Trang 5/9
Người Hồng Kông : Tự do bằng mọi giá
Đã gửi: Thứ bảy 31/08/19 21:53
bởi Hoàng Vân
-
Người Hồng Kông :
Tự do bằng mọi giá
______________________________
Mai Vân - 31-08-2019

Đông đảo người dân Hồng Kông lại xuống đường biểu tình đòi dân chủ ngày 31/08/2019.
REUTERS/Kai Pfaffenbach
Phong trào phản kháng đòi tự do tại Hồng Kông vẫn là đề tài thu hút các tạp chí Pháp trong số cuối cùng của tháng 8/2019 này. Tuần báo Courrier International đặc biệt dành trang bìa, hồ sơ chính và bài xã luận cho điều được nêu bật trong tựa lớn : « Hồng Kông : Tự do bằng mọi giá », kèm theo tiểu tựa : « Vì sao mọi đối thoại với Bắc Kinh đều có vẻ bất khả thi. Năm câu hỏi để hiểu về cuộc khủng hoảng ».
Theo ghi nhận của Courrier International, sau ba tháng biểu tình đòi tự do và dân chủ ở Hồng Kông, Trung Quốc vẫn tiếp tục tố cáo bàn tay của ngoại bang. Trong khi đó thì cuộc đối đầu (giữa cả triệu người dân với chính quyền thân Bắc Kinh) vẫn chưa thấy lối thoát, và bạo lực ngày càng gia tăng.
Cuộc chiến giữa hai thế giới
Bài xã luận « Cuộc chiến giữa các thế giới » - lấy lại tựa đề tiểu thuyết nổi tiếng The War of the Worlds của nhà văn Anh H. G. Wells, xuất bản năm 1898 – đã nêu rõ lý do thúc đẩy phong trào phản kháng hiện nay tại Hồng Kông : Bảo vệ những quyền tự do mà trên nguyên tắc đặc khu này phải được hưởng, nhưng đang bị Trung Quốc trù dập.
Trước tiên, tuần báo ghi nhận là đã gần 3 tháng qua người dân Hồng Kông xuống đường chống lại dự luật cho dẫn độ sang Trung Quốc. Tuy đã bị đình chỉ ngay từ đầu, nhưng người biểu tình đòi chính quyền phải rút hẳn văn kiện này. Đồng thời, họ ngày càng tỏ rõ ý muốn có được những bảo đảm về dân chủ và quyền tự do ở Hồng Kông. Đa số những người phản kháng bảo vệ nguyên tắc « một đất nước, hai chế độ » (theo các nội dung đã được cam kết lúc Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc năm 1997), cho dù một số ít mơ tưởng đến độc lập.
Từ nhiều tuần lễ nay, Bắc Kinh đã gia tăng sức ép, lên án người biểu tình có hành vi bạo lực, tố cáo sự can thiệp của nước ngoài. Trung Quốc cũng phô trương uy lực, phát đi rộng rãi hình ảnh hàng ngàn cảnh sát triển khai ở Thẩm Quyến, làm nhiều người lo ngại một sự can thiệp thô bạo vào đặc khu hành chính.
Đối với Bắc Kinh, sắp kỷ niệm 70 năm nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, vấn đề Hồng Kông không tách rời với vấn đề Đài Loan mà ông Tập Cận Bình muốn sáp nhập về Trung Quốc.
Nhưng Hồng Kông không phải là Thiên An Môn, như lời giải thích của một nữ ký giả người Ý, cư ngụ tại Hồng Kông từ hơn 30 năm nay : Thế giới đã thay đổi từ 1989, và « ngày nay Trung Quốc sẽ mất mát nhiều hơn trong một cuộc đàn áp đẫm máu nhắm vào thường dân ».
Thế thì tình hình sẽ chuyển biến ra sao ? Cái gì sẽ thật sự diễn ra ? Courrier International trình bày hai quan điểm : Một, ủng hộ người biểu tình, được đăng trên Minh Báo, một nhật báo Hồng Kông có uy tín ; và Hai là của một học giả thân Bắc Kinh. Người đầu tiên nhấn mạnh đến đòi hỏi dân chủ của người biểu tình, trong lúc vị học giả kia thì tố cáo trên tờ Liên Hợp Tảo Báo (Lianhe Zaobao), một nhật báo Hoa Ngữ Singapore, sự can thiệp của nước ngoài, tương đương trong thực tế với « công cuộc thực dân hóa gián tiếp » Hồng Kông.
Đối với tạp chí Pháp, đây là hai quan điểm không thể dung hòa tương tự như quan điểm của Bắc Kinh với người Hồng Kông.
Khủng hoảng Hồng Kông qua năm câu hỏi
Để hiểu rõ hơn về cuộc khủng hoảng này, Courrier International đã nêu lên năm câu hỏi và tìm lời giải đáp qua các bài báo trích dịch từ các tờ New York Times và Washington Post của Mỹ ; The Australian của Úc ; Liên Hợp Tảo Báo ở Singapore, và dĩ nhiên là các tờ báo Hồng Kông như Minh Báo (Ming Pao) và Tín Báo Tài Kinh Nguyệt Khan (Shunpo Monthly).
- Thứ nhất, điều gì đang thật sự diễn ra ở Hồng Kông ?
Câu trả lời nằm trong một bài báo của nguyệt san Tín Báo Tài Kinh (Shunpo Monthly), xuất bản ở Hồng Kông, nói đến một thế hệ « Tuổi trẻ yêu chuộng tự do ».
