Trang 1/1
Bảo Tồn Tiếng Việt
Đã gửi: Thứ hai 14/04/25 08:48
bởi Bạch Vân
Re: Bảo Tồn Tiếng Việt
Đã gửi: Thứ hai 14/04/25 08:54
bởi Bạch Vân
Re: Bảo Tồn Tiếng Việt
Đã gửi: Thứ hai 14/04/25 08:59
bởi Bạch Vân
-
TỪ NGỮ MỚI VỪA SAI VỪA KHÓ HIỂU
Đỗ Hồng
Sau khi trắng trợn vi phạm Hiệp Định Paris để cưỡng chiếm miền Nam, VC đã chế biến ra những từ ngữ mới, do thiếu kiến thức, nên thường sai nghĩa và quái dị đến độ rất khó hiểu, chẳng hạn như trong những thí dụ sau:
1/ “Bác sĩ ở Bangkok phẫu thuật ngoài trời cứu người trong lúc động đất”:
Chữ “phẫu thuật” (danh từ) có nghĩa là phương pháp hay môn học về mổ xẻ, nhưng trong câu trên, chữ này được dùng như động từ. Cho nên chữ đúng được dùng cho câu này phải là “giải phẫu”.
2/ “Lễ hội giặt xả mua nhiều giảm nhiều”:
Có lẽ lần đầu tiên trong đời, chúng ta mới đọc thấy nhóm chữ quái dị “lễ hội giặt xả” (giặt giũ mà cũng có lễ hội nữa sao?). Câu này chắc là một câu quảng cáo bán bột giặt hay xà bông. Cho nên ta có thể viết lại cho dễ hiểu là “bột giặt giảm giá: mua nhiều, giảm nhiều”.
3/ “Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines, Trung Quốc liền 'cà khịa'”:
Chữ “cà khịa” thường là văn nói, đáng lẽ không nên dùng trong câu văn mang tính cách thời sự nghiêm trọng. Chữ này có nghĩa là gây sự, gây hấn, khiêu khích. Cho nên câu này nên được viết lại cho đúng là “Bộ Trưởng…tới Phi Luật Tân, Trung Cộng liền khiêu khích”.
4/ “Đăng kiểm, phạt nguội song hành”:
Câu này gồm những chữ quái đản (và… bí hiểm), nếu hiện tại không ở VN thì không người nào có thể hiểu được ý nghĩa của nó. “Đăng kiểm” theo người trong nước định nghĩa là kiểm tra an toàn (safety inspection) theo một định kỳ nhất định tùy theo loại xe. Còn “phạt nguội” bị họ dịch sai là “cold punishment” ("Cold punishment" is a phrase that can refer to a punishment that involves exposure to cold temperatures, often used in the context of discipline or as a form of torture: hình phạt chịu đựng độ lạnh, thường được dùng như hình thức kỷ luật hay tra tấn). Ý nghĩa thực sự của chữ này là giấy phạt được gửi đến người vi phạm lưu thông sau khi máy chụp hình ghi lại bảng số xe vi phạm. Câu này muốn nhắc nhở tài xế phải thực hiện hai việc đó (kiểm tra an toàn và đóng phạt hay xem lại coi có nhận giấy phạt chưa) cùng với nhau (song hành).
https://www.facebook.com/groups/1010963 ... 8732766930
Re: Bảo Tồn Tiếng Việt
Đã gửi: Thứ hai 14/04/25 09:02
bởi Bạch Vân
-
CHỮ CHẾ QUÁI DỊ
Đỗ Hồng
Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, không biết có phải vì “kỳ thị ngôn ngữ” chăng mà VC chẳng chịu dùng từ ngữ đúng nghĩa của miền Nam, lại cố tình chế ra những chữ quái dị khó hiểu và có khi vô nghĩa nữa, chẳng hạn như trong những thí dụ sau đây:
1/ “Một phòng khám có dấu hiệu nhân bản kết quả xét nghiệm”:
Nếu đọc sơ qua tựa đề của bài báo này, không ai có thể hiểu nổi ký… dỏm muốn viết cái gì. Sau khi bỏ công tìm hiểu chữ “nhân bản”, họa may ta mới hiểu được lờ mờ cái nghĩa của nó. Thì ra phòng khám nghiệm này đã gian lận bằng cách dùng một kết quả xét nghiệm chung cho nhiều bệnh nhân khác nhau. Cho nên câu trên có thể được viết lại cho gọn gàng rõ nghĩa là “một phòng xét nghiệm dùng chung một kết quả cho nhiều bệnh nhân”.
