ông nghĩ như thế nào về câu nói này?

    TS Nguyễn Quang A:

    Câu hỏi lý thú này có một câu trả lời là dứt khoát KHÔNG và một câu trả lời mang tính gợi ý CÓ.

    1. Đầu tiên hãy xét phần dứt khoát không theo nghĩa hẹp, tức là “Việt Nam Cộng hòa” không phải là tương lai, bởi vì:

    - Với tư cách một chính thể Việt Nam Cộng hòa đã chấm dứt;

    - Việc dùng tên Việt Nam Cộng hòa cho một chính thể tương lai sẽ gây chia rẽ hơn nữa trong một đất nước, một dân tộc cần tránh chia rẽ, phân cực hơn bao giờ hết và vì thế là không thích hợp cho sự hòa giải, thống nhất dân tộc, cho sự phát triển đất nước;

    - Chính vì thế tôi khuyên tất cả những ai coi trọng sự phát triển đất nước, sự thống nhất quốc gia dân tộc không nên dùng rhetoric gây chia rẽ, phân cực và cố gắng làm hết sức mình để vun đắp cho sự thống nhất và sự phát triển của đất nước trong mọi hoạt động của mình (bất chấp lối nói và hành động của những người khác ý kiến với mình và không sa đà vào việc tranh cãi mang tính thắng-thua và thay vào đó cố gắng xây dựng, truyền bá các giá trị hết sức cần thiết cho một xã hội dân chủ như tự do, công bằng, bình đẳng, trung thực, khoan dung, thỏa hiệp,…; xây dựng văn hóa tranh luận cân nhắc và văn hóa chính trị lành mạnh).

    2. Tuy vậy, hiểu theo nghĩa rộng, Việt Nam Cộng hòa đã là một chính thể theo hướng dân chủ đầu tiên trong suốt lịch sử dài của Việt Nam. Theo nghĩa đó, nếu muốn Việt Nam thực sự dân chủ và tự do thì dứt khoát chính thể tương lai của Việt Nam phải đi theo hướng đó, tức là đi theo hướng của Việt Nam Cộng hòa, phải học những kinh nghiệm cả hay và dở của Việt Nam Cộng hòa, nhưng không nên dùng cái tên Việt Nam Cộng hòa vì những lý do nêu ở phần 1 của câu trả lời, nhưng cũng vì Việt Nam Cộng hòa chưa phải là một chính thể dân chủ chín muồi thực sự và nửa thế kỷ qua đã có những biến đổi sâu rộng về công nghệ, xã hội và chính trị mà việc quá lưu luyến quá khứ đó chưa hẳn là cách hay.

    Việc chọn tên nào cho chính thể tương lai là vấn đề chiến thuật tế nhị và cần được thảo luận trên tinh thần xây dựng, không gây chia rẽ, phân cực và lấy lợi ích phát triển quốc gia làm chính. Các tên khả dĩ có thể là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một cái tên rất hay nhưng có thể vẫn gây chia rẽ, phân cực; có lẽ Việt Nam Cộng hòa Dân chủ hay hơn? Hay chẳng nên dùng thêm tính ngữ nào cả mà chỉ tập trung vào xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ trong đó người Việt Nam được tự do, hạnh phúc. Đấy là những vấn để cần được thảo luận một cách xây dựng rộng rãi. Và đó có thể là một mẫu số chung để tất cả hay hầu hết những người Việt chung sức xây dựng một dự án mới cho đất nước.

    Cũng cần tìm hiểu, nghiên cứu, thảo luận rộng rãi về Việt Nam nên đi theo con đường dân chủ như thế nào, để người dân có thể hiểu về dân chủ nói chung, dân chủ bầu cử, dân chủ đại diện, dân chủ thảo luận cân nhắc, dân chủ tham gia vân vân cũng như các điểm hay điểm dở của chúng đề xuất chúng ta nên xây dựng một nước Việt Nam dân chủ ra sao để chính họ sáng tạo, thử nghiệm các sáng kiến của chính họ trong mọi việc kể cả việc quản lý nhà nước ở mức địa phương và quốc gia. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay khi các nền dân chủ đang gặp nhiều thách thức, cần những cải cách sâu rộng (kể cả việc kết hợp bầu cử với sự “rút thăm”) để xây dựng các cơ quan nhà nước hay bổ nhiệm các quan chức cấp cao thì việc “nâng cao dân trí” này càng cấp bách.

    Nhà báo Từ Thức:

    Điều chắc chắn là chế độ tương lai không thể là một chế độc tài, nhất là độc tài toàn trị, kiểu Cộng sản, hay hậu Cộng sản.

    Phải có một chế độ dân chủ, nhưng dân chủ kiểu nào sẽ do một quốc hội lập hiến, do toàn dân bầu ra, quyết định. Ngày nay có rất nhiều hình thức dân chủ trên thế giới.

    Thí dụ nước Pháp trao trọn quyền cho tổng thống, quốc hội đóng vai phụ, vì sau đại chiến thứ 2, Pháp muốn có một tổng thống nhiều quyền hành, để có thể hành động nhanh chóng.

    Hoa Kỳ cũng theo tổng thống chế, nhưng quyền hạn bị hạn chế bởi quốc hội, nhất là Thượng Viện.

    Tại nhiều nước khác quốc hội lựa Thủ tướng, tổng thống nếu có, chỉ đóng vai tượng trưng, không có quyền hình gì; thủ tướng mất chức khi mất đa số ở quốc hội. Bà Merkel, thủ tướng Đức, có lần chỉ trụ sở quốc hội, nói: ‘’Boss của tôi’’.

    Thuỵ Sĩ theo chế độ dân chủ trực tiếp, những vấn đề lớn đều do dân quyết định qua trưng cầu dân ý, một chuyện không thể thực hiện ở Pháp, vì dân Pháp bất mãn kinh niên, khi hỏi ý, đều trả lời ngược lại với chính sách của chính quyền, do chính họ bầu ra.

    Hình thức dân chủ nào cũng có ưu hay khuyết điểm.

    Việt Nam, trong cái rủi có cái may, là có hàng triệu người đang sống ở hải ngoại, có thể quan sát, học hỏi, rút kinh nghiệm tại nhiếu quốc gia, để khi có cơ hội, có thể xây dựng một thể chế thích hợp cho đất nước.

