*
Hổng biết nhà ai sao, chớ nhà nú đám con còn quá cha ông bà mình nữa lận.
Hồi cần chúng réo ỏm tỏi, chừng hết cần cái chúng lơ.
Gọi phôn hỏi, vậy chớ có phở gà mấy con ăn hôn ?
Chúng nói phở ai nấu, chừng nghe đầu bếp chính là tui thì đám con cháu nọ nhứt loạt khiếu từ.
Chúng biểu dạ không dạ không, con có đủ đồ ăn trong tủ lạnh, sợ lấy rồi ăn hổng kịp phải dục
- vậy chớ nếu đầu bếp là bà thân trọng cái chúng OK liền -
Cho đồ ăn mà còn bưng tới tận nơi à nha, bị vì chúng... bận lắm.
Tướng công chăm chỉ màn giao hàng, vì lóng rày tui hết dám ôm vô lăng nữa
Thành ra... cứ nghe từ chối là hai đứa mừng hết lớn, khỏi mất công áy náy với các con !
Chương trình nấu ăn của bà chủ nhà đổi hướng, mua đồ tiệm thay vì cất công đi chợ và vô bếp !
Đám con cháu nhà tui chúng vốn... vô tâm. Thành ra... càng ít tới thăm chúng càng mừng.
Tới thăm mất thì giờ chúng phải tiếp đã đành, lại còn mất cả thì giờ chúng phải ăn những món mình nấu riêng cho chúng.
Kinh nghiệm bạn bè nghe rất nhiều như vầy :
Càng để chúng tự do nhiêu tốt nhiêu, để chúng xoay sở lấy công việc mần màn tự lập.
Chớ còn làm hết dùm cái chúng sẽ lúng túng về sau, chưa kể là... chúng còn khăn gói chạy xa và chạy lẹ.
Bạn tướng công mua cái duplex ở từng dưới, cho đứa con gái ở trên. Rồi thì... bà nấu nướng giật dũ, còn ông mỗi bữa leo lên quét dọn dùm. Một chập sau, con nọ dọn đi, mướn nhà thiệt xa cho tía má khỏi lui tới thường xuyên đặng nữa !
Rút kinh nghiệm của họ, tụi tui vì muốn ở gần thằng út, nên cũng dọn sang triplex mần màn ở gần.
Tụi tui ở dưới, để nó ở trên. Hai ấp có hai cửa ra vô riêng hổng lẫn lộn.
Cái ấp dưới ground floor chứa thằng cháu chồng từ quebec city lên Montreal học (dự trù 5-10 năm tùy chuyên khoa nó sẽ chọn năm tới), và ấp này có cùng chung cửa ra vào với tầng "basement" cùa tụi tui.
Vợ chồng chú thím bảy mừng hết lớn, thằng con cưng vừa được ở free, lại vừa có bác gái để ý... dòm chừng.
Nhưng... bác gái vốn cẩn thận. Tuy có đủ chìa khóa 3 ấp, nhưng hổng hề bước chơn vô nhà hai thằng nọ nếu không được mời. Đồ ăn có cho cũng bưng tới cửa ấp, bấm chuông cho chúng ra lấy, còn không thì treo ngay tay nắm cửa cho chúng. Còn như đồ ăn cần để lạnh thì mình biên miếng giấy để khi mô chúng về sẽ tự ên mở cửa vào khiêng đi (đứa mô cũng có chìa khóa nhà tụi tui ráp trọi)
Tiếng là ở gần sát bên, vậy chớ ba tháng nay tụi hổng gập chúng bao giờ, chỉ tuyền nghe tiếng chơn chúng di chuyển tầng trên lẫn tầng dưới. Bữa nào hổng đi mần, từ cửa sổ phòng khách ngó ra, thấy xe giao hàng tấp nập ghé lợi, giao thức ăn (uber-eat) giao vật dụng (amazon). Hổng có chúng ở nhà thì amazon để ngay trước cửa, rồi tía má hay hai bác phải ra lượm mang vô để ở nhà mình, và nhét giấy báo tin cho chúng vô thùng thư để chúng biết mà tự ên xuống lên pick-up.
Ăn ở "biết điều" vậy chỉ với mục đích cho chúng còn ở gần với mình, lâu nhiêu tốt nhiêu.
Vậy chớ... thằng cháu lại thân cận tụi tui hơn thằng con, cái chi cũng kể cho bác nghe.
Tía má nó có lên chơi, nó lên nhà trên ăn chung 1 bữa cơm rồi kiếm chuyện chạy mất dép.
Việc dọn dẹp ấp và nấu ăn bỏ freezer cho thằng con của thím bảy, y chang cách tụi tui nghe kinh nghiệm.
Ấy là chú thím 7 tối ngủ trong family room bên ấp tui, hổng dính dáng chi tới ấp của nó.
Nhưng vì hai ấp cùng chung cửa basement, nên tía má nó có thể thong thả vào ra bên nó, lo trong lo ngoài dùm thằng con cưng. Mình có khuyên cũng bỏ ngoài tai, nhứt là thím bảy. Thím vì lương tâm mẹ hiền, nhứt định hy sanh chớ cũng hổng hỏi ý kiến coi thằng nọ có ưng hay không !
Nó nói với tui : Bác gái ơi, con đang tính chọn sang mỹ học chuyên khoa cho khỏi nhọc công tía má !
Chết cha hông trời ! Tui nghe cũng nín thinh, hổng khuyên ra khuyên vô, mà cũng không méc lợi !
Đó đó, kinh nghiệm đó nha, nắng và ty plat và các cô có con có cháu chịu khó "tiếp thu" mà "ứng xử" cho tốt, hehe...
Ai biểu có con là sướng, không, có con khổ lắm cà, vì thế kỷ 21 này không còn giống thể kỷ 20 của mình và cha mẹ mình nữa.
Đây rồi chừng chúng có bồ có vợ, mọi chuyện dám còn rắc rối khó khăn hơn. Phải thấy trước để tránh gấp.
Văn hóa gia đình thay đổi dữ rồi, tự do cá nhơn là tự do triệt để cần tôn trọng, bất kể khung cảnh thời gian và phẩm trật gia tộc.
Hồi đó má ưa la làng : Biết vậy, đẻ đứa bất hiếu như bay thà đẻ trái trứng rồi bác ăn mà sướng hơn.
Đứa bất hiếu nọ, chừ la làng kiểu nớ với đám con, chưa chừng mất con còn lẹ hơn nữa !
Xin chúa dủ lòng thương xót, trên răng chừ hết rồi, nhưng dưới đế vẫn còn,
mà cái đế nọ techno phát triển nên chúng cứng quá xá !
A... men... and A.... woman.
Ta cùng chúc nhau bình an mùa covid nhiễu nhương.
Miss ní-xì.
*