2/ “Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa sẽ tuyển sinh”:
Thoạt xem qua những chữ viết tắt ở trên, chắc rất ít người ở hải ngoại đoán được là gì. THCS là “trung học cơ sở” và THPT là “trung học phổ thông”. Nhưng thế nào là “trung học cơ sở” và “trung học phổ thông”?
Hai chữ “cơ sở” và “phổ thông” chả có nghĩa gì liên hệ tới hai bậc trung học mà chúng ta dùng trước năm 1975: trung học đệ nhất cấp (lớp đệ thất đến đệ tứ hay lớp 6 - lớp 9) và trung học đệ nhị cấp (lớp đệ tam đến đệ nhất hay lớp 10 - lớp 12).
3/ “Hà Nội 'tút tát' công viên, người dân vẫn vượt rào tập thể dục”:
Chữ “tút tát” vô cùng quái dị, chả biết xuất phát từ đâu (có thể từ hang Pác Pó chăng?). Người ta có cảm tưởng đây không phải là chữ Việt. Thì ra, chúng quá dốt không biết đến chữ “tân trang” đơn giản mà chúng ta vẫn dùng trước kia.
4/ “Các công trình nằm trong vùng động đất thì phải được thiết kế có sức kháng chịu động đất”:
“Kháng chịu” quá kỳ dị, có vẻ mâu thuẫn nhau (vừa chống (kháng) lại vừa chịu (bằng lòng)). Người ta có thể hiểu “chịu” được dùng cho “chịu đựng” một cách không rõ ràng. Ngoài ra, VC hay nuốt bớt chữ, thay vì viết “công trình xây cất”, họ lại viết trống rỗng là “công trình”. Tóm lại, câu trên có thể được viết lại là “trong các vùng động đất, việc xây cất phải tạo sức chống lại thiên tai này”.
https://www.facebook.com/groups/1010963 ... 7922844011
Re: Bảo Tồn Tiếng Việt
Đã gửi: Thứ hai 14/04/25 09:20
bởi Bạch Vân
Re: Bảo Tồn Tiếng Việt
Đã gửi: Thứ hai 14/04/25 09:24
bởi Bạch Vân
-
TỪ NGỮ LAI CĂNG
Đỗ Hồng
Trước năm 1975, chúng ta cố tìm tiếng Việt để thay thế cho những chữ nước ngoài. Ngược lại, sau khi cưỡng chiếm miền Nam, Việt cộng, bên cạnh việc chế ra những chữ quái dị, lại dùng từ ngữ nước ngoài nhiều hơn (nguyên chữ hay phiên âm) có lẽ để chứng tỏ ta đây cũng là người thông thạo ngoại ngữ một cách lai căng, lố bịch, chẳng hạn như trong những thí dụ sau đây:
1/ “Hồ gần cạn kiệt, dân góp tiền mua ống 'tăng bo' nước về cứu cây trồng”:
Chữ “cạn kiệt” quái dị quá vì thông thường chữ “kiệt” (kiệt quệ, kiệt sức…) chỉ dùng cho người hay động vật. Cho nên chỉ cần dùng chữ “cạn” là đã đủ hiểu. Ngoài ra, chữ “tăng bo” có lẽ được phiên âm sai từ chữ “transport” có nghĩa là “chuyên chở” hay trong trường hợp này thì nên dùng “dẫn” (“mua ống dẫn nước về tưới cây”).
