O xanh.
Có chi mà lạ. Sanh mạng người dân ở những xứ chậm tiến vốn rẻ như bèo. Mạng người ở các xứ cộng sản càng rẻ dữ nữa. Tàu nhơn mãn rồi, chừ chết thêm 1-2 triệu có thấm tháp chi, chưa kể còn... càng tốt

* * *
Ngủ đò
Chuyện ngủ đò sông Hương tui nghe hồi nhỏ. Gần đây nghe tiếp vụ ngủ phà trên vịnh Hạ Long.
Y hình (dà, bị hổng chắc) ngủ đò dành riêng cho đực rựa, thành phải hiểu là... trên con đò nọ, nữ giới hổng có đầy đủ tiện nghi !
Ngủ phà hổng phân biệt phái tánh, theo như du khách dziệc kiều kể lợi thì... luxe dzô cùng. Cái phà, đúng ra là cái hotel nổi, với đầy đủ services, neo đâu đó giữa vịnh đậng người ta vừa ngủ vừa ngắm phong cảnh hữu tình, nhứt là vào những đêm trăng. Giá cả nhiêu hổng biết nhưng ngó bộ hổng rẻ như hotel trong đất liền.
Đâu đó mấy năm trước, du khách ngủ phà đang say sưa giấc điệp thì phà... từ từ chìm làm hai người thiệt mạng.
Tư từ chìm là hổng chìm kiểu ghe vượt biên heng, là nước vô chậm chậm mà đám điều hành phà cũng hổng hay hổng biết.
Tui hổng nhớ (hay hổng biết) hai nạn nhơn nọ là người ngoại quốc thứ thiệt hay thứ giả - ex boat people nay muốn làm boat people thêm lần nữa, chẳng dè lần này chết thiệt và chết thảm.
Rồi cũng hổng biết chuyện insurance ở VN nay tiến bao xa, hay vẫn kiểu sống chết mặc bay, kiện thưa chờ toà xử dám chờ hoài hổng nghe động tĩnh.
"Chuyện quê nhà như chuyện một người tình cũ - đã bỏ nhau gần mười lăm năm mà vẫn chưa quên. Vẫn tự hỏi, bây giờ người ấy sống ra sao, có hạnh phúc không, có còn nhớ tới mình không"
Dòng chữ ni của ông Văn tui đọc được sáng nay trên nét, rồi thinh không sanh dạ u hoài.
Người viết mới bỏ xứ 15 năm thôi, còn tui thì đã nhiều lần hơn vậy !
Trí nhớ của tui về quê nhà, nếu có, chỉ những kỷ niệm thời thơ dại là rõ nét, còn thì mờ ran.
Chúng như những đoạn phim đen trắng mù sương, cố gắng cách mấy cũng hổng nhìn ra chi tiết.
Term "quê nhà" nay ngó chừng hết còn khơi dặy cảm xúc như trước. Tui nghĩ... phần có lẽ tui đang dùng bản năng sanh tồn để loại nó, được nhiêu hay nhiêu. Phần có lẽ vì những hình ảnh tin tức truyền thông đã giết dần cảm xúc cũ.
VN, cách nào đó, chỉ còn là những hoải niệm xa xăm, thảng hoậc nhớ lại rồi thổn thức ngậm ngùi.
Tui nghĩ... tui chưa "đủ sức" để đi giữa SG hay HN hay Huế với tâm tư của một du khách. Còn bằng như "trở về" với hy vọng gập lại người xưa thì... than ôi, tình ấy đã không còn vẹn vẻ, người xưa nay tàn tạ sau cuộc đổi đời, chỉ vì lỡ rơi vào tay sở khanh tú bà và đã bị bắt phải cật lực "tiếp khách" , và mình thì... cách nào đó, là một trong những khách hàng ấy. Gập chi cho bẽ bàng cả đôi bên !
Phải thanh minh thanh nga, rằng những ý tưởng này tui nghĩ cho riệng tui thôi, hổng nghĩ dùm cho ai khác. Ai vui được cũng nên vui. Nếu nghĩ được rằng "đi đâu cũng vậy, đi dùm em, em mang ơn" trong kiểu "thi ân cầu phước" lại càng tốt. Cuộc đời vốn ngắn ngủi thành phước đức phải bồi, hổng những cho mình mà còn cho con cháu mai sau !
*
À... chuyện ngủ đò nói tiếp.
Phải chú thích thêm : Loir và Loire dễ gây lầm lẫn. Le Loir là sông con, một nhánh thượng nguồn của La Loire sông cái.
Sông Loire (y hình) là con sộng dài nhứt đât pháp.
Thời trung cổ xa xôi, sông nước là phương tiện chuyển vận chánh. Vật liệu được chở tới bằng đường sông dễ dàng cho kiến tạo. Thế nên... đám vua chúa vương hầu mới xây dựng thành lũy pháo đài trong thung lũng con sông rộng.
Thung lũng sông Loire, Val de Loire (hay vallée de Loire) đếm được trên hơn 2 ngàn rưỡi lâu đài, nay hầu hết đã hiến tặng để thành tài sản quốc gia.
Một số vẫn thuộc tư nhơn truyền nối kế thừa. Chúng nhỏ và tầm thường, đổ nát từ từ, cho dù một phần chi phí bảo trì được chánh phủ tài trợ. Rồi để tăng ngân sách chi tiêu, ông quận công bà bá tước buộc lòng phải mở cửa cho thăm viếng và thu tiền vé. Có chỗ chính nữ chủ nhơn lâu đài phải gánh vác các services cho du khách muốn ngủ qua đêm - bà vửa làm giường làm bếp, vừa hoải niệm tháng ngày vàng son cũ.

