Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*


Vào chuyện....
Thiếu Phụ Nam Xương

Với Lú, chuyện bà Nam xương hào hứng dzô cùng tận. Thong thả theo chơn bà cho rốt ráo xong Lú đực ra, hổng hiểu sao trí óc con người siêu việt tới vậy. Dĩ nhiên đây là trí óc của đám chuyên gia vật lý thiên văn, chớ còn trí của đám đụn nhu bọn mình nè, thì những việc tầm vóc cỡ đó tưởng tượng còn hổng ra nói chi tới lên chương trình hành động.

Đọc để hiểu khái quát việc làm của họ thôi nha mà đã rối tinh tí mù rồi, thành 2 tuần nay Lú ngất ngư chưa rốt ráo nữa lận. Mà nếu cứ chờ cho đủ thì… đọc bài sau đã quên ngay bài trước mất rồi, cũng bởi thiếu background nên không cách chi dowmload vào bộ nhớ nổi.
Rồi Lú nghĩ chắc đọc tới đâu nói liền tới đó, giả như câu trước đối chọi với câu sau cũng còn biết lần ra lý do. Chưa kể là từ hồi biết hai vị ôn kia có dính liú gần xa thì càng yên trí thêm nữa !

:wink2:

*

Sau đây là vài khái niệm và vài con số kể ra đặng dễ ăn dễ nói.
- Solar system (SS) tiếng mình kêu bằng thái dương hệ, trong đó mặt trời là một ngôi sao đang ngùn ngụt cháy, toả ánh sáng và sức nóng.
Trong SS, 8 planets chạy quanh mặt trời theo orbit qũi đạo riêng. Chiều quay của các planets luôn ngược chiều quay đồng hồ - nhưng… 1 trong tám planets trên lại có tánh “chảnh” nên nhứt định quay khác đi : theo chiều đồng hồ. Thế là đám thiên văn gia cổ đại bèn lấy tên đờn bà đật cho nó : Venus, thần ái tình của thần thoại Hy lạp cổ đại -

- Khoảng cách của các thiên thể (celestial bodies) trong SS tính bằng Astronomical Unit, AU. Đây là khoảng cách giữa trái đất và mặt trời.
1 AU = 150 triệu km hay 93 triệu miles
Đường kính đi ngang suốt SS ước lượng khoảng 80 AU.

- Vận tốc ánh sáng luôn cố định, mỗi giây 300 ngàn cây số. Cho tới nay chưa hề có bất cứ một vận tốc nào khác có thể nhanh hơn được nữa. Ánh sáng từ mặt trời chạy tới planet earth của chúng ta mất 8.3 giây, tới planet Pluto (xa nhứt) mất 13 giờ.
Hình ảnh
SS được đám thiên văn chia thành hai vùng :
Inner space có 4 planets, theo thứ tự từ trong ra ngoài : Mercury, Venus, Earth và Mars.
Outer space có 4 planets : Jupiter, Saturne, Uranus, Neptune.
Pluto là một thiên thể nhó tí nẹo, cùng với Makemake thường có khi không được coi là planet.

Giữa inner và outer space là asteroid belt, nơi các asteroids tụ họp di chuyển thoái mái.
Asteroid là những thiên thạch (hay tinh thạch ?) với kích thước thay đổi, thỉnh thoảng lạc đường chạy vào tới Earth.
Khi cọ sát với bầu khí quyển của trái đất thì nó cháy rực lên, có thể nhìn thấy trên bầu trời, và gọi là sao băng (nhưng thiệt sự chẳng sao siếc chi dzáo), nó có thể bể vụn ra, xong rớt thẳng xuống mặt đất.

Giả như… chẳng may có một asteroid to đùng đi lang bang rồi đụng vào trái đất thì việc chi sẽ xảy ra hở ? Còn hỏi !
Nên dzồi đám vật lý thiên văn cứ chĩa telescope ngó miết lên trời dòm chừng. Y hình người ta tính chuyện gởi hoả tiển lên, mần màn kamikaze đặng bắn cho bể trước khi nó đụng vào trái đất phòng ngửa hậu hoạn. Nghe như truyện khoa học giả tưởng heng. Nhưng tới nay mọi chuyện vẫn vững như bàn thạch.

