Đạo Đức Kinh

Trả lời
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Trân »

Hoàng Vân đã viết:
  • huyền học: danh hiệu
    • đối với anh
      • "nhà huyền học" là một danh hiệu
        .. như "nhà bác học Marie Curie", "nhà tâm lý học Sigmund Freud"
      • còn "huyền học" là một khoa học
        cũng như y học, sữ học, triết học, toán học .. vv .. chứ không phải một danh hiệu.
  • --->coi mình là hiện thân của Thượng đế--> cố tu luyện đến chỗ cao minh linh diệu.
    • "coi mình là hiện thân của TĐ"
      • có thể dẫn đến hiểu lầm
        "nhận thức trong vạn vật và trong mình đều có bản chất của TĐ"
        nghe rõ hơn và bình đẳng hơn
      cố tu luyện đến chỗ cao minh linh diệu.
      • "tu"
        thì được
        nhưng "cố .. luyện đến chỗ cao minh linh diệu"
        thì không được, vì không hiểu "Đạo"
  • t liên hệ câu "coi mình là hiện thân của Thượng đế" với lời kinh Pháp Hoa: "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành" (Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh) có ok không?
    • TĐ khác với Phật
      Có thể hiểu nôm na
      • TĐ= Đấng Hóa Sanh
      • Phật= người Thanh Tịnh Tỏa Sáng ... vv và vv ..
        (mà phải đến "giai đoạn Phật" thì họa may mới diễn tả được Phật như thế nào ..)
      "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh"
      • chúng sanh đều có cái nhân Thanh Tịnh Tỏa Sáng để mà phát huy đến vô cùng
  • "Mục đích của cuộc biến hóa chính là sự trở về hiệp nhất với Đạo"
    • chắc là ý NTNVT muốn nói
      kết cục của cuộc biến hóa chính là sự trở về hiệp nhất với Đạo
      "Mục đích" và "Kết Cục" là hai cái khác nhau
      • " Biến Hóa" có chủ ý và mục đích đấy,
        nhưng không cần phải có chủ ý, mục đích, mục tiêu là "trở về hiệp nhất với Đạo"
      • vì "trở về hiệp nhất" đã nằm trong quy luật rồi, không cần phải có chủ ý, không cần phải là mục tiêu
        tự nhiên cũng phải trở về ...

:flower:
:tiphat:
  1. dựa theo giải thích của anh Hoàng Vân, t. đi tìm định nghĩa của chữ hiện thân: hiện thân là gì?

    và hiểu rằng: "coi mình là hiện thân của Thượng đế"-nghĩa là, con người chỉ là nơi chốn để TĐ hiển linh (hiện ra)... nên không công bằng vì cho con người chỉ là công cụ của TĐ (?).

    bên Thiên Chúa Giáo có câu: "thân xác anh em là chi thể Đức Kitô, là Đền Thờ Chúa Thánh Thần"-vế đầu thân xác=con người (?) được là chi thể của TĐ, còn vế sau có ý giống "hiện thân của TĐ" không? một đằng là công cụ, một đằng là đền thờ...
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Trân »

Hoàng Vân đã viết:
  • Chương I
    THỂ ĐẠO 體 道



    Câu
    «Thường vô dục dĩ quan kỳ diệu,
    thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu.»
    常 無 欲 以 觀 其 妙, 常 有 欲 以 觀 其 徼


    nơi đoạn 3 chương này xưa nay thường được dịch và giải như sau:
    • «Không có dục tình mới thấy được bản thể vi diệu của Đạo,
      có dục tình thời chỉ thấy được những hình tướng, vạn thù, sai biệt bên ngoài của Đạo mà thôi.»
    Ý rằng muốn hiểu Đạo, thời cần phải sống phối kết với Đạo, vì thế nên Hà Thượng Công 河 上 公 mới gọi chương này là «Thể Đạo» 體 道. Các nhà Đạo học cũng còn cho rằng hai câu này chính là chìa khóa để đi vào công phu tu luyện, đắc đạo, thành tiên. Hà Thượng Công 河 上 公, Huỳnh Nguyên Cát 黃 元 吉, Wieger, Legge, Stanislas, Julien, v.v. đều hiểu nhất loạt như vậy.

    «Rằng hay thì thật là hay», nhưng riêng tôi thấy rằng nếu dịch như vậy, chương nhất này sẽ mất mạch lạc. Đoạn 3 này sẽ không ăn ý với đoạn 4. Wieger đã nhìn thấy sự mất mạch lạc ấy nên ông đã đánh số đoạn 3 thành đoạn 4, và lúc dịch đã đem đoạn 3 này xuống cuối chương.

    Chẳng lẽ Lão tử viết sách mà không lưu ý đến mạch lạc của chương cú hay sao. Chính vì vậy mà khi dịch
    • tôi vẫn áp dụng hai câu này cho Đạo, thay vì cho người,
      và cho rằng hai câu này mô tả hai phương diện ẩn hiện của Đạo.
Tịch nhiên cho thấy uy linh,
Hiển dương cho thấy công trình vân vi.
Dịch như vậy ta thấy hai câu sau cùng mới có ý nghĩa:
«Hai phương diện một Hóa Nhi,
Huyền linh khôn xiết, huyền vi khôn lường,
Ấy là chúng diệu chi môn,
Cửa thiêng phát xuất mọi nguồn huyền vi.»
Lối dịch và hiểu của tôi làm cho chương này trở nên nhất trí, vì trên dưới chỉ luận về Đạo, về Đạo thể. Và nếu có thể đặt tên cho chương này, tôi sẽ đặt là Đạo thể thay vì hai chữ Thể đạo của Hà Thượng Công.

Nhận xét rằng Lão tử sau này còn dùng nhiều chương để bàn luận về Đạo (xem các chương 4, 14, 6, 25, 34, 42, 52) thì không có lẽ nơi chương I, ngài lại nói được có một hai câu về Đạo, rồi vội vàng quay ra dạy công phu tu luyện, biết Đạo, hiểu Đạo. Chính vì vậy mà tôi mới có lối bình và dịch như trên. Sai hay phải sau này tùy công luận phê phán. [6]
  1. thể đạo vs đạo thể

    thể đạo = rằng muốn hiểu Đạo, thời cần phải sống phối kết với Đạo.
    đạo thể = luận về Đạo.

    chỉ hoán chuyển vị trí của hai chữ mà ý nghĩa khác hẳn! mà, sống phối kết với Đạoluận về Đạo khác nhau chỗ nào? có phải "sống phối kết với Đạo" = sống Đạo, còn "luận về Đạo" = Đạo là gì?
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20281
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Trân đã viết:...
:tiphat:
  1. dựa theo giải thích của anh Hoàng Vân, t. đi tìm định nghĩa của chữ hiện thân: hiện thân là gì?

    và hiểu rằng: "coi mình là hiện thân của Thượng đế"-nghĩa là, con người chỉ là nơi chốn để TĐ hiển linh (hiện ra)... nên không công bằng vì cho con người chỉ là công cụ của TĐ (?).

    bên Thiên Chúa Giáo có câu: "thân xác anh em là chi thể Đức Kitô, là Đền Thờ Chúa Thánh Thần"-vế đầu thân xác=con người (?) được là chi thể của TĐ, còn vế sau có ý giống "hiện thân của TĐ" không? một đằng là công cụ, một đằng là đền thờ...
  • hihi .. :flwrhrts: ..

    đừng lạc vào rừng mà thấy cây, không thấy rừng .. :wink2: ..

