Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Bữa nay là sanh nhựt Adolph Sax, cha đẻ của cây kèn mang tên ông Saxophone - ông còn chế ra ba loại kèn khác có tên saxotromba, sxtuba và saxhorn, nhưng chỉ có cây saxophone là nổi đình nổi đám nhứt -
Sax sanh tại Belgium năm 1814 và mất tại Paris France năm 1894 .

Cây saxo được xếp vào dàn kèn đồng, thoạt tiên dùng trong nhạc cổ điển, mãi tới khi nó vượt khuôn viên nhạc viện để ra đường phố trong dòng nhạc đương đại.
Saxophone là cây kèn nặng ký, cả hình thức lẫn nội dung, to so với phần lớn các cây kèn đồng khác (trừ tuba có lẽ) và âm thanh của nó thì thiệt nhớ đời, ảo não day dứt tới sâu héo con tim luôn. Bởi vậy, vì thê, cho nên... nó thích hạp với nhạc Blue Jazz nức nở, nóng bỏng tới thê thiết !
Sau này Saxophone được chia làm hai nhóm theo âm vực (range) : Saxo alto và saxo tenor.

Sau đây là bài Hey Jude của ban Beatles với tiếng kèn của một củ sâm chơi cùng dàn nhạc.
[youtube][/youtube]
Nghe Hey Jude cái Lú nhớ tới thằng ba con dì tư biên hòa. Thằng ni hơn Lú 4 tuổi, đẹp trai hết biết và thổi saxo giải trí. Mỗi lần biểu nó thổi nghe chơi, thì y phép nó luôn luôn bắt đầu bằng khúc Hey Jude này đây.

Thằng ba nhập ngũ và đóng ở tuốt miền trung. Anh hai anh tư mất lâu rồi, mỗi nghỉ phép thằng Ba về Sài Gòn chớ ít khi đi Biên Hoà nhà nó - về trển buồn hiu -
Hồi di tản chiến thuật tùm lum thì nghe tía nói nó đang nghỉ phép ở nhà Lú. Nó lưỡng lự, không biết có nên trở về đơn vị lúc hết phép không nữa. Tía thì hổng dám cho nó lời khuyên (sau này tía ân hận, phải chi xúi nó cừ ì ra chờ thêm 2-3 tuần nữa) Rồi thằng Ba vác ba lô leo máy bay về trung khi phép hết... rồi mất tích luôn.
Tía nói : Lúc di tản người ta còn thấy nó hướng dẫn lính chạy trên đường mòn, nhưng về tới SG thì không thấy nó nữa. Có người còn quả quyết nó đã mở chốt lựu đạn chết cùng đồng đôi khi đoạn đường lui quân bị cắt đứt.

Ba ơi... chị út nhớ ba hết biết, lần nào nghe Hey Jude cũng sụt sùi... Hồi xưa Ba chơi chưa tới lắm, chừ trên trển tiếng kèn có khá thêm chút nào hôn ? I do miss you ....
Hình ảnh
*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20305
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




..... cho anh Ba .....
          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Dà, tui vào google mới biết mình nói sai : Saxophone hổng thuộc brass mà woodwind tức nhóm sáo - thành mới được coi là bự con nhứt đám -
Saxo alto và saxo tenor hình dạng giống nhau, trong khi ấy saxo soprano nhỏ hơn, dòm giống giống cây oboe hay cây english horn.
Cái này thì thiệt là hổng biết heng, nghe concert tui cứ yên trí nó là cây oboe biến thể, nay té ra là saxophone.

Ừa bác HVn... nhà dì tư thì tui gần thằng ba nhứt đám, bị thằng ni chịu khó chiều, hổng như cái đám ruồi bu em nó. Dì Tư rặn một hơi 3 thằng đực rựa, chờ mong hoài hổng ra con thị mẹt. Đây là lý do vì sao tui hay được dì dượng rước về nâng trứng hứng hoa.
Nâng hứng tui một hồi thì ra con thị mẹt, cả nhà mừng còn hơn trúng số. Nhưng hổng hiểu sao nó lại được đật tên kỳ cục : Mai-Đơn. Dì tư biểu mai đơn là bông mai cô độc. Bởi vậy, vì thế, cho nên... 2 lần sau dì cho ra thêm 2 chiếc robinet nữa, rồi... ngưng luôn trên nguyên tắc.