Lóng rày tại VN, nghe nói giai cấp trưởng giả của chế độ đỏ, do dư giả bạc tiền nên nảy thói chơi ngông, chúng quay sang sưu tầm đổ hiếm đặng chứng minh thành phần giai cấp, và một trong các thứ sưu tầm nớ là thiên thạch tức đá trời. Thế là nảy sanh chuyện buôn bán đá, cả đá thiệt (từ trời) lẫn đá giả (từ đất). Mới đây nghe nói chánh quyền ốp được đường giây buôn đá, rồi phạt hình phạt hộ tùm lum.

Bên ngoài outer space là Kuiper Belt..
Ra khỏi vòng đai Kuiper này biên giới tận củng của SS, nơi có đám mây tinh vân kêu bằng Oourt Cloud

Các planets trong inter space gần mật trời nên chúng là nhũng planets nóng, trong đó tới nay (y hình) chỉ Earth là có nước và có sự sống.
Các planets trong outer space quá xa mặt trời, ánh sáng sức nóng mặt trời coi nhu thiếu vắng, chúng là những planets lạnh.
Thám hiểm outer space ngó bộ là chuyện tương lai, hổng nghem chuua nghe đề cập tới (hay có mà Lú hổng hay nha)

Comets có kích thước thay đồi, di chuyển "vô tư" ngoài outer space.
Y chang Planets, chúng cũng xoay quanh mật trời trong orbit riêng.
Asteroid chỉ là tinh thạch, không hơi không nước, chúng trần trùi trụi và đực ra dưới sức nóng mật trời.
Comet cũng là tinh thạch (thiên thể thiên thạch, mấy chữ ni làm khổ Lú quá xá, huhu) nhưng khác với asteroid, có gaz và nước.

Trong quĩ đạo riêng của nó, khi comet xa mặt trời thì gaz và nước hoàn toàn ở thể rắn (cứng), nhưng khi tiến gần tới mặt trời thì comet nóng lên như kiểu núi lửa hoạt động, gaz và nước đang ở thể cứng liền có màn “thăng hoa” để biến thẳng thành hơi (mà không qua thể lỏng). Đám hơi ấy bao quanh comet cái kiểu vòng hào quang, kêu bằng “coma” và khi di chuyển tạo thành cái duôi sau nó như cái cán chổi - nên có tên sao chổi -
Thời khắc này, từ trái đất bàn đêm, ta có thể nhìn thấy sao chổi bằng mất thường. Và xưa rày, sao chổi luôn được coi là điềm trời báo hiệu tai ương cho trần thế trong sách vở cổ đại.

(xin đón coi hồi tiếp)

*
Last edited by NTL on Thứ hai 09/05/16 07:35, edited 1 time in total.
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20308
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*...
Đường kính đi ngang SS ước lượng khoảng 80 AU.

- Vận tốc ánh sáng luôn cố định, mỗi giây 300 ngàn cây số. Cho tới nay chưa có bất cứ một vận tốc nào có thể nhanh hơn được nữa. Ánh sáng từ mặt trời chạy tới planet earth của chúng ta mất 8.3 giây, tới planet Pluto (xa nhứt) mất 13 giờ.
...*

  • mấy con số này không ổn
    chị muốn nói là
    • bán kính,
      8.3 phút
      và 6.85 giờ

    ...
    coi lại Wiki thì
    AU = 150 triệu km
    vận tốc ánh sáng = 300,000 km/giây
    từ mặt trời đến quả đất, ánh sáng mất 150,000,000/300,000 = 1500/3 = 500 giây = 8.3 phút
    điểm xa nhất của Pluto là 49.3 AU tức là 49.3x500 = 24,650 giây = 411 phút = 6.85 giờ

    nếu tính luôn thiên thể V774104 được khám phá vào tháng 11-2015
    thì bán kính của SS tạm coi là 103 AU tức là 103x500 = 51,500 giây = 14.3 giờ ánh sáng


    :flwrhrts:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Ôn ơi ôn
Bộ diameter hổng phải là đường kính hở ? Chết cha !