    Có thể lạc quan về chuyện đó, khi thấy Đài Loan chỉ trong vài năm đã xây dựng một chế độ dân chủ gần như kiểu mẫu, không thua kém gì các nước Tây phương đã bỏ ra nhiều thế kỷ để thực hiện.

    Vấn đề là bao giờ người Việt có quyền tự chủ?






    SC: Theo các ông, những sai lầm lớn nhất của đảng Cộng sản Việt Nam và những di sản tệ hại nhất mà họ đang và sẽ để lại cho đất nước, dân tộc là gì?

    TS Nguyễn Quang A:

    1) Sử dụng bạo lực [cả vật lý và ngôn từ] và luôn tìm ra những kẻ thù tưởng tượng;

    2) Khi buộc phải sửa sai lầm của chính mình thì thường không thú nhận sai lầm một cách công khai (nhân văn giai phẩm, sửa chính sách kinh tế [“đổi mới” thực sự là sự sửa chính sách kinh tế sai lầm nhưng coi là thành công của mình], cải cách ruộng đất có thừa nhận công khai sai lầm nhưng chưa thành thật,…) góp phần làm hủy hoại hệ thống đạo đức;

    3)Dùng các khái niệm cùng tên nhưng ngược với cách hiểu chung của thế giới, ngăn chặn và đàn áp các tiếng nói khác và như thế góp phần làm đảo lộn các giá trị;

    4) Bóp nghẹt tự do và như thế không có đất cho sự sáng tạo thật sự.

    Nhà báo Từ Thức:

    Cái sai lầm lớn nhất và di sản tai hại nhất người Cộng sản để lại cho đất nước là… đã nhập cảng chế độ Cộng sản.

    Câu trả lời có vẻ lẩm cẩm, nhưng đó là sự thực. Bởi vì chủ nghĩa đó là nguyên nhân của tất cả những bế tắc của Việt Nam.

    Chủ nghĩa Cộng sản quốc tế phủ nhận khái niệm quốc gia, khiến Việt Nam trước đây trở thành trường thành của Cộng sản quốc tế, ngày nay càng ngày càng rơi vào quỹ đạo Trung Quốc, nhất là khi phe đảng cầm quyền ở Việt Nam nghĩ Bắc Kinh là bảo hiểm sinh mạng của họ.

    Chủ nghĩa Cộng sản chủ trương vô sản chuyên chế, khiến độc tài toàn trị là con đường duy nhất, việc triệt tiêu những quyền căn bản của con người trở thành quốc sách, mặc dù ngày nay các nhà lãnh đạo vô sản đã trở thành triệu phú, hay tỷ phú dollars.

    Cộng sản coi lý thuyết Mác Lê là kim chỉ nam, khiến Việt Nam không có giáo dục, chỉ có nhồi sọ; coi tất cả những người không nghĩ như họ là kẻ thù, biến Việt Nam thành một nước không có văn hoá, vì văn hoá cần sáng tạo, sáng tạo cần tự do tối đa.

    Chủ nghĩa Cộng sản coi tôn giáo là thuốc phiện, coi thuần phong mỹ tục là trò chơi của giai cấp tư sản bóc lột, khiến tôn giáo bị đàn áp thẳng tay, để thay thế bằng mê tín dị đoan, xã hội rối loạn.

    Trước bất cứ tệ trạng nào, người ta suy nghĩ tìm giải pháp, cuối cùng đều phải đi tới kết luận: chừng nào chế độ này còn tồn tại, sẽ không có giải pháp. Càng sửa càng sai, càng sai càng sửa.






    SC: Các ông đánh giá chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thành công không, tại sao, và liệu việc đánh tham nhũng này có dẫn đến nguy cơ cho đảng Cộng sản Việt Nam theo kiểu không kiểm soát được và sẽ “tự bắn vào chân mình”?

    TS Nguyễn Quang A:

    Tham nhũng gắn với quyền lực và vì thế không thể triệt tiêu tham nhũng. Chỉ có thể giảm bớt tham nhũng mà thôi. Thế giới có rất nhiều nghiên cứu về quản trị tốt và tham nhũng. Theo đó, muốn chống tham nhũng thành công (tức là gữ cho mức độ tham nhũng ở mức xã hội có thể chịu đựng được) thì về mặt thể chế cần ít nhất 4-5 thứ:

    1) Luật trị hay nhà nước pháp quyền tức là không ai, không tổ chức nào có thể đứng trên luật pháp cả và bản thân việc làm luật cũng phải tuân theo những quy tắc phổ biến để bảo vệ các quyền của người dân, hạn chế sự lạm dụng của chính quyền, chứ không phải ban hành luật một cách tùy tiện;

    2) Nền tư pháp độc lập, tức là cơ quan điều tra, tố tụng và tòa án hoạt động độc lập chỉ dựa vào pháp luật, không bị một cá nhân hay tổ chức nào chi phối;

    3) Báo chí tự do, nhất là nghề báo điều tra;

    4) Xã hội dân sự lành mạnh, sôi động để tập hợp sức mạnh trí tuệ, kỹ năng của người dân để buộc các tổ chức, các quan chức phải minh bạch và có trách nhiệm giải trình;

    5) Có các cơ quan nhà nước giám sát độc lập nhưng không phụ thuộc vào chính quyền (về tiền tệ, môi trường, khoa học, dược và thực phẩm, v.v.) hoạt động chỉ theo các luật hay quy định riêng cho chúng.

    Ngoài các nhân tố thể chế nói trên việc xây dựng các giá trị, tập quán văn hóa cũng quan trọng trong việc kiểm soát tham nhũng.

    Các bạn soát lại xem Việt Nam có nhân tố nào trong 5 nhân tố cơ bản nêu trên: không nhân tố nào cả! Càng độc quyền càng sinh ra tham nhũng. Hệ thống sinh ra ra tham nhũng. Thiếu các yếu tố đó thì bất kể cuộc chống tham nhũng nào, từ “đả hổ diệt ruồi” đến “đốt lò” đều không thể có kết quả, gỏi nhất chúng chỉ có thể làm hài lòng ngắn hạn dân chúng chưa hiểu biết kỹ mà chỉ khoái thấy các quan chức cấp cao bị “trừng trị” nhưng không thể giải quyết bài bản, tận gốc vấn đề tham nhũng mà ngược lại làm không khéo, tràn lan thì có thể gây sự mất lòng tin, sự tê liệt của bộ máy, mất tính sáng tạo, sáng kiến thử nghiệm của các tổ chức và các quan chức nhà nước, những việc vô cùng quan trọng trong việc vận hành, phát triển và đổi mới đất nước.

