Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Ôn Hân.
Dà... nó đó ôn, hoa bìm bìm, cùng họ với rau muống.

Hồi xưa, dọc theo đường rày xe lửa từ ga Hoà hưng tới cây cầu gỗ nhỏ, bắc qua rạch Trương minh Giảng, rau muống nước được thả ở khúc này, mọc rậm rì, nhanh lẹ để mỗi tuần mỗi chèo ghe hái cột thành bó, bỏ cho bạn hàng bán ngoài chợ.
Nú tui hổng ăn rau muống thành hổng rõ ngon dở ra sao. Con nhà lính tính nhà quan, nghèo vậy nhưng tui sanh thiếu tháng nên yếu ớt mà lại rảnh ăn nên lớn hổng nổi. Chừ dòm rau muống ngoài chợ thì nhận ra cái cọng chớ lá cũng hổng nhớ ra sao.

Hồi xưa hay được má sai chẻ rau muống. Rau muống được lặt hết lá, lá rau muống vốn nhớt, giữ lại cọng rồi chẻ bằng dao. Chẻ xong ngâm nước cho cọng rau xoắn lợi. Vì trứng giun sán vốn đầy trong rau, nên còn phải ngâm rửa thuốc tím mần màn khử trùng cho an toàn tiêu hóa.
Hồi nẳm, dùng dao bén để chẻ. Má nói : chẻ rau muống là chẻ dọc cọng rau, và chẻ nhiều bận, cọng càng nhỏ khi ngâm nước càng dễ xoắn tạo vẻ đẹp cho dĩa rau.
Sau này có dao bào, dủng để bào vỏ trái cây, bào bắp chuối và bào cả rau muống.
Rau muống bào ăn đứt rau muống chẻ, đã đẹp lại tốn ít thời gian.
Để bào cho dễ, cọng rau phải tươi cứng, nếu không thường phải ngâm trong nước một chập.

Bào rau muống hẳn là nghệ thuật hổng dỡn.
Dao bào bán ngoài tiệm thường cho người thuận tay phải, dao tay trái cũng có những hiếm hơn.
Đứa bào rau, giữ cuống (hay chân) cọng rau bằng tay trái. Bàn tay phải thì... giữ cán dao giữa ngón cái và ngón trỏ, cho cọng rau nằm trên ba ngón tay còn lại, rồi thong thả bào, từ ngọn rau bào dần xuống cuống rau.
Sau này còn một dao cọng, hổng bào nhưng chẻ và chẻ rất nhanh - xem hình dán -

Qúi nữ thuận tay trái mà nhà chỉ có dao tay phải, nên rồi... buộc lòng phải tập bào rau bằng tay phải, bào miết một chập rồi cũng... ra trường. Y chang cách này, nặn bông kem hoa hồng cho bánh cũng có hai loại douille phải trái y chang.
Mà douille tay trái hổng phải lúc mô cũng kiếm ra, rồi tui phải nặn kem hoa hồng bằng tay phải (y chang bào rau muống).
Cái chi làm miết rồi quen tay, hồi mua được dao bào và douille kem hoa hồng cho tay trái thì... tui làm có hơi khó khăn chớ hổng ngon ơ như đã dùng tay phải.

Từ chuyện này... y học biểu thuận tay "phải - trái" là chuyện của bán cầu não.
Rồi có chuyện phải-trái corrigé, nghĩa là thay đổi qua học tập, cứ trường kỳ thì sẽ thắng lợi và thắng to.
Bông hồng kem dùng douille tay trái (mua được sau này) của tui, hổng thể sánh bằng bông dùng douille tay phải.
Học hoài làm hoài mà cứ xấu hoài, tới nỗi tui sanh dạ nghi ngờ, rằng chuyện trái phải của bán cầu não chỉ là cách cắt nghĩa cho thông một vấn đề. Trăm hay hổng bằng tay quen, thuận chi thì thuận, nếu hổng học làm từ nhỏ thì dĩ nhiên là trớt quớt !