Anyway... ánh sáng chạy từ mặt trời xuống trái đất tốn hết "8.3 light minutes".
Một minute có 60 giây, thành Lú tính tròm trèm ra khoảng cách Sun-Earth hơn 140 triệu kilometres.
Bộ hổng đúng hở ?

Ánh sáng thì còn lâu mới tới đậng pluto vì xa quá. Nhưng để người đọc có thể ước lượng ra khoảng cách Sun-Pluto (so với Sun-Earth 8.3 phút), thì khoảng cách này bằng "13 light hours".

Có thể Lú hổng sai đâu, nhưng ôn tính thử lợi coi đậng có chi Lú còn... nói lợi !

Oufff... mới ngó lợi, té ra Lú nói lộn thiệt, 8.3 light minutes mà trên kia lại nói 8.3 light secondes. Só-zi toàn thể bà con đã nghe lộn !
:wink2:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20308
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*
... thiên thạch (hay tinh thạch ?) ...
...
Asteroid chỉ là tinh thạch, không hơi không nước, chúng trần trùi trụi và đực ra dưới sức nóng mật trời.
Comet cũng là tinh thạch (thiên thể thiên thạch, mấy chữ ni làm khổ Lú quá xá, huhu) nhưng khác với asteroid, có gaz và nước.
...*


  • :flwrhrts:
    tui đi 1 vòng tìm hiểu dùm cho chị

    • celestial body = thiên thể
      star = hằng tinh, định tinh, ngôi sao
      planet = hành tinh
      satellite = vệ tinh
      asteroid = tiểu hành tinh, vẫn tinh, vẫn thạch
      comet = tuệ tinh, sao chổi, sao chi


    đại khái
    • tinh = cái gì phát sáng ở trên trời
      thạch = đá
      tinh thạch = đá sao = cục đá đến từ ngôi sao
      thạch tinh = sao đá = ngôi sao bằng đá


    Tui đề nghị chị dùng tiếng Việt, một lần lúc đầu để định nghĩa, rồi sau đó dùng tiếng Anh cho nó chính xác hơn, chứ những từ khoa học tiếng Việt lung tung lắm (.. vì không có viện Hàn Lâm để cập nhật hóa và "thống nhất hóa" từ ngữ ..)

    "Tinh thạch" hình như là từ mới "chế" sau này.
    Đá đến từ không gian và rơi xuống đất mà dân VN thời thượng mua bán,
    thì tui nghĩ nên gọi là "thiên thạch" (đá từ trời), hay hơn "tinh thạch" (đá từ sao).
    Đại khái, "tinh" là phát sáng, "thạch" là tối hù, "tinh thạch" đi chung nghe nó "cường điệu" dzốt dzốt sao đâu .. :giggles: ..


    :flwrhrts:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Dà, 3 cái chữ nghĩa tiếng việt nó làm khổ Lú biết nhiêu nói.
Xài tiếng tây tiếng u cho rõ ràng lại sợ bị kêu ra mắng vốn. Mà tiếng việt thì tùm lum thiếu minh bạch.
Vậy ra ... tinh là sáng hở. Thế mà hiểu lộn, tưởng tinh là ròng, theo nghĩa kết tinh.

Bữa nay Lú sẽ đi ngó coi Mercury chạy trước Sun, cùng trên đường thẳng với Earth, nghĩa là có thể sẽ để bóng lợi chút xíu, Vì Mercury là planet nhỏ, quay quanh mặt trời giáp vòng chỉ mất 88 ngày thôi. Nghe nói cứ 100 năm thì vị trí xếp thẳng một hàng của Mercury và Earth chỉ xẩy ra lối 13-14 bận. Chuyện thẳng hàng của Venus và Earth còn hiếm hơn nữa lận.

Sự thiệt là... đọc chuyện thiên văn hào hứng ngạc nhiên, nhưng đồng thời khó giải thích, rằng vì sao con người cứ thích nhìn quá xa tới viễn vông, thay vì chú tâm giải quyết những chuyện ở cõi trần ta đương sống. Tốn kém quá xá vào những chuyện rất xa vời.

