Bịt mắt bắt dê

__________________________

Enchi Fumiko (1905 – 1986) nữ văn sĩ Nhật xuất thân trong gia đình khoa bảng, từ nhỏ đã đọc văn chuơng, xem kịch kabuki, lớn lên viết kịch. Năm 1930 bắt đầu viết tiểu thuyết, truyện ngắn, nhưng chiến tranh đã làm cuộc đời thay đổi. Năm 1945 nhà bị cháy rụi bởi không kích và năm sau bà bị mổ ung thư tử cung, rồi trải qua nhiều biến chứng, mãi đến 1949 mới viết lại. Truyện Omnazaka (Những Năm Chờ Đợi) đoạt giải Noma 1957. Bà viết nhiều truyện đuợc khen ngợi, được giải thưởng Tanizaki 1969, và lại còn bỏ công dịch sang kim văn truyện dài cổ văn The Tale of Genji. Năm 1985 bà đuợc trao tặng huân chuơng văn hóa cao quý Bunka Kunsho.

Mặc dù viết nhiều loại truyện, nhưng bà chú trọng đến đặc tính cơ bản của phụ nữ trong bối cảnh xã hội cũng như quan hệ cá nhân, đặc biệt là dục tính nữ giới với những biểu thị mạnh mẽ, đôi khi khó hiểu. Mekura oni (Bịt Mắt Bắt Dê, 1962) bao gồm cả hai mặt trên: mô tả cuộc đời một nguời con gái mẹ là kỹ nữ, mà phần vì hoàn cảnh và phần vì cá tính, khi lớn lên đã chọn theo con đuờng của mẹ.

(Phạm đức Thân dịch từ bản Anh ngữ Blind Man’s Buff của dịch giả Beth Cary.)

Mưa nhẹ đang rơi đêm cuối tháng Mười Một thì tôi nhận đuợc điện thoại từ nhà của cô em ở Kyoto. Chủ nhà – Ichiko, em cùng cha khác mẹ – hai ngày truớc nói đi Osaka, mà đến nay vẫn chưa về.
           Cũng tình cờ, Kinu, u nguời làm truớc đây của chúng tôi, đã biết Ichiko từ hồi nhỏ, đang đến thăm qua đêm tại nhà tôi. Cho nên tự nhiên là sau khi tôi gác điện thoại tôi bảo u điện thoại về chuyện gì.
           “Ô, cô Ichiko ở Kyoto, ” Kinu nói, và ngưng giây lát. Rồi u bật cuời. “Cô ấy nên qua cái tuổi bỏ nhà đi.”
           “Đúng vậy,…nhưng đó là điều ông Kajita sợ rằng cô ấy đã làm.”
           Ông Kajita là tu sĩ truởng của ngôi đền mà Ichiko đã thuê đất để mở nhà hàng chay kiểu nhà Phật. Ichiko là vợ ông theo tập tục sống chung không hôn thú. Tên cô không ghi trong sổ gia đình, nhưng mọi gia đình thành viên của đền công nhận tình trạng này.
           Có lần cô bảo tôi tại sao cô không ghi tên vào sổ. Không phải vì giáo lý cấm Kajita lấy vợ. Ông ngần ngại chuyện này vì ông sợ đạo hữu của đền ông có thể không chấp nhận Ichiko do bởi cô đã từng là geisha; và chính Ichiko cũng không muốn gia nhập đền và đuợc coi như vợ ông.
           “Nhưng thưa bà, cô Ichiko chỉ kém bà một tuổi. Nay cô hẳn đã 52.” Kinu tiếp tục băn khoăn về tuổi của Ichiko.
           “Dù 52 hay 53, nguời ta ngày nay khác ngày xưa. Chẳng còn nhiều phụ nữ không ngại độc thân và khô cằn nhăn nhúm như tôi,” tôi nói.
           “Thưa bà, dĩ nhiên tôi biết bà và cô Ichiko khác nhau. Nhưng không thể có một lý do nào để cô bỏ nhà.đi. Họ nói tiệm cô rất đông khách.”
           “Chính thế. Ngay vừa rồi khi điện thoại, ông Kajita nói ông không thể hiểu chuyện gì đã xẩy ra. Ông nói cô rời nhà hai ngày truớc, bảo rằng cô sẽ ở lại đêm với một nguời bạn tại Osaka. Cho nên hôm qua cô không về họ không nghi ngại gì. Sáng nay khi cô vẫn chưa về, họ mới gửi điện tín – bạn cô hình như không có điện thoại – và biết ra cô không hề có mặt ở đó. Lúc ấy họ mới bắt đầu lo lắng và gọi đây xem cô ấy có thể tới Tokyo chăng.”
           “Ừ, nghe có vẻ hơi lạ.”
           Lần đầu tiên Kinu bắt đầu tỏ ý nghi ngại.
           Mặc dù Ichiko và tôi sinh khác năm, ngày sinh của chúng tôi chỉ cách nhau có 6 tháng, tôi tháng Muời Một và cô tháng Năm sau. Điều này cho thấy chúng tôi không thể cùng mẹ. Tôi là một trong những đứa con của cha hoạt động chính trị và mẹ là vợ chính thức của ông, trong khi mẹ của Ichiko là một geisha ở Yoshi-cho.
           Tôi không biết hoàn cảnh thế nào, nhưng theo tôi nhớ lại đuợc, Ichiko đã luôn luôn sống với chúng tôi ở Ichigaya như nguời trong gia đình và đuợc nuôi duỡng như em gái tôi. Chúng tôi cùng nhau đi học từ tiểu học lên trung học tại truờng phụ thuộc của Truờng Sư Phạm Nữ Cao Cấp Ochanomizu. Tôi là một cô gái nhan sắc trung bình, và trên đuờng đi học không ai chú ý nhiều đến khuôn mặt vừa mới cọ rửa sạch sẽ của tôi. Mặc dù họ bảo chúng tôi trông giống nhau, từ khi Ichiko lên 12 hay 13, khuôn mặt cô đã bừng lên như một nụ hoa mầu tuơi sáng. Có một nét duyên dáng hấp dẫn không thể tả đuợc trong vẻ đẹp quanh mắt và miệng cô.
           Trong khi cô đang trên xe lửa đến trường hoặc về nhà, đám con trai đôi khi tuồn thư tình vào ống tay áo kimono của cô. Cô có cho tôi thấy một hai bức. Cái kiểu chú ý này có lẽ là một trong những điều đã khuyến khích Ichiko cảm nghiệm sớm hoan lạc. Mùa xuân, bắt đầu vào lớp chín, cô yêu mê mệt một bạn của anh tôi đang là sinh viên Đại Học T, và cô bỏ nhà theo anh ta,
           Cuộc tình kết thúc đột ngột bất ngờ. Sau chuyện này, vì có thể tác dụng xấu trên các trẻ khác, Ichiko đuợc gửi trả về sống tại nhà mẹ ruột. Một hai năm sau cha tôi qua đời. Tới lúc đó mẹ Ichiko đã trở nên một trong những geisha độc lập nổi tiếng trong vùng, duới tay có vài geisha trẻ. Bà là một phụ nữ khôn ngoan và bề ngoài rất hòa thuận với mẹ tôi.
           Cho dù sau khi đã bị đưa ra khỏi nhà, Ichiko vẫn muốn thân thiết với tôi. Thỉnh thoảng cô viết thư, mời tôi đến khu phố cô. Lúc đó tôi là sinh viên của Truờng Anh Ngữ Tsuda. Lẽ ra bực bội, giận hờn Ichiko lại hãnh diện về tôi. Bây giờ khi tôi nghĩ đến chuyện này tôi thấy hơi lạ; nhưng tôi thuờng nói dốí mẹ, bảo bà rằng tôi đang tới nhà bạn. Thay vì thế, tôi thuờng gặp Ichiko duới Cầu Azuma. Từ đây chúng tôi lấy xuồng máy hơi nuớc tới Vuờn Hyakkaen hoặc Đền Shiharige và thả bộ quanh vùng.
           Ichiko chưa trở thành geisha, nhưng cô làm kiểu tóc bới cao như geisha tập sự, mặc kimono sọc mầu sáng, và thắt dải lưng đỏ hoa văn khác nhau. Tuơng phản giữa dáng vẻ cô và tôi – một cô gái trung lưu bậc trên, tóc rẽ đuờng ngôi bên – hằn phải có vẻ kỳ cục khó tin. Chúng tôi thuờng bị trêu ghẹo bởi các thủy thủ tầu chở hàng và các nhân công nghỉ để hút thuốc. Chúng tôi tản bộ dọc sông Sumida vì tôi hồi đó là độc giả hăng say của Nagai Kafu và bị ấn tuợng bởi các truyện Sông Sumida, Vườn Mẫu Đơn, Truyện Đêm ở Shinbashi, và những truyện khác của ông mà bối cảnh là khu ăn chơi. Nó khơi nguồn cho tôi hãnh diện có một cô em xinh đẹp cùng cha khác mẹ, từ cái khu cổ kính lãng mạn đó của Tokyo.
           Rồi tôi tốt nghiệp trường sư phạm, lấy chồng, và không bao lâu sau chồng tôi được phái qua Mỹ làm viên chức ngân hàng, và chúng tôi di chuyển đến New York. Bốn năm sau con trai tôi chết bệnh. Dù bằng mọi cách chúng tôi không thể hòa hợp và tôi dùng đó như một cái cớ để ly dị chồng, và trở về Tokyo. Vì tôi không muốn tái hôn, tôi trở lại với mẹ và sống với bà cho tới lúc gần đây khi bà qua đời.
           Tôi sống đời bình thuờng đều đặn dạy Anh ngữ. Nếu thỉnh thoảng có bứng lên sáng sủa bất ngờ tô điểm vẻ đều đều đơn điệu thì đó là do Ichiko mang lại. Ngay như mẹ tôi hồi còn trẻ đã coi Ichiko như một phiền toái, đã trả cô về mẹ ruột, nhưng nay cũng đã trở nên yêu thuơng cô hơn hẳn các con dâu. Bất cứ khi nào Ichiko đến thăm, Mẹ thuờng chăm chú nghe Ichiko mô tả những biến chuyển của đời cô cũng như đời các bạn cô.
           Trong khi tôi ở ngoại quốc, Ichiko trở thành một geisha trẻ trong cơ ngơi của mẹ cô và bắt đầu giúp vui trong các bữa tiệc. Cô đẹp lộng lẫy và có tài đối đáp. Cô cũng may mắn có mẹ huớng dẫn mọi chuyện. Mặc dù cô không đuợc huấn luyện nghệ thuật giải trí bắt đầu từ hồi còn nhỏ, nhưng không có gì gợi ra cô có thể là một geisha buông thả. Sau ba, bốn năm làm geisha hạng nhất, Ichiko trở thành tình nhân của Katsuyama Kijuro, một đại lý hàng đầu trong giới mỹ thuật..Ông ổn định cuộc sống cho cô trong một ngôi nhà ở Takagi-cho tại quận Aoyama. Vì tôi sống ở Zaimoku-cho tại Azabu gần đó nên Ichiko thuờng đến thăm tôi. Chính vào thời gian này Mẹ và Kinu biết Ichiko khi đã truởng thành.
           Katsuyama là đại lý mỹ thuật buôn bán chính các tranh Nhật. Gia đình ông nghe nói là những nguời cho vay tiền duới thời Edo, cho nên bản năng thích bảo trợ có thể nằm trong huyết quản ông. Ông thích hỗ trợ những gia đình họa sĩ trẻ và những tài năng mới chưa đuợc biết đến, coi đây hầu như là một thói quen giống đánh bạc, và đã phung phí một số tiền lớn vào thú vui này.
           Các họa sĩ đó tụ tập tại nhà Ichiko, và vì Ichiko hiểu rõ Katsuyama, cô chăm sóc họ chu đáo. Trong nhà Ichiko chỗ tắm luôn luôn sẵn sàng, ngay cả từ buổi sáng, và tới bữa cơm thức ăn ngon đuợc dọn cùng với bia. Thảo nào nhiều họa sĩ hội tụ ở đây.
           “Thật ngạc nhiên ông ấy không ngại gửi các thanh niên lôi thôi lếch thếch đến cô để chăm sóc. Thuờng thuờng đàn ông có gái bao còn không thích cả thân nhân gia đình của nguời tình quẩn quanh chỗ ở của họ.”
           Những lần nghe mẹ tôi bình phẩm như vậy tôi cảm thấy thích thú. Mẹ đã học kinh nghiệm về đàn ông từ cha tôi, ông tằng tịu với geisha trong khi giả vờ trung thành với bà. Vì tôi sống đời hôn nhân chỉ có ba bốn năm trong khi ở ngoại quốc, tôi sẽ không bao giờ mơ có thể bình phẩm như thế.
           Nhưng Ichiko chỉ mỉm cuời, để lộ hơi lúm đồng tiền trên má. Những ngày này bất cứ khi nào tôi thấy khuôn mặt Ichiko tôi cảm thấy da má cô mềm và mịn, sờ vào sẽ gợi hoan lạc như khi sờ vào trái chín. Phụ nữ trí thức, dùng đầu óc để sinh sông, không bao giờ đuợc diễm phúc hoan lạc như thế.
           “Thưa mẹ,” Ichiko nói (lúc này Mẹ không còn ngại Ichiko xưng hô kiểu đó), “Không có vần đề gì cả. Katsuyama tin tuởng con. Ông nói con không phải là loại đàn bà cuồng si đàn ông. Các họa sĩ tụ tập ở nhà con, cách này hay cách khác, có bị con hấp dẫn. Katsuyama hình như lại hài lòng khi thấy họ thăng hoa cái hấp dẫn của con thành đam mê trong công việc. Con có lần tức giận và lên án ông đã dùng con để khơi dậy cái đam mê đó. Nhưng con không thể tranh luận với Katsuyama. Ông nghĩ mỗi nguời như là vật liệu để cho tranh tốt đẹp. Con nghe nói tình nhân truớc của ông đã bỏ đi với một họa sĩ.”
           “Điều gì đã xẩy đến cho họa sĩ đó? Anh trở nên thành công?”
           Ichiko lắc đầu, “Không, anh không bao giờ thành đạt. Hình như hiện giờ anh đang ở đâu đó trong Kyushu sơn vẽ cho nhà hàng và khách sạn.”
           “Vậy thì ông Katsuyama đã thất bại hoàn toàn với họa sĩ đó. Nguời tình của ông còn bị cuỗm mất, và nếu các tranh cũng chẳng giá trị gì, ông ta mất cả chì lẫn chài.”
           “Không, trái nguợc hẳn, mất nguời tình lại đem đến một kết quả khác thuờng,” Ichiko vừa nói vừa cuời. “Có một họa sĩ đã trở nên thực sự nổi tiếng qua Nhà Triển Lãm Nitten và hiện giờ còn là một trong những giám khảo của Nhà – họa sĩ phong cách Nhật Bản tên Hirade Shusai. Họ nói anh là nguời tài năng hứa hẹn nhất đuợc Katsuyama đỡ đầu. Ừ, anh đã phải lòng nguời tình của Katsuyama. Anh không nói gì về chuyện này, nhưng nàng đã từ chối anh và bỏ đi với họa sĩ kia. Mẹ không thể biết đuợc tâm tư của nguời đời, nhưng sau vụ đó phong cách của Hirade phát triển nở rộ. Mẹ biết không, giờ hầu như không thể mua tranh của anh nếu không qua Katsuyama. Chúng đã trở nên những thứ đem lại nhiều lợi lộc….Cho nên mẹ không thể bảo Katsuyama đã bị thua lỗ.”
           Có một phần sự thật trong điều cô nói. Katsuyama quả có dùng Ichiko như một con mồi trong công việc. Ichiko bảo cô để cho mình sống cuộc đời như vậy vì cô bị lôi cuốn bởi cách Katsuyama dùng nguời như con súc sắc trong trò chơi cờ bạc lạ lùng. Một phụ nữ chỉ 27, 28 mà lại chọn kiểu sống này thì theo tôi có vẻ hơi quá tính toán. Nó có vẻ hư vô một cách kỳ lạ thế nào ấy. Đang thời trổ mã xinh đẹp, làm sao Ichiko lại có thể hài lòng sống trong một thế giới mà sô phận con nguời bị tung hứng như thế? Cho dẫu cái thao túng này có vẻ như là chỉ vì lợi ích nghệ thuật, nó vẫn hình như lạ lùng, không tự nhiên. Và mặc dù chúng tôi có liên hệ với nhau, tôi cảm thấy không thể hỏi cô cặn kẽ hơn.
           Mẹ và tôi gặp Katsuyama thời kỳ này. Để thêm tiền tân trang một phần căn nhà, qua Ichiko chúng tôi nhờ cô hỏi xem Katsuyama có muốn mua vài tranh cuốn của Hoitsu và Buncho. Ông mời chúng tôi ăn tối chính thức ở một tiệm Nhật tại Azabu để cám ơn chúng tôi đã bán cho ông những tác phẩm giá trị. Dĩ nhiên Ichiko cũng tham dự.
           Trên đuờng về nhà Mẹ nói với nụ cuời nuối tiếc, “Ông Katsuyama yêu Ichiko, nhưng ông yêu kinh doanh hơn. Nhiều chính trị gia cũng giống thế. Họ có thể dốc lòng dồn hết chú ý vào một phụ nữ, nhưng nếu cần thiết cho công việc, họ có thể dễ dàng nhuờng nguời đàn bà quý giá đó cho nguời khác.”
           Khi nghe Mẹ nói vậy tôi hoàn toàn không hiểu hết bà muốn nói gì. Nhưng sau này nghĩ tới nghĩ lui tôi mới nhận ra rằng bà hẳn đang phản tỉnh điều bà học đuợc qua kinh nghiệm với Cha. Từ viễn cảnh này, tôi có thể hiểu rằng có lẽ Ichiko chịu sống với Katsuyama già tuổi hơn cô nhiều vì tiềm thức cô mong muốn có một hình ảnh nguời cha.
           Trong thời gian hơn 10 năm Ichiko là nguời tình của Katsuyama và là chủ căn nhà dùng làm chỗ tụ tập cho các họa sĩ trẻ phong cách Nhật còn trong bóng tối, tôi chưa bao giờ nghe đồn đại Ichiko tai tiếng dính líu lãng mạn với ai trong bọn họ. Tôi cũng không hề nghe có vấn đề gì giữa Ichiko và Katsuyama.
           Katsuyama chết vì ung thư dạ dầy 2 hoặc 3 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Ông di chúc để lại cho Ichiko căn nhà ở Takagi-cho, và cô tiếp tục điều hành đại lý mỹ thuật. Thời gian sống với ông, cô đã học thành thạo công việc. Một số ít họa sĩ đã thành đạt duới sự bảo trợ của Katsuyama, và hầu hết bọn họ tiếp tục huởng lợi ích nhờ ảnh huởng của Ichiko. Mặc dù liên kết với nhà chính của Katsuyama dĩ nhiên bị cắt đứt, nhưng kinh doanh ở Takagi-cho vẫn đuợc hỗ trợ qua những mối liên hệ cá nhân của Ichiko. Cũng như Ichiko đã làm khi Katsuyama còn sống, Ichiko có những họa sĩ trẻ ra vào nhà cô nhưng cô không quan hệ thân mật với ai trong bọn họ. Cô hình như đã tiếp thu hoàn toàn kiểu thao túng của Katsuyama và vẫn dùng các họa sĩ này như những con chốt trong kinh doanh.
           Ichiko lúc này đã quá 40. Cô đã chín mùi, trở thành một phụ nữ chín chắn, thân hình nẩy nở, vai tròn căng và bộ ngực không có dấu hiệu gì là trung niên. Cô thích mặc kimono vải dệt cứng Yuk hoặc Shiozawa, làm bằng chất liệu không bám sát vào nguời. Cô hình như không biết rằng vật liệu như thế càng làm cô thêm quyến rũ.
           “Tôi quan tâm tất cả cho công việc. Tôi đã nghỉ chơi thôi làm phụ nữ,” cô thuờng nhấn mạnh. Và với vẻ bạo dạn, cô một hơi nốc cạn ly bia.
           Cô tiếp tục cuộc đời nữ đại lý mỹ thuật đuợc bao lâu?
           Hẳn phải đã 6 hay 7 năm rồi từ khi cô thình lình đóng cửa doanh nghiệp, trả lại gia đình Katsuyama các họa phẩm cô đang nắm trong tay, và tuyên bố sẽ về Kyoto sống ẩn dật.
           Sau chiến tranh tôi bận rộn với việc dạy Anh ngữ và tôi ít có dịp hơn để nói chuyện lâu với Ichiko. Khi Ichiko bảo tôi cô sắp dọn về Kyoto thì Mẹ mới chỉ vừa mất truớc đó. Buồn phải chia tay nhau, Ichiko và tôi hàn huyên mãi sau lễ cúng 27 ngày mất của Mẹ.
           “Tại sao cô đóng cửa doanh nghiệp giữa lúc cô đang có một số khách hàng tốt thuờng xuyên và nhân viên đã rành nghề?” Tôi hỏi.
           Chúng tôi đang ở trong phòng có trưng bầy hình Mẹ. Khi cô ngồi đối diện tôi qua bàn, Ichiko rơi vào thói quen cũ là vén lớp ngoài của kimono đang che phủ hai đầu gối mập tròn và qua hàng mi liếc nguợc lên nhìn tôi.
           “Ừ, tôi cũng đã có suy nghĩ một chút, và nhận ra rằng, sau cùng đây là công việc của đàn ông. Nếu Katsuyama còn sống – cho dù ông có bị bại và nằm liệt giuờng – kinh doanh vẫn có thể tiếp tục đuợc. Nhưng không thể nào một phụ nữ đơn thân có thể đảm đuơng việc này.”
           “Hóa ra lại như vậy sao? Thật khó cho một nguời không kinh nghiệm như tôi hiểu đuợc nó thế nào.”
           Sau khi nói thế, tôi quay nhìn hình Mẹ và thuật lại cô nghe nhận xét của bà về tính cách của Katsuyama
           “Thật vậy sao? Bà nói thế quả là nguời hiểu biết. Dĩ nhiên bà đang nói về Cha….Đúng vậy, mẹ của tôi (bà mất sau khi Katsuyama bắt đầu bảo bọc Ichiko đuợc ít lâu) bảo tôi rằng khi Cha đem tôi về nhà chính, ông tạm thời gán bà cho một chủ tịch công ty thuơng mại muợn, để ông này chi trả phí tổn chiến dịch vận động của Cha. Giao dịch này có lẽ hơi đơn giản hơn kế hoạch của Katsuyama. Có thể tôi đã chịu một ông già hơn tôi nhiều mà không thấy phản cảm vì cách nào đó ông làm tôi nhớ đến Cha,”
           Ichiko thở dài thật sâu và nói, “Gần đây, tôi đi đến nhận định rằng mọi chuyện trên đời, đặc biệt là quan hệ nam nữ, giống như trò chơi bịt mắt bắt dê. Nguời đóng vai “nó”, con quỷ, bị khăn bịt kín mắt, không thể nhìn thấy gì. Các nguời khác vỗ tay trêu chọc, hấp dẫn nó, nhưng đuợc tự do chạy quanh ra xa nhờ vẫn có thể nhìn. Cho nên họ không bị nó tóm. Nhưng mỗi lần chơi đều có nguời bị tóm. Sai lầm là nghĩ rằng mình không thể bị tóm. Chị có nghĩ là số phận con nguời cũng giống vậy không? Chúng ta khoác lác rằng nó sẽ không tóm đuợc chúng ta. Nhưng chúng ta càng lớn tiếng khoác lác, thì chúng ta càng có nhiều nguy cơ bị tóm bởi con quỷ còn nguy hiểm hơn.”
           “Cô nói giống như đang nói về chính mình. Tại sao cô không kể tôi nghe cô đã trải qua những gì?” Tôi mớm lời. Nhưng Ichiko lắc đầu.
           “Chẳng có gì đặc biệt ..,” cô nói. “Ngay một nguời ngốc nghếch như tôi mà cũng cảm thấy giống như đang nói điều gì có vẻ triết lý sau khi đã sống ờ đời trên 40 năm. Có lẽ nó hình như buồn cuời đối với một nguời thông minh như chị.”
           “Tôi không thấy có chút buồn cuời nào cả. So với cô tôi giống như đứa trẻ với những nếp nhăn của trung niên trên mặt. Tôi thấy quan hệ của cô với ông Katsuyama thật lạ lùng hấp dẫn. Và chuyện cô đóng cửa doanh nghiệp, lui về ở ẩn tại Kyoto hình như cũng có cái gì đằng sau, thành thử tôi tò mò là tất nhiên.”
           “Biết mọi sự việc là phù hoa và rút lui khỏi thế gian….” Ichiko đọc lên một câu trong bài hát đàn lute nổi tiếng thời chúng tôi còn trẻ. “Có lẽ lúc nào đó tôi sẽ kể chị nghe,” cô nói. “Xin hãy đợi khoảng 10 năm.”
           Bí mật đằng sau chuyện Ichiko đóng cửa đại lý mỹ thuật hình như có liên quan đến một nguời đàn ông. Nhưng tôi không muốn tọc mạch, cho nên tôi đổi đề tài.
           Khoảng một tháng sau khi Ichiko đóng cửa cơ sở và dọn đi Kyoto, xác của Kenmochi Akira – một họa sĩ phong cách Nhật đang lên – bất ngờ đuợc phát hiện ở Núi Zao. Anh đã biến mất trên đuờng đến Ấn Độ để tham gia nhóm leo núi huớng tới Himalayas.
           Kenmochi khác thuờng trong số các họa sĩ đuơng thời ở chỗ anh không đuợc giáo dục cao. Một họa sĩ trẻ đã nổi lên từ vị thế tập nghề với Takatori Kanichi, tên anh chỉ gần đây mới đuợc biết đến trong giới mỹ thuật. Trong thế giới tranh Nhật nơi những khắt khe của hệ thống huấn nghệ vẫn còn tồn tại, quan hệ giữa Takatori và Kenmochi giống như chủ – tớ hơn là thầy – trò. Sau khi phấn đấu tiến lên trên con đuờng dài Kenmochi cuối cùng cũng bắt đầu đuợc công nhận theo giá trị của chính anh.
           Takatori chưa bao giờ đối xử đặc biệt với Kenmochi, nhưng ông bắt đầu chiếu cố đến anh sau khi thấy Ichiko chú ý đến tranh của Kenmochi và mời anh tới nhà cô. Takatori đã đạt địa vị ngày nay nhờ Katsuyama sinh thời tiên đoán phát triển mỹ thuật của ông và đã hỗ trợ tài chánh đáng kể. Takatori đã luôn luôn bị hấp dẫn bởi nữ tính sinh động của Ichiko. Nay thấy cô – một phụ nữ – đề cao Kenmochi, ông bắt đầu nghĩ rằng có thể khai thác vị thế là thầy của Kenmochi. Qua thăng tiến Kenmochi, Takatori có thể giúp Ichiko kinh doanh, và đồng thời chiếm hữu cô.
           Thích thú ban đầu của Ichiko đối với tranh Kenmochi không dựa trên hấp dẫn của Kenmochi như một đàn ông. Cho tới thời điểm đó, cô đã âm thầm thực hiện công việc của Katsuyama theo buớc của ông. Nhưng nay cô bị kích động thử nghiệm khả năng kinh doanh của chính mình qua họa sĩ trẻ Kenmochi mà tranh của anh có một vẻ khác lạ. Không giống họa phẩm của những nguời tốt nghiệp truờng mỹ thuật chính thức, tranh Kenmochi có tính chất hiếm hoi, bảo tồn những nét đơn sơ mộc mạc của nông dân vùng đông bắc Nhật Bản.
           Tất nhiên Kenmuchi không biết kế hoạch của Ichiko dùng anh như vật liệu để đầu cơ kinh doanh. Anh bị choáng ngợp bởi nét duyên dáng của một phụ nữ chín chắn, hơn anh 10 tuổi và đang ở đình cao của quyến rũ. Tuy nhiên khi Ichiko trở nên biết rõ anh hơn, cô liên tiếp ngạc nhiên truớc sự bộc trực đơn giản của Kenmochi, và tim cô vang vọng một xao động tăng dần. Ichiko cảm thấy hồn và xác mình trở nên trong suốt, minh bạch thấy rõ. Cô tự hỏi có phải đây là cảm nghiệm tình yêu.
           Ngay khi cô vừa 16, Ichiko đã bị quyến rũ bởi một bạn của anh tôi. Rồi sau đó, nét đẹp khêu gợi của cô đã khiến cô luôn luôn bị đàn ông theo đuổi, và cô đã dính líu xác thịt với vài nguời truớc khi trở thành tình nhân của Katsuyama. Như ông đã tiên liệu, ngay trong khi dùng cô như con mồi để kinh doanh, đã không xẩy ra đồn đại nào liên kết cô với đám nguời tụ tập ở nhà cô. Bỏ ngoài tai những gì nguời khác có thể đã nói về cô, Ichiko cảm thấy mình trơ trơ như một khúc cây trong một lãnh vực mà nguời ta thuờng giả định có thân mật thực sự giữa nam nữ. Cô nghĩ mình chỉ đơn giản không thích thú lắm loại chuyện đó. Thật ra cô đã quyết định có lẽ cô sẽ dành hết ngày giờ vào chăm lo kinh doanh và sống cuộc đời vui vẻ thích thú. Nhưng cô có thể bảo rằng, trong đam mê Kenmochi, cô đang bị mất quân bình. Về phuơng diện tình cảm, cô co rút lai trong lo sợ, nhưng thân xác cô lại cứ phóng tới truớc.
           Kenmuchi không thể không biết đến những tình cảm mê đắm cô dành cho anh, và chẳng bao lâu cả hai bị vuớng vào một cuộc tình. Kenmochi xử sự giống như một phụ nữ có chồng hoảng sợ, duới thời những ngày mà ngoại tình còn bị coi là phạm pháp. Anh sợ rằng Takatori sẽ phát hiện bí mật. Thái độ nhút nhát của Kenmochi đã làm Ichiko đang hứng khởi phải buồn bực đau khổ khôn nguôi.
           Thật vậy, Takatori rất tức giận khi đánh hơi đuợc sự thât. Ông nổi đóa và đe dọa sẽ lan truyền đồn thổi chuyện tai tiếng Ichiko, đại lý mỹ thuật, đã có kế hoạch đẩy nguời tình của mình vào giới mỹ thuật; ông sẽ dùng tai tiếng này để phá hoại hoàn toàn chỗ đứng của Kenmochi trong thế giới nghệ thuật. Kenmochi thề rằng, dù nếu anh có bị Takatori nói xấu và loại ra khỏi giới mỹ thuật, anh sẽ tìm cách khác để đuợc thừa nhận theo giá trị của chính anh miễn là anh vẫn đuợc nguời ta yêu thích. Nhưng Ichiko, lớn tuổi hơn, không thể chịu đựng thấy Kenmochi khổ sở bị chối bỏ như vậy.
           Để xoa dịu Takatori, Ichiko đành phải nhuợng bộ đòi hỏi xác thịt của ông. Vị thế bề trên hống hách của Takatori đổ sụp. Kenmochi đồng ý chấm dứt quan hệ với Ichiko, và còn đi xa hơn nữa quyết định gia nhập toán leo núi khởi hành đến Himalayas. Có lẽ ngắm cảnh hùng vĩ của những ngọn núi cao này anh chưa từng biết sẽ mở ra những chân trời mới trong tranh anh.
           Ichiko kiên quyết không tiếp tục quan hệ thân mật với Takatori. Cho nên cô quyết định đóng cửa doanh nghiệp và
dọn tới Kyoto. Cô hy vọng Kenmochi cũng xây dựng cuộc đời mới. Nhưng hy vọng của cô bị tan biến khi Kenmochi kết liễu đời mình trong đám tuyết núi tại quê huơng, không đuợc ngắm cảnh tuyệt vời của Himalayas tuyết phủ.
           Không ai biết bằng cách nào, sau khi chia tay bạn ở Singapore, Kenmochi đã tìm đuờng đến rặng núi đông bắc Nhật Bản. Thầy Takatori của anh giải thích với phóng viên rằng anh đã đối diện – và đây không phải lần đầu – bế tắc mỹ thuật vào một lúc khủng hoảng và hẳn phải đã sụp đổ tinh thần. Họ đã cùng nhau thận trọng không để lộ bí mật của cuộc tình tay ba. Vì thế mặc dù có đồn đại Kenmochi đã đau khổ thất vọng trong tình yêu với Ichiko, ngay cả tôi khi đó cũng không hiểu hoàn cảnh thực sự thế nào.
           Tôi đuợc nghe sự thật của câu chuyện từ Ichiko chỉ hai năm truớc đây khi tôi tới núi Koya để đặt tro tàn của Mẹ vào đền trong. Ichiko muốn đi theo và chúng tôi gặp nhau ở Osaka và cùng nhau hành huơng tới núi Koya.
           Đêm truớc khi chúng tôi vào đền trong, chúng tôi ngụ trong nhà khách tại một trong những đền trên núi. Ichiko lấy ra từ trong túi du lịch một hộp gỗ nhỏ không sơn phết và đặt lên kệ cạnh hộp đựng tàn tro của Mẹ.
           “Cô cũng tính dâng hiến tro?” tôi hỏi. “Của ai vậy?”
           Với vẻ mặt trang trọng, Ichiko nói, “Hôp đựng một hình và tro tàn của những bức thư đã đốt cháy của một họa sĩ tên là Kenmuchi – nguời đã tự tử cách đây sáu năm.”
           Rồi cô kể tôi nghe câu chuyện mà tôi đã thuật lại ở trên.
           Tôi sau cùng hiểu ra hoàn cảnh khiến Ichiko đã đóng cửa đại lý mỹ thuật và tới ẩn dật tại Kyoto.
           “Có những kinh doanh mà phụ nữ chỉ không thể thành công. Đại lý mỹ thuật dùng nguời như những con súc sắc. Khi vấn đề giữa nam nữ bị thẩy vào cuộc chơi, không chỗ nào để di chuyển,” Ichiko nói. “Lúc đó tôi muốn giết chết ham muốn của chính mình, để cho Kenmuchi có thể thành đạt. Thay vì thế, can thiệp vội vàng thiếu suy nghĩ của tôi đã giết chết anh. Tôi muốn theo anh và tự tử, nhưng nhiều năm trôi qua, tôi vẫn còn đây, sống nhăn. Tôi còn trở thành vợ của một tu sĩ và kiếm tiền, làm chủ nhà hàng… Thỉnh thoảng, khi tôi tự hỏi mình là cái qủy gì, tôi cảm thấy giống như một cái gì hoàn toàn không có thật, chỉ là một cái bóng. Không, dù cho tôi có sống bao nhiêu năm nữa, tôi sẽ không bao giờ yêu một nguời đàn ông khác. Tôi đã quyết định rằng, nếu chuyện ấy xẩy ra, thay vì gây đau khổ cho nguời, tôi sẽ là nguời phải chết,”
           Lúc đó một nụ cuời sâu sắc khắc họa trên khuôn mặt Ichiko, nụ cuời cho thấy cuơng quyết trộn lẫn đau buồn. Chỉ có nụ cuời của một phụ nữ đã buớc đi trên đuờng đời gần 50 năm mới có thể kết hợp đuợc những cảm xúc này.