2/ “'Cài' shipper vào khách sạn, lễ tân tinh vi trộm tiền”:
Chữ “shipper” được dùng nguyên chữ nước ngoài thay vì dùng tiếng Việt là “người giao hàng”. Ngoài ra, chữ “lễ tân” cũng quái dị quá. Chúng ta trước đây dùng chữ “nhân viên tiếp tân” hay “người tiếp tân” rất thông thường và rõ nghĩa.
3/ “Chìm tàu chụp mực trên biển”:
Chữ “chụp mực” cũng kỳ lạ không kém, thay vì là “săn mực” hay “bắt mực” hoặc “câu mực”. Và dĩ nhiên, mực là phải ở biển cho nên không cần phải viết/nói thừa là “trên biển”.
4/ “Khởi tố thanh niên tạo bill chuyển tiền giả lừa lấy tiền thật”:
Chữ “bill” tại sao không được dịch là “hóa đơn” cho dễ hiểu? Rõ ràng là “dốt hay nói chữ”!
https://www.facebook.com/groups/1010963 ... 4146332722
Re: Bảo Tồn Tiếng Việt
Đã gửi: Thứ hai 14/04/25 09:33
bởi Bạch Vân
-
ĐAO TO BÚA LỚN
Đỗ Hồng
Sau năm 1975, có những chữ bị dùng sai nghĩa có thể do thiếu trình độ hiểu biết và thích dùng “đao to búa lớn” để che lấp cái dốt, VC đã viết/nói như trong những thí dụ sau đây:
1/ “Chúng ta phải khẩn trương lên kẻo trễ”.
Chữ “khẩn trương” đã bị dùng sai để yêu cầu “nhanh lên” trong khi trước kia chúng ta dùng trong trường hợp “ban bố tình trạng khẩn trương” để chỉ tình trạng cấp bách, nguy hiểm và rất quan trọng.
2/ “Ông A. được tuyển vào vị trí trưởng phòng”.
Chữ “vị trí” đã bị dùng sai để chỉ một chức vụ trong khi trước kia chúng ta dùng chữ này để chỉ một nơi chốn.
3/ “Dự kiến đám cưới sẽ diễn ra vào tháng tư”.
Chữ “dự kiến” (預見) có nghĩa là thấy trước, đoán trước, bị dùng sai. Đáng lý ra phải dùng chữ “dự định” hay “dự trù” thì hợp lý hơn (“đám cưới dự trù diễn ra…”).
4/ “Nhân viên bị điều về ngoại ô”.
Chữ “điều” (điều động?) bị dùng không chính xác. Trước năm 1975, trong trường hợp này, chúng ta dùng “bị đổi về” hay “bị thuyên chuyển về” rõ nghĩa và đúng hơn.
https://www.facebook.com/groups/1010963 ... 7750043695
Re: Bảo Tồn Tiếng Việt
Đã gửi: Thứ hai 14/04/25 09:36
bởi Bạch Vân
-
CHỮ SAI BÉT VÀ THỪA THÃI
Đỗ Hồng
VC đã phá hoại tiếng Việt trong sáng của thời VNCH, đưa tới tình trạng dùng chữ sai nghĩa, rỗng tuếch và thừa thãi, chẳng hạn như trong những thí dụ dưới dây:
1/ “Xe va chạm nhau khiến một người chết”:
Chữ “va chạm” mang ý nghĩa chạm nhẹ hay cọ quẹt. Cho nên chữ này bị dùng sai bét khi có tai nạn chết người. Do đó, chữ đúng nghĩa phải là “xe đụng nhau khiến…” hay “tai nạn xe khiến…”.
2/ “Bé gái sơ sinh khoảng một ngày tuổi”:
Chữ “tuổi” bị dùng sai vì tuổi tương đương với thời gian 1 năm (thí dụ: em bé 5 tuổi có nghĩa là em sinh ra được 5 năm). Cho nên chỉ cần nói/viết “Bé gái sơ sinh khoảng một ngày” là đầy đủ nghĩa.