Vũ trụ đã hình thành từ 13.7 tỉ năm để tiến tới tình trạng bây giờ, và nó còn đang tiến nữa.
Vũ trụ đang dãn nở với một nhịp độ ngày càng tăng, cứ giản hoài vậy thì rồi sẽ tới đâu ta ơi ?
Lo chuyện trái đất chưa xong chừ đã tính chuyện trên trời. Có vẻ như các đại cường bỏ tiền chi phí vào đó chỉ cốt để khẳng định vị trí trong thế giới này thì phải ?

Nhờ đọc vậy mới vỡ lẽ một chuyện : Universe nghĩa là cái verse unique, hàm nghĩa chỉ có một, the one and only. Nhưng rồi chừ người ta nghĩ có thể còn rất nhiều verses nữa, thành có chuyện multiverse. Hết hồn hông trời !
Thôi Lú cũng sống gần cuối đời rồi, chớ sống thêm năm ba chục năm nữa thì còn sẽ còn nghe biết bao điều rùng rợn !

Chuyện Mercury transit đọc ở đây .
http://www.vox.com/2016/5/8/11612978/me ... watch-2016

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20308
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • .. dạ .. Tinh có nhiều nghĩa lắm chị
    vài nghĩa mình hay gặp là:
    • Tinh 星 : Sao .. (t.d. tuệ tinh, kim tinh .. )
    • Tinh 晶 : Sáng, trong suốt .. (t.d. thủy tinh, kết tinh .. )
    • Tinh 精 :
      gạt bỏ cái bên ngoài, đi vào cốt lũy .. (t.d. tinh tế, tinh thục, tinh thần, tinh lực, tinh tiến ..)
      giống tinh, con tinh đã tu luyện thành tinh .. (t.d. sơn tinh, thủy tinh, hồ ly tinh ..)
      tinh tủy, nguyên chất sinh sản động vật .. (t.d. tinh trùng, di tinh ..)

    và nhiều mặt chữ Hán khác nữa, đều có âm Hán-Việt là Tinh, nhưng nghĩa khác nhau, như là tanh tưởi, màu đỏ, tỉnh táo, rau cỏ .. vv ..

    ________________________
    .. dà .. con người cũng thích nhìn xa viễn vông
    • rồi thắc mắc, nhận xét, tính toán ..
      thét đến hôm nay tiên đoán được sự di chuyển của hầu hết thiên thể, hành tinh, vệ tinh .. vv ..
    • những dự án tiến sĩ trong các khoa viễn vông như thiên văn, toán học ..
      cũng đã giúp rất nhiều cho sự tiến bộ thực dụng của nhân sinh trên mặt đất ..




    __________________________
    vũ trụ dãn nở tới đâu,
    mình không thắc mắc vì sự hiện diện của cả loài người chỉ là một cái chớp mắt trong "cuộc đời" của vũ trụ.



    __________________________
    Tính chuyện trên trời, thời thập niên 60 có bề ngoài là trò chơi khẳng định vị trí đại cường, nhưng bên trong lại ly kỳ, quy mô, và trọng đại ... ngay cả vào giờ phút này ..

    • Cuối đệ 2 thế chiến, Đức làm thành công hỏa tiễn V1, V2 bắn sang Anh.
      Đây là 1 vũ khí "hết sức quan trọng", nên khi Đức thua trận thì
      • Mỹ đã cuổm chuyên gia hạng nhất của Đức về Mỹ,
        Nga được mớ hạng 2,
        Pháp thì quơ tàn cuộc.
    • Phát triển vũ khí hỏa tiễn ok rồi, thì Nga làm màn phóng vệ tinh nhân tạo để tuyên truyền.
      Mỹ cũng tung chưởng công nghệ ra và thi đua đưa phi hành gia lên không gian.
    • Đưa người lên không gian nghe hào hứng thật, nhưng cái việc "thật sự quan trọng" là đặt vệ tinh nhân tạo lên khắp nơi vòng quanh trái đất. Quân sự thì chụp hình, nghe lén, dò thám. Dân sự thì truyền thông, khí tượng, khoa học thuần túy.
    • Những năm 60 là lúc Tây bắt đầu phát triển một hỏa tiễn có thể đưa vệ tinh lên quỹ đạo (hỏa tiễn quân sự thì có rồi .. chuyện nhỏ .. ), vì Tây có cả một cái công nghệ vệ tinh mà không có phương tiện (hỏa tiễn) để đem vệ tinh của mình lên quỹ đạo.
      Mỹ thì muốn chận đứng công nghệ (còn ai nhớ chuyện Concorde bị chết đứng như Từ Hải .. ??) vệ tinh của Pháp nên chỉ phóng dùm (có ăn tiền à nhen ..) các vệ tinh nho nhỏ có tính cách khoa học mà thôi, còn vệ tinh truyền thông Telephone, TV .. là Không, Không, Không ...
      Nga thì lúc đó là Liên Bang Sô Viết, đàn anh CS đe dọa cả Tây Âu thì làm gì làm dùm anh Tây .. :giggles: ..
      Thế là anh Tây phải kéo các anh châu Âu vô, nói rằng ta làm hỏa tiễn châu Âu (ESA hén), ta phóng vệ tinh châu Âu, và bất cứ vệ tinh xứ nào khác miễn trả tiền là ta phóng ...
      Từ đó mà ra dàn Ariane ngày nay, và kỹ nghệ phóng vệ tinh ăn tiền cho Mỹ, Ả Rập, VietNam, Indo .. ai có tiền thì dzô ..
                