    .. và cũng đừng "khựng" lại ở chữ "hiện thân" .. :giggles: ..
    • mỗi người một nhận thức,
      và anh nhận thức rằng câu "coi mình là hiện thân của TĐ" của NTNVT, có thể dẫn đến hiểu lầm
      câu "nhận thức trong vạn vật và trong mình đều có bản chất của TĐ", nghe rõ ý hơn và bình đẳng hơn



    Nếu gọi Cội Nguồn (hóa sanh tất cả, nguồn góc tất cả, hữu hình và vô hình)
    Thượng Đế
    • thì TĐ không cần công cụ, đền thờ .. vv .. gì cả ..
    • vì TĐ bao gồm công cụ, đền thờ, Chúa, Phật, Thánh, Thần, Ki-Tô, chi thể, hiện thân và không hiện thân .. vv và vv .. tất cả ..



    :flower:
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Trân »

  1. yes, Sir! :giggles: t đi tiếp nhé, không khựng lại nữa ha.

    nếu có thể đựơc, xin anh Hoàng Vân xem phần thể đạo và đạo thể cho t. nhé. xin cám ơn anh thật nhiều.

    :flwrhrts:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20281
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • hihi .. anh tưởng là Trân đang "thinking aloud" chứ đâu có biết đó là câu hỏi đâu nà .. :giggles: ..

    81 bài thơ, mình gọi bằng số thứ tự chương 1, .. chương 81 .. vv .. nhưng Hà Thượng Công thì đặt tên, đặt tựa
    và chương 1 có tựa là "Thể Đạo"


    theo NTNVT (đại khái là)
    • thể đạo = sống theo đạo
      đạo thể = nguyên lý của đạo

    và NTNVT nhận xét rằng
    • chương 1 là chương khái quát, bao trùm cả ĐĐK, chẳng lý lại bàn ngay vào cách sống, cách tu đạo
      (khi phân tích câu 3, và thứ tự câu 3 trong bài thơ)
    • nên thấy rằng nếu cho ông (NTNVT) đặt tựa, thì sẽ đặt lại là "Đạo Thể"


    tiếng Hán, ngay đối với người Hán cũng đã rất khó hiểu (chữ 道 (Đạo), chữ 體 (Thể) có rất là nhiều nghĩa)
    thêm nữa đây là kinh điển, lời lẻ mập mờ, không ai hiểu giống ai.
    Đã có nhiều học giả bình giảng ĐĐK, và dĩ nhiên là mỗi người một nhận thức riêng biệt, và việc này cũng bình thường thôi vì ai cũng là "mù rờ voi"
    Và anh đoán rằng Hà Thượng Công dùng chữ "Thể Đạo" trong một ý khác hơn là "sống theo đạo" như NTNVT nghĩ ...



    Trân thắc mắc "Đạo là gì?"... thì chương 4 đem lại câu trả lời "tạm", tạm diễn tả cái không diễn tả được .. :flwrhrts: ..


    :flower:
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20281
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

Trân đã viết:...sống phối kết với Đạoluận về Đạo khác nhau chỗ nào? có phải "sống phối kết với Đạo" = sống Đạo, còn "luận về Đạo" = Đạo là gì?
  • ui cha .. đọc kỹ lại những gì Trân viết thi anh xin trả lời rõ ràng nè ...
    • có phải "sống phối kết với Đạo" = sống Đạo,
      • đúng gòi ..

      còn "luận về Đạo" = Đạo là gì?
      • đại khái là vậy .. nguyên lý, rường cột, cấu trúc của Đạo ..


              
Trân
Bài viết: 164
Ngày tham gia: Thứ sáu 11/03/16 09:20

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Trân »

:flower: :flower: :flower:
  1. t. sợ anh Hoàng Vân cáu vì t. cứ cãi chầy cãi cối. bây giờ thì t. yên tâm nghiền ngẫm các chương kế tiếp. xin cám ơn anh nhiều nhiều.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20281
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________



    Thượng Kinh 上 經 Đạo Kinh 道 經
    __________________

    Chương 10
    NĂNG VI 能 為




    Hán văn:
    載 營 魄 抱 一 能 無 離 乎?
    專 氣 致 柔, 能 如 嬰 兒 乎?
    滌 除 玄 覽, 能 無 疵 乎?
    愛 民 治 國, 能 無 為 乎?
    天 門 開 闔, 能 無 雌 乎?
    明 白 四 達, 能 無 知 乎?
    生 而 畜 之, 生 而 不 有, 為 而 不 恃, 長 而 不 宰, 是 謂 玄 德.

    Phiên âm:
    1. Tải doanh phách[1] bão nhất[2] năng vô ly hồ?
    2. Chuyên khí trí nhu,[3] năng anh nhi[4] hồ?
    3. Dịch [5] trừ [6] huyền lãm,[7] năng vô tì hồ? [8]
    4. Ái dân trị quốc năng vô vi hồ? [9]
    5. Thiên môn khai hạp, năng vô thư hồ? [10]
    6. Minh bạch tứ đạt năng vô tri hồ? [11]
    7. Sinh nhi súc chi, sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng chi bất tể, thị vị huyền đức.[12]

    Dịch xuôi:
    Năng vi (Làm được không?)
    1. Có thể đem hồn phách ôm ấp lấy Đạo, không lìa xa chăng?
    2. Có thể giữ cho nguyên khí không tán loạn, giữ vẹn thiên chân, hoàn toàn theo được đạo Trời, (định luật trời đất) như anh nhi chăng?
    3. Có thể tẩy trừ được (trần cấu), giữ được cho gương lòng trong sáng không tì vết chăng?
    4. Có thể yêu dân trị nước, mà vẫn vô vi chăng?
    5. Cơ trời mở đóng, có thể thuận ứng như con mái chăng?
    6. Có thể sáng suốt mà như người vô tri chăng?
    7. Sinh dưỡng vạn vật; sống mà vẫn như không có; làm mà không cậy công; khiến cho lớn mà không đòi làm chủ, thế là đức sâu xa vậy.


    Dịch thơ:

    1. Làm sao đem hết xác hồn,
    Hòa mình với Đạo chẳng còn lìa xa.
    2. Làm sao giữ vẹn tinh hoa,
    Sống đời thanh thản, như là Anh Nhi!
    3. Làm sao rũ sạch hà tì,
    Gương lòng vằng vặc, quang huy vẹn tuyền!
    4. Thương dân trị nước cho yên,
    Vô vi mà vẫn ấm êm mới là!
    5. Cửa trời mở đóng lại qua,
    Thuận theo, chẳng dám phôi pha mệnh trời!
    6. Muốn điều thông suốt khúc nhôi,
    Ở sao vẫn tựa như người vô tri!
    7. (Những người đức hạnh huyền vi,)
    Dưỡng sinh muôn vật chẳng hề tâng công,
    Sống đời vẫn tựa như không,
    Cần cù lao tác, chẳng mong đáp đền.
    Giúp dân, nhưng chẳng tranh quyền,
    Ấy là đức hạnh nhiệm huyền, siêu vi.





    BÌNH GIẢNG

    Chương này, theo James Legge, là một chương tối nghĩa nhất của sách. Vì thế ta thấy các nhà bình giải chương này theo nhiều trình độ cao thấp khác nhau.

    Trước khi đi vào chi tiết, ta hãy tóm tắt đại ý của chương. Chương này nói lên những nguyện vọng chính yếu của Lão tử.
    • 1. Làm sao sống kết hợp với trời, với Đạo (ba câu đầu).
      2. Làm sao thương dân, trị dân mà không làm nhũng loạn dân (câu 4).
      3. Làm sao sống thuận mệnh trời (câu 5).
      4. Làm sao thông minh duệ trí, mà không phô trương (câu 6).
      5. Làm sao làm ơn ích cho muôn loài, mà không tự thị (câu 7).




