- Cám ơn chị LH đã đem bài nhạc vào, dịch bài nhạc (bản dịch rất đẹp), và đem bản dịch "Sắc Giới" vào đây (một kỹ niệm đẹp của 2 chị .. )
MN Auditorium.
Re: MN Auditorium.
Re: MN Auditorium.
NTL đã viết:*...
CSRC.
Cho Lú yêu cầu nhạc đặng hôn ? Hai bài của Vũ Thành : Nhớ Bạn và Nhặt Cánh Sao Rơi. Mơi mốt làm siêng sẽ dùng chúng để viết riêng một bài tặng CSRC. Fair enough ?
...*
Đang tìm nhạc chị Lú ơi. Chừng nào có triển vọng trình làng thì sẽ báo cáo cho chị hay nhé .. 

Re: MN Auditorium.
lan huệ đã viết:...
LH đọc trên net thấy có chỗ người ta viết rằng, để cho phim được công chiếu ở Trung Quốc, đạo diễn phải thay đổi chữ "go, đi đi, chạy đi" mà Vương Giai Chi khẻ nói ở tiệm kim hoàn rồi nhờ đó mà ông Dịch mới thoát chạy; có chỗ người ta viết là phải cắt bỏ hẳn 10 giây của câu nói này; lý do, TQ không chấp nhận cho một người yêu nước có thể yêu một tên phản quốc.
Như thế có nghĩa là, ban kiểm duyệt của Trung Quốc cùng một ý với LH, VGC yêu ông Dịch.
- Không đâu chị LH ơi ..
Ban kiểm duyệt TQ không nhất thiết là cùng một ý với chị đâu ..
họ chỉ muốn triệt mọi xác suất diễn giải mà câu đó sẽ gây ra ..
Re: MN Auditorium.
NTL đã viết:*...
Thời Tam quốc hổng biết trùng với khúc nào trong lịch sử tây phương nữa lận, để tui kiếm đọc cho biết mới được)
...
Bà chủ.. ú hu.
Thấy chưa, nói đâu có đó. Bác HVn cũng hiểu y chang tui bà thấy hôn, truyện với phim khác xa nhau. Bà còn giữ truyện đó hôn, dán liền lên cho khán giả đọc cái bà.
Tui vẩn còn thắc mắc một điều : Lúc trong tiệm ăn, cô Vương ca múa cho ông Dịch coi, cái rồi thấy ổng sa nước mắt. Hổng rõ lời cô hát nó là cái chi để ổng động mối thương tâm tới vậy ? Khúc hát ni hổng có lời dịch thành tui chịu chết. Còn phim tui dán từ youtube, nói nào ngay tui cũng chưa kịp coi nên hổng biết khúc nớ có được dịch ra hay không ?
...
À... tui kiếm ra được phim ni trên nét, dán link cho bà coi coi đỡ heng.
http://putlocker.is/watch-ryans-daughte ... ocker.html
...
lan huệ đã viết:...
Có ngay đây chị Lú Xì,
[youtube][/youtube]
Chị Lú Xì, có lẽ ông Dịch lau nước mắt, động lòng vì Vương Giai Chi hát " Chỉ có tình yêu nào trãi qua gian khổ mới là tình.
chân thật"
....
lan huệ đã viết:The Wandering Songstress
...
Từ chân trời cuối biển, em tìm anh tìm anh
Khi đôi ta bên nhau, tim chúng ta là một
Tim chúng ta là một.
Ngày xa nhau, từ nhà em trên đồi núi, em hướng về phương bắc, lệ tuôn ướt áo
Nhớ anh lòng em tan nát
Chỉ có tình yêu trong chướng ngại mới là tình chân thật
Ai không từng trân quý tuổi hoa niên?
Tình nương với tình lang, như chỉ với kim
Anh yêu, đôi ta như kim đã luồn chỉ, không bao giờ ly biệt
Anh yêu, đôi ta như kim đã luồn chỉ, không bao giờ ly biệt.
...
- Dà .. thời "Tam Quốc" là 220-280 AD
"Tam Quốc" mà chúng ta quen thuộc là từ truyện "Tam quốc chí" dưa trên nguyên tắc 7 thực 3 hư.
Sự thật nằm trong sử ký khô khan mà chỉ có sử gia mới nhơi nỗi. Sau này các sử gia khám phá rằng tác giả quyển tiểu thuyết "Tam quốc chí" hơi thiên vị về phe Lưu Bị; chỉ thế thôi ....
________________________
Cám ơn chị Lú dẫn đường tới "Ryan's daughter".
Tôi coi được tới phút thứ 8 (thằng khờ bị dân làng chọc phá) thì ngưng làm việc khác, nhưng sẽ trở lại tại vì mới vô đã thấy hay ..
