Ngày dài năm chục năm trời
Là ngày băm mốt đổi đời tháng tư
Tự do, dân chủ giã từ
Khỉ rừng về phố, lao tù mọc lên
Triệu người bỏ nước vượt biên
Dân còn ở lại triền miên đói nghèo
Đi “kinh tế mới” gieo neo
Vô rừng “cải tạo” trèo đèo, lội sông
Đổi tiền cướp cạn từng đồng
Một bầy ác thú thỏa lòng gian tham
Bày trò thống nhất Bắc-Nam
Tay sai “Mặt Trận” đành cam tan hàng
Lũ ngu độc chiếm giang san
Làm cho mọi thứ tan hoang hết rồi
Văn minh, đạo đức suy đồi
Phồn vinh giả tạo ôi thôi bề ngoài!
Cộng nô: “sống chết mặc bây
Miễn ta thỏa mãn quan thầy Bắc Kinh”
Đảng còn, dân khổ tội tình
Đảng tiêu, nước mới phục sinh huy hoàng
Ngày dài băm mốt mới tàn
Là khi lịch sử sang trang bắt đầu
Buổi sáng trước ngày 30/4/2020, thị xã nhỏ ở tỉnh Bình Thuận trở lại nhộn nhịp sau khi chỉ thị cách ly xã hội chống dịch Covid-19 được nới lỏng.
Ở cổng chào đi vào thị xã, dòng chữ đỏ "Nhiệt liệt chào mừng ngày giải phóng Miền Nam…" bằng đèn LED đập vào mắt người đi đường. Trên phố, bên cạnh những khẩu hiệu kêu gọi phòng dịch là cờ và băng rôn nhắc nhớ lễ kỷ niệm "Ngày đại thắng".
Một góc lặng lẽ khác, các bà sơ và các em thiếu nhi Công giáo đang chăm sóc những ngôi mộ màu xanh giữa nghĩa trang mênh mông. Đó là những mộ phần của lính VNCH, mộ được xây chỉn chu, có cắm nhiều hoa cúc vàng rực, khói nhang tỏa ra dưới ánh nắng mai thơm ngát.
Bà sơ là giám đốc một mái ấm tình thương tiếp chuyện phóng viên BBC qua điện thoại, kể rằng năm 1975, bà mới là nữ tu 20-21 tuổi, đến giờ vẫn không quên cuộc vật đổi sao dời.
"Các ngài chết trong chiến trận, rồi thời cuộc đổi thay, mộ các ngài bị bỏ hoang. Tôi cùng các sơ ở đây quy tập về, khâm liệm tươm tất, mồ mả đàng hoàng," bà chia sẻ.
Năm 2000, bà cùng các sơ tại mái ấm tình thương bắt đầu quy tập các mộ phần vô danh hoặc những ngôi mộ không có người chăm sóc, trẻ sơ sinh tử vong về chôn cất trong khu nghĩa trang. Đến năm 2003, bà phát hiện các khu nghĩa trang hoang phế của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và một hành trình mới bắt đầu.
"Chúng tôi quy tập mộ cho những người tứ cố vô thân, chứ không chỉ quân nhân VNCH. Xung quanh đây có những nghĩa trang cũ. Tôi đến đó, thấy mồ mả hoang lạnh. Có những nơi xói lở hoặc bị đào bới khiến xương cốt lộ ra, rất xót xa," bà kể. "Đa phần là mộ vô danh. Chỉ một số ít có bia hoặc có thẻ bài thì mới xác định danh tính được."
"Khi đưa các ngài về đây, chúng tôi tổ chức tang lễ trang trọng," bà nói. Các ngôi mộ ở đây đều có màu xanh, và được đặt tên là "mộ tình thương". Nhiều "mộ tình thương" là của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, có hàng trăm ngôi mộ như vậy được cải táng. Một số khác là mộ những người không bà con thân thích, chết trong thời loạn lạc chiến tranh và cả sau này.
Phía trước các "mộ tình thương" của quân nhân VNCH thường có kèm chữ viết tắt biểu thị nghĩa trang mà họ được táng trước khi đưa về đây.
Sau khi các ngôi mộ được cải táng về nơi mới, nhiều người thân đã tìm đến viếng. "Một số gia đình tìm đến viếng, họ ngỏ ý đóng góp, nhưng chúng tôi không nhận. Với người nghèo, chúng tôi không nhận đâu," bà tâm sự. Tất nhiên là với một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, lại lo cả chuyện hậu sự cho tha nhân thì rất cần sự hỗ trợ.
"Ở đây luôn có khói nhang, có hoa và người thăm viếng," bà nói khi đứng giữa những ngôi mộ màu xanh được đặt tên là "mộ tình thương". Đa phần "mộ tình thương" là của tử sĩ VNCH, có hàng trăm ngôi mộ như vậy được cải táng về đây. Một số khác là mộ những người không bà con thân thích, chết trong thời loạn lạc chiến tranh và cả sau này.
Thỉnh thoảng có người thân ghé đến thăm, họ nhang khói, cầu khấn rồi gửi lại tiền nhưng các sơ không nhận.
"Chúng tôi không lấy tiền của các gia đình nghèo, dù rất cần nguồn tài trợ để tiếp tục công việc," bà chia sẻ. "Có ông ấy từ Canada về tìm được người thân, sau đó tài trợ cho trung tâm để thực hiện tiếp việc cải táng. Chỉ có các bà sơ và trẻ con thì đâu có thể làm được."
Ở các khu vực xa hơn còn nhiều nghĩa trang cũ nằm trong các dự án bất động sản, đang được phân lô bán nền.
Những con người đã ra đi trong "cuộc chiến 10.000 ngày", họ chết trong bom đạn, trong khói súng. Sau khi được các sơ và người thân tìm kiếm hài cốt, họ mới thực sự được an nghỉ. Họ nằm bên nhau, bốn bề cây cối, núi đồi chở che. Những ân oán của ý thức hệ chính trị không còn quấy rầy họ.
BBC News Tiếng Việt
Vinh Vũ Copy từ Chiến Sĩ Chúa Kitô
Cha tôi tên là Pranay. Chị tôi tên là Ahana. Tôi tên là Vihaan. Nghe chị tôi kể lại mẹ tôi chết khi tôi được sinh ra chưa tròn một năm. Chết vì bị dê húc ngã xuống vùng sình-lấy hồ Kỳ-Hòa, lúc mẹ tôi chăn giữ mấy con dê sữa. Hai con dê đánh nhau, mẹ tôi ngăn cản chúng, một con say máu húc mẹ tôi. Không ai nhìn thấy. Không ai cứu. Gia-đình tôi hoàn-toàn gốc Ấn-độ.Tôi không biết tại sao cha mẹ tôi không ở Ấn-đố mà sống ở nước Việt-nam, tại thành-phố Sài-gòn. Nhà cha mẹ tôi ở khu Chuồng Bò ngã bảy, không xa rạp chiếu bóng Long-Vân bao nhiêu. Gia-đình tôi nuôi đâu chừng mười con dê để lấy sữa. Hàng ngày cha mẹ tôi vừa chăn dê vừa cắt cỏ cho dê ăn. Mỗi sáng sớm cha mẹ tôi vắt sữa dê. Mẹ tôi để những chai sữa dê vào hai cái giỏ treo hai bên, sau cái ghế chở người của xe đạp, đem đi bỏ mối những nơi quen biết .Lúc mẹ giao, bán hết sữa về lại nhà thì cha mẹ lùa dê đi ăn cỏ những nơi còn sình lầy không xa khu Chuồng Bò nhiều.
Chị Ahana kể cho tôi nghe, lúc mẹ chết, chị phải bỏ học ở nhà phụ giúp cha săn-sóc tôi và đi giao sữa mỗi buổi sáng. Mọi việc còn lại trong ngày cha làm hết. Tôi được đi học. Bát đầu lớp mẫu-giáo trong phường. Trước đây chị Ahana học trường Việt, nay tôi cũng được học trường Việt. Trong xóm tôi ở, có ba gia-đình người Ấn-độ đều có con học trường Việt. Hồi đó, con cái những gia-đình người Ấn-độ khá giả đều học trường dạy Tiếng Pháp. vì Việt-nam không có trường dạy thiếng Ấn. Ở nhà, buổi tối cha thường dạy cho hai chị em tôi học nói tiếng Hindu. Ông bắt buộc chị em tôi phải nói chuyện bằng tiếng Hindu trong nhà và với những người Ấn-độ khác trong xóm.
Chị Ahana lúc nầy đã lớn. Mỗi khi chị mặc áo-quần may theo kiểu mấy cô tài-tử đóng phim Ấn-độ xuất hiện trong máy truyền-hình, tôi thấy chị đẹp lắm. Áo dài Saree. Mỗi khi chị mặc y-phục Ấn-độ, tôi vui vô cùng, tôi biết, chị chuẩn bị đi xem phim Ấn-độ ở rạp chiếu bóng Long-Vân...chị phải dẫn tôi theo, không thì tôi khóc, chạy theo chị.
Khi đến trước rạp, tôi đã thấy anh Báu đang chờ chị. Anh mua vé cho hai chị em tôi cùng anh vào xem. Hôm nay anh Báu mặc áo-quần lính. Bộ áo quần treillis Dù ôm sát người anh, làm nổi bậc cơ-thể anh...một lực-sĩ. Anh Báu không ở cùng phường với tôi. Anh ở khu Vườn Lài gần rạp hát. Cha mẹ anh tiêu-thụ sữa dê hàng ngày của gia-đình tôi. Chị tôi giao sữa. Không biêt duyên-nợ nào ghép tình-yêu của hai người. Cha anh làm thầy dạy võ. Mẹ anh buôn bán thực-phẩm khô trong chợ Bến-Thành. Anh học trường Trung-học Trương-vĩnh-Ký. Ngoài giờ học ở trường, anh phụ cha anh dạy võ trong câu-lạc bộ ở vườn Tao-Đàn. Thinh-thoảng anh hay đến nhà tôi chơi. Anh hay mua bánh Cay của một người Ấn-độ bán ngoài đầu hẽm cho tôi.Tôi ăn nhiều lần đâm ghiền. Cha tôi lúc nào cũng vui-vẻ nói chuyện với anh mỗi khi anh đến chơi. Anh thường gọi tôi: " thằng cả-ri nị " Mấy anh con trai trong xóm thấy chị tôi quen với anh, không biết có phải họ ghen-tỵ với anh, mỗi khi anh đến gặp chị Ahana, họ hay nói to nhỏ với nhau: " thằng nầy dân ở khu nào mà cua được con gái lão chà-dà nuôi dê ở xóm mình ? ". Nghe mấy thanh-niên nầy nói như vậy. Một hôm anh nắm cổ áo của một anh thanh-niên, anh chỉ tay vào người nầy: " tại sao bạn gọi người ta là lão Chà-dà, giọng bạn đầy âm-điệu xấc-xược, kỳ-thị..? ".Mấy thanh-niên khác binh bạn. Lời qua tiếng lại xẩy ra xô-xác. Cảnh-sát phải can-thiệp....Gần một năm sau, anh xuất-hiện tại nhà với bộ quân-phục binh-hủng nháy Dù, hai vai anh điểm hai nụ-hoa chuẩn-úy màu vàng đậm. Anh và chị Ahana ôm nhau. Chị Ahana khóc. Tôi nắm tay anh sung-sướng vì gặp lại anh. Anh vắng mặt khá lâu. Trong gia-đình không ai rõ lý do. Chị Ahana suốt ngày sầu thảm. Đôi lúc chị không ăn uống. Ngồi khóc.
Cha nói chuyện với anh, hỏi anh có thương chị Ahana thật không . Anh trả lời: " con đã thưa với cha mẹ con rồi. xin bác nửa năm tới, cha mẹ con sẽ xin gặp bác để nói về chuyện thương nhau của cháu và Ahana ".
Đầu năm học của năm 1973, tôi không còn học lớp mẫu-giáo trong phường, tôi được học trường tiểu-học Bàn-cờ. Lúc nầy cha mua cho chị Ahana chiếc xe Honda để chị đi giao sữa và đưa đón tôi đi học, nhờ vậy tôi biết nhà anh Báu. Người ta gọi nhà của cha mẹ anh Báu là "villa ", nó khác hơn nhà người xung quanh, nhà của cha mẹ anh có tường thấp bao quanh, có trồng hoa và nhiều cây ăn trái.
Ra trường, tốt-nghiệp binh-chủng nhảy dù, anh Báu được biệt-phái từ tiểu-đoàn Dù về làm việc tại Quân-vụ thị-trấn Sài-gòn Gia-định, làm sĩ-quan cận-vệ cho một ông Đại-tá, nên cuối tuần anh thỉnh-thoáng có phép đến thăm chị Ahana. Một thời gian sau, anh từ-nhiệm cận-vệ, trở lại đơn-vị chiến đấu nhảy Dù. Anh nói anh thích nghe tiếng súng đạn nổ hơn là ngồi văn-phòng nghe tiếng chuông điện-thoại reng hay theo ông đại-tá đi họp-hành rồi sau đó ăn-uống, chuyện trò của mấy ông lớn làm anh mệt mỏi, nhàm chán..
Tháng hai năm 1975,cha chuẩn-bị cho chị Ahana làm dâu nhà anh Báu . Lúc nầy đơn vị dù của anh Báu đang chiến đấu mặt-trận Quảng-tri... Trận đánh lớn chưa từng thấy từ khi cuộc chiến khởi sự những năm trước đó. .Anh Báu không về phép được.Tiệc cưới vẫn được tiến hành, nhưng nghi-thức lễ cưới đón dâu và đưa dâu không có. Chị Ahana không có dịp măc chiếc áo dài Saree màu đỏ của cô dâu mà trước đó chị hay măc thử, đứng soi mình trước tấm kính cửa tủ áo quần, mặc dầu theo giao-ước giữa hai họ, anh Báu ở rể.
Một tuần sau lễ cưới của chị Ahana và anh Báu, trong xóm người dân gặp nhau nói với nhau trong sự lo-âu về cuộc chiến đang lan ra dữ-dội trong cả nước. Thành-phố bắt đầu nhận thiệt hại nhân-mạng và cơ-sở vật chất hàng đêm và đôi khi cả ban ngày do những viên đạn 122ly.từ vùng ven thành-phố bắn vào. Dân trong xóm làm hầm trú-ẩn chống đạn pháo-kích. Cha, chị Ahana và tôi cùng nhau đào hầm bằng một cây xà-beng mượn được của người nhà bên cạnh. Chị Ahana dùng xe Honda đi chở những bao cát mua ở vựa bán vật-liệu xây dưng từ trong Chợ-lớn để làm trần hầm. Đêm về, cha trải chiếu ngũ cạnh miệng hầm, hai chị em tôi ngũ trong hầm. Ngủ dưới hầm được vài hôm, thì thành-phố lại bị pháo-kích, xe của sở cứu-hỏa hụ còi suốt đêm. Nằm dưới hầm tôi vẫn thấy những tia sáng lóe lên trước khi những tiếng nổ rung chuyển làm trần hầm rung rung. Tôi sợ. Tôi ôm chị Ahana, tôi khóc.
Vào trường học, lớp tôi thiếu vắng mấy đứa. Thằng Trí, bạn thân ngồi canh nhau cũng vắng mặt. Có đứa trong lớp nói với tôi nhà thằng Trí ở bên cạnh nhà nó bị trúng đạn pháo-kích cháy trong đêm. Tôi không biết có chuyện gì không may đến với thằng Trí ? Tôi cảm thấy buồn.
Buổi chiều đi học về, chị Ahana ngồi khóc . Chị nói với tôi trong đau đớn: " Toàn gia-đình anh Báu đêm qua bị trúng hỏa-tiển, hầm bị sập, không còn ai sống sót...cha mẹ và hai em anh ấy...lính cứu-hỏa đã đưa xác họ vào quàng ở bịnh-viện Bình-Dân. Sáng nay chị đem sữa qua giao, chị thấy phân nửa cái nhà bị sập. Mùi khói chưa tan hết. Nói xong chị ôm tôi. Chị lại khóc. Tôi khóc theo chị.
Ngày 25 tháng tư, tôi nhớ ngày nầy vì là ngày sinh của tôi. Chị Ahana chở tôi cùng đi giao sữa, ngày hôm đó không có lớp học. Chị nói với tôi, giao sữa xong, chị sẽ chở tôi xuống chợ Bến-Thành mua tặng tôi bộ áo quần mới mừng sinh-nhật. Lúc chạy ngang qua nhà gia-đình anh Báu, chị dừng xe. Trên cánh cửa ngõ nhà, có dán một tờ giấy bằng giấy vỡ học trò: " chuẩn-úy Lê-huy-Báu, số-quân../ .thuộc tiểu-đoàn..../sư-đoàn nháy dù đang dưỡng-thương tại Tổng-y-viện Cọng-hòa, xin báo cho thân-nhân đến thăm gặp. ". Chị Ahana đứng yên như một pho tượng. Từ hai mắt chị long-lanh những giọt nước. Tôi phải nắm tay chị giật giật mấy cái...chị lấy cánh tay quệt mắt rồi chở tôi đi giao tiếp phần sữa còn lại. Giao hết sữa, chị chở tôi về nhà; chị không chở tôi xuống chợ Bến-Thành.
Về đến nhà, chị bảo tôi ở nhà, chị vào tổng-y-viện tìm thăm anh Báu. Tôi không chịu xuống xe. Tôi đòi cùng đi thăm anh Báu. Trên đường vào tổng-y-viện, chị lái xe chạy, nhiều lúc tôi tưởng xe chị và xe người khác tông vào nhau...người ta hét lên: " con nầy chạy xe bạt mạng...nghĩa địa không ai tranh chỗ đâu... con điên ! "
Không khó khăn lắm để tìm ra nơi anh Báu nằm điều-trị. Thời gian lúc bấy giờ bịnh-viện rất đông thân-nhân đến thăm viếng thương-bệnh-binh. Nhiều thương-binh nằm trên xe cáng được nhân-viên bịnh-viện đẩy qua lại trong các hành lang. Anh Báu nằm phòng hồi-sức. Anh vừa được giải-phẩu cưa một chân phải. Anh bị thương ở mặt-trận Quảng-trị, được đưa vào tổng-y-viện Duy-Tân ở Đà-nẵng. Tại đây bị quá tải, anh được máy bay C.130 đưa vào Sai-gòn cùng nhiều thương-binh khác. Anh bị cắt bỏ một phần chân hai ngày trước. Tôi đứng lặng câm nhìn chị Ahana hai tay ôm một cánh tay anh ép vào ngực chị. Người chị rung lên.trong thổn-thức. Anh Báu cười không che được khuông mặt đau thương của anh.... Chị Ahana vừa mở miệng , nghẹn-ngào chưa thốt ra lời, anh Báu rút bàn ray khỏi hai bàn tay của chị Ahana, anh nắm cánh tay chị: " anh biết rồi... anh biết hai ngày rồi. Một nhân-viên trong bịnh-viện được cử đến nhà anh báo tin của anh. Anh ấy trở về báo cho anh biết gia-đình anh đã bị đạn pháo kích chết không còn ai, anh ta viết giấy dán vào cửa báo tin và để tìm thân nhâna.Anh biết thế nào em cũng đến..anh còn gia-đình người chú, em của ông già nhưng ở ngoài Huế...đang lúc nầy làm sao mà liên lạc được, người dân di-tảng khắp nơi.. ! ".Anh bật khóc như đứa con nít. Tôi, chị Ahana cùng khóc theo anh.