           Hai năm đã trôi qua từ sau cuộc hành huơng của chúng tôi. Báo cáo gần đây xác nhận nhà hàng chay kiểu nhà Phật của Ichiko cạnh cổng chính của một ngôi đền ở Kyoto bán thức ăn ngon và giá cả hợp lý. Du khách từ Tokyo thuòng ghé ăn tại nhà hàng trên đuờng trở về từ Sambo-in. Ngôi đền thuộc Thiên Thai tông, và tu sĩ truởng, ông Kajita, là một nhà trí thức và cũng là diễn giả tại một đại học.
           Tôi biết Ichiko cảm thấy có tội trong cái chết của Kenmochi. Tuy nhiên, đôi khi nhớ lại tôi nghĩ rằng, qua nghe thuyết pháp của Kajita về Phật giáo và sáng chiều chuẩn bị thực phẩm chay kiểu nhà Phật, Ichiko theo thời gian già hơn có thể đi tới chỗ hiểu sâu xa hơn quan niệm của Phật giáo coi mọi thứ là phù phiếm. Nhưng đêm tháng Muời Một đó, khi điện thoại rung lên và tôi nghe tin Ichiko đã rời nhà, tôi cảm thấy lo xa. Tôi không thể cuời cách vô tư như Kinu đuợc.