    • Túm lại cái chuyện không gian, tưởng là khẳng định vị trí, nhưng lại là một cuộc so tài liên tục về quân sự và kinh tế ...




    :flower:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Ôn dzàng à.
Trước khi nói tiếp chuyện Nam Xương thì cho Lú hỏi cái, bị chưa hiểu rõ lắm.

1. Thế… term công nghệ ôn nói đó, đích thực nó dịch từ chữ nào trong anh pháp ?
Hồi trước y hình mình chưa có chữ này. Không rõ có phải là chữ kỹ nghệ của mình hay không nữa, như là kỹ nghệ hàng không chẳng hạn. Thế có phải nó là technology, mang ý kỹ thuật ? Hồi đó có nghe công nghiệp năng và công nghiệp nhẹ. Không biết term công nghiệp hồi đó – mang nghĩa kỹ thuật hở - có giống như công nghệ bây giờ ?

2. Chuyện tử vong của chiếc Concorde thì thiệt sự bên trong nó thế nào ? Vụ kỹ thuật ni dính dáng chi tới Mỹ hở ôn ?
Nghe nói đây là hỗn hợp tự hào của Anh Pháp, với vận tốc bay lớn hơn vận tốc âm thanh, Chào đời chưa bao lâu thì bị khai tử vì đã xảy ra tai nạn do khiếm khuyết kỹ thuật máy nóc chi đó. Uổng tiền hết sức !
Hồi Concorse chào đời. Lú tính sẽ bay thử cho biết, chừng nghe giá vé cái xanh mật luôn. Lần rớt cuối cùng của nó y hình là trong chuyến bay Paris-NewYork thì phải ?

3. Dà, dĩ nhiên là thám hiểm không gian nằm trong dự trù tương lai đậng phát triển khoa học, bao gồm cả cạnh tranh kinh tế và quân sự, như việc phóng các vệ tinh viễn thông (hy vọng xài chữ đứng heng), nhưng ra tới Mars hay Jupiter tốn kém quá thể (có thám hiểm Jupiter chưa vậy ?) Ngay cả chuyện lên tới mặt trăng Earth”s planet giữa thế ký trước, lên cắm cái cờ xong hết chuyện !
Một research y khoa nhỏ khoảng vài chục ngàn tới vài trăm ngàn, kiếm được budget đỏ cả mắt, xin được budget gãy cả lưỡi.
Dĩ nhiên các lab tài trợ chỉ chờ mình bật đèn xanh là nhảy vào chi liền, nhưng xài tiền của chúng đồng nghĩa với mất tánh tự chủ độc lập, có thể “dẫn tới”… sai kết quả hổng chừng, kẹt lắm ! Rồi cách nào đó, trước sau chúng cũng lợi dụng đậng uýnh bóng tên tuổi cái lab, bằng cách... gởi nhơn viên của lab tới đứng ké tên !
Nay nghe Phi vụ Nam Xương đã xài 1.8 tỷ mỹ kim để tìm ra một số điều có thể, tới nay không thực dụng - chưa thực dụng - thì Lú đau bụng quá xá !

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20308
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • chị Lú .. :flower: ..