Cha đứng ra nhận làm tang-lễ cho cho gia-đình anh Báu. Cha có đạo Hindu, gia-đình anh Báu đạo Phật nên mọi chuyện tang lễ nhờ nhà đòn lo. Người trong xóm tôi và người trong khu vườn Lài theo đưa tang rất đông. Chỉ có duy-nhất chị Ahana mặc tang phục theo phong-tục Việt-nam. Giữa đám người đưa-tiển, chỉ có mình chị Ahana khóc. Tro cốt bốn người trong gia-đình anh Báu được gởi ở chùa Già-Lam bên Gò-vấp.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, người dân trong xóm tôi gặp nhau mặt người nào cũng đượm buồn. Họ nhìn nhau trong im-lặng và lo âu. Có nhà người ta đánh chó, tiếng chó kêu đau tru lên lạnh người. Có người đánh con, tiếng trẻ con vừa khóc vừa phân bua: " con có làm gì đâu mà cha đánh con ? ".Tiếng bà mẹ bảo-vệ con: " anh nầy vô-lý, sợ mấy ông trong rừng ra...con nó làm ồn một chút, đổ lo sợ trên đầu thằng nhỏ ! "
Vào buổi trưa, ông Dương-văn-Minh nói trên đài-phát-thanh tuyên-bố đầu-hàng, hai bên đánh nhau ngồi lại cùng nói chuyện hòa-hợp hòa giải dân-tộc.. Mấy anh thanh-niên trong xóm đi lính không chết nay lần lượt trở về. Anh đi chân không, trên người chỉ còn cái quần xà-lỏn. Anh thì trên thân băng bó vết thương. Anh thì chống nạn. Chị Ahana chạy xe Honda vào Tổng-y-viện Cọng-hòa tìm anh Báu nhưng không thấy. Người dân nguyền-rủa những người thắng trận vào tổng-y-viện đuổi tất cả thương-bệnh-binh ra ngoài là lũ tàn-ác rừng-rú. Tôi lang-thang ra ngoài Ngã Bảy, mặt đường nhiều áo quần lính, mũ sắt, có cả súng nằm rải-rác khắp nơi.Có vài nhà treo cờ xanh đỏ có ngôi sao vàng. Nhiều tốp người già, trẻ, trai gái, tay quấn vải đỏ, tay cầm gậy, dao đi đầy đường, miêng hoan-hô, đã đảo. Sự bình-an hàng ngày ngoài đường đã biến mất. Sự xáo-trộn thay-thế. Tôi cảm thấy lạc-lõng cô-đơn như chưa bao giờ có.
Mấy anh lớn trong xóm, có thời kỳ trước đây gây-gỗ với anh Báu vì ghen không chiếm được trái tim của chị Ahana hay có lời kỳ-thị gọi cha là chà-dà, có anh đi lính thương tật trở về, có anh thua trận mới về hôm nay, có anh không bị đi lính, họ tụ tập với nhau đốt những lá cờ vàng ba sọc đỏ mà mấy anh gom từ nhà đem đến. Mấy anh im-lặng trang-nghiêm nhìn ngọn lửa lim dần trên nền đất.
Thấy tôi đứng bên cạnh, có anh để tay xoa đầu tôi: " hãy nhớ hình ảnh màu sắc lá cờ nầy trong tim..mai sau có may lại phải y chang như vậy nghe cưng ! ". Tôi làm-lũi đi vào nhà mà cảm thấy đôi chân tôi như bị níu lại.
Sữa dê không còn bán được. Những mối nhà hàng nhận sữa hàng ngày đã không mua nữa. Thời thế đang thay đổi. Ai cũng nín thở chờ qua sông. Không ai ăn uống.phí-phạm.như trước. Tư-gia thì thay đổi nơi ở. Sữa vắt ra không có phương-tiện bảo quản, phải phân-phát tặng cho lối xóm. Có người thông-cảm cho lại chút ít tiền.
Trong ngày, chị Ahana lái xe Honda đi từ sáng đến tối mới về. Mặt mày thỉu-não. Mấy con dê chị dành hết phần cho cha lo. Chị nói với cha chị đi tìm anh Báu. Chị nói tôi lớn rồi, có thể giúp cha lo trông chừng mấy con dê ăn cỏ ngoài vùng sình lầy hai bên bờ kinh đào. Trường vẫn còn đóng cửa. Tôi nghe lời chị, đi chăn dê.
Tháng 5...ngoài đường đã gới-nghiêm, chị Ahana về nhà chở theo anh Báu. Chị nói, trên đường về nhà, sau một ngày chạy vòng vòng tìm anh Báu, chạy ngang qua nhà anh Báu, nhìn thấy anh ngồi như một con chó đói trước cửa nhà. Tôi mừng, cầm tay anh Báu. Cha mừng, đỡ anh Báu xuống xe rồi dìu anh vào nhà
Tôi nghe anh nói với cha: " người ta vào, người ta đuổi ra ngoài hết những ai đang nằm điều-trị trong quân-y-viện...những người đang nằm trên bàn mỗ, bác sĩ đang giải-phẩu cũng bị đuổi. Anh bị đuổi, chưa có nạng được cung-cấp...bác-sĩ nói sẽ làm chân giả cho anh...nên anh phải bò ra đường ...bò không nổi vì đau đớn, phải nằm bên đường...người dân thương tình đưa vào nhà săn-sóc...chờ cho vết cắt nơi chân hết chảy máu...hôm nay họ thuê xích-lô nhờ chở anh về nhà. Đến nhà, không có cách nào vào nhà : nhà bị sập nên ngồi bên ngoài ...".Sao con không bảo người ta chở thẳng về đây , " Tiếng cha hỏi . Anh trả lời: " con là sĩ-quan VNCH, đang lúc cơm canh lẫn lộn, về đây sợ người ta khó dễ cha, tố cáo gia-đình cha chứa-chấp sĩ-quan VNCH...nhà có sĩ-quan Ngụy…!"
"Trời ơi, sao con nói vậy, con là rể của cha, là con của cha...họa, phước có đến, cả nhà đều cùng chia sẻ...! " Giọng cha ngừng lại. Máy radio nhà ai đó vang lên lời của ông nhạc-sĩ Trịnh-công-Sơn: " anh em hãy cùng nhau hát bài nối vòng tay lớn " Trời đang tháng tư, nghe bài hát, người tôi tự nhiên thấy lạnh. Ngày nay, đang ghi lại chuyện nầy tôi vẫn còn thấy lạnh.
Vết thương của anh Báu nhiễm trùng, anh nóng sốt cao độ. Vết thương bị rĩ máu. Nhà thuốc tây đóng cửa. Nhà thuốc nào mở cửa thì không có thuốc trụ-sinh để mua. Chị Ahana phải đi tìm mua ở quanh khu Chợ-cũ mới có. Tìm được thuốc, tìm y-tá. Trong xóm có bác y-tá già, mời bác, bác lắc đầu, bác nói:" chồng cháu là sĩ-quan Cong-hòa...bác mà săn-sóc chích thuốc cho chồng cháu, người ta tố-cáo, nói bác chữa thương cho sĩ-quan Ngụy thì đi tù không biết ngày nào về lại với vợ con.! " Chi Ahana năn-nỉ. Bác lên giọng đuổi chị Ahana về. Nhưng vài giờ sau đó, lúc đèn trong xóm vừa được thắp sáng...có tiếng bác y-tá gọi cửa, bác nói lớn như cho nhiều người nghe: " ông Pranay, nhà còn sữa không, bán cho tôi một chai....thằng cháu ngoại tôi cần sữa...mẹ nó không biết lo sợ gì mà tắt sữa cả hai ngày nay ! " Tôi mở cửa. Bác bước nhanh vào bên trong. Bác cúi sát tai tôi, bác hỏi: " chồng chị con ở đâu ? ".vừa lúc chị Ahana mở cửa phòng của chị. Bác để ngón tay của bác lên miệng. Hai mắt chị Ahana mở lớn.
Tôi mở của cho bác y-tá rời nhà.. Trên tay bác cầm một chai sữa. Tôi vừa khép cửa lại, tôi nghe tiếng bác : " ông Pranay, nhớ đừng quên để dành cho thằng cháu cưng tôi một hai sữa nữa, ngày mai tôi qua nhận. ".
Bác y-tá qua nhà tôi liên-tiếp ba buổi chiều. Mỗi khi bác ra về trên tay bác lđều có một chai sữa. Anh Báu không còn nóng, sốt và anh có thể xê-dịch trong nhà. Cha đem về cho anh một cặp nạng bằng kim loại nhôm. Cha nói cha thấy cặp nạng nằm bên bờ kênh, bên cạnh, dưới nước có một xác người nổi, mặc áo quần lính, trên đầu quấn băng trắng đầy máu đen sẩm. Cha báo cho mấy người tay mang băng đỏ, cầm dao, gậy đang đi gần đó. Mấy người nầy dùng dây kéo cái xác lính đi dọc bờ kênh, không biết kéo đi đâu. Cha lượm cặp nạng. Nhờ có cặp nạng, anh Báu đi lại,sinh-hoạt bình thường.
Trong khu Chuồng Bò bắt đầu có chính-quyền mới. Xóm tôi có bà Tư hốt rác làm tổ trưởng dân phố. Bà không chồng con. Có người trong tổ muốn yêu cầu bà chứng giấy di-chuyển hay xin chính-quyền mới việc gì cần, bà đều nhờ tôi đọc đơn cho bà nghe hoặc viết tên bà vào giấy chứng-nhận để bà ký Cha tôi thường hay tặng bà sữa vài ba ngày một chai. Người trong xóm nói cha tôi có tình-ý với bà. Nhưng tôi nghĩ ngược lại, bà có tình-ý với cha tôi đúng hơn. Không biết ai đúng, ai không đúng. Từ khi bà làm tổ-trưởng tổ dân phố, tôi không còn thấy cha tôi tặng sữa cho bà. Chị Ahana tôi thắc-mắc, cha nói: " hồi trước khác, bây giờ khác. Hồi bà ấy còn cực, thiếu-thốn mình cho, mình giúp, bây giờ tặng sữa, người ta nói gia-đình mình nịnh cách-mạng, nịnh bà tổ-trưởng ! ".
Ngày 19 tháng 5. có một toán bộ-đội đến đóng chốt ở khu Chuồng Bò. Người ta nói bộ-đội đến giữ an-ninh trật-tự cho ngày mừng sinh-nhật bác Hồ. Ngày hôm đó nhà nào cũng treo cờ hai màu xanh đỏ có ngôi sao vàng và cờ đỏ sao vàng. Ngoài đường lớn, người tham-dự biểu-tình hô vang " Hồ-chí-Minh muôn năm ". Trong khi đó ba người bộ-đội, anh công-an khu Chuồng Bò và mấy người làm việc cho chính-quyền cách-mang ở khu Chuồng Bò cùng bà tổ trưởng dân phố đến nhà tôi. Người ta hỏi cha tôi ủng-hộ cho ủy-ban cách-mạng chính-phủ lâm-thời khu Chuồng Bò hai con dê để ăn mừng sinh-nhật bác Hồ. Tôi nhìn thấy cha há-hốc miệng khi nghe người ta nói như vậy. Một hồi lâu cha nói: " Mấy con dê là nguồn sống của gia-đình ba cha con tôi. Nếu tôi ủng-hộ thì gia-đình tôi sẽ không còn phương-tiện.sống.! Gia-đình tôi sẽ ủng-hộ tiền để ủy-ban cách-mạng lâm-thời đi mua dê nơi khác thay thế ! ". " Có tiền chúng tôi không biết tìm dê ở đâu để mua. Gần đây chưa có hợp-tác xã bán dê ".Một người trong nhóm nói .Cha tôi lắc đầu thở ra, lo âu. Anh công-an khu Chuồng Bò lại nói: " Ông Pranay khó đễ chúng tôi, thiếu tinh-thần cách-mạng, không nhiệt-tình ủng-hộ ủy-ban cách-mạng lâm-thời khu Chuồng Bò để ăn mừng sinh-nhật Hồ chủ-tịch ! " Lời anh công-an cắt từng chữ, như lời cha tôi răn đe tôi mỗi khi tôi làm gì sai trái để cảnh báo, tôi không tuân lời sẽ bị phạt..Họ kéo nhau đi. Cha tôi nắm tay bà tổ trưởng, dúi tiền vào tay bà. Cha năn-nỉ: " bà giữ tiền nầy giúp tôi mua dê nơi khác hay mua thứ gì khác để mấy ông ăn mừng ngày sinh bác Hồ...! "
Sáng sóm hôm sau, đang ngủ , tôi tỉnh dậy vì nghe tiếng cha tôi nói với chi Ahana : mất hai con dê. Chị nói hai con dê chắc sẩy chuồng chạy quanh đâu đó. Tôi nghe tiếng cha tôi giả tiếng dê kêu:" be he " để tìm dê. Không thấy dê. Cha tôi nói như khóc: " người ta làm thịt ăn rồi ! ". Tôi chạy ra chuồng dê. Mặt cha bơ-phờ, tiếc hai con dê bị mất. Nghe cha bị mất dê, vài người lối xóm gần nói vọng qua: " ông Dranay nên đi báo công-an...từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, trong khu Chuồng Bò nầy đâu có ai nghe chuyện mất trôm gì đâu...!" .Một chút yên-lặng, rồi tôi nghe cha tôi cười khì giọng mũi. Không biết có phải cha tôi trả lời người hàng xóm tốt bụng đã khuyên cha ?
Ủy-ban cách-mạng lâm-thời khu Chuồng-Bò lập hợp-tác-xã. Người ta kêu gọi cha tham-gia bằng cách nuôi dê sửa. Người ta hứa sẽ mua thêm dê để bầy dê đông hơn. Cha làm chủ chăn, hợp-tác-xã quản-lý. Cha nói để cha hỏi ý tòa đại-sứ Ấn-độ vì cha là người Ấn. Trước nay cha nuôi dê theo luật-lệ của thời chính-quyền VNCH, nay chính quyên mới, luật-lệ cha chưa biết, nên cha phải hỏi tòa đại-sứ.
Người ta lại bắt mọi gia-đình phải khai lại hộ-khẩu. Phần đông không ai biết hộ-khẩu là gì. Bà tổ-trưởng phải giải thích cho từng nhà " khai báo lại hộ-khẩu là khai lại tờ khai gia-đình." Bà tổ-trưởng lại nhờ tôi viết, sao lại tên những người trong tờ khai gia-đình vào tờ khai hộ khẩu của những gia-đình trong tổ của bà.
Cha tôi xin khai tên anh Báu vào tờ hộ-khẩu. Bà tổ trưởng do-dự. Cha tôi nói với bà: " thằng Báu là rể của tôi, lúc tôi gả con gái tôi cho nó, tôi có mời bà dự cưới, bà quên rồi sao ? Gia-đình thằng rể tôi bị hỏa-tiển 122ly giết chết cả nhà, chết không toàn thây...nhà của nó đâu còn mà về để khai hộ-khẩu ? " Không nghe bà nói gì, tôi nhìn bà. Dường như bà không biết tôi đang nhìn bà để hỏi ý bà...Tôi hơi lo... viết tên anh Báu vào tờ khai hộ khẩu....
Ủy-ban quân-quản thành-phố Sài-gòn la-lệnh cho những sĩ-quan, viên-chức chính quyền cũ trình-diện học-tập mười ngày. Anh Báu chống gậy đi trình-diện ở trường trung-học Trương-vĩnh-Ký, nơi anh đã trãi qua những năm học-trung học không âu-lo .Và từ ngôi trường cũ nầy và từ ngày anh đến để được đi học mười ngày...cả gia-đình tôi không thấy anh trở về và cũng không biết anh học tập trường nào và ở phương trời nào.? Chị Ahana buồn thảm theo ngày tháng từ khi vắng anh.
Anh Báu đi trình-diện được vài ngày....mấy con dê còn lại trong chuồng biến mất. Những người hàng xóm chia buồn sự mất dê của cha, hỏi : " ông Pranay này, ông có nghi ai ban đêm giờ giới-nghiêm dám vào đây bắt dê của ông không ? ". Cha lại buông tiếng thở dài trong lặng câm.
Cha phá sập chuồng nuôi dê, thay vào đó là một vườn rau nhỏ. Suốt ngày cha cứ lẫn-quẩn ngoài vườn.
Một hôm cha kéo về một chiếc xe ba-gác hai bánh có càng kéo phía trước. Cha nói của một gia-đình bạn cho cha trước khi đi vượt-biển ra nước ngoài. Người bạn có giới thiệu mối cũ cho cha buôn bán ngoài chợ Cầu muối. Chị Ahana theo phụ cha lên hàng, xuống hàng cho khách. Đôi khi xe chở nặng chị theo đẩy phía sau. Cái bụng của chị ngày càng lớn, cha không cho chi theo phụ cha. Cha bảo chị phải nghĩ để dưỡng cái thai. Thỉnh-thoảng, biết ngày hôm đó có hàng nặng, cha bảo tôi theo giúp đẩy xe.
Trường học mở cửa lại. Tôi đi học. Cô giáo cũ không còn dạy. Bạn học cùng lớp vắng mặt cũng nhiều. Cô giáo đã đi vượt biển, bị bắt đang bị giam tù. Học trò cùng lớp có đứa theo gia-đình vượt biển, có đưa theo gia-đình về lại quê-quán. Cô giáo mới có giọng nói tôi không nghe được, nghe không quen. Bạn đồng lớp cũng nói như vậy. Có đứa nói giọng cô giáo mới, nghe như mấy ông thầy chùa đoc kinh, thần- chú bằng tiếng Phạn.