    Nhà báo Từ Thức:

    Câu nói nổi tiếng của Lord Acton, mà người ta gán cho Churchill, đã trở thành một định luật: “Quyền lực đưa tới tham nhũng, quyền lực tối đa tham nhũng tối đa” (power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely).

    Ở các nước dân chủ, không phải chỉ có chính quyền diệt tham nhũng. Việc tố cáo, điều tra hay trừng trị tham nhũng là việc làm của các cơ quan giám sát, của tư pháp chuyên môn về kinh tài, của quốc hội, của các hội đoàn, báo chí, các đảng phái, và ngay cả mọi công dân, tất cả hoàn toàn độc lập đối với chính quyền. Một người tham nhũng khó lọt qua tất cả những cửa ải đó.

    Ở những nước độc tài, chuyện chống tham nhũng nằm trọn trong tay một người, toàn quyền quyết định ai tham nhũng, ai đáng bị trừng phạt.

    Toà án và công an điều tra chỉ tuân theo mệnh lệnh. Đó chỉ là những cơ hội để triệt hạ những kẻ không thuộc phe của nhóm đang cầm quyền.

    Chiến dịch ‘’đốt lò’’ của ông Trọng chỉ là trò bắt chước chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”của Tập Cận Bình, theo truyền thống những gì xẩy ra ở bên Tàu sẽ xẩy ra ở Việt Nam, như cuộc Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng, man rợ trước đây.

    Nhân danh diệt tham nhũng, Tập đã bỏ tù trên 100.000 cán bộ lớn nhỏ, loại bỏ tất cả những người không cùng phe cánh, hay những nhà tài phiệt đã quá thành công để có thể có ảnh hưởng trong xã hội, như Jack Ma, để trở thành hoàng đế vĩnh viễn của nước Tàu.

    Hậu quả là tham nhũng không thuyên giảm, nhưng guồng máy nhà nước trì trệ, vì cán bộ các cấp sợ bị sờ gáy, khoanh tay không làm gì nữa. Các nhà đầu tư ngoại quốc tìm cách chạy khỏi Trung Quốc, vì giới kinh tài rất sợ đầu tư ở những nước không có đường lối, luật pháp minh bạch.

    Tập có 2 mục đích khi phát động chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”. Thứ nhất: loại trừ đối lập. Thứ hai: cứu Đảng, vì nạn tham nhũng khủng khiếm đã gây bất mãn trong các tầng lới nhân dân, ở một xứ người dân đã quên cả chuyện bất bình, để được yên thân.

    Ông Trọng học nguyên văn bài bản của Tập, cũng có 2 mục tiêu đó khi “đốt lò”. Chiến dịch đốt lò có vẻ ngoạn mục, trở thành chuyện vui trong các tiệm cà phê, bàn tán chuyện ai lên ngựa ai ngã ngựa, nhưng sẽ chẳng đi tới đâu. Ông Trọng cũng không nên mong chuyện diệt tham nhũng thành công, bởi vì nếu không còn tham nhũng, sẽ chẳng còn ai làm việc, chẳng còn ai giữ đảng.

    Ngày nay, không ai còn mơ thế giới đại đồng, không còn chiêu bài chống Mỹ cứu nước, nếu còn những người trung thành với Đảng, chỉ vì còn đặc quyền đặc lợi, quyền được tham nhũng.

    Bài trừ tham nhũng tới nơi tới chốn là một cách cưa cành cây, trên đó các lãnh tụ Đảng đang ngồi.






    SC: Sau gần nửa thế kỷ dưới một chế độ độc tài toàn trị, theo các ông, những “căn bệnh” lớn nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay là gì?

    TS Nguyễn Quang A:

    Băng hoại đạo đức, dối trá, khoa trương, không minh bạch.

    Nhà báo Từ Thức:

    Dân tộc nào cũng có tính xấu bên cạnh tính tốt. Dân Việt Nam cũng vậy. Nhưng có những bệnh xã hội đặc biệt do chế độ độc tài tạo ra: bệnh dối trá, vô trách nhiệm, vô cảm, vô luân

    Dối trá: Dưới một chế độ toàn trị, dối trá là một nghệ thuật sống. Nói thực điều mình suy nghĩ, bày tỏ sự bất mãn, bất đồng ý kiến có thể mất công ăn, việc làm, bổng lộc, nếu không mất mạng. Dối trá là một phương pháp để sống còn, dần dần sẽ trở thành một thói quen, một bản năng, một dân tộc tính.

    Vô trách nhiệm: dối trá đưa tới tinh thần vô trách nhiệm. Người ta chỉ làm những gì chắc chắn là sẽ không bị tai bay vạ gió; không ai nghĩ tới xã hội, tới ích lợi chung. Giả vờ tin, giả vờ làm việc.

    Vô cảm: những người còn lương tâm, bất mãn trước bất công, trước bạo quyền, trước việc đất nước lâm nguy, đều bị đàn áp, hành hạ, bỏ tù. Hậu quả là không ai tha thiết đến chuyện chung nữa, hoàn toàn vô cảm, chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng.

    Vô luân: những giá trị cũ, phong hoá cũ bị xoá sạch, tôn giáo bị đàn áp để thay bằng mê tín dị đoan, giáo dục thay bằng tuyên truyền, xã hội không còn kim chỉ nam, hỗn loạn, không lý tưởng.

    Đó chỉ là một vài thí dụ, nhưng đủ đưa tới một xã hội rất kỳ lạ. Rất khôi hài, nếu không phải là dân tộc của chính mình.

    Một dân tộc không có quá khứ, bởi vì lịch sử đã bị viết lại. Không có tương lai, giống như cây tre, chính sách ngoại giao của ông Trọng, không biết ngả về hướng nào, không biết đi đâu, ngoài chuyện cố bám vào, hay giả vờ bám vào một chủ nghĩa đã giết 100 triệu người, mà thế giới, trừ Tàu, Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn, đã chối bỏ.

