Thích Minh Tuệ

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20304
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Đừng ngây thơ, nhầm lẫn

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Đừng ngây thơ, nhầm lẫn
    Đặng Đình Mạnh
    3-6-2024







    Nhiều bạn đăng tải ảnh dưới đây và chú thích, cho rằng công an tỉnh Thừa Thiên Huế lấy dấu vân tay vị hành giả để lập thủ tục cấp căn cước công dân cho ông khi đang bị tạm giữ ở đấy.
              
              

              
              

              
              

    Thật ra, người đăng tải đã chú thích nhầm lẫn hoặc cơ quan an ninh, khi chủ động tung ảnh ấy lên mạng xã hội đã muốn công chúng hiểu rằng họ đã tử tế đến như vậy.

    Vì lẽ, theo quy định, thì căn cước công dân chỉ được cấp bởi cơ quan công an nơi đương sự thường trú mà thôi. Tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ là nơi vị hành giả đi qua rồi bị tạm giữ, không phải là nơi thường trú thì không có thẩm quyền lập thủ tục cấp căn cước công dân được.
              

    Quy định về cấp, quản lý thẻ căn cước công dân.
    Ảnh chụp màn hình từ TVPL

              
    Vậy thì, lấy dấu vân tay của vị hành giả để làm gì?

    Lấy dấu vân tay, tên gọi chính thức là thu thập danh chỉ bản. Nếu không phục vụ cho việc cấp căn cước công dân, thì sẽ là thủ tục ban đầu của cơ quan công an thực hiện đối với các “đối tượng” đang là nghi can vi phạm pháp luật bị tạm giữ, tạm giam tại trụ sở công an. Do đó, theo hình ảnh cho thấy, vị hành giả đang là “đối tượng” của cơ quan công an.

    Chúng ta cần hiểu đúng bản chất sự việc để không nhầm lẫn hoặc bị lừa phỉnh.

    Nhân nói về lừa phỉnh, thì cả hệ thống truyền thông của chế độ đang ra rả tuyên truyền rằng, vị hành giả tự nguyện dừng bộ hành khất thực. Với đà này, vị hành giả sẽ còn TỰ NGUYỆN vào trại giam của công an, hoặc trại tâm thần để được bảo vệ, được ẩn tu, hoặc TỰ NGUYỆN hoàn tục. Thậm chí, TỰ NGUYỆN dừng thở cũng nên…

    Dù không hề có chủ đích, nhưng vị hành giả đã là mối đe dọa, thách thức về an ninh đối với chế độ vì khả năng hiệu triệu công chúng một cách tự nhiên, nên sự lộ diện của ông ở nơi công cộng, hoặc ở bất kỳ nơi nào công chúng biết là điều không thể được chấp nhận.

    * Bài xem thêm, trong đó, cách nay 5 ngày thì tác giả đã xác định việc đàn áp của chính quyền đối với với vị hành giả.



    https://baotiengdan.com/2024/06/03/dung ... -nham-lan/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20304
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

SƯ MINH TUỆ, THÁCH THỨC AN NINH MỚI ĐỐI VỚI CHẾ ĐỘ

Bài viết bởi Hoàng Vân »









  • SƯ MINH TUỆ,
    THÁCH THỨC AN NINH MỚI ĐỐI VỚI CHẾ ĐỘ

    Manh Dang







    Theo sách lược an ninh của chế độ, một cá nhân hoặc tổ chức có khả năng tập hợp, hiệu triệu, điều khiển quần chúng, có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội đều là sự thách thức, là mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh chế độ cho dù cá nhân hoặc tổ chức ấy không có hoạt động gì liên quan đến chính trị.

    Biện pháp được đặt ra để giải quyết luôn luôn là phải bóp nghẹt mọi mối đe dọa ấy từ trong trứng nước.

    Đó là lý do dù hiến pháp quy định, nhưng chế độ vẫn cố tình cho trì hoãn vĩnh viễn việc soạn thảo các đạo luật về lập hội, công đoàn hoặc bất kỳ tổ chức độc lập nào khác nếu chúng không được thành lập bởi chế độ và phục vụ cho chế độ. Đồng thời, buộc giải tán hầu hết các tổ chức chính thức đã từng được thành lập dưới thời chính quyền Sài Gòn cũ hoặc vừa tập hợp theo cách không chính thức. Bên cạnh đó, chế độ luôn sẵn tay đàn áp các cá nhân sở hữu các yếu tố có dấu hiệu đe dọa chế độ.

    Có thể kể vài trường hợp điển hình xảy ra gần đây như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, Đồng Tâm, ông Lưu Bình Nhưỡng, bà Nguyễn Phương Hằng, thậm chí, người mẫu Ngọc Trinh vốn chỉ hoạt động trong lĩnh vực giải trí... cũng đều bị chế độ ra tay đàn áp nếu có khả năng tập hợp quần chúng.

    Với sách lược như thế, chắc chắn, sư Minh Tuệ, người đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ công chúng ở mọi miền đất nước, người vô tình khai tử trên danh nghĩa cả một đế chế Giáo hội Phật giáo quốc doanh giàu có phủ rộng trên khắp 63 tỉnh thành được chế độ chống lưng từ bốn thập kỷ qua... Cho nên, sẽ không bình thường nếu hồ sơ về sư chưa được đặt trên bàn làm việc của cơ quan an ninh. Trong đó, tiểu sử, các ảnh chụp trên đường hành đạo, danh tính các sư sãi đi theo cũng như cá nhân tiếp cập sư... Tất tần tật đều được thu thập. Theo đó, việc chế độ ra tay đàn áp sư chỉ là việc ngày một, ngày hai mà thôi.

    Mà sao không thể đàn áp khi sự hiện diện của sư đã trở thành tấm gương chiếu yêu đối lập hoàn toàn với nhiều giá trị mà chế độ hoặc Giáo hội Phật giáo quốc doanh hành xử trên đất nước không có đối lập này.

    Sự chân thật của sư chẳng phải đã đối lập với sự xảo trá mà chế độ hàng ngày hành xử với công chúng?

    Sự khiêm nhường xưng con của sư chẳng phải đã đối lập với sự xưng bác với cả dân tộc một cách đầy trịch thượng của lãnh tụ?

  • Sự thuyết phục của một mình sư với công chúng chẳng phải đã đối lập với cả một hệ thống truyền thông hàng nghìn báo đài nhưng nói chẳng ai tin?

    Sự hành đạo đơn sơ nhưng đầy Phật tính của sư chẳng phải đã đối lập với những chùa to, tượng lớn nhưng đặc sệt màu kim tiền?

    Sự khất thực một bữa ăn trong ngày chẳng phải đã đối lập với lời điệp khúc kêu gọi cúng dường tiền tỷ nhằm tạo phước của ma tăng?





    ...
    Việc đàn áp có thể chính thức bằng quyết định hành chính, bằng sự sách nhiễu, đe dọa của côn đồ hoặc chính quyền nơi sư Minh Tuệ đi qua, bằng cách ném đá dấu tay thông qua "quần chúng tự phát"... đều là những nghiệp vụ điển hình của lực lượng an ninh cả. Tất cả đều chỉ hướng đến mục tiêu chung cuộc là vô hiệu hóa khả năng thu hút công chúng của sư Minh Tuệ, cho dù điều đó/sự thu hút công chúng hoàn toàn nằm ngoài mục đích tu hành của sư.

