Trang 6/9
Anh
Đã gửi: Thứ hai 22/04/19 17:38
bởi Hoàng Vân
-
Tháng Tư lại trở về. Ngập tràn những bài vở mỗi sáng mỗi chiều khi vào fb, khi mở computer. Những buồn, đau, day dứt, bùi ngùi ùa về mỗi khi cuốn lịch được lật, giở sang tháng Tư. Hát cho tháng Tư đen.
Ca từ bài này hay thật nha ...Thích nhất là đoạn:
Anh nhớ gì không anh?
giữa thanh bình hay lúc gian nguy
Xin hết lòng chung lo bản dư đồ ông cha nhọc khó
Chiến sĩ Vô Danh
Đã gửi: Thứ hai 22/04/19 19:24
bởi Hoàng Vân
-
Chiến sĩ Vô Danh
___________________________
Lê phi Ô
(Tiểu-đoàn 344/ĐP với 33 ngày tử thủ tại CK Hoài-Đức – Bình-Tuy).
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của Cộng-sản phương Bắc, Quân-Lực VNCH đã có biết bao Anh-Hùng, Liệt-Nữ vị quốc vong thân.
Bên cạnh đó…có những sự hy sinh không kém hào hùng ít được nhắc tới, tôi muốn nói đến những người lính không có số quân: “Vợ lính”!
Lê phi Ô
Đúng 02:00 giờ sáng ngày 09 tháng 12 năm 1974, lính vừa đổi phiên gác thì một ánh chớp cùng tiếng nổ long trời phát ra tại hàng rào hướng tây của Chi-khu, nơi tuyến phòng thủ của một trung đội thuộc Đại-đội chỉ-huy, một trung đội của Đại-đội 3 và tiểu đội thám-báo Tiểu-đoàn. Khói lửa, cát bụi mịt mùng, đặc-công việt cộng đã chui vào hàng rào phòng thủ đặt chất nổ phá hủy nhiều lớp kẻm gai. Lập tức, tổ thám báo của tiểu-đoàn tung nhiều quả lựu đạn vào vùng khói lửa nơi vừa xảy ra tiếng nổ để ngăn chận bọn đặc-công cảm tử địch xông vào.
Trong ánh chớp kèm tiếng nổ của lựu đạn bóng vài tên VC chạy ngược trở ra nhưng đã bị khẩu đại-liên trên vọng gác đốn ngã. Những trái sáng tay và của súng cối 81 ly được phóng lên sáng rực bầu trời, tôi gọi Trung-úy Lưu-đức-Thắng (khóa 24/VBĐL) đại-đội trưởng ĐĐ3 cẩn thận mặt Bắc, nơi có một ngôi chùa nhỏ sát cạnh hàng rào phòng thủ…đây là đường tiến sát rất thuận lợi cho VC vì bọn chúng biết lính không bao giờ dám mang súng đạn vào gần chùa dù chỉ để phục kích đêm. Trung-úy Thắng báo đã bắn hạ hai 2 tên địch ngay khi chúng vào tới hàng rào phòng thủ trong cùng…mười phút sau, Thắng cho biết hàng rào đã bị cắt đứt nhiều chổ, lập tức tôi lịnh cho Trung-úy Thời đại- đội trưởng Đại-đội 2 đang bố trí quân tại trại cưa bên ngoài Chi-khu về hướng đông cách Chi-khu 500 thước đưa ngay một trung-đội vào chiếm giữ ngôi chùa nhỏ, trung-đội nầy chạm súng nhẹ và địch bỏ chạy, đây chỉ là tổ cảnh giới của địch.
Đây không phải là trận đánh đơn thuần của đơn vị đặc-công địch, vì đặc-công chỉ lẻn vào âm thầm chứ không phá hàng rào nhiều chổ như vậy, bọn chúng đang chuẩn bị chiến trường cho những đơn vị lớn hơn. Đúng như tin tức MẬT từ Bộ Tổng-tham-mưu cho biết trước: - VC mở chiến-dịch “Tánh-Linh Hoài-Đức” để đánh chiếm hai Chi-khu nầy
theo chiến thuật mà chúng gọi là “Bóc vỏ” trước khi tiến đánh Thị-xã Xuân-Lộc,
nếu không thành công thì ít ra bọn chúng cũng cầm chân được một số lớn đơn vị của ta để dễ bề đánh chiếm Tỉnh Phước-Long.
Trước đây một tuần, vì áp lực địch quá nặng nên Quân-khu 3 đã tăng cường Liên-đoàn 7/ BĐQ cho Chi-khu Hoài-Đức, Đơn vị BĐQ nầy đóng quân tại khu vực Gia-Huynh nằm trên Tỉnh- lộ 333 về hướng nam và cách Bộ chỉ-huy Chi-khu 10 cây số. Đồng thời Bộ chỉ-huy Tiểu-khu ra lịnh cho Tiểu-đoàn 344/ĐP (344/Địa Phương) của tôi rút bỏ xã Võ-Xu và các ấp nằm dọc Tỉnh-lộ 335 về phòng thủ duy nhất cứ điểm Chi-khu và xã Võ-Đắt, tiểu đoàn được tăng cường thêm Đại-đội 512/TS (Trinh-sát).
Quận Hoài-Đức là quận xa nhất của Tỉnh Bình-Tuy, cách Tỉnh lỵ 80 cây số đường chim bay. Xung quanh quận lỵ là rừng cây bạt ngàn, phía đông bắc giáp với Tỉnh Lâm-Đồng toàn núi rừng của chặng cuối dãy Trường-Sơn thuận lợi cho việc che dấu và tiến sát các đơn vị lớn VC mà máy bay quan sát khó phát hiện…những cuộc hành quân lục soát đã khám phá nhiều dấu vết địch cấp trung-đoàn. Tôi cho vài người lính Thượng (sắc tộc Man) giả dạng dân làm rừng xâm nhập những vùng nghi ngờ có địch để thám sát nhưng những người lính nầy ra đi không về ! Những cuộc chuyển quân của Ta và Địch làm cho người dân đoán biết được tình hình rất nghiêm trọng nên gồng gánh ra đi bằng nhiều phương tiện khác nhau. Đêm 25 tháng 12 năm 1974, Chi-khu Tánh-Linh cách Hoài-Đức 15 cây số về hướng đông nam thất thủ sau hai tuần lễ kháng cự.
Chi-khu Hoài-Đức suốt tuần nay bị địch pháo bằng hỏa tiễn 107 ly và cối 82 ly trung bình 500 quả một ngày. Pháo binh của ta chỉ phản pháo cầm chừng vì đạn khan hiếm. Liên-đoàn 7 BĐQ ở phía nam cũng chạm nặng với khoảng 2 Trung-đoàn VC, pháo-đội 105 ly của Pháo-đội trưởng Nguyễn-hữu-Nhân thuộc TĐ181/PB-Sư-đoàn 18BB tăng cường cho LĐ 7/BĐQ đã phải dời vị trí nhiều lần, cứ mỗi lần qua vị-trí mới là vị trí cũ bị pháo tan nát, Pháo đội nầy đã bị mất 2 khẩu 105 ly vào tay VC. Thiết đoàn 5 Kỵ-binh vào tăng viện cho LĐ7/BĐQ cũng bị thiệt hại đáng kể (hai sĩ-quan cấp tá bị tử thương).
Ban ngày bị pháo, ban đêm địch liên tục tấn công, xin phi cơ C123 yểm trợ và soi sáng không có…tổn thất lên cao mỗi ngày. Đang cầm máy điều động các đại đội phản công địch thì 2 anh Cảnh-sát dã chiến hớt hãi chạy đến báo: - “thưa thẩm quyền, ông trưởng chi của tụi tôi bị VC bắt rồi !”.
Tôi tái mặt, chi Cảnh-Sát nằm ngay trong Chi-khu và cách Bộ chỉ-huy tiểu-đoàn của tôi khoảng 30 thước với một tiểu-đội Cảnh-sát dã-chiến, gần mười Cảnh-sát viên và tổ Thám-báo của tiểu-đoàn 5 người…mà bị VC bắt ?! Tôi và thượng-sĩ Hường thường vụ tiểu-đoàn, 2 cận vệ cùng 2 CSDC vội vã băng qua Chi Cảnh-Sát. Việt cộng đã đột nhập định cắt Chi-khu ra làm hai vì hỏa lực tại nơi đây tương đối yếu, trước khi bị anh em Cảnh-sát và lính phản công VC khi rút lui đã bắt Đại-Úy Long trưởng chi và 2 cảnh-sát viên mang theo. Một số lính tiểu-đoàn và Cảnh-sát tử thương, Tôi tăng cường thêm 3 người lính của toán Hỏa-đầu vụ tiểu đoàn cho Chi Cảnh-sát (vì không còn quân). Trên đường trở lại BCH/tiểu-đoàn, thoáng thấy một bóng người nép vội vào gốc cây xoài bên hông văn phòng Quận cách tôi khoảng 10 thước, dáng dấp khả nghi không giống như lính. Tôi ra dấu cho Thượng-sĩ Hường cùng một anh lính nép vào tường sẳn sàng yểm trợ, tôi và anh cận vệ còn lại bò về hướng cây xoài sẳn sàng nhả đạn. Bóng người lạ xê dịch như muốn chạy, cả hai chúng tôi hướng súng sẳn sàng bóp cò. Bổng một quả chiếu sáng tay bừng sáng trên trời soi rõ bóng người lạ chỉ còn cách tôi khoảng 3 thước, không có súng và hình như đàn bà. “Nữ đặc-công VC”? vừa thoáng nghĩ trong đầu thì anh cận vệ của tôi đã nhảy chồm lên tên Đặc-công còn súng của tôi thì kê sát vào lưng hắn sẳn sàng bắn, anh cận vệ la lên: Anh ta quay lại tôi nói nhỏ: - “Con bé Hạ, ông thầy ơi !”,
Tôi quát khẽ: Cô bé mặt còn nguyên nét sợ hãi: Vài quả đạn pháo nổ quá gần chúng tôi chạy ùa vào lô-cốt kế cận, tôi hỏi lại: Thượng-sĩ Hường nói: - “Mấy bữa nay, nó thay thằng Xuân đi tiếp đạn cho anh em”,
tôi nói như trách cứ Th/sĩ Hường: - “Mấy bữa nay ?! thằng Xuân đâu mà nó phải đi tiếp đạn?”
- “Dạ, thằng Xuân anh của nó… chết rồi!”
Tôi hụt hẫng, cổ họng có cái gì nghèn nghẹn! Ông già Mai, ba của con bé Hạ một nông dân hiền lành sống với ruộng rẩy, Thằng Đông con lớn của ông đi lính rồi tử trận ngoài miền trung, từ đó mỗi khi đi làm rẩy nhận được tin tức gì của VC ông đều bí mật báo với chính quyền, bọn cơ sở nằm vùng của VC biết được đã chặt đầu ông ngoài rẫy với bản án để răn đe. Thằng Xuân là lính của tiểu-đoàn tôi… con bé không dám ở nhà một mình nên vào đồn sống với anh của nó… bây giờ thằng Xuân chết rồi, nó sẽ sống với ai ?!! - Tôi nói thật khẽ với Th/sĩ Hường như nói với chính tôi: - “Bố Hường, tạm thời Bố nuôi con Hạ giùm tôi… để khi nào yên tôi sẽ tính sau!”.
Tôi quay về hầm chỉ huy dưới làn mưa pháo của địch.