Tôi được ghép vào đội thiếu-nhi quàng khăn đỏ...làm cháu ngoan bác Hồ. tập hát nhiều hơn học chữ. Buổi sáng vào lớp học, cô giáo gọi từng đứa học trò lên bảng hát bài " Dường như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng ".. Nhiều đứa không thuộc lời, trong đó có tôi. Cô giáo lại bắt cả lớp hát lại. Không chỉ có lớp tôi mà những lớp khác đều hát. Chắc những lớp khác cũng có nhiều đứa không thuộc lời ?. Cô giáo kể chuyện bác Hồ đi làm cách mạng cứu nước vì yêu nước thương dân cho cả lớp nghe. Tôi không biết làm cách-mạng là gì. Tôi chưa thấy bác Hồ bằng xương bằng thịt đi cứu nước.Tôi chỉ nhìn thấy hình ông già râu dài treo nơi tường bên trên tấm bảng đen trong lớp học, không nhúc-nhích. Tôi lại nhớ hồi còn chiến-tranh, đêm ngũ nghe đạn pháo kích nổ, làm chết người, ngày hôm sau truyền-hình chiếu, ông tổng-thống Nguyễn-văn-Thiệu đến thăm viếng giúp đỡ những gia đình bị nạn.....ông còn đi ra nơi lính hai bên đang đánh nhau để thăm phe mình...không biết ông có yêu dân yêu nước như bác Hồ không ?. Tự nhiên tôi hỏi chị Ahana lúc chị ngồi rầu-rĩ sau bếp...có lẽ chị đang nhớ thương anh Báu. Chị kéo tai tôi, tôi đau, may mà tai tôi không bị sứt. Chị nói, chị hăm tôi thì đúng hơn: " về sau, có nghe ai nó gì về ông già nầy, im-lặng mà nghe... để giữ thân...nghe rồi thì bỏ ngoài tai...em muốn nhà mình bị đốt cháy ...rồi ra đường ngũ ?
Những ngày trước ngày 3 tháng 2 năm 1976, người ta làm một lễ đài trước hẽm Chuồng-Bò để kỹ-niệm ngày thành-lập đảng Cộng-sản. Người ta kêu gọi cha tôi ủng-hộ công-sức đi chỡ tre gỗ và vật liệu linh-tinh về làm lễ đài. Vật-liệu được giao từ cầu chữ Y. Cha bảo tôi nghĩ học theo phụ cha. Tôi đẩy xe. Trên đường về, bị trạm kiểm-soát chận lại xét giấy tờ. Cha không có giấy chứng nhận chuyên-chỏ vật-liệu nầy. Người ta không tin lời cha khai báo là chở vật-liệu về làm đài kỹ-niệm lễ 3 tháng 2 ở khu Chuồng-Bò. Cha không hiểu tại sao ban tổ-chức làm lễ-đài không đưa giấy phép chuyê-chở cho cha. Tôi phải chạy về gặp bà tổ-trưởng báo lại sự việc, yêu cầu bà cấp giấy chứng nhận .Bà đi đâu gần hai giờ sau mới đưa giấy chứng nhận. Tôi lại chạy trở lại trạm kiểm-soát. Đèn đưỡng lúc nầy đã thắp sáng, nhưng có những đoạn hai bên đừơng có trụ-điện nhưng không có ánh sáng, tối om. Nơi nầy tai-nạn xẩy ra. Một xe chở bộ-đội tuần tra tránh một xe xich-lô máy, lệch tay lái, đẩy xe ba-gác hai bánh có càng của cha tôi lật nhào một bên. Xe chở bộ đội chay luôn. Người lái xe xích-lô máy nằm giang tay chân trên đường không động-đậy. Không biết đã chết hay còn sống ?. Hai cha con tôi bị thương nhưng còn gắng sức kéo xe vật-liệu về khu Chuồng-Bò .Lúc nầy tôi kéo càng xe. Cha tôi đẩy xe. Người đi đường nhìn hai cha con tôi. Có lẽ họ nhìn tôi : thằng bé cao chưa qúa một thước hai đang đu càng xe hơn là kéo xe.!
Cha tôi phải nghĩ kéo xe gần hai mươi ngày ví tay và chân bị chấn thương. Ở nhà tự chữa-trị bằng gừng pha muối và nước ấm. Ban tổ chức lễ đài không thấy ai ghé nhà thăm hay thưởng công chuyên-chở. Một cũ khoai mì cũng không có . Vết thương nơi trán của tôi không nặng, nhưng vết sẹo vẫn còn, chưa biến mất lúc tôi ghi lại câu chuyện. Hy-vọng về già, vết sẹo sẽ bị những vết da nhăn-nheo che bớt, đánh lừa được cái nhìn của người khác.
Chị Ahana chuyển bụng đẻ vào lúc nửa đêm. Cha chở chị Ahana trên xe ba-gác, tôi theo sau đẩy xe. Đang giò giới-nghiêm. Trên đường đi đến xưởng đẻ Từ-Dũ, đến trước rạp hát Đại-Đồng trên đường Cao-Thắng thì bị mấy anh mấy chị đeo băng đỏ chận hỏi giấy phép đi trong giờ giới-nghiêm. Cha trình-bày với họ: " con gái tôi đau đẻ...tôi phải chở nó đi đẻ...đêm khuya đâu có ai làm việc mà xin giấy đi đường trong giờ giới-nghiêm...mấy anh mấy chị thông-cảm.. xưởng đẻ Từ-Dũ cũng gần đây..! " Người ta chần-chừ chưa cho đi. Chị Ahana than đau. Chị vừa ôm bụng vừa van-xin: " mấy anh mấy chị cho chúng tôi đi..tôi đau quá...sợ không kịp đến...". Chị Ahana rú lên vì đau...có tiếng con nít khóc. Chị Ahana đã sinh con trên chiếc xe ba-gác. . Cha vội nắm hai càng xe kéo chạy. Tôi rán hết sức đẩy xe. Có lẽ vì thương tính mạng con gái và cháu, cha bất cần lời van-xin...Có nhiều tiếng gọi: " ông già đứng lại...ông già đứng lại." Làm như không nghe. Tôi cố sức đẩy.. cha tôi hết sức kéo. Cha chạy quá nhanh, tôi chạy theo đôi lúc không kịp để hai tay chạm vào xe.
Chị Ahana cho ra đời một đứa con gái trên đường đi đến xưởng đẻ. May mắn hai mẹ con được bình-an. Chị khai-sinh cho con là Lê Amyra.Vườn-Lài, có nghĩa em bé công-chúa Vườn-Lài họ Lê. Cha luôn miệng-cám ơn Brahma, thường-đế tối-cao đã thương-yêu, đã che-chở, đã cứu hai mẹ con chị Ahana.
Tôi bỏ học phụ cha đi chở hàng.thuê. Chị Ahana không phụ cha được, phải lo nuôi con. Trong gia-đình thiếu hụt đủ thứ...không có gạo, ăn bo-bo và khoai mì. Chị Ahana cần bổ dưỡng để có sữa cho Amyra Vườn Lài bú. Phải có tiền.
Khi Amyra được một năm tuổi, chị Ahana xin phép cha bán chiếc xe Honda để có tiền đi tìm anh Báu. Từ khi anh Báu được gọi đi học tập mười ngày, đến nay , hai năm rồi không biết anh ở đâu, không tin-tức, không biết hỏi ai. Cha hỏi chị: " đã nghĩ kỹ chưa. Chồng con như kim chìm đáy biển biết đâu mà tìm ? ".Chị nói: " mấy bạn con có chồng đi học tập cải-tạo như anh Báu chồng con, không có tin-tức...nay họp nhau cùng đi tìm chồng...nếu cha cho phép con cùng đi với họ, cha cho phép con bán xe..? ". " Lòng cha không muốn con đi như vậy, bồng con theo...con bé còn nhỏ quá, trên đường đi nếu có chuyện gì không may....cố.chờ thêm một thời gian nữa , may đâu có tin của chồng con ? ". Lời cha khuyên chị. Chị lại thổn-thức khóc: " hai năm rồi có tin-tức gì đâu..cha ơi ! ".Mấy ngày chị Ahana cứ xin cha được bán xe đi tìm chồng, chị năn-nỉ cha, chị khóc .Cha cầm lòng không được: " con không nghe cha, xe đó cha đã cho con, nay con muốn làm gì tùy con.! ".
Một buổi sáng, như thường lệ, trước khi kéo xe đi làm, cha và tôi đến phòng chị Ahana nói vài lời gì với chị rồi nhìn cháu Amyra. ..sáng nay phòng chị trống trơn. Cha đứng lặng yên. Tôi hỏi: " chị Ahana đâu rồi ? ".Chỉ có tiếng tic-tắc của đồng hồ trên tường trả lời. Tôi kéo tay cha: " cha ơi, mình đi chở hàng cho kịp người ta bày bán trong chợ " Tôi đẩy chiếc xe chưa có hàng mà thấy nặng như đang chất đầy hàng. Cha cầm càng xe...có lẽ cha bước đi không nổi ?
Đâu chừng một tháng sau, chị Ahana bồng con trở về. Mặt chị bơ-phờ hốc hác, hai mắt quầng thâm, sâu không thấy tròng trắng.. Toàn thân chị khẳng-khiu như cây khô nước. Chỉ có bé Amyra vẫn bụ-bẩm. Cha mừng. Tôi mừng. Chi Ahana khóc nghẹn-ngào. Không tìm được tin-tức anh Báu. Bé Amyra nói được tiếng ba...ba...Tôi nựng cháu: " Amyra nói ba..;ba, cậu Vihaan nghe như cháu gọi ..Báu...Báu.. ". Con nhỏ cười, giống nụ cười anh Báu..
Chính quyền đã bắt đầu có lệnh cho hồi-hương những cư-dân có quốc-tịch nước ngoài . Người dân có quốc-tịch Ấn-độ không ngoại lệ. Chị Ahana bồng con đi tìm chồng ở các trại cải-tạo trở về, khoảng hai tháng sau thì tòa lãnh-sự Ấn-độ ở thành-phố Hồ-chí-Minh gởi giấy mời họp cư-dân chuẩn bị hồi hương. Cha không bán nhà. Cha tặng cho bà tổ trưởng dân-phố với ao-ước, một ngày nào đó anh Báu được trở về từ trại cải-tạo, bà cho anh ấy tá-túc và địa chỉ nhà là cầu nối giữa anh và gia-đình bên Án-độ.
Giữa năm 1978 gia-đình tôi rời Việt-nam về Ấn-độ. Thành-phố gia-đình được trở về là Pondischery, thành phố trước đây là thuộc-địa của nước Pháp. Là dân thuộc-địa, hai năm sau, cha xin định-cư ở Pháp. Tôi đi vào Pháp hành-trang mang theo là sổ thông hành với tuổi lên chín, con số chín là con số mà mấy người Tàu trong khu Chuồng-Bò tìm mua hàng số sau cùng của vé số kiến-thiết quôc-gia giúp đồng bào ta giấy dựng cửa nhà, giàu sang mấy hồi !.
***
Máu của tôi là máu Ấn-độ, nhưng trong tận cùng trái tim của tôi, tôi là người Việt-nam, nơi tôi được sinh ra và được sống ở đó một thời thơ-ấu bảy năm.. Tang-thương đã đến với gia-đình tôi sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cũng không làm sao đánh mất trong tôi những kỹ-niệm yêu thương mà người dân trong khu Chuồng-Bò dành cho gia-đình tôi và tôi. Tôi trở về sống ở Ấn-độ chỉ hai năm, thời gian quá ngắn, nên quê hương nước Ấn của tôi như chỉ là bóng mây trôi rực nắng rồi lặn theo mặt trời chiều. Chị Ahana, từ khi đến Pháp, cứ hai năm một lần chị lấy những tuần lễ nghĩ phép dẫn con gái về Việt-nam để thăm, tìm tin-tức anh Báu nhưng không lần ra dấu vết. Chị không lập gia-đình, chị vẫn xinh-đẹp, có nhiều người Pháp thích chị, chị chỉ nhận họ là bạn, không phải là vợ.
Những sĩ-quan tù cải-tạo tập-trung đã lần lượt được thả, có người đã đến Mỹ theo chương-trình HO.
Tình cờ, một buổi chiều đi làm về, nơi trạm chờ xe điện ngầm; tôi gặp lại Trí người bạn học cũ ỏ trường tiểu-học Bàn-cờ,. Sau tháng 4 năm 1975, tôi bỏ học phụ cha đẩy xe ba-gác nay gặp lại nó. Trí từ Mỹ qua du-lịch nước Pháp cùng cha và mẹ. Giờ đi làm về, xe đông người, tôi mời Trí và cha mẹ nó đến nhà tôi chơi để có dịp chuyện trò . Tôi ghi địa chỉ Khách-sạn gia-đình Trí đang ở và hẹn cuối tuần sẽ đem xe đến chở.
Tôi không biết cha của Trí trước đây là trung-úy quân-lực VNCH. Sau tháng 4 năm 1975, ông đem lương khô, áo quần, đi trình diện học tập mười ngày theo lời kêu gọi của ủy-ban quân-quản thành-phố Sài-gòn. Trí khôi hài nói với tôi :" Cha nó đi học mười ngày, nhưng cha nó học quá kém, nên kéo dài đến bảy năm, trải qua nhiều trường : trường Long-Giao, trường Z.30 D, trường Z.30 C và cuối cùng là trường A.20 Đồng-xuân, Xuân-Phước.Phú-yên. Người dân nói đây là ngôi trường địa-ngục, nung người tù có tinh-thần sắt, đá tan thành nước, thành người cải tạo tốt..nhưng cha của Trí vẫn là sắt, là thép, là đá...chẳng tan thành gì hết..cuối cùng người ta cũng để cho về..nuôi tốn bo bo, tốn khoai mì và rau muống...Về với xã-hội, cha Trí được xã-hội trọng-thưởng cái bằng HO để xây dựng cuộc sống mới.".
Được nghe chị Ahana kể về sự việc anh Báu không có tin-tức về với gia-đình sau khi trình-diện học-tập cải tạo. Ba của Trí ngồi đâm-chiêu một lúc, ông nói: " Tôi biết có một chuẩn-úy binh-chủng nhảy dù tên Lê-huy-Báu lúc tôi được chuyển đến trại tù A.20 Xuân-Phước năm 1978. Khi đến trại được vài ngày, một đêm có tiếng kêu la uất-nghẹn từ nơi biệt-giam : đả-đảo cọng-sản man-rợ tàn ác..hày đem thằng chuẩn-úy Báu này bắn đi...bọn bây đã nã đạn 122ly giết chết cả gia-đình nó bốn người...nay lại bắt nó giam-tù...bọn bây nói giải-phóng Miền Nam là giải-phóng như vậy sao ? . Giải-phóng bằng cách giết người dân vô-tôi, giải-phóng bằng cách trả-thù giam-giữ người thua cuộc ?...đả-đảo Cọng-sản ! . Anh em trong trại đến trước, có người phạm kỹ-luật bị biệt-giam chung với anh Báu kể lại: chuẩn-úy dù Lê-huy-Báu, lúc trình-diện học-tập mười ngày ở trường-trung-học Trương-vĩnh-Ký, khi bị phân-phối lên xe để chuyển đến các trai cải-tao, vì bị thương mất một chân, lúc leo lên xe rất khó khăn. Chuẩn-úy Báu quơ cặp nạng lấy thế giữ cân bằng, một cái nạng đập vào đầu một bộ-đội, vết thương làm chảy máu. Bộ đội nói anh Báu đánh họ, anh Báu cướp chính-quyền. Người bộ đội đánh lại anh Báu. Hai bên xô-xác nhau. Vài bộ-đội khác cùng tấn-công anh Báu. Anh Báu có võ nên mấy bộ-đội né tránh, bỏ chạy. Anh Báu bị dẫn đi ... qua nhiều trại cải-tạo, anh Báu đều bị biệt-giam vì biết anh có võ, họ sợ anh, nhưng không biết họ sợ gì ở anh. Họ không tin vào những cây súng của họ ?...Không ai biết anh Bấu được đưa đến nhốt biệt-giam ở A.20 từ lúc nào. Cứ vài ba đêm lại vang lên tiếng kêu la nguyền-rủa của anh Báu.. Cho đến một đêm lại vang lên tiếng của anh Báu: đả-đảo cọng-sản tàn ác dã man...cha mẹ ơi !. Các em ơi !.Ahana..Ahana .;vợ tôi ơi .tiếng của anh như được ánh lửa của những ngọn đuốc chuyên-chở đưa lên cao và cao vút làm sáng rõ những ngọn cây...không ai biết sao đêm hôm đó nơi nhà biệt-giam có vài ánh đuốc như vậy.. Có giọng nói của một cha tuyên-úy công-giáo: hôm nay ngày 15 tháng 8, ngày Đức mẹ lên trời....của năm 1978..Sau lời cha tuyên-úy...lại có tiếng súng .Yên-lặng được trả về cho những người tù tìm lại giấc-ngũ sau một ngày mệt rũ người, đào ao nuôi cá.
Ngày hôm sau, trên đường từ trại giam ra nơi đang đào đất làm ao nuôi cá, những người tù nhìn thấy một góc bên chân đồi có một cái mã mới mà chiều hôm trước, cũng trên con đường nầy từ nơi đào ao nuôi cá trở lại trại giam không một ai nhìn thấy."
Chị Ahana gục người trên ghế salon. Toàn thân chị rung lên...toàn thân chị lạnh cứng. Tôi phải gọi xe cấp-cứu.
Năm 1994, tôi được hai mươi sáu tuổi. Cháu Amyra tròn mười tám. Chúng tôi cùng hẹn gặp ba của Trí ở Sài-gòn. Ông không còn thân-nhân gần gũi ở Việt-nam, ông về, trước để thăm những người lính ngày xưa do ông chỉ-huy, cùng chiến đấu, bị thương, nay còn ở lại quê nhà, sau hướng dẫn chị Ahana đi tìm mộ anh Báu.