    Mới đây, lực lượng an ninh đã sử dụng đến xe phá sóng viễn thông là một phương tiện nghiệp vụ an ninh để ngăn chặn sự truyền tải thông tin về việc di chuyển của đoàn sư sãi tháp tùng theo sư Minh Tuệ là dấu hiệu mở đầu, hứa hẹn các bước đàn áp sắp tới.

    Đàn áp bằng cách thức nào đi nữa, với bậc chân tu, chúng đều chỉ là những khổ nạn, nghiệp chướng thử thách mà thôi. Cứ nhìn tấm gương Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì rõ, đời tu hành của ngài không hề được rải hoa hồng, trái lại chúng đầy chông gai cho đến khi ngài đắc đạo.

    Với sư Minh Tuệ cũng vậy, sư chọn con đường Đức Phật đã đi, trong đó, sư biết rõ có khổ nạn và nghiệp chướng. Sư có thể đi bằng đời này, hoặc nhiều đời sau nếu đó là nghiệp, là duyên của sư...




    DC, ngày 30/05/2024
    Đặng Đình Mạnh
  • Từ ý Vũ Huy Hoàng
    https://www.facebook.com/story.php?stor ... 4n8nH0XTgN
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20304
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Thích Minh Tuệ

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20304
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Thích Minh Tuệ

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Vivian Pham






    Tháng 5/2019 trong một chuyến đi thiện nguyện kết hợp với phượt bằng xe máy từ Hanoi lên Điện Biên Phủ, khi đi qua đèo Pha Đin, mình và bạn bè khá mệt nên cố gắng tìm 1 trạm dừng chân. Chiều tà buông xuống, đường đèo ngoằn ngoèo, trạm dừng chân không thấy đâu, chỉ thấy một Thầy tu đang ngồi ( như kiểu thiền) trên mỏm đá ngay ở một góc đường mà bọn mình có thể tạt xe vào nghỉ… Cả nhóm nhìn Thầy mà ngần ngừ không muốn vào vì không muốn làm phiền Thầy. Tuy nhiên, vì mình đã quá mỏi, mình quyết định xuống xe, lại gần xin phép được ngồi nghỉ cạnh Thầy:
    -“ Chúng con xin lỗi vì đã phá đi sự tĩnh lặng của Thầy, chúng con có thể ngồi nghỉ ngay ở đây không ạ, đường xa quá mà chúng con tìm mãi không có chỗ nào có thể dừng chân…”

    - Thầy nhìn mình hồ hởi mỉm cười “ Oh không sao ạ, con cũng chỉ đang nghỉ chân thôi mà…”

    Thoáng ngạc nhiên về cách xưng hô của Thầy nhưng vì thấy Thầy cười rất tươi, rất thân thiện gần gũi nên mình mạnh dạn ngồi cạnh hỏi han Thầy đủ chuyện. Thầy kể Thầy đi khất thực từ Nam ra, giờ Thầy đang đi xuống Ninh Bình rồi sẽ ở lại Ninh Bình ít ngày - sau đó lại đi tiếp. Ngày Thầy chỉ xin ăn 1 bữa, cũng có ngày Thầy đi mãi không gặp được ai để xin thì nhịn thôi, lấy nước suối sống qua ngày…, đêm Thầy ngủ ngồi dưới gốc cây hoặc trên các mỏm đá. Ngày nào cũng miệt mài đi từ 4h sáng đến tối khuya, mệt đâu thì nghỉ đó…

    Mình quan sát thấy Thầy đi chân trần, mặc đúng chiếc áo tu mỏng manh, cạnh Thầy là 1 chiếc túi vải, mình hỏi Thầy có cần gì không để mình giúp, thì Thầy nói “ hôm nay con đã được ăn rồi, cho con xin một ít nước uống thôi ạ” Mình tặng Thầy 2 chai nước thì Thầy chỉ nhận 1 chai “ con chỉ cần đủ uống thôi ạ”…

    Tạm biệt Thầy sau gần 1 tiếng trò chuyện, tự nhiên trong mình dấy lên cảm giác vừa khâm phục vừa lưu luyến đến kỳ lạ…

    Đó là ngày 12/5/2019 ( đúng ngày sinh nhật của người Bố đã mất của mình)





    Cả đêm ở Điện Biên Phủ mình đã không ngủ được, nằm tính toán xem nếu Thầy dậy từ 4h sáng đi bộ xuống đèo, thì khi mình dậy đi xe máy xuống phía xuôi, liệu mình có còn duyên được gặp Thầy lần nữa không… ý nghĩ đó cứ ám ảnh mình mãi đêm đó…

    Và thật kỳ diệu, trên đường vượt đèo xuống xuôi, mình đã được gặp Thầy lần nữa, nhưng lần này Thầy đang đi bộ rất nhanh, nên mình không muốn làm phiền Thầy, mình chỉ đi chậm lại chào Thầy rồi đi tiếp…

    Thời gian trôi đi, nhưng ký ức về buổi chiều kỳ diệu đẹp đẽ đó với Thầy mình luôn giữ chặt trong lòng.

    Sống ở Mỹ nên mình không đọc tin tức gì nhiều ở Việt Nam, cũng không hay xem tiktok hay các video trên mạng XH… Gần đây một số bạn bè thân thiết post nhiều về một người Thầy tên Thích Minh Tuệ, mình đọc nhưng cũng không chú tâm nhiều. Tự nhiên đêm qua mình vô tình đọc 1 bài share của người bạn nói về chặng đường 6 năm Thầy Thích Minh Tuệ đi khất thực từ Nam ra Bắc và ngược lại, kèm với ảnh của Thầy, thì mình mới giật mình nhớ lại ngày mùa hè năm 2019 đó, mình đã được ngồi dưới tán cây mát mẻ, chuyện trò với Thầy gần 1 tiếng về Phật pháp và tu tập…,

    …nước mắt mình cứ thế tuôn rơi…

    Thầy ơi, mong Thầy luôn khoẻ mạnh, chân cứng đá mềm nhé…


              
              



















              

              
    https://www.facebook.com/vivian.pham.52 ... di4RsELZXl
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20304
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Duyên

Bài viết bởi Hoàng Vân »







  • Duyên.
    Gặp Thầy Minh Tuệ

    NGUYỄN THỊNH
    (Thinh Nguyen Facebook)




              

              

    Gặp một thầy chùa đi bộ từ Nha Trang lên phía Bắc, ra đến Hà Nội thầy đi hết một tháng rưỡi. Hôm nay gặp khi thầy từ Lạng sơn về tới Cầu Long Biên, trên đường thầy tới Quốc Lộ 1 để đi về Nha Trang lại. Hành trang của thầy là cái miệng luôn cười, là đôi chân trần mòn sạm, thầy có một cái bình bát chế từ lõi nồi cơm điện, kim chỉ và mấy miếng vải bố nhặt được để khi nghỉ đắp thêm vào y phục, mỗi ngày một bữa cơm chay của người dân biếu tặng, thầy không nhận tiền và cũng không lấy nhiều hơn một suất ăn.

    Tối thầy ngủ ở nghĩa địa hoặc những căn nhà bỏ hoang. Cái áo của thầy đủ dầy để không bị lạnh. Thầy có pháp danh là Thích Minh Tuệ, trước đây là một cán bộ địa chính, vì một lẽ duyên nào đó thầy xuất gia năm 36 tuổi bây giờ thầy 42 tuổi. Thầy phát nguyện đi bộ không dùng tiền để hiểu đời, hiểu mình, để cho mình trần trụi trước sân si, thực hành thoát khổ, muốn ra khỏi luân hồi.