    Không quá khứ, không tương lai, không còn một giá trị, khuôn mẫu nào, xã hội như một con tầu không lái, không biết đi về hướng nào. Cả một dân tộc sống cho qua ngày, chờ đợi một cái gì vô hình. Giống như những nhân vật trong vở kịch “En attendant Godot’’ (Trong khi chờ đợi Godot), của Samuel Beckett, ngồi chờ Godot, nhưng không biết Godot là ai, có thể làm gì để cứu mình. Và cuối cùng Godot không tới.






    SC: Theo các ông, bài học lớn nhất rút ra từ cuộc chiến Việt Nam, cho cả hai miền Nam-Bắc là gì? Và hiện nay Việt Nam đã học được bài học ấy chưa?

    TS Nguyễn Quang A:

    Bất bạo động, “bạo động tắc tử” như lời nhắc nhở của cụ Phan Châu Trinh. Đáng tiếc người dân Việt Nam ở khắp nơi cả trong nước và ngoài nước, thuộc bất cứ phe nào phải rất nghiêm túc học bài học này (kể cả việc không dùng ngôn từ kích động bạo lực, hiểu đúng về sự thỏa hiệp [một giá trị vô cùng quan trọng nhưng thường bị người Việt coi là xấu], cổ vũ khuyến khích sự khoan dung…nói cách khác là xây dựng các giá trị dân chủ trên tầng văn hóa).

    Nhà báo Từ Thức:

    Bài học lớn nhất cho người Việt Nam là chỉ có mình bảo vệ, xây dựng đất nước mình. Những nước khác chỉ nghĩ tới quyền lợi của chính họ, sẵn sàng bỏ rơi đồng minh nếu họ muốn thay đổi chính sách.

    Việt Nam Cộng Hòa quá tin Hoa Kỳ, đã bị bỏ rơi không thương tiếc.

    Người Cộng sản trung thành, vâng lệnh Trung Cộng, mặc dù Trung Cộng xâm chiếm biển đảo, ranh giới, bành trướng thế lực ở Việt Nam, hay trắng trợn xâm lăng như khi Đặng Tiểu Bình muốn “dạy Việt Nam một bài học” năm 1979.

    Bài học cực kỳ đơn giản đó, trải qua những kinh nghiệm đắng cay, đau đớn, người Việt ta chưa học được. Vọng ngoại là bệnh nan y của người Việt, nhiều người đồng hương vẫn trông chờ những đấng cứu tinh ngoại quốc tới cứu mình, quên rằng mục tiêu số một của họ là giữ cái ghế của chính họ, sau đó là quyền lợi phe đảng, cuối cùng là quyền lợi của đất nước họ. Số mệnh của dân tộc Việt Nam là một khái niệm rất mơ hồ. Nếu cần hy sinh hàng triệu người Việt vì một tính toán lợi lộc, họ sẵn sàng làm.

    Việt Nam là một nước nhỏ, không thể đứng một mình, cần đồng minh. Nhưng đồng minh nào cũng chỉ là nhất thời, cái linh thiêng vĩnh viễn là vận mệnh dân tộc. Và vận mệnh của một dân tộc hoàn toàn tuỳ thuộc dân tộc đó.






    SC: Nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng thế giới hiện nay đang đứng trước một tình thế rất nguy hiểm, với những xung đột đang hoăc sẽ có khả năng bùng nổ ở nơi này nơi khác: cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, xung đột ở khu vực Trung Đông, mối đe dọa của Trung Cộng đối với Đài Loan và khu vực biển Đông, sự hình thành trục ác Nga-Trung Quốc-Iran-Bắc Hàn trong lúc các nền dân chủ hàng đầu của phương Tây đang bị đánh phá, xói mòn từ bên ngoài lẫn bên trong…Chỉ cần một hành động gây hấn hay một cái đầu “nóng” của một nhân vật lãnh đạo, một nguyên thủ quốc gia nào đó là chiến tranh có thể lan rộng, thậm chí thế chiến thứ Ba sẽ bùng nổ; hoặc sự thắng thua của một bên trong một cuộc xung đột có thể làm đảo lộn trật tự thế giới v.v…Đứng trước tất cả những thử thách đó thì các ông nhận thấy tầm nhìn, sự chuẩn bị đối phó cho tới những bước đi cụ thể của đảng Cộng sản Việt Nam ra sao?

    TS Nguyễn Quang A:

    Do đảng Cộng sản Việt Nam không minh bạch và có thể coi các sự chuẩn bị hay kế hoạch như vậy là bí mật quốc gia nên tôi không rõ họ chuẩn bị thế nào nên khó bình luận. Tuy vậy từ chính sách ngoại giao (xây dựng các mối quan hệ với các nước theo tầm quan trọng của họ với Việt Nam theo các cấp độ khác nhau) để tranh thủ giữ hòa bình phát triển đất nước là hướng tôi cho là đúng. Còn tốt hơn nữa nếu chúng ta có cùng các giá trị với các nước dân chủ tiên tiến và có sự thảo luận để dân chúng cùng xây dựng các phương án đối phó với tình hình, thế thì người dân mới là chủ chứ không chỉ là chủ hờ trên giấy.

    Nhà báo Từ Thức:

    Tại Á Châu, các quốc gia láng giềng của Việt Nam đang xiết chặt hàng ngũ chống hiểm hoạ Tàu. Nhật Bản, Phi Luật Tân công khai hợp tác với AUKUS (1) là một tổ chức hợp tác quân sự giữa 3 quốc gia Úc, Anh và Mỹ thành lập từ 2021 với mục đích ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng. Hoa Kỳ qua quyết định viện trợ mới đây cho Đài Loan đã cho thấy họ sẵn sàng đương đầu với Bắc Kinh.

    Trong bối cảnh đó, người ta không hiểu đường lối ngoại giao của Việt Nam là gì. Ông Trọng hãnh diện về chính sách ‘’ngoại giao cây tre’’. Cây tre không nghiêng hẳn về phe nào, nhưng theo cơ hội chủ nghĩa, ngả theo chiều gió.

    Trung thành với Bắc Kinh, trong khi các nước trong vùng kết hợp chống Tàu, Việt Nam tự cô độc hoá ở Á Châu. Không quốc gia nào trong vùng tin vào Việt Nam nữa.