__________________________
Tôi không nghĩ rằng MY khóc vì lời của bài hát.
Tôi nghĩ MY gian hùng hơn nhiều để mà bị lừa bởi bài hát,
và nếu mỹ nhân PBB mà hát bài này, tôi bảo đảm ông ta sẽ không khóc .... mà sẽ đòi tiền vé lại ..
Để cho sự tình thêm ly kỳ, tôi chọn lối giải thích sau đây:
- MY không khóc vì bài hát .. mà khóc cho chính mình.
- MY là người Tàu, vì lý do nào đó mà làm chó săn cho Nhật.
Ngoài sự hung tàn cần thiết cho công việc, MY còn có trí hơn người (rất khó gạt) và dĩ nhiên không quên thân phận Tàu của mình. Trong sâu thẩm của tâm thức, MY muốn đổi đời, kinh tởm việc mình làm (Em muốn vào đó sao? .. Em có biết giày tôi đang vấy máu bạn xưa? .. ), ý thức rằng ngày tàn sắp đến ( Em nghe họ hát kìa !.. Họ hát như khóc .. ). - Vợ là quá khứ, và người tình là tương lai, là hy vọng, tuy mù mờ nhưng vẫn là hy vọng.
Wcc mới mẻ, Wcc thông minh, Wcc là nước mát cho lửa dục, và đêm nay Wcc là cô tàu đem anh tàu về gốc tàu. Một anh tàu ngốc nghếch thì say đắm vỗ tay, MY thì chùi nhanh nước mắt và vỗ vài tiếng rời rạc.
Không vỗ không được vì Wcc quá đáng yêu, nhưng vỗ làm sao nổi khi lòng quá buồn.- Buồn vì gặp được Wcc, nhưng không dám tìm hiểu thêm, rất sợ tìm hiểu ... vì rất có thể những ngày hạnh phúc hiếm hoi này là một quả bóng giả tạo, mỏng manh.
Buồn vì con đường mình đã chọn (.. lấy tay che mặt, để tránh một tình thế khó xử với các sĩ quan Nhật ngoài kia), lấy máu người đồng chủng làm cơm
Buồn vì cô nhân tình bé nhỏ đã đẩy mình về cái góc thanh xuân, cái góc tàu của ngày xưa trong sạch, hoa mộng ...
- Buồn vì gặp được Wcc, nhưng không dám tìm hiểu thêm, rất sợ tìm hiểu ... vì rất có thể những ngày hạnh phúc hiếm hoi này là một quả bóng giả tạo, mỏng manh.
Lệ nhơ bẩn nhanh chóng được lau, khởi nguồn cho những minh châu lấp lánh của hiệu kim hoàng .. kết thúc sợi tơ oan nghiệt ..
Re: MN Auditorium.
*
Ah... cám ơn bà chủ, cám ơn ôn Vàng
Té ra đây chỉ là một love song. Vậy chớ mấy năm trước (chời... 8 năm rồi hở, lâu dữ nha, vậy mà cứ tưởng mới đây thôi) tui hồ nghi đây là một bài hát gợi lòng ái quốc, làm Dịch tiên sanh nghe rồi nhỏ lệ. Nay té ra có lẽ hổng phải vậy. Rồi để tìm cách giải thích, tui bèn vào nét coi thiệt sự bài ca ni là cái chi.
Nét biểu như vầy : Đây là một bài dân ca folk song, thường được hát và hát với nhạc cụ cổ, cái kiểu mình hát cổ nhạc vậy ha. Và nhạc cụ cổ trung hoa thì là đờn tranh, đờn nguyệt, tì bà.v.v. Sau này những air nhạc nọ được phổ vào tân nhạc để hát với nhạc cụ tây phương, như mấy khúc cổ nhạc lý con sáo, nam ai bắc oán chi đó, và thành dòng dân nhạc, VC kêu bằng nhạc quê hương.
Dịch tiên sanh nghe Vương cô nương ca bản ni thì động mối u hoài, nhớ mình là người tàu nay theo giặc và sa nước mắt.
Cám ơn ôn Vàng đã nhìn ra chi tiết ni
Bà chủ ôi. Cô Vương thì có trời mới cứu nổi. Nếu Dịch có tha thì cô cũng sẽ chết lần mòn trong hối hận dày vò.
Nhưng đời nào... Dịch như người phóng lao, buộc phải theo lao, hổng ong đơ chi ráo ! Tình báo xưa rày vốn vậy, chỉ có một con đường thẳng ra phía trước, cho dù phía trước ấy có cái hố vừa rộng vừa sâu.
Bữa nay là một ngày thu rất đẹp. Mùa thu tui nghe Chopin.