Tờ báo ghi nhận là từ ngày được trao trả lại cho Trung Quốc, vùng lãnh thổ này đã xuất hiện nhiều phong trào phản kháng ôn hòa tại Hồng Kông. Thế nhưng lần này người ta chứng kiến sự đoàn kết rõ rệt trong cả một thế hệ đấu tranh cho quyền được tự do.
- Thứ hai, bối cảnh chính trị ra sao ?
Về vấn đề này, bài viết trên nhật báo Úc The Australian tại Sydney cho rằng đối với Bắc Kinh, những gì đang diễn ra tại Hồng Kông là một điều bất bình thường của lịch sử.
Để tuân theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã phán rằng quyền bán tự trị của Hồng Kông cũng như tình trạng độc lập trên thực tế của Đài Loan phải biến mất.
- Thứ ba, nguy cơ Trung Quốc can thiệp võ trang vào Hồng Kông có hay không ?
Nhật báo Mỹ, The New York Times khẳng định Hồng Kông không phải là Thiên An Môn.
Tờ báo nhắc lại rằng mối lo ngại về một chiến dịch can thiệp thô bạo của Trung Quốc đã gia tăng khi người ta thấy binh lính Trung Quốc tiến vào Hồng Kông vào sáng sớm thứ Năm, 29/08/2019. Nhưng theo Bắc Kinh, đó chỉ là một hoạt động « thay ca » bình thường mỗi năm.
Như một nhà báo đã sinh sống hàng chục năm ở Hồng Kông đã viết, tâm trạng lo lắng thường dẫn đến những so sánh vội vàng, như so sánh Hồng Kông với Thiên An Môn. Vấn đề là Bắc Kinh vẫn không biết đối thoại với tuổi trẻ.
- Thứ tư, những người biểu tình có lý hay không ?
Trả lời cho câu hỏi này có hai xu hướng. Trên tờ Minh Báo ở Hồng Kông, một nhà nghiên cứu đại học cho là những người phản kháng có lý, vì cần phải có một xã hội nhân bản. Đằng sau các yêu sách rất cụ thể, những gì mà phong trào phản kháng mong muốn bao hàm những đòi hỏi dân chủ và nhân văn cơ bản.
Còn trên nhật báo Hoa Ngữ Liên Hợp Tảo Báo tại Singapore, một nhà nghiên cứu đại học thân Bắc Kinh nhận định rằng Hồng Kông phải đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ thời thuộc Anh. Dù không đặt lại vấn đề nhà nước pháp quyền, nhân vật này đã giải thích vì sao chế độ lai ghép của Hồng Kông phải hoàn toàn thần phục Trung Quốc.
- Thứ năm, trọng lượng của Hồng Kông trong kinh tế Trung Quốc là gì ?
Câu trả lời đến từ nhật báo Mỹ The Washington Post, ghi nhận một thực tế ít ai chú ý : Đó là Hồng Kông là một địa điểm được giới giàu có tại Trung Quốc ưa chuộng, trước hết là vì hệ thống pháp lý và kinh tế của đặc khu này cho phép họ cất giữ tiền bạc tránh được sự kiểm soát của Bắc Kinh.
Theo Washington Post, các nhà bình luận thường nghĩ rằng đối mặt với Trung Quốc, Hồng Kông như là chàng tí hon David chống lại gã khổng lồ Goliath, và cuối cùng chỉ có thể thua mà thôi. Tuy nhiên giới bình luận đã bỏ qua một yếu tố quan trọng trong tương quan lực lượng giữa Trung Quốc và Hồng Kông : tiền của tư nhân. Những người giàu có ở Hoa Lục – trong đó có nhiều người gắn rất chặt với đảng Cộng Sản – có nguy cơ bị mất nhiều tiền của nếu Hồng Kông rơi vào hỗn loạn.
Nhà nước Trung Quốc, tức là đảng Cộng Sản, không cần đến Hồng Kông để thúc đẩy phát triển kinh tế Trung Quốc. Điều đó khiến Bắc Kinh có thể phản ứng mạnh mẽ trước biểu tình ở Hồng Kông. Nhưng giới giàu có và ưu tú ở Bắc Kinh nằm trong thành phần “Nhà Nước-Đảng”, có những quyền lợi phức tạp hơn. Trấn áp Hồng Kông một cách mạnh bạo sẽ không có lợi cho sự giàu có của bản thân họ.
L’Obs: Người Hồng Kông phải đơn độc chiến đấu
Cũng quan tâm đến tình hình Hồng Kông, tuần báo L’Obs đã dành một bài bình luận cho cuộc « nổi dậy rầm rộ » của người Hồng Kông, có lúc tập hợp được một phần ba cư dân vùng lãnh thổ này. Đối với L’Obs, đây là một sự kiện mang tầm vóc lịch sử, nhưng « Hồng Kông đang đơn độc trên thế giới », tựa bài nhận định.
Theo tuần báo Pháp, ước muốn bảo vệ và củng cố quyền tự trị và tự do của vài triệu người Hồng Kông trước cỗ xe hủ lô gồm 1,4 tỷ đồng hương do đảng Cộng Sản kiểm soát, phải khiến người ta tôn trọng và ngưỡng mộ. Nhưng người Hồng Kông đang đơn độc trong cuộc chiến trước một đối thủ cứng rắn, xem việc thỏa hiệp hay nhượng bộ là những dấu hiệu yếu đuối, đe dọa quyền lực tuyệt đối của mình.