           Tôi bị mất ngủ, và cả đêm bị quấy rầy bởi những mộng mị liên tiếp. Sau cùng, khi rạng đông chấm dứt đêm dài cuối thu, tôi hoàn toàn tỉnh giấc bởi chuông điện thoại trong hành lang. Kinu ở qua đêm và đã nhỏm dậy liền để bắt điện thoại. Tôi nghe u trả lời một hai câu, và rồi tôi nghe buớc chân chạy duới hành lang.
           “Bà ơi, bà dậy chưa?” Tôi nghe u nói giọng run run. “Điện thoại từ Kyoto. Cô Ichiko đã tự tử.”
           “Tôi hiểu…,” Tôi thở dài nói và nhỏm dậy. Giọng trong điện thoại không phải của Kajita. Đó là một giọng nam trẻ, rõ ràng.
           “Đây là con trai cả của Kajita,” Giọng nói bắt đầu. “Dì Ichiko đuợc tìm thấy chết trong một khe đá tại nơi gọi là Gyukudo, trong rặng núi bên ngoài Sanzen-in ở Kitayama, phía bắc Kyoto. Chưa có giảo nghiệm nhưng cảnh sát nói rằng có vẻ như tự tử bằng quá liều thuốc ngủ.”
           Giọng anh thanh niên hơi run run khi nói. Tự kiềm chế của anh sụp đổ lúc anh tới phần cuối của báo cáo. Khi tôi nhận ra điều này, đau thuơng của anh đâm nhói tim tôi.
           “Khi nào bà có thể tới?” anh hỏi, giọng nói đã lấy lại bình tĩnh.
           “Bằng xe lửa hôm nay – chậm lắm là chiều nay.”
           “Xin làm ơn đến. Cha nói ông muốn bà nhìn mặt dì truớc khi hỏa táng.”
           Sau khi gác điện thoại, tôi không thể nhúc nhích. Tôi đứng đó, chân trần trên sàn gỗ lạnh của hành lang.
           “Họ nói tự tử. Nhưng quỷ thật, tại sao….?”
           Kinu đã ngồi phịch suống sàn, hai cánh tay dang rộng, há hốc mồm nhìn tôi chăm chăm. Từng năm của tuổi u hiện rõ trong dáng ngồi, và khi tôi liếc nhìn điệu bộ như hề của u, tôi nhớ lại cảnh thời niên thiếu – ồn ào sống động của trò bịt mắt bắt dê. Khom lưng, hai tay dang rộng, trông giống Kinu, nguời bịt mắt là con quỷ đuổi bắt đám trẻ con đang vỗ tay, chạy ra xa khi trái khi phải. Kinu hẳn phải 13, 14 khi đuợc gửi tới để chơi trò này với chúng tôi. Nhất định hồi đó u là người mang khăn bịt mắt.
           Nhưng lúc này không phải hiện trạng bề ngoài của Kinu như con quỷ bịt mắt tôi đang nhớ lại. Mà chính là điều Ichiko đã nói với xúc cảm sâu xa khi chúng tôi hàn huyên tại căn nhà này truớc khi cô dọn đi Kyoto. Cô đã bảo rằng tất cả chúng ta đều bị tóm bởi số phận riêng của mỗi nguời, cũng giống như chúng ta đã bị tóm bởi con quỷ bịt mắt. Tuy nhiên cô đã không nói gì đến cuộc tình với Kenmochi. Lúc đó Ichiko không bao giờ muốn tới gần con quỷ lần nữa, và cô đã cầu nguyện cô sẽ không bao giờ có cuộc tình khác đầy u ám như thế. Có vẻ như rằng uớc muốn tha thiết của cô đã đuợc chấp thuận cho tới năm truớc năm ngoái, khi tôi gặp cô tại núi Koya. Bây giờ, biết đuợc Ichiko đã đột ngột kết liễu đời mình tôi chỉ có thể nghĩ rằng cô đã lại bị con quỷ mù tóm. Nhưng lần này nó đã hiện duới hình thức quấy rối nào?
           Tôi nhớ lại có lần gặp tại nhà của Ichiko ở Kyoto một thiếu niên trẻ đep là con trai cả của Kajita. Từ đó đến nay cũng đã 6 năm rồi, anh trai đó bây giờ hẳn là một sinh viên đại học. Phải chăng anh có thể là con quỷ mù đã dẫn dắt Ichiko đến cái chết? Nhớ lại giọng của anh trong điện thoại – thấp, rõ và run run dù đã kiềm chế, giống như rì rào của một dòng suối nhỏ – tôi đứng đó đóng băng trên sàn nhà.

Phạm đức Thân dịch

Yêu hoa ngày mưa

    
__________________________
Quỳnh Chi


Viola

Về chiều mưa rơi sướt mướt. Khi mệt, muốn cảm, chỉ thấy ớn lạnh khi nhìn mưa rơi. May là chiều hôm trước đó đã lặn lội đi xa tới mấy ga tìm mua mấy thứ đồ dùng, khi trời còn nắng ráo. Chỉ hơi tiếc vì khi trời nắng lại không có thì giờ đi xem phong lá đỏ ở ga Isegahara. Ở đó họ nói rằng cho đến cuối tháng này có thắp đèn sáng khắp khuôn viên đền cho tới tối, để du khách leo núi viếng đền có thể ngắm phong lá đỏ cả về đêm.

Hoa anh đào về đêm tỏa mùi hương nên ngắm hoa ban đêm còn có lý, còn phong lá đỏ có mùi thơm hay không mà lại cầu kỳ phải đi ngắm về đêm thế nhỉ ? Dân tộc nào có tính hay lý sự – hay cãi ..hay kiện cáo- chắc hẳn sẽ thắc mắc như thế, nhưng người Nhật vốn yêu thiên nhiên cây cỏ , có lẽ người ta vì yêu quá nên hết ngắm ngày tới ngắm đêm, như kiểu câu thành ngữ của họ “Me ni irete mo itakunai” ? ( = Nhìn thấy đáng yêu quá nên cho luôn vào mắt – để ngắm muốn… lỗ (nổ) con mắt (!!!??) – vẫn không thấy đau ! )

Chiều mưa buồn, càng thêm lạnh như trời đã sang đông. Mấy chiếc bao gối tựa lưng mới mua – khi mua có nhồi bông hẳn hoi nhưng đã phải lấy hết ra để xếp gọn vào vali – nằm co ro trên ghế,

Phải rồi, hay là đội mưa đi mua bông làm lõi cho mấy cái gối này kẻo tội ? Có lẽ cũng phải tìm ra một cái cớ để ra ngoài sương gió. Từ sáng tới giờ trong nhà im vắng, cho đến tivi cũng quên mở để nghe tiếng người. Cảnh vật xung quanh tĩnh lặng đến cô liêu.

Ra đường, không định mà vô tình lại đi về hướng cửa hàng Topos – nay đã đổi chủ đổi tên là Taison – ở tận cuối phố buôn. Không biết từ bao giờ trước cửa hiệu tạp hóa này nay có thêm một hàng hoa, chỉ chuyên bán luôn cả cây cả chậu. Lúc sau này – khoảng gần hai mươi năm trở lại đây – nhiều bà nội trợ Nhật có thú làm vườn, ưa trồng hoa, dù chỉ trồng trong chậu để ngoài ban công hay trên rẻo đất hẹp quanh nhà, trước cửa ra vào. Bởi vậy mà vô số hàng hoa như vậy mọc lên nhan nhản ở mọi đầu đường góc phố. Thậm chí, trong khu phố buôn quanh ga, hễ có mảnh đất trống nào còn chờ xây lại, liền thấy một hàng hoa “dã chiến” xuất hiện, chậu hoa bầy la liệt dưới đất, để rồi cửa hàng hoa cũng sẽ nhanh chóng dọn đi trước khi công ty xây cất đến đào móng đổ bê tông. Mấy hàng hoa như thế bán rẻ hết sức, giá chỉ bằng khoảng một nửa hay ba phần tư giá bán trong các cửa hiệu đàng hoàng.

Hàng hoa trước cửa hiệu Taison mở dưới mái hiên và cả trên lề đường, có bầy sơ sài mấy chiếc bàn dài, trên mặt bàn và dưới gầm bàn, quanh bàn là những chậu hoa lớn nhỏ đủ mầu. Một chậu hoa winter cosmos màu hồng nhạt mới thấy hôm trước ở đầu kia giá 98 yên, cho là đã rẻ lắm rồi, mà ở đây chỉ còn nửa giá ! Lại không định mà ghé vào đấy một lúc, chọn được cả một giỏ hoa hồng, tím, trắng, vàng…..


Winter cosmos

A A ! từ đây còn phải lên tới tầng năm để mua bông nhồi gối. Nhưng tội gì phải khệ nệ mà xách hết từng này chậu hoa leo lên, rồi leo xuống nhỉ..

  • -Cô bán hoa ơi, chút nữa tôi trở lại lấy hoa được không ?

Cô bán hàng từ trong góc nơi có chiếc bàn tính tiền kê dưới mái hiên chạy ra, niềm nở đáp :

  • – Arigatou gozaimasu ! Ame no hi na no ni …wazawaza to kai ni kite kudasatte..Douzo ..Douzo ! Itterasshai !

Ame no hi na no ni, trời mưa gió mà …( quý khách mất công tới đây..Quý hóa quá ! Được mà, xin quý khách cứ đi đi rồi chút nữa trở lại cũng được).

Mới mưa một chút (có phải là giông tố hay lụt lội gì đâu ..nhưng) ở xứ này họ hay nói như vậy đó. Có lẽ người ở xứ nóng yêu mưa nhiều hơn là người ở xứ lạnh. Mưa càng về cuối năm càng rét buốt, làm như họ đã quên đi vẻ đẹp nên thơ của những ngày mưa dưới màn mưa huyền ảo, có những giọt mưa long lanh trên từng cọng lá trong vườn. Ở đây trẻ em ở các khu xóm bình dân không có thói quen tắm mưa. Tuổi học trò không biết lội mưa, đùa nghịch dưới mưa.

Và ngay cả mình đây nữa. Chút nữa, hễ nước mưa lọt vô gói hàng là bông sẽ ướt sũng. Trước mắt phải nhớ một điều rất thực tế : nhớ dặn họ gói bông cho kín giùm ! Ở đó mà lơ đãng mơ màng !

Xong rồi. Gói bông đã được cô bán hàng cho cái túi thật lớn, cuộn mép lại và dán băng keo kín bưng. An tâm ra về, và ghé lại lấy hoa.

          
Pansy                                  North Pole

Cô hàng tính tiền xong, đưa túi hoa cho khách, còn chìa ra một mẩu giấy nhỏ và giải thích :

  • – Đây là tên hoa và lời hoa ( Hana kotoba ), tôi dán vào phía trong túi đây nhé !

Chưa thấy ở đâu một cô hàng hoa dễ thương chu đáo với khách hàng như thế. Thì giờ đâu để cô chép lại ngần ấy tên hoa và lời giải thích về ý nghĩa của từng loại hoa. Có lẽ vì người Nhật quả là yêu hoa, nên mới có một cô hàng hoa khả ái như thế này chăng.

Bỗng mình đạp xe thật mau như hối hả mong mau về tới nhà, háo hức muốn đọc những gì ghi trong mẩu giấy. Cuối thu, trời sập tối từ lâu. Vào nhà, dưới ánh đèn, trên mẩu giấy hoa con con, có lẽ là phiếu ghi tên hoa để kèm theo các chậu hoa đắt tiền hơn, là những giòng chữ viết nắn nót :

“Xin cảm ơn quý khách đã đến mua hoa ngày mưa.
Sau đây là tên hoa và lời những bông hoa mà quý khách đã chọn mua, lời nào cũng hay cũng đẹp:
Winter cosmos = Nhẫn nại, hòa hợp
North Pole = Chân thành
Pansy = Suy tư
Stock (Malcolmia) = Vẻ đẹp vĩnh cửu
Viola = Khiêm nhượng, chân tình “


Mẩu giấy hoa màu hồng nhạt như mảnh vỏ ốc trai lóng lánh, tiếng Nhật gọi là sakura-gai, mà những đợt sóng biển dạt vào bờ đã để lại làm quà tặng cho bãi cát vắng chiều thu.

Cuối thu rồi sang đông, sẽ còn nhiều ngày cuối tuần dài dằng dặc trong mưa lạnh tái tê.

Hôm nào có việc ra đường mà làm biếng, sẽ nhắc mình đừng quên nơi cuối phố này có cô hàng dịu dàng, sẽ ban thưởng món quà tặng đặc biệt dành riêng cho khách yêu hoa ngày mưa.

Quỳnh Chi
(Mùa lễ Cảm tạ Cần lao và lễ Tạ Ơn, 24/11/2008)

https://amvc.fr/Damvc/GioiThieu/QuynhCh … ynhChi.htm

Hoa Chúc

Kashoku
tác giả Funahashi Seiichi – dịch giả DTTM Quỳnh Chi

______________________________________________________________

Tiệc cưới của hai họ Sumoto và Hitotsubashi đã đến món tráng miệng. Tiến sĩ H, vị chủ hôn trong buổi tiệc cưới đứng lên đọc một bài chúc tụng khách sáo thường lệ của người chủ hôn. Tiếp theo là những lời chúc mừng cô dâu chú rể của những vị khách như ông B, ông O, ông K. Thế rồi, một người có vẻ như là người xếp trông coi đám bồi bàn của nhà hàng đến sau ghế của tôi, vỗ nhẹ vào vai tôi bảo ” Xin mời “. Tôi bèn để khăn ăn xuống ghế, đứng dậy.



Kính thưa quý vị, tôi là Higuma, vừa hân hạnh được phép đứng lên chúc mừng cô dâu chú rể. Giữa hàng quý khách đông đủ các vị thân hào nhân sĩ ngày hôm nay, một kẻ vô danh tiểu tốt như tôi mà cũng dám đứng lên thưa chuyện trước quý vị thì quả là không biết thân phận mình. Nhưng cũng xin quý vị lượng thứ, vì tôi được người dẫn chương trình tiệc cưới hôm nay bảo lên chúc mấy câu, chẳng lẽ tiệc vui mà từ chối thì bất tiện, nên tôi mới dám vô phép thế này. Một lần nữa xin quý vị lượng tình tha thứ.

Ờ hèm ( khẽ hắng giọng ).

Sau khi nghe vị chủ hôn giới thiệu, tôi tin chắc rằng đây quả thực là một mối lương duyên có một không hai. Thế nhưng chẳng dấu diếm gì quý vị, tôi xin thưa rằng người biết rõ nhất về cô dâu chú rể chính là tôi, ngoài tôi chẳng còn ai khác. Tôi nói thế này có thể làm phật ý quý vị, nhưng trong quý vị ở đây, bên nhà trai thì cho dù có biết chú rể, mà chẳng biết gì về cô dâu, còn những vị nào biết cô dâu thì lại hoàn toàn chẳng biết gì về chú rể. Như vậy chẳng phải là quý vị chỉ biết có một chiều thôi sao?

Ngài chủ hôn đã giới thiệu về hai họ và cô dâu chú rể để quý vị quen biết nhau, thì phải chăng cũng nhờ biết rõ cả đằng trai lẫn đằng gái, nên tôi mới được phép đứng lên thưa chuyện với quý vị trong tiệc cưới đêm nay, mới hân hạnh được có vinh dự này. Nếu không thì chuyện đã rõ như ban ngày, là đời nào mà tôi lại được lên chúc tụng cô dâu chú rể, trong một bữa tiệc cưới linh đình trọng thể như thế này.

Ờ hèm ! ( Lại hắng giọng )

Chú rể Sumoto Namio là bạn học cùng trường với tôi, đúng ra phải nói là chỗ thâm giao từ lâu. Như quý vị đã thấy, anh quả là một trang thanh niên khôi ngô tuấn tú, lại là người trực tính, lòng dạ thẳng như đốt tre, không cả nể, ghét thói nịnh bợ, nghĩ sao làm vậy. Có lẽ chính cái tính tình cương trực của chú rể đã là nguyên nhân chính giúp anh ta chiếm được cô dâu xinh đẹp mỹ miều này. Xin lỗi quý vị là tôi nói có vẻ hơi lạc đề, nhưng xin quý vị hãy chịu khó nghe thêm chút nữa.

(Ở cuối phòng tiệc , có ai đó nói vọng lên ” Nói cho đàng hoàng xem nào ! ” )

Anh Sumoto tính tình thì như thế, nên tôi xin làm chứng, cam đoan với quý vị rằng anh ta không hề có chuyện lăng nhăng với phụ nữ. Thậm chí, có khi phải nói rằng anh ta ghét phụ nữ nữa mới đúng. Tôi cũng xin được thưa thêm với quý vị rằng, tôi cũng ghét phụ nữ đấy ạ.

(Ở dãy cuối lại có người la lớn “Đừng có láo toét ! “. Tiệc đang nồng, áng chừng đã có người say , rượu vào lời ra , có ý châm chọc..)

Thế là giữa hai đấng nam nhi cùng ghét nữ nhi đã nẩy nở một tình bằng hữu. Bấy giờ trong đám bạn học có nhiều anh hay la cà đến các chốn thanh lâu ở Shinjuku hay Susaki, hoặc lui tới xóm ca kỹ ở Gotanda hay Otsuka. Nhưng anh Sumoto thì cương quyết phản đối điều này, anh đã cùng tôi giao hẹn, thề quyết giữ mình đồng trinh trong sạch. Trong bữa tiệc cưới hôm nay, nhớ lại tình bạn trong sáng ngày nào, lòng tôi không khỏi bùi ngùi cảm khái vô hạn.

( Phòng tiệc bỗng lặng như tờ ..)

Thuở ấy hai chúng tôi thường hay rủ nhau đi du ngoạn. Anh Sumoto được trời ban cho có tài vẽ, đi đến đâu cũng giỏi lấy giấy ra phác hoạ cảnh núi sông cây cỏ, nét vẽ thật tài hoa khác hẳn người thường. Còn tôi thì bình sinh là đứa tầm thường, chẳng có tài cán gì, chẳng khác nào như thằng tiểu đồng đi theo anh mà thôi. Những nơi chúng tôi thường đến nhất là vùng Shinshu, Joshu, rồi Izu, nhất là quanh vùng núi Asama, chúng tôi cứ mải mê đi mãi đến quên cả thời gian. Chúng tôi chọn cả những vùng có suối nước nóng như Yamada, Manza, Hoshi, Hoppo, Kuma no yu ..Dần dà còn băng qua đường ranh Joshinetsu, phiêu du đến tận vùng Echigo. Đi lang bạt nhiều nơi như thế, nhưng anh Sumoto vẫn thuỷ chung giữ nguyên cái tính ghét nữ giới, tấm lòng thật trong sạch không chút bợn nhơ. Về phần tôi, dĩ nhiên, cũng quyết không thua bạn. Vì vậy tự nhiên tôi và anh Sumoto có cái thú muốn biết trong hai chúng tôi rồi đây ai sẽ là người phá rào trước.

Ờ hèm !

Thưa quý vị, thế còn về cô dâu Hitotsubashi Sueko, hôm nay đã chọn được ngày Hoàng đạo để cử hành hôn lễ thật long trọng ở đền thần, nên có lẽ bây giờ tôi phải gọi cô là cô Sumoto Sueko. Toàn thể quý vị ở đây chắc cũng phải nhìn nhận vẻ đẹp chim sa cá lặn của cô. Hôm nay quả là ngày hôn lễ vui mừng của một cặp giai nhân tài tử. Tôi đã quen cô Sueko nửa năm trước khi cô và anh Sumoto quen nhau. Đó là vào một lần ở Shinshu, sau khi tôi vừa chia tay với Sumoto để anh ấy về Tokyo. Trên con đường lớn sắp đến chỗ rẽ, cô Sueko phóng xe đạp từ phía sau tới, sắp đâm sầm vào tôi. Cô vừa bấm chuông vừa bẻ ghi đông tránh sang bên phải, nhưng không may là tôi cũng tránh sang cùng bên, nên bánh xe của cô đâm vào chân tôi, rồi cứ thế cả hai chúng tôi cùng ngã lăn xuống ruộng.