Nhạc Chopin hạp với tiết thu, chầm chậm lững lờ, là nhạc đầy chất thơ và thơ đầy chất nhạc.
Sau đây là chương hai của The 1st Piano Concerto, có tên gọi là Romanza, do Yundi Li chơi trong buổi tranh tài Chopin 2000, và đoạt giải, khi ấy Yundi vừa lên 18. Style của Yundi Li khác hẳn với đồng hương Lang Lang. Nghe nói hai đứa nó sau này trở thành đối địch với nhau, cái kiểu một rừng hai cọp (y chang hai ông thợ may trong phim củ sâm heng)
Enjoy bà con ơi.
Ah... cám ơn bà chủ, cám ơn ôn Vàng
Té ra đây chỉ là một love song. Vậy chớ mấy năm trước (chời... 8 năm rồi hở, lâu dữ nha, vậy mà cứ tưởng mới đây thôi) tui hồ nghi đây là một bài hát gợi lòng ái quốc, làm Dịch tiên sanh nghe rồi nhỏ lệ. Nay té ra có lẽ hổng phải vậy. Rồi để tìm cách giải thích, tui bèn vào nét coi thiệt sự bài ca ni là cái chi.
Nét biểu như vầy : Đây là một bài dân ca folk song, thường được hát và hát với nhạc cụ cổ, cái kiểu mình hát cổ nhạc vậy ha. Và nhạc cụ cổ trung hoa thì là đờn tranh, đờn nguyệt, tì bà.v.v. Sau này những air nhạc nọ được phổ vào tân nhạc để hát với nhạc cụ tây phương, như mấy khúc cổ nhạc lý con sáo, nam ai bắc oán chi đó, và thành dòng dân nhạc, VC kêu bằng nhạc quê hương.
Dịch tiên sanh nghe Vương cô nương ca bản ni thì động mối u hoài, nhớ mình là người tàu nay theo giặc và sa nước mắt.
Cám ơn ôn Vàng đã nhìn ra chi tiết ni
Bà chủ ôi. Cô Vương thì có trời mới cứu nổi. Nếu Dịch có tha thì cô cũng sẽ chết lần mòn trong hối hận dày vò.
Nhưng đời nào... Dịch như người phóng lao, buộc phải theo lao, hổng ong đơ chi ráo ! Tình báo xưa rày vốn vậy, chỉ có một con đường thẳng ra phía trước, cho dù phía trước ấy có cái hố vừa rộng vừa sâu.
Bữa nay là một ngày thu rất đẹp. Mùa thu tui nghe Chopin.
Nhạc Chopin hạp với tiết thu, chầm chậm lững lờ, là nhạc đầy chất thơ và thơ đầy chất nhạc.
Sau đây là chương hai của The 1st Piano Concerto, có tên gọi là Romanza, do Yundi Li chơi trong buổi tranh tài Chopin 2000, và đoạt giải, khi ấy Yundi vừa lên 18. Style của Yundi Li khác hẳn với đồng hương Lang Lang. Nghe nói hai đứa nó sau này trở thành đối địch với nhau, cái kiểu một rừng hai cọp (y chang hai ông thợ may trong phim củ sâm heng)
Enjoy bà con ơi.
[youtube][/youtube]
Yundi Li khôi nguyên giải Chopin 2000
*Yundi Li khôi nguyên giải Chopin 2000
Make the long story... short !
Re: MN Auditorium.
Chị Lú Xì
Những phim cuả David Lean dài nhưng hay, cảnh đẹp, hay dựa vào bối cảnh lịch sử, nhiều khi coi hai ba lần( như phim Hiệp sĩ Mù) mà không chán. Không biết chị có xem phim cuả Robert Redford (The Horse Whisperer) phim tình cảm, "thánh thiện".
Phim Red Cliff (2008-2009) chỉ nói về trận hoả công, và chút tình si cuả Tào Tháo với người trong mộng (nhưng là vợ cuả Châu Du) có lẽ đạo diễn chế thêm cho đở chán cảnh giết nhau. Phim dài khỏang hơn bốn giờ. Không phải phim Tam Quốc Chí tràng giang đại hải.
Chị Lan Huệ dịch bài hát hay quá cũng như truyện phim.
Anh Hoàng Vân "điểm" phim số một.
Chị Lú, nhạc Chopin nghe như lá vàng rơi, một đêm sương mờ trăng nhạt.
Những phim cuả David Lean dài nhưng hay, cảnh đẹp, hay dựa vào bối cảnh lịch sử, nhiều khi coi hai ba lần( như phim Hiệp sĩ Mù) mà không chán. Không biết chị có xem phim cuả Robert Redford (The Horse Whisperer) phim tình cảm, "thánh thiện".
