Những Người Đàn Bà Tuổi Thìn
Đã gửi: Thứ hai 18/05/15 09:55
Tuyển tập truyện ngắn Áo Vàng
Những Người Đàn Bà Tuổi Thìn
1.
ĐỔI ĐỜI
Sau khi đưa mẹ chồng tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng, chúng tôi trở về nhà quàn để thu dọn những đồ đạc còn lại ...Chỉ mới cách mấy tiếng đồng hồ mà quang cảnh căn phòng để quan tài của mợ tôi đã khác hẳn. Tôi bước vào phòng, tâm trạng không còn giống như hồi trưa ...Tiếng chuông mỏ đã dứt, hương khói cũng tan loãng hết trong không gian, không còn nghe tiếng sụt sùi chung quanh, chỉ có tôi và chồng im lặng dọn dẹp các thứ lỉnh kỉnh còn sót lại mà nhà quàn đã tốt bụng xếp vào một góc.
Lễ đóng nắp quan tài được cử hành lúc 1 giờ trưa. Sau khi vị sư đã làm xong đủ lễ, thầy quay lại nhắc nhở thân nhân bỏ vào áo quan cho đầy đủ những vật dụng mà lúc còn sống, mẹ chồng tôi thường nhựt vẫn dùng. Di vật cuối cùng tôi đặt dưới tay bà cụ là cuốn nhật ký, cụ đã trải tâm tình trên từng trang giấy, trong suốt 20 năm trường ...
Trời chưa vào thu mà nắng chiều đã tắt sớm. Cảnh vật ảm đạm làm sao với lá hoa rụng đầy trên đất và ướt nhẹp qua nhiều ngày mưa rỉ rã. Ra xe về cùng hai đứa con đang đứng chơi trước nhà quàn, tôi nhắc Thuận ghé chợ để mua ít thức ăn bán sẳn, về nhà dùng tối nay. Sau ba ngày đám đình, tôi không còn sức lực nào làm việc nhà nữa. Tôi khấn thầm, "tối nay mợ về ăn với chúng con luôn nhé".
* * *
Gia đình của Thuận ít anh em. Ba mợ chia tay nhau từ khi Thuận mới mười ba, hai đứa em song sanh, một gái một trai, còn chưa học hết tiểu học. Mẹ chồng tôi ở vậy nuôi con cho đến ngày vựơt biên và được chồng tôi bảo lãnh, vì chàng đã đi du học từ năm 1970.
Chúng tôi quen nhau ở đại học, lúc Thuận còn năm cuối chương trình cao học, tôi thì tị nạn qua đây, phải học lại từ đầu.Tánh chàng tuy ít nói, nhưng không rụt rè, và tư cách rất chửng chạc.
Thế giới người Việt tị nạn thuở đó ở Montreal không lớn lắm, phần đông là gia đình của những sinh viên du học được bảo lãnh ưu tiên, nên hầu như ai cũng quen mặt biết tên nhau... Khi Thuận đến với tôi, gia đình tôi vui mừng vì nghĩ rằng với chàng, tôi sẽ có một cuộc sống tương lai tươi đẹp và vững chắc.
Tôi chỉ biết gia đình Thuận qua vài lá thư liên lạc qua về lúc chúng tôi quyết định làm đám cưới. Trên nguyên tắc, Thuận viết thơ về nhà báo tin cho mẹ chàng, và bên nhà gửi thơ cho ba mẹ tôi để làm quen với sui gia tương lai. Vài năm sau khi tôi sanh con đầu lòng, nhận được tin mẹ chồng tôi vượt biên, chúng tôi xúc tiến thủ tục bảo lãnh qua Canada.
Những năm đầu tiên, quan hệ giữa tôi và gia đình chồng có thể gọi là đầy đủ. Nói rõ hơn, tôi làm tròn bổn phận dâu con, theo nghĩa thời nay, tức là, cuối tuần thì họp mặt bên nhà chồng; lúc mẹ chồng đau ốm, vợ chồng tôi lui tới chăm sóc. Những ngày lễ lạc lớn, không quên quà cáp cho gia đình. Chúng tôi cũng phụ giúp về tài chánh vì Thuận còn hai đứa em đang sửa soạn vào đại học.