Rồi dì Tư có bầu lần nưã mà hổng dè, cứ yên trí mình đã... sạch sẽ. Lúc BS biểu có thai dì hết hồn rồi trốn trong nhà tới khi sanh luôn, và lại ra thêm cái robinet nữa. Tía nói ai biểu dì tư đặt nó tên đơn làm chi, nó hổng có em gái cũng phải.
Mai Đơn nay con đàn cháu đống rồi, nó rặn một hơi ra luôn 6 con thị mẹt mần màn thị uy lối xóm. Cả 6 đứa đều chồng con đùm đề. Nội xay tua coi con cho chúng, con M.Đ cũng ná thở. Bữa hổm nó gọi phôn, nói chị sang chơi phụ em coi cháu cho vui, em tới gần 20 cháu ngoại lận !

À...CS, chờ hoài mới nghe tiếng. Hát thiệt hay heng CS.
Thì tại bà chủ hỏi một câu làm Lú phải đi kiếm sách đọc.
Contertenor có âm vực trên tenor bà chủ à. Đây là những giọng nam tenor, tập tành một chập để lên cao âm vực cho bằng với âm vực alto. Y hình có khi contertenor còn được gọi là....sopranist ! Nói năng bình thường thì giọng họ ồ ồ, chứng hát cái đổi giọng cao vút.

Lú nghe bác HVn với bà chủ nói chuyện smartphone lùng bùng lỗ tai luôn, càng nghe càng... ngơ ngác.
Tướng công mới nói nè : Sở làm nó cho em cái smartphone, em xài hổng nổi xách trả lợi, bộ quên rồi sao. Tui nói có vậy à, em tưởng cái đó là... Ipad ! Nếu cái nớ thiệt sự là smartphone thì Lú xài hổng nổi nên mới mang trả ! Chán mớ đời !

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20305
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          




.. đây là smartphones .. :D






.. đây là một tablet .. :D
(IPad là tablet của Apple, cũng như IPhone là smartphone của Apple)
          
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20305
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

          



Saxophones thẳng, và các biến thể khác với loa hơi cong.
Theo kim đồng hồ từ phía trên trái:
E♭ baritone, B♭ tenor, C soprano, B♭ soprano, và B♭ soprillo





Từ trái sang phải,
E♭ alto, B♭ soprano, và B♭ tenor

          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Chiến sĩ trận vong.

Bữa nay bên Lú là lễ chiến sĩ trận vong, tưởng niệm các anh hùng đã gục ngã trong sứ mệnh thiêng liểng bào vệ đất nước.

Sau một tuần được gài trên ngực áo trái, thì vào ngày này, các bông hoa poppies đỏ rực ấy sẽ được mang ra để ngoài nghĩa trang, trên bia mộ, hoậc đặt tại đài tưởng niệm chiến sĩ vô danh.
Một ngày nặng chĩu tâm sự riêng, chung...
Let us remember ...
Hình ảnh

[youtube][/youtube]

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Hồi hôm theo tướng công ra tiệm ăn tối. Tiệm ni đã ăn vài bận rồi, critics biểu là một trong vài restaurants có tieng. Tui thấy vậy vậy - và dĩ nhiên đồ ăn nào cũng hổng thể sánh bằng tô phờ, bún bò, hay cá kho tộ đớp với cơm trắng -
Hai đứa tới tiệm khoảng 18:30, và dự trù bữa ăn sẽ kéo dài 2 tiếng rưỡi đồng hồ.

Sau màn chào hỏi và bắt tay ông đầu bếp trẻ (ra salle ăn đón khách đậng tỏ tình hữu nghị) thì tụi tui được hướng dẵn tới bàn.
Vì là tasting menu nên khỏi có vụ chọn thực đơn. Vừa cởi áo ra cái có người đỡ áo máng dùm rồi kéo ghế dùm luôn, rất là hào huê phong nhị. Ai hở ? Hổng phải tướng công đâu nha, cha ni thực tế dzàn trời, áo ai nấy lo nấy tính, đầm thì nịnh chớ vợ thì khỏi, hầu ở nhà đã hết sức dzồi !