Phim Red Cliff (2008-2009) chỉ nói về trận hoả công, và chút tình si cuả Tào Tháo với người trong mộng (nhưng là vợ cuả Châu Du) có lẽ đạo diễn chế thêm cho đở chán cảnh giết nhau. Phim dài khỏang hơn bốn giờ. Không phải phim Tam Quốc Chí tràng giang đại hải.
Chị Lan Huệ dịch bài hát hay quá cũng như truyện phim.
Anh Hoàng Vân "điểm" phim số một.
Chị Lú, nhạc Chopin nghe như lá vàng rơi, một đêm sương mờ trăng nhạt.
Re: MN Auditorium.
NTL đã viết:*...
Bà chủ ôi. Cô Vương thì có trời mới cứu nổi. Nếu Dịch có tha thì cô cũng sẽ chết lần mòn trong hối hận dày vò.
Nhưng đời nào... Dịch như người phóng lao, buộc phải theo lao, hổng ong đơ chi ráo ! Tình báo xưa rày vốn vậy, chỉ có một con đường thẳng ra phía trước, cho dù phía trước ấy có cái hố vừa rộng vừa sâu.
Bữa nay là một ngày thu rất đẹp. Mùa thu tui nghe Chopin.
Nhạc Chopin hạp với tiết thu, chầm chậm lững lờ, là nhạc đầy chất thơ và thơ đầy chất nhạc.
...*
- haha .. anh NH
Phim á-châu hay có câu này (đại khái nha): "đời người ai cũng phải chết .."
Âu-châu thì không ..
Chết hạnh phúc bên gia đình con cháu, hay chết lạnh lẻo trong tuổi thanh xuân đều là chết,
bước qua một thế giới khác nhìn lại đời là mơ.
Nếu Wcc không chết lúc này, thì Wcc cũng sẽ tìm đường chết ...
- Wcc không chết vì hối hận dày vò,
vì sau khi Wcc bảo MY chạy đi, nàng sẽ không còn quan tâm đến đại sự, đến "đồng chí".
Wcc biết rõ đại sự đang "sử dụng" mình- khi nàng hy sinh sự trong trắng,
khi nàng van nài một sự kết thúc mau chóng,
khi nàng đẩy Kym ra và nói: "tại sao anh không (ôm tôi) 3 năm trước"
- khi nàng hy sinh sự trong trắng,
- Nhưng nàng sẽ tự vất mình đi để ngừng giấc mơ tại đây ..
___________________________
Cám ơn chị Lú cho nghe Chopin, một bài nhạc chuyển màu, lả tả hén ..
- Wcc không chết vì hối hận dày vò,
Re: MN Auditorium.
NTL đã viết:*...
Bác HVn.
Ryan's daughter là một phim hay, đáng coi.
Thời 1970 nớ, sau khi đã thành công quá cỡ với các cuốn phim trước (Kwai River, Lawrent of Arabia và Dr Jivago) thì David Lean cho trình làng phim này, và nó bị đám critics ở Mỹ (nhứt là New-York) sát phạt hổng tiếc lời.
Họ biểu phim chi mà lê thê tới lòng thòng, một chuyện tình low profil (so với tình của Dr Jivago chắc) mà rầm rộ tốn kém tới vô lối. Chưa kể những xen đồi truỵ quá khổ (thập niên 70 heng).
Nhưng chánh trên nhứt hết, thì phim kể chuyện tình giữa thiếu phụ cô đơn ái nhĩ lan với tên sĩ quan đế quốc cũng cô đơn (hai tâm hồn cô đơn đồng điệu) trong bối cảnh đệ nhứt thế chiến, và khi phim trình làng (1970), thì khi này tại ái nhĩ lan, phong trào dành độc lập của vùng Bắc Ái nhĩ Lan đang lên cao... Đại khái... wrong time wrong place... hổng hạp tình hạp cảnh gì ráo.
David Lean nghe chúng đập cuốn phim tơi tả thì xìu rìu, ông cuốn gói ẩn mình trong bóng tối u sầu tới 14 năm mới tái xuất hiện.
Có hai tài tử khác của phim cũng ẩn mình và ẩn luôn hổng ló ra nữa. McKerr (vai Tom Ryan, tía Rosy) và Christopher Jones (sĩ quan anh, người yêu Rosy). Còn Robert Michum (my favorite actor) nghe nói hồi được mời đóng vai thày giáo làng cũng đang xìu rìu tính uống thuốc chuột tự dzận, ông được đám làm phim dụ khị, rằng you cứ thong thả đóng phim đi mà, chừng xong phim mà còn tính nữa thì hãy chết, bảo đảm tụi tui sẽ gới bông phúng điếu đình huỳnh.