    Lâu rồi mới có duyên gặp một vị thầy chùa mà mình muốn quỳ xuống đảnh lễ, thầy nhỏ thó nhưng uy nghi, có lẽ cái uy nghi của thầy xuất phát từ sự nghiêm túc thực hành giới luật. Thầy không còn kết nối với những mối quan hệ với quyền lực và tiền bạc. Giữ được điều này vô cùng khó, khi phần lớn Phật tử ngày nay đều nể phục các sư sở hữu chùa to, có ô tô, đồng hồ đẹp…
              

              
    Mình có hẹn hai tháng nữa sẽ vào núi Sạn (ở Nha Trang) tìm thầy để hỏi về hành trình này.

    Lúc chia tay mình hơi quê khi lại gọi với lại, “Hay thầy lấy số điện thoại của con, khi nào gặp nguy hiểm hay khó khăn thì gọi một tiếng.”

    Thầy chỉ cười.

    Mình ngu thật, thầy đã phát nguyện đi bộ để chấp nhận cái khổ, để không ràng buộc mà mình còn hỏi vớ va vớ vẩn. Ha ha, nhưng bệnh của mình là lo lắng thôi. Đấy, cứ bám thế mới không thoát khổ được.




    (Nguồn: Thinh Nguyen / Facebook, đăng ngày 14 tháng 10, 2022. Bạn trẻ Thịnh sống tại Hà Nội. Tinh Tấn Magazine đặt tựa bài viết.)
    https://www.facebook.com/permalink.php? ... 5069689401
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3593
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Sư Thích Minh Tuệ đang ở Gia Lai?

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

GIA LAI, Việt Nam (NV) – Theo lãnh đạo Công An Tỉnh Thừa Thiên Huế, sư Thích Minh Tuệ đã được Công An Tỉnh Gia Lai “hỗ trợ” làm Căn Cước Công Dân để “bảo đảm quyền công dân theo quy định pháp luật.”

Nói với báo Pháp Luật TP.HCM hôm 4 Tháng Sáu, một lãnh đạo Công An Tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay hôm qua 3 Tháng Sáu, sau khi sư Thích Minh Tuệ “tự nguyện” dừng việc đi bộ khất thực, Công An Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa nhà sư “đến nơi theo yêu cầu” và việc làm Căn Cước Công Dân cho ông do lực lượng Công An Tỉnh Gia Lai thực hiện.

Hình ảnh
Hình ảnh sư Thích Minh Tuệ làm Căn Cước Công Dân được đăng tải lên mạng xã hội. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)

Theo vị này, sư Thích Minh Tuệ, tên khai sinh là Lê Anh Tú, sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi ghi danh hộ khẩu thường trú tại thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, nhưng hiện “không có địa chỉ cư trú cố định.”

Theo truyền thông trong nước, khi sư Thích Minh Tuệ đang khất thực đi qua địa phận Thừa Thiên Huế, các cơ quan hữu trách “đã gặp gỡ, trao đổi” với ông về việc “nhà nước nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.”

Trên thực tế, theo các video clip ghi lại, từ chiều 2 Tháng Sáu, các lực lượng hữu trách tỉnh Thừa Thiên Huế đã điều hướng đoàn người đi vào đường tránh Tứ Hạ – Phú Bài, mà không đi vào thành phố Huế.

Đoàn bộ hành lúc đó có tổng cộng 72 người (thất thập nhị hiền) kể cả sư Minh Tuệ, được dẫn tới nghỉ qua đêm trong một lán trại của kiểm lâm giữa một cánh rừng không xa đường lớn.

Trong khi đó, đoàn người bám theo kể cả các Youtuber, Tiktoker bị ngăn lại bởi barie. Tại đây đã có máy phá sóng viễn thông.

Khoảng 9 giờ tối 2 Tháng Sáu, có một xe hơi đi vào và có những người đi quanh lán để chụp hình.

Khoảng 11 giờ đêm cùng ngày, có khoảng 70 người tụ tập ở ngoài đường lớn với mong muốn sáng hôm sau được gặp sư Minh Tuệ, song đã bị công an hốt lên xe, đưa đi làm việc đến 3 giờ sáng.

Khoảng hơn 1 giờ rạng sáng 3 Tháng Sáu, lực lượng hữu trách Thừa Thiên Huế đạp cửa rào bên ngoài để vào bên trong lán trại. Khi đó, sư Minh Tuệ và sư Thích Tuệ Đức (Sư Rừng Gọi) đang ngồi thiền ở phía bên ngoài hiên của lán trại, trong khi các sư huynh đệ ngủ bên trong lán trại, trong đó có sư Minh Nhuận (vì thế trong lời kể, sư Minh Nhuận có nói đạp cửa vào bên trong).

Hình ảnh

Nhà sư Thích Minh Tuệ được cho là đang ở Gia Lai. (Hình: Trần Việt Đức)
Đầu tiên, công an “làm việc” với sư Minh Tuệ, yêu cầu dừng cuộc bộ hành, nhưng sư thản nhiên trả lời đây là hạnh nguyện tu tập nên sẽ không có chuyện dừng bộ hành.

Cùng lúc đó, công an đã ập vào bên trong lán trại và quàng các dây nhựa màu vàng xích hai tay các vị hành giả đầu đà để áp giải đưa đi, nhất là những người có hình xăm bị cưỡng bức quyết liệt.

Riêng với hai sư Minh Tuệ và Tuệ Đức thì không bị trói.

Bị các sư phản ứng nhưng do công an quá đông nên cuối cùng họ cũng phải đi. Tuy nhiên, không có các cuộc cãi vã to tiếng.

Họ đưa các sư ra các xe đã chờ sẵn rất nhiều ở quanh đó, rồi chia làm hai nhóm, một đi về phía Nam và một đi về phía Bắc.

Sư Minh Tuệ cũng bị cưỡng bức đưa lên một xe hơi chở đi, nhưng không rõ điểm đến.

Xe vào phía Nam đến Quảng Ngãi thì dừng để đưa vào một trụ sở công an. Xe đi phía Bắc thì ngừng một bãi đất trống ở thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Sau đó, công an đưa cho mỗi người một bộ quần áo, gồm quần thể thao và áo phông màu xanh và yêu cầu thay bộ y phấn tảo.

“Tại Quảng Ngãi, sư Tuệ Đức – một tu sĩ thuộc Giáo Hội Phật Giáo CSVN thì họ đưa vào một phòng riêng, còn những người còn lại ở một phòng lớn để thực hiện các cuộc làm việc. Mọi người đều bị buộc phải mặc đồ mà họ đưa tới.

Về y phục, có lẽ chỉ có sư Minh Tuệ là không thay y, còn sư Tuệ Đức chỉ cởi y phấn tảo để mặc y màu nâu như các sư của Giáo Hội
Hình ảnh
Một nhóm người đi cùng nhà sư Thích Minh Tuệ bị Công An Thành Phố Huế cưỡng bức đưa về đồn. (Hình: Facebook Thành Nguyễn)

Khi xảy ra biến cố, đoàn bộ hành có 72 người, đông nhất kể từ khi việc bộ hành của sư Minh Tuệ được mọi người biết đến. Sức khỏe và ý chí của đoàn bộ hành rất tốt và mạnh mẽ.

