Châu Âu chuyển sự phụ thuộc năng lượng từ Nga sang một quốc gia độc tài khác là Trung Quốc

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20285
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Châu Âu chuyển sự phụ thuộc năng lượng từ Nga sang một quốc gia độc tài khác là Trung Quốc

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Châu Âu chuyển sự phụ thuộc năng lượng
              
    từ Nga
    sang một quốc gia độc tài khác
    Trung Quốc

    _____________________
    Bảo Nguyên _ 05/01/23






    Châu Âu đang đẩy mạnh chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, trong khi Trung Quốc lại là một cường quốc trong lĩnh vực này. Sự phụ thuộc sẽ đi cùng với nguy cơ bị thao túng, và tình hình đặc biệt tồi tệ khi bên thực hiện thao túng là các quốc gia độc tài.


    Việc châu Âu thúc đẩy chuyển đổi sang năng lượng tái tạo trong khi ngừng phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga có thể khiến khối này trở nên phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Năng lượng (IER) cảnh báo.

    Liên minh châu Âu (EU) vốn đã phụ thuộc vào Trung Quốc để cung cấp phần lớn các tấm pin mặt trời. Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2022, doanh số bán tấm pin mặt trời từ Trung Quốc sang EU đã tăng lên 16 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với 7,2 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước. Vào năm 2021, Trung Quốc tạo ra 75% sản lượng tấm pin mặt trời trên toàn thế giới, trong khi châu Âu chỉ chiếm một con số nhỏ nhoi là 2,8%.

    Năng lực sản xuất silicon của Trung Quốc được tính toán sẽ tăng gấp đôi, từ 1,2 triệu tấn năm 2022 lên 2,4 triệu tấn trong năm nay. “Giờ đây, châu Âu đã không còn mua năng lượng từ một chính phủ độc tài, Nga, khu vực này đang chuyển sang một chính phủ độc tài khác, Trung Quốc, nước thống trị thị trường năng lượng mặt trời và các thành phần của lĩnh vực này", bài báo của IER viết.

    “Châu Âu nên lo lắng nhiều hơn về an ninh năng lượng so với những gì đã thể hiện trong thập kỷ qua khi họ ngừng sản xuất dầu, khí đốt tự nhiên và than đá, đóng cửa các nhà máy phát điện nhiên liệu hóa thạch, cắt giảm hợp đồng cho thuê và cấm khai thác thủy lực và khoan ngang”.



    Sự phụ thuộc đi cùng những thao túng

    Châu Âu không phải lúc nào cũng bị tụt lại phía sau trong việc sản xuất các tấm pin mặt trời. Có một thời, Đức là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Nhưng Trung Quốc đã vượt qua châu Âu về sản xuất tấm pin mặt trời vào năm 2015 với “mạng lưới lao động ‘nô lệ’ và năng lượng giá rẻ”, bài báo viết.

    Các sản phẩm silicon của Trung Quốc hầu hết được sản xuất tại Tân Cương, nơi cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ thiểu số bị cưỡng bức lao động. Từ năm 2011 đến 2018, số lượng việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Đức giảm mạnh, từ 300.000 xuống còn 150.000.

    “Sự sụt giảm việc làm nói chung chủ yếu bắt nguồn từ sự sụp đổ của ngành năng lượng mặt trời của Đức trong thập kỷ qua, do nhiều công ty buộc phải ngừng kinh doanh vì các đối thủ cạnh tranh rẻ hơn từ Trung Quốc đang giành lấy phần lớn thị trường”, theo một bài báo vào tháng 02/2021 của Clean Energy Wire.

    Sự phụ thuộc đồng nghĩa với việc Bắc Kinh có thể lợi dụng sự phụ thuộc đó để thao túng EU và gây áp lực buộc họ phải chấp nhận một số lợi ích của Trung Quốc. Ví dụ, vào năm 2010, khi Trung Quốc đối mặt với tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, nước này đã cắt mọi hoạt động xuất khẩu khoáng sản đất hiếm sang Tokyo.

    Sau đó, khi Litva thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan, Bắc Kinh đã chặn việc nhập khẩu hàng hóa từ Litva và gây sức ép với các công ty đa quốc gia có quan hệ với quốc gia châu Âu này.



    Câu hỏi hóc búa

    Một báo cáo gần đây được công bố bởi các nhà nghiên cứu của Dịch vụ Nghiên cứu Nghị viện Châu Âu chỉ ra rằng các công ty lắp đặt năng lượng mặt trời ở châu Âu bị phụ thuộc vào các thiết bị giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác như Việt Nam, Malaysia và Hàn Quốc.

    Nếu không có thiết bị giá rẻ như vậy, các kế hoạch chuyển đổi năng lượng của châu Âu sẽ không thành hiện thực. Điều này khiến châu Âu đối mặt với một “câu hỏi hóc búa về năng lượng mặt trời”.

    “Với việc châu Âu nhập khẩu 80% tấm pin mặt trời từ Trung Quốc, sự phụ thuộc sẽ chỉ đơn thuần dịch chuyển từ dầu hoặc khí đốt nhập khẩu sang thiết bị năng lượng mặt trời nhập khẩu, khiến lĩnh vực năng lượng mặt trời khó có thể trở thành một nguồn an ninh năng lượng và tự chủ chiến lược thực sự”, báo cáo cho biết.

    Các nhà nghiên cứu tính toán rằng các công ty sản xuất bảng quang điện (PV) ở EU sẽ khó bắt kịp Trung Quốc trong thế hệ công nghệ PV này.

    Báo cáo khuyến nghị EU đảm bảo rằng các nhà sản xuất bảng quang điện châu Âu có quyền tiếp cận với các nhà đầu tư và viện nghiên cứu và phát triển quốc tế.

    Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế do Pháp và Ấn Độ dẫn đầu có thể đóng vai trò “cực kỳ quan trọng” trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ cũng như tìm kiếm các nguồn tài trợ, báo cáo lưu ý.



    Theo The Epoch Times
    Bảo Nguyên biên dịch




    https://www.ntdvn.net/kinh-te/chau-au-c ... 09278.html
Trả lời

Quay về “Quốc Tế”