    1. Làm sao sống kết hợp với Trời, với Đạo

    • a. Tải doanh phách, bão nhất:
      • - Lão tử cho rằng muốn sống kết hợp với Trời với Đạo, thời phải dùng hết hồn, xác mình, hết khả năng mình. Đạo Lão gọi thế là:
        • - Thủ Trung 守 中, Bão Nhất 抱 一
          - Bão Nguyên 抱 元, Thủ Nhất 守 一
          - Kiến tố 見 素, Bão phác 抱 樸
          - Đắc Nhất 得 一, Đắc Đạo 得 道

        Thượng phẩm đơn pháp cũng có đề cập đến «bão nguyên, thủ nhất» và giải
        • Nguyên là «Nguyên thủy tể khí»;
          Nhất là «Bản lai nguyên tính».

        Lão tử đề cập đến:
        • - «Thủ trung» ở chương 5.
          - «Bão nhất» ở chương này.
          - Và «Đắc nhất» ở chương 39.


        Hà Thượng Công cho rằng nếu con người ôm ấp được Trời, được Nhất, khiến không lìa xa thân mình, sẽ được trường tồn; và sau đó ông cũng đề cập đến chương nói về Đắc Nhất của Lão tử. Sống kết hợp với Trời, với Đạo là lý tưởng của mọi đạo giáo.

        Lão tử nói: «Tải doanh phách bão nhất năng vô ly hồ.» thì Chúa Jesus cũng nói: «Ngươi phải mến Chúa, là Chúa Trời người, hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí ngươi.» (Luc, 10-26).

        Theo từ ngữ của huyền học, thì Bão Nhất, Đắc Nhất, chính là tìm ra được Trung điểm tâm hồn, đáy thẳm tầng sâu tâm hồn, nơi phát xuất tung tỏa ra mọi quan năng. Đó tức là tìm ra được vô cùng lồng trong vạn hữu, vĩnh cửu lồng trong tạm bợ, biến thiên. [13]

        Trong quyển Yoga và Thiền học của Nguyễn Duy Hinh, nơi trang 55, ta thấy một đoạn rất lý thú như sau:
        • «Người tu được Một mới là linh,
          Một ấy gắng tìm ở giữa mình.
          Lặng lẽ tịch ngồi, gom tứ tổ,
          Im lìm ngưng ngó, hiệp tam tinh.
          Đem thần về cội, tâm vô động,
          Dẫn khí qui nguyên, khí phải bình.
          Nhất khiếu huyền linh, thông vạn pháp.
          Thiên kinh, vạn quyển nhất thời minh.

        «Một là gì? Tức là Chân Như, Chân thần, Chân nhân, Chân tâm, là Đạo, Niết Bàn, là Chân lý v. v...
        Một ấy, bạn khỏi tìm đâu xa. Hãy tìm ngay trong cái Tâm thanh tịnh, sáng suốt của mình.
        Tứ tổ là tứ đại, tức là tất cả các giác quan gom về một mối.
        Khi tinh, khí, thần hiệp làm một, tất nhiên cái tâm phát sinh diệu dụng, sáng suốt tỏ tường, soi thấu mọi sự vật.
        Bởi trong cái tâm thanh tịnh và sáng suốt ấy gom chứa và thông suốt tất cả, cho nên nói là «Thiên kinh vạn quyển nhất thời minh». Tất cả các kinh sách đều do một cái chân tâm mà có, tuy bày ra muôn ngàn lời lẽ, gương tích, nhưng cũng đồng một chân lý.»

        Tam Mao Chân Quân 三 茅 真 君 có thơ:
        • Linh đài trạm trạm tự băng hồ
          靈 臺 湛 湛 似 冰 壺
          Chỉ hứa nguyên thần lý diện cư
          只許 元 神 裏 面 居
          Nhược hướng thủ trung lưu nhất vật
          若 向 此 中留 一 物
          Khởi năng chứng Đạo hợp hư vô. [14]
          起能 証 道 合 虛 無

          Tạm dịch:
          Tâm linh man mác tựa băng hồ,
          Nơi ấy Nguyên thần độc nhất cư,
          Nếu để vật chi vương vấn đó,
          Làm sao chứng Đạo, hợp Hư vô.


        Khẩu quyết «Tải doanh phách bão nhất» cũng giúp chúng ta hiểu các khẩu quyết tương tự khác như:
        • - Toản thốc ngũ hành 攢 簇 五 行
          - Tam hoa qui đỉnh 三 花 歸 頂
          - Ngũ khí triều nguyên 五 氣 朝 元
          - Tứ tổ qui gia 四 祖 歸 家
          - Tính 性, tình 情, hồn 魂, phách 魄, ý 意, qui trung 歸 中, v. v... của Đạo Lão.



      b. Chuyên khí trí nhu, năng anh nhi hồ.

      • «Chuyên khí trí nhu» tức là giữ sao cho vẹn thiên chân, thiên tính, không để cho nó hao tán, và để cho nó được tới chỗ nhu hòa tột mức. (Lưu Tư)

        Hà Thượng Công cũng cho rằng «chuyên khí» là giữ cho tinh khí không tán loạn.

        Tống Long Uyên cho rằng «chuyên khí chí nhu» là trạng thái vô tư, vô lự, vô tri, vô dục, khi mọi vọng niệm đã tiêu tan. [15]
      • «Anh nhi» thường được hiểu là anh hài, là trẻ sơ sinh.
        Nhưng kết quả của công phu tu luyện không phải là trở về trạng thái trẻ sơ sinh, mà chính là trở thành «thần minh». Vì tu tiên đạo đức là phải đi hết con đường nhân đạo, rồi mới lên tới tiên đạo,[16] mới có thể thông linh đạt biến,[17] tâm tĩnh, khí định, sống một cuộc đời tiêu sái, hồn nhiên.

        Thượng phẩm đan pháp cho rằng:
        • Anh nhi tức là Thiên chân ngưng kết, chứ không còn phải là phàm tinh, phàm khí, phàm thần, ẩn hiện tùy tâm, có thể xuyên qua vàng, qua sắt, mà không hề để lại vết tích gì. [18]

        Thế tức là «Tiên thiên chân thể» đã hiển lộ,[19] «phàm tâm đã sạch», «chân tính» đã được phát huy. [20]
        Lúc ấy con người sẽ sống hoàn toàn tự nhiên, tự tại, sảng khoái, thần tiên. Thế gọi là «sống chí thành bắt chước tự nhiên». [21]

        Nhập dược kính 入 藥 鏡 của Thôi Hi Phạm 崔 希 范 có thơ rằng:
        • Đại đạo hư vô pháp tự nhiên
          大 道 虛 無 法 自 然
          Tự nhiên chi ngoại cánh vô huyền
          自 然 之 外 更 無 玄
          Trí nhu, chuyên khí, anh nhi dạng
          致 柔 專 氣 嬰 兒 樣
          Cơ tức cầu san, khốn tức miên. [22]
          飢 即 求 餐 困 即 眠

          Tạm dịch:
          Hư vô, đạo phỏng tự nhiên,
          Ngoài ra, nào có phép huyền nào đâu?
          Sống đời thanh thản, tiêu dao,
          Đói ăn mệt ngủ, khác nào anh nhi.



      c. Địch trừ huyền lãm, năng vô tì hồ.

      • Tống Long Uyên cho rằng «huyền lãm» là kiến thức, kiến văn.
        Khi chưa đắc đạo thì tạm dùng nó, như là thuyền bè để qua sông. Khi đã đắc đạo, thời phải rũ bỏ kiến thức gian trần cho tâm hồn được thảnh thơi, y như khi đã hết bệnh thời thôi dùng thuốc.[23]

        Hà Thượng Công cho rằng «huyền lãm» là nhìn thấu u huyền
        và giải rằng khi đã tẩy rửa cho tâm hồn trở nên thanh khiết, thì tâm hồn sẽ thấu suốt vạn sự, vạn duyên, sẽ nhìn thấu u huyền.[24]

        Trương Mặc lại cho rằng gột rửa trừ bỏ những bụi bậm xấu dơ bám vào tấm gương siêu hình «huyền lãm»
        khiến cho nó trở nên trong suốt sáng ngời không chút bợn nhơ, vẩn đục.[25]
        Nếu ta chấp nhận chủ trương của Trương Mặc, thì câu này cũng giống như câu kệ của Thần Tú:
        • Thân thị bồ đề thụ
          身 是 菩 提 樹
          Tâm như minh kính đài
          心 如 明 鏡 臺
          Thời thời cần phất thức
          時 時 勤 拂 拭
          Mạc sử nhạ trần ai
          莫 使 惹 塵 埃

          «Thân như cây bồ đề,
          Tâm như đài gương tỏ,
          Thường khi lo phủi chùi,
          Đừng để đóng bụi nhọ.»