Dường như cô Sueko bị đụng phải chỗ hiểm nên cô ngất đi, đầu bị húc vào ruộng trồng đậu, chân thì bị xe đạp đè lên. Ống quần của tôi cũng bị rách toạc. Tôi vẫn còn nhớ mãi, lúc đó cô mặc một chiếc áo len cài khuy màu xám nhạt và chiếc váy màu đỏ thẫm, chân trần không đi vớ. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một như đang thấy trước mắt cảnh tượng lúc cô bị ngã, sợi dây đeo ở cổ tay cô tuồng như bị đứt, những hạt cườm bằng đá chạm văng ra tung toé bên đường. Tôi đứng dậy lê một chân hơi khập khiễng, dựng chiếc xe đạp đang đè trên người cô lên, lúc đó tôi mới thấy ơ kìa ống chân trắng ngần không đi vớ của cô đang chảy máu là gì … Tôi nghĩ bụng: nguy to, bèn dẹp chiếc xe đạp sang bên kia đường, và đang định nâng cô Sueko dậy, thì cô còn đang bị ngất, bỗng mở bừng đôi mắt tuyệt đẹp mà nói : ” Tôi xin lỗi anh “. Tôi chưa bao giờ được trông thấy một đôi mắt nào thánh thiện và trong suốt đến thế. Người đời thường trân trọng các thứ ngọc bằng đá hay ngọc trai mà họ cho là đẹp, nhưng chẳng qua đó là những vật không hồn, làm sao có thể đem so sánh với đôi mắt của một người con gái đẹp. Chẳng qua vì họ chưa biết đến vẻ đẹp trong đôi mắt của người con gái nên họ mới đem lòng yêu thích kim cương hay ngọc trai. Trên thân thể của người đã có một thứ tuyệt đẹp đến thế, thì kim cương hay châu ngọc phỏng còn có giá trị gì để chúng ta bàn đến nữa.

( Bỗng có người tỏ vẻ sốt ruột )

Cũng vì chuyện này tôi liền viết thư lên Tokyo cho anh Sumoto. Tôi đã viết bức thư ấy trong căn nhà nghỉ mát ở Karuizawa. Nhà làm bằng gỗ, có một chiếc đèn đứng với chân đèn bằng gỗ. Ngay phía trước cửa sổ có một cây hạt dẻ thật cao. Chao đèn phản chiếu hình những bông hoa hạt dẻ trắng như màu tuyết. Tôi đã viết bức thư cho anh Sumoto bên ánh đèn, mở đầu như sau:

” Sumoto à, tôi muốn cho anh xem cái này.

Tôi viết như vậy, có lẽ anh cũng chẳng hiểu đó là gì. Nhưng tôi rất muốn biết, một khi trông thấy rồi anh sẽ nghĩ thế nào. Anh có biết đó là cái gì không? Anh lanh trí lắm, nên tôi có cảm tưởng anh đã đi guốc vào bụng tôi. Đó là sự xuất hiện của một người con gái đẹp. Tôi tưởng chừng như đang thấy nét mặt cau có của anh. Nhưng mà rất đáng để cho anh xem lắm, thật đấy.

Thú thật là từ khi gặp người con gái ấy, tôi đã đổi ý. Một khi đã trông thấy đôi mắt đẹp của người con gái ấy thì tôi không thể nào không thay đổi tôn chỉ của mình bấy lâu. Anh đã biết, lâu nay tôi vẫn nghĩ rằng vẻ đẹp của phụ nữ chỉ là một thứ tà đạo, thân nam nhi mà để bị loạn tâm loạn trí vì thế thì chỉ là hạng người kém hiểu biết, nên tôi vẫn cương quyết làm chủ lòng mình. Thế nhưng nào ngờ hôm nay tôi đã đắm đuối say mê người con gái tình cờ mới gặp. Tôi chưa muốn nói là tôi đã yêu nàng. Nhưng vẻ đẹp của nàng đã làm tâm hồn tôi xao xuyến mất rồi. Tôi đã sinh ra nghi ngờ tự hỏi, tại sao trên đời có đôi mắt đẹp như thế này mà người đời lại quý hoá những thứ không hồn như kim cương hay ngọc trai.

Sumoto ơi, anh hãy tha thứ cho tôi. Lúc này tôi không thể không chế nhạo mình, vì lâu nay đã ngu xuẩn tự giao cho mình cái nhiệm vụ ghét phụ nữ. Có một lần, hôm anh và tôi đi xem tuồng kabuki “Narukami “, lúc đó anh đã chỉ người con gái trên sân khấu mà nói rằng: phụ nữ ai cũng chỉ là hoá thân của loài yêu ma như nàng Kumo no Taema Hime kia. Đàn ông dù cẩn thận thế nào chăng nữa rốt cuộc rồi cũng thành ngu xuẩn. Anh đã bảo anh không muốn trở thành hoà thượng Narukami. Viết đến đây, tôi lại nhớ lại cảnh trên sân khấu lúc bấy giờ. Liệu rồi nàng có phải là nàng Kumo no Taema Hime hay không. Tôi muốn anh nhận xét thử xem sao .

Mong anh mau tới, sớm chừng nào hay chừng ấy ! “



Tôi đã viết một bức thư như thế.
( Tôi vừa nói đến đó, người xếp bồi đã tiến đến đưa cho tôi mảnh giấy giục đã hết giờ, hãy kết thúc nhanh giùm bài chúc mừng cô dâu chú rể .)

Ờ hèm !

Thưa quý vị, người dẫn chương trình của buổi tiệc cưới vừa đưa cho tôi mảnh giấy giục đã hết giờ, đừng dài dòng nữa, hãy đi vào vấn đề chính. Nhưng để quý vị hiểu đích xác đầu đuôi câu chuyện mà tôi không mào đầu như thế này thì e rằng cũng khó trình bày được chân ý.

( Cũng có người la to ” Cứ kể tiếp đi ! “) .

Tôi đã nhận được lá thư hồi âm của anh Sumoto, mà từ đầu đến cuối bức thư đầy ắp từng giòng từng chữ toàn những lời công kích gắt gao, coi việc tôi từ bỏ tôn chỉ ghét phụ nữ là một sự phản bội khó lòng tha thứ. Trong căn nhà nghỉ bằng gỗ ở Karuizawa, tôi đã đọc đi đọc lại bức thư ấy không biết bao lần trong ngấn lệ, lòng tràn ngập niềm biết ơn bạn, nhưng đồng thời không phải là tôi không biết rằng đã đến lúc phải giã từ tình bạn.

( Bấy giờ ngưòi xếp bồi lại đến, nắm lấy vai tôi toan lôi tôi đi . Phòng tiệc có vẻ đang xôn xao, nhưng tôi cứ nói tiếp )

Tôi lại viết thư trả lời Sumoto.

” Quan niệm của anh, coi tất cả phụ nữ trên đời hết thẩy đều là yêu ma quỷ quái như nàng Kumo no Taema Hime, chẳng qua chỉ là một thành kiến lệch lạc mà thôi. Trong đôi mắt nàng tuyệt nhiên không hề gợn một chút vẩn đục nào của loài yêu quái ấy. Mà cho dù nàng có phải là nàng Kumo no Taema Hime chăng nữa, thì hoà thượng Narukami, người đã cảm thông với nàng, say đắm nàng, đến nỗi phải phá giới sa đoạ vì nàng, chẳng phải là một người đàn ông hạnh phúc trên đời này hay sao.”



( Đột nhiên có người quát gọi đem đồ nhắm tới, phòng tiệc nhốn nháo cả lên, tiến sĩ H chừng như giận đã sôi gan, bèn bỏ về, nhưng tôi lại càng cao giọng nói tiếp ).

Kính thưa tất cả quý ông quý bà trong phòng tiệc, xin quý vị hãy yên lặng mà nghe tôi nói tiếp. Bài chúc của tôi bây giờ mới đến đoạn hay nhất.

( Vì sĩ diện , tôi cứ đứng quay lưng về phía khách dự tiệc cưới mà không buồn quay lại, rồi tiếp tục hùng hồn cao giọng )

Thưa quý vị !

Hoà thượng Narukami đã nhìn thấu được chân tướng của nàng Kumo no Taema Hime, đã biết nàng là yêu quái từ lâu. Nếu cho rằng hoà thượng vì không hay biết nên mới bị nàng quyến rũ mà sa bẫy, thì đó chỉ là một cách nhìn hời hợt. Lẽ nào hoà thượng lại không linh cảm được rằng đó là một con yêu nữ. Tôi cho rằng ngài đã biết nhưng vẫn không tránh được. Thói thường, con nguời ta tuy biết mình sắp gặp nguy, nhưng mà lại hay cứ cắm đầu cắm cổ đâm đầu vào chỗ chết. Hoà thượng thừa biết mình đang bị bùa phép của nàng Kumo no Taema Hime, nhưng ngài vẫn không thắng nổi sức quyến rũ của nàng, cứ đến gần nàng để rồi vương luỵ vì nàng.

Trên sân khấu kabuki, có khi nàng Kumo no Taema Hime cuốn tà áo lên ngay trước mắt hoà thượng, để lộ dưới gấu áo màu đỏ ống chân trần trắng nuốt, có khi nàng lên cơn động kinh ngay trước mặt hoà thượng để ngài phải đỡ nàng,phải xoa từ nhũ hoa cho xuống đến dưới rốn cho nàng. Cho dù là một vị hoà thượng rất đạo hạnh đến đâu đi nữa , trong lúc chạm vào vú, vào rốn và cả hạ bộ của người nữ, lòng trần ắt sẽ nổi dậy, có sa ngã cũng là chuyện thường tình. Người nào vẫn có thể dửng dưng cho dù gặp phải tình huống ấy, quả là đức Phật sống trên đời này. Nếu chỉ là một người bình thường ở đời, thì cho dù đó là một vị hoà thượng hay là ai chăng nữa, nhất định là sẽ không dằn được lòng ham muốn.

Ờ hèm !

Quý vị có mặt ở đây, dù là quý ông hay quý bà, có lẽ đã biết một màn kịch kyogen cũng có tựa đề Narukami, với nhân vật Narukami là một người nữ, ni cô Narukami. Màn kịch mô tả ni cô đã vương vào tục luỵ vì một người đàn ông đẹp trai tên Kumo no Taema no Suke. Có nghĩa là, tôi xin phép thưa không chút khách sáo rằng, cho dù quý vị là hiền nhân quân tử hay thục nữ đoan trang, khó ai tránh khỏi luỵ vì tình. Riêng tôi, từ lúc đã trông thấy giòng máu đỏ trên ống chân trắng trẻo của cô Hitotsubashi Sueko, thật chẳng khác gì nàng Kumo no Taema Hime, tôi không khỏi nghĩ rằng mình đã được thấy một vẻ đẹp tưởng chừng không thể có trên đời.

( Người xếp bồi lại đến , túm lấy vai tôi như muốn tống cổ tôi ra khỏi chỗ ấy. Nhưng tôi cũng gan lỳ, tôi đẩy hắn ra.)

Thư từ qua lại được vài tháng sau, tôi đã đi gặp anh Sumoto để kể cho anh nghe rõ đầu đuôi sự tình. Khác hẳn với thái độ trong thư, bấy giờ anh Sumoto lại ra chiều chăm chú nghe câu chuyện của tôi. Nghe được nửa chừng câu chuyện, tôi thấy anh đã có vẻ nao núng dần.

Ờ hèm ! Ờ hèm !

– Bộ cô ta đẹp đến thế sao ?

– Đẹp thật mà. Chắc anh chỉ gặp cô ta một lần là anh cũng phải lòng ngay.

– Làm gì có chuyện vớ vẩn thế! Đàn bà được khen là đẹp chẳng qua vì họ trang điểm. Cứ bỏ son phấn đi mà xem, thử hỏi trông họ có còn ra gì không ?

– Thôi, chúng ta cứ lời qua tiếng lại thế này cũng chẳng đi đến đâu. Anh cứ gặp cô ta một lần thử xem. Tôi chắc chắn là anh cũng sẽ phải đồng ý với tôi rằng nàng ” đẹp thật “, anh sẽ phải trố mắt ra mà nhìn đấy. Tôi muốn anh phải thú nhận rằng anh đã đầu hàng. .

– Cần gì phải gặp, tôi cũng biết đại khái là anh thích kiểu người đẹp như thế nào rồi !

– Dù thích kiểu nào cũng phải công nhận rằng cô ấy đẹp.

– Anh đã nói thế thì .. tôi gặp cô ta cũng được thôi. Nhưng trước hết tôi muốn hỏi anh một điều.

– Điều gì ?

– Theo như thư đầu anh viết cho tôi, thì anh vẫn chưa phải lòng cô ta. Nhưng anh có viết rằng, anh đã phải ngơ ngẩn trước vẻ đẹp của cô ta, có đúng không ?

– Đúng thế.

– Nếu cô ta đã thành người yêu của anh, tôi có gặp rồi khen chê thế nào cũng là vô ích. Nhưng nếu anh cũng chỉ như tôi, và chỉ là vấn đề khách quan, muốn chúng ta cùng xem thử cô ta có đẹp hay không, thì tôi thử gặp cũng được thôi.

– Như vậy cũng được.

Tôi lúng túng đáp. Thế là, anh Sumoto chịu đi gặp cô Sueko.

( Ba người đàn ông lực lưỡng toan điệu tôi ra khỏi phòng tiệc cưới. Nhưng tôi đâu có chịu thua. Đã nói đến đây, thì tôi phải kết thúc câu chuyện chứ, nếu không thì bài chúc của tôi không ra một bài chúc có đóng có mở đàng hoàng.) .

Ờ hèm !


Thế là anh Sumoto đã gặp cô Sueko lần đầu vào khoảng nửa năm sau khi có vụ đụng xe đạp giữa tôi và cô ấy. Đó là vào một ngày mùa đông, nói cho chính xác thì đó là vào tối trước đêm Giáng sinh, trong một buổi hội chợ ở trường cũ của cô Sueko, trường nữ Shida. Ngày hôm ấy, mặc dù trời lạnh cô Sueko vẫn mặc phong phanh, ai lại đúng cái áo len cài khuy màu xám nhạt với chiếc váy hồng, cũng đeo dây chuyền và đeo vòng ở cổ tay, giống hệt như hôm cô phóng chiếc xe đạp bóng loáng, về chỗ có ngã rẽ trên con đường lớn, có cây thông rụng lá và hoa huệ ngày nào . Hôm ấy cô phụ trách kỹ thuật ở hậu trường sân khấu giúp vui cho ngày hội chợ.

Tôi cứ tưởng là hôm ấy cô sẽ mặc một bộ quần áo sang trọng hơn nhiều, nên vừa trông thấy cô tôi đã nghĩ bụng ” Hỏng kiểu rồi !”. Thế này thì làm sao mà anh Sumoto trầm trồ khen ngợi được. Tiếng là không thèm để ý đến đàn bà con gái, nhưng thực sự anh ta lại kén chọn ra phết đấy. Không đóng bộ cho thật lộng lẫy vào, thì khó mà ăn điểm với anh chàng. Nhưng nào ngờ cô Sueko lại chỉ mặc mỗi một chiếc áo len cài khuy màu xám nhạt, giống như hôm ở Karuizawa. Cô còn đang giúp việc trong hậu trường sân khấu, có vẻ như mặt mày còn dính bụi lem luốc nữa. Tuồng như cô cũng chẳng son phấn gì, lại còn đầu bù tóc rối.

Tôi chỉ vào hậu trường nói:

– Kìa, cô ấy đấy!

Anh Sumoto chỉ nói có mỗi một câu:

– Đấy sao? .

Rồi anh chẳng nói chẳng rằng, tuy rằng cũng có vẻ như đang chăm chú nhìn thật kỹ. Đoạn anh cùng tôi ngồi xuống, ngả lưng vào thành ghế xem văn nghệ, miệng nói:

– Cũng thường thôi.

làm tôi chẳng biết phải trả lời thế nào, trong bụng cứ hối tiếc vì đã để cho anh ta trông thấy cô Sueko không đúng lúc.

Tôi hỏi anh :

– Không chấm được sao?

Anh liền hỏi lại tôi :

– Thế anh chú ý cô ta ở điểm nào mới được chứ?

– Điểm nào thì tôi không nói được. Tôi chỉ nghĩ rằng người như cô ấy thì mình có thể yêu được.

– Nếu nói yêu, thì yêu ai mà chả được. Tất cả các cô gái trong ngày hội chợ này ai cũng đáng yêu. Không có ai là không đáng yêu cả.

Sumoto nói tiếp ra vẻ ta đây:

– Tôi không nói chuyện đáng yêu hay không đáng yêu, mà chỉ muốn nói một cách khách quan về giá trị của người phụ nữ. Hầu như không có người con gái nào đáng gọi là phi phàm cả.

Ờ hèm !

Sau ngày hội chợ được ít lâu, thỉnh thoảng ba chúng tôi lại gặp nhau. Có khi hai thanh niên chúng tôi đến phòng của cô Sueko, cũng có khi cô đến chỗ tôi rồi cùng tôi đến nhà anh Sumoto, lại có những lần cả ba chúng tôi hẹn gặp nhau ngoài phố như Ginza hay Shinjuku.

( Nói tới đây , trước mắt tôi cô dâu chú rể đã biến dạng tự bao giờ. Không những thế, mà tôi còn kinh hoàng nhận thấy tất cả những bông hoa tươi thắm đẹp đẽ trang hoàng trước mặt cô dâu chú rể đều gục đầu rũ xuống. Nhìn những bông hoa héo rũ rượi mà tôi giật mình. Phải chăng bài chúc mừng của tôi đã có ám khí khiến cho cả đến những bông hoa tươi cũng phải héo úa ? Không ! Không đời nào như thế! Trong buổi tiệc mừng hôm nay, tôi chỉ thành thực cố tường thuật lại một cách trung thực, không dám đơm đặt điều gì về con đường tình sử mà cô dâu chú rể đã qua , để nói lên ý nghĩa của cuộc hôn nhân này ) .

Ờ hèm !


Mùa hè năm sau đó, ba chúng tôi lại cùng đi Karuizawa. Chúng tôi bắt đầu cuộc sống chung trong một chiếc chòi gỗ nơi nghỉ mát do tôi đứng tên thuê ở giữa rừng cây xanh, cách con đường nhỏ có sân quần vợt một quãng đường. Thưa các vị quý khách trong buổi tiệc rất đông người hôm nay, quý vị nghĩ sao về cuộc sống đó ? Nói vô phép các ngài, tôi chắc rằng trong các ngài không phải là không có người liền tưởng tượng rằng chúng tôi là những kẻ lập dị, đã sống theo kiểu quan hệ tay ba, hai ông một bà. Một người nữ với hai người nam, trong chữ Hán nếu viết hai chữ nam ở hai bên và một chữ nữ ở giữa, thì đó là chữ “điểu” có nghĩa là đùa bỡn, ỡm ờ. Một người con gái ỡm ờ với hai ngưòi con trai ..là đồ nỡm. Mà hai nguời con trai đùa bỡn với một người con gái thì thật là tội nghiệp cho cô ta. Viết ” đùa chết người”, với chữ đùa là chữ ” điểu ” này, là để trỏ việc hai người con trai xúm lại mà làm hại đời một người con gái cho đến chết .

Thế nhưng xin quý vị đừng lo. Ở Karuizawa, ba chúng tôi đã không làm điều gì để quỷ thần phải quở trách. Chúng tôi theo nguyên tắc phân công, mỗi người một việc. Tầng một là phòng khách vách gỗ kiểu tây phương. Các phòng lát chiếu kiểu Nhật ở tầng hai, gồm một phòng sáu chiếu và một phòng ba chiếu. Còn có thêm một phòng làm việc có thể dùng thành phòng ngủ. Phải nói đó là một diện tích quá rộng rãi cho cuộc sống chung của ba chúng tôi. Chúng tôi ai ở phòng nấy, khi ăn xuống phòng khách, theo kiểu góp gạo thổi cơm chung. Ngoài ra đến giờ đọc sách thì tôi làm thầy giáo, còn cô dâu chú rể trong tiệc cưới hôm nay làm học trò, học với tôi các môn như tiếng Pháp chẳng hạn. Giữa tôi với anh Sumoto, nếu bảo ai là người săn sóc cô Sueko nhiều hơn, thì thật là khó nói, vì cách đối xử ân cần với phụ nữ của tôi và của anh mỗi người một khác.