Donald Trump đã nói lên suy nghĩ của ông vào giữa tháng 8 khi nói đến những vụ « bạo loạn », một từ ngữ mà Bắc Kinh sẽ không phản đối, trước khi nói thêm : « Đó là vấn đề giữa Hồng Kông và Trung Quốc, vì Hồng Kông thuộc về Trung Quốc. Họ phải giải quyết vấn đề với nhau. Họ không cần lời khuyên ».
Vài ngày sau, thì ông đã nói cứng hơn với Bắc Kinh sau khi bị chỉ trích ngay trong đảng Cộng Hòa, nhưng sự việc đã rồi : Khi tố cáo CIA và phương Tây là « những bàn tay đen tối » giật dây phong trào phản kháng, lãnh đạo Trung Quốc biết rõ là Washington, sẽ không làm gì để bảo vệ người Hồng Kông, cũng như là Châu Âu hoàn toàn im hơi lặng tiếng.
Đối với L’Obs, quả đúng như ông Trump đã nói, Hồng Kông là một vấn đề nội bộ Trung Quốc, nhưng Hồng Kông lại nằm trong một cái khung quốc tế : Thỏa thuận ký kết lúc trao trả lại cho Trung Quốc, giữa lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và thủ tướng Anh Margaret Thatcher, năm 1984, có giá trị một hiệp định quốc tế.
Chính thỏa thuận này cho phép Hồng Kông trở về dưới trướng Trung Quốc ngày 01/07/1997, và bảo đảm quyền tự trị của Hồng Kông trong 50 năm. Do đó, thế giới có quyền đòi hỏi Bắc Kinh tôn trọng điều đã được ký kết. Thế nhưng tại sao vấn đề tự do của người Hồng Kông chỉ được thế giới ủng hộ trên đầu môi chót lưỡi.
Quyền can thiệp nhân đạo nay còn đâu !
Đối với L’Obs, có lẽ quyền can thiệp gọi là nhân đạo hay vì tự do mà Pháp đã có thời cổ vũ, ngày nay đã mất đi hào quang của nó. Cũng có thể là những lãnh đạo như Donald Trump không còn quan tâm đến những vấn đề liên quan đến nhân quyền hay là vì tương quan lực lượng quốc tế đã thay đổi.
Về phần Trung Quốc, nước này biết rất rõ vấn đề, và họ sẽ tránh lập lại một Thiên An Môn thứ hai ở Hồng Kông - tức là đàn áp bằng vũ lực - mà sẽ sử dụng biện pháp hù dọa với việc triển khai lực lượng cảnh sát vũ trang ở Thẩm Quyến được truyền thông đưa tin rầm rộ.
Bắc Kinh cũng đánh cược trên sự sa lầy của phong trào, hay thúc đẩy cho phong trào phạm lỗi, chia rẽ, tuyên truyền làm mất uy tín của họ. Chính quyền Trung Quốc đã thành công trong việc tuyên truyền ở Hoa Lục, làm họ tin rằng phong trào ở Hồng Kông là do CIA giựt dây.
Còn những người Hồng Kông, mà vài người biểu tình đã phất cờ Anh hay Mỹ, thì biết là họ đang đấu tranh đơn độc, cho dù là họ gởi đến thế giới một thông điệp tuyệt vời về niềm tin vào dân chủ, trong lúc mà nhiều thế lực đang tìm cách thuyết phục mọi người rằng đó là điều đã lỗi thời.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190831-nguoi- ... ng-moi-gia
Hong Kong protesters are young and angry. Here's why many are ready for more radical action
Đã gửi: Thứ hai 02/09/19 17:03
bởi Hoàng Vân
Rebellion in Hong Kong - For these Hongkongers this is a battle of freedom versus authoritarian rule.
Đã gửi: Thứ hai 02/09/19 18:01
bởi Hoàng Vân
-
Rebellion in Hong Kong
For these Hongkongers
this is a battle of freedom versus authoritarian rule.
_____________________________________________
Sophie McNeill - Four Corners - 2 Sep 2019
All over Hong Kong young people leave their homes, some of them making up lies to their parents about where they are going.
They duck into side streets and change into black T-shirts as they rush to join the frontline.
“Please don’t show my face. I told my mum I was going out for dinner!” yells one young man as he changes his shirt.
In many ways, Hong Kong resembles a city in open rebellion.
What started as a protest against a proposed new law, which would see people extradited from Hong Kong to mainland China to face Beijing-style justice, has now turned into a battle for the future of Hong Kong.
These are the “frontliners” in the democracy movement and they’re backed by a brigade of self-organised medics, scouts, fire teams and supply runners.
They’ve formed a formidable force that communicates and organises through the use of encrypted apps and spontaneous street huddles.
‘It’s about my future’
Twenty-four-year-old “Tom” spends his days in a suit working as an engineer on Hong Kong island, but at night he dresses in black and joins the frontline, facing off directly with police.
Like most frontliners, Tom covers his face to hide his identity and carries supplies in a backpack. He packs spare clothes so he can quickly change in side streets when he’s running from the elite police Raptor unit.
“That’s the most scary thing to do, because you’re very afraid of meeting a cop on the street when you’re going back home with a backpack full of the equipment,” he told Four Corners.
On the ground, decisions need to be made quickly, so frontliners often stage quick group meetings under the cover of umbrellas to work out which locations they should target next.
They’re armed with lasers to distract police and cable ties to secure barricades when they block roads.
Pro-democracy lawmaker Fernando Cheung says it’s brilliant that the protesters have been able to work together.