Tôi quên nói, mẹ chồng tôi là một phụ nữ rất độc lập. Lúc còn bên quê nhà, bà hành nghề Dược sĩ. Sang đây, muốn đi làm, phải thi lấy bằng tương đương. Tuổi bà đã gần 50, chồng tôi không muốn mẹ vất vả nữa nên khuyên mẹ hãy thong thả, chàng vẽ vời đề nghị:
- Có mợ qua đây, vợ chồng con sẽ sanh thêm ít nhất ba đứa nữa, lo chi mợ không có job babysitting.
Vậy mà qua chưa được bao tuần, mẹ chồng tôi đã bắt liên lạc với những bạn bè đồng nghiệp cũ để hỏi cách thức thi lại bằng hành nghề.Nhờ đó, hai năm đầu bà cũng rất bận rộn. Nhưng thực tế không dễ dàng như bà nghĩ; bởi thế lòng hăng hái cũng giảm dần.
Lúc sức khỏe bắt đầu có vấn đề, bà tự động chấm dứt ý định trở lại nghề cũ. Phải công nhận bà là một người rất can đảm và năng động. Một khi đã quyết định thay đổi hướng đi, bà lại xoay qua đi kiếm việc làm. Từ đi may áo quần trong công xưởng đến cuốn chả giò ở những nhà hàng VN, bà làm rất hăng say.
Lúc đầu, chồng tôi xót xa. Chàng rất thương mẹ nên không đành lòng để mẹ bôn ba, nhưng dần dà chàng cũng yên tâm nhờ thái độ lạc quan của bà...
Từ khi bà đi làm, tôi và bà có nhiều đề tài để chuyện trò với nhau hơn. Tôi nhận thấy bà cởi mở hơn so với lúc mới qua. Và, cũng có thể chúng tôi bắt đầu tìm thấy ở nhau nhiều điểm tương đồng. Mẹ Thuận lớn hơn tôi ba con giáp. Cùng là tuổi thìn, bà vẫn thường nói với tôi:- mợ thấy tánh con nhiều khi cũng cứng rắn như mợ, nhưng coi bộ cuộc đời của con bằng phẳng hơn đời mợ, mừng cho con. Luôn luôn nhớ ăn ở phúc đức để mà hưởng phước lâu dài đó con …
Lần sanh cháu thứ nhì, tôi bệnh nặng phải nằm nhà thương. Gia đình bên ngoại bấy giờ không còn ai ở gần. Chồng tôi lại lu bù công việc sở nên mẹ chồng một tay săn sóc cho tôi. Bà túc trực bên tôi từ sáng đến chiều. Những khoảng thời gian dài đăng đẳng đó, chúng tôi nói với nhau rất nhiều chuyện, và điều tôi cảm động nhất là trong những tháng ngày ở bệnh viện, mỗi lần tôi thức giấc đều gặp khuôn mặt mẹ chồng tôi với nụ cười hiền hòa trên môi.
Khoảng cách giữa chúng tôi, từ đó cũng dần dần thu ngắn lại. Tôi nghĩ, mình thật có phước, bởi lẽ thường, mẹ chồng nàng dâu ít khi gần gũi, giữa hai bên không có vấn đề là đã khá rồi.
Chiều hôm đó, bà đem vào nhà thương cho tôi một bịch xí muội thật lớn, nào ô mai cam thảo, ô mai chanh , cà na cánh chỉ đủ thứ, bà vui vẻ nói:
- Mợ biết con đang lạt miệng đấy, sức khỏe con đã khá hơn trước, chắc con thèm ăn mấy thứ này phải không?
Tôi reo lớn:
- Trời ơi...trời ơi, cám ơn mợ. Sao mợ biết con thích mấy thứ vặt này mà mợ mua vậy ?
Mẹ chồng tôi nheo mắt cười.