    1. dà ..
    công nghệ = technology (khía cạnh kỹ thuật)
    kỹ nghệ = industry (khía cạnh kinh tế)
    • Thí dụ:
      Quốc gia muốn phát triển một kỹ nghệ không gian,
      cần phải có một công nghệ không gian làm nền móng.



    2.
    chuyện tử vong của chiếc Concorde thi tui tưởng là cả thế giới kỹ thuật đều biết.
    Riêng tui thì đã đi đến kết luận là anh Mỹ chơi xấu (như lệ thường) từ lúc tui nhìn vào vấn đề (cuối thập niên 70). Từ đó tui vụt nó ra ngoài tầm chú ý, và chỉ lâu lâu được nhắc nhở lại qua các chương trình TV nói về Concorde. Nay chị hỏi thì tôi đọc lại cho rõ (concorde wiki, anti-concorde wiki), và trả lời như sau:


    • Sự phát triển của chiếc Concorde bị bóp chết ngay từ đầu vì nhiều lý do, đại khái là:
      1. dân chúng phản đối tiếng ồn
      2. nó hao xăng và ra đời ngay lúc khủng hoảng xăng dầu
      3. Mỹ chơi đòn chí tử:
        • cấm bay xuyên qua nước Mỹ
        • tất cả các hãng hàng không Mỹ hủy đơn đặt mua
          (PanAm, Continental, American, TWA, Eastern, United, Braniff)
          kéo theo tất cả các hãng khác quanh thế giới,
          ngoại trừ Air France và British Overseas Airways là 2 hãng nhà của Concorde ...

                
    • nó không bị khai tử vì khiếm khuyết kỹ thuật (khiếm khuyết là chiếc copy Tu-144 của Nga làm),
      mà trái lại những tiến bộ kỹ thuật của nó đã cho ra đời dàn máy bay Airbus, mà Pháp, Anh và Âu Châu dùng để đấu lại một cách rất là ngoạn mục với Boeing .. :giggles: ...
                
    • nó bắt đầu bay năm 69, chở khách năm 76 và về hưu năm 2003, sau 27 năm chở khách.

      tai nạn chết người duy nhất là khi 1 chiếc Concorde của Air France phát hỏa lúc cất cánh vào năm 2000, và rớt cạnh phi trường Roissy (chết 109 người trên máy bay, và 4 người dưới đất ..).

      Lý do là khi phi cơ lăn bánh rất nhanh trên phi đạo để cất cánh, thì 1 bánh phi cơ nổ tung (do mảnh kim loại của 1 chiếc DC-10 Continental Airlines làm rơi lại trước đó ??). Bánh phi cơ nổ tung, và những mảnh vụn cao-su+thép như những viên đạn bắn lên lớp vỏ mỏng ở cánh, xuyên qua một trong những bình xăng khiến xăng phun ra ngoài và phát hỏa. Lúc đó phi cơ lao mình cất cánh và không còn dừng lại được trên phi đạo. Ngay sau đó phi công tắt động cơ bị phát hỏa, tìm cách làm chủ tình hình để quay về, nhưng không kịp nữa .. :( ..

      14 chiếc máy bay, 27 năm chở khách (vận tốc = 2 lần âm thanh = 2,200 km/giờ) và 1 tai nạn rớt máy bay chết sạch, thì kể như là ok đó chị .. :giggles: ..



    3.
    dà .. mình thấy nó xài tiền, mà mình không thấy lý do hoặc ứng dụng thực tế nên mình thắc mắc là đúng rồi ...
    Nhưng chắc chắn luôn luôn là có lý do, và lý do chính đáng nữa (trong tầm mắt của chính phủ xài tiền hén ..), nhưng chính phủ không thể cho dân hay ..

    kể chơi một vài lý do trong cả ngàn lý do nha:
    • _ có thể đặt vũ khí trên mặt trăng đó chị ...
      _ Rosetta và những chương trình tương tợ cũng nhằm phát triển khả năng của mình để phá nát vẫn thạch (asteroid) trước khi nó đâm sầm vào quả đất ..
      _ và biết điều này đẻ ra việc kia .. muôn ngàn ứng dụng ..



    :flower:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1351
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Chào bà con đang theo dõi chuyện Concorde.

