Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba
Đã gửi: Thứ hai 27/02/17 21:54
*
Đó... thấy chưa ? Thấy cái phi lý chưa ?
Hồi nó khoẻ mạnh và tràn đầy sức lao động sản xuất thì nó đóng góp cho người, chừng già yếu bịnh tật thì nó biểu mình gánh vác.
Bởi vậy, vì thế, cho nên... mới phải nói tới nâng cao dân trí để tất cả các thành viên trong xã hội ý thức được nhiệm vụ bổn phận và quyền lợi của người dân. Làm chủ đồng nghĩa với bỏ vốn đầu tư kinh doanh để sanh lợi, rồi hưởng lọi. Hổng bỏ miếng vốn nào ráo, nhảy vô đòi chia lời coi sao cho đặng !
Chuyện nghịch lý tới bi hài, là các xứ bắc âu luôn luôn đứng đầu sổ về thành quả an sanh trật tự xã hội, về dân chủ nhơn quyền, về tùm lum tà la mọi thứ, bỏ mỹ bỏ úc, bỏ canada thường khi xa. Nhưng 10 trự di dân thì hết chín rưỡi chọn một trong 3 nước kém cỏi này đậng xin vào. Bằng cớ là (nghe kể là...) tại trại tị nạn, di dân chờ thanh lọc đã xếp hàng rất đông rất dài, chờ lâu nhiêu cũng chờ, để được 3 nước này phỏng vấn, còn vào những nước khác, ngay cả các nước bắc âu thì họ trốn tiệt, có cho cũng ứ vào !
Vì sao ? Nhứt định hổng phải vì tình trạng xã hội khó khăn, tinh thần kỳ thị của người bản xứ rồi đó. Hẩn việc vượt qua khó khăn rào cản ngôn ngữ và thời tiết là hai chuyện đầu bảng. Chưa kể... bước vào những xứ nhỏ ít di dân ấy hẳn cũng không thoải mái... lắm - nhứt là di dân tại nhựt bổn, chờ hàng chục năm chưa chắc đã lấy xong cái quốc tịch, phiêu quá phiêu -
Chuyện trở về Canada của vợ chồng D ngó chừng không dễ nữa, cho dù bằng cấp hai bên coi như tương đương, chỉ cần recycle vài tuần là sẽ được công nhận và phát bằng hành nghề, cả vợ lẫn chồng. Lý do : D dính hemorrhagic hypertensive stroke, không hành nghề đậng nữa, và nó cắt nghĩa sự việc như là đời sống quá stressful, stress-in stress-out và stress thường trực, tới độ không còn thì giờ để ý tới sức khoẻ của chính mình, cordonnier mal chaussé, một ông thợ giày khéo tay nhưng không kịp chưa kịp đóng cho mình đôi giày vừa vặn ! Hồi học xong oncology đi làm ít lâu và đối đầu với thực tế, nó cũng có ý định về lại khi xong quốc tịch mỹ. rồi lo làm tiền nên cứ chần chừ miết, nay thì hết còn cơ hội. Người tính hổng bằng trời tính. Tính kỹ quá nên vuột hết !
Bữa qua tụi tui ngồi nghe nó bàn chuyện chánh trị huê kỳ, xoay quanh cái ObamaCare, nó đồng ý với tui đây là viên thuốc đấng bọc đường, mê hoậc dễ dàng những người cận nhưng thiếu kiếng. Riêng với D, nó không bị ảnh hưởng gì, vì nay có quyền đi theo bảo hiểm của vợ nó, cho tới 65 tuổi, rồi sẽ chuyển sang medicare. Tới lúc đó, nếu chánh sách Obamacare tiếp tục, rất có thể các services Medicare sẽ bị chánh phủ cắt một hay nhiều phần vì ngân sách tham thủng, nhưng tới đâu hay tới đó. Và... đây là lý do vì sao nó đã cố gắng để giữ lại, nhưng giữ không xong, cái thẻ permanent resident diệp kỳ. Cái chi cũng có giá của nó, cố gắng không được đành phải chịu.