- Mợ biết chứ, trong bóp con lúc nào mà chẳng có xí muội. Mợ lúc trẻ cũng vậy. Mà nếu "chàng" mua tặng mình thì ăn còn thấy ngon hơn nữa!
Tôi phì cười:
- Chu choa, mợ cũng mơ mộng dữ! Anh Thuận chẳng bao giờ thèm để ý mấy thứ nhỏ nhặt đó đâu mợ... Con thích thì con mua lấy mà ăn thôi.
- Chậc! Mợ hiểu! Thuận nó không biết "điệu" lắm. Mà không có nghĩa là mợ không dạy nó đâu nghe. Tại nó phè thôi, bởi vậy, hôm nay mợ mua thế cho nó đây .
Quay qua dọn dẹp đồ đạc bày đầy trên bàn, mẹ chồng tôi hỏi:
- Thuận đã phone cho con hôm nay chưa? Bác sĩ nói có thể con sắp được về nhà.
- Dạ hồi tối anh Thuận đã nói với con rồi. Họ còn chờ thêm hai test nữa mới yên tâm cho con xuất viện.
Kể từ hôm mẹ chồng tôi mua cho tôi xí muội, trong cách đối xử với bà, tôi thấy thoải mái và thân thương hơn. Đôi khi, tôi dám bông đùa với bà, và có một hôm, không cầm được sự tò mò, tôi đánh bạo hỏi:
- Mợ à, tại sao hồi đó ba mợ ly dị vậy? Tuy tụi con cưới nhau gần chục năm rồi mà anh Thuận chỉ đề cập đến vấn đề đó vài lần thôi. Con thấy ảnh ít muốn nhắc đến Ba nên con cũng không gợi hỏi nữa .
Bà thoáng bối rối, tròn mắt nhìn tôi. Rồi sau một khoảng không gian im lặng, mà tôi cảm thấy dài đăng đẳng và thấp thỏm, vì sợ bà nổi giận, mợ tôi mỉm cười. Duổi thẳng đôi chân, bà thong thả khoanh tay trước ngực, chậm rải trả lời :
- Đã lâu lắm rồi, mợ không còn nghĩ đến chuyện xưa nữa. Hôm nay mà con không nhắc đến chắc mợ cũng không nhớ về ông ấy.Thực sự mợ đã hết giận ổng rồi.
Từ cái năm 75 lận.Thấy ổng bị đi học tập, rồi bà vợ sau này của ổng bỏ theo cán bộ, mợ cũng đã hả giận... Nhưng sau một thời gian, mợ suy nghĩ, trên cõi đời này, nghiệp duyên trùng trùng, vay trả trả vay liền liền, mình mà bị giới hạn trong cái vòng "tham, sân, si" thì chỉ khổ cho thân mình mà thôi, nên mợ tập dần "buông bỏ", nói theo nghĩa nhà Phật ấy mà.
À quên, con hỏi tại sao mợ ly dị phải không? Lúc đó mợ biết ổng ngoại tình, mợ không chấp nhận nên mợ muốn ổng dọn ra khỏi nhà. Ra đi mấy tuần, ổng quay về xin lỗi mợ, và năn nỉ để mợ cho trở về. Ổng nói là ổng thương vợ con lắm, chỉ vì một lúc yếu lòng nên ổng dây dưa với người đàn bà đó. Bây giờ ăn năn, ổng đã dứt khoát chia tay.
Mợ suy nghĩ suốt mấy đêm, cuối cùng mợ xiêu lòng, tha thứ. Mợ yêu ổng lắm... Mấy tuần ổng ở ngoài, mợ rất buồn, khóc sướt mướt. Lúc giận, lúc thù hận, lúc nhớ nhung… Thêm vào đó, hai đứa nhỏ cứ hỏi ba đi đâu. Nói dối là ba phải đi xa vài tuần cho công việc sở. Mợ cũng rối rắm trong lòng lắm vì không biết phải dối con đến bao giờ.