Sau khi Tánh-Linh thất thủ, bọn VC dồn cả lực lượng cấp Sư-đoàn tấn công LĐ7/BĐQ và Chi-khu Hoài-Đức do Tiểu đoàn tôi tử thủ với quân số còn lại khoảng hơn 200 người. Trước trận đánh, vì Bình-Tuy không đủ quân số nên xin tăng cường 2 tiểu-đoàn ĐPQ, Quân-đoàn 3 chỉ tăng cường một tiểu-đoàn ĐPQ cho Chi-khu Tánh-Linh từ Long-An đến (TĐ335/ĐP) còn tiểu đoàn của tôi thì bổ sung quân số lên đến hơn 500 người lấy từ các tiểu-đoàn khác trong Tiểu-khu. Xác chết VC vì không ai chôn nên đã bốc mùi, xác lính thì chôn tạm, phủ poncho. Thương binh còn kẹt lại khoảng 50 người vừa nặng vừa nhẹ vì trực thăng vào vùng không được do phòng không VC dày đặc và nhiều chuyến phải quay đầu lại vì phải ưu tiên cho mặt trận Phước-Long. Liên-đoàn 7/BĐQ triệt thoái khỏi Hoài-Đức…như thế với tiểu-đoàn ĐPQ của tôi còn lại hơn 200 người bị Sư-đoàn 6 tân lập VC, Trung-đoàn 812 Sông- Mao và 4 tiểu-đoàn Đặc-công 18, 19, 20 và 200C bao vây tấn công ngày đêm (VC từ 6 đến 8 ngàn quân, tham khảo tài liệu của Dr. Nguyễn-đức-Phương, tác giả “Chiến tranh VN toàn tập”). Thượng cấp cho tôi toàn quyền quyết định đi hay ở, tôi đã cho thăm dò nhiều lần con đường rút nhưng không thể thực hiện được. Nếu lính tráng thì được còn vợ con họ thì sao? và thương binh nữa? Chúng tôi quyết định tử thủ.
Tôi gọi 2 đại-đội của tôi bên ngoài thì Đại-đội 1 của Đại-úy Trương-Kiêm tan hàng trong đêm mất hẳn liên lạc, Đại-đội 2 của Trung-úy Thời thì còn lại hơn 40 người, Đại-đội 512 Trinh-sát của Trung-úy Đường vừa lui lại khu vực chợ cách BCH Chi-khu không xa vì áp lực địch quá mạnh, ngay trưa hôm đó Trung-úy Đường tử thương và Trinh-sát tan hàng. Bây giờ thì không riêng gì con bé Hạ mà cả các chị vợ và con lính cũng được cấp phát súng đạn. Vợ Trung-sĩ Hảo là cô đở (Bà Mụ ở nông thôn) trở thành y tá của tiểu-đoàn, hai tay chị đầy máu, một thương binh cánh tay trái chưa đứt lìa hẳn đã bốc mùi thối phải cắt bỏ, không còn thuốc Tê, với lưỡi dao cạo râu chị cố lấy bình tỉnh cắt bỏ cánh tay, anh thương binh cắn răng chịu với hai hàng nước mắt chảy liên tục vì quá đau đớn ! Tôi cố gắng an ủi từng người, anh tài xế của tôi bị gảy chân trái vì đạn pháo, thấy tôi anh ấy khóc. Tôi cố an ủi, bảo rằng vết thương của anh không đến đổi cưa chân đâu, anh ấy nói trong nước mắt: - “không phải em sợ cưa chân đâu, nếu được tải thương coi như chắc chắn được sống … ông thầy còn kẹt lại, em thương cho ông thầy quá !”
anh ấy nghẹn lời không nói được, anh ấy đâu biết rằng tôi còn nghẹn hơn anh ấy nữa! Tình Huynh Đệ chi binh như thế đó, lúc nguy nan chỉ nghĩ đến người khác mà quên nghĩ đến chính mình, (sau ngày tôi ra tù, anh ấy hay tin, từ Saigon với đôi nạng gổ và một chân…lặn lội xuống Bà-rịa thăm tôi).
Con bé Hạ đầu quấn khăn tang cho anh nó bằng cuộn băng vải trắng, mặc áo trận, vai mang súng M16 người nó trông cứng cỏi như một người lính thực thụ, mới 16 tuổi mà trông như 30 – 40 tuổi. Một tiểu đội nữ binh mới được bổ sung đặt dưới quyền chỉ huy của Thượng-sĩ Hường, tiểu-đội trưởng là vợ của Trung-sĩ nhất Man-Ngui (người Thượng).
Các toán thám sát được tung ra ngoài nay đã trở về, họ báo là bọn VC dày đặc, tiểu đoàn không còn cách nào rút lui được, nếu cố mở đường máu thì sẽ sống sót may lắm là 1/3. Hôm đó bọn VC không tấn công ban ngày mà chỉ pháo. Tôi đoán là đêm nay bọn chúng sẽ làm thịt chúng tôi…các thương binh còn cầm súng được đều phải ra tuyến ngoài, các Sĩ-quan phải rời bỏ vị trí chỉ huy ra ngoài cùng anh em chiến đấu tới hơi thở cuối cùng kể cả tôi, nhưng đêm đó vẫn yên tỉnh đến lạ lùng và ngạt thở. Đúng 09:00 giờ sáng ngày 04 tháng 01 năm 1975, với tất cả hỏa lực của đủ loại súng, bọn VC bắn như vãi đậu, tiếng hò hét xung phong man rợ. Anh em chúng tôi mắt mở trừng trừng, tay để sẳn cò súng nghiến răng… chờ giây phút sau cùng của đời mình sẽ đến ! Bọn việt-cộng vẫn chưa xung phong, Đại-úy Đinh-quang-Chính trưởng ban 3 tiểu-đoàn quay lại tôi hét lớn: - “Trung-Hiếu…khoan cho lịnh bắn, tụi nó dụ cho mình hết đạn đó!”,
tôi gật đầu đáp nhận, không riêng gì Đại-úy trưởng ban 3 mà tất cả hình như cũng hiểu như vậy ! Vài lần hò hét xung phong không có kết quả, bọn VC nổi điên xung phong thật…Chiến trường bây giờ là địa ngục, là máu, là thịt xương vung vãi khắp nơi…lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy được địa ngục!!!
Trước đó chừng 20 phút, tôi đàm thoại với một giọng nói lạ trong máy truyền tin bảo tôi cho biết tọa độ chính xác để bắn yểm trợ, VC không thể gạt được tôi, tôi chửi trong máy: - “Tiên sư các anh, muốn bắn thì bắn đi, cái Quận to tổ bố không nhìn thấy sao mà còn xin tọa độ!”,
và mới đây thôi tiếng người lạ lại vang lên trong máy AN/PRC25: - “Yêu cầu Bạch-Vân cho biết tọa độ chính xác của ta và địch !”
(Bạch-Vân là danh hiệu của tiểu-đoàn tôi lúc đó),
tôi đáp: - ”Tao ở bên trong, tụi bây ở bên ngoài… muốn chơi thì cứ chơi!”
nói xong tôi cúp máy, bọn kiểm thính của tụi nó biết cả danh hiệu truyền tin tiểu-đoàn, biết thì biết… giờ phút nầy bọn chúng nó có muốn biết tên cha mẹ của tôi… tôi cũng cho luôn!
Tôi vừa buông ống liên hợp thì tiếng kèn, tiếng hô xung phong của việt cộng vang trời xen kẽ với tiếng đạn nổ chát chúa long trời lở đất. Tiếng đạn đại bác tung cát bụi mịt mù… hình như cả ngàn quả nổ cùng một lượt nhưng không có quả nào lọt bên trong mà nổ phía bên ngoài hàng rào, nổ ngay trên tuyến của việt cộng. Trong cát bụi mịt mờ từng thân xác của bọn sanh Bắc tử Nam bị hất tung lên cao từng đợt, từng đợt, tiếng đạn đại bác nổ liên tục vào bọn VC nghe ghê rợn hơn “lịnh xé xác” trong chuyện kiếm hiệp Kim-Dung. Hơn trăm mạng người còn sống sót của chúng tôi ngẩn ngơ quên cả bóp cò súng, giương đôi mắt nhìn một màn xi-nê sống động và hay hơn tất cả phim chiến tranh mà chúng tôi đã từng xem trước đây. Vì đây là cảnh thật chứ không phải trong màn ảnh, tiếng đạn đại bác vẫn nổ liên tục cho đến trưa… và, trong tiếng đại bác reo hò là tiếng máy bay oanh-tạc phản-lực nghe càng lúc càng rõ. Trên bầu trời những chiếc F5 quen thuộc xuất hiện như những thiên thần. Tiếng đại bác vừa ngưng là những F5 nầy chúi xuống thả từng cặp bomb Napal trên đầu giặc biến Võ-Đắt thành biển lửa , quân tử thủ chợt tỉnh cơn mê… há hốc rồi bỗng nhiên vỡ òa tiếng reo hò ầm ĩ: - “Quân tiếp viện đến…Quân tiếp viện đến !”.
Đại-úy Chính trưởng ban 3 tiểu đoàn chạy lại phía tôi la lớn: - “Sư-đoàn 18 vào tới rồi, mình sống rồi Trung hiếu ơi!”
, nước mắt lưng tròng, tôi, Đại-úy Chính và hình như tất cả chúng tôi đều khóc ! Những giọt nước mắt sung sướng lăn dài trên gò má rồi chảy xuống chiến bào đã khô cứng vì cát, đất và máu của đồng đội. Võ-Đắt đã được hồi sinh sau 33 ngày sống trong địa ngục!!!
Tôi đi một vòng quanh tuyến phòng thủ, đứng nghiêm chào trên mỗi xác của đồng đội, ôm chặc hai vai hoặc nắm chặc bàn tay những anh em còn sống hoặc bị thương để nghe niềm xúc cảm dâng trào trong tim thay cho muôn vạn lời nói! Khi ngang qua một lô-cốt tôi thấy bé Hạ ngồi khóc, tôi hoảng hốt hỏi cô bé có bị thương không, nó không nói mà đưa tay chỉ xuống hầm. Tôi chui vào, xác của hai chị vợ lính nằm kề bên nhau tay vẫn còn giữ chặc súng, nhìn qua lỗ châu mai, khoảng cách gần, xác của 3 tên Việt cộng bị bắn bể toang đầu. Nhìn lại thân xác các chị nằm đó như người đang ngủ say! Tôi đứng nghiêm chào và thầm nói: - “Thưa các chị, xin các chị hảy yên giấc ngàn thu…Tổ quốc muôn đời mãi ghi ơn các chị ! Trong trận chiến khốc liệt để bảo vệ sự an nguy, Tự do, Hạnh-phúc cho người dân miền nam nói chung, đồng bào Hoài-Đức Bình-Tuy nói riêng…sự hy sinh của các chị sẽ được ghi vào sử sách của những người lính không có số quân, và không có cả luôn 12 tháng lương tử tuất. Các chị đã nối bước tiền nhân, không hổ danh con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu. Tôi xin đại diện cho những người còn sống hôm nay kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của những Anh-Hùng Liệt-Nữ… vô danh, xin ngàn thu vĩnh biệt!”
nước mắt của tôi tự dưng trào ra…
Tôi bước ra khỏi hầm với gương mặt trầm buồn, nhưng tâm tư chất chứa niềm kiêu hãnh cho một thế hệ, bất kỳ Nam hay Nữ, đã và đang cống hiến cuộc đời và thân xác cho cuộc chiến chính nghĩa, bảo vệ sự an bình và tự do cho đất nước VNCH ! Tôi ngước mặt lên nhìn trời, cảm ơn Thượng Đế đã cho tôi và các anh em binh sĩ được sống, chiến đấu và được biết thế nào là hai chử anh-hùng trong chiến trận…và, tôi may mắn được chiến đấu bên cạnh những anh-hùng đó,
Những chiến-sĩ Anh-hùng vô danh mang tên “Vợ Lính”!
Lê phi Ô
– cựu Tiểu-đoàn Trưởng TĐ344/ĐP.
nguồn: buonvuidoilinh.wordpress.com
Người lính không có số quân
Đã gửi: Thứ ba 23/04/19 03:37
bởi Ngoc Han
-
NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN
Trần như Xuyên
Tối đó, tôi dẫn Đại đội tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội, sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người Đại đội trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.