Một hôm cô Sueko bị sốt nặng. Việc săn sóc cô lúc đó mới là gay go, vì hai chúng tôi chẳng phải là anh hay em trai cô. Lúc ấy giữ việc thay túi nước đá trườm cho cô là anh Sumoto, nhưng tôi lại phải lo đập nước đá cho vụn để bỏ vào túi trườm. Ra phố mua nước đá cũng là bổn phận của tôi. Vì không có bình trườm nước nóng, nên hai chúng tôi phải thay phiên nhau hơ tay trên than hồng cho ấm, rồi ấp tay vào hai gót chân nhỏ bé của cô Sueko. Suốt đời tôi không bao giờ quên được cái cảm giác khi ôm gót chân và cổ chân mềm mại của cô lúc đó.

Tối hôm đó, sau khi uống thuốc át xpi rin, cô Sueko bỗng ra mồ hôi ướt đầm khắp người. Tất nhiên là không thể để mặc như thế, mà phải lau mồ hôi và thay áo ngủ cho cô. Một trong hai chúng tôi sẽ nhận nhiệm vụ này, thật là một vấn đề tế nhị và có tính cách quyết định, mà cô Sueko thì lại không chịu để cho cả hai chúng tôi cùng làm. Mà cũng dĩ nhiên là thế.

Ờ hèm !

Tôi và anh Sumoto bèn lấy bộ bài ra để bốc thăm. Ai rút được con ách cơ sẽ được phép lau người cho cô Sueko. Chồng cỗ bài được đặt trên bàn. Trước hết phải định xem ai là người được giở bài trước. Tôi được đi trước. Tôi giở trúng con bích số 6. Đi trước mà lại rủi ro. Đến lượt anh Sumoto giở bài. Anh được con rô số 9. Tiếp đó là tôi được con cơ số 2. Tim tôi đập thình thịch. Rồi anh Sumoto được con cơ số 5. Rồi đến lượt tôi được con đầm chuồn. Anh Sumoto được con rô già, tôi con chuồn 8 … Rút mãi mà chưa thấy mặt con ách cơ .. Mãi đến lượt thứ 42, khi vừa thấy mặt con ách cơ, thì bấy giờ mồ hôi đã vã ra khắp người tôi, còn anh Sumoto cũng mồ hôi mồ kê nhễ nhại. 42 là số chẵn, vì thế đương nhiên thắng lợi về phía Sumoto. Hai mắt anh như đang bốc lửa và long lên, anh nhìn tôi mà hét lớn :

– Đi ra ngoài !

Tôi thất thểu bước ra ngoài. Tôi đã khóc, khóc vật vã. Làm sao mà không khóc được. Cánh cửa phòng đã khép chặt. Sau đó tất cả đều im phăng phắc, chẳng còn nghe thấy động tĩnh gì cả.

Có lẽ bây giờ cô Sueko đã cởi trần, được cởi bộ áo ngủ ướt đẫm mồ hôi, và anh Sumoto đang được cầm chiếc khăn khô lau tấm lưng và bộ ngực đẹp đẽ của cô. Đã cởi áo rồi thì chắc là cũng phải cởi luôn cả quần, cởi quần lót, cởi cóc xê … Cô đổ mồ hôi là vì uống thuốc át xpi rin chứ có phải là làm điều gì để thần thánh phải quở phạt đâu. Cô bị trần truồng, cho dù có bị lộ những chỗ kín đáo, cũng không phải là điều bậy bạ. Thế nhưng liệu lúc đó anh Sumoto có đủ bình tĩnh mà cầm lòng được không nhỉ? Hay là anh cũng động lòng như hoà thượng Narukami mà rơi từ trên bệ thờ xuống đất. Phải chăng đúng như điều tiên đoán ngày nào, cô Sueko quả là một nàng Kumo no Taema no Hime.

Trời ! Phải chi mà tôi đổi được vị trí của con ách cơ ấy, thì cái trọng trách tuyệt vời ấy đã về phần tôi, và sự thể sẽ khác hẳn như sáng với tối. Nếu là tôi, tôi sẽ chỉ cởi quần áo để lau mồ hôi cho cô mà không có một ý nghĩ vẩn đục nào. Tôi sẽ rất tỉnh táo. Trước hết là cởi áo để lau bán thân trên, không thể không lau đôi nhũ hoa và dưới nách cho cô. Rồi sẽ từ từ lau xuống dưới, từ ngực xuống dưới bụng và quanh rốn. Rồi cởi quần, lau thật kỹ hạ bộ. Lòng tôi không gợn một mảy may nào ham muốn xác thịt, mà chỉ nghĩ đến chuyện lo lau sạch mồ hôi cho cô mà thôi. Như thế đã đủ để tôi mãn nguyện, không còn gì phải hối tiếc trên đời này nữa. Càng nghĩ tôi càng oán hận con ách cơ. Phải chăng, cũng vì ngày hôm ấy mà viên ngọc quý đang ở trong tay, đã tuột ra khỏi lòng bàn tay tôi mà lăn sang tay anh Sumoto.

Thế nhưng, một lát sau cánh cửa mở, anh Sumoto bước ra, nét mặt hiền hoà hơn cả mọi ngày. Thực tình, giữa hai người dường như không có chuyện gì xảy ra cả, họ đã mời tôi vào phòng, rồi bấy giờ đến lượt giở bài để xem ai sẽ phải đem quần áo dính mồ hôi đi giặt .

Lần này anh Sumoto lại ra hẹn là lá bài J- thằng diễu- . Tôi thận trọng giở từng lá bài, bụng bảo dạ, lần này thì nhất định không để bị thua. Tôi đã nhường cho bạn Sumoto được lau mồ hôi cho cô Sueko, không lẽ lại chịu thua luôn cả cái khoản giặt quần áo cho cô sao. May mắn là đến lá bài thứ 15 thì tôi đựợc. Thế là tôi liền vơ bộ quần áo ướt mèm của cô cho vào giỏ, vội đem ra vò ở sân sau nhà. Đúng lúc ấy, gió thổi lùa vào tàng cây hạt dẻ làm con chim lạ giật mình kêu lên một tiếng và bay vụt đi. Tôi xăn tay áo lên, bắt đầu giặt. Thật là mới thảm thiết, não nùng ai oán làm sao ! Tôi thấy rõ nước mắt mình đang rỏ xuống bộ quần áo ngủ màu trắng của cô Sueko. Tôi đoán là từ hôm hội chợ, anh Sumoto đã đem lòng yêu cô Sueko, và dần dần cô cũng đã phải lòng anh. Tấm tình của hai người đã sâu đậm từ lâu, đến độ không thể dứt ra được nữa, thế nhưng vì tình nghĩa với tôi nên họ vẫn phải dối lòng.

Ô hô … ( khóc )

Thế nhưng làm sao người ta có thể dối lòng chỉ vì tình nghĩa. Cũng như hoà thượng Narukami dù có phép thần thông đến đâu, cũng không dứt bỏ được tấm tình của ngài với nàng Kumo no Taema Hime. Cái sự nể nang vì tôi đã quen cô Sueko trước, gặp phải ngọn lửa tình nóng bỏng của họ, đã bị thiêu rụi thành tro và bay đi mất giữa khoảng trời cao rộng.

Trời ơi, vẻ đẹp trong đôi mắt của người con gái còn hơn cả thần thánh nữa đấy trời ạ.

Ờ hèm !

Đến đây tôi xin được kết thúc bài chúc vụng về và dài dòng trong buổi tiệc cưới hôm nay, để mừng cho cô dâu chú rể đã tìm được một tình yêu thiêng liêng cao quý. Và tình yêu của họ đã may mắn thành tựu, để có được ngày hôm nay, ngày giao ước sẽ trọn đời bên nhau đến bách niên giai lão, đồng tịch đồng sàng đồng quan đồng quách. Thành thật xin tất cả quý vị trong tiệc cưới hôm nay tha lỗi cho tôi, đã bắt quý vị phải bận tai lắng nghe một bài chúc dài dòng văn tự.

( Tôi nói đến đây, không kịp lau mồ hôi đang vã ra, ngồi xuống. Nhưng nhìn quanh phòng tiệc tối om chẳng thấy một ai. Còn chùm đèn sáng choang như đèn hoa chúc trong ngày cưới lúc nãy, thì đã tắt ngấm tự bao giờ) .




DTTM (Quỳnh Chi)
dịch truyện “Kashoku” của Funahashi Seiichi,
trong tuyển tập Truyện ngắn Nhật Bản (Nihon no Tanpen), 1989, Bungeshunju xuất bản.


http://chimviet.free.fr/vannhat/quynhchi/qychd050.htm

Cành hoa trong đêm tối

Yamizakura
tác giả Higuchi Ichiyo – dịch giả DTTM Quỳnh Chi

______________________________________________________________

Có hai nhà nọ là Nakamura và Sonoda, ở cách nhau chỉ một bức tường rào chùa Kenninji. Mối giao tình thâm sâu như mạch nước giếng trong vườn, họ đã cùng đón xuân sang dưới cây hoa mơ nở trước hiên nhà, cùng chia nhau cả mùi hương.

Ông Sonoda đã qua đời một năm trước, để lại người con nối dõi là một chàng trai trẻ tên Ryo no suke, năm nay hai mươi hai tuổi, còn là sinh viên đang theo học tại một trường nọ.

Bên nhà Nakamura chỉ có mỗi một cô con gái. Họ cũng đã sinh hạ một mụn con trai nhưng chẳng may vắn số, sau mới được mỗi cô con gái này, nên thương lắm, nâng niu như viên ngọc quý trên tay, chỉ cầu sao cho được như cành hoa trên chiếc trâm cài tóc đừng bị gió thổi bay đi. Tên đặt là Chiyo (Thiên Đại) thì đủ biết lòng cha mẹ mong sao con mình được sống lâu như loài chim hạc.

Người ta vẫn bảo “Xoan thơm từ thuở hai mầm lá non”, mà quả thực từ lúc Chiyo mới lên ba lên bốn, tinh anh đã phát tiết ra ngoài, khiến mọi người phải trầm trồ bảo bây giờ đã thế nữa là về sau. Như nụ hoa khi mới hé nở trên núi lúc tháng tư , khiến mặt trăng vằng vặc sau chòm lá trên những cành thông cũng muốn dòm xuống nhìn.

Vẻ yêu kiều tuổi đôi tám lộ ra dưới mái tóc vấn lên cao kiểu Taka-Shimada, xinh như màu áo hồng nhuộm hoa văn lấm tấm Tamako-Shibori. Sắc hồng ở giữa vườn cây xanh biếc thì làm sao mà giấu được. Ngay cả đến những người không quen biết cô tiểu thư nhà Nakamura cũng đồn đãi về cô. Người đẹp có khi cũng phiền đấy.

Thói quen kể cũng lạ thật. Tuy Ryo no Suke biết rằng cánh diều thả ngày gió bắc, bị vướng phải cột điện, chỉ là chuyện ngày xưa còn bé, thế nhưng mỗi khi gặp Chiyo chàng vẫn như khi hai đứa còn chơi đồ hàng, chẳng để ý gì đến dáng dấp đã ra vẻ người lớn của Chiyo. Họ vẫn hồn nhiên gọi nhau một cách thân mật là Ryo và Chi, rồi cuối cùng còn cãi vã:

-Từ nay đừng có qua bên đây nữa nghe!

-Ai thèm qua bên đó làm chi ! Bên đó cũng đừng có qua bên đây nữa nghe!

Xong hờn lẫy không nhìn mặt nhau chỉ được chừng hai hôm, Chiyo đã lại hồn nhiên xin lỗi như khi còn bé:

-Hôm trước Chi hư quá, thôi từ nay Chi không nói thế nữa đâu. Anh đừng giận Chi nữa nghe.

Và thế là bao nhiêu giận hờn cũng tan biến như thể băng tan khi mùa xuân đến, Ryo no Suke liền đáp :

-Đâu có, không phải tại Chi đâu, tại anh cũng bậy đó mà.

Ryo no Suke không biết em gái thì như thế nào, nhưng chàng nghĩ nếu mình có em gái thì chắc cũng dễ thương như thế này.

Chiyo nhí nhảnh trong tà áo yukata, vừa đè lên tay áo của Ryo no Suke vừa nói:

-Anh Ryo này, đêm qua Chi nằm mơ vui lắm, thấy anh học xong rồi ra làm quan, chức gì không biết, mà đội mũ cao, đi xe ngựa sơn đen bóng, ra vào tòa nhà xây kiểu Tây phương.

-Người ta bảo mộng một đằng, thực một nẻo. Vậy là điềm dữ rồi. Không chừng sẽ bị ngã ngựa đó.

Ryo no Suke cả cười nói vậy, thì Chiyo khẽ nhíu đôi mày ngài mà rằng:

-Anh chỉ nói gở! Hôm nay chủ nhật nhưng anh phải ở nhà, không được đi đâu đó nghe.

Chiyo nói nghe có vẻ mê tín dị đoan, không hợp với người theo tây học như Ryo no Suke, nhưng sự chân thật của Chiyo khiến chàng thấy lại đáng yêu.

Bên này đã thân thiết gần gũi, bên kia cũng chẳng chút ngại ngùng. Đời nhiều chuyện buồn phiền, nhưng giữa họ chưa hề có một mảy may nào âu lo, dù chỉ như giọt sương đọng nơi chót lá. Vào giữa tháng hai, khi mùa xuân còn tràn ngập tiếng cười và gió còn rơi rớt lạnh, họ rủ nhau đi xem hoa mơ chùa Tokudaiji, nhằm ngày chợ phiên Marishiten họp trong sân chùa. Tay cầm tay trong ống tay áo ấm áp, Chiyo giao hẹn:

-Anh Ryo, anh mà quên đã hứa gì là Chi giận đó nghe.

-Yên tâm đi, anh không quên mà. Để coi nào…À.. Mà cái gì ..nhỉ ?

-Thấy chưa !?Khi ra khỏi nhà Chi đã dặn đi dặn lại rồi, mà anh vẫn còn quên !

-Đúng rồi ! Anh nhớ ra rồi ! Chi muốn đi xem đồng hồ lên dây cót, có búp bê Ô Sichi biết cử động, phải không ?

-Dễ ghét ! Anh chỉ nói bừa..

-Hay là Chi muốn anh đi bắt sống con gấu dữ ở xứ Tanba về cho Chi ?

-Sao cũng được ! Thôi Chi về đây !

-Thôi, anh xin lỗi. Nẫy giờ anh nói đùa đó mà. Có khi nào tiểu thư Chiyo nhà Nakamura lại nhờ Ryo no Suke này mấy chuyện đó. Đúng ra là tiểu thư đã nhờ mua..mua…

-Thôi, Chi không cần thứ gì nữa hết !

-Đừng hờn lẫy, người ta biết làm sao bây giờ ? À, mà ..vừa đi đường vừa cãi nhau, thiên hạ họ cười chết!

-Chứ không phải tại anh cứ đùa giỡn…

-Thì anh đã xin lỗi Chi rồi. Chà, mải nói nẫy giờ mà đi qua hàng xén lúc nào không hay.

-Làm sao giờ .. Ở phía trước không biết có còn chỗ nào bán nữa ?

-Không biết. Mà này ! Chớ không phải là ai đó vừa mới nói “Không cần thứ gì nữa hết” đó sao ?

-Chi giao hẹn, không nói vậy nữa đó nghe!.

Hai người cứ chuyện trò như thế suốt dọc đường. Ryo no Suke bảo :

-Phía bên phố buôn có trồng nhiều cây, mình sang bên đó nghe.

Thế là Chiyo liền chạy theo, tiếng guốc rộn rã khua vang.

Người đàn bà mù gẩy đàn tì bà với bài hát xẩm ” Đời như bông hoa sớm nở tối tàn, như giọt sương ban mai tan trong khoảnh khắc ” nghe thật ai oán. Cạnh hàng bán kẹo mạch nha vừa ngọt vừa dẻo, với tiếng mời khách dẻo quẹo ” Ăn kẹo mạch nha hạt dẻ hôn…”, là quày hàng bán bánh đa xem-bê cứng còng mới nướng vừa nóng hổi vừa dòn tan, kể cũng vui.

-Chi xem kìa, cái thứ hai, phía bên trái.

-A, bông hoa màu đỏ phải không anh.

Chiyo đang mải nhìn, thì từ đằng sau có người vỗ vào lưng cô, gọi:

-Nakamura !

Chiyo giật mình quay lại, thấy một đám con gái, không biết nẫy giờ đã nhìn gì, mà họ bảo:

-Tình tứ quá há !

Một câu nói sỗ sàng không biết là từ cặp môi hoa nào vừa thốt, tiếp theo là một chuỗi tiếng cười dòn của mấy cô thiếu nữ. Rồi bọn họ bỏ đi, để lại cơn gió lạnh chiều hôm. Ryo no Suke nhìn theo, ngao ngán bảo:

-Ai vậy hả Chi ? Mấy bạn học ở trường à ? Nghịch dữ a !

Còn Chiyo thì cúi gầm, mặt đỏ au.




*
* *

Tìm đâu lại sự bình thản trong tâm hồn ngày qua, khi trái tim đã bắt đầu biết rung động để rồi xao xuyến mãi không thôi. Lời tròng ghẹo lửng lơ của mấy cô bạn hôm trước như đã in sâu vào tâm khảm, khiến hoang mang chẳng biết là sao nữa, nhưng hễ nhớ đến lại xao xuyến đến run rẩy cả châu thân. Từ khi đem lòng tưởng nhớ người ta thì hay ngượng ngùng, e sợ đủ điều. Sợ nói thế này người ta cười cho, sợ làm thế kia không biết người ta có ghét mình hay không. Thậm chí người ta chỉ hỏi thăm có vài câu, cũng ấp úng không đáp lại được. Chỉ những nghĩ quanh nghĩ quẩn điều kia nỗi nọ, cứ như người tối ngày lo lật chiếu rũ bụi. Mới hôm trước còn hồn nhiên “Gặp nhau nghe”, ” Cho xem nào “, tâm hồn lúc ấy còn hời hợt giản dị biết bao. Bây giờ không còn dám gọi người ta là “Anh bên đó ” hay “Anh Ryo” nữa. Mà không được nhắc đến người ta thì lại buồn. Nếu không giòng lệ tuôn rơi, làm sao dập tắt lòng ai lửa nồng. Suốt đêm chẳng chợp mắt được, nhớ đến nẫu cả người, rồi mơ màng thấy bóng người chập chờn mông lung. Người ấy dịu dàng đặt tay lên lưng hỏi:

-Chi đang nghĩ gì thế?

Đã toan muốn nói:

-Chỉ tại anh thôi.

Nhưng lại cúi mặt làm thinh. Người ấy lại bảo:

-Có chuyện gì mà giấu anh như thể người dưng vậy?

Nhìn bộ dạng thì chắc là ai mà chẳng biết nên người ấy hỏi:

-Chi đã thương ai rồi phải không? Ai mà có phước được Chi thương vậy ?