- Thế anh Thuận lúc đó đã lớn, ảnh không thắc mắc gì sao mợ ?
- Thuận thì mợ nghĩ là nó biết lúc đó ba mợ có vấn đề. Vì một đôi khi nó bắt gặp ba mợ cãi nhau, nó có vẻ rất thất vọng. Là con trai, nó cũng không gần mẹ lắm. Không khí trong nhà bớt vui vẻ thì nó lui về phòng riêng, đóng cửa học hành hay nghe nhạc. Mợ cũng có để ý nó ít nói hơn. Nhưng con biết đó, ở Việt Nam, cha mẹ đâu phải săn sóc cho con từng ly từng tí như ở đây, tụi bay cuối tuần nào cũng đầu tắt mặt tối như trong tuần, hết chở con đi học đàn, rồi lại đến học bơi... Hồi đó giúp việc trong nhà thì có hai ba người, vú em cũng có. Ba mợ mỗi người một nghề riêng, đang lúc làm ăn thịnh vượng, mợ đâu có ở nhà thường. Cũng được cái thằng Thuận nó ngoan, chỉ biết lo học chứ không theo bạn theo bè. Mộng của nó là xong toàn phần thì xin đi du học, nên nó quyết chí học hành lắm .
- Rồi sao nữa? Bộ Ba không dứt khoát hay mợ không thực sự tha thứ được nên Ba Mợ chia tay luôn?
Tiếng chuông điện thoại reo vang làm hai mẹ con giựt mình.Tôi chạy ra phòng khách bắt điện thoại.
Tiếng Thuận bên kia đầu giây
- Cưng đó hả, nhớ chiều nay phải đi họp phụ huynh cho con Thảo không ?
- Nhớ chứ, anh đi làm về rồi đi thẳng luôn đến trường hả?
- Không, anh phone cưng vì vào cuối ngày anh bận chút chuyện, chắc sẽ về trể. Cưng đi thế anh được không ?
- Trời đất! Sao giờ này mới kêu em? Mợ đang ở chơi với em đây nè. Định làm cơm mời mợ ở lại ăn mà bây giờ phải chạy rồi. (Tôi nhỏ giọng thầm thì) Em với mợ chuyện trò đang đến hồi gay cấn, tối về em kể cho nghe. OK, em sẽ lo chuyện trường con Thảo. Nếu anh về nhà trước, nhớ chờ cơm em với nha .
- Chắc chắn rồi. Bye cưng.
Lúc tôi trở vào nhà bếp, mẹ chồng tôi đã sắp lại mấy chiếc ghế ngay ngắn vào bàn ăn, bà sẳn sàng như muốn ra về.
Thế là buổi chuyện trò hôm nay tạm ngưng.
- Con muốn mời mợ ở lại ăn cơm với tụi con nhưng anh Thuận mới gọi, bảo sẽ về trể. Con phải lên trường con Thảo thế ảnh, bộ mợ muốn về ngay hả? Chờ con thay áo lái xe chở mợ về luôn.
Bà nhìn ra cửa sổ,
- Thôi con, cứ từ từ mà đi. Mợ ra đón bus về nhà được rồi. Giờ này mà con chở mợ về thì kẹt xe lắm, không khéo lại trể công việc của con .
- Vâng, thế cũng được.Thôi mợ về.
Tiễn bà ra cửa, tôi vớt vát,
- Bậy quá, chuyện tình của mợ hấp dẫn quá mà con không được nghe tiếp. Mai mốt hỏi thêm, chắc chi mợ có hứng thú kể nữa ha mợ.
Bà quay lại nhìn tôi,
- Có dịp, mợ sẽ nói tiếp cho con nghe. Biết đâu con sẽ suy nghĩ về cuộc đời của mợ rồi rút ra những kinh nghiệm để tạo dựng cho gia đình con được hạnh phúc là mợ cũng đã làm được một chuyện ích lợi rồi. Thôi, mợ về nghe .