Ra trường được sáu tháng, từ anh Thiếu úy mới tò te ra trường, giờ đã lên nắm Đai đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến..., có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở Trung đội hay là Trung đội trưởng mà thôi. Tôi nắm Đại đội hơi nhanh không phải vì mình tài giỏi gì mà năm 67 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như Tiểu đoàn tôi về chẳng hạn, có Đại đội xử lý là một Chuẩn úy, gọi là xử lý cũng không đúng vì trong cấp số coi Đại đội thì tối thiểu phải là Thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu, bởi vậy khi vừa tới Trung đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Đà lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lên xin, tôi được đưa về Tiểu đoàn 4/46 thì một ông đàn anh khóa 16 đang làm Đại đội trưởng xin ngay tôi về. Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo, ngoài đó ông đã là Tiểu đoàn phó nên vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có hơi nể, quay quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng như mắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trong việc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới, quân trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.
Cứ như vậy, những lần hành quân, ông cho tôi ở cạnh để học hỏi hoặc cho xuống trung đội để thưc tập, 6 tháng sau, khi thấy tôi đã tàm tàm gọi là đủ lông, đủ cánh bay solo được, ông nói với Tiểu đoàn Trưởng và bàn giao Đại Đội lại cho tôi, trước đó, ông đã thu xếp người Đại đội phó đi học để tôi coi Đ.Đ được danh chính ngôn thuận.
Nói về tối đầu tiên tôi dẫn Đ.Đ đi đóng quân đêm, thường tọa độ đóng quân đêm cùng các điểm phục kích do Tiểu đoàn chấm, tối đó đang di chuyển trên đường tôi thấy có một người đàn bà đi lẫn trong toán đại liên, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, thường vụ đại đội, ông ta đi lính hồi tôi còn học Tiểu học:
- Ai vậy ông Hội, sao có đàn bà lẫn lộn vào đây?
- Thưa Thiếu úy, đó là vợ thằng Nở, xạ thủ đại liên, nó ở với Đại Đội lâu rồi, hồi còn Trung úy Trang, ông cũng cấm nhưng chỉ được vài ngày là nó lại lẻn xuống sống với chồng nó.
- Tôi thấy không được rồi đó ông, lỡ đêm Việt cộng tấn công thì làm sao, thằng Nở chỉ lo cho vợ nó thì còn đánh đấm gì được..
- Thiếu uý đừng lo, vợ nó phụ nó rất đắc lực, chị ta biết xử dụng đại liên, biết tiếp đạn cho chồng, rồi Thiếu úy coi, hễ rảnh là nó lại lau chùi cây đại liên nữa.
- Nhưng lỡ có chuyện gì làm sao mình báo cáo.
Hôm sau tôi gọi Nở lên trình diện:
- Sao cậu không để cho vợ cậu ở nhà mà cho đi theo Đại đội như vậy, lỡ có chuyện gì thì sao?
- Thưa Thiếu úy, con Ba nó mồ côi từ nhỏ, không có nhà, em đã đưa nó về với má em rồi nhưng má em không ưng nó, cứ kiếm chuyện với nó hoài, cho nó theo ĐĐ, thấy cũng bất tiện, em biết chứ.
Nở thực hiện lời"em biết chứ", vài ngày sau, tôi không thấy vợ Nở đi chung trong toán đại liên nữa, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, ông ta cho biết Nở đưa vợ ra bến xe về quê mấy bữa nay rồi, tôi có hơi băn khoăn nhưng nghĩ vậy cũng phải, lỡ có chuyện gì thì làm sao, rồi má con sẽ phải hòa thuận với nhau chứ.
Một hôm, Hạ sĩ quan quân số cầm về xấp thư của ĐĐ đưa cho tôi, trước đó tôi có dặn anh ta là thỉnh thoảng phải kiểm soát thư từ của binh sĩ xem biết đâu có đứa bị móc nối. Tôi dở xấp thư ra coi thấy có một lá đề tên Nở, khi tôi coi ĐĐ thì Nở không biết chữ, sẵn dịp, tôi hỏi các Trung đội xem còn ai không biết chữ gom tất cả lại, đâu cũng được 5,6 người, tôi nói Trung sĩ Hiển, Hạ sĩ quan CTCT mua tập vở về dậy họ học,"ngày mãn khóa", tôi kêu từng người đưa tờ Chiến sĩ Cộng Hòa cho đọc, ai đọc được, tôi thưởng cho bốn ngày phép, Hạ sĩ Nở biết chữ từ ngày đó.
Có bốn ngày phép, Nở không đi đâu cả, anh ta và vợ quanh quẩn chơi ở mấy nhà quen trong xã, hết bốn ngày, Nở về lại ĐĐ.
Tôi mở lá thư của Nở ra đọc:
Long Xuyên, ngày...
Anh hai thương, em diết thơ nầy cho anh là lúc ba giờ phia, em chờ má ngủ mới dám diết cho anh, anh hai ôi, em nhớ anh quá hà, sao số kiếp cứ đài đọa tụi mình hoài, nhớ những lúc điêm tối cùng anh đi đóng quân, dầu gì vợ chồng được gần nhau cũng hơn há anh, hôm anh tiễn em ra bến xe em buồn quá, lúc xe chạy, em thấy như mất mác cái gì quí báo, em khóc ước cả mắt, em cố chìu chuộng má mà má vẫn hổng thương em, thôi để em lên quỳ xinh với ông thiếu úy để em được đi theo anh, liệu được hôn anh, diết thơ nầy xông, mơi sẽ gởi cho anh, anh hai nhớ trả lời em nghe.
Em, Ba.
Một tuần lễ sau khi đọc lá thư của Hạ sĩ Nở, buổi tối dẫn Đại Đội đi đóng quân, tôi lại thấy cái dáng nhỏ bé ấy đi chung với toán đại liên, lẫn vào hàng quân, không biết anh Hai có trả lời, trả vốn gì không hay nhớ chồng lên đại, tôi thấy chị ta cố lẩn vào đám đông, chắc sợ tôi nhìn thấy, hoặc có thể biết tôi đã thấy nhưng làm nước liều, có điều hôm nay không mặc bộ bà ba đen thường lệ mà là bộ đồ trận rộng thùng thình, đầu còn đội nón sắt, chị ta tính ngụy trang che mắt tôi, tôi cười thầm trong bụng khi thấy vợ Nở cuốn nguyên một dây đại liên quanh người, tôi mong chị ta đừng gặp tôi mà xin gì cả, chẳng thà để tôi lờ đi như không biết còn hơn là hợp thức hóa cho khó xử.
Năm 67, các Tiểu đoàn Bộ binh thường có ba Đại đội tác chiến, chia nhau vùng trách nhiệm họat động, hành quân lục soát từng ĐĐ chung quanh bộ chỉ huy TĐ, đôi khi có cuộc hành quân cấp Tiểu đoàn thường là nhẩy trực thăng và xa hơn. Ba Đại đội trưởng tác chiến đều cùng khóa 21 Đà Lạt gồm Th/U Vũ đình Hà (ĐĐ1), Th/U Lê xuân Sơn(ĐĐ2) và tôi ĐĐ3.
Một tối, Đại đội 1 bị tấn công, ĐĐ2 tối đó đóng xa, giữ con đường từ Long Thượng về Cần Giuộc, tôi nằm cách Hà(ĐĐ2) khoảng 500 thước, Tiểu đoàn mất liên lạc với Hà, kêu tôi lên tiếp cứu, chỗ Hà nằm tôi biết rõ vì đã từng đóng quân ở đây, chắc chắn là địch tấn công từ ngã rạch tấn công ra, tôi dẫn Đại đội chạy băng lên vì tình người bạn cùng khóa, tôi cho Đại đội bắn chặn nơi đầu rạch, nhưng vì không liên lạc được với Hà, tôi sợ quân ta bắn lầm quân bạn,, tôi chạy lại cây đại liên, cho chuyển hỏa lực về bên trái, dưới ánh sáng của pháo binh Cần Giuộc, tôi thấy vợ Nở nằm cạnh chồng, tay nâng dây đạn, Nở đang nghiến răng bóp cò, nhả từng loạt đạn về hướng địch.
Như tôi đã nói ở trên, dạo đó ở Long An VC chưa nhiều, chắc khoảng hai chục tên, đợi mình ơ hờ, liều lĩnh tấn công. Cũng tại nơi con rạch này, ít lâu sau, ĐĐ tôi hành quân lục soát ở đây và đụng nặng, sở dĩ đụng nặng vì địch tụ ở đâu về, ém quân trong đám dừa lá dầy đặc như vùng bất khả xâm phạm, chắc chúng tập trung ở đây, đợi đêm xuông có giao liên dẫn chúng xâm nhập Đức Hòa, Đức Huệ rồi qua Campuchia, chúng không ngờ ta lùng sục, chúng buộc phải chống trả.
Đám dừa nước cao ngất che dọc theo con rạch, hướng ĐĐ tiến vào là đồng trống, suốt vùng Long An này chỗ nào cũng vậy, bất ngờ ban đầu làm ta có ba binh sĩ bị thương và một chết, tôi xin pháo binh và Cobra lên vùng, hồi đó gọi máy bay ném bom còn là một điều mới mẻ, vũ khí xử dụng là của thời đệ nhị thế chiến, toàn là Garant, Carbin, cả Thompson nữa, ấy vậy mà cây đại liên 30 của Hạ sĩ Nở cũng có tác dụng. Nở người hơi thấp nhưng rất khỏe, một mình vác cây đại liên cả với chân ba càng, mỗi lần pháo bắn hay trực thăng phóng rocket là anh ta chạy nhào lên cho gần mục tiêu, lúc đó địch còn lo núp. Khi đã rất gần mục tiêu và có gò đất làm điểm tựa chắc chắn, cây đại liên mới phát huy được hiệu quả của nó, từng loạt đạn bắn ra làm bọn VC không ngóc đầu lên được, cộng thêm pháo và trực thăng bắn liên tục, ĐĐ chiếm được mục tiêu lúc gần tối, địch bỏ lại 6 xác và một số vũ khí. Trận đánh như thế này không đáng kể gì so với sau này khi SĐ 25 rời Long An di chuyển về vùng trách nhiêm mới là Tây Ninh, cuộc hành quân vượt biên năm 1970 cũng như ở Bình Long mùa hè đỏ lửa thì chiến trận lên tới cấp Sư đoàn, Quân đoàn.
Sáng hôm sau, Tướng Phan trọng Chinh, Tư lệnh SĐ xuống quan sát trận đánh và gắn huy chương, tôi đề nghị với TĐT thăng cho Nở lên Hạ sĩ nhất nhưng Tướng Chinh là người rất ngặt nghèo trong việc ban thưởng huy chương và thăng cấp, Nở chỉ được cái huy chương đồng, ông bảo huy chương đồng của SĐ 25 bằng huy chương vàng của các nơi khác(!)
Hai ngày sau ĐĐ còn được nghỉ dưỡng quân, tôi xuống tổ đại liên chơi, cả toán đang ngồi ăn cơm, tôi thấy vợ Nở đang mân mê cái huy chương của chồng, thấy tôi, chị có vẻ ngài ngại gật đầu chào rồi bỏ vào trong nhà, tôi nghĩ giá tôi có quyền, tôi sẽ tặng cho chị ấy một cái huy chương của buổi tối yểm trợ cho Vũ đình Hà.
Đầu năm 1968, tôi được đề cử theo học khóa Tác chiến trong rừng ở Mã Lai, tôi còn gắn bó với ĐĐ hơn một tháng nữa. Một buổi sáng, đang đứng trước cửa ĐĐ thì vợ Nở bất chợt ngang qua, chắc đi chợ về, thấy tôi, chị ta khựng lại muốn thối lui nhưng không kịp, chị ta làm gạo bước tới và khi ngang qua tôi, vợ Nở mím môi lại và dơ tay chào theo kiểu nhà binh, tôi ngạc nhiên, trong một phản xạ, tôi chào lại, chào xong, tôi mới ngẩn người ra nghĩ: sao mình lại chào nhỉ, hóa ra ĐĐ này có một nữ quân nhân ư? Có lẽ chị ta thấy mọi người trong ĐĐ chào tôi nên khi gặp, chị cũng chào để cho giống như những người kia chăng! Tôi thấy hình như bụng vợ Nở có hơi to ra. Tôi đem điều này hỏi Thượng sĩ Hội thì ông ta bảo: có vẻ như vậy Trung úy.
Tôi gọi Nở lên:
- Vợ cậu có bầu phải không?