“We’ve seen the crowd exercising democracy in their own ways. In the streets, there are many situations that I was there observing and watching them making these decisions as to whether they would stay or leave, which other places they would go if they wanted to leave,” he said.
“A lot of it is through discussions and voting on the spot.
“It opens up a new version of how social campaigns or movements can take place in the rest of the world.”
Tom sometimes gets his father to pick him up when he’s finished on the frontline, but he says he has mixed feelings about his son’s involvement in the movement.
“But he also understands that what I’m fighting for. It’s worth it, because it’s about the future of my next generation as well. So every time I go out he reminds me to be safe in kind of subtle way,” he said.
‘I would rather die’
“Gotham” has joined the democracy protests but his parents, who were born in mainland China, don’t support his decision.
“I think my parents are like scientists in the Galileo era [who] believed that the Earth was flat,” he said.
“Those people have fallen asleep, you can’t wake them up. If you discuss with them, they become more angry.”
Gotham sees no future for Hong Kong once it falls completely under Chinese rule.
“It is suffocating to live under the Communist Party’s rule. Living in a place with no freedom and no rights, including human rights, I think frankly I would rather die,” he said.
‘Trying to save lives’
There are hundreds of volunteer medics supporting the movement.
“Harry”, an anaesthetist who obtained his medical degree in Australia, has been treating wounded protesters.
“Some like me come out to be on the first-aid team, some are supporting the movement by donating materials and equipment for the protest,” he said.
“I don’t want anyone to die doing this protest. So, that’s why I’m here. To try to save as many lives as I can.”
There is no central leader in the protest movement
— a deliberate decision so as not to create a target for the Government.
Instead they use online forums and encrypted apps like Telegram to communicate and vote on ideas for tactics and target locations.
They also post warnings about locations where riot police or tear gas have been deployed.
Telegram messages warning of police movement in Hong Kong
Earlier this month, Telegram users voted 79 per cent in favour of swarming Hong Kong’s airport terminals.
Later, the airport protests turned violent when protesters captured and beat one man they suspected of being an undercover police officer and another who they accused of being a spy from Beijing.
The second man turned out to be a reporter from the state-owned Global Times media outlet.
The escalation caused divisions among the protesters and prompted a vote on Telegram over whether they should apologise for the violence. In the end, the majority agreed they should.
Tom says they’ve learned from their mistakes.
“I would say the protester, including me, committed a mistake. Receiving medical treatment is a human right and it should always be allowed, even though maybe he is our enemy,” he said.
As the protests roll on, the government has restricted the sale of gas masks, goggles, helmets and hard hats.
Twitter embed
Twitter: @rachel_cheung1: Here's a list compiled by #HongKong #antiELAB protesters of the effectiveness of different gear, gas masks and filter combinations, including data from surveys conducted over past few months.
View on Twitter
An underground popup shop called National Calamity Hardware has been set up to fill the gap.
The shop will announce its location on Facebook and certain Telegram channels, setting up for a few hours at a time to sell the contraband.
They offer discounts to students and those who can’t afford the equipment and stock sells out quickly.
The protesters operate under the slogan “Be Water”,
adopted from martial arts master and actor Bruce Lee.
“We just disappear, and then we’re here,” explains Tom.
Like a flash mob, they try to fan out at multiple locations across the city, in an effort to confuse and overwhelm the police.
The protesters have now made a number of demands:
- They want the extradition bill withdrawn;
- they want Hong Kong chief executive Carrie Lam to step down
- and full democratic elections to be held;
- they want the government to retract its use of the word “riot” to describe the protests;
- all arrested protesters to be released;
- and they want an inquiry to police brutality.
For some, there is an even bigger goal: - They want to inspire a similar movement inside mainland China.
Gotham is hoping news of their movement will reach those inside China.
“I hope we could not only inspire students in mainland China, but people with conscience. We need to have human rights and freedom. If we don’t have those rights, how can we live with our lives?” He said.
“I want more people to know you deserve to have human rights and freedom, not [be] a bird inside the cage.”
Chinese state media has now released video showing troops massing on the border with Hong Kong, and those in the protest movement are well aware of the Communist Party’s brutal tactics to silence dissent.
They fear Hong Kong could end up like China’s province of Xinjiang — where more than one million Uyghurs have been rounded up and put in detention or forced labour.
“If Hong Kong and the movement now fails, Hong Kong would become a city like Xinjiang. Because in their eyes, Hong Kong people are like kind of foreigners. They have those so-called extremist thoughts,” said Tom.
“They will send our children to school and brainwash them with nationalism. And people who say something that is opposite to the country will be banned or be put in jail.”
‘Now or never’
University graduate and pro-democracy advocate YoYo says things have come too far to quit the fight now.
“If we stop now, so many more young people and people of all ages will be arrested and sent to jail and like charged for riot,” she said.
She says the protesters are generally peaceful, but they are prepared to use more radical tactics — like those seen at Hong Kong airport — if the government does not start listening to their demands.
“We just know that peaceful rally doesn’t work anymore. So basically we’re exploring different ways to urge the government and also gathering more pressure on the government,” she said.
“This is our end game. This is now or never.”
https://www.abc.net.au/news/2019-09-02/ ... t/11439810
Biểu tình Hong Kong: Các doanh nghiệp tại đây xoay sở như thế nào?
Đã gửi: Thứ hai 02/09/19 18:13
bởi Hoàng Vân
Re: Hồng Kông
Đã gửi: Thứ tư 04/09/19 19:02
bởi Ngoc Han
Hong Kong : la cheffe de l'exécutif Carrie Lam va retirer le projet de loi sur les extraditions, à l'origine des manifestations massive.