Theo đề-nghị và hướng-dẫn của ba Trí, chúng tôi thuê xe đi Xuân-Phước. Hơn nửa ngày ngồi trên xe, chúng tôi đến ngã ba Chí-Thạnh...xe tiếp-tục chay vài cây số, đường trở nên khó đi, mặt đường lún sâu, đầy vết đào xới của những bánh xe chở nặng đá,đất, bụi bay mù mịt...Một trạm gác chận xe chúng tôi lại. Người bảo-vệ bảo chúng tôi quay xe lại, xe không được chạy sâu vào bên trong, chỉ dành cho người đi bộ, chính-quyền địa-phương đang xây đập nước. Chúng tôi phải trở ra ngã ba Chí-Thạnh ngũ qua đêm. Sáng hôm sau, chúng tôi đi bộ hường về trại giam A.20 Xuân-Phước; Trại giam cũ vẫn còn đó. Nhưng không gian bên ngoài đã thay đỗi nhiều theo lời của ba Trí. Đường sá, nhà dân khang-trang , biến vùng rững núi mất đi vẻ hoang-dã rùng-rợn và chết chóc. Người ta đã phá đồi, đào đất xây đập; Người dân cho biết chính-quyền địa-phương đang làm con đập Phú-xuân, Xuân-phước, Đông-xuân, Phú-yên.để lấy nước và lưu-trử nước từ con sông Trà-Bương và hai con suối Cối và suối Đá-Cầu. Khu đất được dùng làm nơi chôn tù cải-tạo nơi góc dưới chân đồi không còn nhìn thấy. Người dân cho biết trước đây, một vài mồ mã đã được người thân di dời, số còn lại, có lẽ người thân không biết, thời gian mưa gió soi mòn, người dân thương tình đắp đất, đá sửa lại...Gần đây bắt đầu xây đập .. người dân không còn thấy những ngôi mồ nữa. Người ta nói chính-quyền địa-phương đã di dời .Mọi người đều nhìn nhau với đôi mắt đồng lõa, không ai trả lời, khi được hỏi có biết những ngôi mộ còn lại được chính-quyền địa phương di dời ở đâu ? Chị Ahana ngồi xuống đất, chị khóc. Amyra cũng ngồi xuống ôm mẹ, cùng khóc với mẹ.
Trên đường về, đi theo con đường ven sông Trà-Bương, chúng tôi ngừng lại nơi bãi đất trống cạnh bờ sông. chị Ahana lấy nhang ra thắp, cắm bên bờ , âm-thầm khấn, vái . Amyra lấy bó hoa đem theo để cắm trên mộ cha mình ..đưa lên môi hôn với vài lời thì-thầm... nước mắt chảy dài hai bên má..Trời nắng chói chang, mang theo cơn gió nhẹ đưa làn khói hương lên cao, tỏa mùi hương. Con nước sông lặng-lờ chảy cuốn nhẹ bó hoa trôi xa dần bờ.
Anh Báu ơi, anh đang ở một nơi nào đó, anh hãy đón nhận mùi hương khói ấm mà chị Ahana, vợ anh đã ấp-ủ dành cho anh...chị vẫn nuôi ấm tình anh trong tim của chị...và những bông hoa từ Amyra con gái anh, gởi đến cho anh bằng trái tim trong sáng, nuôi trong tâm cái chết của cha là một cái chết can-đảm , bất khuất.. cái chết của một anh-hùng, Amyra gởi theo dòng sông bó hoa để tặng cho người anh-hùng, bất-khuất. Anh Báu có nghe lời của Vihaan, thằng em Ấn-độ của anh ?
– Nguyễn-đại-Thuật
Ile de France Garges-lès-Gonesse
* Ghi chú:
Chà-dà tức Java, người Ấn-độ ở Đảo Java bên Nam-dương..
Núi Vẫn Xanh là tên một tập truyện của nhà văn Hà Kỳ Lam, trong đó tác giả thuật lại chuyện một sĩ quan Mũ Xanh, chỉ huy một toán thám sát bị địch quân bao vây. Sau khi chống cự kịch liệt, bị quân địch tràn ngập với quân số gấp trăm lần quân mình, nghĩ không thể thoát được, ông gọi máy bay dội bom ngay trên đầu mình... Hai bên đều tan nát. May mắn bất ngờ, ông và một đệ tử sống sót. Sau nhiều ngày đêm vượt núi rừng về gần tới trại thì được dân chúng cho biết tin tan hàng, cờ địch đã treo trước trại. Ông sững sờ nghĩ đến sự hy sinh vô ích của mình cùng các bạn đồng ngũ.
Người chiến sĩ Mũ Xanh quay nhìn lại núi rừng, nơi còn nguyên thân xác các bạn đồng đội. Ông không đang tâm trở lại thị thành một mình. Tất cả đều đã thay đổi, nhưng lòng ông không thể đổi thay. Ông lặng lẽ trở lại núi rừng, nơi đất nước đồng đội Ông còn nằm lại. Chỉ ở nơi đó, Ông thấy không có gì thay đổi, Núi Vẫn Xanh như thuở nào.
Bài thơ dưới đây cảm tác sau khi đọc xong đoạn kết tuyệt vời câu chuyện kể trên. Bài thơ để tặng nhũng chiến sĩ vô-danh đã nằm xuống cho xanh núi rừng, và riêng tặng tác giả tập truyện, nhà văn Hà Kỳ Lam.”
Núi Vẫn Xanh
Đất nước ta: đất nước hữu tình,
Lịch sử bao phen đã chuyển mình,
Lòng người thay đổi theo hồn nước
Núi vẫn muôn đời núi vẫn xanh.
Nước vẫn chảy xuôi, nước một dòng,
Lòng người chung thuỷ một con sông.
Nào ai yêu nước ai bán nước,
Ai đẩy đưa ai đến khốn cùng?!
Núi vẫn xanh... và gã chiến binh
Giờ tàn cuộc chiến đứng chênh vênh,
Bạn bè quân ngũ ai còn mất?
Ta kẻ lạc loài, núi vẫn xanh.
Ta biết về đâu? Hỡi Lạc Hồn !
Hỡi dòng máu nóng giống Tiên Long!
Từ đây ta hóa vào sông núi,
Núi vẫn xanh hoài, suối vẫn trong...
Nguyễn Tường Vân
Cả 4 tay súng của toán thám sát Biệt Cách Nhảy Dù vẫn bố trí lưng chừng đồi theo hình cánh cung để bảo vệ người toán trưởng và hiệu thính viên đằng sau lưng họ trên đỉnh đồi từ nãy giờ đang hướng mặt về phía đối diện để quan sát đám người lố nhố dưới kia, trong thung lũng trãi dài hai bên con suối ngoằn ngoèo như con rắn bạc lấp lánh dưới ánh nắng ban trưa chói chan của một ngày đẹp trời tháng tư. Hết quan sát những người xê dịch dưới thung lũng lại cúi nhìn đồng hồ, người trưởng toán có vẻ nôn nóng:
– Ít nhất là 1 tiểu đoàn. Có thể là K25B công binh như tin tình báo cho hay. Mẹ kiếp, máy bay lên chậm thế này để chúng di chuyển hết thì hoài công.
– Không sao đâu, ông thầy. Bọn nầy có vẻ còn ở đây lâu đấy, vì nhiều tên còn đang tắm, thậm chí giặt giũ nữa kia.
Bỗng hiệu thính viên Thịnh đưa ống liên hợp cho thiếu úy Tuấn:
– Thằng L 19 đang lên vùng và cần gặp ông thầy.
Tuấn bóp chặt ống liên hợp, đưa lên miệng:
– Họa Mi đây Thạch Ðộ, trả lời.
Giọng miền Nam của viên phi công vang lên trong ống nghe:
– Thạch Ðộ đây Họa Mi, bạn điều chỉnh hướng bay khi bắt đầu thấy tôi để xác định vị trí bạn, trả lời.
– Họa Mi đây Thạch Ðộ. Tình thế khẩn cấp lắm, tôi sẽ nháy mắt để anh có thể thấy tôi nhanh hơn, trả lời.
– Tôi nhận bạn 5 trên 5, và trực máy.
Tuấn đưa tay vẫy Tâm, một toán viên dưới lưng chừng đồi đang ngoái đầu nhìn lên anh. Khi người lính vừa bò đến gần Tuấn khẻ ra lệnh:
– Mày ra chỗ lúc nãy chờ, khi thấy thằng L19 thì chiếu kiếng cho nó thấy mình.
Lần hành quân nào cũng vậy, Tuấn chỉ giao công tác chỉ điểm này cho Tâm. Không hẳn vì anh chàng làm công việc này giỏi hơn các toán viên khác – Tuấn có bao giờ sát hạch môn này cho cả toán đâu mà chấm điểm được – nhưng tình cờ một lần giao công việc này cho anh lính và thấy được việc nên Tuấn chẳng muốn “thay đổi nhân sự”.
Gài khẩu M16 vào khoen leo núi móc gần vai bên phải, Tâm bò về phía mõm đồi cỏ tranh cách xa bên trái của Tuấn khoảng 100 thước. Lúc mọi người vừa thoáng thấy chiếc máy bay quan sát màu trắng ở nẽo xa thì Tâm cũng vừa quỳ tại bải cỏ tranh ngập nắng, rút từ túi áo trên cái kiếng hình chữ nhật chỉ hơi lớn hơn chiếc hộp quẹt Zippo và nâng lên ngang mắt, nhìn từ phía sau kiếng qua lổ nhắm ở trung tâm kiếng để hướng cái chấm đỏ của tia mặt trời nằm thẳng hàng với phi cơ đang bay. Ðoạn anh ta khẻ lắc nhẹ để tạo sự nhấp nháy. Bỗng một tràng tiếng nổ dòn vang lên, cùng lúc Tâm bật ngữa ra sau rồi nằm bất động. Cả toán biết điều không lành đã đến với người đồng đội, ghìm súng ở tư thế đối đầu với mọi hướng. Thịnh nằm cạnh Tuấn khẻ nói:
– Ð.M. tụi nó ở đầy cả rừng rồi!
Tuấn chưa kịp đáp lời người lính mang máy truyền tin thì những trái đạn sơn pháo 75 ly, đạn cối 82 ly, và những loạt AK47 thi nhau đổ về phía toán đang bố trí trên đồi. Cành cây, đất đá bắn tung tóe vào thầy trò Tuấn. Không cần lệnh của người toán trưởng, mỗi toán viên nằm thủ tại chỗ. Họ biết trong tình thế loại này tháo chạy hoặc co cụm lại với nhau chỉ tổ lãnh thêm thiệt hại. Tuấn nhìn qua các toán viên và thấy tất cả còn “nguyên”. Thịnh trao ống liên hợp cho Tuấn:
– L19 gọi.
Tuấn chụp máy :
– Họa Mi đây Thạch Ðộ.
– Ðây Họa Mi, tôi vẫn chưa thấy bạn nhưng thấy nhiều cột khói và nhiều lằn chớp dưới đó.
– Ðang bị ném đá. Tôi đang ở hướng 3 giờ của anh.
Sau hai lần “bẻ góc” nữa, chiếc máy bay quan sát từ xa gióng chính hướng ngọn đồi lướt tới. Tuấn cho viên phi công biết đang bay đúng hướng và sẽ báo cho anh ta biết khi nào máy bay vừa ngang qua đỉnh đồi. Súng địch vẫn nổ dòn, mưa đạn vẫn tới tấp đổ về ngọn đồi, khiến công việc điều không của anh càng khó khăn. Nằm dài trên mặt đồi để tránh tầm đạn đi, bên chiếc máy truyền tin, tay cầm ống nói áp sát một bên tai, mắt vẫn ngước lên dõi theo chiếc L19 trên không đang tiến gần vị trí mình, rồi ngay lúc nó vừa ở trên đầu, Tuấn bóp ống liên hợp, nói như reo:
– Họa Mi, anh đang ở ngay trên đầu tôi, trả lời!
– Thạch độ đây Họa Mi. Nhận bạn rõ 5. Rất tốt.
– Họa Mi đây Thạch Ðộ. Cứ trực máy, tôi sẽ có việc cho anh.
Tuấn vừa trao ống liên hợp cho Thịnh tiếp tục liên lạc với máy bay để bò gần về phía bìa rừng quan sát trãng cỏ tranh, thì thình lình tiếng súng im bặt. Mấy giây sau cả rừng vang tiếng thét “xung phong”. Rồi trước mặt Tuấn, từ hướng mõm đồi cỏ tranh nơi Tâm quì chỉ điểm cho phi cơ vừa rồi, và từ hướng trước mặt toán lố nhố người cứ ùn ùn tiến tới. Hóa ra đợt bắn phá vừa rồi là trò đánh phủ đầu để bộ binh tiến sát. Bóng dáng những bộ quân phục kaki màu lá cây, nón tai bèo cứ xông lên bất kể những tràng đạn M 16 đốn ngã từng đợt người. Khoảng 1 trung đội địch tiến hàng ngang đã lên tới đỉnh đồi, cách bọn anh không đến 10 thước, với tiểu liên AK kẹp nách bắn xối xả. Một tên địch gần Tuấn hơn ria một tràng đạn về phía anh, nhưng, như một phép lạ, anh vô sự. Thịnh nhanh tay siết cò súng hạ hắn đo đất. Nhiều tràng M16 đáp lễ ngăn được chốc lát sự “tiếp cận” kia. Lúc này 2 chiếc A37 cũng vừa xuất hiện và bay cao hơn chiếc L19. Trung sĩ Hiến báo cáo 2 sự kiện dồn dập: Châu bị nguyên 1 tràng đạn AK vào ngực, chết ngay trên đồi, và địch bây giờ tràn lên đông hơn.
Tuấn ra lệnh cả toán rút xuống triền dốc về phía thung lũng. Anh biết thung lũng đang có 1 đơn vị lớn của địch. Anh chỉ muốn bỏ ngọn đồi, men theo triền dốc, rồi xin phi pháo đánh ngay trên đồi để toán tiện bôn tẩu. Nhưng di chuyển một đoạn ngắn thì nhiều tràng AK từ dưới chân đồi khạc đạn xối xả về phía bọn anh. Không xong. Tứ bề thọ địch. Chỉ vỏn vẹn 4 tay súng mà tử thủ với biển người hay liều mạng phá vòng vây trùng trùng của địch thì phỏng ích lợi gì? Tuấn bấm ống liên hợp:
– Họa Mi đây Thạch độ.
– Họa Mi nghe. Bạn cho biết cần gì?
– Anh cho đánh ngay trên đầu chúng tôi.
– Không được! Bạn xác nhận lại, đánh ở đâu?
– Tôi, thẩm quyền Thạch Ðộ nhắc lại đánh ngay trên đầu chúng tôi và bất cứ chỗ nào có người. Ðịch tràn ngập rồi, không chần chờ gì nữa. Ðánh ngay đi. Dứt!
Tuấn trả máy cho Thịnh trước vẻ mặt hốt hoảng của anh này. Không có thì giờ và cũng không cần giải thích về quyết định của mình với người lính truyền tin của toán, Tuấn nép sau một thân cây to để tránh các tràng tiểu liên AK từ dưới chân đồi vẫn không ngừng quạt lên. Trên đỉnh đồi bây giờ đã lố nhố người của đối phương. 4 người thám sát Biệt Cách Dù chỉ còn biết tử thủ: Hiến và Sắc chĩa súng về hướng đỉnh đồi, còn Tuấn và Thịnh quay súng xuống chân đồi. Cả 4 tay súng chiến đấu trong một ô vuông mỗi cạnh khoảng 10 thước. Họ bắn dè xẽn từng ba phát một nhưng rất hiệu quả, và nhờ vậy đã làm chậm bước tiến của địch. Trong khi đó chiếc L19 vẫn chưa chịu thi hành điều Tuấn yêu cầu, cứ bay lòng vòng bên trên. Anh “thông cảm” cho người phi công, nhưng không khỏi tức giận vì cảnh dầu sôi lửa bỏng của mình. Anh ta phải xin lệnh từ Trung Tâm Không Trợ về điều yêu cầu “điên khùng” kia, và chắc đang chờ trả lời. Tuấn cũng lấy làm lạ lần này không có biệt đội trưởng hay một sĩ quan của Liên Ðoàn bay L19 hay trực thăng C&C như mọi lần. Thình lình mọi người cùng nghe rõ âm thanh “chéo-éo-éo... đoành!” Một cột khói trắng bốc cao và cuồn cuộn tỏa ra như một đám mây, vươn lên khỏi tàng cây rừng ngay đỉnh đồi mà toán thám sát vừa rời bỏ. Tuấn biết viên phi công quan sát vừa bắn một trái khói chỉ điểm mục tiêu oanh kích. Ðiều yêu cầu của anh đang được đáp ứng. Tuấn vẫn nép sau thân cây. Rồi anh bỗng thấy hành động nấp sau thân cây rõ lẩm cẩm vì biết bom sẽ rơi hướng nào. Nhưng đành phó mặc cho may rũi, anh cứ ngồi bên gốc cây. Tuấn tưởng chừng như anh đang gồng mình lại, các bắp thịt toàn thân như rắn lại, chờ đợi sấm sét giết người từ trời cao...
Chiếc oanh tạc cơ thứ nhất đâm bổ xuống ngay trên đầu Tuấn, rồi hẳn nhiên đã đạt tới một độ thấp vừa đủ, con chim sắt ấy lại vút lên cao vài giây trước khi 2 trái bom từ dưới cánh đâm thẳng xuống quả đồi của anh. Tuấn không dám tiếp tục ngẩng nhìn lên trời. Anh nằm cúi mặt xuống, thân chịu trên hai cùi chỏ để tránh áp ngực với mặt đất. Anh thấy vài con kiến ung dung bò trên nền lá khô. Thốt nhiên Tuấn cảm nhận được cái mong manh của thân xác mình lúc này – khác gì những cái kiến kia! Chỉ có mỗi một khác biệt là anh đau khổ chờ đón cái chết chóc, cái hủy diệt, còn chúng thì không hay biết gì cả, vẫn thản nhiên, vẫn ung dung cho đến khi nào cái chết xảy ra là xong, không còn cảm giác nữa. Chúng hạnh phúc hơn anh trong lúc này. Từng khuôn mặt thân yêu trong gia đình diễn hành nhanh qua trí anh: mẹ anh, các em, và chị. Rồi anh nghĩ đến Trinh thật xa xăm và cũng thật gần. Anh có còn trở lại cổng trường Trưng Vương nữa không? Rồi bên tai anh nghe mơ hồ giọng 1 ca sĩ quen thuộc với “em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại. Xin trả lời mai mốt anh về..” Tuấn lại nghĩ đến tập thể tuổi trẻ Sài Gòn: không có anh trong đó! Và trong cái khoảnh khắc chờ đón 1 sự hủy diệt khủng khiếp sắp giáng xuống mọi người, 1 khoảnh khắc rất ngắn nhưng cũng rất thiên thu, giác quan anh đón nhận cả 1 trình tự ngoại vật lướt qua chóng vánh: âm thanh động cơ phản lực gầm thét qua đầu, tiếng bom xé gió, hàng loạt tia chớp lóe lên, từng tràng tiếng nổ kinh hồn, và mặt đất rung chuyển. Tuấn bị nhiều nguồn lực từ mọi hướng đẩy bật ngữa rồi xô tới trước hoặc xoay vòng; anh có cảm giác ngực bị ai đấm 1 quả rõ mạnh, tức đến khó thở. Ðất, sỏi ùn lên hắt vào người anh. Khói đen tỏa ra chung quanh, không khí khét lẹt mùi thuốc nổ. Tuấn biết 1 trái bom đã đáp cách anh không xa, đào 1 hố rõ to và làm dạt một mớ cây nhỏ bên trái anh, tung tóe đất lên quần áo anh. Riêng thân cây to vẫn đứng vững và hiển nhiên đã hứng hết những mãnh bom, đất đá và sức ép cho anh. Anh sờ khắp người để thấy mình vô sự. Trái bom khác rơi trên đỉnh đồi đã bật gốc 1 cây cổ thụ, tạo nên một âm thanh phụ nghe đánh ầm và làm trống hẳn một khoảng rừng.