- Dạ, thưa Trung úy.
- Vậy thì cậu phải đưa cô ta về với bà già đi chứ, bầu bì rồi đi theo ĐĐ mãi sao được, phải lo sức khỏe cho cô ta.
- Dạ, em cũng tính tháng này lãnh lương xong, Trung úy cho em cái phép để em đưa nó về gởi bà già.
- Được rồi, lúc nào muốn cứ lên đây.
Hai ngày sau, Đại Đội được lệnh đóng quân đêm và tổ chức một cuộc phục kich ở sau lưng quán Năm Ngói, một địa danh nổi tiếng về sự khuấy rối của VC nơi đây, tối đó, ĐĐ chạm địch, một tốp nhỏ bọn chúng gặp toán phục kích, hai tên bị bắn hạ, số còn lại nhập qua toán kia thì đụng phải ĐĐ, nhờ toán phục kích nổ súng trước nên ĐĐ không bị bất ngờ, địch bắn rất rát nhưng không chủ ý tấn công nên sau một hồi, chúng rút lui, hình như có chuyện gì xẩy ra ở cây đại liên vì tôi thấy nó nổ được một chập thì im bặt, tôi đảo nhanh vòng quanh tuyến phòng thủ, không có tổn thất nào, nhưng khi tới cây đại liên, tôi thấy có mấy người lố nhố, linh tính cho tôi biết có chuyện không hay, tôi hỏi giật giọng:
- Gì vậy Nở?
Không có tiếng trả lời, tôi bước vội tới, thấy Nở ôm vợ, y tá Thọ đang loay hoay băng vết thương nơi ngực chị ta, thấy tôi, Nở nghẹn ngào:
- Vợ em nó chết rồi Trung úy ơi!
Tôi ngồi xuống, chị ấy bị trúng đạn ở ngực, máu ướt đẫm cả cái áo trận, y tá Thọ đứng lên:
- Chết rồi Trung úy.
Tiếng thằng Năm trong toán đại liên:
- Súng bị kẹt đạn, thằng Nở kéo mãi đạn không lên, con Ba nó chồm dậy mở nắp cơ bẩm, em la nó nằm xuống nhưng không kịp Trung úy.
Tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, từng chứng kiến nhiều cái chết nhưng lần này tôi thật xúc động. Thôi, chị Nở, từ nay chị hết cần phải tránh né tôi nữa rồi, sao tôi lại không cứng rắn hơn nữa với chị, giá tôi đừng tình cờ đọc được lá thư chị viết cho chồng, ừ, đáng lẽ tôi phải cứng rắn hơn, nhất định không cho chị đi theo ĐĐ như vậy.
Tôi báo với Thiếu tá Hải, Tiểu đoàn Trưởng về sự việc xẩy ra, ông có biết vợ chồng Nở, ông cho Sĩ quan CTCT/TĐ mua cái hòm, cấp cho Nở một cái xe Dodge để đưa vợ về quê mai táng. Tôi lấy hết tiền có thể có được, cả tiền quỹ ĐĐ đưa cho Nở, buổi trưa cuối năm, trời hơi lành lạnh, chiếc xe chở Nở và quan tài vợ đi ngang qua ĐĐ, tôi đứng nghiêm chào như một lần chị đã chào tôi, chị chết đi mà cái hòm không có phủ cờ, không được mười hai tháng lương, không cả được lên cấp chỉ vì chị là NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN.
Mười ngày sau, Nở trở lại đơn vị, trước ít ngày tôi về SG để chuẩn bị đi học, Nở đào ngũ, có lẽ Nở không chịu được cái cảnh mỗi tối vác cây đại liên tới chỗ đóng quân mà không có vợ bên cạnh.
Chị Nở thân mến, 40 năm sau ngày chị mất, hôm nay tôi ngồi viết lại chuyện này về chị, chỉ là một sự tình cờ thôi, hôm nọ tôi đọc loáng thoáng đâu đó người ta nói về những gương chiến đấu của Quân và Dân miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược trước đây, tôi chợt nhớ tới chị, một người không phải là quân, cũng không hoàn toàn là dân, gọi chị là gì nhỉ, chị lưng chừng ở giữa nhưng đã chiến đấu như một người lính thực thụ và đã hy sinh.
Một lý do nữa để tôi viết về chị là vì mới đây, Cộng Sản Việt Nam đã làm ầm ĩ lên câu chuyện về Đặng thùy Trâm, một nữ cán binh CS xâm nhập vào Nam và đã chết ở chiến trường Quảng Ngãi, cô Trâm này chết ở đây nhưng không ai biết nắm xương khô vùi chôn nơi đâu, một người lính Mỹ hành quân qua nơi cô chết và nhặt được cuốn nhật ký của Đặng thùy Trâm, cuốn nhật ký này, như một kỷ niệm chiến tranh của người lính, anh ta đem nó về Mỹ, mấy chục năm sau, nó mới được đưa ra ánh sáng và trao cho mẹ của Đặng thùy Trâm ở Hà Nội.
Nhà nước CSVN chụp được cơ hội này cho xuất bản cuốn nhật ký, dĩ nhiên với nhiều thêm thắt để khơi động lòng yêu nước của đám thanh niên càng ngày càng rời xa chủ nghĩa CS.. Đặng thùy Trâm là một Bác sĩ, nhưng không hiểu có được học hành tử tế để thành một Bác sĩ không, tôi đã đọc được một truyện khi ở tù ngoài Bắc là có một anh công nhân được tặng danh hiệu anh hùng lao động vì đã phục vụ 15 năm trong phòng bào chế thuốc, và vì phục vụ hăng say và lâu như vậy, anh được thăng lên làm dược sĩ vì quen với công việc bào chế, phong dược sĩ xong, anh ta mới đi học bổ túc văn hóa vì anh ta viết chữ cũng chưa gọn ghẽ mấy. Bởi vậy, tôi không biết Bác sĩ Thùy Trâm này trình độ có khá hơn y tá Thọ của Đại Đội mình năm xưa không, hay cũng như mấy bà mụ vườn ở nhà quê.
Thưa chị Nở, cả chị và cô Đặng thùy Trâm này là hai người đàn bà ở hai chiến tuyến chết trong cùng cuộc chiến, trong cùng thời gian và độ tuổi cũng gần như nhau, nhưng hai cái chết mang hai ý nghĩa khác nhau, Thùy Trâm bị bắt buộc và tự đi tìm cái chết, còn chị, chị bị chết vì người ta ở mãi đâu vô đây tìm để giết chị, chị chỉ là tự vệ, chị không hận thù ai, không ai dậy chị oán thù, không ai tuyên truyền với chị về chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ và cũng không nhân danh chủ nghĩa để chém giết người khác, chị rất đôn hậu, còn cái cô Thùy Trâm kia đã từ ngoài đó vào đây, mang trong lòng sự thù hận bởi sự tuyên truyền nhồi nhét, miền Nam này nào có cần ai phải giải phóng đâu, cho mãi nhiều năm sau này, người miền Nam vẫn khẳng định rằng họ không cần ai giải phóng cả.
Chị Nở có thấy điều buồn cười này không là trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm viết là sao quân Mỹ Ngụy tàn ác, thích chém giết, chị Nở có thích chém giết ai không hay người ta vào đây tìm giết chị, từ ngoài đó lần mò vào tận trong này để tìm giết người ta lại còn hô hoán là sao người ta thích chém giết mình, thật kỳ lạ. Cũng trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm than phiền là phấn đấu đã lâu nhưng chưa được kết nạp đảng, đây cũng là lý do vì sao Thùy Trâm đi B, cố gắng trong công tác để chỉ mong được đảng kết nạp, chị Nở có biết cô ta mong được kết nạp để làm gì không, thưa là để có cơ hội được làm lớn, có đảng mới được làm lớn, có làm lớn thì mới có quyền và có tiền, bây giờ cả cái nước Việt Nam này, đảng Cộng Sản thi nhau vơ vét tiền bạc của người dân, chúng giầu lắm rồi, hồi trước mỵ dân, chúng đem những người giầu có ra đấu tố, gọi họ là địa chủ, giờ thì ai đấu tố chúng? Thùy Trâm này nếu mà không chết và giả như có ô dù, giờ có thể là Bộ trưởng Y tế hay làm Giám đốc một bệnh viện nào đó thì cũng là những con giòi, con bọ đang tham gia đục khoét thân thể Việt Nam.
Cũng là cái chết nhưng chị chết trong vòng tay người chồng, có mồ yên mả đẹp, có nhang, có khói, tội cho cha mẹ cô Thùy Trâm, không biết nắm xương khô con giờ ở chỗ nào, họa chăng là cái bàn thờ với tấm hình cô ấy mà thôi.
Bốn mươi năm đã qua, bây giờ nhiều thay đổi lắm rồi chị Nở ạ, ông Thiếu úy trẻ năm xưa giờ là ông cụ già rồi, vẫn khó tính như trước và đang phiêu bạt nơi xứ người, Thượng sĩ Hội đã mất, Nở từ ngày đào ngũ tôi không gặp lại, chắc đã có vợ khác, xin được tạ lỗi cùng chị là đã không giữ được đất nước để rơi vào tay quân thù, thật không xứng đáng với sự hy sinh của chị, chúng tôi làm mất nước không phải vì hèn kém, không chiến đấu, mất nước vì bị phải mất nước.
Quên kể cho chị nghe,mấy tháng sau ngày chị mất, vũ khí được tối tân hóa, những cây Garant cổ lỗ sĩ được thay bằng súng M16, còn cây đại liên 30 nặng chình chịch chị biết đấy, thay thế bằng đại liên M60, nhẹ hơn, bắn nhanh hơn và không hay bị kẹt đạn nữa chị Nở ạ. Thôi tất cả đã qua, chúng tôi vẫn không bao giờ quên những người đã hy sinh vì mảnh đất miền Nam thân yêu, không bao giờ quên được những gương chiến đấu dũng cảm của quân và dân trong việc chống lại quân Bắc phương xâm lược, hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.
Trần như Xuyên
Bốn mươi tư lần Tháng Tư tưởng nhớ
Đã gửi: Thứ ba 23/04/19 06:17
bởi Hoàng Vân
-

Bốn mươi tư lần
Tháng Tư tưởng nhớ
_________________________
Tháng Tư về thêm một lần khơi gợi
Nỗi niềm vong gia thất quốc nghẹn ngào
Từng ngày qua như đang tháo từng lớp vải
Vết thương chưa lành mà càng thêm day dứt quặn đau
Đau lắm, mất tự do, mất nhà, mất đất
Mất chồng, mất cha, mất hết người thân
Còn thê thảm hơn khi mất cả giang sơn
Mất tổ quốc, mất quê hương dân tộc
Việt cộng vào đây là chúng ta mất hết
Đúng là thế rồi có phải vậy hay không?
Sao cơ nghiệp ruộng nương đang khang trang bát ngát
Bỗng trắng tay trần một tấc đất cũng không
Việt cộng vào đây là đời ta tan nát
Đúng như thế rồi có phải vậy hay không?
Sao cuộc sống đang yên lành câu hò tiếng hát
Bỗng dội AK chen đạn pháo đùng đùng
Việt cộng vào đây ai cũng thành có tội
Đúng là thế rồi có phải vậy hay không?
Sao gương mặt anh đang tươi cười rạng rỡ
Bỗng chợt âu lo ngơ ngác dè chừng
Việt cộng vào đây gây đau thương tang tóc
Ai bảo là sai? Ai nói là không?
Hãy nhìn kỹ đi: Mậu Thân, Cai Lậy
Đại Lộ Kinh Hoàng, Tỉnh lộ 7 kìa trông!
Việt cộng vào đây là điêu tàn băng hoại
Ai phán là sai? Ai cãi là không?
Chùa, miếu, nhà thờ, thánh đường tan nát
Sách vở ra tro, đạo nghĩa mịt mùng
Việt cộng vào đây người dân thành nô lệ
Ai bảo khó tin, ai nghĩ là không?
Trừ bốn triệu đảng viên và những thành phần liên hệ
Có phải hầu hết dân mình đang nặng ách cùm gông?