Hình ảnh Hình ảnh
*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Chúa nhựt thứ nhứt - Vọng giáng Sanh 2022.

Hình ảnh

Trời cao hãy đổ sương xuống...

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*
Vọng Giáng Sanh
*
Hình ảnh

Trời cao hãy đổ sương xuống,
Và ngàn mây hãy mưa đấng chuộc tôi...
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*
Chúa nhựt thứ ba - Vọng giáng sanh.
Nến mục đồng


*



Trời cao hãy đổ sương xuống
Và ngàn mây hãy mưa đấng chuộc tôi.
Trời cao hãy đổ sương xuống...
*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*
Chúa nhựt thứ tư - Vọng Giáng Sanh.

*



Trời cao hãy đổ sương xuống,
Và ngàn mây hãy mưa đấng chuộc tôi.
Trời cao hãy đổ sương xuống,
Và ngàn mây hãy mưa đấng cứu đời.


*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*


Merry Chritmas 2022.
Peace And Joy To Us All


*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Hồng là màu, nhưng cũng là hoa. Tiếng việt tiếng pháp đều dùng chung chữ (hồng/rose) để chỉ hai chuyện khác nhau. Tiếng anh phân rõ, màu là pink. hoa là rose.

Tra trong nét, người tàu gọi màu là (sắc).
Hóngsè là hồng sắc tức đỏ, là nguyên hết gam màu với sắc độ từ lạt tới đậm.
Thêm xiẽ (xích) màu thành thắm tươi - tui hổng chắc phiên âm là xích đâu nha, để coi ôn Hoàng nói sao -
Thêm fēn (phấn) màu lạt độ. Fēn hóngsè, giản dị fēn sè (phấn sắc), là đỏ lạt, tức màu hồng VN không khác.

Hoa ngữ cũng phân biệt màu và bông hoa. Hoa hồng là méigui, hay mân côi.
Từ chữ này, tín đồ công giáo mới xâu 50 bông hoa thành chuỗi mân côi (rosary, rosaire), siêng năng lần hạt khẩn cầu (… chưa từng nghe nói có ai đến sấp mình dưới chơn đức mẹ, xin bầu chữa cứu giúp mà đức mẹ từ bỏ chẳng nhậm lời...)

Hồng còn là động vật nữa nha.
Theo lịch sử xuất xứ... hồng tàu hai chơn, tên là Hồng Tú Toàn, thảo khấu cường san hán gian thứ thiệt. Tìm miết chỗ đứng trong xã hội quan lại nhà Thanh hổng ra, Hồng bèn chớp thời cơ phất cờ khởi nghĩa, hô khẩu hiệu "phản thanh phục minh" rất ăn khách (biết giống ai hôn). Một chập, chưa đâu vào đâu, đã lẫm liệt dựng nước xưng danh "Thái bình thiên quốc". Xui quá xui, thiên quốc cáo chung về trời, Hồng Tú Toàn và đồng đảng cáo phó ra nghĩa địa.

Việt nam cũng tháp ra một loại hồng động vật khác, đông đảo, chạy đầy đường.
Sương sương cản trở lưu thông xe sanh kẹt, trầm trọng hơn xe bể... ống khói. Tiền bối nương nương biểu dzậy.
Nương nương có tay trồng ớt. Loại ớt mô bất kể, chừng vô tay bà y phép trái ra vị cay nồng, sắc màu đẹp bắt mắt. Đám nữ lưu nghe tiếng tăm tìm tới xin học hỏi, rồi được nghe cố vấn miễn phí.
Bà dự tính viết cẩm nang trồng cấy, nhưng dang dở chưa xong đã cỡi ớt về trời.
Hồi sanh tiền, nghe nhắc hoài tới loại hồng mang tên "con sáu chơn".
Tui hỏi bộ 6 chơn thiệt hở bác, sao ngó miết thấy chúng chỉ hai chơn y chang cháu hổng khác.
Rồi nghe giả nhời, rằng ấy 4 chơn kia tháp trong nách, phải vén áo lên mới thấy đặng.
Tui nói vậy kêu bằng con 6 chơn khiên cưỡng quá trời.
Bà biểu thì vậy nên bác mới chọn cho chúng cái tên cúng cơm mỹ miều là... "con đĩ - ngựa".
Chuyện có thiệt hổng gian dối. Trường thiên tiểu thuyết “con sáu chơn” yên trí còn đầy sequels hãi hùng, dè đâu ngưng luôn tiến thẳng vào kết thúc !

