Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20274
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »




  • :giggles: ... cũng sắp thất thập rồi chị ... :yes2:
    nhưng cho dù có qua thất thập đi nữa, tôi cũng dùng ivermectin và hydroxychloroquine trước khi dùng paxlovid.

    Tối đêm 1, tôi thấy ngứa cổ, bắt đầu nhức người, sốt, chảy mũi. Làm liền cái test để rule out covid, nhưng lại ... confirm covid. Thế là đeo mặt nạ ngay, gom thuốc, nước, đồ ăn vào phòng và cố thủ luôn trong phòng. Ngày 2 là ngày tệ nhất, đau nhức và mất hết sức lực. Ngày 3 ngủ dậy là thấy khỏe, có sức lại. Ngày 4 sức lực 100% như trước, cổ có ngứa nhưng tôi không cho ho. Ngày 5,6 test vẫn positive nhưng mờ nhạt. Ngày 7 test negative.

    Tôi tuyệt đối không cho nó hành tôi. Vừa ngứa cổ thì thuốc ho, kẹo menthol ngay. Rát cổ thì listerine gargle. Chảy mũi thì pseudoephedrine, đập thêm betadine nasal spray diệt virus, rửa bằng saline hypertonic khi khô ngẹt. Sốt nhức thì ibuprofen liền lập tức ...

    :flwrhrts:





    Chuyện cái nhà thì chỉ mong luật sư của chị nó giỏi. Đành rằng là "he said, she said" nhưng mong luật sư chỉ ra rằng:
    • nó có lợi khi nói dối trong vụ này
    • chính nó đã approach chị (chứ không phải chị approach nó) với intention to benefit ngay từ đầu
    • ...

              

Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1350
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

José H.

Hàng năm cuối xuân đầu hè các nông trại đất quê tưng bừng hoạt động.
Đây là mùa trồng cấy hoa trái (berries, dâu, framboise...) kéo dài tới cuối thu mới xong.
Nhân lực cần nên các nông trại nhận người vô ào ạt, phần lớn đây là những công nhân tài tử,
nhứt là đám học sanh sanh viên từ các xứ khác, vừa du lịch hè vừa đi làm kiếm tiền trang trải chi phí.
Đã có hẳn những dịch vụ thu nhận công nhân kiểu này, mở ra khắp nơi trong khuôn viên các đại học âu mỹ và mỷ châu la tinh.
Bảo hiểm y tế do cơ quan trung gian phụ trách.
Ăn ở trong thời gian làm việc do đám chủ nông trại lo.
Cuối ngày, cuối tuần được xe nông trại chở ra thả ngoài phố ngoạn cảnh.

Năm đó Hô-zé (José) tham dự lần đầu tiên - the very 1st và cũng là the very last -
Em trai nó mỗi năm mỗi đi, đi hoài thành quen thuộc. Rồi rủ thằng anh đi cùng, mùa xuân năm 2020.
José học Ph.D đang sửa soạn trình thesis, mới lập gia đình được 1 năm và vợ nó đang có bầu.
Dự tính của José là đi một lần cho biết, vừa kiếm tiền, vừa du lịch, về sẽ trình thesis vào mùa thu,
rồi đi làm, cả làm việc lẫn làm bố. Nhưng... toan tính không thành khi cô Vi 19 tuổi thình lình xuất hiện.

Tất cả, dà tất cả, những nông dân tài tử nọ, có lẽ do ăn chung ở chung tại farm, nên... đã lây nhau suốt lượt.
Đứa còn khoẻ ra đồng, đứa hổng khoẻ nằm bẹp ở nhà, một căn nhà tiền chế to đùng, y chang những barack ở trại lính.
Và cả hai anh em Jose đã lọt vô nhóm bịnh này.
Thuốc men hổng có chi ngoài mấy viên tylenol giải cảm.