"Đặc khu trưởng Hồng kông bà Carrie Lam sẽ rút dự thảo luật về dẫn độ, nguyên nhân của các cuộc biểu tình "khủng"

.
Theo như tin mới nhất từ đài truyền hình A 2 Pháp 13giờ trưa nay 04-09-19 hình như có sự đồng ý từ Trung Cộng của vua Tập Cận Bình (gọi là vua vì ông đã cho ra bộ luật là chủ tịch tới khi hết pile) vì đang ở bếp nên nghe không rõ lắm....
Re: Hồng Kông
Đã gửi: Thứ bảy 21/09/19 11:10
bởi nắng thủy tinh
Đài Loan gửi Hong Kong 2000 mặt nạ phòng hơi độc
Đài Loan gửi Hong Kong 2.000 mặt nạ phòng hơi độc
Dần dần nhưng chắc chắn, người dân Hong Kong và Đài Loan thấy số phận mình ràng buộc với nhau. Họ là hai nơi duy nhất ở Trung cộng đã nếm trải tự do.
Nói nhỏ nhẹ, đeo kính, và sống cách Hong Kong 650km, Alex Ko hoàn toàn tách biệt khỏi các cuộc biểu tình đang càn quét Hong Kong.
Nhưng anh ấy chính là kiểu người khiến Trung cộng lo ngại.
Trong những tuần gần đây, khi người biểu tình đang chiến đấu với cảnh sát trên đường phố Hong Kong đòi quyền bầu cử phổ thông và quyền tự do, thì Ko, 23 tuổi, không chỉ ngồi xem qua mạng.
Anh đã gây quỹ tại nhà thờ để mua hơn 2.000 mặt nạ phòng hơi độc và mũ bảo hiểm, rồi gửi chúng cho những người biểu tình ở Hong Kong vốn luôn phải đối phó với hơi cay của cảnh sát.
"Tôi chưa bao giờ đến Hong Kong, nhưng tôi cảm thấy mình không có lý do gì để không quan tâm," anh nói.

Alex Ko và các mặt nặt chống khí ga trong kho của một nhà thờ
"Là một người theo Thiên Chúa giáo, khi thấy mọi người bị tổn thương và bị tấn công, tôi cảm thấy phải giúp đỡ họ. (Và) Là một người Đài Loan, tôi lo ngại rằng chúng tôi có thể là nạn nhân kế tiếp."
Trong khi Hong Kong được Anh Quốc trả lại cho Trung cộng vào năm 1997, Đài Loan đã tự trị kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến Trung cộng năm 1949. Nhưng Bắc Kinh luôn coi hòn đảo này là một tỉnh cần thống nhất với Trung cộng một ngày nào đó- bằng bạo lực nếu cần.
Sợ rằng một ngày nào đó Trung cộng sẽ kiểm soát Đài Loan, biến nó thành Hong Kong thứ hai, đã khiến chính phủ và nhân dân Đài Loan trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ nhất những người biểu tình ở Hong Kong.
Chính phủ Đài Loan đã nhiều lần kêu gọi chính quyền Bắc Kinh và Hong Kong phản ứng tích cực với yêu cầu dân chủ của người biểu tình - và thực hiện lời hứa của họ về việc duy trì các quyền tự do và tự trị.

Và người dân Đài Loan - trong khi trước đây chủ yếu quan tâm đến nhạc Cantopop và món dim sum của Hong Kong - nay quay ra ủng hộ phong trào dân chủ.
"Mặc dù Đài Loan tách biệt với Trung cộng bởi Eo biển Đài Loan, địa vị chính trị của chúng tôi không phải là Khu vực hành chính đặc biệt như Hong Kong," anh Ko nói.

Khoảng 300 sinh viên Đài Bắc đã tạo thành 'chuỗi người' vào tháng 8/2019 để ủng hộ Hong Kong
"Chúng tôi không phải là một phần của Trung cộng, một ngày nào đó họ có thể xâm lược chúng tôi. Bằng cách gia nhập lực lượng (với Hong Kong), chúng tôi trở nên mạnh hơn. Một ngày nào đó chúng tôi cũng có thể cần sự giúp đỡ của họ."
Trong khi đó, Bắc Kinh đã cáo buộc Đài Loan, cùng với Hoa Kỳ đã 'đổ dầu vào lửa' trong các cuộc biểu tình Hong Kong.
Mặc dù không có bằng chứng nào về việc Đài Loan giúp tổ chức hoặc tài trợ cho các cuộc biểu tình ở cấp nhà nước, nhưng đã có sự liên lạc giữa các nhà hoạt động kể từ Phong trào Dù Vàng của Hong Kong và Phong trào Hoa Hướng Dương của Đài Loan năm 2014. Cả hai đều xuất phát từ nỗi sợ rằng Bắc Kinh đẩy lùi nền dân chủ của họ.
Các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong, như Joshua Wong, đã đến Đài Loan để gặp các nhà hoạt động tại đây. Việc thành lập đảng Demosisto, mà Joshua Wong là Tổng thư ký, được cho là lấy cảm hứng từ Đảng Quyền lực mới của Đài Loan.

Việc người biểu tình tràn vào đập phá trong tòa nhà Quốc hội Hong Kong cũng phản ánh một sự cố tương tự ở Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan. Đảng cầm quyền của Đài Loan và một đảng đối lập gần đây đã lên tiếng ủng hộ việc cấp tị nạn cho những người biểu tình ở Hong Kong.