An vị xong xuôi được rót liền ly nước, và sau đó là ly appéritif khề khà với bánh mì trét bơ lót miệng nếu thích.
Đâu đó độ 20 phút thì bữa ăn chánh thức bắt đầu. 7 courses được luân phiên tuần tự mang ra - mỗi course cách nhau chắc cỡ 20-30 phút tuỳ vận tốc nhai và nuốt của thực khách - Đi kèm với mỗi đĩa thức ăn là một loại rượu riêng, 6 món ăn 6 ly rượu khác biệt. Món thứ bảy, tráng miệng cuối cùng, là bánh kem chocolat, ăn với 1 loại rượu ngọt - tuy giò cẳng có đấy nhưng hương nhẹ hìu (corps jambe tròn trịa nhưng nez yếu xiu - chời hỡi chời, ngôn ngữ rượu nó kỳ cục vậy).
Vì tướng công hổng uống rượu nên tui phải uống dùm, và tui đã ti ti uống 16 ly tổng cộng. Hên cái mỗi ly cỡ 1 ounce thôi thành... cũng hổng tới nỗi.

Dà, bà con đừng hỏi chuyện thức ăn heng, tui hổng biết gì dzáo, tui còn bận uống, bỏ uổng mà còn mang tội ! Xong bữa ăn đứng lên thì đã 9 giờ hơn - làm sớm nghỉ sớm - Tướng công sợ tui xỉn rồi té gãy xương, nhưng đời nào, tui phom phom ra xe, về nhà nấu hủ tiếu gói thả giá sống và chả lụa, đớp rồi thong thả vô lăng bác giải toả nỗi niềm cho hết 16 ly rượu, xong vào giường trùm mền ngủ kỹ tới sáng

Sáng nay hỏi tướng công lý do ra tiệm - hồi đêm tính hỏi mà bận uống thành quên - thì được trả lời rằng vì đang có promotion. Thỉnh thoảng quán hay promotion những tasting menu khác biệt, thực phẩm ít và rượu đi kèm cũng ít, mục đích cốt giới thiệu thức ăn quán nhà cho khách nếm, và nếm nhiều món một bận.

Dà, tui vốn thành phần bần cố nông cốt cán, có gột rửa cách mấy thì heo vẫn hoàn heo, thành ra rồi... lui tới những nơi chốn sang trong, thưởng thức những thú vui qúi tộc, ăn xài cung cách đế vương trưởng giả (ngay cả xài chùa) thì bao giờ cũng là... những nỗi đoạn trường, vì cung đàn luôn... lỗi nhịp !
Tiện quảng cáo luôn cho quán như lời hứa với đầu bếp chủ nhơn : Restaurant La Chronique, the most famous one of the city.
Happy weekend bà con ơi.

Vào tái bút cái : Tui có hỏi thăm người tinh thông hán học về chữ 'royal tailor' và mới được trả lời: tài và phùng đều mang nghĩa may cắt, thành có thể gọi ông ngự thợ trong The Royal Tailor là ngự tài hay ngự phùng cũng đặng, nhưng không xài chữ ngự tài phùng.
Tui đoán nếu nói ngự tài phùng chắc nghe ngớ ngẩn y chang kiểu 'vụ việc', 'ùn tắc' ... có lẽ ?

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Bà con hẳn còn nhớ chuyện gia đình sicilian mafia Rrzzuto tui kể trên kia rồi ha.
Đại khái ba thế hệ Rizzuto đã đi tàu suốt.

Trong lúc ông con Vitor Rizzuto xộ khám mỹ vì tội giết người (dùm xếp lớn bên mỹ) thì ở nhà thăng con lớn của ông Vitor, Nick Rizzuto, bị đốn dưới lằn đạn ngoài đường phố năm 2009.
Cùng năm 2009, là việc mất tích không dấu vết thằng con rể của Nicolo (tức em rể của Vitor)
Một năm sau ông già tía của Vitor, Nicolo, cũng bị bắn gục tại nhà riêng năm 2010.

Vitor chết mất thằng con trưởng Nick, nhưng còn thằng con kế và em gái nó, cả hai đều là luẫt sư có tiếng tăm đàng hoàng.
Rồi Vitor Rizzuto ra khỏi khám, trở dzìa tính việc rửa hận và khôi phục giang san. Nệm đã được trải ra suốt từ Newyork tới Totonto sang Montreal và chạy luôn tới cả đất Ý.
Nhưng... vitor cũng bị ung thư mà mất khi mưu đồ vương bá chưa thành.

Sau đó, nghe nói lãnh địa được chia thành 12 vùng do 13 captain tam thời nắm giữ trong khi chờ truyền nhơn chánh thức. Đất Montreal sau đó từ từ bị đám calabrian Mafia đoạt lại y chang hơn 30 năm trước đó.
Vụ ni Lú báo cáo rồi heng.