Sau đây là một chuyện nghịch lý khác tại quốc gia hàng đầu Thuỵ Điẻn, thôn làng đọc cho vui
Chính sách lãi suất âm ban đầu được đưa ra để thúc đẩy GDP tuy nhiên sau đó, nó đã bị chỉ trích nhiều. (Nguồn: Financial Times)
Chính sách lãi suất âm của Thụy Điển đã làm doanh nghiệp và người dân ở đất nước này đỡ “xót” hơn khi đóng thuế và bây giờ, họ đang chạy đua nhau để nộp thuế nhiều hơn mức cần thiết nhằm thu được một khoản lãi đáng kể từ việc đó.
Theo số liệu Chính phủ Thụy Điển công bố, năm 2016, thặng dư ngân sách nước này đạt 85 tỷ kronor (tương đương 9,5 tỷ USD) trong đó khoảng 40 tỷ kronor là số tiền người dân và doanh nghiệp trả vượt mức thuế mà họ phải đóng. Vì vậy, Chính phủ nước này đã phải trả tiền lãi hơn 3,5 tỷ bảng Anh (khoảng 4,4 tỷ USD) cho họ.
Theo The Financial Times, Chính phủ Thụy Điển muốn ngăn cản việc trả thuế quá mức này của người dân nhưng Văn phòng Nợ Quốc gia đã thừa nhận những nỗ lực của họ cũng không đủ.
“Chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì nữa, điều này đơn giản là hệ quả của mức lãi suất âm hiện hành”, Marten Bjellerup, người đứng đầu Văn phòng Dự báo, Văn phòng Nợ Quốc gia cho biết.
Giải thích nguyên nhân dẫn tới việc này, tờ Financial Times cho rằng các khoản lãi để trả cho người dân khi họ nộp vượt mức thuế là hậu quả không lường được từ việc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển nỗ lực thúc đẩy lạm phát trong nền kinh tế địa phương bằng cách hạ lãi suất xuống dưới 0% vào 2 năm trước đây.
Trong khi lãi suất ngân hàng giảm mạnh, luật thuế khoá của Thụy Điển lại quy định tiền gửi dư thừa trong tài khoản thanh toán của người nộp thuế kiếm được tối thiểu là 0,56% lãi suất/năm khiến nhiều người sử dụng chúng như tài khoản ngân hàng tạm thời.
Olle Holmgren, chuyên gia trưởng về chiến lược của Thụy Điển tại ngân hàng SEB cho biết các khoản thanh toán vượt mức cần thiết không thể đoán trước được đã “tạo ra một số vấn đề đối với các văn phòng nợ”.
Ông nói: "Các văn phòng nợ không biết các khoản tiền thuế thanh toán vượt mức này sẽ ở lại trong tài khoản bao lâu, có nghĩa rằng nếu số tiền này được rút ra, họ sẽ phải tìm nguồn tiền khác để bù đắp vào. Về điều này, Chính phủ có thể xử lý được nhưng nó sẽ tạo ra sự không ổn định trong quá trình vay mượn ngân sách.”
Theo The Financial Times, Chính phủ hiện đã loại bỏ thanh toán lãi suất tiền gửi thuế vượt mức nhưng Văn phòng Nợ Quốc gia vẫn hy vọng rằng ngay cả lãi suất ở mức 0% sẽ vẫn hấp dẫn các doanh nghiệp.
Tại cuộc họp chính sách mới nhất của mình vào tuần này, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển cho biết có nhiều khả năng họ sẽ cắt giảm lãi suất âm sâu hơn nữa chứ không tăng chúng trong ngắn hạn.
*

Đó... thấy chưa ? Thấy cái phi lý chưa ?
Hồi nó khoẻ mạnh và tràn đầy sức lao động sản xuất thì nó đóng góp cho người, chừng già yếu bịnh tật thì nó biểu mình gánh vác.