Tui nghĩ số phận chiếc Concorde an bài để nó sanh ra hổng đứng thời đúng thế.
Luật thương mại là nhắm vào lợi nhuận hở, nên ngó vào tiền vé thấy lạnh lùng cái túi bạc.
Tui hổng rõ khi chuẩn bị cho ra đời chiếc Concorde, chuyện tham khảo ý kiến và so sánh tình hình có được làm kỹ lưỡng chưa, để tới nỗi đã dấy lên phong trào phản đối (anti-Concorde) ngay tại xứ anh.

Ôn nói mỹ chơi xấu ngay từ đầu, cấm Concorde bay qua phần đất nhà. Nhưng... nếu như khách hàng đông thì chưa chắc nó đã chết yểu như vậy hở ? Y hình tai nạn airshow của chiếc T-144 đã làm người ta nghi ngờ loại máy bay supersonic, rồi những khó khăn cấm đoán của một số quốc gia (y hình không duy nhứt chỉ ở mỹ ha) đã là nguyên nhơn huỷ bỏ rất nhiều đơn đật hàng của Concorde.
Tai nạn chuyến bay 4590 có lẽ là giọt nước tràn bờ, cho dù không phải lỗi kỹ thuật của Concorde.

Coi phim tài liệu của National Graphic, kêu chuyến bay C.4590 là A Flying Bomb In The Sky, thấy thương quá..
Từ clips này tui coi sang những clip khác rồi hết hồn, di chuyển bằng hàng không coi vậy cũng ớn heng, chưa kể là chừ còn terrorism phá hoại lung tung nữa.

À... cho tui hỏi xí : Sao hai chiếc Concorde và Turbo (của nga) hình dạng chúng y chang vậy hè.
Hồi đầu cứ tưởng Nga mua bản quyền về chế riêng rồi đật tên Turbo (hay cái chi T đó, đậc biệt là T-144) nay té ra chúng hổng dính dáng bà con chi ráo của nhau, trừ chuyện supersonic.
Nghe nói chiếc Turbo nớ xuất hiện trước Concorde, vậy hổng lẽ... Concorde chỉ là một bản sao của Turbo ???

Anyway, Aibus 380 và Boeing 777 tui đã thừ rồi.
Hai loại ni chứa nhiều hành khách (trên 500 người), êm ái lắm cà, so với chiếc Concorde, thân hẹp và dài, mỗi rang vỏn vẹn 4 ghế tính cả phải lẫn trái.
Nhưng design của chiếc Concrode thiệt ác liệt quá. Một đứa hổng biếc chi ráo về máy bay mà ngó nó còn ưa (thì tui nè)
Không biết tương lai, đám Concorde ni có sẽ cất cánh trở lợi ?

Dà, với đà thương mại hàng không như hiện này, người ta y hình quay sang xài những chiếc may bay nhở, chở ít hành khách thì phải. Đây là lý do hãng Bombardier của Canada vừa nhận được một số đơn đật hàng, ước lượng nghe nói 1.5 tỉ US dollars.
Hãng Bombardier đóng bản doanh ở Quebec. Thoật đầu nhỏ thôi, chuyên sản xuất snowmobilé, rồi từ từ lấn sang những lãnh vực chuyễn vận khác, trong đó có hàng không. Nay thì nổi tiếng dữ, ra cả quốc ngoại. Bombardier tài trợ rất nhiều cho trường đại học kỹ thuật Polytechnique de Montreal, và xây dựng một khu riêng cho trường : Pavillon Bombardier. Hồi đó sáng sáng đi bộ ngang hoài hà.

*
Make the long story... short !
Ngoc Han
Bài viết: 1588
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi Ngoc Han »

Chị Lucy
Gửi chị link này, biết đâu có một ngày sẽ thành sự thật?


http://www.linternaute.com/voyage/trans ... -500-km-h/
http://www.air-journal.fr/2015-11-19-su ... 53782.html
Phim Aiport 80 (Alain Delon) không dán trực tiếp được nên xin bấm vào link (xem được bên trong Concorde coi đở ghiền)
http://sokrostream.biz/films/airport-80 ... 61183.html
Trả lời

Quay về “Giải trí”