Sự phối hợp của Hong Kong và Đài Loan có thể có nghĩa là nhân đôi rắc rối cho Bắc Kinh. Nhưng không phải ai cũng nghĩ Đài Loan sẽ là Hong Kong kế tiếp.
"Đài Loan có độc lập và dân chủ, những gì người dân Hong Kong đang đấu tranh, chúng ta đã có rồi- quyền bầu cử phổ quát", Yen Hsiao-lien, một luật sư đã nghỉ hưu nói.
Bà và những người khác muốn giảm căng thẳng với Bắc Kinh và chung sống hòa bình. Họ lo ngại các cuộc biểu tình ở Hong Kong sẽ giúp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn - chính quyền của bà Văn bị nhiều người cho là làm cho mối quan hệ với Bắc Kinh trở nên tồi tệ hơn - thắng nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc đua chức tổng thống vào tháng Một tới.
Kể từ khi biểu tình ở Hong Kong nổ ra, chỉ số tín nhiệm của bà Thái Anh Văn đã tăng đáng kể. Bà Thái Anh Văn, từ Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) cầm quyền ủng hộ sự độc lập của Đài Loan, đang dẫn trước Han Kuo-yu từ phe đối lập Quốc Dân Đảng.
Những điều này được Bắc Kinh quan sát rất kỹ.
Một phần vì lo ngại Tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử, Bắc Kinh sẵn sàng rút dự luật dẫn độ của Hong Kong vào đầu tháng Chín khi phải đối mặt với các cuộc biểu tình quy mô lớn, học giả Andy Chang nói.

100 ngày biểu tình ở Hong Kong trong 100 giây
"Chính phủ Trung cộng không muốn cho bà Thái Anh Văn có thêm lợi thế trong cuộc bầu cử sắp tới", ông nói.
Nhưng các nhà lãnh đạo của Trung cộng chỉ có thể nhượng bộ phần nào thôi. Họ đang lo ngại nhiều hơn về mối đe dọa mà họ cho là lớn nhất - bất ổn và nguy cơ đối với quyền lực của họ từ nội tại.
Họ nghĩ rằng các phong trào dân chủ có thể khiến đất nước bất ổn, chiếm đoạt quyền lực của họ - hoặc trở thành công cụ để các đối thủ hất cẳng họ.
"Họ cảm thấy nếu họ hoàn toàn chấp nhận yêu cầu của người biểu tình, họ sẽ "mở cửa xả lũ" và khiến các nơi khác cũng trở nên bất ổn. Rốt cuộc, đứa trẻ nào khóc thì sẽ có kẹo," ông Chang nói.
"Họ không muốn cho thấy rằng những người áp dụng các biện pháp mạnh để đưa ra yêu cầu của mình sẽ nhận được sự ủng hộ của Bắc Kinh. Điều này hoàn toàn khác với cách các nhà lãnh đạo trong một xã hội dân chủ nghĩ."
Càng ngày, Bắc Kinh càng có nhiều hành động để ngăn cản người dân Đài Loan ủng hộ cuộc đấu tranh vì tự do và tự trị của Hong Kong.
Mới đây, chính quyền Trung cộng đã bắt giữ doanh nhân Đài Loan Lee Meng-chu vì nghi ngờ ông tham gia các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia. Bạn bè của ông Lee nói rằng ông là chủ một công ty thương mại nhỏ bình thường, chỉ đơn giản là đến thăm người biểu tình ở Hong Kong để cổ vũ họ, hai ngày trước khi sang Trung cộng đại lục.

Lee Meng-chu, chụp tháng 6/2019
Nhưng, trong một động thái thách thức, người dân Đài Loan đã giúp chủ nhà sách Hong Kong bị giam giữ trước đó, Lâm Vinh Cơ, bằng cách quyên góp tiền để giúp ông này mở lại cửa hàng sách Causeway Bay ở Đài Bắc.
Cửa hàng sách ở Hong Kong của ông Lâm từng bày bán những cuốn sách nhạy cảm về chính trị và về các nhà lãnh đạo Trung cộng, và gửi chúng đến đại lục, khiến ông và bốn đồng nghiệp bị giam giữ vào năm 2015. Cửa hàng này sau đó đã bị đóng cửa. Ông Lâm đã trốn sang Đài Loan vào tháng Tư, vì dự luật dẫn độ.
Chỉ trong tuần vừa qua, các nhà tài trợ Đài Loan đã giúp ông Lâm kiếm được hơn 5,4 triệu đô la Đài Loan (174.000 đô la Mỹ) thông qua một chiến dịch gây quỹ - gần gấp đôi mục tiêu ban đầu của ông.
Dần dần nhưng chắc chắn, người dân Hong Kong và Đài Loan thấy số phận mình ràng buộc với nhau.
Họ là hai nơi duy nhất ở Trung cộng đã nếm trải tự do - và một số người tin rằng bằng cách gia nhập lực lượng của nhau, họ có thể cho giới lãnh đạo và người dân Trung cộng biết rằng dân chủ đáng để đấu tranh đến mức nào.

Nhưng anh Ko khuyên người biểu tình ở Hong Kong sử dụng các biện pháp phi bạo lực và học hỏi kinh nghiệm của Đài Loan về việc sử dụng các biện pháp ôn hòa để đạt được dân chủ.