Việt cộng vào đây lời thanh tao biến mất
Ai cho là sai, ai đang nghi ngờ?
Tiếng nói cộc cằn, ngôn từ lạ lẫm
Khẩu hiệu lạc dòng, âm điệu ngây ngô
Việt cộng ngồi lâu biển cũng thành biển chết
Ai thấy là kỳ, ai đang lắc đầu?
Formosa một lần trắng tay ngư phủ
Biển Đông còn chăng? Còn cái “lưỡi bò!”
Việt cộng ngồi lì đất cũng thành đất lạ
Ai đang dụi mắt, ai đang ngủ trưa?
Tự trị, đặc khu, Tàu phù, nhượng địa
Bô-xít loang bùn dài mãi những cơn mưa
Ai bảo vết thương nào nhờ thời gian cũng khỏi
Họ sai rồi, hay ít nhất chẳng gồm tôi
Ngày nào cộng sản phi nhân hãy còn tồn tại
Chỉ thấy thêm tan hoang đổ nát dập vùi
Ai bảo hãy quên đi hận thù và cùng nhau hoà giải
Đó là Việt gian, vì không chỉ riêng tôi
Mà toàn thể đồng bào sau lần bị trói tay bức hại
Còn nhớ mãi đường ranh Quốc, Cộng rạch ròi
Tôi bước đi trong những ngày /Tháng Tư buồn tủi
Trời đất xạm màu và nước quặn mình đau
Cùng tiếc cho một thời miền Nam chan hoà nắng dội
Cùng khóc theo bao anh linh tử sĩ ngậm ngùi
Bốn mươi tư lần Tháng Tư nghiệt ngã
Đất nước điêu linh còn thống khổ đến bao giờ?
Dân tộc tang thương vẫn nhọc nhằn tơi tả
Bị vắt kiệt lương tri và nhuệ khí giống nòi
Bốn mươi tư lần Tháng Tư tưởng nhớ
Tôi vẫn tin vào một Tháng Tư sau
Không còn cộng nô, không còn đảng xã
Chỉ có hoa thơm và nhân nghĩa tươi màu
Bốn mươi tư lần xót xa thôi nhé
Xin nắng ươm vàng một Tháng Tư sau
Là ngày toàn dân vui mừng rộn rã
Dân chủ đa nguyên lấp lánh tươi màu
Quang Dương
Quốc Hận Tháng Tư 2019
30/04: Chiêu Hồn Bóng Quế
Đã gửi: Thứ ba 23/04/19 20:39
bởi Hoàng Vân
-
30/04:
Chiêu Hồn Bóng Quế
_________________________
Ngày cùng tận tháng tư, Ất Mão
Trang sử buồn, chồn cáo nghênh ngang
Từ nay lịch sử sang trang
Tháng tư buồn thảm lệ tràn ướt mi.
Ngoài đường phố xuân thì vụt tắt
Chỉ còn màu tím ngắt tang thương
Tân thanh tấu khúc đoạn trường
Vành tang chít vội, khôn lường niềm đau.
Từ ngày đó nhịp cầu đứt đoạn
Bao chiến binh hoạn nạn tràn lan
Núi rừng Việt Bắc thênh thang
Đèo heo hút gió, chung thân mỏi mòn.
Trong ngục tối bao hồn chiến sĩ
Chết trơ xương, sinh ký tử quy
Rừng thiêng nước độc chôn vùi
Chập chùng mộ chí xanh rì đồi nương
Ngoài biển cả cuồng phong bão tố
Thuyền vượt biên, vô số cô hồn
Hồn ma bóng quế chập chờn
Biển Đông vùi xác tủi hờn biệt ly.
Ngày tận số chỉ vì phương bắc
Đem hận thù reo rắc khắp nơi
Người ta trả oán thù đời
Từ nam chí bắc, biển khơi chập chùng.
Thơ song thất, tâm nhang thắp cháy
Tấm lòng thành cúi lạy vong linh
Lâm râm tụng niệm Tâm kinh
Từ nay xin thoát tội tình bến mê.
Lê đình Thông
Hận Ly Hương
Đã gửi: Thứ ba 23/04/19 21:02
bởi Hoàng Vân
Viết cho cái mốc của ngày Quốc Hận 30/04/1975
Đã gửi: Thứ tư 24/04/19 08:08
bởi Hoàng Vân
-
Viết cho cái mốc của ngày Quốc Hận 30/04/1975
___________________________
Cánh Dù lộng gió
Thấm thoát đã 44 năm ngày miền Nam bị một lũ ngợm nón cối dép râu kéo nhau vào giẫm nát cái miền đất tự do bằng cách xé bỏ hiệp định Paris năm 1973 chưa ráo mực thay vào đó là một thể chế độc tài đảng trị. Bất chấp luật lệ va hiệp định đã ký kết lũ ngợm này ngang nhiên đem quân từ các ngả Lào, Cambodia và vượt vỹ tuyến 17 một cách trắng trợn và công khai.
Chẳng ai khiến chúng giải phóng cho miền Nam trong khi miền Nam đang sung túc, phát triển kinh tế và hạnh phúc trong một chế độ dân chủ tự do, ngược lại với những gì chúng đang cai trị miền Bắc. Chẳng thế mà nhà văn Thu Hương sau khi vào tới miền Nam đã ngồi bật khóc vì bị tuyên truyền nhồi sọ khi nhìn thấy toàn cảnh miền Nam lúc 30/04 trái với những lời tuyên truyền trước khi đi B hay sao.
CSVN tuyên truyền cho thế hệ trẻ và người dân Miền Bắc là đi chống Mỹ cứu nước, vay súng đạn, lương thực kể cả sức người của quốc tế cs Nga Tàu, cho nên bây giờ è cổ ra mà trả nợ, trả không nổi thì cắt biển đảo, đất liền để trả, không còn gì để trả thì cướp đất của người dân để giao cho Tàu Cộng hoặc lấy tiền bỏ túi.
Nếu chỉ đơn thuần là chống Mỹ - thì sau khi Mỹ đã rút quân đội về nước hết năm 1973 thì Bắc cộng phải rút hết về miền Bắc mà xây dựng thiên đường XHCN của mình chứ tại sao vẫn còn tiếp tục kéo quân vào miền Nam để chống lại những người Anh Em cùng máu đỏ da vàng với mình và cướp luôn miền Nam của họ.
Cứ cho là giúp dân miền Nam thoát khỏi sự cùm kẹp của Mỹ Nguỵ - thì sau ngày 30/04/1975 sao không giao lại cho đứa con đẻ của mình là MTDTGPMN mà lại xoá sổ khai sinh luôn của nó. Chứng tỏ MTDTGPMN chỉ là con rối cho CSVN múa máy trên bàn cờ chính trị để mặc cả với Mỹ mà thôi, sau đó vắt hết nước và quăng vỏ đi là xong.
- Đúng là vừa ăn cướp vừa đánh trống la làng,
bảo chúng là ăn cướp là quá chính xác không còn từ nào hay hơn dành cho chúng.
Ngày 30/04/1975 đoàn quân ô hợp nhìn luộm thuộm, quần nọ áo kia kẻ đi giày ba ta Tàu Cộng, người đi dép lốp cao su, lưng đeo ba lô nồi niêu xoong chảo, ruột ngựa gạo, cả chiếc chiếu nhỏ đeo lủng lẳng. Mà cũng phải thôi, sống với chế độ không sản xuất ra được gì chỉ biết trông đợi viện trợ của Liên Sô và Tàu Cộng thì làm gì mà không ô hợp. Ngày đó dân chúng đứng 2 bên đường không phải để đón chào đoàn quân cờ máu này, mà từ nhỏ đến lớn hầu như mọi người chưa từng nhìn thấy VC bao giờ nên họ hiếu kỳ ra đứng xem cho tận mắt coi VC ra sao, chỉ một số ít con cháu và người nhà của cái đám MTDTGPMN vui mừng hớn hở ra đón thôi, vậy nhưng CSVN lại tuyên truyền dân miền Nam hân hoan chào đón đoàn quân giải phóng. cũng có nhiều thành phần sợ bị trả thù cũng cầm cờ giải phóng ra đứng vẫy cờ vẫy tay giả tạo để khỏi bị để ý, theo dõi hay ghép tội, vì họ sợ cái đám MTGPMN địa phương biết mặt biết mũi, và đã từng chứng kiến những cảnh dã man xưa kia hay chặt đầu, mổ bụng hoặc nửa đêm gõ cửa dẫn đi bán muối rồi quăng xác ở đâu đó, làm họ thất kinh bát đảo mãi mãi vẫn còn khiếp sợ.
Ngày 30/04/1975 mọi người bàng hoàng khi nghe đài phát thanh loan tin TT Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng buông súng, chúng tôi những người đã từng trong quân ngũ càng bàng hoàng bỡ ngỡ hơn khi nghe lệnh này, vì không ai ngờ lại nhanh như thế, trong khi quân đội các nơi còn đang chiến đấu chưa hề buông súng.
Ngày ấy tôi đang ghé thăm người bạn, tuy đã giải ngũ vì bị thương tật còn đang chống gậy đi chưa vững nhưng khi CSVN vào thì chúng lùa hết đàn ông thanh niên vào trong khu vực xưa kia chúng ẩn náu để lên lớp tuyên truyền về chính sách khoan hồng của chúng, từ sáng tới mãi 5g30 chiều mới cấp cho một tờ giấy bằng 3 ngón tay đóng mọc đỏ "Quân Giải Phóng Sài Gòn Gia Định" mà không thấy chữ ký của ai cả. Khi trao giấy cho tôi chúng nói cầm tờ giấy này các anh có quyền đi khắp mọi miền đất nước không ai làm khó dễ, đón mãi mới có chiếc xe Lam cuối cùng chở khách về nhà đúng 8g tối, vừa đi vừa sợ lạc đạn vì tranh tối tranh sáng, con nít 12 tuổi cũng ôm một cây súng M16 chỉa lên trời, chĩa ngang dọc bắn hết đạn, bắn thoải mái làm nhiều người bị đạn oan, đúng là khi đụng trận không sợ nhưng khi về nhà lại sợ cái đám giặc con này, có đứa ôm cây súng ngồi trên miệng hố mở liên thanh bắn hết một băng đạn nhưng sức còn quá nhỏ nên từ trên miệng hố súng nó giật ngược trở lại lăn luôn xuống hố nhìn thấy mà cười lộn ruột. Nguy hiểm nhất là khi về đến nhà lại có một đám con nít mỗi đứa một khẩu súng M16 chia làm 2 phe bắn nhau xung phong ra trò có đứa gãy chân, có đứa bị toác vai, may mà không đứa nào đi chầu ông bà, làm người đi đường chạy kiếm chỗ núp trối chết, cũng có mấy đứa khoảng 13-14 leo lên một chiếc xe Jeep A 2 bỏ không, mở máy chạy một quãng lao vào tường khựng lại chảy máu đầu.
Về tới nhà Trời đã tối mịt tôi mệt mỏi lăn ra giường nằm thở vì vừa bị điệu đi bộ vào trong bưng VC để học tập chính sách khoan hồng của CSVN vừa phải né tránh những đám con nít chơi dại xách súng bắn loạn xạ không biết đường nào tránh né như ngoài trận mạc. Tối hôm 30/04 tỉnh dậy tôi thấy đường xá nhộn nhịp trên trời toàn thấy sinh nhan cá nhân do cái bọn nghịch dại lôi từ trong các căn cứ QLVNCH bỏ lại đem ra ngoài thục thoải mái, thục lên Trời không nói còn thục ngang người mới chết, đang ngồi trước cửa nhà thình lình có một người ôm bụng chạy vào nhờ Ông già tôi sơ cứu, thì ra bị bỏng nặng vì trái sinh nhan cá nhân thục trúng vùng bụng làm phỏng, may mà gần hết tầm, chứ gần chắc toi mạng rồi không chừng.
Nghỉ được một ngày hôm sau thì có lệnh trình diện địa phương, tôi mang đồ ăn và quần áo đi trình diện ngoài xã nơi đang ở, khi khai lý lịch tôi khai binh nhất nhưng bị thương và đã giải ngũ nên học tập có 3 ngày và được thả cho về.