Nhìn dáng bà băng qua đường, tôi thấy bà còn khỏe mạnh lắm. Năm nay mẹ chồng tôi chắc cũng đã xấp xỉ bảy mươi…
* * *
Những Người Đàn Bà Tuổi Thìn
1.
ĐỔI ĐỜI
Sau khi đưa mẹ chồng tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng, chúng tôi trở về nhà quàn để thu dọn những đồ đạc còn lại ...Chỉ mới cách mấy tiếng đồng hồ mà quang cảnh căn phòng để quan tài của mợ tôi đã khác hẳn. Tôi bước vào phòng, tâm trạng không còn giống như hồi trưa ...Tiếng chuông mỏ đã dứt, hương khói cũng tan loãng hết trong không gian, không còn nghe tiếng sụt sùi chung quanh, chỉ có tôi và chồng im lặng dọn dẹp các thứ lỉnh kỉnh còn sót lại mà nhà quàn đã tốt bụng xếp vào một góc.
Lễ đóng nắp quan tài được cử hành lúc 1 giờ trưa. Sau khi vị sư đã làm xong đủ lễ, thầy quay lại nhắc nhở thân nhân bỏ vào áo quan cho đầy đủ những vật dụng mà lúc còn sống, mẹ chồng tôi thường nhựt vẫn dùng. Di vật cuối cùng tôi đặt dưới tay bà cụ là cuốn nhật ký, cụ đã trải tâm tình trên từng trang giấy, trong suốt 20 năm trường ...
Trời chưa vào thu mà nắng chiều đã tắt sớm. Cảnh vật ảm đạm làm sao với lá hoa rụng đầy trên đất và ướt nhẹp qua nhiều ngày mưa rỉ rã. Ra xe về cùng hai đứa con đang đứng chơi trước nhà quàn, tôi nhắc Thuận ghé chợ để mua ít thức ăn bán sẳn, về nhà dùng tối nay. Sau ba ngày đám đình, tôi không còn sức lực nào làm việc nhà nữa. Tôi khấn thầm, "tối nay mợ về ăn với chúng con luôn nhé".
* * *
Gia đình của Thuận ít anh em. Ba mợ chia tay nhau từ khi Thuận mới mười ba, hai đứa em song sanh, một gái một trai, còn chưa học hết tiểu học. Mẹ chồng tôi ở vậy nuôi con cho đến ngày vựơt biên và được chồng tôi bảo lãnh, vì chàng đã đi du học từ năm 1970.
Chúng tôi quen nhau ở đại học, lúc Thuận còn năm cuối chương trình cao học, tôi thì tị nạn qua đây, phải học lại từ đầu.Tánh chàng tuy ít nói, nhưng không rụt rè, và tư cách rất chửng chạc.
Thế giới người Việt tị nạn thuở đó ở Montreal không lớn lắm, phần đông là gia đình của những sinh viên du học được bảo lãnh ưu tiên, nên hầu như ai cũng quen mặt biết tên nhau... Khi Thuận đến với tôi, gia đình tôi vui mừng vì nghĩ rằng với chàng, tôi sẽ có một cuộc sống tương lai tươi đẹp và vững chắc.
Tôi chỉ biết gia đình Thuận qua vài lá thư liên lạc qua về lúc chúng tôi quyết định làm đám cưới. Trên nguyên tắc, Thuận viết thơ về nhà báo tin cho mẹ chàng, và bên nhà gửi thơ cho ba mẹ tôi để làm quen với sui gia tương lai. Vài năm sau khi tôi sanh con đầu lòng, nhận được tin mẹ chồng tôi vượt biên, chúng tôi xúc tiến thủ tục bảo lãnh qua Canada.
Những năm đầu tiên, quan hệ giữa tôi và gia đình chồng có thể gọi là đầy đủ. Nói rõ hơn, tôi làm tròn bổn phận dâu con, theo nghĩa thời nay, tức là, cuối tuần thì họp mặt bên nhà chồng; lúc mẹ chồng đau ốm, vợ chồng tôi lui tới chăm sóc. Những ngày lễ lạc lớn, không quên quà cáp cho gia đình. Chúng tôi cũng phụ giúp về tài chánh vì Thuận còn hai đứa em đang sửa soạn vào đại học.