Cô Sarah Miles (Rosy) và tía cô (Michael) diễn xuất quá tuyệt, được đề cử Oscar, nhưng cô bị hụt, còn ông tía bợ cúp.
Tui ưng phim ni vì hình ảnh góc quay quá đẹp, nhứt là xen cà phê cà pháo. Sarah là đại tài tử hồng mao, đóng phim nào cũng tuyệt diệu. Tui nghĩ đàn em sau này ngang ngửa với cô, một mười một chín, tại Mỹ, chỉ có mỗi Meryl Streep (spelling) thôi. Phim mô có tên hai cô đào ni là coi như bảo đảm ít nhứt cũng coi được (nếu hổng hay)
À... tui kiếm ra được phim ni trên nét, dán link cho bà coi coi đỡ heng.
http://putlocker.is/watch-ryans-daughte ... ocker.html
Enjoy bà con ơi.
...
Báo tin vui cho chị Lú hay .. tui và BV đã ngồi coi suốt 3 tiếng mấy .. mà không thấy thời gian trôi ..
Phim hay ..
.. Cám ơn chị Lú lắm lắm đã giới thiệu và gởi luôn link ..
Chạy vô báo tin trước rồi bàn loạn sau hén ..

Phim hay ..



Chạy vô báo tin trước rồi bàn loạn sau hén ..

Re: MN Auditorium.
Cám ơn chị Ngô, em thích vai diễn của ông Michael (vai khờ) đóng hay quá, anh HV nói ông này dám lãnh giải Oscar, ra đọc chị viết thì đúng thiệt, thì ra Rosy & Michael ra là 2 cha con, cô Rosy đẹp nhìn giống cô đào Julia Roberts, ông Tía (khờ ) chắc do hóa trang xấu đau đớn


Re: MN Auditorium.
*
Bữa nay ngồi ăn sáng, ngó ra vườn thấy... tuyết rơi ! Chời hỡi chời... mới giữa tháng mười thôi.
Mấy chậu kiểng dọn xong chưa kịp bưng dzô nhà nữa lận. Chậu nào ngủm cũng hổng sao, trừ chậu bông lài của tía.
Hôi đó tuy thích bông lài mà thấy đắt quá nên quí nữ do dự. Phần tiếc tiền, phần sợ bận bịu chăm hổng nổi !
Cái rồi... thinh không tía vác từ nhà vườn về cho một chậu, nhỏ hìu nhưng trĩu hoa. Quí nữ càng chăm chừng mô chậu bông càng lụi đi chừng nớ. Năm nào bỏ bê thì nó vươn vai đòi quyền sống, vậy mới là kỳ cục ngược đời !
Mấy năm nay sức khỏe qúi nữ hao mòn bớt rồi, và chậu lài cũng mòn theo. Cuối tuần trước tỉa cành vun phân xong, thấy trời còn ấm nên tui để đó cho nó tắm sương tắm nắng chút đỉnh trước khi mang vào sunroom, dè đâu...
Tuyết đầu mùa mỏng như bông, rớt cái tan liền, nhưng sợ rồi chậu hoa sẽ bị cảm lạnh !
Well. Bữa nay nói chuyện the The Royal Tailor cho hết heng.
*
Cái chi thuộc về nhà vua thì kêu bằng ngự. Ngự thiện là ông đầu bếp, ngự y là ông thày lang, ngự lâm là quân lính. v.v. Nhưng ông thợ may thì hổng rõ là ngự gì. Cái này phải nhờ và chờ bác HVn lục tự điển
(bác NH và bà chủ có biết là chi hôn? - mấy em nhi đồng kia thì khỏi hỏi)
À tiện nhắc tới nhi đồng, bữa nay yahoo dện chình ình mấy tấm hình đám cưới kìa Nắng. Nghe nói tốn kém tới 43 triệu, hổng rõ là US dollars hay nhân dân tệ nữa lận ? Thì đẹp chớ sao không, nhưng... ngó cái biết gốc gác cội nguồn liền, bị dân giàu từ trứng giàu ra thường khi chúng hổng cần phải... chơi lấy tiếng.
Trở lợi với phim... "ngự thợ may".
Quả là như bác HVn nói, phim chỉ thường thường bậc trung thôi, nhưng vì là phim đại hàn nên tui mới cho nó điểm trên trung bình, cái kiểu trong xứ mù người chột làm vua ha.
Bố cục tình tiết phim tuy gắn bó (hơn những phim khác) nhưng... phim ảnh á châu ấy mà, bao giờ cũng có những chuyện hổng ổn - Hổng ổn vậy do cái lơ đãng của người viết kịch bản, hay hổng ổn vì người xem (thì tui chớ ai nữa) thiệt sự hổng rành rẽ tập tục nghi thức á châu - Chúng như những cục sạn nhỏ hìu, khi nhai trúng tuy hổng làm mẻ rằng sưng lợi, nhưng cũng làm thực khách khựng lợi và chau mày !