Tuấn bò qua những cành cây gãy đổ ngổn ngang, tìm Thịnh nhưng không thấy hắn đâu cả. Trong mọi tình huống anh phải có máy bên cạnh mình. Nhưng chiếc A37 lại đang đâm bổ xuống đầu Tuấn một lần nữa. Anh vội ngồi nấp sau một thân cây. Có lẽ đây là chiếc thứ hai, đang theo gót phi tuần trưởng của nó vừa rồi. Dù sao thì anh sắp hứng chịu một “trận đòn thù” nữa. Lại “ầm! ầm!” rồi mấy tiếng “ầm” phụ nổi lên. Tuấn lại bị lộn nhào một lần nữa, và anh giật bắn người khi thấy một cây cổ thụ vừa bật gốc ngã sóng soài cách anh không đầy 1 thước. Giá mà nó phang ngay anh thì còn gì nữa! Ngọn đồi bỗng “đổi mới”; cây ngã la liệt. Tuấn vẫn tìm Thịnh, tìm trung sĩ Hiến – người toán phó – và Sắc. Toán may ra thì còn được 4 mạng, kể cả anh. Tâm và Châu đã ra đi rồi! Nhưng sao thế này: im phăng phắc – địch đâu rồi, và ta đâu rồi? Bỗng lá cây lay động sột soạt sau lưng. Tuấn quay phắt lại, khẩu M18 dưới nách chỉ thẳng vào bóng người từ trong bụi rậm vừa đứng lên.
– Sắc đây ông thầy.
Tuấn thở phào một cách dễ chịu. Anh khẻ nói:
– Mày không sao chứ?
Anh lính khẻ lắc đầu thay lời đáp. Tuấn biết mình vừa hỏi một câu không cần trả lời; nó chỉ có nghĩa của một câu xác định, “à, may quá còn có mày.” Anh đang lo cho số phận của các toán viên.
– Trung sĩ Hiến và Thịnh có sao không?
Sắc vừa nói vừa đưa tay chỉ về hướng hơi chếch đỉnh đồi:
– Ông Hiến bị thương nằm ở đằng kia. Ổng hỏi thăm ông thầy, và bảo em đi tìm.
Tuấn muốn đến gặp ngay trung sĩ Hiến xem tình trạng thương tích của ông ta ra sao, nhưng anh phải tìm Thịnh trước vì máy móc truyền tin là linh hồn của toán. 2 chiếc phản lực bây giờ đang ở tít trên mây; tiếng động cơ của chúng nghe nghe rất xa và đứt đoạn. Chiếc L19 vẫn quầng trên đầu hai người. Có lẽ viên phi công đang gọi Thạch Ðộ khàn cả tiếng, Tuấn nghĩ thế. Quái, Thịnh biến đâu mất với chiếc máy truyền tin. Tuấn vẫn nhớ hắn chạy theo sau anh và nấp gần đây trước khi bom rơi. Tuấn bỗng nẩy ra ý nghĩ bới tìm trong mớ cây cối đổ ngổn ngang ngay cạnh hố bom. Và trong lúc hai thầy trò đang len lõi bò vào từng đống cây lá nằm bên trên hoặc bị vùi lấp dưới lớp đất mới thì phía trảng cỏ tranh một tiếng nổ phát ra và một cột khói trắng bốc cao. Anh biết viên phi công máy bay quan sát vừa bắn 1 trái chỉ điểm cho phản lực đánh bom xuống nơi anh ta vừa thấy địch ẩn núp đâu đó. Trong tiếng rít của 2 chiếc A37 trên đầu, tiếng rền và chấn động liên hồi của bom, Tuấn chợt nghe giọng gọi đầy khích động của Sắc:
– Ông thầy ơi.
Tuấn nguớc nhìn theo ngón tay trỏ của người lính và thấy cách họ vài thước khúc cần ăng-ten của chiếc máy PRC25 nhú ra khỏi mớ đất vàng tươi mới tinh khôi dưới mấy cành cây phủ lên. Anh lặng người mấy giây, cảm thấy đôi chân như không đứng vững nỗi. Giọng nói Tuấn nghe yếu ớt qua hơi thở:
– Moi đất ra.
Hai người hì hục lôi các cành cây bỏ sang một bên, dùng tay bới mớ đất bột lên. Chiếc máy truyền tin bị thủng, móp méo, vỡ nhiều chỗ, từ từ lộ ra, rồi màu áo rằn ri bày ra, dính đất và máu. Tuấn và Sắc cùng nâng người Thịnh đang nằm sấp lên. Xông pha trận mạc đã nhiều, đã trông thấy bao nhiêu xác chết của cả đôi bên, nhưng anh phải nhận chưa bao giờ thấy một xác người như thế này, nói chi xác ấy là đồng đội, là thuộc cấp của mình. Cả người Thịnh từ bụng lên vai bị mất tùng mãng thịt lớn, và xương vai một bên bị gãy. Nhưng cái chân, ôi cái chân trái, anh không biết phải nói thế nào... đứt đến trên đầu gối, chỉ còn dính tòn teng với toàn thân bằng một mãnh da rộng bằng một bàn tay, và thịt chỗ hai đầu bị cắt lìa trở nên xám đen giống như vừa bị nướng trên lửa!
Sắc mở thử máy truyền tin. Chỉ là một cục kim khí im thin thít vô dụng. Chợt nhớ tới trung sĩ Hiến, hai người thận trọng di chuyển, và Sắc dẫn đường ngược lên đồi. Họ bước qua nhiều xác lính Bắc Việt nằm đủ vị thế – nghiêng, ngữa, sấp, hay cong queo. Tuấn cúi xuống bên người toán phó, xem xét vết thương ở bụng. Có vẻ một mãnh bom đã cứa một đường dài và sâu trước bụng. Anh thử xốc người thương binh lên nhưng anh ta nhăn nhó một cách đau đớn:
– Ối, ông thầy để tôi nằm đi.
– Trước khi bom nổ anh đã rút xuống triền dốc với toán mà sao lại ở đây?
Trên gương mặt tái xanh vì mất nhiều máu của Hiến, Tuấn thấy một sự cố gắng dùng sức mới bật ra thành tiếng:
– Tôi chạy lên để... kéo xác thằng Châu xuống... kẻo bom dần nát mất nhưng..
Hiến ngưng nói, vẻ mệt nhọc, đưa lưỡi liếm quanh vành môi tái nhợt và khô khốc. Sắc mở nắp bi-đông, khẻ nâng đầu anh lên và kề miệng bình nước vào môi. Tuấn nhắc:
– Cho uống ít thôi để giữ cho máu bớt chảy.
Trong khi tháo cuộn băng cá nhân để băng cho trung sĩ Hiến, Tuấn vẫn thận trọng quan sát chung quanh. Anh thấy nhiều xác chết đối phương rãi rác khắp nơi. Xác Châu nằm cách trung sĩ Hiến khoảng 5 thước, mắt còn nhìn lên trừng trừng. Anh rón rén bò đến bên người toán viên vẫn hay di chuyển hàng đầu trong các cuộc xâm nhập của toán, đoạn từ từ vuốt cho đôi mắt nhắm lại. Rừng im phăng phắt. Có lẽ chúng chỉ di tản những kẻ bị thương. Những người nằm kia đều “câm nín”. Sau khi đảo lại mấy vòng để bắn rocket và đại liên 12 ly 7 xuống một điểm mới dưới thung lũng do phi cơ quan sát chỉ điểm, 2 chiếc phản lực đã rời vùng. Chiếc L19 vẫn còn lượn trên không phận hành quân. Tuấn vừa quay sang bảo Sắc lấy chiếc pa-nô tìm cách trãi để ra hiệu cho máy bay biết mình có mặt tại chỗ thì bỗng rừng núi lại rền vang từng tràng nổ. Tuấn nói:
– 12 ly 7.
Chiếc L19 vụt cất cao lên và mất hút vào khoảng không. Tuấn đề nghị khiêng trung sĩ Hiến men theo triền dốc về hướng Bắc cho xa vùng giao tranh được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Anh đoán địch sẽ chiếm lại đồi này. Bỗng dưng trung sĩ Hiến quàng một tay ôm chặt chân Tuấn và thều thào nói:
– Ông thầy đi đâu anh em cũng đi theo ông thầy. Bây giờ ông thầy bỏ anh em...
Tuấn định thốt một lời an ũi, hay trấn an nhưng bàn tay trung sĩ Hiến đã buông rơi khỏi cổ chân anh, đầu ngoẹo sang một bên, mắt nhắm nghiền như đi vào một giấc ngủ. Anh lay mạnh vai Hiến:
– Anh Hiến! anh Hiến!
Chỉ có tiếng gió ngàn xào xạc đáp lại. Rừng chiều hửng nắng ở những đồi xa. Sắc bỗng vỗ vào cạnh sườn Tuấn và chỉ về hướng trãng cỏ tranh. Lố nhố một đoàn quân dàn hàng ngang đang tiến lên đồi của anh. Họ vận kaki xanh, nón tai bèo, súng kẹp nách, vai đeo ba lô. Hai thầy trò vội lom khom chạy về phía triền dốc, rồi di chuyển về hướng Bắc men theo sườn đồi.
Ði được 1 giờ, vượt qua vài con suối, mấy quả đồi thấp, Tuấn dừng lại xem bản đồ, đoạn bảo Sắc đổi hướng, đi về đông theo phương giác 1800. 5 giờ chiều. Ðêm rừng bao giờ cũng đến nhanh. Trong ánh sáng nhá nhem 2 thầy trò kẻ trước người sau cứ tiếp tục luồn lách qua cây lá, bụi rậm. Rồi sực nhớ phải có 1 độ quan sát tối thiểu mới có thể chọn 1 vị trí ngủ đêm an toàn, Tuấn khẻ nói với người toán viên đồng hành:
– Ta lên đỉnh đồi trước mặt tìm chỗ nghỉ đêm.
Mới hơn 4 giờ sáng Tuấn đã thức giấc. Bao giờ người lính hành quân cũng thức giấc sớm, vì giấc ngủ đến vào khoảng 7 giờ chiều thay vì 1-2 giờ sáng ở những “đêm đô thị”. Trời còn tối mịt. Anh nằm nghe ngóng một lát, đoạn đưa tay sờ lưng võng của Sắc. Một giọng nói rất khẻ:
– Ông thầy thức rồi hả?
Rồi ánh sáng nhờ nhờ đổi dần sang trắng đục. Rồi mọi vật bỗng hiện rõ trước một ngày đang lên. Có vài tiếng chim hót. Có vài tiếng hú đâu đó bên một ngọn đồi khác, rồi không biết bao nhiêu tiếng hú cất lên vang cả một vùng đồi núi, cơ hồ như tiếng hú này lây sang tiếng hú khác, và cứ thế truyền đi khắp nơi. Tuấn đã quá quen với các tấu khúc bình minh của rừng núi. Hai người cuốn võng bỏ vào ba lô, dọn dẹp “sạch sẽ” chỗ đất dưới chân, lùa mớ lá cây chung quanh phủ lên, không để lại một dấu vết nào có thể tố cáo sự hiện diện của 2 thầy trò. Sắc mở 1 bịch gạo sấy, rót nước từ bi-đông vào bao làm một bửa ăn sáng. Tuấn chẳng thấy đói, tuy suốt ngày hôm qua anh chỉ ăn có một gói cơm sấy vào buổi sáng. Tâm trí anh quay về với những gì đã xãy ra. Bị lộ, trận oanh kích, những xác đồng đội bị bỏ lại, và bây giờ 2 nguời lạc lỏng giữa rừng không máy móc liên lạc để biệt đội biết tung tích. Anh có trách nhiệm gì với những thuộc cấp vừa ra đi vĩnh viễn kia? “Ông thầy đi đâu anh em cũng theo ông thầy. Bây giờ ông thầy bỏ anh em...” Tuấn thấy miệng đắng khi nuốt nước bọt. Anh thèm một điếu thuốc, và một ly cà phê. Anh nhìn Sắc đang ngồi ăn, nhìn xuống khẩu M18 gác trên đùi mình, ngước nhìn bầu trời xanh biếc ban mai. Sắc vụt hỏi:
– Bây giờ tính sao, ông thầy?
– Không có máy móc, không biết ở nhà thế nào, còn ở nhà cũng chẳng biết mình sống chết ra sao. Cứ tiếp tục đi về hướng Ðông, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, càng gần nhà càng tốt. Có trực thăng thì trãi pa-nô cho nó thấy mình. Thế nào biệt đội cũng cho máy bay đi tìm.
– Cha con nó bị thiệt hại nặng. 2 chiếc A37 đánh hiệu quả thật.
Sườn đồi bên kia và trãng cỏ tranh lãnh trọn mấy trái bom. Em thấy chung quanh chỗ ông Hiến nằm ít nhất cũng cả chục xác nằm la liệt. Ông thầy có để ý không? Ðợt bom đầu tiên chận đứng ngay cuộc tấn công. Em nghĩ có lẽ chúng kêu phòng không đến tiếp cứu sau này, vì suốt trong khi oanh kích đâu có khẩu 12 ly 7 nào hoạt động đâu.
Tuấn đồng ý với phần lớn những lập luận của Sắc, nhưng anh chẳng thấy hứng thú bàn luận về chiến trận vừa qua. Tỷ số tử vong của chiến trường và tỷ số tử vong của lòng mình, cái nào làm nên chiến thắng? Ðợi cho người lính ăn xong và đào đất lấp mọi dấu vết, Tuấn đề nghị lên đường.
Sang đến ngày thứ ba 2 người vẫn tiếp tục băng rừng, ngày đi đêm nghỉ. Còn khoảng 20 cây số đường chim bay nữa mới về đến bộ chỉ huy của Liên Ðoàn. Cả hai đều thấy ngao ngán. 20 cây số đường chim bay, điều đó có nghĩa là 4-5 mươi cây số đường núi, mà tốc độ di chuyển băng rừng – chứ không phải theo theo đường mòn – có nhanh lắm cũng chỉ đạt tới 7 cây số một ngày.
20 cây số đường chim bay, điều đó có nghĩa là 4-5 mươi cây số đường
núi mà tốc độ di chuyển băng rừng có nhanh lắm cũng chỉ đạt tới 7 cây số một ngày.
Nhưng điều bất ổn trong lòng họ không phải đường về dịu vợi, đầy đe dọa, bất trắc, lương thực cạn. Cái bất ổn là không trung vắng lặng. Từ cái buổi sáng đầu tiên sau khi bỏ ngọn đồi và đồng đội ở lại anh và Sắc không hề thấy thấp thoáng, dù xa, bóng dáng một chiếc máy bay. Lạ thật. Không 1 chiếc trực thăng, không 1 chiếc L19, không 1 chiếc vận tãi, không 1 chiếc oanh tạc cơ phản lực, thậm chí không 1 chiếc máy bay dân sự, không có gì ráo trên bầu trời quang đảng. Chưa bao giờ như thế, ít ra từ ngày Tuấn vào lính; chưa bao giờ có một ngày không có một hoạt động nào của Không quân. Anh ngồi nghỉ mệt trên một ngọn đồi, tựa lưng vào một thân cây, dựng súng bên cạnh. Sắc ngồi xếp bằng trên mặt đất, cạnh Tuấn. Người lính cảm thấy bồn chồn khi nhìn vẻ tư lự của người chỉ huy. Anh ta không dám hỏi bất cứ điều gì lúc này. Tại sao bầu trời vắng lặng thế này? Sao không nghe một tiếng đại bác, một tiếng bom nổ xa xa? và vân vân. Cuối cùng, không nén nỗi những băn khoăn trong lòng, Sắc lên tiếng:
– Em thật không hiểu nổi. Chắc có chuyện gì đây, chứ không thể nào Liên Ðoàn đem con bỏ chợ như thế này.
– Tao cũng chịu thua, không hiểu nổi. Ðành rằng mình không có phương tiện liên lạc, không biết tình hình ở nhà hay các đơn vị bạn ra sao, nhưng Liên Ðoàn vẫn có thể cho trực thăng đi tìm. Ðằng này bặt vô âm tín. Mà cái điều lạ lùng nhất là không có bóng dáng một chiếc máy bay nào cả, chứ đừng nói trực thăng C&C của biệt đội. Tao cũng nghĩ như mày: chắc có biến cố gì đây. Ðiều cần nhất bây giờ là bằng mọi cách phải gắng về tới bộ chỉ huy Liên Ðoàn. Mầy còn mấy gói gạo sấy?
– Dạ 3 gói, và không tới nửa chai xì dầu.
– Tao còn 5 gói. Tao sẽ đưa thêm cho mày 1 gói. Mỗi thằng như vậy có 4 gói.Tao ước tính từ đây về tới Liên Ðoàn có thể mất 6-7 ngày nữa. Bây giờ tao tạm ấn định kỷ luật dùng lương khô là mỗi thằng chỉ được ăn nửa gói một ngày. Cố gắng chịu đựng như vậy thì mới đủ sức mà lết về tới nhà. Tao nói 6-7 ngày là trong giả thuyết di chuyển vô sự, không đụng địch.
Ðiều Tuấn nói sau cùng nhắc lại sự bất an của hai người. Trong 3 ngày qua thầy trò anh đã né tránh mấy đoàn quân dài dằng dặc. Trong đời nhảy toán của mình Tuấn chưa bao giờ thấy địch chuyển quân rầm rộ như thế. Một điều lạ lùng nữa là những đoàn người cứ nườm nượp hướng về Ðông, cùng chiều với anh và Sắc, chỉ khác là họ dùng đường mòn. Tuấn đứng dậy tháo ba lô đặt xuống đất, lôi một gói gạo sấy đưa cho Sắc, đoạn cả hai lên đường.