Làm mặt thản nhiên mà trách người ta thế, dễ ghét chưa kìa.

-Nếu mà cũng như người khác, thì đâu đến nỗi vóc hạc xương mai thế này. Anh xem đây.

Người ấy ấn nhẹ vào cánh tay chìa ra, rồi ôn tồn hỏi:

-Vậy chớ Chi thương ai ?

Lần này đã toan đáp lại, thì bỗng có tiếng chuông ban mai vang lên bên gối, mở mắt ra mới biết đó chỉ là giấc mộng.

Tiếng chim buổi sáng não nùng, chia tay giấc mộng tao phùng đêm qua. Tình chung buồn nỗi chia xa, tình riêng nuối tiếc xót xa một mình.

Mẹ nhìn mặt hỏi:

-Sáng nay con làm sao thế ? Sao sắc mặt ủ ê làm vậy ?

Dù mẹ làm sao biết được những gì trong mộng đêm qua, nhưng nghe mẹ hỏi, phải cố giấu sắc mặt đang đỏ ửng .

Ban ngày tay cầm kim thêu may mà lòng dạ rối bời, chỉ những muốn khâu kín lại cõi lòng đang ngổn ngang trăm mối. Lúc này thôi đừng thương nhớ nữa. Biết rồi có thành hay không mà nhớ với thương. Lỡ nói ra mà bị người ta hắt hủi thì xấu hổ chết, còn mặt mũi nào nhìn nhau nữa. Bởi coi như em gái, nên người ta mới cho gần cận, nuông chiều. Nếu là bạn đời, hẳn là người ta mơ một người con gái như thế nào kia chứ. Ngay cả đến mình cũng còn nghĩ rằng người được gọi là vợ anh hẳn phải là một trang giai nhân tuyệt sắc, văn chương tài nghệ, đàn địch giỏi giang, mới xứng đôi vừa lứa; huống hồ chính anh, chắc hẳn cũng nghĩ thế. Hở môi nói ra chi chuyện viển vông làm cho mối thâm tình bấy lâu hóa ra nhạt nhẽo cách xa, lúc ấy biết làm sao. Đừng mơ chi chuyện lứa đôi, cứ qua lại như tình anh em lâu nay, thì người ta chẳng nỡ ghét bỏ, còn được nghe lời nói dịu dàng, dù chỉ là người dưng. Đã nhủ lòng dứt mối tơ vương, mà lòng nào có chịu nghe cho, lệ lòng cứ chảy dài trên má, tơ lòng cố gỡ lại rối bời.

Cũng tại người ta quá dịu dàng. Phải chi người ta hờ hững lạnh lùng thì mình đã dứt tình được rồi. Nhưng không dứt được, là tại mình hay tại người nhỉ? Càng thương lại càng giận. Không còn muốn nghe tiếng nói, không còn muốn nhìn thấy dáng hình, bởi hễ nghe tiếng thấy hình thì lại càng thêm thương nhớ, nỗi nhớ thương nung nấu cả tâm can.

Phải chi người ta chẳng đoái hoài, rẻ rúng, hẳn là đã chẳng buồn chẳng khổ. Dù có phải đau lòng, nhưng chẳng thà hai bên như nước với lửa kị nhau, thế mà lòng trí lại thảnh thơi. Được rồi ! Kể từ hôm nay sẽ không gặp, không nói chuyện nữa. Nếu vì thế mà người ta sinh ra phật ý thì đúng là cầu được ước thấy còn gì. Lòng đã quyết như thế rồi, mà chỉ mới vừa nghe có tiếng bên nhà bên vọng sang, đã lại xiêu lòng ngày, lại nhớ thương và nôn nao mong gặp.

Nhưng nhớ và thương cũng chỉ một mình mình biết, ai nào có hay. Người ta vẫn còn nhìn đời bằng ánh mắt vô tư, lòng không chút tơ vương, đâu biết trên đời này có người yêu mình. Người ta không biết nên không thể hiểu được nỗi lòng u uẩn của ai đó. Đàn ông vô tâm cười nói vui vẻ như thế thì biết nói gì đây, cứ nghĩ tới ngày sau mà buồn duyên tủi phận, mùa xuân đâu rồi để hoa xuân không nở, chỉ có vạt cỏ non mới mọc vươn qua hàng rào.




*
* *

-Hôm nay Chi có thấy khỏe hơn chút nào không ?

Ryo no Suke đẩy chiếc bình phong có hai cánh sang một bên, bước vào ngồi xuống bên gối, khiến Chiyo e thẹn vì mái tóc rối bỏ xõa chưa chải, chống tay toan ngồi dậy, để lộ cánh tay gầy guộc.

-Chi phải nằm nghỉ mới được. Khi đau ốm thì phải nằm chứ có chi đâu mà ngại. Còn nếu Chi muốn ngồi dậy một chút thì hãy dựa vào người anh cho khỏi mệt.

Ryo no Suke vừa nói vừa nâng Chiyo ngồi lên.

-Anh Ryo, bây giờ đang mùa thi, phải không ạ?

-Ờ, đúng rồi.

-Đang mùa thi mà anh sang thăm Chi, có sao không?

-Chi lo gì chuyện đó. Đang đau mà lo nghĩ làm chi cho mệt.

-Sợ làm phiền anh.

-Có gì mà phiền với hà ! Chi không phải lo chuyện gì hết, hãy ráng cho mau lành bệnh.

-Cảm ơn anh đã lo cho Chi. Nhưng bệnh của Chi không khỏi đâu.

-Lại nói bậy nà ! Nghĩ quẩn thế thì bệnh còn dây dưa, làm sao khỏi được, cha mẹ lo biết chừng nào. Chi là đứa con hiếu thảo mà nói vậy là không được đó nghe.

-Nhưng bệnh của Chi không thể nào khỏi được mà.

Chiyo nói một cách tuyệt vọng, đôi mắt đăm đăm nhìn Ryo no Suke mà long lanh ngấn lệ. Tuy ngoài miệng Ryo no Suke bảo Chiyo là ” Chỉ nói gở !”, nhưng chàng cũng nghĩ như mọi người rằng bệnh của Chiyo khó mà lành được. Mỗi ngày Chiyo lại gầy xọp hẳn đi. Đôi má lúm đồng tiền xinh xắn giờ đã lõm sâu xuống, làn da trắng nõn mọi ngày nay nhợt nhạt xanh xao. Mái tóc đen nhánh như có xoa dầu không còn óng ả nữa. Ai trông thấy hình dáng tiều tụy ấy mà không xót xa, huống hồ Ryo no Suke thì còn đau lòng hơn nữa.

Chiyo mặc một chiếc áo đã nhàu có in những bông hoa nhỏ, thắt lưng màu hồng nhạt buộc lại thành chiếc nơ trước bụng. Ryo no Suke không biết chàng còn được trông thấy hình dáng ấy được bao ngày nữa.

Bao nhiêu năm tháng thân cận bên nhau nửa bước chẳng rời, mà sao ta không hiểu được thấu đáy lòng nàng. Tối qua mới nghe cô giúp việc Ô Fuku vừa khóc vừa kể lại rằng trong lúc mê sảng Chiyo đã không ngớt gọi tên mình. “Cũng tại cậu mà cô Chiyo bị ốm”, bị nói thế cũng là đáng lắm. Giận cho mình sao không hay biết gì cả, mà cũng giận ai kia đã chôn chặt nỗi niềm riêng.

Sáng nay khi Ryo no Suke sang thăm, Chiyo đã tháo chiếc nhẫn bị lỏng ra trên ngón tay gầy guộc, đưa cho Ryo no Suke, khẽ cười buồn mà rằng:

-Anh giữ cái này làm kỷ niệm của Chi.

Phải chi Ryo no Suke sớm hiểu được tấm tình của nàng thì Chiyo đâu đến nỗi tiều tụy đến như thế. Chàng thấy mình thật nặng tội, ánh mắt nhìn như muốn bảo bọc che chở cho Chiyo, thì nàng lại thều thào hỏi:

-Anh Ryo, anh đã đeo chiếc nhẫn Chi đưa anh sáng nay chưa ?

Ryo no Suke thấy nghèn nghẹn nơi ngực, không nói được lời nào, cứ lặng thinh mà đưa bàn tay trái ra. Chiyo kéo bàn tay ấy lại gần mình, đăm đăm nhìn.

-Anh hãy xem cái nhẫn này như chính em.

Dường như Chiyo muốn nói thế nhưng vẫn không nói lời nào, nước mắt đoanh tròng rồi cứ thế úp mặt xuống gối,

-Chi mệt lắm phải không? Ô Fuku đâu, lấy thuốc cho cô uống nào. Chi làm sao vậy ? Sắc mặt sao xanh quá. Bác ơi, bác lại xem, Chi làm sao rồi ạ !

Ryo no Suke hoảng hốt gọi. Me Chiyo đang tụng kinh cầu nguyện ở phòng bên cạnh và Ô Fuku đang đi lấy nước để lên bàn thờ, cũng hớt hơ hớt hải chạy lại bên gối. Chiyo mở đôi mắt đang nhắm nghiền ra hỏi:

-Anh Ryo …

-Anh Ryo đang ở bên gối con, ở bên phải con kia kìa.

-Mẹ ơi, mẹ bảo anh Ryo về đi nhé.

-Sao vậy hả Chi ? Anh ở đây có phiền gì cho Chi sao ? anh ở đây cũng có sao đâu.

Nhưng Chiyo vẫn bảo:

-Ô Fuku thưa với cậu dùm cô, xin cậu hãy về đi.

-Sao cô lại nói vậy ? Nãy giờ cậu Ryo vẫn ở bên cạnh cô. Nếu cô thấy mệt thì để con lấy thuốc cho cô uống. Cô gọi bà à ? Bà đang ở sau lưng cậu Ryo đó ạ..

-Mẹ đang ở đây con ạ. Mẹ đây, con nhận ra không ? Mẹ cũng đã cho người gọi cha về với con rồi. Con hãy gắng uống một ngụm thuốc này đi.. Sao thế ? Con thấy tức ngực à ? Phải vậy không ? Trời ơi, mồ hôi ra đầm đìa..Ô Fuku ! Chạy đi mời ông lang tới nhanh lên nào ! Ông ơi, ông đừng đứng đó mà lại đây, làm sao dùm tôi đi ông. Cháu Ryo ! Cháu đưa dùm cho bác cái khăn kia..Con muốn nói gì hả con? Bảo cậu Ryo vui lòng ra về đừng ở lại đây nữa, hả ? Được rồi, để mẹ bảo. Cháu Ryo à, Chiyo nó nói như vậy đó.

Người mẹ đau khổ cuống quýt theo hơi thở dốc mỗi lúc một dồn dập của con gái, trong phút chốc sắc mặt Chiyo nhợt hẳn.

Chắc là không qua khỏi đêm nay. Ryo no Suke không đành lòng ra về lúc này, nhưng nghĩ thương cho Chiyo đến lúc sắp lìa đời vẫn còn giữ gìn ý tứ, nên chàng bèn bước vài bước ra phía ngoài tấm bình phong. Tức thì có tiếng Chiyo, mong manh như tơ trời, vọng ra từ phía sau tấm bình phong:

-Anh Ryo …

-Gì hả Chi ?

-Mai này Chi sẽ xin tạ lỗi cùng anh.

Trời không gió mà từng cánh hoa anh đào nhẹ rơi ngoài đầu hiên, và có tiếng chuông vang lên trong bầu trời đêm.




DTTM (Quỳnh Chi)
dịch theo nguyên tác Yamizakura (23/3/1892 ) của Higuchi Ichiyo.
(04/2010)


http://chimviet.free.fr/vannhat/quynhch … ongdem.htm

Mẩu giấy vụn

Shihen
tác giả Hoshi Shinichi – dịch giả DTTM Quỳnh Chi

______________________________________________________________

Trời về chiều, cảnh vật chung quanh mỗi lúc một chìm vào bóng chiều đang mờ tối dần. Viên cảnh sát chợt cảm thấy nơi người đàn ông đang đi trên con đường vắng vẻ thưa thớt bóng người kia có một vẻ gì bất thường, bèn lên tiếng gọi:

-Này ..này..

Tức thì, người đàn ông ấy quay lại, nhưng không hiểu vì sao anh ta lại xanh mặt, ra chiều hết sức hoảng hốt, rồi bỏ chạy.

-Tên này khả nghi thật ! Đứng lại nào!

Viên cảnh sát đuổi theo mãi mới bắt kịp người đàn ông. Anh ta vùng vẫy kháng cự .

-Cái gì mới được chứ ! Tôi có làm gì đâu nào mà sao lại bị đuổi theo ?

-Là vì mi bỗng dưng bỏ chạy. Nghe cảnh sát gọi mà bỏ chạy ắt là phải có lý do gì !

– Không có lý do gì cả. Vì tưởng là bọn trấn lột nên tôi mới bỏ chạy.

-Nếu bỏ chạy mà không dám quay đầu lại thì nói thế nghe còn được. Đằng này biết là cảnh sát rồi mà vẫn bỏ chạy đấy là gì. Vào đồn cảnh sát một chút coi nào, ta không làm mất nhiều thì giờ của anh đâu.

Người đàn ông lầu bầu nói gì đó, nhưng viên cảnh sát cứ thế điệu anh ta về đồn rồi bắt đầu tra hỏi. Người đàn ông trả lời cho biết địa chỉ và tên tuổi.

-Tôi không làm điều gì gian dối cả. Tôi là một công dân lương thiện.

-Nếu thế, tại sao lại hoảng hốt. Hà hà. Xem nào, chắc là có đem theo vũ khí đây. Lấy hết những thứ đem theo trong người ra đây xem nào !

-Tôi không đem theo thứ gì là vũ khí cả !

Người đàn ông lấy hết các thứ trong túi ra bầy trên bàn. Bút máy, khăn mùi xoa, thuốc lá, ví tiền..Không có thứ gì khả nghi. Thế nhưng, bằng kinh nghiệm lâu năm trong nghề, viên cảnh sát đã nhận ra hơi hướm đặc biệt của kẻ phạm pháp toát ra từ gã đàn ông này. Viên cảnh sát ngoẹo đầu ra dáng hồ nghi, bất giác cầm chiếc ví tiền lên mở ra xem. Trong ấy còn có một mẩu giấy. Mở ra thì thấy có hình như là bản đồ vẽ một góc phố bằng nét bút chì nguệch ngoạc. Hình vẽ một góc phố có thể có ở bất cứ nơi nào như có thùng thư bưu điện, các cửa hiệu như hiệu bán mỹ phẩm, hiệu trái cây. Nhưng trong dẫy phố ấy có một căn nhà đánh dấu X có vẻ đặc biệt lắm.

-Anh kia, bản đồ gì thế này ?

Được chìa cho xem hình vẽ, người đàn ông lại có vẻ hớt hơ hớt hải

-À, à ..Không có gì đâu ạ.

Giọng điệu ấp úng ấy càng khơi thêm nỗi nghi hoặc nơi viên cảnh sát.

-Thì anh hãy giải thích đi nào. Chỉ cần giải thích cho rõ cái này xong là anh được về. Bản đồ vẽ nơi nào, để dùng vào việc gì, hả ?

-À, à..đây là

-Anh hãy khai ra. Nếu là chuyện đàn bà hay chuyện gì không thể nói với ai được, chúng tôi sẽ tuyệt đối giữ kín không để lọt ra ngoài cho anh. Nhưng anh hãy giúp chúng tôi làm việc.

-À à …Tôi quên mất rồi.

-Cái này đâu có cũ đến nỗi đã quên được. Anh cũng đâu có vẻ bị bệnh quên. Có chuyện gì mà anh không thể khai được, hả ?

-Vâng, tôi không khai được.

Viên cảnh sát đành bó tay, bèn thử bàn với các đồng nghiệp. Mọi người nói:

-Không chừng có dính líu đến giết người hay đốt nhà gì đây. Dĩ nhiên đó chỉ là giả thiết những trường hợp tồi tệ nhất. Nếu thủ phạm nhắm vào căn nhà đó, thì cho dù có bị giam bao nhiêu ngày, chắc chắn là hắn cũng không chịu khai ra đâu.

-Cũng có thể là như thế lắm. Cố tình vẽ thật nguệch ngoạc có lẽ là để giấu cho không bị lộ bút tích đấy.

-Tóm lại dù thế nào cũng phải tìm ngay ra căn nhà trong bàn đồ. Hễ chùng chình thì dám xảy ra án mạng kế tiếp lắm! Hoặc là sau khi chúng đã đặt xong bom nổ chậm rồi thì …

Để đề phòng sự thể có khả năng muôn một ấy có thể xảy ra, lệnh được truyền đi ngay tức khắc cho các ty cảnh sát là phải tìm cho được khu phố đã được vẽ trong bản đồ này. Bản đồ đã được sao chụp lại và phân phát cho các nơi.

Có nhiều khu phố có nào là thùng thư bưu điện, nào là hiệu trái cây, đại loại các hàng quán như thế này lắm, thế nhưng tìm mãi vẫn chẳng thấy ở đâu một dẫy phố với các hàng quán ở cạnh nhau giống hệt như trong bản đồ này. Ty cảnh sát nào cũng chia người lo tìm, và đối chiếu với bản đồ chi tiết khu phố mà họ có phận sự canh gác.

Thế rồi họ cũng tìm ta một khu phố giống hệt như thế. Viên cảnh sát hối hả tìm tới căn nhà trên bản đồ có đánh dấu x. Tới nơi thì thấy đó chỉ là một hiệu bánh bình thường.

– Ngôi nhà vẽ trong bản đồ này là hiệu bánh của ông đây phải không ạ ?

Nghe viên cảnh sát hỏi, chủ hiệu bánh vừa nhìn vào bản đồ vừa ngoẹo cổ ra chiều ngờ vực

-Hình như là thế. Nhưng bản đồ này là như thế nào ạ??

-À, đây là của một người đàn ông khả nghi, mà hỏi thì hắn nhất định không khai. Ông thử nhớ lại xem có bị ai thù oán gì không ?

-Không có ai thù hằn gì tôi hết. Tôi cũng muốn thử bị ai thù một lần cho biết nữa là khác đây ạ !

Nét mặt chủ hiệu bánh lộ vẻ nghi hoặc. Còn viên cảnh sát thì không biết phải làm sao nữa.

Vừa đúng lúc ấy, có một đứa bé bước vào hiệu hỏi mua:

-Cho cháu một cái kem.

Nhưng ông chủ hiệu và viên cảnh sát vẫn lặng thinh vì đang mải nhìn nhau, nên thằng bé mới hỏi:

-Ông cảnh sát ơi, có chuyện gì thế ạ ?

Rồi nó nhìn vào mảnh giấy và bỗng kêu lên ” Ơ, cái bản đồ này của cháu vẽ ! “

-Ủa, cháu vẽ bản đồ này à. Cháu vẽ để làm gì thế ?

-Sáng nay cháu vẽ để đưa cho bố. Cháu đã dặn bố là nhớ mua kem đem về cho cháu. Nhưng mãi không thấy bố đem về nên cháu đành phải đi mua đây ạ !

-Tưởng gì ! Chỉ có thế sao !