    Vận mệnh Việt Nam nằm trong tay Bắc Kinh. Đó là một nghịch lý: trong khi Trung Hoa đang gặp khó khăn về mọi mặt: kinh tế khủng hoảng, xuất cảng giảm sút, thất nghiệp tràn lan, dân tộc lão hoá, và đang bị Hoa Kỳ và các nước Tây Phương coi là kẻ thù, ít nhất trên lãnh vực kinh tế. Tóm lại, khi chuyện thoát Trung có cơ hội thuận tiện nhất, Việt Nam càng ngày càng rơi vào quỹ đạo Tàu.

    Nhìn từ ngoài thấy khó hiểu, nhưng ông Trọng có lý của ông khi ngả về phe Tàu. Thứ nhất: ông Trọng là những người cuối cùng còn tin, còn cuồng chủ nghĩa Cộng sản. Thứ hai: giới lãnh đạo Việt Nam vẫn cảm thấy gần gũi với những nước có văn hoá Cộng sản như Nga, hay Tàu, hơn là với những nước dân chủ. Thứ 3: kết hợp bè đảng với các nước độc tài thoải mái hơn là với những nước dân chủ, có những nguyên tắc rắc rối, nhiêu khê mà họ ghê sợ, thí dụ bầu cử trong sạch, tự do báo chí, tam quyền phân lập vv…

    Trong thời đại cực kỳ bất ổn hiện tại trên thế giới, rất khó biết đường đi nước bước của Việt Nam trong tương lai. Vì Việt Nam đi đâu, theo ngả nào, không phải là chuyện chung của gần 100 triệu người, mà là chuyện riêng của một nhóm. Họ có lý luận riêng, có logique riêng. Họ sẽ tuỳ cơ ứng biến, tuỳ theo quyền lợi của họ để quyết định vận mệnh của một mảnh đất 330.000 cây số vuông, mà họ là chủ nhân.






    SC: Dự đoán của các ông về tương lai của Việt Nam 10 năm tới và vai trò của người trí thức đối với vận mệnh của đất nước, dân tộc?

    TS Nguyễn Quang A:

    Một hệ thống gồm các thành phần biết tư duy, tức là suy nghĩ, có hành động (mà lại phụ thuộc vào tư duy) tạo thành một hệ thống phi tuyến, phức tạp và sự tiến triển của hệ thống như vậy không thể dự đoán được. Một xã hội là một hệ thống như vậy và còn phụ thuộc vào môi trường, hoàn cảnh bên ngoài, nên các dự đoán thường chỉ là sự đoán mò của các lang băm.

    Tôi không muốn trở thành một lang băm. Tuy nhiên nếu chúng ta làm mọi cách để nâng cao dân trí, để phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ, để có cuộc sống khỏe, để nuôi dưỡng các giá trị chung, nhất là khát vọng tự do (chấn hung dân khí) và tích cực tham gia vào các phong trào xã hội để thực hiện và nâng cao các giá trị đó thì mục tiêu xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh, bình đẳng hạnh phúc chắc chắn sẽ đạt được (từng phần) và quá trình này chỉ có thể được cải thiện liên tục nếu số đông người Việt làm vậy một cách liên tục và không ngưng nghỉ. Nói cách khác chúng ta nên học tập, phát triển, làm phong phú thêm và thực hiện tư tưởng Phan Châu Trinh. Việc đó chính là việc góp phần xây dựng dân chủ (ngay bây giờ trong lòng chế độ độc tài), hiện đại hóa đất nước thay cho việc ngồi thụ động trông chờ ai đó khác và bận tâm đến việc dự đoán. Tương lai của Việt Nam là sự lựa chọn của chính chúng ta, nó phụ thuộc vào suy nghĩ, hành động của tất cả chúng ta hàng ngày! Tự do hay nô lệ là lựa chọn của chính chúng ta. Nước mạnh dân giàu hay dân nghèo nước yếu là lựa chọn của chính chúng ta.

    Nhà báo Từ Thức:

    Các chuyên gia, kể cả những người lỗi lạc nhất, thường thường sai lầm khi tiên đoán thời cuộc.

    Trước đó ít ngày, ít ai nghĩ Nga Xô Viết sụp đổ nhanh chóng như vậy, năm 1991. Trước khi Putin xua quân qua lãnh thổ Ukraine, không ai nghĩ Putin sẽ điên khùng như vậy, trừ tình báo Mỹ.

    Những thay đổi lớn trên thế giới thường thường nhờ hai điều điện: thứ nhất là làn sóng ngầm, đòi hỏi thay đổi. Thứ hai là một đột biến khiến nhà cầm quyền không kiểm soát nổi tình thế.

    Nếu lạc quan, người ta nghĩ chế độ Cộng sản đã cáo chung, vì bế tắc mọi mặt, khiến dân bất mãn, nghĩa là đã có một làn sóng ngầm.

    Người bi quan hỏi: ai, lực lượng nào sẽ gây đột biến, trong một quốc gia đa số thờ ơ, vô cảm, trong một quốc gia ngân sách công an lớn hơn ngân sách giáo dục.

    Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng một mô hình xã hội như Aldous Huxley mô tả: một nhà tù không tường, trong đó tù nhân được hưởng những thú vui vật chất, những trò giải trí rẻ tiền, thoả mãn với thân phận nô lệ của mình, không muốn phá ngục nữa, đôi khi còn đồng loã với cai ngục (2)

    Khi nào cái tư duy chưa bị đập vỡ, sẽ khó có thay đổi. Và nếu có thay đổi, theo Antonio Gramsci, sẽ chỉ là những cuộc đảo chánh. Quyền lực sẽ từ Đảng Cộng sản chuyển sang tư bản đỏ, mafia đỏ, như ở nước Nga của Putin.

    Ai làm chuyện thay đổi tư duy đó, mà cụ Phan Chu Trinh gọi là ‘’khai dân trí’’, để làm nền móng cho tương lai? Trí thức.

    Rất tiếc Việt Nam không có một tầng lớp trí thức (intelligentsia), soi đường cho xã hội, là lương tâm của đất nước, như ở Pháp với Victor Hugo, Emile Zola…, hay gần đây với Albert Camus.

    Sau gần một thế kỷ, chính sách ngu dân đã tiêu diệt hàng ngũ trí thức, chỉ còn những người có bằng cấp, bằng giả hay bằng thực, thụ động, yên phận để bảo vệ đôi chút bổng lộc, hay đôi khi chỉ đôi chút danh hão.