Tôi quên nói, mẹ chồng tôi là một phụ nữ rất độc lập. Lúc còn bên quê nhà, bà hành nghề Dược sĩ. Sang đây, muốn đi làm, phải thi lấy bằng tương đương. Tuổi bà đã gần 50, chồng tôi không muốn mẹ vất vả nữa nên khuyên mẹ hãy thong thả, chàng vẽ vời đề nghị:
- Có mợ qua đây, vợ chồng con sẽ sanh thêm ít nhất ba đứa nữa, lo chi mợ không có job babysitting.
Vậy mà qua chưa được bao tuần, mẹ chồng tôi đã bắt liên lạc với những bạn bè đồng nghiệp cũ để hỏi cách thức thi lại bằng hành nghề.Nhờ đó, hai năm đầu bà cũng rất bận rộn. Nhưng thực tế không dễ dàng như bà nghĩ; bởi thế lòng hăng hái cũng giảm dần.
Lúc sức khỏe bắt đầu có vấn đề, bà tự động chấm dứt ý định trở lại nghề cũ. Phải công nhận bà là một người rất can đảm và năng động. Một khi đã quyết định thay đổi hướng đi, bà lại xoay qua đi kiếm việc làm. Từ đi may áo quần trong công xưởng đến cuốn chả giò ở những nhà hàng VN, bà làm rất hăng say.
Lúc đầu, chồng tôi xót xa. Chàng rất thương mẹ nên không đành lòng để mẹ bôn ba, nhưng dần dà chàng cũng yên tâm nhờ thái độ lạc quan của bà...
Từ khi bà đi làm, tôi và bà có nhiều đề tài để chuyện trò với nhau hơn. Tôi nhận thấy bà cởi mở hơn so với lúc mới qua. Và, cũng có thể chúng tôi bắt đầu tìm thấy ở nhau nhiều điểm tương đồng. Mẹ Thuận lớn hơn tôi ba con giáp. Cùng là tuổi thìn, bà vẫn thường nói với tôi:- mợ thấy tánh con nhiều khi cũng cứng rắn như mợ, nhưng coi bộ cuộc đời của con bằng phẳng hơn đời mợ, mừng cho con. Luôn luôn nhớ ăn ở phúc đức để mà hưởng phước lâu dài đó con …
Lần sanh cháu thứ nhì, tôi bệnh nặng phải nằm nhà thương. Gia đình bên ngoại bấy giờ không còn ai ở gần. Chồng tôi lại lu bù công việc sở nên mẹ chồng một tay săn sóc cho tôi. Bà túc trực bên tôi từ sáng đến chiều. Những khoảng thời gian dài đăng đẳng đó, chúng tôi nói với nhau rất nhiều chuyện, và điều tôi cảm động nhất là trong những tháng ngày ở bệnh viện, mỗi lần tôi thức giấc đều gặp khuôn mặt mẹ chồng tôi với nụ cười hiền hòa trên môi.
Khoảng cách giữa chúng tôi, từ đó cũng dần dần thu ngắn lại. Tôi nghĩ, mình thật có phước, bởi lẽ thường, mẹ chồng nàng dâu ít khi gần gũi, giữa hai bên không có vấn đề là đã khá rồi.
Chiều hôm đó, bà đem vào nhà thương cho tôi một bịch xí muội thật lớn, nào ô mai cam thảo, ô mai chanh , cà na cánh chỉ đủ thứ, bà vui vẻ nói:
- Mợ biết con đang lạt miệng đấy, sức khỏe con đã khá hơn trước, chắc con thèm ăn mấy thứ này phải không?
Tôi reo lớn:
- Trời ơi...trời ơi, cám ơn mợ. Sao mợ biết con thích mấy thứ vặt này mà mợ mua vậy ?
Mẹ chồng tôi nheo mắt cười.
