*
Of Women And Food...
Bài ni (hay loạt bài ni) viết theo đơn đặt hàng, ngắn dài chưa rõ.
Xin trân trọng thông báo để quí độc giả sửa soạn... tinh thần.
Bị... women và food luôn luôn là chuyện dài nhơn dân tự dzận.
*
Con người là một bộ máy chuyển vận không ngừng, cần năng lượng để hoạt động, năng lượng lấy từ thức ăn.
Thức ăn hấp thụ trong ruột, vào máu rồi biến dưỡng ở gan. Thực phẩm được gan chế biến, thay đổi hình dạng để cơ quan xử dụng theo nhu cầu : "đốt cháy" tạo năng lượng làm việc, "thay thế" các hao mòn, "dự trữ" phòng hờ khi thiếu hụt, và "thay đổi thích ứng" trước khi bịnh tật sanh ra.
Mỗi loại thực phẩm biến dưỡng mỗi khác, cơ quan ảnh hưởng khác, và cặn bã tạo ra cũng khác. Cơ thể thải cặn ra ngoài theo hai cách : những chất lọc ở thận sẽ ra bằng nước tiểu, những chất lọc ở gan sẽ vào túi mật rồi thải theo phân.
1.
Ăn uống để sanh tồn trong nghĩa "ăn để sống". Ăn uống sao cho vừa đủ. thiếu dư đều không nên. Nhưng sau khi sanh đã vững và tồn đã chắc rồi, thì thường lại có màn "sống để ăn", bởi thức ăn mang lại khóai lạc, trở thành nghệ thuật nhơn sanh, cứ ăn cho ngon cho sướng cái đã. rồi thủng thẳng hậu xét. Chưa nói tới việc tuy "ăn để sống", nhưng do chọn sai thức ăn, nên hậu quả vẫn xảy ra y chang như "sống để ăn", nhọc miệng mà chẳng nên công cán gì ! Thế là nảy sanh... khát vọng chơn tay, xí lộn, chơn lý!
Chơn lý là ngành khoa học có tên gọi chung Thực phẩm học, nghiên cứu thức ăn và thông tri dạy dỗ cho chúng sanh thấu đáo tỏ tường cái ăn cái uống bỏ vào miệng để yên trí lớn, vì rằng... đám nọ tuy chết hổng sợ nhưng bịnh thì sợ lắm !
Khoa thực phẩm học chia hai ngành, thực phẩm đại cương-nutrition và thực phẩm ứng dụng-diet. Đại cương chì nhìn vào thức ăn, coi có những cái chi, ảnh hưởng tốt xấu thế nào. Chuyên gia thực phẩm đại cương là nutritionist. Ứng dụng cũng nhìn vào thực phẩm nhưng còn nhìn thêm các tương tác trên bịnh tật con người. Chuyên gia thực phẩm ứng dụng là dietician. Nutritionist không cần hay cần rất ít kiến thức academic bài bản (high school, college). Dietician phải tốt nghiệp đại học (BSc, master, Ph.D)
Khác biệt giữa nutritionist và dietician, cả vô tình lẫn cố ý, đã tạo nên các lầm lẫn trong trao đổi kiến thức giữa người phân phát và người tiếp nhận, giữa y học thực dụng và... y học thương mại, sanh những tai hại khó lượng định hậu quả. Nên rồi không sai lắm khi nói rằng, thực phẩm bỏ vào miệng (bao gồm cả thuốc men) là thức ăn nuôi dưỡng nhưng cũng là độc dược sát hại. Vì rằng... cơ thể mỗi người mỗi khác, mỗi lúc mỗi khác, mỗi bịnh mỗi khác, bởi con người là sanh vật chớ hổng phải gỗ đá vô tri !
2-
Vài qui luật về thực phẩm, ngắn gọn như sau :
- Biến dưỡng mang nghĩa "đốt" thức ăn để lấy năng lượng. Năng lượng tính bằng calories.
- Ba nhóm thực phẩm chánh cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là đường (glucid) đạm (protid) và mỡ (lipid). Vitamines, khoáng chất.v.v... tuy thiết yếu (cái kiểu dầu mỡ châm vào để máy chạy cho êm) không được kể vào.
- Nhìn vào số calories thức ăn cho khi đốt, thì cùng trọng lượng 1 gram, lipid so với glucid và protid, sẽ cho ra năng lượng gấp đôi (tính chẵn cho dễ nhớ 9 so với 4 calories).
- Glucid nhanh chơn lẹ tay, làm sớm nghỉ sớm. Protid và lipid chậm nhưng chắc, làm sau nghỉ sau. Nên rồi trong khẩu phần hàng ngày, 3 loại thức ăn này được tính toán sao cho cân bằng để giữ đường máu an toàn vững, không trồi sụt bất tử tới sanh tai nạn
- Sau khi hấp thụ ở ruột, thức ăn sẽ được biến dưỡng trong gan. Ăn nhiêu, hấp nhiêu, xài nhiêu. Xài rồi nếu dư sẽ cất để dành, khi cần mang ra xài tiếp. Gan và bắp thịt là hai kho hàng dự trữ chánh.
- Glucid và lipid có thể hoán đổi lẫn nhau, và bám vào protid.
Đây là nguyên tắc sơ đẳng và căn bản nhứt trong biến dưỡng thực phẩm, được các dietician áp dụng để tính toán khẩu phần thức ăn theo nhu cầu và mục đích nhắm tới (giảm cân chẳng hạn)
Thận được coi là nhà máy lọc trung ương. Cặn biến dưỡng độc hại, được lọc ở thận rồi thải ra nước tiểu. Cần cung cấp nước đủ cho cơ thể để giúp thận lọc cặn dễ dàng. Khi chất độc quá nhiều (do thực phẩm thuốc men bịnh tật...) thận phải làm việc cật lực, lâu dài sẽ kiệt quệ rồi dần dà suy luôn (irreversible) nhưng cũng có khi thận suy chỉ vì thiếu nước (dehydratation) nên không lọc đậng (reversible)
3.
Lợi hại cần được cân nhắc khi bỏ bất kỳ cái chi vào miệng (thuốc men lẫn thực phẩm), sai một ly có thể đi một dặm (và... đi luôn) vì side-effect tạo ra trên mỗi người mỗi khác. Viên tylenol hiền lành là vậy, nhưng có thể làm gan khoẻ thành yếu, yếu thành suy, và suy thành… ngủm. Hổng hù nha, thấy hoài hà ! Ngay chuyện uống nước nhiều để lọc thải chất độc : Chỉ uống khi tim còn tốt (tính theo khả năng tim co thắt vì tim là một máy bơm). Tim đã yếu xìu còn đem nước vào cho bơm sặc gạch, là rút ngắn con đường đưa tim ra… nghĩa địa.
Bla bla bla...
Xin đón coi hồi sau sẽ rõ, chừ khăn gói vào unit, mơi sớm mới ra.
Tiện thì viết ở đây luôn heng.
Tương tác là tiếng ghép của hợp tác tương trợ, hàm ý tác động, ảnh hưởng lẫn trên nhau.
Phải nó là tiếng bắc kỳ 75 hông vậy ?
Tui nhớ mình có chữ hổ tương, nghĩa có thể giống nhưng nuance khác chút nẹo thì phải ?
Hội đồng văn hóa làng xã có ý kiến chi, xin giải thích giùm cho tui sáng thêm.
Grazie.
*