Năm nào tới ngày 30/04 CSVN cũng ăn mừng chiến thắng chúng rêu rao là đại thắng trong chiến dịch HCM giải phóng đất nước thống nhất 2 miền Nam Bắc. - Giải phóng cho miền Nam khỏi bị Mỹ Nguỵ kềm kẹp
khiến cho tất cả Quân Dân Cán Chính VNCH đi tù cải tạo vô thời hạn có nhiều người chết trong đó vì bội thực quyền cước của bộ đội và côn an trong trại. - Giải phóng khỏi Mỹ Nguỵ kềm kẹp
khiến 1 triệu người bỏ nước ra đi bất chấp làm mồi cho cá và hải tặc còn hơn ở lại để hưởng thiên đường XHCN, - giải phóng khỏi sự cùm kẹp của Mỹ Nguỵ
để những nhà có của trở thành trắng tay phải nhắm mắt sa chân vào các vùng kinh tế, - giải phóng cho miền Nam khỏi bị đói rét
cái bát mẻ cũng không có mà ăn, cái chiếu rách cũng không có mà nằm khiến cả miền Nam trước đây không bao giờ thiếu gạo sau ngày 30/04 phải ăn gạo 4 màu hột cứng và to ném chó có khi bể đầu (Củ mì khô, khoai khô, hột mít).
- Nản nhất là cái nạn xếp hàng mua thương nghiệp, có khi chờ cả nửa buổi mới mua được chút thực phẩm, xui xẻo tới lần mình mà hết hàng thì tiu ngỉu ấm ức ra về.
- Sau 2 năm ngày 30/04/1975 muốn đi đâu phải xin giấy phép tại nơi mình ở, đến nơi phải trình báo tại địa phương nơi mình đến,
- mua vé xe mới là cực hình, nằm vật nằm vã cả ngày lẫn đêm có khi 2 ngày mới mua nổi một tấm vé xe,
- vô phước mà mua phải xe chạy bằng than thì khi tới nơi mặt mũi đen thui như lấy nhọ mà trét lên, ngồi trong xe nóng hừng hực vì cái lò than ngay đuôi xe.
- Đi xe đò thì phải căn me khi gần đến nhà muốn xe dừng lại thì phải gọi lơ cách cả gần 2 km để xe nó rà rà đến nơi nó dừng là vừa vì lúc đó dầu thắng đâu có, xe cộ phải đổ nước xà bông hay rượu vào thắng thay dầu nên mỗi khi dừng xe thì phải từ từ rà cả gần 2 km thắng mới ăn hẳn, may mà lúc bầy giờ hiếm xe cộ chỉ loe nghoe mấy xe ngoài đường
- hơn nữa xăng dầu phải có phiếu mới mua được tiêu chuẩn tuỳ theo loại xe to hay bé, vì thiếu xăng nên cánh tài xế hay pha dầu hôi chung khi chạy khói bốc vô mắt cay chảy nước mắt liên tục.
- Tôi còn nhớ đón xe đi mua đồ một ngày chỉ có 2 chuyến đi và về, vào chợ nếu ra trễ hết chỗ thì ờ lại đêm, còn muốn về ngay thì đu đeo vô tội vạ, thường xuyên tôi phải đứng 1 ngón chân cái trên chiếc bản lề của xe Ford 2 tay bám càng trên mui xe, cố gắng gồng hít lên để khỏi buông tay rớt xuống đường vì không có thế đứng, chung quanh chật ních những người cũng đu bám đâu còn chỗ nào đứng được, Mỗi khi xe chạy tới chỗ cua thì những người bên cạnh dồn qua phía tôi làm tôi chỉ muốn rớt xuống đường đúng là cả một cực hình và rất nguy hiểm nhưng bằng mọi giá phải về nhà cho bằng được nên cũng ráng mà chịu trận cho tới nhà, tay chân rã rời.
Công ơn của bác và đảng thật to lớn và vĩ đại dường bao, - đưa một quốc gia có tầm có tiếng trong khắp Đông Nam Á
- thành một quốc gia chỉ biết rúc háng Tàu Cộng,
chỉ biết đi ăn mày quốc tế,
chỉ biết đi qua các nước láng giềng làm Osin.
Đất nước càng ngày càng co cụm lại,
con người trở thành hèn nhát trước kẻ thù,
nhập khẩu những thứ đầu độc về tự giết hại lẫn nhau chỉ vì lợi nhuận mà quên đi bản tính lương thiện vốn có trong mỗi con người.
Riêng những người lính gãy súng trong ngày 30/04, - hằng năm cứ mỗi lần 30/04 lại về đám con cháu cái đảng cướp và số người ăn theo vui mừng nghỉ lễ đi du lịch khắp nơi
- thì những người Anh Em này lại củ rủ trong nhà ngồi tiếc nuối một thời đã qua, tiếc cho số phận đất nước phải chịu tang tóc hết chia cắt giờ lại xẻ từng mảng để bán cho Tàu Cộng, cái đau không phải 44 năm không còn lãnh được một đồng lương nào nữa nhưng cái đau là số phận đất nước nổi trôi nghiệt ngã hết chiến tranh lại sắp trở thành nô lệ và mất nước.
Ôi không biết nên cười hay khóc cho thân phận công dân của một tiểu Quốc bị các cường quốc thi nhau chọn làm bãi chiến trường, thi nhau gặm nhấm trong khi những kẻ cùng máu đỏ da vàng đã hút cạn máu mủ của những người dân còm, không còn chút sinh khí mới bàn giao lại cho ngoại bang.
Ngày 17/04/2019
Cánh Dù lộng gió
nguồn: danlambaovn.blogspot.com
Tháng Tư Buồn Thảm - “Tự tử đi anh em! Tao không đầu hàng!”
Đã gửi: Thứ tư 24/04/19 18:19
bởi Hoàng Vân
Thà chết, không hàng giặc
Đã gửi: Thứ tư 24/04/19 19:56
bởi Hoàng Vân
-
Thà chết,
không hàng giặc
___________________________
Bảo Định Nguyễn Hữu Chế

“Anh hùng tử, khí hùng bất tử”
Lịch sử dân tộc Việt không thiếu những Anh Hùng - Liệt Nữ. - Năm 43, sau khi bại trận trước quân xâm lăng Nam Hán, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống sông Hát Giang mà tự tận, không để lọt vào tay giặc.
- Khi quân Nguyên sang đánh nước ta lần thứ hai (1284), quân nhà Trần kém thế, thua trận liên miên, vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, sợ chống không lại thì nhân dân bị tàn hại, nên có ý định hàng giặc để cứu muôn dân. Nhưng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã khẳng khái tâu:
- “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước”.
- Tháng 4 năm 1975, khi Tổng Thống 48 giờ không do dân bầu Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân CSBV, QLVNCH lại sản sinh ra nhiều vị anh hùng “thà chết không hàng giặc”. Đó là các Tướng
- Nguyễn Khoa Nam,
- Lê Văn Hưng,
- Trần Văn Hai,
- Lê Nguyên Vỹ,
- và Phạm Văn Phú.
Người đời xem năm vị tướng anh hùng này là “Ngũ Hổ Tướng”.
- Sau khi bỏ ngỏ Đà Nẳng, quân và dân Vùng I tìm cách trốn chạy vào Nam bằng mọi phương tiện sẵn có. Người dân VNCH, nhất là người dân Cố Đô Huế không bao giờ quên được thảm cảnh của Tết Mậu Thân năm nào, khi quân CSBV chiếm kinh thành Huế trong 26 ngày, và chúng đã sát hại hơn sáu ngàn người dân lành vô tội, do những tên đao phủ Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường và em là Ngọc Phan tung hoành ngay chính bà con, và bạn bè của chúng.
- “Đắc xin các đồng chí giải phóng có mặt ở đó được giải quyết mối thù riêng…
Tý đứng dưới hố, cứ mỗi lúc Đắc đưa súng lên nhắm vào trán Tý mà bóp cò, Tý lại nhắm mắt, khuôn mặt lạnh lùng chờ đợi…”
(Giải khăn sô cho Huế, Nhã Ca)
Đại úy Hoàng Bôi phục vụ tại Phi Đoàn 247, Trực Thăng Vận Tải Chinook CH47, Sư Đoàn 1 Không Quân, QLVNCH. Bôi quê ở làng Lai Hà, một ngôi làng bé nhỏ, nằm ven bờ Tây ngạn phá Tam Giang. Phá Tam Giang nổi tiếng, không những vì là con phá lớn nhất của đất nước, mà nổi tiếng nhờ qua những câu thơ:
“Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biết như tranh họa đồ.
Yêu em, anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
Làng Lai Hà thuộc quận Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, dù không có một lịch sữ lâu dài, chỉ mới thành hình kể từ sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa năm 1558, dưới đời vua Lê Anh Tôn, nhưng cũng đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt. Điển hình là một người thuộc vào hàng chú bác của Bôi, vào khoảng thập niên 1930, hoạt động chống chính quyền Bảo Hộ Pháp, bị bắt, nhưng đã tuyệt thực cho đến chết ở trong nhà lao Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, khi quân viễn chinh Pháp, theo thỏa hiệp sơ bộ với Chính Phủ Hồ Chí Minh, đưa quân vào Việt Nam để lập lại sự đô hộ, một người thuộc vào hàng ông của Bôi bị giặc Pháp bắt, không chịu đầu hàng, đã hô câu: trước khi một tràn đạn oan nghiệt của quân xâm lược nổ vào người ông, kết liễu cuộc đời của một lão nông anh dũng.
Làng Lai Hà đã cưu mang con cháu họ Nguyễn thuộc hệ phái Tiền quân Nguyễn Văn Thành, một trong những vị Khai Quốc Công Thần nhà Nguyễn.
Phía Bắc của làng là Chí Long, quê hương của cụ Nguyễn Tri Phương, một vị đại thần anh hùng của nhà Nguyễn. Khi quân Pháp hạ thành Hà Nội, con là phò mã Nguyễn Lâm tử trận, cụ bị thương nặng, bị giặc Pháp bắt, nhưng cụ không chịu buộc thuốc và nhịn ăn mà chết vào năm 1873. Những tấm gương anh hùng đó đã ăn sâu vào tâm khảm của Bôi, và nó đã định hướng cuộc đời của Bôi, cuộc đời của một vị anh hùng “thà chết không hàng giặc”.
Là phi công trực thăng, trước khi trở thành phi công lái Chinook, anh đã từng bay yểm trợ cho mặt trận vùng giới tuyến, anh đã bay qua phá Tam Giang, nơi chôn nhau cắt rốn. Bài hát “Chiều Trên Phá Tam Giang” của Trần Thiện Thanh làm cho anh chợt nhớ Sài Gòn, chợt nhớ làng quê nhỏ bé đang điêu linh vì cuộc chiến vô nghĩa do bọn Cộng Sản Bắc phương đang tiến hành từ mấy chục năm nay. Ngôi giáo đường Lai Hà, và Trường Trung Học Tam Giang ẩn mình sau lũy tre xanh, nơi đã chôn dấu biết bao kỹ niệm của thời niên thiếu, với vị Linh mục khả kính, Cha Nguyễn Phùng Tuệ, giờ chỉ còn trơ lại những bức tường loang lổ. Dấu vết chiến tranh đang tàn phá làng quê anh.
Những ngày cuối tháng 3 năm 1975, thành phố Đà Nẵng hầu như lính nhiều hơn dân. Dưới quyền Tư Lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đáng lý phải xảy ra một trận thư hùng giữa quân CSBV với quân của Tướng Trưởng, mà phần thắng bại chưa biết nghiêng về bên nào, dù quân viện do ông bạn đồng minh Hoa Kỳ cắt giảm, nhưng lòng anh dũng, ý chí quyết chiến quyết thắng của người lính Cộng Hòa vẫn có thừa. Nhưng cuối cùng “lệnh lạc” sao đó, Đà Nẵng đã bị bỏ ngỏ, toàn quân, toàn dân đành tháo chạy. Hoàng Bôi cũng như tất cả mọi người, tháo chạy trong cảnh bát nháo, hỗn loạn, hơn cả những ngày tháng của mùa Hè đỏ lửa năm 1972, khi quân CSBV, với xe tăng và đại pháo, ngang nhiên vượt sông Bến Hải, ranh giới chia đôi đất nước theo Hiệp định Đình chiến Geneva tháng 7 năm 1954.