Mùa xuân năm 2020 ấy, những hiểu biết về covid còn mù mờ, thuốc chủng chưa có,
và nhơn loại loài người đã chết như rạ (ngoài đất trung cộng, hổng nghe nói có tử vong).
Vì là nhơn công ngoại quốc sang làm việc nên phải đóng thuế và mua bảo hiểm y tế.
Jose vào suy hô hấp, được ambulance chở thẳng ra bịnh viện vùng, rồi chuyển tới covid unit của tui.

Jose ngó trí thức (thì nó trí thức thiệt) hiền lành, nói năng từ tốn đàng hoàng đâu ra đó.
Nó kể chuyện học hành, về gia cảnh, về những tính toán tương lai, nghe thấy thương luôn.
Nó hỏi "bác nô thấy tình trạng cháu ra sao".
Tui nói cháu an tâm tịnh dưỡng, có bác đây đừng lo lắng chi.
Nhưng... em covi đá cá lăn dưa 19 tuổi nọ, đâu dễ lường.
Trị liệu khi ấy chỉ là trị triệu chứng, nhứt là triệu chứng hô hấp.
Đã không thể, chưa thể lường được những biến chứng tim mạch não bộ và nội tạng.

Rồi Jose vào suy tim mạch, buộc lòng tui phải chuyển nó qua viện tim mạch.
Hồi báo tin, cả hai bác cháu cùng rướm nước mắt. Cháu rướm vì xa bác,
bác rướm vì... không đoán được sẽ xảy ra chi cho trái tim non nớt bịnh tật nọ.
Jose biểu "thế cháu không ở lại đây được à". Tui nói không, qua bên kia mới có đủ phương tiện theo dõi trị liệu chớ
- cháu đừng lo, khi nào rảnh bác sẽ qua thăm -
Nhưng khi ấy chuyện đi thăm là chuyện không tưởng, absolute isolation ,
chưa kể là công việc nhiều tới không còn làm chi khác được nữa
(tui vô toilet và thường khi ngủ ngồi luôn trong trỏng - hổng rảnh để mơ tưởng việc đứng nữa cà)

Một bữa em social worker bên viện tim mạch phôn qua, nói bác Nô ơi, Jose muốn gặp bác,
nhứt định phải gặp bác trước khi về nhà (before going home)
Tui nghe vậy, hiểu vậy và yên trí vậy. Mà bữa đó thiệt là hổng rảnh.
Qua tới bữa sau, em social worker bên đây mới chở qua bển thăm thằng cháu.

Hồi tới ICU chỗ nó nằm thì giường trống, tấm ảnh chụp hai bác cháu bên này vẫn còn ở tablet đầu giường.
Phòng nó đang chờ lau chùi quét dọn để đưa bịnh khác vào.
Xác nó đã bỏ vô túi nylon và đưa xuống nhà xác. José chết có một mình !
Em nó còn nằm bẹp ở farm chưa đứng lên được.

Tui cũng tính xuống nhà xác ngó mặt nó lần cuối cùng, nhưng rồi được dạy rằng... nhà xác chật chỗ rồi,
viện tim mạch đã phải thuê một xe vận tải chở đồ đông lạnh để giữ xác, thành ra... biết ai vào với ai mà kiếm mà tìm !
Rồi thì... cái giường, chỗ nằm của Jose trong covid unit của tui được di chuyển, mang sang chỗ khác
(để bác nô qua lợi tránh nỗi thương tâm).

Tui vẫn còn liên lạc với vợ con Jose sau đó.
Nghe nó sanh con trai, đặt tên Gabriel theo đúng lời Jose dặn dò.
Thằng nhỏ nay đã hơn 3 tuổi, mặt mũi giống cha như đúc (hay tui tưởng tượng hổng chừng).
Nửa năm nay hổng nghe tin tức mẹ con nó nữa.
Con nhỏ học xong Ph.D ra trường và vừa tái hôn với một đồng nghiệp cùng sở.

Tui vẫn đi chung với mỗi bịnh nhơn một đỗi đường.
Nhưng... đoạn đường đi chung với José tuy quá ngắn mà gồ ghề khúc khuỷu,
thành chừ... hai chân vẫn còn đau !
I miss you, Hô-zé
:wipetear:

*
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Giải trí”