    Vai trò của trí thức ? Câu hỏi mông mênh. Tạm trả lời, trong bối cảnh hiện tại, có lẽ không nên trông chờ một hàng ngũ trí thức đóng vai lương tâm của xã hội, đứng mũi chịu sào. Chỉ mong họ ý thức một điều cơ bản: đất nước không thể xây dựng trong một chế độ độc tài. Tất cả bắt đầu từ trí não, từ cách suy nghĩ. Nói vậy có vẻ đơn giản, trẻ con, nhưng rất gần với sự thực.

    Viết về tệ trạng nô lệ thời La Mã, Alexis de Tocqueville ngạc nhiên thấy tại sao giữa các triết gia, trí thức uyên bác, không có ai thấy chuyện bình đẳng giữa người với người là một chuyện rất tự nhiên.

    Đó là chuyện cách đây 2000 năm. Ngày nay, chắc có người ngạc nhiên tại sao ý niệm nhân quyền, nhân phẩm của mỗi người dân vẫn chưa là một ưu tiên, trước thú vui hưởng thụ vật chất, nơi rất rất đông người đồng hương, kể cả trí thức.

    Trong bối cảnh đó, phải ngả mũ khâm phục những người, trí thức hay không, rất hiếm hoi, vẫn tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền, cho đất nước, dưới mọi hình thức, bất chất đe doạ, phỉ báng, vu cáo, chụp mũ hay tù đày. Càng đáng kính hơn nữa, khi họ hành động trong sự thờ ơ của xã hội.






    SC: Chân thành cảm ơn TS Nguyễn Quang A và nhà báo Từ Thức.

    -----------

    (1) (AUKUS: Australia, United Kingdom, US)

    (2) https://www.tuthuc-paris-blog.com/post/ ... A0o-cho-vn

    https://www.rfavietnam.com/node/8022
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20304
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

HÀ NỘI: TIẾP TỤC THỊT “ĐỒNG CHÍ NHÀ THỜ”

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • HÀ NỘI:
    TIẾP TỤC THỊT “ĐỒNG CHÍ NHÀ THỜ”

    Thứ Năm, 04/25/2024 - 08:31 — nguyenhuuvinh



    Mới đây, Nhà thờ Thái Hà thuộc Dòng Chúa Cứu thế nhận được giấy mời từ Ủy Ban Nhân dân Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội với nội dung: “Mời đồng chí tới dự họp lấy ý kiến về quy hoạch Tổng Mặt bằng tỷ lệ 1/500 phương án kiến trúc, Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp bệnh viện Đống Đa. Phòng hợp lại là Trụ sở Đảng ủy, UBND Phường Quang Trung”

    Đọc qua cái “Giấy mời” này, người thấy sự hài hước, dốt nát cũng như sự lỳ lợm của hệ thống công quyền, cán bộ cộng sản. Và người ta hiểu rằng: Một lần nữa, âm mưu của nhà cầm quyền Việt Nam với tài sản Giáo hội Công giáo vẫn không thay đổi và ngày càng trắng trợn.

    Cuộc đấu tranh dai dẳng và sự lỳ lợm, trắng trợn của nhà cầm quyền Hà Nội.

    Cuộc đấu tranh của giáo dân Giáo xứ Thái Hà cùng với các tu sĩ, linh mục Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội hàng chục năm nay, vẫn chưa có hồi kết. Họ đấu tranh để đòi lại công bằng, đòi lại tài sản của mình như một điều đương nhiên đã đành, mà còn là một việc làm để khẳng định, để trả lại cho xã hội Việt Nam một lần những cái không thể thay đổi trong đời sống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt. Đó là việc không thể đổi đen thành trắng, đổi sai thành đúng, đổi xuôi thành ngược, đổi sự thật thành gian trá mà nhà cầm quyền Việt Nam đã áp dụng vào xã hội Việt Nam mấy chục năm nay kể từ khi người Cộng sản xuất hiện tại Việt Nam cho đến hiện tại.

    Cần nhắc lại rằng: Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội được thành lập, được xây dựng từ rất lâu trước khi người Cộng sản manh nha ở mảnh đất Việt Nam. Bằng chứng là các tu sĩ, linh mục đã mua khu đất nơi có Giáo xứ Thái Hà hiện nay với diện tích là hơn 71.000 mét vuông và năm 1928 đã bắt đầu tiến hành xây dựng tu viện tại đây.

    Cho đến nay, dù nhà cầm quyền Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn, bằng nhiều cách để xóa vết tích, rồi chiến tranh, rồi loạn lạc… thì những công trình của Dòng Chúa Cứu thế vẫn còn sừng sững đứng đó để chứng minh một điều: Sự thật không dễ gì đảo ngược, không dễ gì xuyên tạc, bóp méo hoặc che đậy.

    Ở đây, dù đã nhiều lần ở nhiều nơi, nhiều cấp, qua văn bản, qua đấu tranh, đối thoại trực tiếp, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không thể trả lời được câu hỏi: Cơ sở pháp lý nào, để tài sản của Giáo hội Công giáo trở thành tài sản của Bệnh viện?

    Bởi trong lịch sử tồn tại của Cộng sản ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, chưa bao giờ có văn bản nào để những tài sản này được coi là đối tượng của bất cứ chính sách nào của cộng sản. Hẳn nhiên là điều ai cũng biết rằng người Cộng sản xưa nay vẫn nói cái không làm và làm cái không nói.

    Tuy nhiên khi mà họ luôn luôn rêu rao rằng nhà nước Cộng sản này là nhà nước pháp quyền, thì việc yêu cầu đúng luật pháp là điều đương nhiên.

    Và đó cũng chính là sự khó khăn cho nhà cầm quyền Việt Nam khi bộ mặt của họ bị vạch ra rõ nhất qua những vụ việc này.

    Trong truyền thống văn hóa ngàn đời nay của dân tộc, chuyện có vay, có mượn thì phải trả là chuyện đương nhiên, chẳng cần phải lý giải, chẳng cần phải giải thích bằng bất cứ loại ngôn ngữ lập luận nào thi điều đó cũng là chân lý hiển nhiên.

    Có lẽ, với công trình Tu viện của DCCT tại Giáo xứ Thái Hà, nhà cầm quyền Hà Nội qua biết bao đời Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố đã giở đủ trò nhằm cướp bằng được một tài sản của tôn giáo đã từng “mượn” rồi nay không chịu trả. Đã không chịu trả lại còn cù nhầy đủ cách để nhằm “Cả vú lấp miệng em” và đủ mọi trò bẩn thỉu, nham nhở nhằm cướp bằng được tài sản này của Giáo hội Công giáo Việt Nam.