Nay thì...
Cuối tuần rồi, cảnh sát lưới được một mẻ tuyền cá lớn, nhờ điềm chỉ đã xâm nhập vào đám tội phạm có tổ chức này (3- 4 nhóm chi đó). Và trong số đứa bị còng tay có hia luật sư hình sự cùng chia nhau một văn phòng, criminalist Loris Cavaliere và criminalist Leonardo Rizzuto, con thứ của Vitor.

Cavaliere chuyên nghiệp cãi cho băng đảng phạm pháp, bị kết tội dính líu tới đường dây băng đảng buôn lậu phân phối ma túy. Rizzuto bị kết tội có chơn trong "hội đồng hoà giải" trực thuộc "tổng liên đoàn lao động tộc ác" .
Nếu bị kết tội, cả hai vị luật sư khả kính này sẹ bị khai trừ ra khỏi luật sư đoàn (như những luật sư sa đoạ khác).

Hổng rõ rồi em gái Leonardo có sẽ dính líu vào công việc gia đình không nữa. Còn bà Libertina Manno nay ra sao rồi nữa lận ?
Wow... thế giới tội ác tuyền những chuyệt giựt mình. Đụng vào trước sau cũng hổng toàn tánh mạng !
Mới đây thồi đã có một luật sư bị bắn gục ngoài đường, và một Bác sĩ xộ khám do có liên quan tới đám tội ác này.
Nhớ lợi tui hết hồn ! Sợ quá sợ ! Cũng tại cái mỏ chót chét nên... quen lớn. Few...

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*
Hình ảnh
Chuyện Paris là chuyện thời sự đường dài.
Thinh không đám ai-xít điều động cảm tử quân tới Paris làm loạn.
Thế giới rối bung lên, mần màn solidarity với kinh đô ánh sáng.

Tại Trung đông, mỗi bữa cũng có người chết với số lượng hổng thua kém chi, nhưng hổng nghe rùm beng dữ dzậy.
Nên dzồi... trong nét, có những vị đầy từ tâm đã tỏ ý bất bình, rằng hổng lẽ giá trị mạng người đã mỗi nơi mỗi khác, than ôi !

Khác quá đi chớ, hồi đó giờ sách vở đã có câu "nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột".
Dân xứ nào chết cũng hổng thể sánh bằng dân mỹ anh pháp đức, là những quốc gia tân tiến dân chủ hàng đầu.
Nói như vậy ngó chừng hổng đúng... lắm - nếu nhìn theo nguyên tắc bình đẳng nhơn quyền -

Sự thiệt phủ phàng là... mạng sống của dân xứ nào tùy thuộc giá trị do chính chánh quyền xứ nấy tạo ra.
Trung đông chiến tranh người chết hà rằm mỗi bữa, nay có chết thêm thì cũng... hổng nhằm nhò gì.

(Tương tự vậy, tại những xứ theo thể chế độc tài đảng trị - như tàu cộng, việt cộng, hàn cộng, cu cộng kìa - chỉ cần đối kháng đồi lập chút nẹo là có vụ đi mò tôm hay vào nhà đá gỡ lịch mệt xỉu. Motto "thà giết lầm còn hơn giết sót" xưa rày vẫn là chánh sách hàng đầu nhằm bảo vệ chuyên chánh vô sản. Thành ra dân chúng "tứ xứ cộng" ấy có chết như ngả rạ - dám cả hàng chục triệu bên tàu là ít - thì cũng tốt, cho đảng yên tâm ngủ ngon mà lãnh đạo tiếp)

Nói như vậy là sao ? Dà... là... mang kinh hoàng gieo rắc ở các nước ngoài biên giới quốc gia sẽ được dán nhãn khủng bố liền một khi, nhưng nếu kinh hoàng này được gieo rắc ngay trong nước, bởi chính chánh quyền sở tại, sẽ được coi là... hợp pháp.
Nên rồi... đèn nhà ai nấy rạng xưa rày vốn là nguyên tắc chung. Cái đèn của mình, mình phải lo châm dầu chùi bóng thay tim, cứ ngồi đó chờ hàng xóm mần dùm theo kiểu chờ sung rụng thì đâu đậng !

Đèn của các xứ á rập trung đông ngó bộ xài chung một loại dầu, một loại bóng một loại tim thì phải (?).
Đây là những xứ nhỏ có văn hóa ngôn ngữ chủng tộc chung, nên ảnh hưởng lẫn nhau. Thành ra rồi biến động xứ này thường lan, và lan rất lẹ, sang các xứ khác. Chưa kể... họ cùng có chung một kẻ tử thù là Do Thái.