Thí dụ hở ? Thì bà hoàng hâu thấy chiếc long bào của chồng đã sờn nẹp sờn gấu, mới mang cho đám thị nữ vá mạng để ngài ngự bận trong buổi triều kiến sấp tới. Chẳng may ra thị nữ vụng về để đèn nến đổ sụp xuống, cháy luôn chiếc long bào.
Hổng rõ luật lệ may mặc hoàng tộc thế nào mà ngự thợ may nhứt định hổng may liền chiếc long khác cho vua, chưa kể là thời hạn sát quá, có may cũng hổng kịp... và teng teng teng tèng... dẫn đến lý do vào cung đình của gã "dân thợ" lãng tử đa tình đa tài và... bán trời hổng mời văn tự !
Giả như cái long bào nớ là chiếc áo đậc biệt dành cho buổi lễ đậc biệt, thì hổng lẽ vua chỉ có một chiếc duy nhứt nớ thôi sao ? Và khi nó rượn vậy rồi sao "ngự thợ" hổng dòm ra, hổng tính tới, để chi nhọc lòng hoàng hậu và liên lụỵ tới "dân thợ" lãng tử ?
Tui xem phim ni, hổng chỉ một bận mà tới hai lận. Xem lại hổng phải vì tình tiết cuốn phim, nhưng để dòm hình ảnh, màu sắc và góc quay... Phải coi là nghệ thuật vì đây là điện ảnh châu á.
Phim dẫn người xem tiếp xúc với nhiều đề tài, trong đó tiến trình thời phục xứ củ sâm là chánh và những chủ đề nhỏ bao quanh nó, nặng mùi hỉ nộ ái ố. Tình của phim đầy màu sắc soap opera. Hổng rõ soap vậy làm lợi hay làm hại cuốn phim nữa lận ?
Và... giả như... nếu kịch bản ni rớt vào tay Ang Lee, một đạo diễn á châu khác, thì liệu rồi màu áo ông ấy bận cho cuốn phim sẽ ra sao ?
Hỏi rồi cái tui suy nghĩ tiếp và tự trả lời, rằng Ang Lee không thể làm phim khá hơn, vì máu Ang Lee hổng có miếng sâm nào dzáo nên không thể "cảm" được nỗi lòng tấm áo hanbok, dân phục cổ truyền củ sâm !
Trang phục cổ truyền mỗi xứ mỗi khác. Áo dài Việt nam, Kimono Nhựt bổn, Xường xám trung hoa, Sari ấn độ là những cái mình biết, Hanbok đại hàn thì cũng mới đây thôi.
Những quốc gia nằm cạnh nhau, ảnh hưởng văn minh lẫn nhau (và chung cả khí hậu thời tiết) thường khi trang phục chỉ xê xích chút đỉnh, tới nỗi dân âu châu ở xa, khi dòm vào khó lòng phân biệt, thí dụ như quần áo Thái Lan Miên Lào.
Chiếc xường xám tàu và chiêc áo dài việt, do đó cũng dễ nhầm lẫn trong thời gian đầu, mãi cho tới khi thông tin báo chí internet nhậm lẹ - vậy nên mới có giai thoại anh GI mỹ gởi về cho vợ chiếc áo dài nhưng quên gởi cái quần, thành hồi bận nó nàng đã gây kẹt xe chốn công cộng là thế !
Trang phục cổ truyền phải giúp người nhìn nó nhận diện dễ đàng xuất xứ của cái quần tấm áo (giả như đã biết chúng rồi).
Còn như cái gọi là áo dài mà ngó lõ con mắt nhìn hổng ra thì... hoậc là người khách nhìn ấy (tức tui heng) đã không bắt kịp trào lưu tiến hóa của chiếc áo gọi là cổ truyền nọ, hoậc chính tấm áo ấy đã biến thể và mất luôn cội nguồn - rễ con rễ cái đã bị dứt đứt teng beng -
Nói vậy có khe khắt lắm chăng ?
*
Đại Hàn nằm gần Nhựt Bổn. Tiếng là gần nhưng thiệt ra hổng chung biên giới, có chăng là cùng ngó vào Thái bình dương.
Lịch sử Đại Hàn có lẽ tương tự VN thì phải, vì cùng thân phận nhược tiểu bị nạn ngoại xâm trong hàng thế ký dài. Từ những hải đảo bên ngoài, Nhựt bành trướng thế lực đế quốc vào Đại Hàn là xứ trong đất liền gần nhứt. Và chuyện cai trị Đại hàn của Nhựt là chuyện dài nhức nhối tới nay vẫn chưa thể thanh toán với nhau sòng phẳng nổi !