        Nhiều nhà bình giải cho rằng chương này dạy về phép vệ sinh, cốt sao cho «linh, nhục điều hòa». [26]
        Thiết tưởng giải như vậy, mặc nhiên đã hạ Lão tử xuống một trình độ rất thấp.

        Riêng tôi, tôi cho rằng
        chương này đã cho ta những tôn chỉ, những phương pháp để đạt tới Thái cực, tới Tuyệt đối, thực hiện được Thiên chân, Thiên thể. Muốn vậy phải giữ cho tâm thần được nguyên tuyền, thanh sảng, thần thanh, trí định, tâm bình, khí hòa, phải hết lòng hết sức ao ước kết hợp với Thiên lý, Thiên chân... [27]




    2. Làm sao trị dân trị nước mà vẫn vô vi

    • Lão tử chủ trương không dùng lối hữu vi, hữu dục mà lũng đoạn đời sống tự nhiên của dân.
      Thương dân chính là để cho dân thuận sinh, thuận hóa. Cai trị bằng lối vô vi,
      • thương dân mà dân không biết,
        trị dân mà dân không hay,
      như vậy mới cao siêu.




    3. Làm sao sống thuận mệnh Trời

    • Muốn sống thuận mệnh trời, phải biết theo đường lối nhu thuận, không bao giờ được gàng quải sự biến hóa của trời đất. Đó là theo đường lối Âm nhu, thuận ứng, mà Dịch đã đề cập trong quẻ Khôn.

      Muốn vậy phải sống theo «thiên thời, địa lợi, nhân hòa» và nhất là phải biết sống thuận theo tuổi tác mình.
      • Khi còn trẻ, phải thuận theo lẽ trời mà hướng ngoại để góp phần xây dựng gia đình, quốc gia, xã hội.
        Khi đã đứng tuổi, phải biết hướng nội, tu tâm, tu tính, mong có ngày qui nguyên, phản bản.
      • Gẫm đạo lý có sau, có trước,
        Lẽ Âm dương có ngược, có xuôi.
        Ngược là gió cuốn bụi đời,
        Đẩy đưa vào chốn trần ai, cát lầm.
        Có thử thách mới phân vàng đá,
        Có lầm than mới rõ chuyện đời.
        Khi xuôi, sấm chớp tơi bời,
        Tầng sâu bày giải căn trời nội tâm.
        Trông tỏ đức chí nhân, chí chính,
        Biết mục phiêu sẽ định, sẽ an,
        Rồi ra suy xét nguồn cơn,
        Con đường phối mệnh chu toàn tóc tơ. [28]

      Sự thuận thảo cao siêu nhất là sống hoàn toàn thuận theo Thiên chân, Thiên lý tiềm ẩn trong lòng mình.
      Các nhà huyền học đều cho rằng nhu thuận, tự nhiên là điều kiện để tiếp xúc với Chân ngã.

      Họa sĩ Raphael bảo họa sĩ Léonard de Vinci:
      • «Tôi nhận thấy rằng khi vẽ, mình không được nghĩ gì; lúc đó sẽ vẽ đẹp hơn.»

      Tiểu ngã như vậy cần phải nhận định được sự thiếu sót, bất toàn của mình, và cần phải thuận theo thiên chân, thiên tính, hoạt động trong tầng sâu tâm hồn mình.[29]

      Thế là thuận phục để thần thánh hóa mình.[30]




    4. Làm sao thông minh, duệ trí mà không phô trương

    • Đạo vốn quang minh, nên đạt đạo sẽ trở nên thông minh, duệ trí.
      Trung Dung viết:
      • «Vốn hoàn thiện, quang hoa mọi lẽ,
        Ấy tính trời muôn vẻ tinh anh,
        Quang minh rồi mới tinh thành,
        Ấy nhờ giáo hóa, tập thành mà nên.
        Đã hoàn thiện, tất nhiên thông tuệ,
        Thông tuệ rồi ắt sẽ tinh thành.» [31]


      Thế nhưng, cần phải biết che dấu bớt sự thông tuệ của mình đi, như vậy mới an thân. Đạo Lão gọi thế là: «Hàm chương» [32] và «Dụng hối nhi minh».[33]




    5. Làm sao ơn ích cho muôn loài mà không tự thị

    • Trời đất làm ơn, ích cho muôn loài mà chẳng bao giờ tự cao, tự đại, tự tôn, tự thị.
      Thánh nhân suốt đời làm ơn ích cho muôn loài, mà chẳng bao giờ khoe công, như vậy mới gọi là «Huyền đức».
      Huyền đức là đức hạnh huyền vi, cao diệu.




    _______________________________________
    • [1] Doanh phách 營 魄:
      Hồn phách (doanh 營: hồn).
      Wieger lại giải doanh là xác.
    • [2] Bão nhất 抱 一:
      ôm ấp Đạo.
    • [3] Chuyên khí trí nhu 專 氣 致 柔:
      giữ vẹn sinh khí, cho đến chỗ hoàn toàn nhu thuận.
    • [4] Anh nhi 嬰 兒:
      a) trẻ thơ;
      b) hóa nhi, chân nhân.
    • [5] Dịch 滌:
      rửa.
    • [6] Trừ 除:
      bỏ đi.
    • [7] Huyền lãm 玄 覽:
      gương siêu hình (Trương Mặc);
      sự hiểu biết sâu xa huyền diệu (Hà Thượng Công);
      xem nhiều, biết nhiều (kiến thức) (Tống Long Uyên)
    • [8] Tì 疵:
      tì vết.
    • [9] Vô vi 無 為:
      có sách viết là vô tri.
    • [10] Vô thư 無 雌:
      thư 雌: con mái.
      Tống Long Uyên viết là vi thư 為 雌.
    • [11] Vô tri 無 知:
      có sách viết là vô vi 無 為 .
    • [12] Huyền đức 玄 德:
      đức sâu xa nhiệm mầu.
    • [13] «There is a root or depth in thee», says Law, «from whence all these faculties come forth as lines from a centre, or as branches from the body of a tree. This depth is called the centre, the fund, or bottom, of the soul. This depth is the Unity, the Eternity, I had almost said the infinity of the soul, for it is so infinite that nothing can satisfy it, or give it any rest, but the infinity of God.»
      -- Evelyn Underhill, Mysticism, p. 61.
    • [14] Tống Long Uyên, Đạo đức kinh giảng nghĩa, tr. 14.
    • [15] Tống Long Uyên, Đạo đức kinh giảng nghĩa, tr. 14b.
    • [16] Dục tri tiên đạo, tiên tận nhân đạo, nhân đạo bất tu, tiên đạo viễn hĩ.
      欲 知 仙 道 先 盡 人 道 人 道 不 修 仙 道 遠 矣.
    • [17] Thượng phẩm đan pháp 上 品 丹 法 Tiết thứ tr. 7a.
      Thái ất kim hoa tông chỉ 太 乙 金 華 宗 旨, 15b.
    • [18] Thượng phẩm đơn pháp, tr. 10a.
    • [19] ib. 1a.
    • [20] Luyện khứ phàm tâm độc tồn chân tính 鍊 去 凡 心 獨 存 真 性.
      ib. 1a.
    • [21] Thôi Hi Phạm, Nhập dược kính, tr. 6b.
    • [22] Thôi Hi Phạm, Nhập dược kính, tr. 6b.
    • [23] Tống Long Uyên, Đạo đức kinh giải nghĩa, tr. 14b.
    • [24] Âm chú, Hà Thượng Công, Lão tử Đạo đức kinh, tr. 5a.
    • [25] Nghiêm Toản, Lão tử Đạo đức kinh, quyển 1, tr. 53.
    • [26] Xem Lưu Tư, Bạch thoại thích giải Đạo đức kinh, tr. 23.
      Xem Nghiêm Toản, Lão tử Đạo đức kinh, tr. 58-59.
    • [27] Đọc thêm Trang Tử, Nam Hoa Kinh, chương Đại Tông Sư, đoạn J; Trí bắc du đoạn C, v. v...
    • [28] Xem Nguyễn Văn Thọ, Trung Dung tân khảo, tr. 499-500.
    • [29] To let oneself go, be quiet, receptive, is the condition under which such contact with the cosmic Life may be obtained. «I have noticed that when one paints, one should think of nothing: everything then comes better,» says the young Raphael to Leonardo Da Vinci. The superficial self must here acknowledge its own insufficiency, must become the humble servant of a more profound and vital consciousness... Then the conscious mind being passive, the more divine mind below the threshold – organ of our free creative life – can emerge and presents its report. In the words of an older mystic, «The soul leaving all things and forgetting herself, is immersed in the ocean of Divine Splendour, and illuminated by the sublime Abyss of the Unfathomable Wisdom».
      (Evelyn Underhill, Mysticism, p. 76-77)
    • [30] Surrender and deification, Ib. p. 113.
    • [31] Xem Nguyễn Văn Thọ, Trung Dung tân khảo, tr. 50.
    • [32] Kinh Dịch, quẻ Khôn, hào lục tam.
    • [33] Kinh Dịch, quẻ Minh Di, Tượng truyện.