Hiện tại chưa có thông tin sư Minh Tuệ đang ở đâu, nhưng chắc chắn sư không còn ở Thừa Thiên Huế. Còn các nhà sư phía Nam đã được đưa về các địa phương để bàn giao. Riêng các nhà sư phía Bắc đã rải rác đi về phía Nam bằng mọi phương tiện để tìm kiếm huynh đệ và tìm thầy của mình. Màu sắc của hạnh đầu đà với y phấn tảo nhiều màu đang di chuyển tô điểm trên nền xanh của rừng núi Miền Trung,” Facebooker Minh Thành cho hay. (Tr.N)

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/su- ... o-gia-lai/
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3593
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Hương Đức Hạnh Không Ngừng Bay Xa

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

Hình ảnh

Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.

Điều gì làm nên một liên tưởng mặc định như vậy?

Vì hạnh tu này quá khó, không mấy ai làm được, và trong cái thời buổi mạt pháp này nó là thứ gì đó xa lạ, lập dị, kì quái. Nên sự xuất hiện của sư Minh Tuệ đã khiến hạnh đầu đà như là pháp tu của riêng ông.

Nhìn lại lịch sử, ngay thời Đức Phật tại thế, pháp tu này có không ít người thực hành, nhưng không phải ngẫu nhiên mà đại đệ tử Ca Diếp được gọi là “đệ nhất đầu đà”, nghĩa là chỉ ông mới thực hành một cách nghiêm trì và đầy đủ nhất.

Lịch sử Phật giáo trải dài gần 2600 năm, tất nhiên đã từng có không ít cao tăng, thánh tăng chọn lựa con đường này và đạt được thành tựu viên mãn.

Nhắc lại để minh định rằng không nên nhầm lẫn giữa hạnh đầu đà mà sư Minh Tuệ đang hành trì là giống với cách tu của các nhà sư thuộc phái Khất Sĩ ở miền Nam trước 1975, hay những tu sĩ thuộc phái Nam Tông bây giờ. Giữa họ có một số điểm chung ở các pháp hành và giữ gìn giới hạnh. Nhưng ở sư Minh Tuệ, ông mới là người thực hành nghiêm mật và rốt ráo tất cả 13 hạnh đầu đà ấy. Đó là lý do vì sao người ta kính trọng, ngưỡng vọng ông, đặc biệt ngay trong giới tăng ni hoặc những bậc cao tăng đức độ cũng phải tán thán. Vì sao vậy? Vì họ rõ hơn ai hết, ở thời điểm hiện tại, ông là duy nhất. Cho nên, cần hiểu cho đúng, sức hút của ông, sự lan toả của ông là do chính giới hạnh mà ông đắc được, chứ không phải là nhờ truyền thông và mạng xã hội (tất nhiên họ cũng có phần trong đó).

Vẫn có một số người đánh đồng, việc tu như sư Minh Tuệ cũng đang có đầy ở các nước Phật giáo Nam truyền, như Thái Lan, Campuchia, Miến Điện… Xin thưa, điều này không đúng. Ở các nước ấy họ tu thì cũng không khác mấy những tu sĩ Nam Tông ở Việt Nam. Có điều họ đông hơn, mạnh hơn, vì Phật giáo nước ta theo Đại thừa là chủ yếu.

Tôi có tham khảo qua một số tu sĩ mà họ đã đi qua nhiều nước trên thế giới, họ kết luận rằng như sư Minh Tuệ là rất hiếm. Đặc biệt, khả năng bộ hành đầu trần chân đất đi trên đường nhựa với sức nóng - bỏng da cháy thịt, có lẽ sức chịu đựng đó là vô đối. Nên nhớ, so với thời Ca Diếp đi khất thực, khi ấy chắc chắn không có đường nhựa, chỉ là đường đất và cây cối xanh tươi, bóng mát rất nhiều. Rõ ràng sư Minh Tuệ đã rèn luyện được một thân kim cang để có thể hành cước liên tục, mà trên nét mặt vẫn luôn bình thản, an lạc.

Như vậy, thực hành được hạnh đầu đà là một sự phi thường. Cho nên không gì ngạc nhiên khi sư Minh Tuệ được đánh giá là “một tu sĩ kiệt xuất nhất” trong lịch sử Phật giáo Việt Nam (1). Ngoài ra, cũng bởi hình ảnh của sư đã khiến bao người tỉnh thức, lột mặt bao kẻ dối gian, và nhiều người đã buông bỏ tất cả mà bước theo ông trên con đường cao thượng này.

Từ một hạnh đầu đà cứ thế đã có 72 hạnh đầu đà (2). Ta chưa bàn đến việc 71 hành giả kia có đủ căn cơ, ý chí để đi đến hết con đường hay không. Hoặc giả 71 vị ấy sẽ có bao nhiêu đầu đà đắc đạo. Việc đó không quan trọng, vì đâu phải cứ tu là đắc, cũng như thực tế ngày nay có bao nhiêu tu sĩ, bao nhiêu chùa chiền mà có thấy vị nào đắc quả được đâu! Cho nên, chỉ cần họ dám lựa chọn hạnh tu này đã là một sự dũng cảm hơn người.

Thế giới tìm một đầu đà đã hiếm trong khi đất nước ta lại có cả một đoàn tăng hạnh đầu đà. Vậy, điều này không đáng để Phật giáo Việt Nam tự hào với thế giới hay sao?

Có thể nói, hiện tượng này là hi hữu, khiến âm vang các nẻo, rúng động chư thiên, vì ngay cả khi Đức Phật còn tại thế cũng không có đầu đà đông như vậy!

Trớ trêu thay! Họ không lấy đó làm tự hào mà ngược lại họ không vui, lo lắng, bất an.

Thế là đoàn đầu đà phải bị chấm dứt. Có lẽ, nếu không có bước đi này đoàn tăng ấy sẽ còn tăng thêm mỗi ngày và con số là không ai có thể biết trước. Khi ấy không biết thế giới nhìn vào chúng ta với con mắt như thế nào đây?

Khi họ bị chặn đứng, chia tách, giải tán, đó là thời khắc u ám, ảm đạm với tất cả những người mộ đạo và lương thiện. Nhưng lập tức, như một tia sáng lóe lên khi mà những con người ấy rải đi khắp nẻo tìm nhau, cũng là lúc hạnh đầu đà xuất hiện mang theo hạt giống bồ đề rải khắp nơi nơi, và một lần nữa hương đức hạnh được lan xa, bay cao.

Chỉ cần thấy một vị đầu đà người ta sẽ nhớ ngay về sư Minh Tuệ, và chỉ như thế người ta đủ biết người tu là như thế nào - người tu không cần ăn ngon mặc đẹp, người tu càng không được giữ tiền bạc. Khi đó các giá trị chân - ngụy, chánh - tà, thiện - ác, tự khắc lộ rõ. Và chúng Phật tử sẽ tự biết họ phải làm gì.

Chưa dừng lại ở đó, sức mạnh của hạnh đầu đã như đã ăn sâu vào tâm thức mỗi người, nên ngay cả khi không gặp một vị đầu đà trước mặt mà chỉ cần nhìn thấy vài miếng vải rách, vải nhiều màu thì cũng đủ khiến họ nhớ về một đầu đà Minh Tuệ. Đây cũng chính là giá trị tỉnh thức mà ông đã mang lại, một khi nó đã gieo vào đầu thì không một quyền lực nào có thể tẩy trắng đi được.