Lần theo thánh kinh thì... do thái và ả rập vốn chung tổ tiên nguồn cội, do cả hai sắc dân nọ đều là con cháu cụ cố Abraham.
Abraham được Trời chọn và ban cho giao ước : Con cháu ngươi sẽ hằng hà xôm tụ, đông như cát sa mạc, nhiều như nước đại dương...
Nhưng Sara, vợ Abraham cứ đực ra hổng thèm trổ bông kết trái một bận.

Sara thấy tình thế bế tắc bèn tìm cách sửa giao ước của Trời, bà bỏ nhỏ với đứa tớ gái thân tín tên Agai cho nó thế thiên hành đạo. Abraham có con đầu lòng (đầu tiên) với Agai ở tuổi 99.
Biến cố ngoài lề ni ngó chừng làm Trời bối rối, khiến Trời phải hành động liền hổng thôi project trật đường rầy.
Thế là cây đèn của Sara tuy dầu đã cạn, tim đã khô, bóng đã cháy, một bữa thinh không nó sáng rực lên.
Và Sara cũng sanh con đầu lòng, sau Agai 13 năm, lúc ấy Abraham tròn 112 tuổi hạc (chời ơi chời, cái bình cà phê tốt quá xá tốt)

Sara là vợ cả nên con cháu của Sara là nhánh cả, tức sắc dân do thái.
Agai là vợ thừ nên con cháu Agai là nhánh thứ, tức sắc dân Ả rập.
Cả hai nhánh đều sanh con đẻ cái trên một vùng đất nhỏ xíu như lòng bàn tay, chật chội vậy nên nảy sanh tranh chấp vì luôn luôn cọ xát... và tranh chấp ấy đã kéo theo toàn thể nhơn loại !

Tranh ở đâu trong phần đất nhà thì cứ, chớ còn kéo ra ngoài thì đừng. Nguyên tắc sống xưa rày vẫn vậy.
Nhưng sự việc đâu mà giản dị thế, cũng bởi cả hai đám đó đã di cư sang xứ khác - và sanh đẻ tùm lum - đậng... tiếp tục cuộc chiến.
Bị vậy, vì thế, cho nên... mần màn biểu dương lực lượng ở xứ người, gây tổn thất nhơn mạng người dưng với mục đích thị uy khủng bố, nên đã bị thế giới liên minh gắt gao lên án. Khác nó là như thế !

Hồi hôm Lú nghe trong la dô, một bàn tròn bình luận phân tách về vai trò của mỹ trong chiến tranh khủng bố.
Người ta nói : cũng vi chánh sách sai lầm của mỹ tại trung đông nên đã thành hình đám khủng bố ai-xít.
Rồi có người ồn ào cãi lợi (khẩu khí dân do thái bán chúa) rằng gen khủng bố vốn rần rần trong huyết quản sắc dân ả rập từ hổi tạo thiên lập địa lận cà - ai biểu Abraham có hai vợ mà bên trọng bên khinh làm chi, thành mới nảy sanh mối thù truyền kiếp - Giả như hổng có sắc dân do thái chi ráo thì rồi đám ả rập cũng sẽ tim ra những lý do khác, nguyên nhơn khác đậng gây chiến y chang !
Cũng tại trời thương Ả rập mà hổng thương cho trót, ai đời cho dầu hoả nơi đó tuôn tràn như nước ngoài thác, mà lại hổng cho họ có những chánh quyền "tam dân" (từ dân, vì dân và cho dân) hầu ra sức mở mang nâng cao dân trí xã hội... Nên rồi mới sanh giậc !

Nghe vậy biết vậy, đúng sai thiệt hổng tường. Chánh trị chánh em xưa rày vốn tối thui y chang đêm trừ tịch !
Chừ nghe nói Trung cộng đả sửa luật, cho mỗi gia đình được đẻ thêm con, tiêu chuẩn hai đứa. Hãi hùng hông trời ! Hơn một tỉ ấy sẽ biến thành 3 tỉ, chừng có chiến tranh, chúng chỉ việc đè cái là nhơn loại tiêu dên !