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20281
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________



    Thượng Kinh 上 經 Đạo Kinh 道 經
    __________________

    Chương 11
    VÔ DỤNG 無 用




    Hán văn:
    三 十 輻 共 一 轂. 當 其 無, 有 車 之 用.
    埏 埴 以 為 器. 當 其 無, 有 器 之 用.
    鑿 戶 牖 以 為 室. 當 其 無, 有 室 之 用.
    故 有 之 以 為 利, 無 之 以 為 用.

    Phiên âm:
    1. Tam thập phúc,[1] cộng nhất cốc.[2] Đương kỳ vô, hữu xa chi dụng.
    2. Duyên [3] thực [4] dĩ vi khí. Đương kỳ vô, hữu khí chi dụng.
    3. Tạc hộ [5] dũ [6] dĩ vi thất. Đương kỳ vô, hữu thất chi dụng.
    4. Cố hữu chi dĩ vi lợi, vô chi dĩ vi dụng.[7]

    Dịch xuôi:
    1. Ba chục căm, hợp lại một bầu. Nhờ chỗ «trống không», mới có cái dùng của xe.
    2. Nhào đất để làm chén bát. Nhờ chỗ «trống không», mới có cái dùng của chén bát.
    3. Đục cửa lớn, cửa sổ để làm nhà; nhờ có chỗ trống không, mới có cái dùng của nhà.
    4. Cho nên lấy cái «có» để làm cái lợi, lấy cái «không» để làm cái dụng.


    Dịch thơ:

    1. Bánh xe ba mươi tai hoa,
    Cái bầu giữa trống, nó nhờ nó quay.
    2. Bát kia lấy đất dựng gầy,
    Nhờ lòng bát rỗng, mới hay đựng đồ.
    3. Làm nhà trổ cửa nhỏ, to,
    Nhờ cửa mở trống, cái nhà mới quang.
    4. Hữu hình để chở, để mang,
    Vô hình mới thực chính tang «cái dùng».





    BÌNH GIẢNG

    Trong chương này, Lão tử dùng ba ví dụ để nói lên sự quan trọng của Hư vô. Đó là:
    • - Khoảng không của trục xe
      - Khoảng không trong lòng bát
      - Khoảng không nơi các cửa lớn nhỏ, và khoảng không trong lòng nhà.

    Suy ra, thì cái hữu hình hữu tướng chỉ cốt là để dung chứa cái không, và cái không mới thực sự quan hệ.


    Nhân chương này, thiết tưởng nên bàn về chữ Vô, chữ Không của đạo Lão.

    1. Chữ Hư, Vô trong siêu hình học Lão giáo

    Chữ Hư, chữ Vô, chữ Không, trong siêu hình học đạo Lão, tức là Tuyệt đối. Đạo đức kinh chương 40 viết:
    • «Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư Vô.»

    Xướng đạo Chân ngôn viết:
    • Đạo gia gọi là Hư; Phật gia gọi là Không.
      «Không có thể nhìn thấy mọi sự, nghe thấy mọi sự.
      «Không» vẫn không làm gì gián cách, không vốn vô lượng, vô biên.
      Cho nên khi một người suy nghĩ, người cùng nhà không hay biết, mà Hư không vô lượng, vô biên đã biết, đã hay... Vì thế, Nho gia «thận độc, úy không» (cẩn thận khi ở một mình, sợ hãi cái Không).[8]

    Nơi con người hư vô chính là chân tâm, bản tâm con người. Sách Tựu Chính lục viết:
    • «Thiên hạ vạn sự vạn vật giai hữu hình, hữu tích,
      duy có tâm là không thể lấy hình tích mà tìm cầu; không tiếng không hơi; không không, đãng đãng...»[9]



    2. Những khoảng không trong con người

    Nếu ở nơi bánh xe, chén bát, nhà cửa, khoảng không trọng hơn khoảng có, thì ở nơi con người các khoảng không, đều trọng hơn khoảng có.
    • Y gia chỉ biết các khoảng có.
      Đạo gia chuyên chú trọng đến các khoảng không.

    Theo đạo gia thì có ba khoảng không quan trọng nhất trong con người, mà họ thường gọi là Thiên cốc, Ứng cốc, Linh cốc.
    1. Thiên cốc 天 谷 hay Thượng đan điền 上 丹 田 hay Huyền quan khiếu 玄 關 竅
      ở Nê hoàn cung 泥 丸 宮 hay Não thất ba.[10]
    2. Ứng cốc 應 谷 hay Giáng cung 絳 宮 hay Trung đan điền 中 丹 田
      ở xoang giữa ngực (médiastin) gần tim.[11]
    3. Linh cốc 靈 谷 hay Khí hải 氣 海 hay Hạ đan điền 下 丹 田
      xoang bụng dưới rốn (cavité abdominale, région Hypogastrique).[12]

    Thiên cốc 天 谷 hay Huyền quan khiếu 玄 關 竅, dĩ nhiên là quan trọng hơn cả.[13]
    Sách Tu chân biện nạn tiền biên viết:
    • Tại thiên, tắc Vô cực 在 天 則 無 極
      Tại nhân, tắc Huyền khiếu. 在 人 則 玄 竅 [14]

    Các xoang cốc trong người đều thông thương với nhau bằng những kinh lạc vô hình và nhất là qua ngả ống giữa tủy xương sống (canal épendymaire).


    3. Tu đạo là đi tìm không, thực hiện không

    Người tu đạo chính là đi tìm Không.
    Những cái có, nhỡn tiền, ai chẳng thấy. Xác thịt trần trần, ai chẳng thấy.
    Cho nên người cao siêu, tu đạo, tức là đi tìm cái vô hình, vô tướng mà mọi người không tìm thấy; chỉ cho nhau cái không, mà người thường không thấy.