Hồng thực vật, coi vậy hiền lành hữu ích hơn, tuy rằng hay bị phàn nàn chuyện gai làm sước da chảy máu. Ở những trự da độc có khi sanh nhiễm trùng.
Theo như cách phân hạng ấy thì hẳn hồng bị tiếng oan. Nhiễm trùng hổng phải vì gai nhưng vì da, da lành thì cả trăm cả ngàn cái gai đâm dzô, chắc cũng hổng... tới nỗi.
Thực vật học xếp hồng vào họ Rosaceae, xuất xứ tiểu á trung đông và bắc phi châu từ thời thượng cổ.
Tới đầu thế kỷ thứ ba theo đường tơ lụa đi cùng khắp.
Hồng thoạt tiên chỉ có chừng chục loại, hoa trổ đầu xuân tới giữa hè.
Bông đầy hương sắc, mùi thơm dịu và ngọt, màu từ trắng sang đỏ đậm tới ngả tím xanh oải hương. Thơm và đẹp nên rất được ưa thích, trồng bán khắp nơi. Từ vườn, hồng còn chạy thẳng vào kỹ nghệ phấn hương.
Do mùi êm dịu, không át giọng những hương khác, nên tinh dầu hoa hồng được dùng như nguyên liệu chánh pha chế nước hoa, kem bôi, phấn xức, thậm chí cả thức ăn thức uống trong kỹ nghệ thực phẩm.

Rồi để tạo những giống lạ và bắt mắt, cây hồng thoạt đầu chỉ tháp, sau còn lai giống để cho ra những loại mới. Tháp là giữ nguyên nhiễm thể, chỉ gắn thân cây này vô cây kia nhờ nuôi dùm. Lai giống là thay đổi nhiễm thể trong nhơn tế bào, nghĩa là thay đổi bông hoa từ gốc rễ.
Hồng tháp hồng lai có hình thể sắc hương hoàn toàn khác, nghe nói giờ con số đã lên tới chục ngàn rồi. Khoa sanh học tiến lẹ, giúp kinh doanh hoa phất lên, hồng được trồng và bảo quản trong nhà kiếng, cho hoa cắt quanh năm hầu thỏa mãn nhu cầu khách thưởng ngoạn.

Đám con trời ngó bộ hổng thương mến hồng như bọn da trắng. Dân gian trung hoa xếp hồng sau mẫu đơn, trà mi, hải đường, thậm chí sau cả thược dược. Lục tìm trong đường thi (văn thơ trung hoa thịnh nhứt thời này) kiếm lé mắt mà hồng cứ mờ mịt. Có thể vì cây hồng (thậm chí nguyên cả bụi) thân thấp, mỹ nhơn tựa vào hổng đặng; bông lại nhỏ hìu sao che nổi mặt hoa (đang thẹn thùa), nên rồi mới bị văn nhơn thi sĩ tàu ngó lơ... chăng ?

