
chào anh Hoàng Vân.
Theo cô Phan Ý Yên (một nhà văn trẻ ở Việt Nam hiện nay),
"nước Pháp luôn là một biểu tượng của tự do. Nơi sự khác biệt đã từng tạo nên những huyền thoại về lịch sử, âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh. Nơi bạn nếu đọc đủ xem đủ và nghe đủ với trái tim rộng mở, bạn sẽ thấy đứng từ góc nhìn nào cũng có chính diện- phản diện và những mâu thuẫn ko thể phân màu".
Anh nghĩ sao về mục (4) ạ? Cô Phan Ý Yên có đúng không cơ?
*
https://www.facebook.com/MielCitron
Chương Trình Khai Mạc Olympic Paris 2024 Kể Gì?
Hay dở xấu đẹp nhận xét mang tính cá nhân tuỳ ý vì mình xem cũng ko thấy hay nhưng fake news hoặc nói luyên thuyên lại còn hay la làng thì các tiktoker, threads-er nên xem lại ko ngta lại bảo là “phông văn hoá thấp!” Hãy để Internet cho bạn những kiến thức tích cực. Vì tuy (với mình) chương trình ko mãn nhãn nhưng câu chuyện mà nó muốn kể thì phản ánh lịch sử, văn hoá, sự tự hào và thậm chí cả hỗn loạn bất ổn thực tại của một đất nước từng là cái nôi của nghệ thuật nhân loại. Vậy nó kể gì?
1. Tên chương trình được đổi từ “Revolution” nghĩa là Cách Mạng sang thành “Ca ira” (xloi bàn phím k gõ dc đúng cta từ này) mang ý niệm “Rồi mọi thứ cũng sẽ tốt lên thôi”, gửi gắm hi vọng ở tương lai ko chỉ với mâu thuẫn quốc gia nội tại và còn ở cả thế giới.
2. Hình ảnh người phụ nữ ko đầu ko phải là Thần chết gì hết (phân tích thấy ghê lun đó mà nói tào lao vì thiếu hiểu biết đến ạ các em). Hình ảnh đó là Marie Antoinnette, vương hậu gây nhiều tranh cãi trong lịch sử nước Pháp. Hình ảnh bà bị chặt đầu tại quảng trường Concorde, cũng là nơi diễn ra màn trình diễn kia, trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng Pháp 1789, cuộc cách mạng lật đổ quý tộc và nó cũng gần với thông điệp “Eat the Rich” đang lan truyền trong các cuộc biểu tình tại Pháp hiện nay.
3. Người cưỡi ngựa bạc trên sông Seine cũng k phải thần chết mấy em ơi. Là Sequana- Nữ Thần Sông Seine
4.
Hoàn toàn k có The Last Supper nào đây cả với 18 nghệ sĩ trên sân khấu nên đừng lôi Chúa thành cái cớ
Bức tranh « The feast of the Gods » của Jan Harmensz chính là cảm hứng của tiết mục. Barbara Butch hoàn toàn k phải Jesus Christ mà là Apollo. Philippe Katerine, người đàn ông khoả thân màu xanh là Dionysus. Bữa tiệc của các vị thần Hy Lạp không chỉ gợi nhớ nguồn gốc khởi đầu của Olympic mà sự tái hiện đa màu da đa sắc diện đa hình thể đa cách thức biểu diễn nhằm thể hiện tinh thần tự do của nước Pháp khi luôn hi vọng dung dưỡng mọi sự khác biệt.
5. Màn trình diễn của Aya Nakamura cũng là một màn trình diễn đầy tinh thần “xem t có quan tâm không” của nghệ sĩ nói riêng và người Pháp lâu đời nói chung. Bởi Aya có rất nhiều anti và thường xuyên bị chê là quá “hiện đại” hay không đủ chất “thượng lưu kiểu Pháp”. Nhưng Aya đã chọn biểu diễn ngay trước Academie Francaise (Viện Hàn Lâm Ngôn Ngữ Pháp), mix lời một sáng tác của mình với ca khúc nổi tiếng For me formidable của huyền thoại Charles Aznavour “To please you, I should choose my vocabulary in the language of Molière." tạm dịch: “để hài lòng mấy người chắc tui phải hát bằng ngôn ngữ của Moliere!“ Slayyyy!
6. Có thể yêu thích có thể căm ghét. Nhưng nước Pháp luôn là một biểu tượng của tự do. Nơi sự khác biệt đã từng tạo nên những huyền thoại về lịch sử, âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh. Nơi bạn nếu đọc đủ xem đủ và nghe đủ với trái tim rộng mở, bạn sẽ thấy đứng từ góc nhìn nào cũng có chính diện- phản diện và những mâu thuẫn ko thể phân màu.