    • Tính mệnh khuê chỉ 性 命 圭 旨 có thơ rằng:
      • «Đại đạo căn kinh thức giả hi
        大 道 根 莖 識 者 稀
        Thường nhân nhật dụng thục năng tri
        常 人 日 用 孰 能 知
        Vị quân chỉ xuất thần tiên quật
        為 君 指 出 神 仙 窟
        Nhất khiếu loan loan tự nguyệt mi.»
        一 竅 灣 灣 似 月 眉
        Tạm dịch:
        Căn kinh đại đạo ít ai hay,
        Thường nhân dùng mãi, biết nào ai?
        Vì người, xin chỉ thần tiên động,
        Một khiếu cong cong tựa nét ngài...
        [15]
    • Tu là đem tâm thần về Không động.
      • Trương Vô Mộng nói:
        • «Tâm tại linh quan, thân hữu chủ.
          Khí qui nguyên hải thọ vô cùng.»
          心 在 靈 關 身 有 主
          氣 歸 元 海 壽 無 窮.
          «Tâm ở linh quan thân có chủ,
          Khí về nguyên hải thọ vô cùng...»
          [16]
      • Nhập dược kính nói:
        • «Nê hoàn là bản cung của Thần,
          Thần về Nê hoàn thời vạn thần triều hội.
          Vì thế nói: «Người muốn bất tử, thời tu Côn Lôn.»[17]
    • Mục đích của sự tu trì là:
      • Thành thần trở về với Vô cực.
        (Luyện thần hoàn hư. Phục qui vô cực.
        煉 神 還 虛, 復 歸 無 極)
    • Các đạo sĩ Yoga xưa tu luyện không phải đi tìm «Thiên đường»
      mà cốt là kết hợp với bản nguyên của vũ trụ. [18]


    Như vậy con người một nửa là Hữu một nửa là Vô.
    Tìm ra được nửa Vô trong người, làm cho các năng lực còn tiềm tàng trong Vô đó được thi triển, mới là con người toàn diện. [19]

    Lý tưởng đời sống theo đạo Lão đều xoay quanh chữ VÔ 無. Ta thấy đạo Lão toàn chủ trương VÔ:
    • - Vô kỷ 無 己
      - Vô công 無 功
      - Vô danh 無 名
      - Vô vi 無 為
      - Vô dục 無 欲

    Có hoàn toàn Vô, mới hòa mình được với Bản thể vũ trụ vô biên tế.
    Thiệu Khang Tiết nói:
    • «Vô ngã, nhiên hậu vạn vật giai ngã. Thử thị chí ngôn, diệc thị chân quyết.» [20]

    Tống Long Uyên bình chương này đại khái như sau:
    • Trời đất có trống giữa thì âm dương mới có diệu dụng.
      Thánh nhân có «hư tâm» sự vạn dụng mới vi diệu.

      Nếu đất trời không trống giữa, thì bốn mùa sẽ không vần xoay, quỉ thần sẽ không biến hóa,
      cho nên người biết thế nào là «Hư Trung», sẽ biết căn bản của Tạo hóa.

      Nếu thánh nhân không «hư tâm», sẽ không hiểu được thiên lý vi diệu, không làm cho nhân tâm trở nên chính đính, không thể sửa đổi phong tục, treo gương cho nhân quần.
      Cho nên người biết thế nào là «hư tâm» sẽ biết căn bản của đạo đức. [21]




    _______________________________________
    • [1] Phúc 輻:
      tai hoa (rayons, rais).
    • [2] Cốc 轂:
      bầu (moyeu).
    • [3] Duyên 埏:
      pha trộn, nhào nặn.
    • [4] Thực 埴:
      đất sét, đất thó.
    • [5] Hộ 戶:
      cửa một cánh, (cửa 2 cánh là môn).
    • [6] Dũ 牖:
      cửa sổ.
    • [7] Xướng đạo chân ngôn (tr. 28b) có một đoạn dài nói về Hư vô.
    • [8]
      Đạo gia vị chi Hư, Phật gia vị chi Không.
      Không năng vô sở bất kiến, vô sở bất văn...
      Không vô sở cách. Không bản vô lượng vô biên.
      Cố nhất nhân phát nhất niệm đồng thất chi nhân bất tri, nhi vô lượng chi không tri chi.
      Nho gia chi thận độc, úy không cố dã.
      道 家 謂 之 虛 佛 家 謂 之 空 .
      空 能 無 所 不 見 無 所 不 聞 .
      空 無 所 隔 空 本 無 量 無 邊 .
      故 一 人 發 一 念 同 室 之 人 不 知 而 無 量 之 空 知 之 .
      儒 者 之 慎 獨 畏 空 故 也.
      Xướng đạo chân ngôn, quyển 5, tr. 31.
    • [9]
      Thiên hạ vạn vật giai hữu hình, hữu tích,
      duy tâm bất khả dĩ hình tích cầu,
      vô thanh vô xú, không không, đãng đãng.
      天 下 萬 物 皆 有 形 有 跡
      惟 心 不 可 以 形 跡 求
      無 聲 無 臭 空 空 蕩 蕩
      Tựu Chính lục, tr. 1b.
    • [10] Lạc Dục Đường Ngữ Lục 樂 育 堂 語 錄, quyển 2:
      Hà vị thiên cốc?
      Cái nhân đầu hữu cửu cung, trung hữu nhất sở, danh viết thiên cốc.
      Thanh tịnh vô trần, năng tương nguyên thần an trí kỳ trung, hào bất ngoại trì, tắc thành chân chứng thánh.
      何 謂 天 谷
      蓋 人 頭 有 九 宮 中 有 一 所 名 曰 天 谷 .
      清 淨 無 塵 能 將 元 神 安 置 其 中 毫 不 外 馳 則 成 真 証 聖
      (Thiên cốc là gì?
      Đầu người có 9 cung, trong đó có một chỗ tên là thiên cốc.
      Thanh tịnh không nhiễm trần thì có thể đem nguyên thần an trí tại nơi đó, không mảy may [để nguyên thần] thoát chạy ra ngoài ắt sẽ chứng thành tiên thánh).
    • [11] Tử Thanh Chỉ Huyền Tập 紫 清 指 玄 集 giải thích:
      Trung hữu ứng cốc giáng cung, tàng khí chi phủ dã.
      Hậu thế xưng vi trung đan điền
      中 有 應 谷 絳 宮 藏 氣 之 府 也 .
      後 世 稱 為 中 丹 田
      (Bên trong có ứng cốc [tức là] giáng cung, là nơi chứa khí.
      Người đời sau gọi là trung đan điền.)
    • [12] Tử Thanh Chỉ Huyền Tập 紫 清 指 玄 集 giải thích:
      Hạ hữu linh cốc quan nguyên, tàng tinh chi phủ dã.
      Hậu thế xưng vi hạ đan điền
      下 有 靈 谷 關 元 藏 精 之 府 也.
      後 世 稱 為 下丹 田
      (Phía dưới có linh cốc [tức là] quan nguyên, là nơi chứa tinh.)
    • [13] Dans les trois sections du corps, ils (les Taoïstes) placent trois régions principales,
      • l’une dans la tête,
        la deuxième dans la poitrine,
        la troisième dans le ventre.

      Ce sont en quelque sorte les portes du commandement de chacune des sections. On les appelle les Champs de Cinabre dantian (đan điền) pour rappeler le nom de l’élément essentiel de la drogue d’immortalité, le cinabre.
      • Le premier, ou Palais du Nihuan (Nirvâna) est dans le cerveau;
        le deuxième, le Palais Écarlate, est près du cœur;
        le troisième, le Champ de Cinabre inférieur, est au-dessous du nombril.

      Henri Maspéro, Le Taoïsme, p. 92.