- Mợ biết chứ, trong bóp con lúc nào mà chẳng có xí muội. Mợ lúc trẻ cũng vậy. Mà nếu "chàng" mua tặng mình thì ăn còn thấy ngon hơn nữa!
Tôi phì cười:
- Chu choa, mợ cũng mơ mộng dữ! Anh Thuận chẳng bao giờ thèm để ý mấy thứ nhỏ nhặt đó đâu mợ... Con thích thì con mua lấy mà ăn thôi.
- Chậc! Mợ hiểu! Thuận nó không biết "điệu" lắm. Mà không có nghĩa là mợ không dạy nó đâu nghe. Tại nó phè thôi, bởi vậy, hôm nay mợ mua thế cho nó đây .
Quay qua dọn dẹp đồ đạc bày đầy trên bàn, mẹ chồng tôi hỏi:
- Thuận đã phone cho con hôm nay chưa? Bác sĩ nói có thể con sắp được về nhà.
- Dạ hồi tối anh Thuận đã nói với con rồi. Họ còn chờ thêm hai test nữa mới yên tâm cho con xuất viện.
Kể từ hôm mẹ chồng tôi mua cho tôi xí muội, trong cách đối xử với bà, tôi thấy thoải mái và thân thương hơn. Đôi khi, tôi dám bông đùa với bà, và có một hôm, không cầm được sự tò mò, tôi đánh bạo hỏi:
- Mợ à, tại sao hồi đó ba mợ ly dị vậy? Tuy tụi con cưới nhau gần chục năm rồi mà anh Thuận chỉ đề cập đến vấn đề đó vài lần thôi. Con thấy ảnh ít muốn nhắc đến Ba nên con cũng không gợi hỏi nữa .
Bà thoáng bối rối, tròn mắt nhìn tôi. Rồi sau một khoảng không gian im lặng, mà tôi cảm thấy dài đăng đẳng và thấp thỏm, vì sợ bà nổi giận, mợ tôi mỉm cười. Duổi thẳng đôi chân, bà thong thả khoanh tay trước ngực, chậm rải trả lời :
- Đã lâu lắm rồi, mợ không còn nghĩ đến chuyện xưa nữa. Hôm nay mà con không nhắc đến chắc mợ cũng không nhớ về ông ấy.Thực sự mợ đã hết giận ổng rồi.
Từ cái năm 75 lận.Thấy ổng bị đi học tập, rồi bà vợ sau này của ổng bỏ theo cán bộ, mợ cũng đã hả giận... Nhưng sau một thời gian, mợ suy nghĩ, trên cõi đời này, nghiệp duyên trùng trùng, vay trả trả vay liền liền, mình mà bị giới hạn trong cái vòng "tham, sân, si" thì chỉ khổ cho thân mình mà thôi, nên mợ tập dần "buông bỏ", nói theo nghĩa nhà Phật ấy mà.
À quên, con hỏi tại sao mợ ly dị phải không? Lúc đó mợ biết ổng ngoại tình, mợ không chấp nhận nên mợ muốn ổng dọn ra khỏi nhà. Ra đi mấy tuần, ổng quay về xin lỗi mợ, và năn nỉ để mợ cho trở về. Ổng nói là ổng thương vợ con lắm, chỉ vì một lúc yếu lòng nên ổng dây dưa với người đàn bà đó. Bây giờ ăn năn, ổng đã dứt khoát chia tay.
Mợ suy nghĩ suốt mấy đêm, cuối cùng mợ xiêu lòng, tha thứ. Mợ yêu ổng lắm... Mấy tuần ổng ở ngoài, mợ rất buồn, khóc sướt mướt. Lúc giận, lúc thù hận, lúc nhớ nhung… Thêm vào đó, hai đứa nhỏ cứ hỏi ba đi đâu. Nói dối là ba phải đi xa vài tuần cho công việc sở. Mợ cũng rối rắm trong lòng lắm vì không biết phải dối con đến bao giờ.
- Thế anh Thuận lúc đó đã lớn, ảnh không thắc mắc gì sao mợ ?