Tuấn nhìn đồng hồ tay: 3 giờ chiều. Tuy gần cuối ngày, cái nắng như nung như đốt của tiết trời miền Nam đầu tháng Năm vẫn chưa dịu đi chút nào. Ðưa bi đông lên miệng tu một ngụm nước xong, anh xoay xoay tấm bản đồ, nhìn thật kỷ những vòng cao độ nâu lẫn xanh nhạt, rồi ngước nhìn địa thế chung quanh. Cho chắc chắn, anh mở cái địa bàn, xoay cho hướng bắc của bản đồ trùng với hướng mũi tên của địa bàn, đoạn anh đối chiếu chi tiết bản đồ với địa thế một lần nữa. Anh hân hoan nói với Sắc:
– Tới vùng Tân Uyên rồi!
– Chắc không, ông thầy?
– Bảo đảm!
Hai thầy trò bỗng thấy khỏe khoắn trong người, mặc dù mới trước đó mấy phút họ cảm thấy gần kiệt sức sau 6 ngày băng rừng lội suối với những cơn đói triền miên làm bủn rủn chân tay, hoa cả mắt. Nhìn lại đoạn đường dài gian nan, hiểm nguy, Tuấn thấy thương hại Sắc. Hắn ta to con, ăn khỏe, nên trong mấy ngày qua quả thật là một chuỗi ngày khốn khổ “tận cùng bằng số” đối với hắn. Tuấn bảo:
– Bây giờ mày có thể ăn nốt nửa bịch gạo sấy cuối cùng cho đỡ đói. Còn vài cây số nữa là tới chi khu rồi, tha hồ mà gọi mì, phở, hủ tiếu...
– Lạ thật, không thấy thèm nữa ông thầy ơi. Thôi, mình đi lẹ tới chi khu đặng báo Liên Ðoàn đón.
2 người lội qua một con suối, tiếp tục đi về Ðông. Họ bước đi vững vàng hơn những ngày còn lếch thếch giữa rừng. Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ di chuyển, nhìn xuyên qua một khoảng rừng thưa, 2 người thoáng thấy mấy nóc nhà lợp tôn của chi khu Tân Uyên ở tít đằng xa, bên kia sông. Cùng với bước tiến của Tuấn và Sắc, mọi vật rõ dần. Rồi lá cờ phấp phới trên trụ cờ tuy vẫn còn mờ mờ trong quãng xa nhưng đã đủ để thấy không phải lá cờ vàng ba sọc đỏ quen thuộc. Hai người không tin nổi mắt mình: làm thế nào mà lá cờ nửa đỏ nửa xanh với ngôi sao ở giữa lại ngang nhiên tung bay nơi này. Thầy trò nhìn nhau, nhưng mỗi người theo đuỗi những suy nghĩ riêng. Sắc bỗng vỗ vai Tuấn chỉ về phía con sông trước mặt, vẫn ở nẽo xa và chen vào giữa khoảng cách từ chỗ họ đến chi khu: vài chiếc ghe cũng treo loại cờ đó. Nhìn qua mấy mái nhà tranh gần bờ sông cũng lại thấy những lá cờ đó. Sắc khẻ nói:
– Chắc chúng chiếm vùng Tân Uyên rồi. Không khéo Biên Hòa cũng di tản chiến thuật nốt.
Tuấn nói, để tự trấn an hơn là làm yên lòng người thuộc cấp:
– Không thể có chuyện đó được.
Chợt nhìn bên trái, qua một khoảng rừng chồi lưa thưa, thấy có mấy người nông dân đang cuốc đất trong một thữa ruộng, anh chợt nẩy ra ý nghĩ đến tiếp xúc họ để dò hỏi tình hình. Tiến sát mãnh ruộng, để Sắc ngồi lại trong một bụi cây yểm trợ, Tuấn cầm khẩu M18 trong tay phải, bước đến bên 4 người đang làm việc đồng áng. Họ ngừng tay, nhìn anh chằm chặp. Tuấn hỏi người lớn tuổi nhất trong nhóm người, một ông già khoảng 50, xương xẩu nhưng còn nhanh nhẹn:
– Thưa Bác, hình như chi khu đã rút đi rồi, phải không ạ?
Gương mặt thoáng bối rối, ông nhìn Tuấn từ đầu đến chân rồi nói rất khẻ:
– Chú là biệt kích 81 trong rừng mới ra hả?
– Dạ phải.
– Ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng từ 5-6 ngày nay rồi, từ hôm 30 tháng Tư. Ai nấy đều buông súng trở về nhà hết. Chính phủ Cách Mạng chẳng làm khó dễ gì cả. Anh em còn bao nhiêu người?
Tuấn chẳng còn nghe rõ ông già hỏi gì nữa. Anh cúi đầu rất lâu. Dòng ý thức của anh bỗng như ngừng lại – không hẳn là nó đặc quánh lại, cũng không hẳn nó trống rổng, chỉ biết nó tuồng như không còn khả năng suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc nữa. Tuấn có cảm tưởng sau bao nhiêu suy đoán, thắc mắc, giờ đây được thực tế trả lời, trí não mình bỗng thấy “no” rồi, không đòi hỏi nữa, cũng không nhận dữ kiện nào từ ngoại giới nữa! Sắc từ trong bụi vội bước ra. Nhìn dáng điệu của người toán trưởng anh đã đoán tình hình hẳn là rất xấu. Trong ánh mắt ái ngại, ông cụ lặp lại cho người lính thứ hai nghe:
– Ông Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng hôm 30 tháng Tư rồi. Các chú nên bỏ súng ống đi, trở về gia đình thôi.
Ðến lược Sắc đứng đờ người ra. Lúc ngồi trong bụi anh đã đoán tình hình phải xấu, anh đã lờ mờ phát họa một vài viễn anh tệ hại, nhưng “xấu” như ông già này cho biết thì thật vượt quá xa dự tưởng của anh.
Ðột nhiên Tuấn ngước lên chào từ giã:
– Tụi cháu cám ơn Bác. Thôi, tụi cháu về.
Tuấn bước đi trước, và Sắc theo sau. Họ tiến về phía bờ sông. Hai người đứng nhìn dòng sông êm ả, trong vắt một hồi lâu. Rồi Tuấn nhìn Sắc, ngập ngừng vài giây, nói với một giọng hơi lạt đi, nhưng không kém dứt khoát:
– Qua bên kia sông, có thể đi bộ ra đến xa lộ, từ đó đón xe về Sài Gòn. Sắc, thôi thầy trò mình chia tay. Kể từ giờ phút này tao không còn là trưởng toán của mày nữa. Cứ tự do về với gia đình. Tao chỉ muốn nói một điều. Trong những ngày mày theo toán, nếu tao có làm những gì khiến mày buồn lòng, hoặc vì trách nhiệm, hoặc vì sai lầm, tao mong mày bỏ qua cho. Cầu chúc mày thật nhiều may mắn.
Sắc cố bậm môi để giữ cho miệng khỏi bị méo xệch. Anh ta muốn nói cả nghìn lời nhưng không thốt được một tiếng. Cúi gầm mặt xuống một lúc như cố đè cơn xúc động cứ chực bật ra thành tiếng nấc, cuối cùng anh ta hỏi:
– Còn ông thầy?
– Tao không thể bỏ toán còn nằm lại trong đó.
– Nhưng họ chết hết rồi mà.
– Chính vì vậy mà tao thấy mình không thể về nhà được. Lời nói sau cùng của trung sĩ Hiến rất đúng.
Tuấn ngập ngừng một lát, định nói thêm điều gì nữa nhưng lại thôi. Anh sẽ mang những đắng cay trong lòng mình vào rừng núi. Có lẽ anh chỉ cần nói điều đó với toán của anh vẫn còn lại trong rừng: người lính ở đâu cũng thế, chỉ là công cụ; thắng bại không phải do họ định đoạt, và vinh quang của chiến thắng cũng không thuộc về họ – có thuộc về họ chăng chỉ là những đau khổ của chiến bại và của hy sinh!
Tuấn quay lưng đi về hướng khi nãy hai thầy trò từ trong rừng ra. Trong một thoáng cõi lòng Sắc như hứng chịu bão táp tơi bời từ mọi hướng. Tìm về xa lộ sao ngập ngừng bước chân. Anh muốn rão bước theo sau người toán trưởng, nhưng hình ảnh những đường phố Sài Gòn thân thuộc giờ đây không xa lắm như níu chân anh, dù anh nghĩ nơi ấy chắc cũng đang phấp phới những lá cờ này. Rồi hình ảnh mẹ anh hiện ra thật rõ và bao trùm cả không gian. Sắc gọi:
– Ông thầy!
Tuấn quay lại. Sắc đứng ở thế nghiêm, đưa bàn tay phải lên ngang mày chào. Tuấn chào đáp lễ, đoạn quay gót tiến bước. Người lính đứng nhìn theo cái dáng gầy, phong sương xa dần rồi khuất sau ngàn lá. Anh ta lại nhìn những dãy núi xa xa ở chân trời.
… cái dáng gầy, phong sương xa dần rồi khuất sau ngàn lá.
Núi ở chân trời bao giờ cũng xanh lơ. Chắc toán của anh đang nằm trên một trong những dãy núi đó. Chắc người trưởng toán lại trèo lên nơi ấy. Sắc không sao ngăn nổi mấy giọt nước mắt từ từ lăn xuống, quyện với mồ hôi làm lưỡi anh mặn chát.
________________________ Tô Văn Cấp
Cựu học sinh Pétrus Ký. Cựu Thiếu Tá TQLC/VNCH. Tốt nghiệp khoá 19 Võ Bị Đà Lạt. Hiện ở Nam Cali.
tdp
Sau nghi thức phủ Quốc Kỳ cho Trần Tú, một đồng đội TQLC, tại nhà quàn Peek Family trên đường Bolsa (Little Saigon CA) anh em chúng tôi ra ngoài sân để “nhớ nhà châm điếu thuốc”, đồng thời nghe anh hội trưởng TQLC Nam CA căn dặn ngày giờ cuốn cờ và tiễn chân đồng đội đến nơi an nghĩ cuối cùng. Khi tôi đang nói chuyện với anh em thì có một vị khách (cũng đến viếng người quá cố) tiến tới chào tôi và hỏi nhỏ:
- Xin lỗi ông, tôi thấy trên nắp túi áo quân phục TQLC của ông mang tên TO CAP, vậy có phải ông là Tô Văn Cấp không?
- Vâng... tôi là Tô Văn Cấp.
Vị khách nắm tay tôi lắc lắc, kéo tôi ra khỏi đám đông, mừng rỡ nói:
- Ê “Bắc Kỳ Cá Rô Cây*”, tao nè, Đỗ Minh Đức, tự “Đức Cống” ở Ba-Lắc-Ký 1955-1962 nè, mày có nhớ không?
Tôi sững sờ nhìn vị khách lạ, nhưng những biệt danh “B.K Cá Rô Cây”, “Đức Cống”, “Ba-Lắc-Ký” (L.Petrus Ký) thì quá quen thuộc, chỉ có trong đám “quỷ ma học trò” chúng tôi mới hiểu mà thôi. Tôi không bao giờ quên chuyện đau khổ ấy, dù đã hơn 60 năm rồi.
Ngày xưa ấy, tôi là chú bé con “Bắc Kỳ Di Cư 54” duy nhất trong lớp Đệ Thất B1 niên khóa 1954-1955 trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, (chúng tôi gọi là “Ba-Lắc-Ký”), tôi bị đám học trò “Nam Kỳ giá sống” bắt nạt gọi tôi là “Bắc Kỳ ăn cá rô cây”, trong đó có tên Đỗ Minh Đức, nó là tên ngỗ nghịch nhứt và tự nhận mình là “Đức Cống” (nói lái là đống…).
Nhất định là hắn rồi, tôi xiết chặt tay Đức-người khách lạ, và bóp cho thật đau để trả cái hận xưa. Đã hơn nửa thế kỷ qua rồi, nay bất ngờ đồng môn (cùng trường, cùng lớp) gặp nhau, nhận ra nhau thì bao chuyện nghịch ngợm của tuổi học trò hiện ra khiến những lão già như trẻ lại “mày tao” và ngậm ngùi nhớ các bạn cùng lớp đã hy sinh cho Tổ Quốc Việt Nam, nhắc và nhớ đến quý danh các thầy cô, Thầy Phạm Văn Ba, Thái Chí, Tạ Ký, Thượng Thủ, Hồng Đảnh, Trọng Phỏng, Cô Dung, Cô Sâm, Cô Ngà, Cô Hồng, Cô Thiên Hương đã từng dạy dỗ đám “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò sao cho ra cái giống người”. Tôi hỏi Đức:
- Mày* là “Đức Cống” thật sao? Lớp mình có hơn phân nửa đi Khóa 19 Võ Bị và đã tử trận nhiều rồi, như các Nhảy Dù Nguyễn Đức Cần, Phạm Thượng Chí, Phạm Khánh Châm, Bộ Binh Lê Đình Điển, Ngô Văn Nô, TQLC Võ Thành Kháng, Nguyễn Văn Hùng, BĐQ Nguyễn Thái Quan v.v.. tao* nghe nói mày* cũng chết cháy theo trực thăng rồi mà. Vậy từ ngày đó đến nay mày* biến đâu mất, lưu lạc phương nào, sao nay lại xuất hiện đến đây để viếng anh TQLC này?
- Tao* tu ở Houston TX lâu rồi, nay bỗng dưng muốn ngao du phương Nam một chuyến cho biết sự tình. Tao qua CA được hơn tuần, bữa nay đi ngang đây, thấy có đám tang, dường như thần lực nào đẩy tao* vào thắp nhang cho người quá cố này, không ngờ lại gặp mày*, mừng quá...
(*Xin lỗi quý độc giả, mấy lão già mà cứ xưng “mày tao” thì nghe thật chướng tai, nhưng đó là những tiếng xưng hô quá thân tình với nhau để được sống lại thời trẻ. Để quý đọc giả khỏi ngứa tai, những đại danh từ “mày tao” sẽ được thay thế bằng “tôi” trong các đoạn viết dưới đây)
* * *
Đức kể tiếp:
- Vô tình đi ngang Peek Family, thấy có đám tang và nhiều anh em TQLC, hình như có một thần lực nào đó đẩy tôi vào xin thắp một nén nhang cho người quá cố để nhớ ơn những anh em TQLC đã có lần cứu mạng tôi khi trực thăng tôi bị bắn rơi năm 10/1972 ở Quảng Trị...
Nghe Đức kể vậy tự nhiên tôi rùng mình, khi còn sống, Trần Tú, TQLC mà chúng tôi vừa làm lễ phủ cờ hôm nay, thường hãnh diện kể lại cho chúng tôi nghe về chiến công của anh đã cứu sống một phi công trực thăng bị VC bắn rơi. Trần nói đúng, Trần và tiểu đội của anh gồm 6 TQLC làm tiền đồn đã cứu mạng một pilot trực thăng bị VC bắn rơi bên kia bờ sông Thạch Hãn vào tháng 10/72.
Có thể đây là định mệnh đã đưa đẩy Đức đi ngao du đến Nam CA để gặp và tiễn chân ân nhân là Trần Tú lần cuối cùng chăng?.
Tình đồng đội ngoài chiến trường giữa Không Quân và TQLC cứu nhau khi sống và khi chết lại vô tình đưa đẩy tiễn nhau quả là một chuyện không bình thường. Tôi hỏi Đức kể về vụ rớt trực thăng và được cứu sống như thế nào xem có giống như chuyện Trần Tú thường nhắc không, Đức miên man đi vào dĩ vãng:
* * *
Hồi Ký Của Pilot Đỗ Minh Đức:
- Ngày 7/10/1972, Phi Đoàn 233 Thiên Ưng, Không Đoàn 51 Chiến Thuật, biệt phái 6 chiếc trực thăng cho Sư Đoàn TQLC, đóng tại quận Hương Điền, Huế, với nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực tác chiến, tiếp tế và tản thương.
Khoảng 9 giờ ngày 7/10/1972, tôi được lịnh từ Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn TQLC đi bốc giúp một thiếu phụ sinh con khó khăn ở phía Bắc quận Hương Điền, để đưa bà mẹ này về bịnh viện Nguyễn Tri Phương, Huế. Sau phi vụ nhân đạo đó khoảng nửa giờ, tôi nhận được một phi lịnh đặc biệt đi cứu cấp một hoa tiêu A-37 bị phòng không VC bắn, anh ta đã nhảy dù xuống một giờ rồi.
Tôi đã nhiều lần cứu cấp hoa tiêu lâm nạn phải nhảy dù xuống như vậy, nhưng lần này, tôi cảm thấy rất đặc biệt, tại sao A-37 đi oanh tạc lại không báo cho trực thăng ứng trực ngay trên bầu trời? Tại sao một giờ sau mới gọi cứu cấp? Ai trách nhiệm ra lịnh trễ nãi như vậy?
Tôi phải cố hành động sao cho thật nhanh, tôi chụp lấy nón bay, nhảy lên ghế lái, chưa kịp xỏ chân vào giày, vẫy tay ra lịnh mở dây cột cánh quạt. Tôi ra hiệu 5 chiếc trực thăng còn lại, (có 2 chiếc võ trang) cất cánh sau tôi. Phi hành đoàn của tôi chưa ai mang giày và áo an toàn. Chúng tôi vừa bay vừa trang bị cho đầy đủ. Tôi cũng đã kiểm soát xem tất cả phi hành đoàn đều có áo an toàn chưa vì rằng hoa tiêu A-37 đã lâm nạn hơn một giờ qua, thời gian đủ dài để VC chuẩn bị những cái bẫy và hỏa lực để hạ những phi hành đoàn đến cứu cấp.
Ngay sau khi cất cánh tại Hương Điền, tôi bấm máy ra lịnh 3 trực thăng vận tải theo sau phải giữ khoảng cách là 3 phút bay. Hai chiếc võ trang bay hai bên cách tôi một phút bay, vì tôi phải áp dụng chiến thuật bay cho phi lịnh hết sức nguy hiểm này.
Trên bầu trời Quảng Trị, nắng gắt, gió Đông Nam thổi nhẹ. Quan Sát Cơ L-19 mang tên Pigeon 10 đang trách nhiệm bao vùng theo dõi. Tôi bắt đầu liên lạc với anh ta khi còn bay với cao độ 1000 bộ, với tốc độ 110 knotts.
- Pigeon 10, Pigeon 10, Eagle 3, Eagle 3 gọi. (Eagle 3 là tên của tôi trong phi lịnh này).
- Eagle 3, Eagle 3, Pigeon 10 tôi nghe anh 5/5.
- Pigeon 10, chỉ dẫn mục tiêu.
- 12 giờ trước mặt,
- 12 giờ nhận rõ.
Sau đó, tôi đã quyết định đưa trực thăng nhào xuống bay sát mặt đất, tốc độ 120 knotts và bắt đầu bay chiến thuật vào vùng tử địa.