"Tôi nghĩ rằng các biện pháp ôn hòa cần thiết cho người biểu tình," anh nói. "Nó có thể giúp họ suy nghĩ về loại (xã hội) mà họ muốn Hong Kong trở thành - an toàn và hòa bình, hoặc bạo lực."
Cindy Sui
Nguồn: https://baomai.blogspot.com/2019/09/ai- ... phong.html
Hồng Kông: Công luận phẫn uất vì cảnh sát bắn vào người biểu tình
Đã gửi: Thứ sáu 04/10/19 11:55
bởi Hoàng Vân
Hồng Kông: Sáng tạo nghệ thuật là vũ khí tranh đấu
Đã gửi: Thứ sáu 04/10/19 12:27
bởi Hoàng Vân
-
Hồng Kông:
Sáng tạo nghệ thuật
là vũ khí tranh đấu
____________________________________
Tú Anh _ 03-10-2019
Người biểu tình Hồng Kông đối đầu cảnh sát tại trạm metro Thái Cổ (Taikoo) ở Hồng Kông,
ngày 03/10/2019. REUTERS/Jorge Silva
Tuổi trẻ Hồng Kông:
Hình ảnh là vũ khí, internet là chiến trường
Phong trào phản kháng chống Bắc Kinh trở thành quyết liệt, nhãn hiệu và cơ sở thương mại Trung Quốc bị tấn công, trong khi Bắc Kinh chào mừng 70 năm chế độ Cộng Hoà Nhân Dân, tuổi trẻ Hồng Kông xuống đường thách thức.
Tình hình Hồng Kông được Le Monde dành cho hai bài tường thuật và một bài xã luận.
Với tựa "Quốc khánh Trung Quốc biến thành hỗn loạn", phóng viên tại chỗ của nhật báo độc lập ghi nhận cũng như mọi cuộc biểu tình, đoàn người phản kháng ngày 01/10 bắt đầu tuần hành một cách ôn hoà trước khi xung đột xảy ra khi bị cảnh sát chận đường. Từ lúc đó - lá cờ đỏ 5 sao vàng bị đốt,
- xung đột trên các ngã đường giữa cảnh sát và hàng ngàn người biểu tình,
- 20 trạm xe điện ngầm bị thiệt hại vật chất,
- bom xăng chống lựu đạn cay,
- 66 người biểu tình từ 12 tuổi đến 71 tuổi bị thương,
- một học sinh 18 tuổi bị cảnh sát bắn vào ngực nhưng « có cơ may » phục hồi.
Quy mô các cuộc biểu tình trong thành phố được yểm trợ bằng một chiến dịch phản kháng bằng hình ảnh « bùng nổ trên mạng », theo quan sát của Le Monde, trong bài « cuộc nổi dậy ra tay ». Trước thế mạnh áp đảo của chính quyền Bắc Kinh, tuổi trẻ Hồng Kông sử dụng trí tưởng tượng sáng tạo làm vũ khí. - Song song với những cuộc xuống đường như biển người,
- phong trào phản kháng gia tăng hình thức "nối vòng tay lớn" trước các cơ sở chính quyền,
cầu nguyện tập thể, - bãi công bãi khóa một ngày,
- và nhất là chiến dịch tràn ngập hình ảnh, biểu ngữ, biểu tượng trên tường, trên mạng internet.
Phong trào qua hình ảnh, màu sắc, đập vào mắt quần chúng.
Chiến thuật Lý Tiểu Long : Hãy là nước
Chiến lược tranh đấu bằng nghệ thuật hình ảnh, theo giới trẻ Hồng Kông, là một khái niệm của Triệt Quyền đạo của Lý Tiểu Long : - Hãy là nước,
không định hình,
không chẻ ra được,
lúc tiến lúc thoái,
xâm nhập khắp nơi trên không gian mạng.
Mỗi ngày, hàng chục ngàn hình ảnh, biểu ngữ, mật mã bằng chữ Hán và tiếng Anh tung lên mạng kết nối người dân với nhau, hướng dẫn cách chống lựu đạn cay, cách bảo vệ những thiếu nữ, thiếu niên trên tuyến đầu lúc bị đàn áp. Khi phong trào muốn làm một bức tượng nữ thần tự do Hồng Kông, thì ngay lập tức, một đạo binh điêu khắc gia ẩn danh xin tham gia, một số tiền lớn 203 ngàn đô la Hồng Kông (25.000 đô la Mỹ) được đóng góp.
Một chi tiết được Le Monde chú ý là - các biểu ngữ của phong trào không mang tính tuyên truyền chính trị và ý thức hệ.
- Trái lại chúng dựa theo khẩu vị, văn hóa của thế hệ trẻ, chẳn hạng như
- « Nếu chúng tôi bị đốt cháy thì quý vị (lãnh đạo) cũng bị cháy theo ».
Giới « fan » trò chơi Hunger Games không lạ gì khẩu hiệu này. Phong trào 2019, theo Le Monde, huy động mọi tầng lớp xã hội khác nhau : - Công nhân,
Dù vàng,
sinh viên học sinh,
tôn giáo với những khẩu hiệu biểu tượng nhắc nhau - « sáng kiến không bao giờ chết »,
- Hãy thông minh, khiêm tốn, hãy là nước để không bao giờ thất bại.
Trung Quốc: Một quốc gia hai cuộc tưởng niệm
Trong bài xã luận « Trung Quốc : một quốc gia hai cuộc tưởng niệm », Le Monde mô tả hai hình ảnh đối chọi. - Bắc Kinh với binh lính rầm rộ, xe tăng tuần hành, người tham gia mặt mày hào hứng.