Sáng sớm ngày 29 tháng 3 năm 1975, trời Đà Nẵng trở mưa. Cơn mưa Xuân cuối mùa lất phất nhẹ, như những cơn mưa phùn dầm dề xứ Huế, nhưng cũng đủ thấm ướt và làm lạnh lòng những ai phải rời thành phố, ra đi trong vội vã trước làn sóng đỏ đang đổ ập vào từ phương Bắc, như cơn đại hồng thủy, đang nhận chìm một đô thị rộng lớn vào hàng thứ hai của nước Việt Nam Cộng Hòa. Sân bay Đà Nẵng hỗn loạn, đạn khói mù trời. Người dân từ các vùng lân cận, từ Huế đổ vào, tìm cách vào phi trường kiếm một chỗ bay để thoát thân. Những ngày trước, Chính phủ đã thuê bao nhiều chuyến bay của máy bay ngoại quốc để di tản dân tỵ nạn, nhưng số lượng người đông đảo, chen lấn nhau, ai cũng muốn nhanh chóng được ra đi, nên đã xảy ra nhiều cảnh thương tâm. - Trung tá Hùng, thuộc Trung tâm Hành Quân Sư Đoàn 1 KQ, sau khi không còn liên lạc được với ai – gọi qua Quân Đoàn hay các đơn vị bạn, chỉ nghe tiếng chuông reo, không có ai trả lời – anh vội vã chạy ra phi đạo, ẳm theo hai đứa con thơ, vì vợ anh đã tử nạn trong một trận pháo kích của Cộng quân. Anh leo lên một chiếc L19 còn sót lại, nhưng không thể nào khởi động được máy. Anh vội tìm một chiếc xe để câu bình điện. Cuối cùng, máy bay nổ máy, anh bay được, thoát vào Nam
(theo lời kể lại của Hùng, khi ở tù chung một đội tại thành Ông Năm, Hóc Môn, năm 1975).
Đại úy Hoàng Bôi và một số đồng đội cùng thân nhân của họ lên một trong những chiếc Chinook cuối cùng vội vã rời bến. Khi phi cơ của anh bay ngang bãi biển Sa Huỳnh, bị súng VC bắn lên trúng đạn, không thể bay tiếp, đành phải đáp khẩn cấp. Đó là một xóm làng ven biển, thuộc thôn Vĩnh Tuy, xã Phú Thạnh. Ngoài phi hành đoàn, còn có 17 hành khách. Hầu hết họ là quân nhân thuộc SĐ1KQ và thân nhân. Một toán VC gồm du kích địa phương và quân CSBV tiến ra kêu gọi đầu hàng. Trong hoàn cảnh không thể chống cự, đụn cát trắng trống trải không nơi ẩn núp, tất cả hành khách đành tuân thủ. Nhưng phi hành đoàn gồm Đại úy Hoàng Bôi và một Thiếu úy Hoa tiêu phó đã “Thà chết, không hàng giặc”.
Hoàng Bôi là một tín đồ Thiên Chúa Giáo ngoan đạo. Theo giới luật, người tín hữu Thiên Chúa Giáo không được tự sát. Anh không muốn phạm vào giới luật. Nhưng đứng trước tình thế khẩn trương, một bên là giới luật, một bên là danh dự của một sĩ quan QLVNCH. Anh bắt buộc phải có sự lựa chọn. Là người dân xứ Huế, đã trãi qua những giờ phút kinh hoàng hồi Tết Mậu Thân năm 1968, với những cảnh giết người không gớm tay của bọn Việt Cộng, nhất là đối với những quân nhân, công chức VNCH khi bị lọt vào tay giặc. Linh Mục Bữu Dưỡng, Thượng Nghị Sĩ Trần Điền, những vị Giáo sư người Đức dạy tại Đại học Y khoa Huế, cùng hàng ngàn người dân vô tội đã bị giặc bắt đi chôn sống. Một thoáng suy nghĩ trôi qua. Quyết định của anh là chọn lựa cái chết. Người lính ra đi không hẹn ngày về. Là một sĩ quan QLVNCH, với lời thề bảo vệ “Tổ Quốc”, tôn trọng “Danh Dự”, và chu toàn “Trách Nhiệm”, anh đã “Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao”. Đại úy Hoàng Bôi và người Hoa Tiêu phó, rút vội khẩu súng lục tùy thân đang đeo trước ngực ra, mở khóa an toàn, kê vào đầu của nhau (có nghĩa là anh đã không tự sát!), và đếm: 1,2,3. Hai tiếng nổ chát chúa nhưng nghe như một vang lên, hai viên đạn cùng rời khỏi nòng súng một lượt. Hai thây người gục ngã. Máu của họ ướt đẩm đất Việt, tô thắm màu cờ vàng ba sọc đỏ. Thân xác của họ làm phân bón cho quê hương nghèo xơ nghèo xác vì đạn bom của chiến tranh.
- Trong số hành khách, có một thiếu phụ là vợ của một HSQ/KQ cùng phi đoàn
(nghe nói người thiếu phụ hiện đang sống tại Mỹ). - Người thiếu phụ khẩn khoản tên du kích có vẻ là tên chỉ huy, sau này được biết là tên Lê Tiền, và một du kích gái tên Phan Thị Cư, biếu họ hai chỉ vàng, xin được chôn cất tử tế hai người lính vừa chết.
- Một trong số những hành khách, Trung sĩ Kháng, thuộc một đơn vị ĐPQ cùng vài người khác, sau khi được bọn du kích cho phép, đào vội hai cái hố.
- Hai nấm mồ chôn vội, không có gỗ ván để làm quan tài, chỉ là bộ đồ bay làm cổ áo quan
(theo lời kể lại của người anh người quá cố, một Đại Đội Phó Cảnh Sát Dã Chiến, hiện định cư tại Orange County, và anh Nguyễn Điền, từ Việt Nam).
Như là một chiến lợi phẩm, tên du kích mang hai chiếc nón bay về nhà.
Ngày 5 tháng 4 năm 1975, những quân nhân và công chức còn kẹt lại Đà Nẵng được lệnh tập trung để nghe Ủy ban Quân Quản thành phố nói chuyện…Nhưng rồi họ được chở đi những nơi nào không ai biết. Vài tháng sau, trong số những cựu quân nhân được gọi đi “thi hành nghĩa vụ lao động”, có anh Nguyễn Văn Linh, BĐQ, Nguyễn Điền, QC, được điều động đi sửa chửa đường sắt ở vùng Sa Huỳnh, được phân chia ngủ nghỉ ở nhà một tên du kích. Tình cờ họ thấy hai chiếc nón bay trong cái tủ thờ của người chủ nhà. Đến gần nhìn kỹ, họ sững sờ khi thấy bảng tên đề “Hoàng Bôi”. Họ là những người bạn học của Bôi, thỉnh thoảng vẫn gặp nhau nhậu nhẹt tại Đà Nẵng, tìm cách lân la làm quen người chủ nhà để tìm hiểu. Người chủ nhà cũng là tên du kích, đã kể lại toàn bộ câu chuyện, và còn hướng dẫn hai người lính ra ngoài đụn cát ven biển, chỉ hai nấm mồ “vô chủ ai mà viếng thăm”. Nhưng lạ lùng thay, ngoài sự tưởng tượng của hai người lính. Hai nấm mồ vô chủ, nhưng không phải như nấm mồ Đạm Tiên của cụ Nguyễn Du:
- “Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
Hai nấm mồ đã được tên du kích, thôn đội trưởng, đắp cao, và có mộ bia (bằng gỗ) đàng hoàng. Có một lý do nào đó lớn lao như một phép nhiệm mầu đã biến đổi một tên du kích vô thần thành một gã giữ “từ đường”, lo hương khói, mồ mã cho đến ngày cải táng.
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã làm sụp đổ toàn bộ cuộc sống của người dân miền Nam, mà nạn nhân trực tiếp là thân nhân, gia đình “ngụy quân ngụy quyền”. Vợ của Bôi, một giáo viên tốt nghiệp trường Sư Phạm Qui Nhơn, đang dạy học, bị đuổi việc, ôm đứa con còn đang măng sửa tìm về nương tựa nơi nhà ngoại. “Tấn về nội, thối về ngoại”. Nhưng khốn nổi, ngôi nhà ngoại đã bị kẻ chiến thắng chiếm đoạt – cho đến bây giờ. Bên nội cũng ly tán. Người đi tù, kẻ đi “kinh tế mới”, một số trở về quê. Quê nội, một làng quê nhỏ, cách kinh thành Huế lối nửa ngày đường. Những ngày hè, gió nồm lồng lộng thổi từ phá Tam Giang, xua đi cái nóng bức do cơn gió hạ Lào nung nấu. Sau những tháng năm điêu tàn vì chiến tranh, giờ quê nội cũng đang chịu khốn khổ vì bọn VC ngu dốt tập kết trở về trong việc làm thũy lợi, bắt đập và ngăn phá, làm cho ruộng đồng khô cằn. Quê hương miền Trung nghèo, vốn cày lên sỏi đá, nay sỏi đá cũng không còn để mà cày! Người dân phải tha phương cầu thực. Người sống đã không lo được miếng cơm manh áo, làm sao lo được cho người chết.
Cũng có vài lần, những người thân tìm đến mộ phần của anh thăm viếng và có ý muốn cải táng. Nhưng người dân địa phương tìm cách ngăn cản không cho di dời, vì họ tin vào những ơn ích có được mỗi khi họ đến cầu xin. Thời gian đã đi qua khá lâu, vợ con và thân nhân của Đại úy Bôi quyết định cải táng, nhất quyết đem nắm xương tàn về gởi gắm nơi cố hương. Người nhà đã đến gặp tên Chủ tịch xã, cũng chính là tên du kích, thôn đội trưởng ngày xưa. Chẳng biết có đút lót hay quà cáp gì không, nhưng hắn đã dễ dàng đồng ý, với sự thân thiện khác thường. Thay bộ áo quần đang mặc (không còn chân đi dép râu, đầu đội nón tai bèo), trịnh trọng trong chiếc áo dài đen, khăn đóng, dẫn đoàn người hướng về độn cát ven biển. Vừa đi, hắn vừa kể lại những gì đã xảy ra từ 30 năm trước. Câu chuyện sống động tưởng chừng như thể mới xảy ra hôm qua. Giọng kể đều đều, pha đôi chút ngậm ngùi, ăn năn. Hắn xin phép gia đình được thắp nén hương, và lâm râm khấn nguyện trước phần mộ. Sau đó hắn lại xin phép được tự tay đào tìm hài cốt vị anh hùng, như để đền bù lại cái ngày hắn đã “say men chiến thắng” một cách lầm lỡ, với những xúc động nghẹn ngào…
- “Hơn 30 năm, bộ áo bay còn giữ màu cứt ngựa, gói trọn bộ xương tàn của một người thỏa chí tang bồng”
(‘Lối Về’, Đặc San Phượng Hoàng, Nguyễn Văn Thống, người anh em bà con).
Mộ phần của viên Thiếu úy Hoa tiêu phó đã được cải táng trước – rất tiếc, người viết không được tin tức gì về vị anh hùng này.
Hai người phi công tuẩn nạn đã được người dân địa phương thờ phụng, và hương khói quanh năm. Và chính tên Chủ tịch xã cũng rất sùng bái hai “tên sĩ quan ngụy” mà hắn đã trút hết những hận thù năm xưa! Nhưng bây giờ đã trở thành hai vị Thần Làng.
Michigan, Mùa Tuyết 2008
(Nhân dịp đọc tin và xem video buổi lễ Phủ cờ hai anh hùng KQ Lê Văn Bé và Nguyễn Văn Lộc).