Cứ mỗi giây phút trôi qua là nguy hiểm đến gần hơn. Mặc dù có hai chiếc võ trang bay sau tôi để yểm trợ, tôi cho lịnh xạ thủ Tuấn và cơ phi Xôm khi tôi nghiêng cánh bên nào thỉ bên đó bắn không ngừng để đàn áp hỏa lực VC dưới đất.
Tôi đã liên lạc với Pigeon 10 nhiều lần và cũng nhận cùng một câu trả lời như trên. Hỏa lực VC từ đất bắn lên rát lắm, đạn xuyên thủng trực thăng nhiều nơi. Một viên đạn đã nổ tung phía trước bọc kính, một mảnh nhỏ đã ghim trên chân mày tôi, máu lăn xuống mí mắt làm tôi thấy màu đỏ loang loáng. Tôi biết ngay là vùng nguy hiểm vô cùng đã đến. Tôi bảo hoa tiêu phụ Trịnh Hữu Văn:
- Tao đã trúng miểng đạn ở trán, mày để tay vào cần lái, bay theo tao.
Văn, không nói lời nào, nhanh chóng đưa tay vào cần lái và nhẹ nhàng bay theo tôi. Đây là cách phòng ngừa khi tôi thình lình “ra đi” trên ghế lái.
Từ Phòng Kiểm Soát Hành Quân, sau khi nghe tiếng tôi, Thiếu Tá Nguyễn Văn Thanh, giọng nhẹ nhàng ra lịnh:
- Eagle 3, phải hết sức cẩn thận. Rồi Thiếu Tá lập lại: “Phải hết sức cẩn thận, tôi nói anh hiểu không?”
- Vâng, Eagle 3 tôi hiểu, Thiếu Tá!
Liên lạc với Pigeon 10, thì vẫn chỉ có một câu trả lời “12 giờ trước mặt!” Tôi thấy những viên đạn lửa của VC bay lên trực thăng trong lúc tôi nóng lòng tìm hoa tiêu A-37 lâm nạn, thình lình cơ phi Xôm hét to lên mừng rỡ:
- Cánh dù bên trái! Thiếu Úy!
Tôi nhìn về phía trái, thấy cành dù, sẵn sàng đáp xuống. Tôi dùng phương pháp đáp khẩn cấp từ 120 knotts, bay thấp trên mặt đất cùng lúc vội vàng bấm máy ra lịnh:
- Tất cả ba trực thăng bay ra ngoài vùng. Trực thăng võ trang bắn yểm trợ.
Và tôi quyết định đáp xuống khi cả vùng trời ngập trong lửa đạn đủ loại, pháo và khói bụi mịt mù. Kéo cần lái sát vào người, cùng lúc tôi đưa cần cao độ sát xuống thấp, quẹo trái, áp dụng kỹ thuật đáp khẩn cấp. Đạn của ta và đạn của địch thi tài áp đảo nhau! VC còn giúp thêm cho tử thần bằng mưa pháo vào bãi đáp, quang cảnh chẳng khác nào phi hành đoàn vào địa ngục để cứu hoa tiêu A-37.
Cơ phi Xôm và xạ thủ Tuấn gan dạ và nhanh nhẹn nhảy xuống đất, phóng nhanh về phía hoa tiêu A-37 lâm nạn và kẹp hai tay xốc anh ta chạy vội vàng về trực thăng. Tôi nhận ra đó là Thiếu Úy Nguyễn Hàn.
Khi cả ba đã bước lên trực thăng, tôi vội vã kéo cần lái, cần cao độ cất cánh trong bụi cát mịt mù dưới cơn bão pháo và súng lớn nhỏ các loại của VC. Chúng tôi vô cùng mừng rỡ, phi vụ cứu cấp thành công! Tôi vội bay hướng Đông Nam về Huế, Phú Bài!
Mọi việc được hoàn tất mau chóng và chuyên nghiệp trong khi VC liên tục pháo vào bãi đáp. Khi trực thăng của tôi đạt tới cao độ vào khoảng 200 bộ thì bất ngờ bị hỏa tiễn hay 12 ly 7 đã bắn gãy cánh quạt đuôi, trực thăng giựt mạnh quẹo sang trái. Tôi phải tắt máy và áp dụng thể thức đáp khẩn cấp. Bây giờ là đáp khẩn cấp thực sự đây!
Năm người trên trực thăng, kể cả Thiếu Úy A-37 Nguyễn Hàn, phải tìm cách mưu sinh thoát hiểm, vì trong không gian bom đạn mịt mù và mưa pháo VC, thì tôi đâu muốn để cho anh em trực thăng khác ở bên ngoài bay vào cấp cứu chúng tôi, rồi chuyện gì sẽ xảy ra như tôi đang bị xảy ra như hiện tại.
Ngay khi trực thăng đáp xuống đất, tình thế rất khẩn cấp, tôi gọi xạ thủ Tuấn mở cửa cho hoa tiêu phụ Trịnh Hữu Văn, và mọi người nhớ theo tôi, vì tôi giữ máy liên lạc.
Nhưng trong cơn mưa pháo của VC, cơ phi Xôm, xạ thủ Tuấn, hoa tiêu phụ Trịnh Hữu Văn và hoa tiêu A-37, Thiếu Úy Nguyễn Hàn, tất cả đã rời khỏi trực thăng qua cánh trái, khi tôi lấy dụng cụ và máy liên lạc cứu cấp xong, tôi nhảy xuống đất bên phải của trực thăng. Chỉ vài phút sau là chúng tôi mất liên lạc với nhau, không cách nào trông thấy nhau trong cơn bão pháo và bụi mịt mù. Địa ngục đây rồi!
Dưới bầu trời nắng gay gắt, VC vẫn liên tục mưa pháo vào trực thăng của tôi. Bụi mù và mưa pháo vùng tử địa, không ai nhìn thấy ai nữa! Tôi nhiều lần khẩn khoản 3 hoa tiêu trực thăng đừng vào vì rất nguy hiểm. Tôi biết 3 chiếc trực thăng còn lại nóng lòng muốn cứu chúng tôi, cũng bay vào, rồi thì bị đạn, rồi thì cũng không tài nào thấy được nơi chúng tôi đang nấp nên trong khoảnh khắc giành giựt với tử thần đó, anh em cũng đành phải rời vùng.
Lại có thêm 2 trực thăng Cobra và 1 chiếc trực thăng CH53 chuyên môn cứu cấp của Hoa Kỳ cũng bay đến cấp cứu! Tôi cũng đã dùng máy liên lạc và kêu gọi rời vùng ngay vì súng phòng không VC đầy dẫy chung quanh bãi đáp, đừng bay vào rọ.
Chiếc trực thăng của xấu số của tôi, danh số ở đuôi là 827 màu trắng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ đã từng hiên ngang ngạo nghễ sau những tháng năm dài phục vụ con người, giờ đây, nhằm giờ hóa kiếp, nó đã bị thương mất đuôi, rồi bị bao nhiêu đạn pháo, nó bốc cháy ngùn ngụt.
Tôi chạy khỏi phi cơ độ hơn 100 thước, lại bị thương vào đùi, tôi đã ngã xuống một hố bom cũ phủ đầy cỏ dại, tôi bất tỉnh, mê đi!
Tiếng đạn pháo liên tục gầm vang, gió cuốn bụi cát xát mạnh vào mặt làm tôi choàng tỉnh và mở mắt ra! Bầu trời xám xịt, mây đen thấp xuống, bao phủ cả vòm trời! Màn đêm xuống mau lẹ với cơn mưa to, nhiều sấm sét. Đến nửa đêm khi đạn pháo bớt, tôi nghe tiếng người lục soát, tìm kiếm chúng tôi. Tôi cố giữ hoàn toàn yên lặng, tôi nghĩ rằng họ là VC.
Nằm núp dưới đất bùn dơ bẩn, trong cơn mưa sấm sét, tôi cảm thấy lạnh vô cùng, khi tiếng bọn VC đã đi xa, tôi phải lách mình, bò đi một cách êm thắm, trầm mình xuống lạch nước mưa mà trườn tới! Bấy giờ tôi liên tưởng đến những người khác, đầu óc tôi lẩn quẩn nghĩ miên man tới phi hành đoàn của tôi và hoa tiêu A-37 Nguyễn Hàn. Hoa tiêu phụ Trịnh Hữu Văn, nhà ở Quảng Tín, mới ở Mỹ về, tôi bay với Văn và đã đề nghị cho Văn là hoa tiêu phụ đi hành quân với tôi. Văn khoe còn giữ 300 Mỹ Kim và cất ở túi bay dưới chân để dành cưới vợ. Còn Xôm và Tuấn rồi Hàn bây giờ ra sao rồi? Cả bốn người có bị VC gian ác bắt không?
Tuấn và Hàn là người gốc Huế, mà Huế và Quảng Trị đâu xa gì! Chắc là cả bốn người biết luồn lách mà tránh được VC để về đến Huế. Tôi bị mặc cảm dằn vặt mãi, bởi vì tôi, vì tôi quyết tâm bay vào lửa đạn để cứu hoa tiêu A-37 lâm nạn, nếu lúc Thiếu Tá Thanh nhắc chừng, tôi đã nhận thấy quá nguy hiểm mà bay trở lại thì đã an toàn cho tất cả, nhưng rồi còn Thiếu Úy A-37 Nguyễn Hàn thì sao?
Dù sao, tôi vẫn cứ tự an ủi nếu ai cũng thiếu gan dạ, không chấp nhận hiểm nguy thì tình chiến hữu đồng đội có ra chi. Bị thương, ừ thì bị thương, chết ừ thì chết, bổn phận không thể không hoàn tất. Mạng sống con người quý giá lắm. Nhưng cái quý giá đó không so sánh được nếu vì lý tưởng, bổn phận phải hy sinh. Tôi đã từng bảo hoa tiêu Lê Công Quởn, đã hy sinh tại căn cứ Hoàng Đế phía Tây của Huế, rằng:
- Là người làm tròn nhiệm vụ, hy sinh cho người khác, khi chết sẽ được vinh hạnh thành Thánh, nếu không cũng được thành Thần.
Tôi đã cầu nguyện cho bốn người này. Tôi cũng cầu xin Đức Chí Tôn:
- Xin Ngài che chở cho tôi nếu Ngài nghĩ rằng tôi còn hữu ích cho đổng đội. Nhược bằng trái lại, xin cho tôi nhận một quả pháo trọn vẹn từ quân VC vô thần, gian ác! Tôi xin đoàn tụ cùng những bậc tiền nhân, ông cha anh hùng của tôi.”
Tôi nghĩ đến vinh dự cao cả của bao nhiêu người lính gan dạ đã đem thân bảo vệ độc lập, hòa bình của Tổ Quốc thì đâu sá gì mình bị thương hay bị hy sinh bởi súng đạn quân VC xâm lăng.
Mải mê suy nghĩ đến bổn phận, mơ màng trong trách nhiệm thế rồi tôi rơi vào giấc ngủ lúc nào không hay.
Tiếng chân người rầm rập trên mặt đất mỗi lúc một gần hơn, gần hơn, rồi một toán VC hung ác đứng gần chỗ tôi trốn. Tôi đã vùi thân mình dưới tầng bùn đen. Tôi chẳng còn gì trên tay, chiếc nón bay, áo chống đạn đã để lại trên trực thăng đã cháy rụi rồi. Trống ngực đập thình thịch, tôi sợ hãi vô cùng, rồi chúng bỏ đi. Từ kinh nghiệm này, trên đường mưu sinh thoát hiểm về lại căn cứ, tôi đã hết sức đề phòng từng ly, từng tí, tránh mọi bất trắc.
Mò ra khỏi vũng bùn, chiếc áo bay của tôi quá nhiều túi, bây giờ chứa đầy bùn trở thành một gánh nặng nên tôi đã cởi bỏ, tôi chỉ còn mặc một chiếc quần lót mà thôi. Để ngụy trang, tôi đã dùng bùn trét đầy lên khắp người, và hết sức cẩn thận trườn đi bằng ngực, hoặc bằng lưng của tôi, bởi vì làm sao tôi có thể đi được khi mà khớp nối của đầu xương đùi bị thương quá nặng.
Tôi trườn được một đỗi vừa để ý ép tai mình xuống mặt đất để nghe có tiếng chân ai đó hay không. Tai tôi cũng mở rộng, hết sức chăm chú. Lúc này trời cũng sắp tối đến rồi. Theo hướng gió từ xa đưa lại, tôi nghe tiếng nói eo éo của đám VC. Tôi vội vàng lẩn trốn ngay. Tôi thấy đói cồn cào và khát nước! Đạn pháo hôm nay ít hơn hôm qua.
Rồi thì mưa đổ xuống như thác, nhờ vào đó mà tôi di chuyển an toàn hơn. Tôi dùng hai bàn tay nắm cỏ cao kéo tới, chân trái phụ vào bằng cách đạp vào mặt đất cho toàn thân di chuyển về phía trước được hai hay ba chục mét. Thật may mắn làm sao! Mưa càng to thì tôi càng di chuyển được dễ dàng và an toàn hơn, bởi lũ VC lười biếng đi kiểm soát trong cơn mưa.
Tôi đã kiệt sức rồi, dù vậy tôi vẫn phải cố hết sức bò đến một hố nước, trầm mình dưới vũng nước để được ấm hơn trên mặt đất gió thổi. Hai bàn tay khuấy nước cho sạch bớt bùn đất, rồi hai tay chụm lại hứng từng giọt nước mưa để thấm giọng cho đỡ cơn khát. Tôi tiếp tục làm như vậy cho đến khi tôi thấy bớt khát.
Tôi tự bảo rằng dừng lại việc di chuyển về hướng Nam là tự sát, mỗi tấc tôi trườn tới có nghĩa là tôi về gần chỗ an toàn hơn, bởi vậy, tôi phải cố gắng di chuyển, tai lắng nghe xem có sự động tĩnh gì của lũ VC hay không. May mắn quá tôi không thấy cái gì cả, nhưng những dây điện thoại của VC liên lạc thì giăng đầy như lưới nhện trong vùng tử địa chiến tranh tàn khốc này.
Ngày thứ ba trên bãi chiến trường, tôi thức giấc khi tiếng phi cơ phản lực vọng lại từ xa xôi lắm. Tôi hy vọng chúng đến gần tôi hơn, để tôi có thể đánh hiệu lên cho chúng biết rằng tôi vẫn còn sống.
Tôi nhớ Thiếu Úy Hồng, cùng Phi Đoàn 233 của tôi, đã dùng chính hộp nước ngọt để gửi dấu hiệu cho trực thăng tìm kiếm của Đại Úy Nguyễn Văn Banh. Đại Úy Banh nhận được tín hiệu, tức khắc anh tắt máy cho được an toàn và đáp xuống một khoảng trống cạnh một con rạch nhỏ của dãy núi cao. Đại Úy Banh đã cứu được Thiếu Úy Hồng một cách ngoạn mục. Tôi cũng đã thết đãi Thiếu Úy Hồng một chầu mừng thoát chết. Tôi cũng đã học hỏi cách nào Thiếu Úy Hồng mưu sinh thoát hiểm để có ngày nào đó đến lượt tôi, và lúc này tôi đã có chút kinh nghiệm. Tôi đã quan sát cẩn thận chung quanh cho an toàn rồi tiếp tục mò về hướng Nam. Lúc đó một chiếc Quan Sát OV-10 trên bầu trời bỗng bay thẳng vút lên trời xanh tránh hỏa tiển SA7 của VC, để lại một vệt khói trắng màu tang. Tôi hú hồn cho chàng hoa tiêu trên chiếc OV-10 đó.
Trong giây lát, tôi bỗng miên man nhớ lại hình ảnh của Đại Tá Khánh, Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 1 Không Quân, Trung Tá Phước, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 51 Chiến Thuật, còn gọi là Phước răng vàng. Tôi nhớ Thiếu Tá Bùi Quang Chính, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 233. Ông này làm anh cả thì tốt hơn là Phi Đoàn Trưởng. Ông đã chăm sóc mọi thứ cho thuộc hạ dưới quyền, từ sĩ quan cho đến binh sĩ! Gia đình ra sao, anh chị em thế nào. Ông biết rõ từng người trong gia đình của Phi Đoàn. Tôi nợ ông nhiều lắm. Tôi phải trả ơn cho ông bà- bà giáo Diệp, bà đối xử với tôi như chị ruột. Cơn đói và rét kéo tôi vào giấc ngủ nữa rồi.
Cơn mưa chiều nhiều sấm sét cùng tiếng nổ đạn pháo của hai bên Quốc Gia và Cộng Sản làm cho bầu không khí trở nên ồn ào ghê rợn khiến tôi tỉnh giấc, tôi không thể nào nghe rõ sự vật quanh tôi. Tôi sắp bước qua đêm thứ ba không quần, không áo! Chính bùn, đất và bèo cỏ đã thay cho quần áo và là phương tiện ngụy trang rất hữu hiệu cho tôi. Tôi thầm nhủ rằng lợi dụng đêm tối, mưa giông để mò đi sẽ làm ngắn lại con đường về căn cứ an toàn hơn.
Mưa to quá, mưa xối xả như trút nước, sấm chớp vang trời như thiên lôi rượt đuổi, diệt trừ quỷ ma đang hành hạ con người. Nhờ mưa đêm che chở tôi tránh được sự dò tìm của bọn độc ác VC.
Tôi vừa trườn qua một chiếc đầu lâu và bộ xương người trắng hếu. Bàn tay tôi nhẹ nhàng vuốt cái xương sọ cùng lúc van vái rằng:
- Tôi biết tại sao anh bị giết, xin giúp tôi đến nơi bình an tôi sẽ cúng…
Một lúc sau tôi thấy một con mèo trắng, đi quanh quẩn bên tôi và rồi đi về hướng Nam. Tôi tự hỏi tại sao có con mèo hoang ở vùng lửa đạn này? Tôi không sợ ma mà muốn sống nên cố trườn theo con mèo, nhanh và nhanh hơn nữa, vì vết thương đã có mùi thối như xác chết! Đây là bãi chiến trường, vùng oanh kích tự do, chẳng có hàng tre hay bờ tường nào cao hơn nửa thước. Tất cả điêu tàn, là sắt máu hận thù!
Ngày thứ tư trên bãi chiến trường bắt đầu bằng đạn pháo ầm ĩ, súng nổ bốn bề, nhằm giết đi hết mọi sinh vật của Thượng Đế trên đời! Nghĩ cho cùng, nếu Hà Nội không ngu xuẩn nghe lời xúi dại của Liên Xô và Trung Cộng, xua quân xâm lấn miền Nam, thì làm gì có cảnh gió tanh mưa máu hôm nay. Cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt. Ngàn đời nguyền rủa sự ngu xuẩn tham lam của lũ Cộng Sản.