Dân việt ưu ái hồng y chang đám âu mỹ, dám còn nhứt hạng. Nếu phải tặng hoa, chọn hồng là ăn chắc. Hoàn cảnh thời điểm nào cũng hạp, cả đám vui lẫn đám buồn (cưới xin, ma chay, chia tay, sanh nhựt, thăng ngạch, ốm đau...) cứ mang hồng tới là xong tất. Hoa hồng tượng trưng tình cảm tốt đẹp, màu sắc còn kín đáo thố lộ ý chôn dấu trong lòng (trắng, hồng, vàng, đỏ...). Nên rồi hầu như hồng góp mặt hà rằm trong văn học việt. Cần mở ngoặc là ngoài những màu tự nhiên kể ra trên kia, nếu hồng có màu lạ khác, lục lam tím than hay đen chẳng hạn..., thì đây là chuyện loạn giác (vô tình lẫn cố ý) nên sanh loạn sắc, còn không thì là màu nhơn tạo phun thẳng vào bông hoa, hay vào nước cắm hoa.

Họ hồng đông nên hồng được chia đẳng cấp xã hội.
Hồng làm hoa cắt là hồng qúi tộc, đài trang diễm lệ, tiềm tàng khả năng tạo thi hứng - đứa kẹo kéo buộc phải ra tiệm mua hoa ôm dzìa biếu tặng, hồi móc bóp bỗng cảm xúc trào dâng... lòng đau như... dao cắt -
Hồng bình dân là hồng dại. Tiếng là dại chớ cũng phải trồng mới có cái ngó giúp vui, nhưng cắt làm hoa chưng thì khỏi, bị hương sắc hổng đặng khuê các như đàn chị trưởng giả.

Trong đám hồng dại nọ, có lẽ tầm xuân và tường vi là hai chi được nhắc tới nhiều nhứt. Chúng là anh em thúc bá của nhau. Tuy màu sắc in hệt, nhưng hình dạng (thân lẫn hoa) khác nhau tí nẹo, muốn phân biệt cũng dễ
- Tầm xuân Rosa canina thân thấp, mọc thành bụi, trồng để làm rào giậu (giậu tầm xuân).
Là hoa đơn (đĩa hoa corolla chỉ duy nhứt một lớp với năm cánh hoa) và là hoa lẻ (đầu cành chỉ một bông, họa hoằn mới có 2)
- Tường vi Rosa polyantha (tên khác : hồng tường vi) là giây leo, bám rào giậu (giậu tường vi) hay bám giàn (giàn tường vi).
Tường vi là hoa kép, đúng hơn hoa đa (đĩa hoa nhiều lớp, số cánh cao, có thể lên tới hàng chục) và là hoa chùm. Chùm hoa cho bông nhỏ, từ 7 tới 10 đoá. Nên rồi tường vi còn thêm tên hồng tỉ muội (thất tỉ muội, thập tỉ muội) - và tầm xuân là dã tường vi -

*

Thi-nhạc giới việt y hình có huông, ai cũng nghèo ráo nạo. Tiền bạc chặn nguồn cảm xúc. Hồi nghèo, thi hứng nhạc hứng tuôn tràn, chừng bớt nghèo (chỉ bớt thôi heng) là y phép... tịt hứng ! Rồi nghèo vậy, khả năng đâu ra mà chạm tới hồng qúi tộc - chưa kể có ông ngon lành, ngó đám qúi tộc bằng nửa con mắt, khi dể ra mặt - xong mần màn đấu tranh giai cấp, day sang ngó đỡ tường vi.

Tức cảnh sanh tình, tức tình sanh thơ nhạc, nên văn học nghệ thuật thấp thoáng hoài bóng hoa.
Hồi nẳm Hoàng Qúi viết bản "Cô Láng Giềng "... năm xưa khi tôi bước chân ra đi, đôi ta cùng đứng bên hàng tường vi, em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi, đừng nói đến phân ly...”
Đi bao lâu hổng biết, chừng dzìa thì em đang kéo hoa ly theo chồng. Cả đẫn tới hàng tường vi cũ, ngó hoa ngậm ngùi... “... đành lòng naу tôi bước chân ra đi, đưa taу buồn hái bông hồng tường vi, ghi chút tình em hứa chờ đợi tôi, giờ thôi đã phân ly...”

