Có một kịch bản bị quên lãng

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 21047
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Có một kịch bản bị quên lãng

Bài viết bởi Hoàng Vân »

  •           




    Có một kịch bản bị quên lãng
    _____________________________
    Lê Diễn Đức




    Có những bài học cay đắng mà các chính trị gia ngày nay quên hoặc cố tình lãng quên vì những mục đích thiếu cân nhắc, vì những tự ái, hãnh tiến hẹp hòi.

    Ngày 20 tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp chính thức yêu cầu Tiệp Khắc cắt nhượng cho Đức quốc xã Sudetenland, một phần lãnh thổ của mình, nơi có đa số dân gốc Đức cư ngụ. Tiếp theo Ba Lan ngày 21 tháng 9, rồi 22 thang 9, Hungary cũng yêu cầu tương tự.

    Ngày 30 tháng 9 năm 1938, Đức quốc xã, Anh, Pháp và Ý đã ký kết hiệp ước tại Munich cho phép Đức quốc xã chiếm Sudetenland để đổi lấy ‘’hòa bình’’!

    Nhưng rồi sau đó, Hitler đã vứt bỏ cam kết, nổ súng xâm lược vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, bắt đầu từ Ba Lan và lần lượt chiếm đóng toàn bộ Châu Âu. Hậu quả là chiến tranh thế giới nổ ra, làm chết khoảng 70-85 triệu người!

    Tương tự, bán đảo Crimea và vùng Dombas phía Đông Ukraina, nơi có đa số dân gốc Nga sinh sống, đang bị nước Nga chiếm đóng. Cuộc chiến chết chóc và tang thương giữa Ukraina và Nga đã kéo dài 3 năm.

    Liệu sẽ có một giải pháp ‘’hòa bình’’ như kịch bản Munich 1938: Nhượng đất để chấm dứt chiến tranh?

    Lấy gì đảm bảo trước một Putin hung hăng, điên rồ sẽ không làm giống Hitler?Tất cả các nước Đông và Trung Âu trong vòng ảnh hưởng của Liên Xô cũ đều gia nhập NATO sau khi khối cộng sản sụp đổ, tìm lá chắn che chở của Mỹ và các nước Tây Âu khác, chính là vì thế!

    Mỹ không phải là bên tham chiến trong cuộc chiến Nga-Ukraina và Ukraina không phải là đồng minh của Mỹ. Mỹ chỉ chi viện cho Ukraina trên tình nhân ái và đạo lý.

    An ninh của Ukraina gắn liền với an ninh của Châu Âu, cho nên các nước Châu Âu phải có trách nhiệm chính, gánh vác tổn phí và giúp Ukraina chiến thắng Nga. Tất cả nhà lãnh đạo châu Âu đều ý thức được điều này và nhấn mạnh lập trường rất hăng hái và rõ ràng.

    Nhưng trong thực tế, dù đều là những nước giàu có, GDP hàng năm trên 23 ngàn tỷ đô la, gần gấp 10 lẩn Nga, nhưng Châu Âu chi viện cho Ukraina thua xa Mỹ. Đây là điều làm cho người Mỹ bất bình và gạt Châu Âu ra khỏi bàn đàm phán với Nga.

    Nhưng cũng vô cùng vô lý và trái với lòng người khi Mỹ chấp nhận cho Nga chiếm đóng lãnh thổ của Ukraina.

    Một chấp nhận như vậy sẽ là một thất bại và hậu quả sẽ không thể biết trước. Munich 1938 như một tấm gương: Các nước lớn bắt tay nhau áp đặt ‘’hòa bình’’ có lợi cho kẻ xâm lược trên lưng người bị xâm lược.

    Là một bên tham dự đàm phán, từ kinh nghiệm lịch sử Ukraina có toàn quyền phản đối một thỏa thuận phi lý đó giữa Mỹ và Nga, nếu có, cho dù nguồn tài trợ từ Mỹ bị chấm dứt.

    Và như thế, phần còn lại thuộc về Châu Âu! Nhưng có vẻ châu Âu chỉ hành động bằng lời nói. Khổ thế!



    Lê Diễn Đức
    https://www.danchimviet.info/co-mot-kic ... 025/33589/
Trả lời

Quay về “Âu Châu”