      Thiên cốc (thượng đan điền) cũng gọi là tính căn 性 根 là nơi phát xuất tư duy thần chí,
      • sách Tu Chân Thập Thư 修 真 十 書 (quyển 3) gọi đó là
        • «nơi tụ tập của vạn thần»
          萬 神 會 集 之 鄉
          (vạn thần hội tập chi hương),
          tức là não bộ 腦 部.
      • Sách Kim Đan Đại Thành 金 丹 大 成, chương Kim Đan Vấn Đáp 金 丹問 答, bảo:
        • «Não vi thượng điền.»
          腦 為 上 田
          (Não là thượng [đan] điền).


      Thượng đan điền cũng gọi là thâm uyên 深 淵 hay thái uyên 太 淵.
      Chu Dịch Tham Đồng Khế Phát Huy 周 易 參 同 契 發 揮, quyển trung, nói:
      • «Chân nhân tiềm thâm uyên, phù du thủ quy trung.» 真 人 潛 深 淵 浮 游 守 規 中 .
      Chân nhân ở đây là nguyên thần 元 神;
      thâm uyên là thái uyên hay thượng đan điền.

      Sách Chu Dịch Tham Đồng Khế này đưa ra 67 thuật ngữ khác nhau cùng chỉ thượng đan điền như:
      • 1. Nê hoàn cung 泥 丸 宮,
        2. Lưu châu cung 流 珠 宮,
        3. Ngọc Thanh cung 玉 清 宮,
        4. Tử Thanh cung 紫 清 宮,
        5. Thúy vi cung 翠 微 宮,
        6. Thái Nhất cung 太 一 宮,
        7. Thái huyền quan 太 玄 關,
        8. Huyền môn 玄 門,
        9. Huyền thất 玄 室,
        10. Huyền cốc 玄 谷,
        11. Huyền điền 玄 田,
        12. Sa điền 砂 田,
        13. Đệ nhất quan 第 一 關,
        14. Đô quan 都 關,
        15. Thiên quan 天 關,
        16. Thiên môn 天 門,
        17. Thiên cốc 天 谷,
        18. Thiên điền 天 田,
        19. Thiên tâm 天 心,
        20. Thiên luân 天 輪,
        21. Thiên trục 天 軸,
        22. Thiên nguyên 天 源,
        23. Thiên trì 天 池,
        24. Thiên căn 天 根,
        25. Thiên đường 天堂,
        26. Thiên cung 天 宮,
        27. Càn cung 乾 宮,
        28. Càn gia 乾 家,
        29. Giao cảm cung 交 感 宮,
        30. Ly cung 離 宮,
        31. Thần cung 神 宮,
        32. Thần thất 神 室,
        33. Thần quan 神 關,
        34. Thần kinh 神 京,
        35. Thần đô 神 都,
        36. Huyền đô 玄 都,
        37. Cố đô 故 都,
        38. Cố hương 故 鄉,
        40. Cố khâu 故 丘,
        41. Cố lâm 故 林,
        42. Cố cung 故 宮,
        43. Tử phủ 紫 府,
        44. Tử đình 紫 庭,
        45. Tử kim thành 紫 金 城,
        46. Tử kim đỉnh 紫 金 鼎,
        47. Chu sa đỉnh 朱 砂 鼎,
        48. Hống đỉnh 汞 鼎,
        49. Ngọc đỉnh 玉 鼎,
        50. Ngọc thất 玉 室,
        51. Ngọc kinh 玉 京,
        52. Ngọc vũ 玉 宇,
        53. Diêu phong 瑤 峰,
        54. Đệ nhất phong 第 一 峰,
        55. Tối cao phong 最 高 峰,
        56. Chúc Dung phong 祝 融 峰,
        57. Côn Lôn đỉnh 昆 崙 頂,
        58. Không Động sơn 崆 峒 山,
        59. Bồng Lai 蓬萊,
        60. Thượng đảo 上 島,
        61. Thượng kinh 上 京,
        62. Thượng cung 上 宮,
        63. Thượng huyền 上 玄,
        64. Thượng nguyên 上 元,
        65. Thượng cốc 上 谷,
        66. Thượng thổ phủ 上 土 釜,
        67. Thái vi cung 太 微 宮.


      Sách Tính Mệnh Khuê Chỉ 性 命 圭 旨 (nơi Phản Chiếu đồ 反 照 圖) đưa ra 47 thuật ngữ khác nhau của thượng đan điền. Ngoài 21 danh từ đã kể trùng lặp trong Chu Dịch Tham Đồng Khế Phát Huy, Tính Mệnh Khuê Chỉ còn kể thêm các thuật ngữ:
      • 1. Thanh hư phủ 清 虛 府,
        2. Thượng thiên quan 上 天 關,
        3. Tam ma địa 三 摩 地,
        4. Hoàng phòng 黃 房,
        5. Chân tế 真 際,
        6. Bỉ ngạn 彼 岸,
        7. Diêu trì 瑤 池,
        8. Nê hoàn 泥 丸,
        9. Nội viện 內 院,
        10. Liêu thiên 寥 天,
        11. Đế Ất 帝 乙,
        12. Tắng sơn 甑 山,
        13. Thiên phù 天 符,
        14. Ma ni châu 摩 尼 珠,
        15. Ngọc kinh sơn 玉 京 山,
        16. Thái uyên trì 太 淵 池,
        17. Uy quang đỉnh 威 光 鼎,
        18. Bát nhã ngạn 般 若 岸,
        19. Ba la mật địa 波羅 密 地,
        20. Bách linh chi mệnh trạch 百 靈 之 命 宅,
        21. Tân dịch chi sơn nguyên 津 液 之 山 源,
        22. Viên giác hải 圓 覺 海,
        23. Trung nhất cung 中 一 宮,
        24. Đà la ni môn 陀 羅 尼 門,
        25. Não huyết chi quỳnh phòng 腦 血 之 瓊 房,
        26. Hồn tinh chi ngọc thất 魂 精 之 玉 室.
    • [14] Tu chân biện nạn tiền biên, tr. 25a.
    • [15] Xướng đạo chân ngôn, tr. 10b
      có một đoạn nói về Hư trong con người.
    • [16] Tính mệnh khuê chỉ, quyển Hạ
    • [17]
      Nê hoàn, Thần chi bản cung dã. Thần qui nê hoàn tắc vạn thần triều hội. Tử dục bất tử tu Côn Lôn thị dã.
      泥 丸 神 之 本 宮 也 . 神 歸 泥 丸 則 萬 神 朝 會 . 子 欲 不 死 修 昆 崙 是 也 .
      Nhập dược kính, tr. 10b.
    • [18] Aucun Yogi ne cherche «le Ciel» mais l’union avec ce qui est la source de tous les mondes.
      Arthur Avalon, La Puissance du Serpent.
    • [19] Only the mystic can be called a whole man, since in the other half, the powers of the self always sleep.
      -- Everlyn Underhill, Mysticism, p. 75.
    • [20] Thiệu tử vân:
      Vô ngã, nhiên hậu vạn vật giai ngã. Thử thị chí ngôn, diệc thị chân quyết
      邵 子 云 : 無 我 然 後 萬 物 皆 我 . 此 是 至 言 亦 是 真 訣
      (Vô ngã rồi sau vạn vật mới đều có ngã. Thực chí lý vậy).
      Tựu Chính lục, tr. 3b.
    • [21] Tống Long Uyên, Đạo đức kinh giải nghĩa, tr. 16a.


Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20281
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: Đạo Đức Kinh

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  • Đạo Đức Kinh - Bình Dịch
    ____________________________



    Thượng Kinh 上 經 Đạo Kinh 道 經
    __________________

    Chương 12
    KIỂM DỤC 檢 欲




    Hán văn:
    • 五 色
      令 人 目 盲.
      五 音
      令 人 耳 聾.
      五 味
      令 人 口 爽.
      馳 騁 田 獵
      令 人 心 發 狂.
      難 得 之 貨,
      令 人 行 妨.