Nhưng...
Ở cái thuở xa xăm hồng hoang nớ, tại á châu, văn minh Trung hoa đã vượt trội lên và theo cách ấy, hầu như các quốc gia láng giềng chung quanh buộc phải hướng đầu về đám con trời mà phủ phục xin được phép trở thành chư hầu và triều cống hàng năm.
Tranh giành quyền lực dẫn đến chiến tranh chánh biến, đất nước khi đổi chủ thì, theo đúng luật lệ trung cổ, vương triều mới buộc phải được "quân" (thiên triều Trung hoa) thừa nhận thì mới chính danh trở thành "hầu" để khi cần mới có trợ giúp. Trung hoa chưa ban "phép lành" thì chiếc ngai vàng mới đoạt được còn chông chênh dữ lắm, ngồi lạng quạng té như chơi ! Đây là lý do vì sao có màn sứ giả Đại Thanh (Qing dynasty) sang đất củ sâm làm lễ phong vương chánh thức nhìn nhận vua Kim chi đó (tên củ sâm tuii hổng nhớ nổi, thì cái ông vua trẻ trong phim đó kìa) của vương triều Joseon xứ củ sâm thời một ngàn mấy trăm lâu lắm.
*
Bữa nay ngồi ăn sáng, ngó ra vườn thấy... tuyết rơi ! Chời hỡi chời... mới giữa tháng mười thôi.
Mấy chậu kiểng dọn xong chưa kịp bưng dzô nhà nữa lận. Chậu nào ngủm cũng hổng sao, trừ chậu bông lài của tía.
Hôi đó tuy thích bông lài mà thấy đắt quá nên quí nữ do dự. Phần tiếc tiền, phần sợ bận bịu chăm hổng nổi !
Cái rồi... thinh không tía vác từ nhà vườn về cho một chậu, nhỏ hìu nhưng trĩu hoa. Quí nữ càng chăm chừng mô chậu bông càng lụi đi chừng nớ. Năm nào bỏ bê thì nó vươn vai đòi quyền sống, vậy mới là kỳ cục ngược đời !
Mấy năm nay sức khỏe qúi nữ hao mòn bớt rồi, và chậu lài cũng mòn theo. Cuối tuần trước tỉa cành vun phân xong, thấy trời còn ấm nên tui để đó cho nó tắm sương tắm nắng chút đỉnh trước khi mang vào sunroom, dè đâu...
Tuyết đầu mùa mỏng như bông, rớt cái tan liền, nhưng sợ rồi chậu hoa sẽ bị cảm lạnh !
Well. Bữa nay nói chuyện the The Royal Tailor cho hết heng.
*
Cái chi thuộc về nhà vua thì kêu bằng ngự. Ngự thiện là ông đầu bếp, ngự y là ông thày lang, ngự lâm là quân lính. v.v. Nhưng ông thợ may thì hổng rõ là ngự gì. Cái này phải nhờ và chờ bác HVn lục tự điển
(bác NH và bà chủ có biết là chi hôn? - mấy em nhi đồng kia thì khỏi hỏi)
À tiện nhắc tới nhi đồng, bữa nay yahoo dện chình ình mấy tấm hình đám cưới kìa Nắng. Nghe nói tốn kém tới 43 triệu, hổng rõ là US dollars hay nhân dân tệ nữa lận ? Thì đẹp chớ sao không, nhưng... ngó cái biết gốc gác cội nguồn liền, bị dân giàu từ trứng giàu ra thường khi chúng hổng cần phải... chơi lấy tiếng.
Trở lợi với phim... "ngự thợ may".
Quả là như bác HVn nói, phim chỉ thường thường bậc trung thôi, nhưng vì là phim đại hàn nên tui mới cho nó điểm trên trung bình, cái kiểu trong xứ mù người chột làm vua ha.
Bố cục tình tiết phim tuy gắn bó (hơn những phim khác) nhưng... phim ảnh á châu ấy mà, bao giờ cũng có những chuyện hổng ổn - Hổng ổn vậy do cái lơ đãng của người viết kịch bản, hay hổng ổn vì người xem (thì tui chớ ai nữa) thiệt sự hổng rành rẽ tập tục nghi thức á châu - Chúng như những cục sạn nhỏ hìu, khi nhai trúng tuy hổng làm mẻ rằng sưng lợi, nhưng cũng làm thực khách khựng lợi và chau mày !