Bảo Định
nguồn: hung-viet.org
Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam cuối cùng đã bị bộc lộ
Đã gửi: Thứ năm 25/04/19 17:05
bởi Hoàng Vân
-
Sự dối trá trắng trợn
của truyền thông Mỹ
về cuộc chiến tại Việt Nam
cuối cùng đã bị bộc lộ
___________________________
Chelsea Schilling _ * Nguyễn Trọng Dân lược dịch
- Nào là hình chụp nhà sư tự thiêu gây bàng hoàng cho người Mỹ vào năm 1960.
Nào là hình chụp Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia bắn du kích Việt Cộng ngay tại đường phố Sài Gòn.
Nào là hình chụp người con gái nhỏ trần truồng chạy giữa đường, toàn thân bị cháy do bom napalm.
Đó là hình ảnh của cuộc chiến Việt Nam qua ống kính lệch lạc của giới truyền thông Hoa Kỳ mà ta được biết bấy lâu.
Hình ảnh người lính Mỹ tại cuộc chiến Việt Nam được giới truyền thông Hoa Kỳ mô tả như là những kẻ nghiện ngập, cuồng sát, giết cả trẻ em.
Đồng minh của Hoa Kỳ là chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng chịu chung số phận bị xuyên tạc bởi giới truyền thông Mỹ. Chính thể này cũng được giới truyền thông Mỹ mô tả nào là tham nhũng, hối lộ, hèn nhát và không đáng hay không có chính nghĩa để cho người Mỹ hy sinh bảo vệ.
Câu hỏi đặt ra là những hình ảnh và những lời xuyên tạc trên nhan nhản khắp các đài truyền hình tại Mỹ, khắp các tờ báo tại Mỹ có thật sự diễn tả đúng bản chất của cuộc chiến nhằm bảo vệ tự do và ngăn ngừa thảm họa Cộng Sản, cũng như có nói đúng về thảm cảnh mà người Việt phải hứng chịu trước thảm họa này?
Hai nhà điều hành và sản xuất phim Richard Botkin và Fred Koster đã can đảm nhìn vào sự thật của cuộc chiến khi cho ra cuốn phim tài liệu với tựa đề: - “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Victory and Betrayal,”
tạm dịch là
“Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bội trong cuộc chiến tại Việt Nam,”
trình chiếu tại Westminster vào ngày 27 tháng Ba năm 2015. Bộ phim đưa ra những mẩu chuyện có thật về tình đồng đội, về lòng quả cảm, về tinh thần quốc gia cũng như sự hy sinh trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn Cộng Sản, điều mà giới truyền thông Hoa Kỳ cố tình chối bỏ.
Botkin thành thật thừa nhận là người dân Mỹ đã bị giới truyền thông Mỹ lừa phỉnh!
Botkin cho tạp chí mạng Worldnetdaily (www.WND.com) biết như sau: - “Những người lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam cũng quả cảm can trường không thua kém gì thế hệ trước của họ khi tham dự đệ nhị thế chiến.”
Botkin còn cho biết thêm: - “Có cả hàng trăm ngàn sĩ quan Hoa Kỳ các cấp phục vụ tại Việt Nam lập nhiều công trạng nhưng chỉ có mỗi một trung úy William Calley là được báo chí bàn đến rầm rộ vì bị kết tội giết 22 thường dân tại làng Mỹ Lai vào ngày 16 tháng Ba năm 1968.”
Botkin khẳng định: - “Chúng ta cần phải nhìn lại vấn đề cho công bằng không thể thiên lệch như vậy.”
Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt được vài năm, tổng thống Nixon đã phải thở dài mà thừa nhận rằng: - “Không có sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ lại bị che giấu dối gạt nhiều như cuộc chiến tại Việt Nam. Một cuộc chiến trước thì bị truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, sau thì bị đánh giá thiên lệch.”
Theo như Botkin tâm sự, nhiều bộ phim khác về cuộc chiến tại Việt Nam như: “Apocalypse Now”, “The Deer Hunter”, “Good Morning, Vietnam,” “Rambo”, hay “Full Metal Jacket” cũng chỉ là những bộ phim có tính giải trí mua vui, và những bộ phim này không nêu rõ được những gian lao hung hiểm mà những người lính đã phải chiến đấu hết sức dũng cảm khi đối diện trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa Cộng Sản. Nhà làm phim Botkin nói: - “Giới truyền thông Mỹ đã mô tả những người lính Mỹ tham chiến tại đã bị lừa để đẩy vào cuộc chiến vô nghĩa, để rồi khi những người lính này trở về thì họ bị cả xã hội gạt bỏ quên lãng và bị coi như là công cụ của giới kỹ nghệ sản xuất vũ khí mà thôi.
Còn những người Việt Nam đồng minh của chúng ta (tức Việt Nam Cộng Hòa) thì lại còn bị mô tả một cách xuyên tạc nặng nề hơn nữa, nào là tham nhũng, độc tài, hèn nhát, và không đáng để nước Mỹ phải hy sinh cứu giúp “
Thế nhưng cũng theo nhà làm phim Botkin, cũng là người viết cuốn sách “Lội ngược dòng oan nghiệt” (“Ride the Thunder”) để rồi từ đó, cuốn phim tài liệu: “Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bôi trong cuộc chiến tại Việt Nam” được dựng lên, sau khi đích thân đi điều nghiên tại những nơi xảy ra giao tranh cũ của Thủy Quân Lục Chiến (của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) cùng các cố vấn Hoa Kỳ trước sự tấn công của Cộng quân, thì lại khẳng định rằng mọi xuyên tạc của giới truyền thông Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa là hoàn toàn sai! Botkin giải thích như sau: - “Cuốn phim tài liệu này là cố gắng của chúng tôi nhằm xóa đi hiểu lầm về cuộc chiến Việt Nam do truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, trả lại danh dự cho những người lính Mỹ tham chiến và đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta.
Cộng Sản là thảm họa cần phải ngăn chận và sự tham dự cuộc chiến của người Mỹ chúng ta là chính đáng.”
Vào thập niên 1970, theo chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” của tổng thống Nixon, Việt Nam Cộng Hòa phải tự mình đương đầu ngăn chặn Cộng quân. Phim của Botkin kể lại câu chuyện có thật bị lãng quên chẳng còn ai biết đến nữa về sự can đảm của những cố vấn Mỹ và những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh chống lại sự tấn công ồ ạt của Cộng quân trong kế hoạch tổng tấn công vào mùa hè năm 1972, cứu vãn cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nhỏ bé này thoát khỏi tình thế nguy ngập.
Người thật việc thật - cuốn phim diễn tả lại diễn biến của trận đánh tại Đông Hà, khi Cộng quân với quân số trên 20 ngàn người và 200 chiến xa đã hoàn toàn bị đánh bật lại bởi một lực lượng chỉ có 700 lính thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và vài cố vấn quân sự của Mỹ.
Do anh dũng chiến đấu và chiến thắng trên chiến trường, những người lính Thủy Quân Lục Chiến đã phải chịu đựng sự trả thù của Cộng sản bị bỏ đói và lao động khổ sai trong các trại tập trung (không luật sư toà án xét xử) gọi là trại “học tập cải tạo.” Cuốn phim tài liệu cũng đề cập lại quãng đời học tập cải tạo của Trung tá Thủy Quân Lục Chiến Lê Bá Bình ở Nam Hà năm 1979. Người thủ vai ông là diễn viên Joseph Hiếu.
- “Chúng tôi mở đầu bằng cuộc đời ông trong trại tù tập trung “học tập cải tạo” rồi từ đó truy ngược về lại quá khứ trước đó của đời ông. Thông qua sự truy ngược đó, chúng tôi dựng lại bối cảnh Việt Nam sau đệ nhị thế chiến, khi ông còn là đứa trẻ. Chúng tôi cũng phỏng vấn những người Mỹ, những người Việt sinh sống cùng thời với ông.”
Trung tá Bình, một quân nhân thứ thiệt khó ai bì, phục vụ 13 năm trong quân đội và chịu 11 năm tù trong trại tập trung. Bất chấp bao nhiêu lần bị thương và bao nhiêu mất mát, ông vẫn can trường bình thản đối diện oan nghiệt. Ông bị thương chín lần và được thưởng huân chương American Silver Star. Botkin giải thích thêm: - “Khi chúng ta tham chiến tại Việt Nam, mỗi người lính chỉ ở đó từ 12 tháng đến 13 tháng, nhưng Trung tá Bình thì ở đó đối diện chiến tranh từ đầu cho đến cuối. Thông qua cuộc đời của Trung tá Bình, tôi hy vọng người Mỹ chúng ta sẽ thấy sự hy sinh của chúng ta tại Việt Nam là chính nghĩa và cần thiết “.
Khi cuộc chiến đi đến hồi kết thúc, hàng triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa chạy giặc tìm đủ cách di tản tị nạn Cộng sản. Bao nhiêu người bị bỏ tù hoặc bị tử hình. Sáng 30 tháng Tư, những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng, kết thúc 21 năm chiến đấu.
Những diễn viên của cuốn phim này có rất nhiều người là người Việt tị nạn Cộng Sản. Nơi mà cuốn phim này được quay, Southern California (miền Nam tiểu bang California) thực ra cũng đã có 370 ngàn người Mỹ gốc Việt sanh sống mà hầu hết là những người Việt tỵ nạn Cộng sản, cựu chiến binh, thuyền nhân; có gần 200 ngàn người Việt định cư tại Orange County. Botkin tâm sự thêm: - “Đối với những người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng Sản, kể lại những oan nghiệt từ cuộc chiến mà họ chịu đựng không phải chỉ là để kiếm tiền mà là những nỗi lòng u uất của kẻ mất nước, cảm thấy có trách nhiệm phải nói lên sư thật. Họ chống Cộng tới cùng. Họ chống Cộng vì họ nhìn rõ bộ mặt thật của Việt Cộng. Gia đình thân nhân của họ hoặc là bị giết, hoặc là bị tù đày bởi Việt Cộng. Họ mất tất cả và sẵn sàng bỏ tất cả để có được tự do.
Tôi đã hết cách lánh né mà buộc phải nhìn thẳng vào sự thật với lòng cảm thông kính trọng họ.”
Hệ quả của cuộc chiến tại Việt Nam, cũng theo nhà làm phim theo Botkin, đã giúp toàn khối Đông Nam Á và Á Châu né tránh được thảm họa Cộng Sản vốn đang lây lan mạnh lúc bấy giờ cũng như có hòa bình ổn định để phát triển. Botkin nói: - “Khi chúng ta đổ bộ lên Việt Nam năm 1965, du kích Cộng Sản đã gây rối ở Philippine, Mã Lai, Indonexia và Thái Lan. Nhờ có sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam, bất chấp bao nhiêu lời xuyên tạc từ truyền thông như đã nghe đã thấy, đã giúp trì hoãn sự bành trướng của thảm họa Cộng Sản và khiến nền kinh tế của những quốc gia kể trên có thời giờ chấn hưng và phát triển để đủ sức tự mình thoát khỏi ảnh hưởng của Cộng Sản. Tôi hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa, không có nỗ lực của người Mỹ chúng ta tham chiến tại Việt Nam thì các quốc gia này không được như ngày nay.”
“Và đối với nước Mỹ chúng ta ngày nay,” Botkin bàn thêm, “chúng ta đang loay hoay tìm lấy chính mình. Biết bao nhiêu người Mỹ trong chúng ta nghĩ rằng đất nước mình là một quốc gia ác độc tàn nhẫn (cũng bởi do truyền thông Mỹ gây ra,) nhưng trên thực tế, nước Mỹ chúng ta là ánh sáng của nhân loại, người Mỹ chúng ta là biểu tượng của nhân bản tốt đẹp cho thế giới.”
Rồi ông Botkin khẳng định: - “Chúng ta đã cứu thế giới vào thời đệ nhị thế chiến,
chúng ta đã cứu Nam Hàn khỏi thảm họa Cộng Sản
cũng như đã cố giúp Việt Nam ngăn chận Cộng Sản khi tham chiến ở nơi này.”
26/5/2017
Nguyễn Trọng Dân lược dịch
nguồn: hon-viet.co.uk