      是 以 聖 人 為 腹 不 為 目.
      故 去 彼 取 此.

    Phiên âm:
    1. Ngũ sắc
      lịnh [1] nhân mục manh.[2]
      Ngũ âm
      lịnh nhân nhĩ lung.[3]
      Ngũ vị
      lịnh nhân khẩu sảng.[4]
      Trì sính [5] điền liệp [6]
      lịnh nhân tâm phát cuồng.
      Nan đắc chi hóa,
      lịnh nhân hành phương.[7]
    2. Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục.
      Cố khứ bỉ thủ thử.


    Dịch xuôi:
    1. Năm màu
      khiến người mù mắt.
      Năm giọng
      khiến người điếc tai.
      Năm mùi
      khiến người tê lưỡi.
      Ruổi rong săn bắn,
      khiến lòng người hóa cuồng.
      Của cải khó được,
      khiến người bị tai hại.
                
    2. Bởi vậy, thánh nhân vì bụng không vì mắt.
      Nên bỏ cái kia, lấy cái này.


    Dịch thơ:

    1. Sắc năm màu làm ta choáng mắt,
    Thanh năm cung ngây ngất lỗ tai.
    Năm mùi tê lưỡi mềm sai,
    Ruổi rong săn bắn, lòng người hóa điên.
    Của hiếm có ngả nghiêng nhân đức,
    Khinh giác quan, giữ chắc lòng son.
    2. Thánh nhân hiểu lẽ mất còn.





    BÌNH GIẢNG

    Các lời khuyên của Lão tử trên đây rất hữu ích cho công phu tu luyện.

    Như ta đã biết Lão tử là một nhà huyền học.
    Mà Huyền học là sự vươn vượt lên trên thế giới hiện tượng hữu hình để đạt tới Chân thể nấp sau bức màn hiện tượng. [8]
    Nhà huyền học là một người
    • «phản vọng, qui chân», bỏ điều sai lạc, trở về cùng chân lý»,[9]
    • không hướng ngoại, mà trở về tâm điểm tâm thần. [10]

    • Muốn hướng nội, để tìm ra thiên chân thiên thể,
    • cần phải thoát mọi phiền trược, thúc phọc bên ngoài, cần phải định thần, tĩnh trí.
    Chính vì vậy, mà những thú vui giác quan bên ngoài trở thành chướng ngại.
    • Chúng làm cho tản thần, hao khí;
    • chúng làm cho tâm hồn trở nên bất định không hoàn toàn chuyên chú vào được vấn đề trọng đại nhất của người tu đạo, là thực hiện thiên chân.


    Những nhà huyền học chân chính thường sống rất thâm trầm nơi tâm khảm, nơi mà «tiểu ngã» trở nên vô nghĩa, vì «tâm hồn» tiếp xúc với nguồn sống của đại thể... [11] Vì thế cho nên họ rất sợ những cám dỗ ngoại lai, mặc dầu là những cám dỗ nhỏ nhặt.

    • Thánh Jean de la Croix viết:
      • «... Tâm hồn bị sa lầy trong tình ái, mắc mứu trong cạm bẫy của dục vọng và lòng vị kỷ, dầu là nhỏ nhoi mấy chăng nữa, cũng bị ngăn cản không thể vươn mình lên đến Chân Thiện.
        Sự luyến ái tạo vật đó đã thành trở ngại lớn lao không cho tâm hồn phối kết với Thượng Đế.» [12]
    • Các vị thiền sư cũng cho rằng lòng khát khao sự vật sẽ tạo nên một trạng thái sắc tướng, một trạng thái nô lệ. Vì thế nên họ muốn đời sống mình vô sắc tướng.[13]
    • Lại nói:
      • Mảng vui là mất khinh phiêu,
        Khinh thường hoan lạc, có chiều trường sinh. [14]


    Suy ra ta mới hiểu tại sao xưa nay tại sao có nhiều người lại đi ẩn tu trong các tu viện, hoặc nơi sa mạc hoang vu. Đó là vì họ đã chọn đời sống tinh thần vĩnh cửu, thay vì đời sống giác quan tạm bợ.

    Trong các pháp môn tu luyện, ta lại thấy môn «thiền định» là quan trọng và phổ quát hơn cả,
    mà thiền định chính là
    • khép cửa giác quan,
    • vận khí, điều thần, tập trung tư tưởng, thần trí,
    để cuối cùng đi đến chỗ cao siêu nhất là xuất thần nhập định, huyền hóa với Đại đạo. Trang tử gọi thế là «Tọa vong».[15]


    Tóm lại chương này khuyên ta hãy rũ bỏ cái phù hoa sắc tướng bên ngoài, để giữ gìn cái «Ta» thiên nhiên, chân thực, giữ gìn lấy cái Đại ngã siêu linh, vô sắc tướng.

    • Trong khi vạn sự, vạn loài trong vũ trụ phá tán và hủy hoại hình thể mình,[16]
      thì nhà huyền học cố thu thần định trí, hồi quang phản chiếu,
    như vậy có phải là đã thoát ly được mọi định luật chi phối vạn vật không, và đã siêu thoát không?



    _______________________________________
    • [1] Lịnh 令: hay lệnh,
      khiến.
    • [2] Manh 肓:
      mù.
    • [3] Lung 聾:
      điếc.
    • [4] Sảng 爽:
      sai.
    • [5] Trì sính 馳 騁:
      rong ruổi.
    • [6] Điền liệp 田 獵:
      săn bắn.
      Săn mùa Xuân gọi là Điền 田; Săn mùa Hạ gọi là Miêu 苗; Săn mùa Thu gọi là Tiễn 獮; Săn mùa Đông gọi là Liệp (lạp) 獵, vì thế săn bắn mới gọi là Điền liệp (lạp) 田 獵.
    • [7] Phương 妨:
      tổn thương hư hỏng.
    • [8] The hermetic science is a method of transcending the phenomenal world and attain to the realty which is behind phenomena.
      -- Everlyn Underhill, Mysticism, p. 181.
      [9] Xem Đạo đức kinh giải nghĩa, tr. 17a.
      [10] Not outward bound, but rather on the journey to its centre.
      -- Evelyn Underhill, Mysticism, p. 123.
      [11] In the deepest recesses of her (St. Teresa) spirit, in that unplumbed abyss where selfhood ceases to have meaning and the individual soul touches the life of the All, distinction vanished and she «saw God in a point».
      -- Everlyn Underhill, Mysticism, p. 123.
      [12] L’Âme est englouée dans ses affections, prise au piège de ses passions et de son égoisme, même infime, et se trouve ainsi empêchée de s’élancer vers son véritable bien. C’est cet attachement à la créature qui constitue l’obstacle majeur à l’union de l’âme avec Dieu.
      St Jean de la Croix, p. 114.
      [13] La soif des choses produit l’état coloré que le Yogi considère comme une servitude, un esclavage.
      C’est l’état incolore qu’il s’impose à sa vie.
      -- Ernest E. Wood, La Pratique du Yoga, p. 31.
      [14] Celui qui accapare une joie,
      Détruit la vie ailée.
      Celui qui embrasse la joie au passage,
      Vit dans l’aurore de l’éternité.
      Ib. p. 32.
      [15] Xem Nam Hoa kinh, Đại tông sư, J và Trí Bắc Du, C.
      [16] All the phenomena of nature visible and invisible, within the atom and in outer space, indicate that the substance and energy of the universe are inexorably diffusing like vapor through the insatiable void. The sun is slowly but surely burning out, the stars are dying embers, and everywhere in the cosmos, heat is turning to cold, matter is dissolving into radiation, and energy is being dissipated into empty space.
      -- Lincoln Barnett, The Universe and Dr Einstein, p. 110.


Trả lời

Quay về “Thiên đạo - Nhân đạo”