Hẳn phải còn những bài nhạc tường vi khác, nhưng tui hổng được nghe nên hổng biết (hoặc biết nhưng không nhớ).
.........................

Ah... tui hổng tự ý sửa lời nhạc đâu heng. Hồi đó Út Minh tuyền hát dzậy.
Út Minh là cậu ruột của tía, em cùng cha khác mẹ với bà nội, và thua tía tới 16 tuổi và đám cháu kêu bằng ông. Út áo quần luôn tươm tất, giầy "deux couleurs", tóc briantine chải ba-bảy tango ổ gà", lái chiếc vespa láng lẫy.
Cô Mơ, đào ruột của Út, đẹp hiền hoà như một giấc mộng lành. Cô mồ côi nên mình ên khăn gói theo Út từ bắc vô nam. Ông Minh ở chung với gia đình thằng cháu (tía heng), mướn cho cô căn gác xép ở riêng vì thời đó còn "nam nữ thụ thụ bất thân ".
Mỗi chúa nhựt cuối tuần, cô Mơ tới thăm, mang kẹo bánh cho đám con nít. Cô ngồi trên sập gụ, khâu vá quần áo sút chỉ sút nút sút giây thung của người yêu, đám con nít tui vây quanh nghe cô hát và thuật chuyện đời xưa, mê mệt luôn.
Nghe kể, má nhắc chừng cậu hoài chuyện cưới xin vì “con gái chỉ có một thời”, mà hổng hiểu sao ông cứ lần lửa hoài. Cái rồi... cô Mơ đi lấy chồng. Cô lấy một ông goá có của trong chợ lớn, xong theo chồng sang Hồng-Kông lập nghiệp. Ông Minh ra vô thẫn thờ, tối tối ôm mandoline (có anh hai đệm guitar giúp vui), ca rần bản nhạc thất tình nọ, con cháu nhỏ nghe miết nhập tâm.
Chừ lời khúc này tam sao thất bổn, chữ nghĩa lập lợi nên ý tứ hổng trơn tru nữa


....................

Bữa nọ ở phố bên kia, có cô em đệ đơn kiện tới Ngọc hoàng đòi công lý cho bông hoa tường vi.
Cũng bởi có chuyện định danh ẩu tả (ngay cả đám nhà vườn chuyên nghiệp), kêu tử vi là tường vi tỉnh bơ. Tội nghiệp em tường vi của cô hết biết !

Thiệt sự đây là hai loại hoa hoàn toàn khác, khác tộc, khác chi, khác tùm lum căn cơ xứ sở. nên hình thể hoàn toàn khác. Tử vi thuộc họ bằng lăng, còn tường vi họ hồng.
Hoa tử vi hạp thổ ngơi đông bắc đại lục châu mỹ. Suốt theo bờ đại tây dương, dọc đường đi từ New-york xuống tới Florida, tử vi chỗ nào cũng rậm đám - trong khi ấy, khúc tây bắc bên kia, dọc bờ thái bình dương, trúc đào mọc rất xôm tụ -

Tui tò mò vô ngó nét, tường vi lộn sang tử vi, mà tầm xuân cũng là tường vi luôn cho tiện việc sổ sách.
Chuyện râu tử (vi) cằm tường (vi) đã đành, và tầm xuân cùng tường vi thì ở lộn nhà nhau luôn.
Dzậy mới ly kỳ rồi sanh dạ hoài nghi !

Biểu tầm xuân và tường vi cùng họ hồng thì đúng.
Nhưng biểu tầm xuân Rosa canina hoa đơn (5 cánh) và hoa lẻ, còn tường vi Rosa polyantha hoa kép (hoa đa) hoa chùm... dám sai !
Có chỗ trong nét, thấy Rosa polyantha lại là hoa đơn chớ hổng kép gì ráo. Nguyên 1 chùm mà bông nào cũng chỉ 5 cánh thôi.
Rồi lục lọi đọc nữa mới tìm ra lý do đơn và kép của chùm tường vi nọ.