Có lẽ là hai hay ba giờ chiều. Đây là ngày thứ tư tôi nằm trên vùng tử địa. Mây đen kéo tới, bầu trời đen kịt. Gió thổi càng lúc càng mạnh, gió mạnh làm ngả rạp đám cỏ cao quá đầu gối. Tôi vẫn luôn cảnh giác nghe ngóng về giọng nói của người và những động tĩnh bất thường trên đường thoát hiểm hướng về Nam.
Tôi đã không có một chút gì ăn trong ba ngày qua, tôi thấy đói và đói. Tôi thấy mình dần dần yếu đi, đến nỗi tôi muốn dừng lại một chỗ. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, dừng lại chẳng khác nào tự tử. Đâu ai biết tôi nơi nào mà cứu cấp! Do vậy mà tôi phải cố gắng trườn đi từng tấc, từng tấc đất để về Nam. Nhờ vận chuyển tôi thấy có thêm sức mạnh và ấm người hơn.
Bèo cám trên mặt nước dân miền Nam dùng để cho heo ăn, nhưng rồi không có cái gì bỏ vào miệng cho bao tử làm việc sinh ra nhiệt, nên tôi buộc lòng nhặt một ít bỏ vào miệng nhai, nhai và nuốt, tôi cảm thấy có cát đất đi vào bao tử với nhúm bèo cám. Tôi nghĩ bao tử tôi reo vui khi làm vai trò sinh nhiệt cho thân tôi.
Trời lại sắp mưa, gió giật, gió quyện vào nhau cuốn từng cộng rác to nhỏ xoáy tròn bay cao lên khoảng trời đen sẫm. Trời mưa rồi, tôi trườn qua một mái tranh sụp xuống gần ngang mặt đất. Tôi nghe ai đó nói chuyện bên trong. Tôi chắc chắn chúng là lũ ác ôn VC đây rồi! Tôi lặng yên trườn đi nhanh xa chỗ đó. Tôi lại may mắn bởi trời đã đổ mưa to, VC chúng núp trong mái tranh nên đã không phát giác ra tôi! Thật quá căng thẳng đến nỗi tôi nghe được cả nhịp tim tôi đập liên hồi trong lồng ngực.
Tôi lại may gặp con rạch nhỏ, tôi trườn mình đi nhẹ nhàng đến nỗi không một gợn sóng lan ra trên mặt nước. Tôi tạm nghỉ ngơi, hít thở những hơi dài, coi như rất sảng khoái. Tôi đã cách xa chòi lá giết người lúc nãy rồi.
Hai bàn tay tôi chừng như rã rời, những chỗ bị thương máu đã khô đặc lại, khi gặp nước làm tôi cảm giác xót buốt vô cùng! Thực ra tôi không còn sức di chuyển nữa rồi. Lúc bấy giờ tôi đang bên bờ sông Thạch Hãn. Tôi cẩn thận mò xuống dòng sông ngước nhìn tìm chỗ trú an toàn. Tôi biết tôi có thể ngủ ngay tức khắc! Do vậy tôi phải tìm cách nào kín đáo nhứt để ẩn thân đi vào giấc ngủ vùi hẹn hò nhiều mộng mị.
Tiếng pháo nổ gần làm tôi tỉnh ngủ, tôi thấy mình đang nằm vắt trên hai rễ cây, chìm dưới làn nước của bờ sông Thạch Hãn. Lúc đó mặt trời lên giữa đỉnh đầu, nắng gay gắt, không thấy có chút gió nào. Toàn khoảng không gian như bị tan tác, xé ra từng mảnh bởi những phi cơ phản lực oanh tạc thay nhau thả bom liên hồi xuống rặng núi phía Tây là dãy Trường Sơn.
Tôi bước vào ngày thứ năm trên bãi chiến trường chết người. Tôi luôn luôn nghĩ là tôi vô cùng may mắn. Trời đất cho tôi nhiều ân huệ, ngày nắng gắt cung cấp cho tôi nhiều năng lực ấm áp để rồi đêm đến trong cơn mưa lạnh tôi có đủ sức trườn đi, mò về miền an toàn nhanh hơn.
Tôi trông thấy nhiều thùng đạn pháo in chữ Tàu, trên bờ Bắc sông Thạch Hãn, đựng trong những bao plastic, nói lên một thực tế là quân VC đang kiểm soát phần đất phía Bắc dòng sông định mạng Thạch Hãn! Biết vậy tôi tự bảo tôi phải nhanh chóng lánh khỏi nơi tử địa này, bơi sang phía Nam càng sớm càng tốt.
Lợi dụng trời tối, tôi nhẹ nhàng hết sức, cố bơi sang bờ Nam của dòng sông mà không để lại bất cứ một lượn sóng nào, bởi tôi biết rất rõ là do làn sóng lan ra đó, VC sẽ phát giác ra tôi và rồi tôi sẽ lãnh ngay một tràng AK kết liễu đời mình!
Khối nước to lớn và đám bèo trên mặt nước của dòng sông làm rớt đi những mảng đất sét ngụy trang trên cái thân ốm đói của tôi. Vết thương trên đùi phải cũng bớt đau dai dẳng mấy ngày qua. Rồi cũng đến lúc tôi mò tới được bờ Nam rồi.
Tôi tìm xem nơi nào có lỗ trống để tôi lết thân lên bờ. Tôi dùng hai tay bám vào mặt đất mà trườn lên bờ Nam rồi chui vào trong đám cỏ. Tôi trườn đi giữa những đám cỏ cao ngang ngực, khi bóng chiều xuống nhanh, mặt trời khuất sau dãy Trường Sơn, ánh sáng cuối ngày còn vất vưởng trên cánh đồng mênh mông đầy mùi tử khí.
Mưa đêm qua lớn quá nên qua một ngày nắng gắt rồi mà vẫn còn nước đọng lại trên đường đi giúp tôi trườn tới dễ dàng như đang bơi lội trên đám cỏ sũng nước. Cứ lập đi lập lại mãi động tác hai tay dang ra phía trước nắm cỏ kéo lê thân đi, chưn trái đạp vào đất! Cố gắng, tiếp tục cố gắng nữa. Muốn sống phải vươn lên.
Chắc cũng được vài trăm thước rồi thì phải, tôi cảm thấy đuối sức, hết hơi trườn tới nữa rồi! Bãi cỏ voi cao quá, cao quá không ai có thể nhìn thấy tôi nằm trên láng cỏ ướt đó. Tôi thấy khát nước vô cùng, muốn uống bất cứ nước gì để thỏa mãn cơn khát.
Bất ngờ, may mắn làm sao, tôi thấy loáng thoáng vài anh lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa lom khom chạy qua gần bên tôi. Tôi đã vận dụng hết sức mạnh còn lại để gọi:
- Thủy Quân … Lục Chiến...
Tiếng tôi đứt khoảng vì không đủ hơi. Sau khi nói lên chữ “Lục Chiến”, tôi hoàn toàn hết hơi. Tôi đã hiểu tôi có cuộc gặp gỡ ly kỳ này là trời cho.
- Đứng lên! Giơ tay lên!
Một anh lính TQLC chĩa súng chăm chăm vào tôi và gằn giọng ra lịnh.
Tôi nghe cái lịnh “đứng lên” của anh ta mà tức giận:
Sau câu nói hết sức lực đó, tôi như đi vào hôn mê.
Bầu trời sụp tối, gió chiều đã thổi mơn man qua mặt tôi như bàn tay bà mẹ hiền vuốt má đứa con thân yêu. Tôi thấy nhẹ nhàng lâng lâng, trút mọi lo âu cho quá khứ. Một anh TQLC bò đến sát bên tôi, nói thì thầm vào tai tôi:
- Thiếu Úy, Thiếu Úy, bám vào lưng tôi để tôi bò kéo Thiếu Úy vào…
Chưa bao giờ tôi được nghe hai tiếng “thiếu úy” yêu thương như lúc này, trong khi trên người tôi chỉ còn cái quần đùi! Hai tiếng gọi: “thiều úy” tức là anh em TQLC đã nhận ra tôi là đồng đội, là phi công lái trực thăng. Trước sự sống, toàn thân tôi như liệt đi, tôi nói nhỏ:
- Lấy dây lưng TAB nối vào nhau, cột hai tay tôi và kéo, tôi không bám nổi.
Anh TQLC bò vào chỗ trú quân của anh. Mặt trời lặn hẳn rồi, nhưng đứng gần cũng còn nhìn rõ mặt nhau. Gió Đông Nam nhẹ nhàng đưa hơi nước mát lòng, mát dạ đến vùng chiến địa cài răng lược, quân ta và quân VC đóng xen kẽ nhau.
Quả là phước đức vô cùng, đêm nay trời không mưa. Thật mầu nhiệm của Ơn Trên ban thưởng cho tôi. Tôi yên lặng tận hưởng sự sống lại, không thể nói lời nào khác nữa trong giây phút này, nhưng trong thâm tâm, tôi vui mừng khôn xiết, tôi biết rằng tôi đã được cứu, tôi được sống từ giờ này.
Vài phút sau, hai anh lính TQLC lại bò đến bên tôi, một anh nằm sát đất, anh kia nâng tôi lên lưng anh nọ, rồi cả ba trườn vào nơi ẩn núp, nơi tuyến đầu xen kẽ cài răng lược giữa quân ta với địch. Nơi đây tôi lại bất ngờ gặp Thiếu Úy Thanh, một người bạn vốn là sinh viên sĩ quan cùng tiểu đội với tôi khi cả hai cùng được huấn luyện tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.
Thanh ngồi xuống, ôm lấy tôi từ từ nâng tôi ngồi dậy, cả hai ôm choàng nhau, nước mắt ràn dụa, chúng tôi nhắc lại kỷ niệm thời sinh viên sĩ quan khi cả hai cùng trình diện sĩ quan cán bộ vì bị phạt dã chiến 4 đêm, làm chúng tôi luyến tiếc thời khóa sinh. Thanh trao cho tôi một điếu Rubi quân tiếp vụ. Điếu thuốc thấm nước phân nửa, ngả màu vàng, cong vòng, nhưng khi hít một hơi thông suốt thì thấy lòng sảng khoái.
Bấy giờ chắc khoảng 9 hay 10 giờ đêm, khác với những đêm mưa tầm tã vừa qua, đêm nay mưa chỉ lấm tấm đủ làm ướt áo khách qua đường. Tôi được chuyển sang vùng an toàn hơn. Rời chỗ Thiếu Úy Thanh chia tay lưu luyến, tôi bắt tay cám ơn từng anh em và Thanh. Tôi dặn dò các anh nên hết sức cẩn thận, vì sau mỗi lùm cỏ cao có VC núp.
Tôi được đưa đến bộ Chỉ Huy Đại Đội, bởi tuyến đầu của Thanh, hai bên cọ sát đương đầu nhau trong gang tấc. Tôi được một anh lính TQLC cõng, ba anh khác đi theo phụ giúp, hai anh hai bên, và anh thứ ba phía sau. Con đường chuyển tôi đi qua nhiều dốc đất sét, đất sét gặp nước mưa làm con đường càng trơn trợt nguy hiểm, dễ dàng té ngã.
Chúng tôi tới Bộ Chỉ Huy Đại Đội, nơi đây có bao cát chung quanh. Tôi hoàn toàn kiệt sức, bởi vì tôi phải dùng hết sức mình ôm chặt anh TQLC khòm lưng cõng tôi. Do vậy, với ân tình huynh đệ chi binh xứng đáng ngàn vàng đó tôi đã lấy hết sức tàn để siết tay và nói lời cám ơn 4 anh TQLC vừa gan dạ vừa tình nguyện hy sinh cõng tôi ra khỏi bàn tay của tử thần. Tôi nhờ TQLC gọi máy liên lạc về Huế, và Đà Nẵng cho họ biết là tôi đã được cứu về đến nơi an toàn. Lúc đó, một anh TQLC đến bên tôi hỏi:
- Thiếu Úy đói lắm hả, uống sữa nhé, chúng tôi cũng có mì Quân Tiếp Vụ.
- Không, cám ơn anh quá đi, tôi chỉ buồn ngủ thôi.
Tôi đáp nhanh và rơi vào giấc ngủ hồi nào không hay.
Đến sáng, khoảng 7 hay 8 giờ, một chiếc xe thiết vận xa M113 đến trước Ban Chỉ Huy Đại Đội để chở tôi đi. Tôi vui mừng khôn xiết, nhắm mắt lại mơ màng. Trước khi chiếc M113 di chuyển, anh Đại Đội Phó bắt tay tôi siết mạnh và chúc mau lành để trở lại chiến trường với anh em. Anh cười, và cho biết thêm rằng lúc hơn 2 giờ khuya, một phi hành đoàn của Trung Úy Lưu, Phi Đoàn 233 có liên lạc với TQLC để đến bốc tôi về bịnh viện, nhưng anh từ chối vì an ninh cho cả Đại Đội ban đêm. Đạn và súng cối VC sẵn sàng tấn công vào Đại Đội khi trực thăng đáp xuống rước tôi. Anh đã khước từ nhiều lần mặc dù Trung Úy Lưu khẩn khoản và nói rằng Trung Úy Lưu sẽ tắt hết đèn và tắt máy để đáp xuống bất ngờ. Tôi nghe chuyện mà thương cho người đứng đầu chiến tuyến, thương và cảm phục tình chiến hữu trong quân đội, thương Trung Úy Lưu.
Hơn nửa giờ sau thì chiếc M113 dừng lại, tôi được khiêng ra khỏi xe, tôi cám ơn các anh kỵ mã can trường. Xe đã lui mà tôi còn nghe lời chúc mau bình phục của họ.
Tôi nhìn quanh quan sát, đây là trạm cứu thương giữa chiến trường, Bác Sĩ Quân Y TQLC nhìn tôi e ngại, thương tình. Lúc đó, trên người tôi chỉ có một chiếc quần lót lẫn sình đất. Xót xa quá, nên bác sĩ lấy bộ đồ rằn ri TQLC có đính huy hiệu Quân Y, và bảo mấy anh y tá mặc vào cho tôi.
Thú thật, trong bộ quân phục Binh Chủng anh hùng đó, trông tôi mạnh mẽ hơn lên. Tôi cám ơn họ nhiều lần, bác sĩ và binh sĩ TQLC can trường còn trẻ quá.
Mặc xong bộ quân phục TQLC, một xe tải thương đã sẵn sàng để chuyển tôi về nơi an toàn hơn nữa để trực thăng đến bốc về bịnh viện. Xe chạy trên đường đất đỏ có một hàng cây bên trái. Gió buổi sáng len vào thùng xe làm tôi cảm thấy dễ chịu. Có lẽ sau đêm ngủ ngon lành nhiều mơ mộng vui tươi, tôi như có thêm nhiều sức lực. Sức lực có thêm là nhờ tình người, tình đồng đội, tình chiến hữu trong đấu tranh sinh tử có nhau.
Xe cứu thương dừng lại nơi có tên Ngã Tư Quốc Tế, đây là Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 147/TQLC. Tôi được khiêng xuống, và xe cứu thương trở lại trạm Y Tế Tiền Phương, nơi có bác sĩ cứu tôi.
Nằm trên băng ca nơi yên ổn, có người chăm sóc thân mến, lòng tôi rộn ràng nghĩ đến anh em ở Phi Đoàn 233 chắc đang chờ gặp tôi. Mắt tôi lơ đãng nhìn bầu trời xanh, mây trắng mà thầm cám ơn Thượng Đế, các đấng Thần Linh đã che chở cho tôi. Cám ơn những đêm mưa đầy sấm sét. Cám ơn người chết nằm giữa đường, xương sọ, xương người trắng hếu. Cám ơn Quân Đội đã sản sanh ra những người chiến hữu sống chết có nhau.
Tôi về nơi yên lành mà sau lưng còn bao nhiêu lính trận phải mở mắt to lên, ngày đêm cho dù buồn ngủ đến cay xé. Làm sao đủ từ ngữ để nói lên tinh thần hy sinh cao cả của những người lính TQLC trên tuyến đầu lửa đạn.
Bây giờ, ngồi ghi lại những dòng chữ nầy, lòng tôi vẫn còn bồi hồi, cảm động. Tôi thắc mắc tại sao ngày đó người lính miền Nam gan dạ đến như vậy? Lý tưởng bảo quốc, an dân? Lao vào mục tiêu, biết mình sẽ hy sinh, nhưng vẫn có biết bao nhiêu người trẻ tình nguyện.
Riêng chuyện của chính tôi, tinh thần nào là động cơ để 4 người lính TQLC không ngại bị ngã gục khi cõng tôi ra ngoài vùng binh lửa, cài răng lược.
Tôi đã trườn đi năm đêm rồi, quãng đường dài chắc hơn 5 cây số, dẫy đầy mìn bẫy và dây điện thoại của Cộng Sản! Tôi mang ơn những người lính Mũ Xanh nầy biết bao nhiêu! Ôi tình người, tình chiến hữu.
Một phi vụ cứu cấp không thành:
Thiếu Úy A-37 Nguyễn Hàn gan lỳ của chúng tôi đã hy sinh sau hai ngày lần mò về miền an toàn!
Phi công phụ Trịnh Hữu Văn bị VC bắt sau 4 ngày thoát hiểm, sau này Văn được thả ra từ nhà tù miền Bắc, hiện nay, Văn cư trú tại Houston.
Xạ thủ Tuấn, người trai xứ Huế không biết bây giờ ra sao?
Còn cơ phi Võ Văn Xôm?
Lúc tôi còn nằm trị thương tại Trung Tâm Y Khoa Không Quân Tân Sơn Nhứt, thì chiếc quan tài của cơ phi Xôm được chuyển đến và hôm sau, trực thăng đưa về quê của Xôm ở Cai Lậy! Xôm tìm về gần đến vị trí của TQLC thì bị lộ và VC đã giết, tiểu đội Trinh Sát TQLC đã tìm được xác Xôm với tấm thẻ bài!
Ngày 7/10/1972 tôi bị bắn rơi, 5 ngày sau, ngày 12/10/1972 được anh em TQLCVN cứu về, tôi được đưa vào bịnh viện của Không Đoàn 366 của Không Quân Hoa Kỳ Đà Nẵng, được trị thương săn sóc tốt lành như chính những người lính Mỹ.
Tất cả họ là đồng đội của tôi, tôi nợ mạng sống với các anh, làm sao tôi trả nổi? Và phép lạ nào kéo tôi từ Houston TX đến đây, Little Saigòn CA này, đúng lúc đến nhà quàn để tiễn biệt một ân nhân. Tôi không bao giờ quên những người anh em Mũ Xanh Anh Hùng./