- Hồng Kông với những người trẻ mặc y phục đen, cầm dù, xé biểu ngữ mừng quốc khánh, đốt giấy vàng bạc như đưa một đám tang.
Theo tác giả bài xã luận, Hồng Kông đã trở thành sân khấu của một cuộc đối đầu giữa hai hệ thống : - chế độ xã hội chủ nghĩa của Tập Cận Bình
- và mô hình dân chủ.
Với hệ thống luật pháp riêng, xã hội công dân, trình độ giáo dục cao, Hồng Kông chứng tỏ đủ khả năng tự quản. Bắc kinh cũng biết giữ thái độ chừng mực để không bị Tây phương chỉ trích mạnh hơn.
Chính quyền Trung Quốc sử dụng - đội quân dư luận viên,
thành phần dân Hoa Lục nhập cư và gián điệp,
trả đũa kinh tế,
để đánh phá phong trào phản kháng và hy vọng làm đảo ngược công luận và làm phong trào phản kháng tự tan rã. Nhưng vô vọng.
Bế tắc toàn diện. Lâm Trinh Nguyệt Nga mất hết uy tín. Trong khi đó, Bắc Kinh cũng biết công luận Hồng Kông vì sao đốt phá các biểu tượng của chế độ Trung Quốc nhưng sử dụng quân đội là một cuộc phiêu lưu đầy bất trắc. Theo Le Monde, giải pháp khả thi nhất là bầu một lãnh đạo mới dễ chấp nhận hơn. Liệu Tập Cận Bình có sẵn sàng hay không ?
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191003-hong-k ... -tranh-dau
Hồng Kông : Tọa kháng phản đối cảnh sát bắn đạn thật vào người biểu tình
Đã gửi: Thứ sáu 04/10/19 12:34
bởi Hoàng Vân
-
Hồng Kông:
Tọa kháng
phản đối cảnh sát bắn đạn thật vào người biểu tình
____________________________________
Thanh Phương _ 02-10-2019
Biểu tình chống chính quyền tại trung tâm Hồng Kông,
ngày 02/10/2019 _ REUTERS/Tyrone Siu
Hôm nay, 02/10/2019, hàng ngàn người dân Hồng Kông đã tập hợp trước ngôi trường của học sinh 18 tuổi bị cảnh sát bắn đạn thật vào ngực hôm qua, trong các vụ xung đột dữ dội chưa từng có kể từ đầu phong trào biểu tình đòi dân chủ tại đặc khu này.
Đúng vào ngày kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, 01/10, hàng ngàn người đã xuống đường tại Hồng Kông và xung đột đã nổ ra giữa người biểu tình với cảnh sát.
Một thanh niên biểu tình đã trúng đạn từ một cảnh sát thuộc một đơn vị mà trước đó đã bị những người biểu tình tấn công bằng dù và gậy. Theo thông báo của chính quyền Hồng Kông, tình trạng của nạn nhân đã « ổn định ». Đây là lần đầu tiên cảnh sát Hồng Kông dùng đạn thật bắn vào người biểu tình kể từ đầu phong trào phản kháng.
Theo giải thích của lãnh đạo cảnh sát Hồng Kông hôm nay, viên cảnh sát đã nổ súng vào thanh niên nói trên vì lo ngại cho tính mạng của mình. Nhưng những người biểu tình phản bác giải thích đó, khẳng định là viên cảnh sát đã lao vào và rút súng ra bắn. Vụ này đã khiến người biểu tình ở Hồng Kông phẫn nộ, theo tường trình của đặc phái viên Vincent Souriau từ đặc khu hành chính này :
- « Vào lúc đó, tin vừa rơi xuống và chỉ trong vài phút đã lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội. Khi cảnh sát tỏ vẻ sắp đàn áp đoàn biểu tình, hàng ngàn người hoảng sợ bỏ chạy, vì không ai muốn bỏ mạng.
Một phụ nữ kể lại : - Tôi không thể giải thích được, cảnh sát như đã hóa điên. Ngay từ đầu họ đã tỏ ra ngày càng hung hăng. Bây giờ họ bắn cả đạn thật và rồi sẽ có người chết.
Từ nhiều tuần qua, những người biểu tình vẫn đòi mở điều tra về bạo lực cảnh sát. Nhưng lần này, cảnh sát đã đi quá xa và bây giờ tình hình sẽ không còn như trước nữa, theo lời một thanh niên, khẩu trang đeo trên cổ : - Chúng ta đã xuống tận đáy. Cảnh sát không còn đối xử với tôi như con người nữa. Đúng là bên phía chúng tôi có những người ném bom xăng, nhưng đó là ném vào các công sở, chứ không bao giờ ném vào cảnh sát. Chúng tôi có chửi mắng họ, gọi họ là đồ chó, nhưng họ vẫn là con người, chúng tôi đâu có muốn tiêu diệt họ. Điều họ làm khiến tôi điên tiết, khiến mọi người phẫn nộ, và càng khiến chúng tôi quyết tâm đấu tranh mạnh hơn.
Sáng nay, Hồng Kông lại bước vào một ngày xung đột mới. Hố sâu ngăn cách giữa cảnh sát và người dân chưa bao giờ lớn như thế. »
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191002-hong-k ... -bieu-tinh
Hồng Kông : Nội bộ người đấu tranh vì dân chủ bắt đầu bị chia rẽ
Đã gửi: Thứ hai 14/10/19 07:23
bởi Hoàng Vân