Té ra... thoạt kỳ thủy, R. multiflora chỉ chung các loại hồng dại, hoa đơn (đĩa hoa 5 cánh) mọc chi chít đầu cành, hình thể y chang tầm xuân nhưng bông chùm.
Hồi con đường tơ lụa khởi sắc và sầm uất, người ta kiếm ra 1 loại hồng dại gốc gác á châu (trung hoa, nhựt bổn), có tên là chinese rose hay Rosa chinensis.
Thế là... teng teng teng tèng... bông multiflora nọ bèn được hybrid với bông chinensis kia để tạo thành giống mới : Rosa polyantha, vượt trội hương sắc cả cha lẫn mẹ. Như vậy thì Polyantha gốc gác từ multiflora mà ra.
Biết vậy nên. rồi.. cùng hoa mà khác tên, hay cùng tên mà khác dạng là thế - nhưng tường tử phải phân minh heng -

Chừ thì... hội hoa hồng quê-điên đang chờ đơn xin gia nhập của tui đặng giao liền cái ghế hội trưởng.
Cái chi trưởng cũng tốn công sức thời gian, mà tiền thì hổng có. Vậy tội chi hở giời !

Năm mới chúc làng xã hạnh phước an khương.
:flwrhrts: :flwrhrts: :flwrhrts:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20305
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »






.. đừng nói đến phân ly ..



Mến chúc chị ..
Năm Mới An Khang Sức Khỏe Dồi Dào Gia Đình Hạnh Phúc


:cafe:
          
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Chào thôn làng, mấy ôn, mấy cô.
Mắt mũi tui chừ hết thấy đường rồi, thành hết dám ra ngoài một mình, vì thời tiết mùa đông có hơi trơn trượt.
BS nói tui chưa stable nên chưa quyết định gì đặng.

Tui nghía tấm hình bông trắng của ôn hoàng, với lời phụ đề "... đừng nói đến phân ly..." thì hiểu như là đám hoa đó chính là tường vi.
Phải là tường vi mới đưa tay hái rồi xìu rìu theo như ý bài nhạc. Nhưng... hiểu vậy rồi thì ấm ách, nín hổng nổi.
A hèm... ôn hoàng nghe nè... cành hoa rậm đám nọ nhứt định là họ hồng, nhưng... hổng phải tường vi đã đành, mà cũng hổng là tầm xuân (dã tường vi) luôn.
Tên khoa học của nó, chánh xác là Rosa multiflora.

Qua nay tui vô nét đọc toét cả mắt ra rồi vỡ lẽ chuyện ù ù cạc cạc của đám nhà vườn trồng cấy thương mại xứ việt.
Cũng bởi mình chưa có một hội ngôn ngữ khoa học chuyên gia nên rồi... tên việt mới tùm lum, mạnh ai nấy kêu nấy đặt nấy gọi nhập nhằng, làm chiên da tài tử (ai vô đây nữa) lòng vòng chóng mặt hết thấy đường đi.
Tử vi với tường vi rõ ràng vậy mà còn loạn quẻ cho được, thì tầm xuân với tường vi có lẫn lộn cũng là quá phải.
Đọc một chập thì vỡ lẽ, thành biên xuống để dành, lỡ đây rồi lú lẫn quên, còn có chỗ tra lục lợi.

*

Có 4 chi hồng dại cầm phải phân biệt cho rõ để tránh sai lầm.