Vậy nên, cho dù ông có bước đi hay dừng lại, cho dù những huynh đệ kia có tìm thấy nhau hay tan rã; thì sự tỉnh thức vẫn không thể quay đầu, nó sẽ tiếp tục hành trình, nó phải hoàn thành sứ mệnh; và đến một lúc nào đó ta lại thấy hạnh đầu sẽ có ở muôn nơi, có lẽ cũng sớm thôi!

————
P/s: Hôm nay sét ở bầu trời Hà Nội cả ngàn cơn. Hi hữu. Kẻ vô thần lại thường hay sợ hãi, người tín thần thì đã có đức tin. Xưa nay thiên nhân cảm ứng, người xưa dạy chớ có nghi ngờ.
———-
Chú thích:
(1) Tăng đoàn GHPGVNTN
(2) Ngay cả trong số đó nếu có vài vị giả tu.
————
Nha Trang, 05/06/2024
Nguyễn Thanh Huy


Hình ảnh

https://www.facebook.com/nguyenthanhhuy.gv/
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20304
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

CHỈ 26 NGÀY TRÊN MẠNG, THẦY MINH TUỆ ĐÃ ĐẠT 13 KỈ LỤC PHI THƯỜNG

Bài viết bởi Hoàng Vân »






  • CHỈ 26 NGÀY TRÊN MẠNG
    THẦY MINH TUỆ ĐÃ ĐẠT 13 KỈ LỤC PHI THƯỜNG

    06-06-2024





    1) Tên " Minh Tuệ " tìm kiếm trên google trong 0,5 giây là 90 triệu lượt tìm kiếm .

    2) Chỉ chưa đầy 1 tuần lễ , là người nổi tiếng nhất trên tất cả các trang Tictok, Youtube, Facebook, Viper , Instagram.

    3) Là người được chú ý nhất Việt Nam hiện giờ, hơn cả TBT Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ Tướng Phạm Minh Chính... "Nhà nước ta" không cấm thầy Minh Tuệ du hành mới là chuyện lạ.

    4) Chưa đầy 1 tháng đã là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ vẽ Tranh, Ảnh, Phim, Bài Hát, Quần Áo, Thới Trang, Thi Ca, Tạc Tượng .

    5) Có 1 lõi Nồi Cơm Điện mà hàng triệu Phật tử đi theo, đập bể nồi cơm của nhiều thầy tu nổi tiếng nhất Việt Nam.

    6) Là người đi bộ đứng đầu Việt Nam, đã đi 3 vòng đất nước trong vòng 6 năm. Đang đi sang vòng thứ tư….

    7) Là người ngủ ngồi, ngủ ngoài trời tại các Nghĩa Địa, Nhà Hoang, hang đá, bãi đất trống lâu nhất Việt Nam và bị muỗi cắn nhiều nhất Việt Nam.

    8) Là người Ăn Xin duy nhất trên thế giới, chỉ xin đủ một bữa cơm chay trong một ngày, ăn trước ngọ, không nhận tiền bố thí .

    9) Là người bị khen chê, ca ngợi, tung hô, được đảnh lễ nhiều nhất Việt Nam hiện thời, làm lu mờ tất cả mọi hiện tượng khác của xã hội.

    10) Là người chỉ đi khất thực, tu theo hạnh đầu đà mà khiến cho toàn thể GHPGVN rúng động, Ma Tăng tự hiện hình, tự vả mặt mình .

    11) Là người không có trong GHPGVN mà lại bị Giáo Hội lên tiếng đè ép .

    12 ) Là người Việt Nam duy nhất được người Việt Nam ngưỡng mộ nhất thế giới, không phân biệt chính trị, tôn giáo, địa vị, trong hay ngoài nước.

    13) Sau cùng, thầy Minh Tuệ là người đàn ông duy nhất thế giới không lấy vợ, bỏ nhà đi ăn xin, mặc áo vá, đi chân đất mà lại được rất nhiều người đàn ông có vợ ngưỡng mộ, muốn đi theo bước chân hành giã để được giải thoát. Có tin nổi không!




    Ghi nhận Người Hà Tĩnh
    https://www.saigonweeklyonline.com/tran ... huong.html
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3593
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

BA Y VÀ MỘT BÌNH BÁT CỦA MỘT VỊ KHẤT SĨ

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

“Một bát cơm ngàn nhà
Thân chơi muôn dặm xa …”

Bạn thương mến!

Bây giờ, mỗi lần mở nắp nồi cơm điện để đong gạo nấu cơm, khi cầm trong tay cái ruột của nồi, mình không khỏi nhớ đến một cái ruột nồi cơm điện khác, nổi danh như cồn. Nồi ấy đã từng vân du cùng chủ nhân của nó suốt mấy năm trường, từ Nam chí Bắc, dầm mưa, giãi nắng, âm thầm đón nhận những chén cơm tẻ, chút rau luộc, tí nước tương … do người dân quê dọc đường dâng tặng. Nó đã thay thế chiếc bình bát mà Đức Phật (và Tăng đoàn của Người) đã từng sử dụng cách đây hơn 2500 năm để thọ nhận “Đà-na”, tức phẩm vật cúng dường của các thí chủ sống trong các làng mạc nghèo nàn, hẻo lánh. Bình bát thường được cắp theo bên hông bởi những người đầu trần, chân đất, mình quấn y vàng trật một bên vai, lặng lẽ đặt những bước chân khoan thai, đĩnh đạc, miệng điểm một nụ cười trầm tĩnh, đi vào những thôn xóm nghèo để “khất thực”, nghĩa là xin một bữa ăn duy nhất trong ngày và phải dùng bữa trước giờ Ngọ là lúc mặt trời đứng bóng (nên gọi là ngọ trai). Với thời gian, người ta không chỉ bắt gặp những tì-kheo và tì-kheo-ni trong các “phước điền y” vàng rực đó dọc theo sông Hằng (1), trong Rừng Tre (2), vào Vườn Xoài (3) hay trên núi Thứu (4), mà chiếc cà-sa được kết bằng những miếng vải vuông đã cùng chiếc bình bát vượt sông Hằng, vượt dãy Hy Mã Lạp Sơn, đi về hướng Tây và Đông Bắc rồi rẽ sang hướng Đông; lại còn dong buồm về những vùng đất hướng Đông Nam xa xôi, v.vv…

Tương truyền, khi rời khỏi thành Ca-Tỳ-La-Vệ (Kapilavatthu) để tìm đạo giải thoát, thái tử Tất-Đạt-Đa (Siddhata) cởi bỏ bộ y phục sang trọng, cho một người thợ săn để nhận một bộ y phục nhạt màu được gọi là “cà-sa”. Gốc tiếng Pali của chữ “cà-sa” là “Kasaya”, nó không có nghĩa là “áo” mà có nghĩa là “bạc màu, hư hoại”. Đức Phật chọn chiếc áo đó vì Ngài thấy nó đơn giản, thích hợp hơn cho mình khi đang vân du khắp nơi để tìm cầu chân lý. Chính tấm y này đã được Siddhata mặc trong suốt thời gian tu khổ hạnh. Không lạ gì khi 6 năm sau, tấm y của thái tử dần cũ và rách đi. Sau đó thái tử đã đến nghĩa địa nhặt những mảnh vải cũ được dùng để bọc thi thể của một tì nữ. Thái tử giặt sạch những mảnh vải này và sau đó khâu thành một bộ y phục mới cho mình, mà sau này được gọi là nơi “y phấn tảo” hay “y bá nạp”. Trong thời gian du hóa sau ngày thành đạo, Đức Phật đã được cúng dường nhiều tấm lụa hiếm quý, nhưng Ngài đều giao lại cho đệ tử mình tùy nghi sử dụng. (Ngoài tấm “y phấn tảo” này, Đức Phật còn được một vị thần cây dâng thêm một y “Tăng Già Lê”.) Suốt 49 năm, Đức Phật đã giữ gìn tấm áo đó cẩn thận và truyền lại cho tôn giả Đại Ca Diếp (Kassapa), người duy nhất chọn lối tu “khổ hạnh đầu đà” và cũng là người duy nhất mỉm cười khi Đức Phật im lặng giơ lên một cành hoa trong Đại hội Linh Sơn.