Cánh cảnh sát đang hăm hở điều tra có vẻ hơi thất vọng vì sự thực bất ngờ này. Nhưng dù sao thì cũng còn một điều an ủi, là họ đã tóm được tên móc túi.



DTTM (Quỳnh Chi)
dịch theo nguyên tác Shihen của Hoshi Shinichi.
(24/5/2009)


http://chimviet.free.fr/vannhat/quynhchi/qychn090.htm

Cây đàn Chiyomaru

Chiyomaru
tác giả Miyao Tomiko – dịch giả DTTM Quỳnh Chi

____________________________________________

Dưới bầu trời đầy sao lấp lánh như những mảnh băng vụn vỡ rải trên nền trời, trong cái lạnh thấu xương về khuya, Etsuko vẫn đứng trầm ngâm giờ lâu trên chiếc cầu bắc ngang sông Kuma.

Chung quanh đồng không mông quạnh. Chiếc hộp da xách nơi tay là hộp đựng cây đàn shamisen đặc biệt gồm ba phần được nối lại. Vừa nẫy Etsuko đã đem đến hiệu cầm đồ ở bên kia sông, khẽ đẩy cánh cửa chấn song sang một bên bước vào dưới ánh đèn tù mù đến tức tưởi, lặng lẽ chìa cái hộp đàn ấy cho bà chủ hiệu mái tóc lơ thơ, dù đã gặp mặt vài lần xong vẫn không ưa nổi, bị bà ném cho một cái nhìn soi mói, đoạn thò tay nhấc đàn lên xem, bảo:

-Ối giời ơi! Cái này bị gẫy mà!

Rồi bà gạt đi, bảo:

-Thế mà cũng cầm với cố hả? Dù chỉ một nghìn yên, đây cũng không bỏ ra đâu!

Cái giọng đanh đá thì hàng ngày vẫn vậy, xong bà ta còn bồi thêm:

-Đây là chỗ làm ăn chứ không phải chuyện đùa. Làm ơn biết nghĩ cho người ta nhờ với!

Ý bà ta muốn bảo Etsuko rằng nếu có muốn mượn tiền, thì phải đem cầm món gì còn có giá trị cho bà ta còn làm ăn được.

Thật ra, nào phải là đàn bị gẫy, vì đó là loại đàn shamisen gấp lại được, nên chỉ cần lắp lại là thành chiếc đàn nguyên vẹn hẳn hoi. Nếu Etsuko giải thích cho bà chủ hiểu rằng đấy là chiếc đàn đã một thời nổi tiếng là đàn quý trong xóm geisha, thì có lẽ bà ta đã nghĩ lại, thế nhưng Etsuko không nói một lời, lại cất đàn vào hộp.

Etsuko không biết làm gì ra tiền cả, mà cách tiêu pha thì vẫn như xưa. Với cuộc sống như thế, thì không có cách nào hơn là cứ bán dần bán mòn hết hết thứ này đến thứ khác trong nhà để sống qua ngày. Cho đến nay, Etsuko đã đem không biết bao nhiêu thứ đến cầm ở hiệu cầm đồ của bà chủ này. Etsuko còn nhớ lần đầu tiên, bà tiếp Etsuko rất lễ độ.

-Xem ra thì cô đây là chỗ cao sang, chẳng may sa sút ra nông nỗi này phải không ạ?

Và bà đã trả cho đến mấy tờ bạc, làm Etsuko sung sướng quá, hết sức biết ơn bà như thể thấy có ánh hào quang phát ra từ người bà.

Sau đó, Etsuko đã dành một phần trong số tiền cầm được món đồ ấy đem mua bánh, rồi ăn mặc chỉnh tề đem đến biếu bà chủ hiệu cầm đồ để tạ ơn. Bà ta ngớ người ra chòng chọc nhìn Etsuko mà lẩm bẩm:

-Tôi làm nghề cầm đồ đã ba mươi năm nay, chưa gặp người khách nào như thế này cả.

Xong cũng vì qua đó đoán biết được Etsuko khờ khạo, không phải là người lõi đời, nên về sau dần dà bà ta trở mặt hống hách với Etsuko.

Tuy vậy Etsuko cũng chẳng biết trông cậy vào đâu, chỉ biết đành đem các thứ đến cầm ở hiệu của bà ta. Ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy chốc mà trong túi không còn một đồng một chữ, nợ như chúa chổm, đêm hôm khuya khoắt phải trốn nợ, chạy ra đến chiếc cầu trên sông Kuma này.

Cái cảnh cầm cố không mong chuộc lại được ấy bắt đầu từ những vật nho nhỏ như chiếc nhẫn, cái đồng hồ, dần dà thôi thì bất cứ cái gì kể cả những đồ đạc tối thiểu cần dùng trong nhà cũng khuân đi hết, cuối cùng đến máy điều hòa không khí cũng lấy dao gỡ ống thông hơi khuân đi nốt, trong nhà gần như là rỗng tuếch chẳng còn gì, chẳng thấy còn có cái gì còn đem đi cầm được nữa. Đứng giữa căn nhà trống trải đưa mắt nhìn quanh, tất cả mọi thứ lọt vào mắt đều đã lần lượt ra đi để đổi lấy tiền, cuối cùng chỉ còn lại mỗi một thứ, là chiếc đàn shamisen này.

Những bức liễn, những một món đồ trang hoàng đặt trên nền nhà đều đã bị đem đi hết cả, chỉ còn độc một chiếc đàn shamisen như được giấu kín, để khuất trong góc nhà. Biết bao lần Etsuko đã nhìn chiếc đàn với ánh mắt trần tục thèm thuồng. Mỗi lần như thế, Etsuko phải cố dằn lại, giằng co trong cơn tuyệt vọng, để lấy lại tinh thần rằng” Vẫn còn có nó”, vì đến cả cái này mà cũng bán đi nốt thì thế là hết.

Tết năm nay, cái tết Etsuko vừa được tứ tuần, gắng gượng lắm cũng chỉ được đến hết ngày mồng năm. Sáng hôm ấy, Etsuko đành phải dứt lòng mặc cho lương tâm cắn rứt, cầm cây đàn shamisen lên.

Vào hôm cuối năm, cuối cùng Etsuko đã định bụng sẽ trả nhà, để từ ngày mồng sáu tết sẽ lẳng lặng ra đi không cho ai biết. Và đã ra nông nỗi này, thì đành phải thu xếp chuyện cây đàn cho ra đâu vào đấy.

Hộp đàn bên trong lót nhung màu xanh lục thật chu đáo, Etsuko lấy cần đàn trong hộp ra lắp vào thùng đàn, cài chốt lại, đoạn lấy lụa đỏ cẩn thận lau đàn. Cần đàn bằng gỗ sưa đỏ, phấn đầu cần đàn bằng ngà voi, thùng đàn bằng gỗ gụ, là một tuyệt phẩm công phu, càng được lau chùi, những đường vân gỗ chìm sâu càng hiện ra rõ rệt. Phủ miếng gấm lên thùng đàn một đầu bịt da, lấy ba sợi dây đàn cất trong hộp ra mắc vào, thế là chiếc đàn shamisen hiện nguyên hình là chiếc đàn quý đã từng một thời oanh liệt, đã từng được biết bao người ngưỡng mộ. Những kỷ niệm về cây đàn lại hiện lên. Etsuko đặt đàn lên đùi, lấy móng tay gẩy thử mấy tiếng. Tiếng đàn vang lên trong trẻo, và vẫn còn mạnh không ngờ dù chiếc đàn đã bị cất trong hộp bấy lâu.

Cha Etsuko là chủ hiệu Matsuzaki chuyên nghề môi giới dẫn geisha cho khách, trong nhà lúc nào cũng có treo ba chiếc đàn shamisen trên giá gỗ khoét hình đàn shamisen, trong thùng đàn lúc nào cũng nhồi vải bông chirimen hút ẩm, từ khi còn bé Etsuko đã biết trong đó có một chiếc có biệt hiệu là Chiyomaru. Cửa hiệu là nơi thương thảo, gặp gỡ giữa các cô geisha của hiệu và chủ các tửu lầu muốn thuê họ, những người này sẽ xem tài sắc của geisha mà định giá tiền. Người ta đồn rằng lúc ấy cô geisha nào mà mượn đàn Chiyomaru để gẩy thì tiếng đàn nghe rất hay, làm người chủ tửu lầu say sưa theo tiếng đàn rồi thế nào cũng trả giá rất cao. Tiếng tăm của Chiyomaru nổi như cồn, nên các geisha xin vào hiệu Matsuzaki rất đông.

Có người dù không xin vào hiệu Matsuzaki, nhưng nghe đồn Chiyomaru là chiếc đàn shamisen rất hay thì muốn được đàn thử, cứ sắp tới buổi phô diễn tài năng của các geisha, thì tìm tới mà rằng

-Làm ơn cho tôi mượn Chiyomaru một tí có được không?

Các cô geisha tìm tới hiệu Matsuzaki không ngớt, khiến cho những bác trai làm công trong hiệu ra oai cao giọng bảo:

-Đàn shamisen cũng giống như vợ nhà người ta. Ông chủ đã dùng lâu năm mới thành chiếc đàn hay, có ai lại đem cho người khác mượn, hả? Thôi, đi đi!

Mà đuổi họ đi. Nếu đúng như lời họ, thì Chiyomaru là chiếc đàn dành riêng cho cha mình, thảo nào bốn cô học nghề geisha trong nhà cũng không được đụng đến, quả là chỉ khi nào dùng để đàn cho khách nghe mới được lấy xuống.

Vả lại thông thường thì sáo hay trống mới được đặt tên, chứ đàn shamisen mà được có tên riêng như Chiyomaru thì quả là chưa nghe nói bao giờ. Hơn nữa, tên gọi Chiyomaru khiến ta nghĩ tới nghệ danh của kỹ nữ, biết đâu do duyên cớ nào đấy mà đó là kỷ vật của một danh cầm thủ shamisen đã khuất, với cha mình.

Thông thường tiếng đàn shamisen hay hay không là do người đàn chứ không phải là do người làm ra chiếc đàn, cho dù đó chỉ là chiếc đàn xoàng xĩnh chỉ dùng để tập đàn, nhưng nếu yêu đàn ngày ngày đem ra tập không nghỉ hôm nào, thì tiếng đàn còn hay hơn cả là tiếng đàn quý mà chẳng mấy khi được đem ra gảy.

Vào cái dạo Etsuko còn đang học lớp ba lớp nhì tiểu học, theo tục lệ vào tối hôm trước ngày rằm tháng giêng âm lịch có người hóa trang làm thần đến các nhà xin bánh dầy về nấu cháo, tất cả các cô học nghề geisha ở trong hiệu cùng với các bác làm công, các cô giúp việc, và cả những người hay ra vào hiệu Matsuzaki, đều quây quần lại ăn chè, với cơm sushi của thần ban phát cho, và mải mê chơi bài, chơi súc sắc, Etsuko chợt cao hứng bảo

-Cho em mượn cái đàn shamisen một tí.

thì liền được trao cho cây đàn của một cô học nghề geisha ở trong hiệu đang dùng để tập đàn.

Dạo ấy, Etsuko đang mải mê tập đàn piano, nên có ngó ngàng gì đến đàn shamisen đâu. Xong Etsuko cũng bắt chước bộ điệu đặt đàn shamisen lên đùi, miệng ngập ngừng hát một làn điệu đã từng nghe, tay lần gẩy đàn.

Từ non cao đến vực sâu
Dưa cà đều nở hoa màu tốt tươi

Lạ thay, đây là lần đầu tiên Etsuko đặt tay lên đàn shamisen, ấy thế mà tiếng đàn phát ra nghe cũng ra trò hẳn hoi.

Mọi người xung quanh xôn xao cả lên, khen lấy khen để, bảo “Bé Etsuko chưa hề tập đàn shamisen bao giờ mà lại gẩy được bài Núi cao”.

Thấy thế, cha Etsuko bèn đứng dậy lấy đàn Chiyomaru xuống, đưa cho Etsuko, mà bảo rằng

-Con đàn thử xem nào.

Etsuko chỉ định đàn chơi, như thể chơi búp bê hay chơi nấu đồ hàng, không ngờ mà lại bấm đúng nốt cao thấp hẳn hoi, làm cô thích quá lại muốn thử tiếp, bèn đặt Chiyomaru lên đùi, tay phải cầm chiếc móng gỗ lên để gẩy đàn.

Tức thì các điệu hát mà các cô geisha vẫn tập đàn hàng ngày mà Etsuko vẫn nghe tai này bỏ tai kia chẳng buồn để ý hay thuộc làm gì, bỗng tuôn ra trong đầu, trong đó có bài “Tinh Tinh” * rất dài khó gấp mấy lần bài “Núi cao”, nhưng tuy là phải mò mẫm, vấp lên vấp xuống, nhịp thì không nói làm gì, thế mà rồi cũng gẩy được đúng điệu.

Nghĩ cho cùng, tai nghe tiếng đàn shamisen vang lên hầu như suốt ngày trong nhà, Etsuko đã thuộc lòng lúc nào không biết cũng là chuyện đương nhiên, lại thêm hàng ngày tập đàn piano, nên tuy mới lần đầu cầm đàn shamisen đã đàn được thì cũng không phải là lạ lắm, nhưng mọi người xung quanh trầm trồ tán thưởng, làm Etsuko xiêu lòng, từ đấy trở đi đâm ra thích đàn shamisen hơn bất kỳ loại nhạc cụ nào. Tuy thế Etsuko cũng không theo học với thầy dậy đàn, mà chỉ nghe tiếng đàn cho đến khi thuộc lòng, rồi tập lấy một mình, chẳng bao lâu đã thuộc hầu hết những bản nhạc mà bốn cô học nghề geisha ở trong hiệu vẫn đàn.

Những lúc một mình tập đàn như thế, tuy còn là trẻ con và chẳng biết gì về âm nhạc, xong Etsuko cũng cảm nhận được rõ ràng rằng gẩy chiếc đàn shamisen bình thường chỉ để tập đàn, với gẩy đàn Chiyomaru, khác nhau nhiều lắm.

Gẩy đàn shamisen bình thường phải vừa nhớ làn điệu vừa lần từng nốt nhạc, còn gẩy đàn Chiyomaru thì cứ như đang trên chiếc thuyền bềnh bồng trôi theo sóng êm biển lặng, tiếng đàn như thể cứ tự rung lên không hề lạc điệu. Chiếc đàn, dù chỉ lập đi lập lại một âm thanh đơn điệu, nếu không khiến người gẩy đàn trong lòng thấy thích thú thì người ấy sẽ không nghĩ rằng mình giỏi, nhưng đàn Chiyomaru thì hễ cầm lên gảy là Etsuko cảm thấy say mê quên hết mọi chuyện, đến nỗi nhiều lần bị cha bắt gặp, vì cha vẫn cấm, nếu không được phép thì không được sờ vào Chiyomaru. Đôi khi Etsuko cũng ngẫm nghĩ tự hỏi tại sao mình lại thích Chiyomaru đến vậy, rồi hiểu ra rằng tóm lại tuy cũng đàn như thế thôi nhưng Chiyomaru phát ra tiếng đàn hay, không một chiếc đàn shamisen nào sánh bằng, và tiếng đàn hay có nghĩa là người đàn giỏi, có sức lôi cuốn làm cho người đàn say sưa tự mãn.

Tuy vậy, vì là học lỏm nên Etsuko đàn chỉ để tiêu khiển một mình, chứ chưa đến mức có thể đàn cho ai nghe được. Các cô học nghề geisha ở trong hiệu học xong bậc tiểu học thì lần lượt trở thành geisha và rời khỏi nhà. Thế rồi chiến tranh ngày càng trở nên khốc liệt, đó là thời kỳ các chủ tửu lầu và các cô geisha bỏ bớt lệ phải gặp mặt nhau, việc môi giới dựa vào tin cậy chỉ cần ảnh và tờ lý lịch, trong hiệu vắng bặt tiếng đàn shamisen. Etsuko cũng ngày càng lớn, càng có ý hổ thẹn vì cái nghề dẫn mối geisha của gia đình, cho nên cũng chẳng ngó ngàng đến những thứ đàn địch để gẩy những bài hát dưới ngọn đèn hồng trong giới làng chơi như thế, và đã xa lánh hẳn Chiyomaru.

Từ cuối cuộc chiến Thái Bình Dương cho đến khi chiến tranh kết thúc, Etsuko cũng bước vào cuộc đời đầy sóng gió, lấy chồng, sinh con, sang Mãn Châu, rồi sống trong trại tị nạn, khi chiến tranh kết thúc suýt chết mới về được đến Nhật, nương náu nơi gia đình nhà chồng vốn làm nghề nông chỉ còn mẹ chồng một tay vun xới ruộng vườn.

Cái ăn cái uống thiếu thốn, lại không quen việc nhà nông, nên Etsuko bị bệnh ho lao cũng là điều đương nhiên. Etsuko vẫn còn nhớ rõ mồn một cái cảm giác tuyệt vọng tối tăm cũng như buồng phổi bị nám đen ngòm của mình, vào ngày được nghe báo cho biết tên bệnh tại một phòng mạch nhỏ trong phố. Thời ấy chưa có thuốc hay, nghe bảo rằng cách duy nhất để bình phục là tuân thủ ba nguyên tắc hít thở không khí, tẩm bổ và nghỉ ngơi, còn thì cầu xin Trời Phật phù hộ. Etsuko thấy nuối tiếc cho mình đã chịu đựng cam khổ trong trại tị nạn rồi may mắn tìm đường về được đến Nhật mà nay sẽ phải tuyệt mệnh vì bệnh tật.

Chữa bệnh thì tháng tháng một lần tay dắt đứa con gái đầu lỏng mới lên ba ra phòng mạch ngoài phố, được tiêm cho một mũi thuốc calcium, mà hễ vừa tiêm xong là khắp người cho đến cả mồm miệng cũng nóng bừng lên. Còn thì ngày ngày hết ngủ lại thức dậy trên gác nhà kho, để thấy cái chết dù muốn dù không cứ lừng lững tiến đến trước mặt mình từng giây khắc một. Không thuốc men, không có gì tẩm bổ, cũng chẳng được an dưỡng, không lúc nào không khắc khoải với ý nghĩ số phận mình là phải đối diện với cái chết, khiến Etsuko hết sức đau lòng. Những ngày cứ hâm hẩm sốt liên miên Etsuko lại cầu Trời khấn Phật xin cho được chết phứt đi cho rảnh, nhưng bình tâm nghĩ lại thấy thương con gái sẽ mồ côi mẹ, Etsuko lại thành kẻ ham sống dù chỉ thêm một ngày, lòng phiền muộn rối bời ngổn ngang trăm mối.

Trong những ngày tháng ấy, một hôm ở phòng mạch về, Etsuko đến thăm cha vẫn sống trong căn nhà nhỏ trên núi từ thời loạn lạc phải sơ tán đến đây. Etsuko đang kể lể bệnh tình cho cha nghe, bỗng đưa mắt nhìn vào góc phòng, thấy có một cái hộp hình thù hơi lạ, bèn hỏi thăm, thì hóa ra đó là chiếc hộp đựng đàn Chiyomaru.