3/ “Bạn không có cửa thắng tôi đâu”:
Nhóm chữ “không có cửa” rất quái dị. Trước năm 1975, không ai dùng chữ khùng điên như thế mà dùng “không thể” rất đơn giản, dễ hiểu.
4/ “Phú Quốc hiện đang đẩy nhanh tiến độ, rà soát, giải phóng mặt bằng để gấp rút làm xong bãi tắm công cộng”:
Các chữ “tiến độ” và “gấp rút” bị dùng thừa thãi vì đã có chữ “đẩy nhanh”. Ngoài ra, “rà soát”và “giải phóng mặt bằng” là những chữ quái dị, cầu kỳ và sáo rỗng. Trước năm 1975, ta dùng “kiểm soát” và “dọn dẹp khoảng đất” rất đơn giản và dễ hiểu. Cho nên câu trên nên viết cho đúng là “… hiện đang đẩy nhanh việc kiểm soát, dọn dẹp khoảng đất để làm xong…”.
https://www.facebook.com/groups/1010963 ... 9503175853
Re: Bảo Tồn Tiếng Việt
Đã gửi: Thứ hai 14/04/25 09:40
bởi Bạch Vân
-
CHỮ SAI VÀ SỰ… NUỐT CHỮ
Đỗ Hồng
Người trong nước, do ảnh hưởng của ngôn ngữ VC, đã và đang dùng chữ sai nghĩa lại còn lai căng và nuốt chữ, đưa tới những câu khó hiểu như trong các thí dụ sau:
1/ “Chế độ hỗ trợ thêm cho cán bộ…”:
Chữ “hỗ trợ” đã bị dùng sai rất thường xuyên, chẳng những ở trong nước mà còn ở hải ngoại nữa, bởi vì nghĩa của chữ này là giúp đỡ lẫn nhau (hỗ), tức là giúp đỡ hai chiều. Trước năm 1975, trong trường hợp này, chúng ta dùng chữ “giúp đỡ” (một chiều) đúng nghĩa hơn.
2/ “Hãng mỹ phẩm Mỹ gây sốc vì bán trứng giá rẻ”:
Chữ “sốc” được xem là lai căng vì nó được phiên âm từ chữ “shock” để chỉ sự ngạc nhiên. Vì vậy, ta có thể thay chữ “sốc” bằng “ngạc nhiên”. Ta chỉ dùng chữ nước ngoài (dù là phiên âm) khi tiếng ta không có chữ đồng nghĩa.
3/ “Mở rộng cao tốc Bắc - Nam”:
Chữ “cao tốc” có nghĩa là “tốc độ cao” tức là chỉ một việc trừu tượng, không thể nhìn thấy hay sờ mó được. Chữ này bị dùng sai vì nuốt bớt chữ. Ta có thể sửa lại cho đúng như “… mở rộng đường cao tốc (hay xa lộ)…”.
4/ “Bộ Quốc phòng đề xuất dừng hoạt động sản xuất tại cảng Cam Ranh khi có tình huống quốc phòng”:
Chữ “đề xuất” lạ kỳ quá so với từ ngữ ta thường dùng trước đây là “đề nghị” hay “yêu cầu”. Kế đó, chữ “dừng” cũng có vẻ không suôn sẻ lắm, có thể chọn thay bằng “ngưng”.
Ngoài ra, “tình huống quốc phòng” cầu kỳ, sáo rỗng, không có nghĩa rõ ràng. Chắc là họ muốn nói đến tình trạng “thiếu an ninh” hay “đất nước cần phòng bị” chăng (?).
https://www.facebook.com/groups/1010963 ... 2586434878
Re: Bảo Tồn Tiếng Việt
Đã gửi: Thứ hai 14/04/25 09:50
bởi Bạch Vân