Y VÀ BÁT là 2 món vật tuỳ thân của Đức Phật suốt 49 năm du hoá của Ngài. Sau khi khai thị và độ được 5 anh em Kiều Trần Như (Konnanda) tại Vườn Nai (Isipathana), Đức Phật bắt đầu thu nhận đệ tử. Sau khi thế phát xuất gia, các “Bikkhus” đều mang giòng họ “Thích”, tức là họ của vị Thầy bổn sư “Thích Ca Mâu Ni”, được phiên âm từ “Sakya Muni”. Tất-Đạt-Đa tức Siddhata là một nhân vật lịch sử có thật, từng là một Thái tử của một vương triều cai trị một vùng đất phía Tây Bắc Ấn Độ ngày nay, đã từ bỏ ngai vàng để đi tìm đạo giải thoát và chứng đắc thành Phật Thích Ca Mâu Ni.

Lúc nãy mình có nhắc đến chữ “Phước điền y”, dịch nôm na là chiếc áo (trông như) những mảnh ruộng phước đức. Theo “Đường Xưa Mây Trắng”, tác giả Thích Nhất Hạnh, một ngày nọ trong mùa an cư, Đức Phật ngồi trên núi Thứu trông thấy những thửa ruộng lúa chín vàng được chia thành từng ô, chạy dài tới chân trời… rất đẹp mắt, nên Ngài mới đề nghị Đại Đức A-Nan-Đà (Ananda), lúc đó là thị giả của Phật, may áo cà-sa cho các vị khất sĩ theo kiểu mẫu này. Đại đức Ananda kiến giải thêm rằng “một vị khất sĩ tu học nghiêm chỉnh là một thứ đất ruộng rất tốt, trên đó ta có thể gieo những hạt giống phước đức cho hiện tại và tương lai. Cúng dường, học hỏi và tu tập theo vị khất sĩ ấy chính là gieo những hạt giống phước đức”. Rồi Đại đức xin Phật được gọi y này là “phước điền y”.

Hình ảnh các vị khất sĩ đắp y vàng, tay cầm bình bát im lặng đi khất thực … tuy không còn phổ biến nhiều, nhưng chúng ta vẫn còn dễ dàng thấy được tại các nước theo Phật Giáo Nguyên Thuỷ như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia … Thời Đức Phật còn tại thế, một tỳ-kheo hay tỳ-kheo-ni sau khi xuống tóc, được phát cho 3 bộ y đó dùng để che thân - thường gọi là “đắp y”. Khi cần, có thể xếp áo cà-sa thành tọa cụ, tức gối ngồi để tĩnh tọa và đắp thêm một áo lên mình những lúc mưa gió lạnh lẽo.

“Ba y và một bát” là câu nói thông dụng để nhắc nhở cuộc sống đạm bạc, đơn sơ, giảm thiểu vật chất đến tối đa như có thể, dành cho các vị xuất sĩ, xuống tóc “cát ái từ sở thân”, gia nhập Tăng đoàn. Họ chọn lối sống ấy để học buông bỏ “tam độc” là Tham, Sân và Si, để dễ tập trung vào việc quán chiếu về tính Vô Thường, Vô Ngã, Duyên Sinh và Không … của vạn hữu, để đạt đạo, giải thoát. Sau bài Pháp đầu tiên dạy về Tứ Điệu Đế (4 sự thật về khổ) và Bát Chánh Đạo (8 con đường giúp ta chuyển hóa khổ đau) tại Vườn Nai, tức Lộc Uyển tại Sarnath, Đức Phật đã bắt đầu thu nhận đệ tử muốn xuất gia theo Ngài. Nhưng sau một thời gian hướng dẫn các pháp môn căn bản nhất, Đức Phật đã tập hợp đệ tử của mình lại và dặn dò: “Quý vị bây giờ là những “Bikkhu”, nghĩa là “khất sĩ”, những CON NGƯỜI TỰ DO, không vướng bận và không bị ràng buộc vào bất cứ một cái gì. Tất cả quý vị có thể rời khuôn viên Lộc Uyển và đi như những con người tự do, để mang ánh sáng của đạo tỉnh thức đến tận chốn hang cùng hố thẳm, đi để gieo hạt giống giải thoát và giác ngộ, đem an lạc đến cho con người. Như thế, y và bát là những vật chất duy nhất vị khất sĩ còn sở hữu để nuôi sống tấm thân “Tứ đại” (được biểu hiện nhờ 4 nguyên tố “đất, nước, gió, lửa” kết tạo thành). Tuy đã quyết định xả bỏ tất cả, nhưng họ phải giữ lại tấm thân này mới có thể tu học Phật pháp.

Y và bát của Đức Phật tượng trưng cho phẩm hạnh cũng một người khất sĩ, luôn gìn giữ một lối sống thiểu dục, đạo đức, khiêm cung, sẵn sàng thọ nhận phẩm vật của người đời bất kể giàu hay nghèo, sang trọng hay hạ tiện, để che thân và nuôi thân. Hai vật ấy là hình ảnh nhắc nhở những ai muốn theo đuổi một lối sống thanh tịnh, thanh cao và hướng về một lý tưởng trong sáng, tự giải thoát cho mình khỏi mọi hệ lụy khổ đau.

Tiếp theo, “Trao Y Bát” là một cụm từ dùng để gọi sự truyền thừa; vị Thầy khi mất đi, thường chọn một người đệ tử tài giỏi và đức độ nhất trong hàng đệ tử của mình mà trao truyền lại, công nhận và tuyên bố đây là người kế thừa ngôi vị, đồng thời người được trao ý bát sẽ lãnh công việc và trách nhiệm, thay Thầy tiếp tục dìu dắt huynh đệ đồng môn, hàng đệ tử tại gia và cả tu viện, nếu có.