    Với một nhà nước luôn tự xưng là “Nhà nước pháp quyền” lẽ ra không cần phải để công dân, tổ chức xã hội, tôn giáo đòi hỏi mà chính nhà nước phải gương mẫu thi hành điều đó. Nhưng, ở đây đã xảy ra những điều hoàn toàn ngược lại. Những đơn từ, những phản ứng của người dân luôn bị bỏ qua, bị bóp méo nhằm thực hiện cho được việc chiếm và cướp. Những tiếng kêu cứu thất thanh của giáo dân, giáo sĩ đã được xếp vào hàng ngũ thù địch, được đối phó bằng công an, cảnh sát, bằng nhiều thủ đoạn đê hèn.

    Tu viện không thể là bệnh viện

    Tu viện Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà được xây dựng từ những năm 1928 - 1931 của thế kỷ trước, vốn là một nơi tu hành của Giáo hội, quá trình thiết kế và xây dựng chắc chắn chẳng ai nghĩ đến sẽ ngự trị một bệnh viện sau này. Do đó, từ phần cấu trúc xây dựng, dây chuyền sinh hoạt cho đến bố trí các phòng chức năng của Tu viện không thể đem áp dụng vào cho bệnh viện.

    Việc cố tình áp đặt quy trình bệnh viện là nơi chữa bệnh cho nhân dân vào một nơi không đúng chức năng, không đủ điều kiện chắc chắn sẽ gây nên những hậu quả rất lớn cho việc điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Có phải vì thế mà người dân nơi đây có câu truyền miệng rằng “Vào Đống Đa, ra Văn Điển”. Việc cố tình bố trí sai trái như thế để làm chỗ đùa giỡn với tính mạng nhân dân của nhà cầm quyền, phải được coi là tội ác.

    Hệ thống công trình phụ trợ, khu vệ sinh, lây nhiễm của bệnh viện được gò gẵng ép vào cơ sở của Tu viện khi không đủ các điều kiện về cách ly cần thiết cho dân cư, cho cộng đồng xung quanh theo yêu cầu nghiêm ngặt của việc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong khi chính nhà nước đã công nhận rằng Bệnh viện Đống Đa được coi là một trong các bệnh viện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất . Việc đó vẫn cố tình áp đặt thời gian dài mấy chục năm qua gây những hậu quả lây nhiễm cho nhân dân, những người dân lành vô tội, phải được coi là tội ác.

    Với quy mô khu vực Tu viện, chỉ hơn 12.000 mét vuông, đây không thể là một mặt bằng phù hợp để xây dựng một bệnh viện tầm cỡ với những nhiệm vụ như đã được giao. Vì thế việc cố tình đổ tiền đổ của của nhân dân vào những nơi này chỉ nhằm cướp đoạt trái pháp luật bằng được Tu viện của tổ chức tôn giáo, phải được coi là tội ác.

    Đăc biệt mới đây UBND Thành phố Hà Nội đã có chủ trương di dời một số bệnh viện và Trường Đại học ra khỏi Trung tâm Hà Nội. Hàng loạt bệnh viện lớn được đề xuất đưa ra ngoại thành, kể cả những bệnh viện hiện đại mới xây dựng như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương… hay ngay cả bênh viện mới xây như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đều có phương án di chuyển ra ngoại thành. Chủ trương của Thành phố Hà Nội ghi rõ: “Trong số các bệnh viện được đề xuất di dời đợt này chủ yếu là các bệnh viện truyền nhiễm nằm trong khu vực mật độ dân cư quá dày đặc, bệnh viên có lượng chất thải y tế lớn không có khả năng xử lý, bệnh viện đa khoa có khoa lây không đủ điều kiện cách ly theo quy định”.

    Hệ thống các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 đang được xây dựng tại Hà Nam và các tỉnh xung quanh Hà Nội là ví dụ cụ thể cho chủ trương này.

    Vậy thì tại sao, nhà cầm quyền Hà Nội nhất định không di dời bệnh viện Đống Đa dù ai cũng biết rõ ràng sự vô lý, sự bẩn thỉu và nham nhở của bộ mặt nhà cầm quyền đối với Dự án này.

    Tất cả chỉ nhằm phục vụ mục đích của nhà cầm quyền Hà Nội là cướp bằng được Tu viện của Dòng Chúa Cứu thế tại Hà Nội, hạn chế một tôn giáo mà từ xưa đến nay, nhà cầm quyền Cộng sản không thể khuynh loát.

    Người ta thừa biết rằng, nếu đây không phải là tài sản của Giáo hội công giáo bị chiếm cướp bất hợp pháp, thì bệnh viện này đã không tồn tại từ lâu. Mỗi chiều, mỗi sáng đứng trước bệnh viện này, nhìn dòng người ra vào tắc nghẽn, cũng đủ thấy sự vô lý của cái gọi là bệnh viện này dù nó vẫn tồn tại và trêu ngươi biết bao thế hệ.

    Thế nên, một bệnh viện với đủ loại bệnh tật truyền nhiễm được đưa vào một trung tâm sinh hoạt tôn giáo cũng như những tệ nạn xã hội đã được tổ chức bao vây nhà thờ.

    Hậu quả của sói gửi chân

    Chẳng rõ với tư cách nào, mà ả Chủ tịch UBND Phường Quang Trung lại gọi linh mục đại diện Nhà thờ Thái Hà là “đồng chí”?

    Phải chăng là ả đã nhầm tưởng rằng khi làm thân được với nhà thờ, thì tất cả đều là “Đồng chí” của ả?

    Mấy năm gần đây, sau khi phong trào đòi Sự thật – Công lý – Hòa Bình của toàn xã hội dâng cao, nhất là người Công giáo Việt Nam vốn đi đầu trong công cuộc công chính đó, đã đặt nhà cầm quyền Việt Nam vào thế bị động. Họ bị động, bởi hễ đụng vào đâu là ở đó lại lúng túng như gà mắc tóc, lại bí, lại mất mặt và khó ăn khó nói trước thiên hạ.