- Thuận thì mợ nghĩ là nó biết lúc đó ba mợ có vấn đề. Vì một đôi khi nó bắt gặp ba mợ cãi nhau, nó có vẻ rất thất vọng. Là con trai, nó cũng không gần mẹ lắm. Không khí trong nhà bớt vui vẻ thì nó lui về phòng riêng, đóng cửa học hành hay nghe nhạc. Mợ cũng có để ý nó ít nói hơn. Nhưng con biết đó, ở Việt Nam, cha mẹ đâu phải săn sóc cho con từng ly từng tí như ở đây, tụi bay cuối tuần nào cũng đầu tắt mặt tối như trong tuần, hết chở con đi học đàn, rồi lại đến học bơi... Hồi đó giúp việc trong nhà thì có hai ba người, vú em cũng có. Ba mợ mỗi người một nghề riêng, đang lúc làm ăn thịnh vượng, mợ đâu có ở nhà thường. Cũng được cái thằng Thuận nó ngoan, chỉ biết lo học chứ không theo bạn theo bè. Mộng của nó là xong toàn phần thì xin đi du học, nên nó quyết chí học hành lắm .
- Rồi sao nữa? Bộ Ba không dứt khoát hay mợ không thực sự tha thứ được nên Ba Mợ chia tay luôn?
Tiếng chuông điện thoại reo vang làm hai mẹ con giựt mình.Tôi chạy ra phòng khách bắt điện thoại.
Tiếng Thuận bên kia đầu giây
- Cưng đó hả, nhớ chiều nay phải đi họp phụ huynh cho con Thảo không ?
- Nhớ chứ, anh đi làm về rồi đi thẳng luôn đến trường hả?
- Không, anh phone cưng vì vào cuối ngày anh bận chút chuyện, chắc sẽ về trể. Cưng đi thế anh được không ?
- Trời đất! Sao giờ này mới kêu em? Mợ đang ở chơi với em đây nè. Định làm cơm mời mợ ở lại ăn mà bây giờ phải chạy rồi. (Tôi nhỏ giọng thầm thì) Em với mợ chuyện trò đang đến hồi gay cấn, tối về em kể cho nghe. OK, em sẽ lo chuyện trường con Thảo. Nếu anh về nhà trước, nhớ chờ cơm em với nha .
- Chắc chắn rồi. Bye cưng.
Lúc tôi trở vào nhà bếp, mẹ chồng tôi đã sắp lại mấy chiếc ghế ngay ngắn vào bàn ăn, bà sẳn sàng như muốn ra về.
Thế là buổi chuyện trò hôm nay tạm ngưng.
- Con muốn mời mợ ở lại ăn cơm với tụi con nhưng anh Thuận mới gọi, bảo sẽ về trể. Con phải lên trường con Thảo thế ảnh, bộ mợ muốn về ngay hả? Chờ con thay áo lái xe chở mợ về luôn.
Bà nhìn ra cửa sổ,
- Thôi con, cứ từ từ mà đi. Mợ ra đón bus về nhà được rồi. Giờ này mà con chở mợ về thì kẹt xe lắm, không khéo lại trể công việc của con .
- Vâng, thế cũng được.Thôi mợ về.
Tiễn bà ra cửa, tôi vớt vát,
- Bậy quá, chuyện tình của mợ hấp dẫn quá mà con không được nghe tiếp. Mai mốt hỏi thêm, chắc chi mợ có hứng thú kể nữa ha mợ.
Bà quay lại nhìn tôi,
- Có dịp, mợ sẽ nói tiếp cho con nghe. Biết đâu con sẽ suy nghĩ về cuộc đời của mợ rồi rút ra những kinh nghiệm để tạo dựng cho gia đình con được hạnh phúc là mợ cũng đã làm được một chuyện ích lợi rồi. Thôi, mợ về nghe .
Nhìn dáng bà băng qua đường, tôi thấy bà còn khỏe mạnh lắm. Năm nay mẹ chồng tôi chắc cũng đã xấp xỉ bảy mươi…
* * *