*
Hình ảnh
Chiến tranh kéo vào đất pháp đã hầu như làm tịt ngòi mùa rượu non Beaujolais trong thứ năm 19 Nov vừa qua.
Vì đất cát vùng Beaujolais có cấu tạo chính là đá hoa cương, thích hạp với nho Gamay, nên hầu như đây là giống nho chánh của vùng.
Rượu nho thông thường sau khi lên men xong thì được chứa ở những thùng gỗ trong hầm chứa chờ cho dịu lại, cho dậy thêm, rồi mới được đóng chai và mang ra phố xá.

Sau này người ta tung ra một loại Beaujolais có tên Beaujolais primeur hay Beaujolais nouveau.
Đây là loại rượu mang thẳng từ máy ép ra thị trường ngay khi nó còn đang lên men dở dang, để người tiêu thụ có thể uống nó sớm khi việc lên men vừa kết thúc.
Mỗi năm theo thông lệ, vào tuần lễ thứ ba trong tháng 11, cứ tới đúng nửa đêm ngày thứ năm là Beaujolais primeur được bán thẳng từ các kho rượu cho dân chai lọ uống cầm hơi.
Beaujolais primeur nhạt màu và còn giữ hương thơm trinh nữ của hoa trái, cho vị êm dịu nếu uống ở 10-14 độ

Beaujolais primeur hay nouveau kêu bằng rượu non vì nó hổng già, chưa kịp già, thường khi giá thành rẻ hơn so với những loại rượu khác. Thoạt đầu tiếng tăm của nó lu ran, ít được nho giới để mắt vào hưởng ứng.
Rồi mấy chục năm sau, phần nhờ đám marketing quảng bá, phần nhờ những cái lưỡi cũng non y chang đám rượu - chưa theo kịp khẩu vị thưởng ngoạn bài bản thánh kinh nho học - thế là dậy tăm dậy tiếng phong trào uống Beaujolais, vừa ngon vừa rẻ, của giới muốn học tập savoir-vivre cung cách hưởng đời.

Beaujolais bán chạy còn hơn tôm tươi ở Nhựt Bổn. Ra nhiêu hết nhiêu, lắm khi hàng còn được đật mua ngay trước khi nho chưa kịp trổ mã trên cành nữa lận ! Mấy năm nay Tàu cộng cũng ùn ùn theo chơn Nhựt lùn, mua Beaujolais dzìa uống đậng lấy tiếng phong lưu quí tộc.
Giá tiền Beaujolais primeur, theo đúng cung cầu, vọt lên cao còn hơn hoả tiễn liên lục địa.
Nghe nói tại vùng Beaujolais hiện nay, các vườn nho Gamay đua nhau mọc chi chít, vậy mà cũng hổng cung ứng kịp thị trường tiêu thụ á châu nữa lận !

Nhưng mùa rượu non có êm re là tại Paris, tại Beaujolais mà thôi, chớ còn ớ xứ 2 đám mũi tẹt da vàng kia vẩn cứ tỉnh bơ ồn ào náo nhiệt.
Nghe nói khuya thứ năm, dân Nhựt đã ra tận phi trường xếp hàng chờ đón người trong mộng. tới nỗi nghẹt hết lối đi (ngộ heng, hổng lẽ bán rượu ngay tại phi trường sao ta). Dân tàu cũng say mê rượu non nhưng có lẽ chưa bằng đủ niềm say mê rượu đỏ, đậc biệt là Bordeaux, giải thích như là chúng vừa uống vừa dòm... phong thuỷ. màu rượu càng xậm hừng nào thì càng mang lại nỗi hên chừng nớ !

Riêng tại mỹ châu, dân chai lọ nghiền rượu non năm nay lại càng có thêm lý do để mua Beaujolais primeur mần màn solidarity chánh đáng. Chiều thứ năm, trước cửa SAQ - là hãng cung cấp rượu do chánh phủ bao dàn - rượu với sổ xố xưa rày vẫn do chánh phủ độc quyền phụ trách - người ta rồng rắn đứng xếp lớp chờ phiên.
Càng mua nhiều chừng nào, càng phản đối khủng bố chừng nớ !
Vừa được lai rai, lại vừa tỏ tình đoàn kết chống hồi giáo cực đoan.
Thiệt là một công đôi ba việc tiện lợi !

Dà... chuyện rượu nho hiện nay là chuyện nản lòng chiến sĩ chai lọ, những chiến sĩ xưa vốn đã nghèo địa, nay còn phải chiến đấu vất vả với đám tư bản đỏ rủng rỉnh bạc tiền, sẵn sàng chi mọi giá đậng háo hức trưởng giả học làm sang.
Phiền quá xá !

*
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Giải trí”