- Chi Rosa canina, tên dân gian là dog rose. Trong 1 website thực vật học VN (nông lâm), được định danh là hoa tầm xuân.
Dựa vào hình thể và cấu trúc bông hoa thì tầm xuân là hoa đơn và hoa lẻ.
Đơn là do đĩa hoa corolla chỉ có 1 lớp duy nhứt 5 cánh.
Tầm xuân là hoa lẻ, nghĩa là mỗi nhánh (từ cánh chánh đâm ra) chỉ mang một bông.
Cây tầm xuân, đo đó, hoa hổng rậm đám như đám cousin thúc bá cùng họ.

- Chi Rosa multiflora, tên việt hổng biết là chi. Cũng là hoa đơn (5 cánh) nhưng hoa chùm, tới mùa, từng chùm tưng bừng nở, hoa nặng tới trĩu cành luôn.
R. canina và R. multiflora khác nhau ở cách phân bố đám lá, kêu bằng leaftlet (spelling).
Thêm cái khác biệt nữa là, mùa hoa của canina ngắn, ra 1 lần rồi xong luôn. Multiflora mùa hoa kéo dài từ xuân sang tới hè, hoa liên tục nở.
Rosa multiflora là hồng cổ, xuất hiện đã từ rất lâu, dễ tánh dễ nết, rất đề kháng (resistant) với phong thổ thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Nên rồi được dùng như sườn chống trong phương pháp tháp, và trong lai giống (hybrid).
Để giữ cho vững một chi hồng mảnh dẻ khác, nhà vường bèn mang nó tháp vô gốc multiflora.
Còn để tạo các giống hồng mới, nhà vườn cho multiflora thụ phấn với 1 loại hồng khác (được chon vi màu tươi, dáng đẹp, hương thơm, độ bền....).

- Chi Rosa chinenis xuất xừ nam á châu (trung hoa và nhựt bổn), là một giống hồng bản địa.
Đĩa hoa nhiều lớp (hoa kép), hoa nhiều cánh lắm khi tới hàng chục, và ra từng chùm.
Bông chinensis nhỏ xíu, yếu xìu nhưng y hình có hương nhẹ.

Thế là... teng teng teng tèng... đám yêu hoa bèn mang multiflora cho hybrid với chinensis để tạo ra một chi mới : Chi Rosa polyantha.
Nên rồi... chuyện "Rosa multiflora = Rosa polyantha" chỉ mang nghĩa tượng trưng, rằng polyantha từ multiflora mà ra.
Bông polyantha có nhiều cánh, cánh xếp trên nhiều lớp. Hoa có hương, đẹp và cứng cáp, mọc thành bụi hay thành giàn (nếu cho leo).
Và người mình gọi nó là hoa tường vi (hay rõ hơn, hồng tường vi).

Nói lung tung vậy để thuyết phục với ôn hoàng, rằng cái bông trắng của ôn hổng phải tường vi heng.
Nếu chỉ dựa vào bông, thì nó là hoa đơn. Nhưng vì hoa chùm, nên không thể là tầm xuân đặng.
Leaftlet cũng dùng để phân biệt hoa, nhưng ở đây hổng nói tới vì hổng ngó thấy - chưa kể là... chuyện leaftlet chiên da dỏm chưa học tới -

Có lẽ hồng là loại hoa được lai giống nhiều nhứt. Năm nào hội hoa hồng thế giới cũng loan báo những giống mới - với tên chọn thường là tên đờn bà, bởi đờn bà tự họ đã là một bông hoa biết nói, và... nói nhiều tới gài số de hổng nổi - nhưng hổng phải giống nào cũng dậy tiếng dậy tăm như bông hồng Brigitte chẳng hạn -
Mà rồi... cứ hybrid tới hybrid lui thì dần dà... theo thị hiếu khách chơi hoa, người ta thích chọn sắc dáng hơn là hương thơm, nên rồi... hương hoa từ từ phai lạt dần.