Cha kể rằng sau khi Etsuko sang Tàu, thành phố Kochi đã bị oanh tạc, hiệu Matsuzaki cũng bị cháy rụi, chỉ còn mỗi cây đàn này là thoát nạn, nhờ đã được cho vào hộp đem cất trong chiếc chòi trên núi này. Trong những năm tháng Etsuko sang Mãn Châu sống xa nước Nhật, Etsuko thấy nhớ mọi kỷ niệm thân thương ngày trước, nên quên bẵng là đã có thời mình rất ghét đàn shamisen, liền mở nắp hộp ra, nâng chiếc đàn lên xem, thì tuy đã được tháo ra thành ba đoạn, nhưng quả đúng là chiếc Chiyomaru ngày xưa vẫn được gác trên giá để đàn shamisen.

Etsuko đưa bàn tay gầy gò bệnh hoạn run run lắp chiếc đàn trở lại nguyên hình dáng cũ, và gảy thử vài tiếng, thì quả đúng là Chiyomaru, tiếng đàn vẫn tuyệt vời đến phải vỗ tay khen thưởng. Nghe tiếng đàn ấy, Estsuko không muốn rời xa nó nữa. bèn hỏi cha:

-Thưa cha, cha cho con xin Chiyomaru được không ạ?

Cha Etsuko gật đầu “Ờ” một tiếng rồi im lặng hồi lâu.

Etsuko nhận ra là tóc cha đã bạc đi nhiều, lòng hơi hối hận vì mình vòi vĩnh làm phiền lòng cha, thì ông khẽ đằng hắng, bảo:

-Khi nghe tin con bị bệnh, cha đã nghĩ bụng hay là đem Chiyomaru đi thăm con để con đàn cho khuây khỏa thì còn gì bằng, nhưng rồi nghĩ kỹ lại, cha thấy nhà chồng con làm nông, chẳng lẽ mẹ chồng ngày ngày ra ruộng làm cả phần con dâu, mà con dâu ốm nằm ở nhà lại ngồi gẩy đàn, thì khó coi biết nhường nào. Lại còn hàng xóm láng giềng người ta trông vào nữa.

Thôi con ạ, cứ để Chiyomaru lại đây, con đem về không tiện đâu.

Cha Etsuko chậm rãi nói như cân nhắc từng lời, Etsuko ngồi nghe, gục đầu ủ rũ.

Thời chiến, chỉ có hai cha con mà kẻ ở Mãn Châu người thì trong nước, mỗi người một phương, cả năm trời biệt vô âm tín chẳng biết sống chết ra sao, mãi mới gặp được nhau thì con gái bị ho lao chẳng mong có ngày bình phục. Là cha, cho đứa con gái ngày xưa lần đầu tiên cầm đàn Chiyomaru đã gẩy bài Tinh Tinh nay bị bệnh, cha muốn tặng chiếc đàn đã thoát được binh lửa cho con giải khuây trong lúc chống chỏi với bệnh tật lắm chứ, nhưng nghĩ đến cảnh ngộ của con lúc này, tránh đem vào nhà chồng món đồ tiêu khiển của giới làng chơi thì mới là phải đạo.

Nghe nói phải ngại mẹ chồng, thân là người bệnh phải nhu thuận một bề, nên Etsuko thấy cũng phải, cha bảo sao thì nghe vậy, lại cất Chiyomaru vào hộp rồi cáo từ. Sau đó bệnh tình Etsuko vẫn không khá lên được chút nào, những ngày dài phiền muộn và mệt mỏi, không tài nào chịu đựng nổi, Etsuko luôn nhớ đến Chiyomaru, nhớ đến những lúc mải mê thích thú với cây đàn đến quên cả chính mình, nhớ tiếng đàn êm ái ấy. Etsuko cứ nghĩ phải chi được gẩy đàn Chiyomaru để quên được trong chốc lát cái chết khủng khiếp, nhưng không dám mở miệng hỏi xin cha. Chuỗi ngày phiền muộn lê thê ấy đã sắp được một năm kể từ ngày phát bệnh, cho đến một buổi chiều thu lộng gió.

Mỗi cơn gió thổi làm bụi bám vào xà ngang trên mái không có ván lát trần của nhà kho rơi lả tả là điều đại kị với người bị lao phổi, Etsuko bèn trùm chiếc khăn tay rồi quay sang nằm nghiêng, vừa trông chừng đứa con gái đang chơi ở đầu giường, thì bỗng có tiếng gọi

-Etsuko.

Etsuko ngoảnh lại thì thấy cha đã đứng ngay sau lưng.

Nhìn lại Etsuko thấy người cha già tay xách hộp đàn shamisen, không hiểu vì sao từ trên núi lặn lội đi xe đò xuống đây. Etsuko còn ngơ ngác chưa rõ nguồn cơn, thì cha đã dịu dàng ngồi xuống cạnh chỗ nằm của Etsuko, nói như dỗ dành.

-Con bị bệnh đã lâu rồi, cha nghĩ không chừng có lời cha xin thì mẹ chồng con cũng bằng lòng cho phép chăng, nên cha đem cái này đến đây. Người làng này ai cũng tốt bụng nhỉ, cha vừa từ trên xe bước xuống đã có người mách cho biết là mẹ chồng con đang chăm thửa ruộng lúa mì trên bãi sông. Cha liền đi đến và trình bày mọi sự.

Mẹ chồng con vui vẻ bảo con cứ làm theo ý thích của con. Vậy con phải nhớ cảm ơn mẹ chồng con cho thật cẩn thận đấy. Nhưng mà Etsuko này.

Cha lấy lại giọng, nói:

– Tuyệt đối con không được đàn lúc ban ngày. Ban ngày cả làng người ta đi làm cả. Nếu người ta nghe được tiếng đàn shamisen từ nhà này vọng ra, thì mẹ chồng con sẽ không còn mặt mũi nào với làng nước. Nhớ nghe con, nhớ là phải chờ đến tối, lúc mọi người xong việc cả rồi, và đàn nho nhỏ bằng móng tay thôi.

Cha Etsuko dặn đi dặn lại mãi rồi mới đưa cây đàn shamisen ra.

Lúc ấy Etsuko nghĩ bụng, tuy đấy là chiếc đàn Chiyomaru vẫn mơ ước bấy lâu, đến giờ mới có được, xong liệu là mình còn đủ sức mà đàn như ngày bé hay không. Và có thể vì người bệnh thường hay nghĩ quẩn, nên Etsuko còn đoán già đoán non rằng biết đâu vì thấy mình không qua khỏi, sắp chết đến nơi, nên vốn là người trọng đạo lý, cũng chẳng mấy khi đến nhà chồng của con gái, mà nay cha phải tìm tới để đem cây đàn này đến cho mình. Tuy vui vì có được cây đàn Chiyomaru mơ ước bấy lâu, Etsuko không biết mình còn đàn được bao nhiêu hôm nữa, thấy buồn đến nghẹn lòng vì số kiếp mong manh, khi nhận chiếc đàn từ cha, đã vô ý để rơi một giọt lệ trên thân đàn.

Thế nhưng, chiếc đàn Chiyomaru như có phép mầu, từ khi để nó ở đầu giường, Etsuko từ từ sung sức trở lại, chính mình cũng cảm thấy hai bờ mi u tối bắt đầu hé mở, dù chỉ dần dần từng tí một. Etsuko suốt ngày nằm bệt trên gác hai nhà kho, ngại ngùng e dè với mẹ chồng, và phập phồng lo sợ bước chân ghê rợn của tử thần đang tiến dần đến gần, thế mà chỉ chợt nghĩ đến tối sẽ được cầm đàn shamisen lên gẩy, thì bóng dáng tử thần bỗng chợt lùi xa, và ban ngày Etsuko đã ra sức cố nhớ cho bằng được những điệu đàn năm xưa, miệng khẽ hát thầm. Cái cảm giác lâu ngày mới đặt chiếc đàn Chiyomaru lên đùi, là cảm thấy cây đàn nặng chịch như đè lên tấm thân gầy còm, ban đầu hì hà hì hục bê đàn, thế mà ngày một ngày hai chiếc đàn cứ nhẹ bẫng dần, chỉ ít lâu sau nó đã nằm gọn trong vòng tay Etsuko. Tối tối, mỗi khi được nhấc đàn lên, Etsuko cảm thấy như đó là một lần hạnh ngộ. Dần dà, không biết có phải nhờ thần thánh phù hộ hay không mà bệnh tình của Etsuko vốn không còn được thầy thuốc đoái hoài nữa, thì nay lại dần có dấu hiệu hồi phục. Hai năm sau khi phát bệnh, những lỗ hổng ở hai đầu hai buồng phổi trống rỗng đã cứng lại thành vôi. Etsuko không còn thấy tức thở nữa, những cơn sốt âm ỉ lui hẳn. Etsuko không bao giờ quên được niềm vui khi được bác sĩ bảo đảm là đã hoàn toàn bình phục, tuy là vẫn phải chú ý theo dõi. Etsuko có cảm tưởng như đang từ mộ địa sống lại, mọi vật trước mắt đều hiện ra mới mẻ, tươi vui, rực rỡ.

Dù không thể nói hẳn ra rằng Etsuko bình phục như một phép lạ như thế là nhờ Chiyomaru, nhưng ít nhất thì cũng chẳng phải là nhờ bên mình đã có một thứ trong khoảnh khắc đưa mình đến cảnh giới vô ngã, và tạo cho mình niềm hy vọng mong đợi một ngày mai tươi sáng đó sao? Lẽ ra, nếu có kính cẩn đặt Chiyomaru lên kệ ở chỗ trang trọng nhất trong phòng cũng đáng. Nhưng thói đời thường vẫn thế, hễ khỏe mạnh ra thì lại suốt ngày bận rộn công kia việc nọ, nên rốt cuộc đa phần là Chiyomaru lại bị bỏ vào hộp cất vào một chỗ, chẳng được ngó ngàng đến.

Chẳng phải là Etsuko không thích Chiyomaru nữa, nhưng vốn là người có sở thích chơi các nhạc cụ, nay lại có thêm nhiều sở thích mới khác nữa, nên chẳng còn thì giờ ngó ngàng đến Chiyomaru.

Tuy vậy, thỉnh thoảng để chăm sóc lau chùi, vào những ngày đẹp trời, Etsuko lại lấy đàn ra khỏi hộp, và gẩy một vài làn điệu còn nhớ lõm bõm, tuy đã trải bao năm tháng, tiếng đàn vẫn không hề sai lạc, suy xuyển, và khi nào cũng giải khuây cho Etsuko.

Sau khi khỏe mạnh trở lại, cuộc đời Etsuko lại gặp sóng gió, và một năm trước đây, tình nghĩa vợ chồng suốt hai mươi năm cũng đứt đoạn, cả đến đứa con gái cũng phải để lại nhà chồng, một thân một mình trở về nhà cha mẹ đẻ. Mới một năm trước, cha Etsuko cũng qua đời, Etsuko phải bán tất cả đồ đạc còn lại trong nhà để sống những ngày vô vọng, thế nhưng Etsuko cố tránh không than vãn hay oán trách số phận hẩm hiu của mình. Dù sinh ra dưới một ngôi sao nào, con đường đi tới khi nào cũng chuyển hướng không ngờ, bị sóng dập gió vùi, đến khi chợt nhận ra rằng đến tuổi tứ tuần thông tỏ sự đời thì lại phải sống cô độc một minh trong căn nhà trống trải như có ánh lửa ma quái chập chờn. Etsuko đành chấp nhận rằng, dù có chống trả, số mệnh cũng không biến chuyển tốt đẹp hơn, chẳng còn cách nào hơn là phó mặc cho dòng đời trôi chảy, đến đâu hay đến đấy, chẳng nghĩ được điều gì, lòng đau như cắt vì đến nhà ở cũng sắp phải trao qua tay người. Nếu mà nghĩ gì thì có khi đã tự vận rồi cũng nên, nhưng vì chẳng nghĩ gì được nên mới ra nông nỗi trôi sông lạc chợ thế này.

Etsuko đã phải đem cầm từ bộ cần câu cha vẫn ưa dùng, những món đồ chạm trổ tinh xảo có được qua giao dịch với người Tầu, chiếc ghế sơn mài và cái kệ chống tay cha vẫn dùng từ khi ngã bệnh, cặp kính gọng đồi mồi, tất cả những món đồ ấy còn mang hơi hướm của người cha, Etsuko cũng lần lượt gói vào chiếc khăn dùng làm tay nải và vì không biết đem đi đâu thì bán được tiền, nên đành đưa cả cho bà chủ hiệu cầm đồ, chẳng dám nói ra miệng rằng muốn bà ta trả cho bao nhiêu, khi ra về với món tiền tùy hỉ bà ta trả cho, Etsuko không hề để rơi giọt lệ.

Chẳng phải là Etsuko lòng sắt dạ đá cứng cỏi gì cho cam, mà đó là chỉ sợ một khi đã để cho nước mắt trào ra, thì sẽ chìm vào nỗi bi thương, oán hận, than vãn mà rủa xả mọi thứ, để rồi sẽ rơi xuống địa ngục của tâm hồn.

Trong những lúc như thế, Etsuko vẫn tự nhủ nhất định sẽ không rời Chiyomaru, thế nhưng một chiếc đàn shamisen không thể nói là cần cho cuộc sống, còn thân mình chỉ còn một túi xách trên tay, nay mai không biết sẽ trôi dạt về đâu, Etsuko cũng không dám đoan chắc rằng chiếc đàn sẽ được bình yên. Cả một ngày trời ngồi ngắm Chiyomaru và suy nghĩ vẩn vơ chẳng biết tính sao, tối đến, Etsuko đã ôm chiếc đàn vào lòng rời nhà ra đi. Đêm hôm khuya khoắt mà cầm món đồ ra đi như thế thì chỉ có là co ro đến trước cái quầy dưới ánh đèn tù mù quen thuộc mọi ngày.

Thực tình mà nói thì lúc ấy, Etsuko chìa chiếc đàn ra mà chẳng có ý định gì rõ rệt, xong khi vừa nghe bà chủ hiệu cầm đồ chê là đàn hỏng, Etsuko bỗng cảm thấy như có cái gì ngủ quên bấy lâu trong lòng mình bỗng bừng tỉnh dậy. Dường như là câu nói cửa miệng của những người đàn ông làm công trong hiệu “Đàn Chiyomaru mà ông chủ đã mất công uốn nắn lâu ngày”, và ký ức được cứu sống bởi chiếc đàn có biệt hiệu như nghệ danh của cha với người geisha mà ông đã phải lòng, như đã vỗ vào vai Etsuko, đánh thức dậy cái khí khái trong lòng.

Etsuko cũng biết đây là chiếc đàn quý được cha yêu quý vô vàn, thế mà cha đã đem tặng cho đứa con gái đang lâm trọng bệnh. Tấm lòng ấy, hễ nhớ đến là Etsuko lại càng thấy thấm thía tình sâu nghĩa nặng. Lại nghĩ đến nhờ nó mà Etsuko đã từ vực sâu của cõi chết ngoi lên được, thì cho dù có sa sút đến thế nào nhất định là Etsuko không thể để nó rơi vào tay người khác.

Cây đàn vừa mới bị nhiếc là không đáng để đem cầm cố, thế mà lại hay. Etsko cầm hộp đàn quay trở lại con đường cũ, vừa đi vừa nghĩ miên man cách thu xếp thế nào để Chiyomaru được yên nghỉ, không bị lọt vào tay ai. Cách mà Etsuko đã nghĩ đến trước tiên là đem chôn Chiyomaru bên cạnh mộ phần nơi cha yên nghỉ trên núi Godai, như thế ổn thỏa nhất. Thế nhưng trên ngọn núi Godai đen ngòm nằm ngay trước mặt chẳng thấy một ánh đèn, đêm hôm khuya khắt thế này, đàn bà con gái một mình làm sao có can đảm trèo lên tới đó. Etsuko vừa đi vừa nghĩ ngợi thì lên tới cây cầu này, ngước nhìn trời sao, để vừa kịp thấy một ngôi sao băng lớn từ trên đỉnh núi nơi cha yên nghỉ đang rơi thành vệt dài trắng xóa, trước khi biến mất ngay trên đỉnh đầu.

Etsuko nhớ lại ngày bé, nghe nói hễ thấy sao băng rơi vào trong tà áo là sẽ có điều hay, nên cứ đến tối là leo lên sân phơi quần áo đứng ngắm sao, nhưng với tình cảnh Etsuko hiện nay không thể nghĩ là có điều gì may được. Chỉ có điều khi sao băng vụt tắt, cái ý nghĩ nên ném Chiyomaru xuống sông Kuma này bỗng lóe lên trong đầu. Etsuko chạy lúp xúp theo hàng lan can thành cầu bằng gỗ đã mục, tay vịn lên thành cầu mà dòm xuống sông. Sông Kuma đổ ra vịnh Urato, là nơi có nhiều cá, và là chỗ mà cha Etsuko vốn thích câu cá, thường đi câu ở đấy Những ngày mùa thu nhằm vào mùa câu cá bống, cha thường dắt theo mấy bác người làm, hình ảnh cha đi thuyền ra vịnh hưởng thú chèo thuyền dạo chơi trong vịnh hiện lên rõ mồn một trước mắt Etsuko.

Được ném xuống sông Kuma, Chiyomaru sẽ chìm xuống đáy sông, xuôi theo dòng nước sẽ từ từ trôi ra vịnh Urato, rồi chiếm một chỗ nào đó trong đám rong rêu dưới đáy vịnh, hẳn là từ nay mãi mãi sẽ được yên nghỉ ở đấy. Chỉ mường tượng thế, Etsuko cảm thấy đó là cách mai táng thích hợp nhất cho một chiếc đàn quý như Chiyomaru.

Dưới bầu trời sao, nhìn xuống thấy lòng sông Kuma đã cạn phủ đẩy lá khô, chỉ còn lại một giải nước con con trông như đai lưng obi chảy một bên mé sông. Etsuko chạy trên cầu đến ngay phía trên dòng nước ấy để có thể ném Chiyomaru xuống đúng vào giữa dòng nước chảy.

Tay ôm đàn mà Etsuko run lẩy bẩy, như thể chính mình sắp trầm mình tự vẫn. Tuy trong lòng đã quyết, mà hai tay vẫn không tài nào ném được. Etsuko tự nhủ là sẽ đếm tới mười rồi nhất quyết phải ném, bèn cất tiếng chậm rãi đếm. Khi đến số mười, Etsuko chợt nhận ra là mình đã lùi xa cách thành cầu đến bảy tám bước. Nhất dịnh là lần này phải ném, Etsuko tự trách lòng sao vẫn còn lưu luyến, và lại đếm một, hai, ba …đoạn lấy hết sức tung chiếc đàn lên. Chiyomaru bay vụt qua trước mắt Etsuko như một cánh chim đen láy thon thả, dường như rơi xuống lá khô chứ không phải trên mặt nước, phát ra một tiếng trầm đục.

Etsuko tưởng chừng như đó là tiếng rên của Chiyomaru trước khi giẫy chết. Etsuko đứng yên như bất động, mắt dõi tìm theo hướng vừa phát ra tiếng động ấy, nhưng chẳng còn thấy gì nữa.



DTTM (Quỳnh Chi)
dịch theo nguyên tác Chiyomaru của Miyao Tomiko.
(24/5/2009)

* “Con đười ươi”

http://chimvie3.free.fr/87/quynhchi/qyc … ru_087.htm