    Thế nên, những năm qua, nhà cầm quyền CSVN đã đổ tiền của, công sức vào việc tập trung bằng mọi cách tiêu diệt mọi tiếng nói đối lập, bất đồng ở trong nước. Hàng trăm người bị bắt vào tù với những cái gọi là bản án nặng nề khủng khiếp nhằm hăm dọa, dập tắt những tiếng nói bất đồng, phản đối chính sách phản động của nhà cầm quyền Hà Nội đối với người dân, với đất nước, dân tộc.

    Đặc biệt, nhà cầm quyền Hà Nội đã đổ công sức đầu tư, kết thân, can thiệp bằng nhiều cách vào Giáo hội Công giáo Việt Nam, một thành trí khá vững chắc bảo vệ tính độc lập bấy lâu nay của tôn giáo.

    Và những cuộc thương lượng, và con bài ngoại giao, “bang giao”… tổng hợp bằng nhiều cách, nhiều kiểu kể cả trắng trợn lẫn tinh vi, nhà cầm quyền CSVN đã đạt được những ý đồ nhất định.

    Điều ai cũng thấy, là Vatican, đã cắn khá sâu miếng mồi câu “Bang giao” của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, để rồi mấy chục năm nay, có điều khoản đồng ý với việc Hà Nội được ý kiến, được thông qua việc bổ nhiệm các Giám mục Công giáo vốn là một đặc quyền riêng của Giáo Hoàng.

    Và chỉ cần có thế, bằng mọi cách lươn lẹo của mình, nhà cầm quyền Việt Nam đã dần dần thò được bàn tay khuynh loát vào Giáo hội bằng nhiều cách.

    Và sản phẩm là một số chức sắc công giáo là linh mục, thậm chí là cả Giám mục đã thỏa hiệp và sự thỏa hiệp đó ngày càng công khai, trắng trợn trước mặt giáo dân.

    Cũng trong trào lưu đó, nhiều vị linh mục, nhiều giáo xứ coi việc kết thân với chính quyền Cộng sản là việc làm bình thường và thậm chí nhiều nơi, nhiều vị còn lấy làm hãnh diện mà bỏ qua điều cơ bản, căn nguyên nhất mà người xưa đã từng dạy: “Hãy cho tôi biết ai là bạn anh, tôi sẽ nói cho anh biết anh là ai”.

    Xem lại những hình ảnh “tay bắt mặt mừng” của một số chức sắc trong Hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam với các quan chức cộng sản, ta thấy điều gì?

    Hầu hết, những quan chức đã đến bắt tay, chúc mừng, hàn huyên và giao hữu với các đấng bậc trong hàng Giáo phẩm Việt Nam như Đinh La Thăng, Tất Thành Cang… chăm chỉ đến Tòa TGM Sài Gòn thì nay đang ở trong tù. Cho đến Nguyễn Đức Chung, Chu Ngọc Anh đến thăm hỏi chúc mừng Giáng sinh chỗ nọ, chỗ kia, thì sau đó cũng đã lần lượt rủ nhau vào tù để “học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh” là viết nhật ký trong tù.

    Ở mức cao hơn, Võ Văn Thưởng vừa đến Tòa TGM Huế tươi cười hớn hở thông báo mời Giáo hoàng sang thăm Việt Nam, thì ngay sau đó, chỉ việc đón tiếp Hoàng Gia Hà Lan lại bị hoãn đột xuất vì Thưởng vi phạm luật pháp và bị đuổi cổ nhục nhã.

    Và người ta nhớ lại, Nguyễn Xuân Phúc cũng từng vác mặt đến chúc tết, chụp hình hớn hở tại các Tòa TGM của Việt Nam.

    Vậy giờ đây, các Tòa TGM, các giáo xứ ấy, các chức sắc ấy có thấy xấu hổ, ăn năn vì đã trót làm bạn với quân trộm cướp?

    Trở lại vụ việc tại Giáo xứ Thái Hà hôm nay.

    Khoảng hơn mười lăm năm nay, cuộc đấu tranh của giáo dân, linh mục, tu sĩ tại Giáo xứ Thái Hà đã thức tỉnh trái tim những người khao khát sự thật, công lý trên khắp thế giới. Thái Hà đã trở thành biểu tượng đấu tranh cho Sự thật – Công lý – Hòa Bình tại Việt Nam và đã được sự ủng hộ từ khắp nơi bằng nhiều cách.

    Và người ta hy vọng không phải là việc Thái Hà lật đổ chế độ Cộng sản hay điều gì cao siêu. Người ta chỉ mong ở đó, tinh thần của Giáo dân, giáo sĩ được vững vàng như một sự kiên trinh, nói lên sức sống của Sự thật, hiềm hy vọng vào Công lý và tinh thần Hòa bình.

    Thế nhưng, dần dần, người ta đã thấy những sự thay đổi tại đó.

    Cách đây mới mấy tháng, người dân khắp nơi ngạc nhiên thấy một sĩ quan an ninh với đầy đủ quân phục, quân hàm vào tận nhà thờ Thái Hà để múa may quay cuồng như ở nhà mình, cùng với linh mục quản xứ chia quà Giáng sinh. Viên sĩ quan đó, chẳng ai lạ, là người có thâm niên theo dõi, là kẻ bày mưu tính kế cho nhà cầm quyền CSVN đối với âm mưu chiếm cướp đất đai, tài sản Thái Hà mấy chục năm qua.

    Điều mà người ta khâm phục ở tay sĩ quan an ninh này, là sự lỳ lợm và tráo trở. Với chính bản thân người viết bài này, Cách đây 17 năm, tay sĩ quan này từng nói: “Em bây giờ là đảng viên, là công an, nhưng sau này khi về hưu em sẽ là tín hữu công giáo”. Và thực tế đã chứng minh anh ta là ai. Vì thế khi thấy anh ta ngang nhiên múa may bên cạnh Linh mục Bề trên Thái Hà, thì thiên hạ không khỏi ngạc nhiên.

    Và người ta cứ tưởng với mối quan hệ “đề huề” vậy, thì đồng chí đảng sẽ tha cho “đồng chí nhà thờ”?

    Nhưng không, hôm nay, đồng chí đảng lại định thịt “đồng chí nhà thờ” lần nữa để chứng minh câu nói của người xưa: “Chớ thấy đỏ mà tưởng là chín”.

    Video: Thanh tra Hà Nội và Thái Hà:











    Ngày 25/04/2024
    J.B Nguyễn Hữu Vinh


    https://www.rfavietnam.com/node/8021
Trả lời

Quay về “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/04/1975”