Trở lại cái ruột nồi cơm điện đã nổi tiếng như cồn trên mạng xã hội trong nước, suốt mấy tuần qua. Khi được một vị khất sĩ trẻ tuổi chọn làm chiếc bình bát, nó đã theo chân vị du tăng đó âm thầm đi từ Nam ra Bắc, ròng rã mấy năm trời, nhưng ít ai để ý đến. Không hiểu sao, tự dưng lần xuôi Nam này, vị khất sĩ kín tiếng lẫn hành tung đó lại được đông đảo người dân chú ý tới. Có người thán phục, ngưỡng mộ, thậm chí sùng bái tôn thờ như một vị Phật sống. Nhưng đồng thời, không thiếu kẻ ngờ vực, bĩu môi chê bai, thậm chí không ngại tìm mọi cách phân tích và phê phán, hạ bệ người khất sĩ lỡ chưa “đăng ký” trong “giáo hội Phật giáo VN” - một giáo hội duy nhất được chính quyền mang tiếng là do dân bầu, nhưng toàn bộ “dân biểu“ lại xuất phát từ một đảng duy nhất, đã chấp nhận cho hoạt động. Một số không ít khác vì “đánh hơi” thấy đây là cơ hội “hốt bạc” nên kiên trì theo sát, quay phim không sót một hoạt động nào của vị khất sĩ, để đăng trên các Social media. Tội nghiệp, vị du tăng trẻ ấy thoạt tiên chỉ muốn đi bộ khắp trong nước, tập sống một cuộc đời thiểu dục (ít ham muốn vật chất), học hạnh kham nhẫn (ai cho gì, ăn nấy; ngủ một mình trong nghĩa địa hay các nhà bỏ hoang; ai đánh hay chửi đều chấp nhận; ai tâng bốc, tung hê cũng giữ thái độ khiêm cung). Vị khất sĩ với tên Thích Minh Tuệ chẳng dám răn dạy ai, nói chi là việc cổ suý một pháp môn mới, hay kết nạp thu nhận đệ tử. Nhưng “nhờ” mạng xã hội, ngày càng nhiều người biết đến Thầy hơn (Tôi tạm gọi là “Thầy” vì do lòng kính ngưỡng cá nhân, chứ thầy Minh Tuệ luôn xưng “con” với tất cả mọi người). Rồi người ta bám theo Thầy, vái lạy dọc đường, đốt nhang, trầm, rải hoa đón Thầy. Vì vậy mới gây cảnh tắc nghẽn giao thông, rối loạn trật tự và lắm khi “cười ra nước mắt” (YouTuber, Tiktoker theo Thầy cả những lúc Thầy làm những việc cá nhân như đi vệ sinh, tắm rửa!)

Rồi có những vị tỳ kheo khác, ở xa kéo tới, xin tham gia chuyến đi bộ cùng Thầy Minh Tuệ. Nghe đâu, có một vị từ nước ngoài trở về tham gia nhưng sau vài ngày đã đột quỵ rồi tử vong vì không quen với cái nóng nung người của miền Trung vào mùa khô! Thật tội! Một số hình ảnh và bình luận (thí dụ trên Facebook) cũng đặt nghi vấn: không ít những nhân vật đi theo chắc là người của chính quyền cài cắm vào để theo dõi mọi hành động, lời nói, tiếp xúc của Thầy. (Thật không biết đâu là thực, đâu là hư?!) Chưa hết, vài nhà thiết kế thời trang rất thức thời, biết “đu trend”, liền tung ra thị trường những mẫu áo dài với nhiều ô màu, trông lạ mắt và khá thẩm mỹ, bắt chước theo cái y được chắp vá từ nhiều mảnh vải vụn của Thầy! Cá nhân tôi rất thích ngắm nhìn những bức vẽ về Thầy, khi đi trong mưa, lúc ngồi tĩnh tọa … không thể lẫn lộn với vị khất sĩ nào khác nhờ chiếc “y phấn tảo” thật đặc biệt, “bien coloré”!

“Bình bát nồi cơm điện” cũng là đề tài hấp dẫn cho các bài viết và tranh biếm họa. Số là từ “nồi cơm” trong dân gian mang nghĩa “job”, “cơ sở làm ăn, buôn bán” của ai đó. Vì vậy người ta vẽ tranh hí họa hình Thầy Minh Tuệ cắp cái nồi đi, sau lưng có một nhà sư khác tức giận la ó “Ê! Mi lấy nồi cơm ta đi đâu?!” Âu cũng phản ánh đúng phần nào tình trạng ma tăng xuất hiện nhan nhản, hau háu chụp, nhét phong bì cúng dường của Phật tử chơn chất ngây thơ, bị lừa, bị hù dọa rằng chỉ có thể chuộc lỗi lầm và có một kiếp sau may mắn hơn bằng cách cúng dường thật nhiều! Các “sư hổ mang” đó với tên mới do dân đặt cho như “Thích Rolex”, “Thích Chuyển Khoản”, lo sợ bị “bể nồi cơm” là phải!

Trong thời kỳ mạt Pháp lại xuất hiện một khất sĩ da sạm nắng, mắt sáng, mặt mũi hiền lành, nói năng lễ phép, bước chân vững chãi, ôm “bình bát” (là ruột nồi cơm điện), đứng xin ăn trước những ngôi nhà nghèo nàn, đêm về ngủ ngồi trong nghĩa địa hoặc các nhà bỏ hoang… thử hỏi, làm sao không gây tiếng vang khắp chốn? Từ vài chục, đến vài trăm và cuối cùng là cả ngàn người gia nhập cuộc đi bộ của vị khất sĩ ấy. Chính những điều này làm những kẻ nắm quyền bính trong tay hốt hoảng, lo sợ “phong trào đi bộ” theo thầy Minh Tuệ có thể biến thành một làn sóng lớn, lung lay những “chùa to, tượng lớn, tài khoản kếch sù” của cái giáo hội ma mị do chính họ thành lập và kiểm soát. Chính quyền sợ rằng làn sóng sẽ lớn hơn nữa, “tức nước vỡ bờ” cuốn phăng đi những băng hoại đạo đức trong xã hội mà họ cố tình làm lơ, dung tha bấy lâu nay.

Nhưng vào khuya ngày 03/06 , công an tỉnh Thừa Thiên đã ập vào nơi đoàn khất sĩ đang nghỉ đêm, bắt và áp giải các tăng lữ đưa đi khắp nơi! Riêng Thầy Minh Tuệ thì biệt tăm!

Điều chúng ta lo sợ đã xảy ra! Nhà nước VN - chính quyền độc tài đảng trị - đã thẳng tay chận đứng cuộc bộ hành, chắc chắn đã cô lập và giam lỏng, quản thúc Thầy Minh Tuệ ở một nơi không ai biết, không ai được thăm hỏi. Tôi dùng chữ “quản thúc” là nhẹ, thật ra với tư cách là một công dân, Thầy bị tước mất quyền tự do đi lại, tự do ngôn luận. Câu tuyên bố của nhà chức trách “Thầy Minh Tuệ tự nguyện ngưng chuyến đi bộ, muốn về ẩn tu hay an cư” là một trò hề, không khác hàng vạn trò hề mà đảng cầm quyền đã sử dụng từ ngày mới thành lập! Vì: “tự nguyện” thì Thầy đâu cần công an giúp đỡ đưa đi trong một đêm tối trời!?

Thầy Minh Tuệ đã lập nguyện tìm cầu giải thoát chỉ nương theo giáo lý Phật Đà, không dựa (tức dễ ỷ lại?!) vào chùa chiền, giáo hội, những nơi dễ có nhiều thị phi, khó cho Thầy tập trung tu tập vững chãi. Ngày xưa, Đức Phật đã sáng chế 84 vạn pháp môn, có nói đến lập “Tứ chúng” để giúp đỡ nhau tu tập, nhưng đó không phải là điều kiện tiên quyết. Một đệ tử lớn của Ngài là Ca Diếp cũng chọn lối tu Hạnh Đầu Đà, cũng được Đức Phật chấp thuận.

Bạn thân!