Cũng bởi... để dễ dàng chuyện hybrid, đám chuyên gia thảo mộc buộc phải loại bỏ bớt các nhiễm thể có hương. Nên rồi đám hoa cắt bưng từ tiệm về, đẹp bền có đấy nhưng hương mịt mờ.
Còn hồng làm nước hoa là hồng dại chớ hổng phải hồng cắt. Mìền nam pháp chuyên trồng loại này, nhưng tên của nó tui nhớ chưa ra.

*

Viết thêm...

Hồi hôm đọc mấy websites của nhà vườn VN (ngoài bắc có lẽ) nghe giải thích cách phân biệt tầm xuân và tường vi, thiệt là khó hiểu.
Thứ nhứt mấy ông nọ nói giọng bắc với vận tốc có hơi cao. Thứ nhì phát âm thường lẫn lộn - Một ông nói tất cả thành chữ N. Ông kia, trái lợi, tất cả thành chữ L -
Nhưng theo lời chỉ dẫn của cả hai, thì... tường vi là cây tháp vào gốc tầm xuân - hay cây hybrid từ tầm xuân mà ra - dựa trên cách phân bổ lá : Số lá ở cành dưới (gốc) khác với số lá ở cành trên (ngọn). Họ hoàn toàn không nhắc chi tới hình thể khác biệt của bông hoa.

Suy nghĩ 1 chập, tui vỡ lẽ. Cây tầm xuân của họ ở đây, chính là Rosa multiflora không khác.
Thành ra... tầm xuân trong web chuyên gia thảo mộc VN là Rosa canina (có khả tín không thì... hổng biết).
Còn tầm xuân của nhà vườn trồng trọt lại là Rosa multiflora - hay dã tường vi, nghĩa là cũng tường vi đấy nhưng tường vi dại -
Không hiểu chuyện định danh nọ, ai có lý hơn ai, đám chuyên gia thảo mộc hay đám nhà vườn dân giã ?

Đây là chuyện ngoài bắc vì đất bắc mới trồng được các loại hồng dại. Miền nam khí hậu nóng, phong thổ hổng hạp nên hổng thấy. Sau này Đà lạt bắt đầu trồng tầm xuân (canina VS multiflora) và tường vi (polyantha), hồng bình dân, dại và hybrid.

Tất cả đám hồng qúi tộc (hoa cắt) đều xếp vào chi polyantha ráo nạo. Cô đơn và cô độc trong trỏng là em hồng tường vi tội nghiệp nọ. Chi polyantha nay đã đông lắm rồi.
Vì... polyantha này được cho thụ phấn (hybrid) với polyantha kia để ra... polyantha nọ. Nên rồi polyantha cứ vẫn là polyantha.
Thành ra... nhụy cái (noãn) của multiflora khi thụ phấn với nhụy đực (sperm) của chinensis rồi sanh hoa, xong gọi polyantha là cách gọi chánh xác. Nhưng dân gian VN hổng cầu ký cái tên, thành mới rắc rối chuyện xưng danh !
Mơi mốt có đụng một chuyên gia khảo cứu thực vật cây cỏ VN sẽ nắm áo hỏi tới cho rõ, rồi vô làng thông tri sau ha.

Chào tạm biệt thôn làng, tui đi nấu cơm chờ người hùng trở dìa, hổng thôi bị... lay-off.
Hồi hôm chả dìa, lại bưng theo 6 trái su nữa. nói mua su làm nhơn chả giò, bị nghe nói em tính làm chả giò chay. Tui biểu chả giò chay có làm cũng hổng làm với su, su ra nước om xòm, sao cuốn chả giò đặng. Mà... trời thần ơi, su mua đầu năm ngoái ăn chưa hết, chừ còn mua thêm, cái là chả ấm ức, làm dữ, biểu mua cái chi em cũng chê...

*
*
Make the long story... short !
Ngoc Han
Bài viết: 1588
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Ngoc Han »

Hình ảnh
Cô láng giềng ơi!!
Trả lời

Quay về “Giải trí”