Bởi vậy, vì thế, cho nên... mới phải nói tới nâng cao dân trí để tất cả các thành viên trong xã hội ý thức được nhiệm vụ bổn phận và quyền lợi của người dân. Làm chủ đồng nghĩa với bỏ vốn đầu tư kinh doanh để sanh lợi, rồi hưởng lọi. Hổng bỏ miếng vốn nào ráo, nhảy vô đòi chia lời coi sao cho đặng !
Chuyện nghịch lý tới bi hài, là các xứ bắc âu luôn luôn đứng đầu sổ về thành quả an sanh trật tự xã hội, về dân chủ nhơn quyền, về tùm lum tà la mọi thứ, bỏ mỹ bỏ úc, bỏ canada thường khi xa. Nhưng 10 trự di dân thì hết chín rưỡi chọn một trong 3 nước kém cỏi này đậng xin vào. Bằng cớ là (nghe kể là...) tại trại tị nạn, di dân chờ thanh lọc đã xếp hàng rất đông rất dài, chờ lâu nhiêu cũng chờ, để được 3 nước này phỏng vấn, còn vào những nước khác, ngay cả các nước bắc âu thì họ trốn tiệt, có cho cũng ứ vào !
Vì sao ? Nhứt định hổng phải vì tình trạng xã hội khó khăn, tinh thần kỳ thị của người bản xứ rồi đó. Hẩn việc vượt qua khó khăn rào cản ngôn ngữ và thời tiết là hai chuyện đầu bảng. Chưa kể... bước vào những xứ nhỏ ít di dân ấy hẳn cũng không thoải mái... lắm - nhứt là di dân tại nhựt bổn, chờ hàng chục năm chưa chắc đã lấy xong cái quốc tịch, phiêu quá phiêu -
Chuyện trở về Canada của vợ chồng D ngó chừng không dễ nữa, cho dù bằng cấp hai bên coi như tương đương, chỉ cần recycle vài tuần là sẽ được công nhận và phát bằng hành nghề, cả vợ lẫn chồng. Lý do : D dính hemorrhagic hypertensive stroke, không hành nghề đậng nữa, và nó cắt nghĩa sự việc như là đời sống quá stressful, stress-in stress-out và stress thường trực, tới độ không còn thì giờ để ý tới sức khoẻ của chính mình, cordonnier mal chaussé, một ông thợ giày khéo tay nhưng không kịp chưa kịp đóng cho mình đôi giày vừa vặn ! Hồi học xong oncology đi làm ít lâu và đối đầu với thực tế, nó cũng có ý định về lại khi xong quốc tịch mỹ. rồi lo làm tiền nên cứ chần chừ miết, nay thì hết còn cơ hội. Người tính hổng bằng trời tính. Tính kỹ quá nên vuột hết !
Bữa qua tụi tui ngồi nghe nó bàn chuyện chánh trị huê kỳ, xoay quanh cái ObamaCare, nó đồng ý với tui đây là viên thuốc đấng bọc đường, mê hoậc dễ dàng những người cận nhưng thiếu kiếng. Riêng với D, nó không bị ảnh hưởng gì, vì nay có quyền đi theo bảo hiểm của vợ nó, cho tới 65 tuổi, rồi sẽ chuyển sang medicare. Tới lúc đó, nếu chánh sách Obamacare tiếp tục, rất có thể các services Medicare sẽ bị chánh phủ cắt một hay nhiều phần vì ngân sách tham thủng, nhưng tới đâu hay tới đó. Và... đây là lý do vì sao nó đã cố gắng để giữ lại, nhưng giữ không xong, cái thẻ permanent resident diệp kỳ. Cái chi cũng có giá của nó, cố gắng không được đành phải chịu.