Trong những ngày tới, chúng ta sẽ có ít đi tin tức về Thầy Minh Tuệ, nhưng mình hy vọng, không, mình tin chắc đề tài Thích Minh Tuệ còn để lại âm hưởng lâu dài trong mỗi chúng ta. Mọi sự dừng lại là một sự dừng lại có ý nghĩa nếu linh hồn, mạch nguồn của những việc làm trước đó được âm thầm tiếp tục - tạm dừng chứ không phải chấm dứt! Cho 71 vị đã gia nhập đoàn đi bộ: đây sẽ là một thử thách xem “tâm ban sơ” có đủ vững chãi để vượt khỏi khó khăn, đi tiếp con đường chông gai một mình hay không? Hy vọng các vị ấy có đủ nghị lực, lòng can đảm và thông minh, cùng sự khôn khéo để tìm gặp lại những người cùng chí hướng tiếp tục con đường mình đã chọn, mà không đụng chạm đến nhà cầm quyền. Cho hàng Phật tử: Phật pháp đâu chỉ ở trong một con người nào, mà bàng bạc khắp nơi, khắp chốn. Đồng ý rằng khi mất một người đỡ đầu tinh thần, người đã truyền cảm hứng nhiều cho chúng ta về cách hành trì giáo pháp một cách chân chính, ngay thẳng, chúng ta sẽ thấy bơ vơ, lạc lõng và có thể mất đi nhiều năng lượng, bớt tinh tấn. Nhưng nếu chúng ta theo quán tính trở lại như xưa, chỉ muốn cầu khẩn, xin xỏ, cúng dường để được hưởng phước, thì ta đã phụ Đức Phật và tăng đoàn của Người, trong đó có Thầy Mình Tuệ. Còn nếu ta noi gương Ngài, học hạnh thiểu dục, kham nhẫn, biết đủ, không THAM lam, bớt SÂN hận và SI mê theo đuổi, chỉ tìm cầu hạnh phúc qua vật chất … thì ta không làm uổng phí những nỗ lực phi thường đó. Nói đúng hơn là không uổng phí đời ta! Vì một điều chắc chắn nhất trên đời là với từng ngày, kiếp sống của ta đang ngắn lại, khi nhắm mắt xuôi tay, ta có mang được những vật chất mà ta đã dành cả đời để theo đuổi đâu? Có chăng là những nghiệp ta đã tạo. Vậy thì còn chờ đợi gì nữa mà không lên đường? Mà không dũng mãnh nhận “Y và Bát” mà chư Phật, chư Bồ Tát và các vị Thầy đã trao truyền cho chúng ta?

ChùaLá, 06/06/2024, Nttk.

# 1: Sông Hằng tức sông Ganga, nằm phía Tây Bắc Ấn Độ, xuất phát từ Himalaya, chảy từ Tây Bắc về Đông Nam, được xem là con sông linh thiêng nhất của Ấn Độ giáo, cũng là vùng đất Phật Thích Ca và Tăng đoàn đi hằng hoá khá nhiều.
# 2: Rừng Tre: Tu viện Trúc Lâm (Venuvana) do vua Tần-Bà-Xa-La (Bimbisara) ở ngoại ô thành Vương Xá (Rajagaha) cúng dường cho Phật và Tăng đoàn có chỗ an cư kiết Hạ (tại Ấn Độ, 3 tháng Hạ mưa dầm, côn trùng bò ra rất nhiều, không tiện cho các vị khất sĩ đi lại nên cần một chỗ an cư, dừng chân nghỉ ngơi)
# 3: Vườn Xoài do kỹ nữ Am-ma-la-bà-lị (Amrapalivana), thành Tỳ Xá-Li (Vesali) cúng dường cho Phật và Tăng đoàn làm nơi an cư.
#4: Núi Thứu tức núi Gijjhakuta, một ngọn núi đá có hình dáng chim thứu nên cũng gọi là Linh Thứu Sơn, là nơi Đức Phật chọn làm nơi an cư kiết Hạ nhiều năm, tọa lạc tại kinh đô Rajaậgaha

Hình ảnh

*Hình chụp trong một hang tối của một trong nhiều đền thờ tại Indonesia - một điều rất lý thú vì tại Nam Dương, Hồi Giáo chiếm hơn 90%. (Bóng trên tường là của một vị tỳ kheo sắp đảnh lễ trước một trong vài bức tượng còn sót lại.)

Kim Nguyen

https://www.facebook.com/groups/3958533 ... 0417779597
Hình đại diện
nắng thủy tinh
Bài viết: 3593
Ngày tham gia: Thứ sáu 15/05/15 06:14

Một số nhà sư bị ‘giải tán’ trên đường tới Gia Lai tìm sư Thích Minh Tuệ

Bài viết bởi nắng thủy tinh »

GIA LAI, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội hôm 14 Tháng Sáu lan truyền nhiều video clip cho thấy ít nhất hơn một chục nhà sư, khất sĩ bị “giải tán” trong lúc họ đang trên đường tới tỉnh Gia Lai tìm nhà sư Thích Minh Tuệ.

Sư Minh Tuệ được ghi nhận “mất tích” lần thứ nhì, khi công chúng không rõ ông hiện đang ở đâu sau khi xuất hiện tại quê nhà Gia Lai vài ngày trước.

Trong khi đó, nhóm nhà sư, khất sĩ từng theo chân ông đi khất thực trước đây hiện dường như đã bị chính quyền dùng “biện pháp nghiệp vụ” để ngăn họ tới tỉnh Gia Lai.

Trong một đoạn clip, một nhóm năm nhà sư trong đó có Minh Tự, Minh Thông và Nhuận Hội đi bộ trên một đoạn đường ở tỉnh Kon Tum, hướng về huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.

Đột nhiên một số người đi trên xe hơi biển xanh mời năm nhà sư lên xe và sau đó các nhà sư này mất dấu.

Cùng thời điểm, một nhóm khác gồm bảy hành giả trong đó có Minh Trí, Chơn Trí, Như Ngộ, Minh Thành… cũng được ghi nhận “mất tích” sau khi họ qua đêm ở một khu đất trống ở huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum.

Một số nguồn tin trên mạng xã hội cho rằng vào khoảng 1-2 giờ sáng 14 Tháng Sáu có hai chiếc xe đến đưa nhóm này đi đâu không rõ.
Trong đoạn clip, nơi các nhà sư nghỉ lại vẫn còn một số mảnh áo được cho là dấu hiệu bất thường vì các sư thường dọn đồ sạch sẽ và nhặt rác trước khi rời đi.

Một nhóm nhà sư định theo chân sư Thích Minh Tuệ. (Hình: Facebook Phật Tại Tâm)
Một trường hợp khác là sư Như Ngộ và một người khác chưa rõ danh tính được ghi nhận rời nơi nghỉ tạm ở khu vực đèo Lò Xo, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, một cách “bí ẩn.”

Tại hiện trường, y phấn tảo và các chai nước nằm bừa bãi khiến người ta hoài nghi về việc các sư bị cưỡng bức rời đi.

Trong khi đó, Facebooker Bill Hoang Phuong, người thường đưa tin diễn biến xoay quanh sư Minh Tuệ, cho biết vắn tắt trên trang cá nhân: “Bốn nhà sư đang ngủ ở Đắk Glei, thức dậy thấy [mình] đang ở bến xe Buôn Ma Thuột.”

Hiện chưa rõ có bao nhiêu nhà sư, khất sĩ bị “giải tán” trong đêm 13 Tháng Sáu và họ đã bị đưa đi đâu về đâu. (N.H.K) [qd]
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/mot ... -minh-tue/
Trả lời

Quay về “Việt Nam”