Một lâu đài hổng nhớ tên. Vé vào cửa 6 euro
Vậy rồi coi chi ở chốn ấy ? Thưa thả bộ lòng vòng, ngó trời nước minh mông và... vào chợ ăn quà vặt !
Tướng công dẫn tui tới làng Chaumont-sur-Loire - nằm giữa hai thành phố Blois và Ambroise -
Chaumont sur Loire thời thạnh vượng dân số lên tới 10 ngàn người. Nay lèo tèo chỉ còn cỡ 1 ngàn là hết đất. Nguồn lợi tức chánh cò lẽ là du lịch. Khách nhàn du coi mấy lâu đài xong ứ hự đâm chán, bèn quay qua ngóng sông nước hữu tình, đớp hít và nghỉ mệt.
Tòa hành chánh làng hai tầng, nhỏ và bệ rạc, nằm sát đường xe chạy, cũng nhỏ và bệ rạc y chang. Bên kia đường, sát mé sông, có khoảnh xi măng trống, cây trồng lộn xộn được dùng làm bãi đậu xe free cho du khách.
Vụ ngập lụt có lẽ thường xuyên, nên dzồi... nha thủy lộ mới vẽ thẳng thước đo mần màn theo dõi mực nước, có chi còn báo động dân tình. Thước không chỉ vẽ thẳng lên đá ngay dưới bãi sông, mà còn ở tường nhà trên đường nữa. Rồi để entertain du khách, niên biểu lụt lội được ghi thẳng trên mấy cái thước này. Dòm thất kinh luôn !


Trí nhớ tui về mấy vụ ni mờ nhạt tới hổng thể tưởng tượng ra. Cũng có thể chỉ là những giấc mơ download vào bộ nhớ chớ chưa chác đã có thiệt - nghĩa là tui chỉ nghe chớ chưa từng thấy ? Ai có biết lên tiếng dùm, tui mang ơn
*
Ngay tại khúc sông Loire này, tình cờ tui biết được có đò cho khách mướn.
Ghe neo sát mé sông, có dây cột dính vào một trụ đóng ngay bờ bãi, dòm ọp ẹp thấy bà luôn.
Ghe như một cái suite nhỏ, có phòng ngủ, nhà vệ sanh (chimique) và nhà bếp (gaz). Nghe nói chủ nhơn cái ghe chuyên sản xuất ghe thuyền bán cho dân yêu sông nước. Và để quảng cáo sản phẩm hãng nhà, một chiếc ghe đã được đóng đậc biệt với tốn phí 45 ngàn euro, dùng làm nhả trọ nổi.

Mùa du lịch july august thường khi phải giữ chỗ trước.
Bữa đó ghe có người đật cọc dzồi, bà thư ký nói thôi để dành chỗ cho ông bà bửa mơi. Tướng công cười ngất : hổng lẽ bữa nay ngủ hotel đậng chờ chỗ, làng chi nhỏ hìu, đi dăm bước đã về chốn cũ, rồi ở 2 đêm thì làm chi cho hết giờ !
Dòm con đò nhỏ neo mé sông rồi biểu leo dzô yên giấc ngủ, thiệt sự cũng ớn. Đang đêm có đứa chun dzô đòi ngủ nhờ, hay sớm mơi thức giấc đò hổng còn đậu ở bến Chaumont mà... dời ra giữa dòng hay... dời sang làng khác ! Chắc chết !
Hết chuyện ngủ đò. Mơi có vui buồn chi dzô kể tiếp heng.