Sau đây là một chuyện nghịch lý khác tại quốc gia hàng đầu Thuỵ Điẻn, thôn làng đọc cho vui
*
Thụy Điển than phiền vì người dân nộp thuế quá nhiều
Dân trí 26/2/2017 -

Người dân Thụy Điển trả vượt mức thuế mà họ phải nộp kể từ khi Ngân hàng Trung ương hạ mức lãi suất xuống dưới 0% vào 2 năm trước. Chính vì vậy, Chính phủ Thụy Điển đã có lời phàn nàn có một không hai khi đất nước này đang thu được quá nhiều tiền thuế.Dân trí 26/2/2017 -

Chính sách lãi suất âm ban đầu được đưa ra để thúc đẩy GDP tuy nhiên sau đó, nó đã bị chỉ trích nhiều. (Nguồn: Financial Times)
Chính sách lãi suất âm của Thụy Điển đã làm doanh nghiệp và người dân ở đất nước này đỡ “xót” hơn khi đóng thuế và bây giờ, họ đang chạy đua nhau để nộp thuế nhiều hơn mức cần thiết nhằm thu được một khoản lãi đáng kể từ việc đó.
Theo số liệu Chính phủ Thụy Điển công bố, năm 2016, thặng dư ngân sách nước này đạt 85 tỷ kronor (tương đương 9,5 tỷ USD) trong đó khoảng 40 tỷ kronor là số tiền người dân và doanh nghiệp trả vượt mức thuế mà họ phải đóng. Vì vậy, Chính phủ nước này đã phải trả tiền lãi hơn 3,5 tỷ bảng Anh (khoảng 4,4 tỷ USD) cho họ.
Theo The Financial Times, Chính phủ Thụy Điển muốn ngăn cản việc trả thuế quá mức này của người dân nhưng Văn phòng Nợ Quốc gia đã thừa nhận những nỗ lực của họ cũng không đủ.
“Chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì nữa, điều này đơn giản là hệ quả của mức lãi suất âm hiện hành”, Marten Bjellerup, người đứng đầu Văn phòng Dự báo, Văn phòng Nợ Quốc gia cho biết.
Giải thích nguyên nhân dẫn tới việc này, tờ Financial Times cho rằng các khoản lãi để trả cho người dân khi họ nộp vượt mức thuế là hậu quả không lường được từ việc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển nỗ lực thúc đẩy lạm phát trong nền kinh tế địa phương bằng cách hạ lãi suất xuống dưới 0% vào 2 năm trước đây.
Trong khi lãi suất ngân hàng giảm mạnh, luật thuế khoá của Thụy Điển lại quy định tiền gửi dư thừa trong tài khoản thanh toán của người nộp thuế kiếm được tối thiểu là 0,56% lãi suất/năm khiến nhiều người sử dụng chúng như tài khoản ngân hàng tạm thời.
Olle Holmgren, chuyên gia trưởng về chiến lược của Thụy Điển tại ngân hàng SEB cho biết các khoản thanh toán vượt mức cần thiết không thể đoán trước được đã “tạo ra một số vấn đề đối với các văn phòng nợ”.
Ông nói: "Các văn phòng nợ không biết các khoản tiền thuế thanh toán vượt mức này sẽ ở lại trong tài khoản bao lâu, có nghĩa rằng nếu số tiền này được rút ra, họ sẽ phải tìm nguồn tiền khác để bù đắp vào. Về điều này, Chính phủ có thể xử lý được nhưng nó sẽ tạo ra sự không ổn định trong quá trình vay mượn ngân sách.”
Theo The Financial Times, Chính phủ hiện đã loại bỏ thanh toán lãi suất tiền gửi thuế vượt mức nhưng Văn phòng Nợ Quốc gia vẫn hy vọng rằng ngay cả lãi suất ở mức 0% sẽ vẫn hấp dẫn các doanh nghiệp.
Tại cuộc họp chính sách mới nhất của mình vào tuần này, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển cho biết có nhiều khả năng họ sẽ cắt giảm lãi suất âm sâu hơn nữa chứ không tăng chúng trong ngắn hạn.
*