Thí dụ hở ? Thì bà hoàng hâu thấy chiếc long bào của chồng đã sờn nẹp sờn gấu, mới mang cho đám thị nữ vá mạng để ngài ngự bận trong buổi triều kiến sấp tới. Chẳng may ra thị nữ vụng về để đèn nến đổ sụp xuống, cháy luôn chiếc long bào.
Hổng rõ luật lệ may mặc hoàng tộc thế nào mà ngự thợ may nhứt định hổng may liền chiếc long khác cho vua, chưa kể là thời hạn sát quá, có may cũng hổng kịp... và teng teng teng tèng... dẫn đến lý do vào cung đình của gã "dân thợ" lãng tử đa tình đa tài và... bán trời hổng mời văn tự !
Giả như cái long bào nớ là chiếc áo đậc biệt dành cho buổi lễ đậc biệt, thì hổng lẽ vua chỉ có một chiếc duy nhứt nớ thôi sao ? Và khi nó rượn vậy rồi sao "ngự thợ" hổng dòm ra, hổng tính tới, để chi nhọc lòng hoàng hậu và liên lụỵ tới "dân thợ" lãng tử ?
Tui xem phim ni, hổng chỉ một bận mà tới hai lận. Xem lại hổng phải vì tình tiết cuốn phim, nhưng để dòm hình ảnh, màu sắc và góc quay... Phải coi là nghệ thuật vì đây là điện ảnh châu á.
Phim dẫn người xem tiếp xúc với nhiều đề tài, trong đó tiến trình thời phục xứ củ sâm là chánh và những chủ đề nhỏ bao quanh nó, nặng mùi hỉ nộ ái ố. Tình của phim đầy màu sắc soap opera. Hổng rõ soap vậy làm lợi hay làm hại cuốn phim nữa lận ?
Và... giả như... nếu kịch bản ni rớt vào tay Ang Lee, một đạo diễn á châu khác, thì liệu rồi màu áo ông ấy bận cho cuốn phim sẽ ra sao ?
Hỏi rồi cái tui suy nghĩ tiếp và tự trả lời, rằng Ang Lee không thể làm phim khá hơn, vì máu Ang Lee hổng có miếng sâm nào dzáo nên không thể "cảm" được nỗi lòng tấm áo hanbok, dân phục cổ truyền củ sâm !
* * *
Trang phục cổ truyền mỗi xứ mỗi khác. Áo dài Việt nam, Kimono Nhựt bổn, Xường xám trung hoa, Sari ấn độ là những cái mình biết, Hanbok đại hàn thì cũng mới đây thôi.
Những quốc gia nằm cạnh nhau, ảnh hưởng văn minh lẫn nhau (và chung cả khí hậu thời tiết) thường khi trang phục chỉ xê xích chút đỉnh, tới nỗi dân âu châu ở xa, khi dòm vào khó lòng phân biệt, thí dụ như quần áo Thái Lan Miên Lào.
Chiếc xường xám tàu và chiêc áo dài việt, do đó cũng dễ nhầm lẫn trong thời gian đầu, mãi cho tới khi thông tin báo chí internet nhậm lẹ - vậy nên mới có giai thoại anh GI mỹ gởi về cho vợ chiếc áo dài nhưng quên gởi cái quần, thành hồi bận nó nàng đã gây kẹt xe chốn công cộng là thế !
Trang phục cổ truyền phải giúp người nhìn nó nhận diện dễ đàng xuất xứ của cái quần tấm áo (giả như đã biết chúng rồi).
Còn như cái gọi là áo dài mà ngó lõ con mắt nhìn hổng ra thì... hoậc là người khách nhìn ấy (tức tui heng) đã không bắt kịp trào lưu tiến hóa của chiếc áo gọi là cổ truyền nọ, hoậc chính tấm áo ấy đã biến thể và mất luôn cội nguồn - rễ con rễ cái đã bị dứt đứt teng beng -
Nói vậy có khe khắt lắm chăng ?
*
Đại Hàn nằm gần Nhựt Bổn. Tiếng là gần nhưng thiệt ra hổng chung biên giới, có chăng là cùng ngó vào Thái bình dương.
Lịch sử Đại Hàn có lẽ tương tự VN thì phải, vì cùng thân phận nhược tiểu bị nạn ngoại xâm trong hàng thế ký dài. Từ những hải đảo bên ngoài, Nhựt bành trướng thế lực đế quốc vào Đại Hàn là xứ trong đất liền gần nhứt. Và chuyện cai trị Đại hàn của Nhựt là chuyện dài nhức nhối tới nay vẫn chưa thể thanh toán với nhau sòng phẳng nổi !
Nhưng...
Ở cái thuở xa xăm hồng hoang nớ, tại á châu, văn minh Trung hoa đã vượt trội lên và theo cách ấy, hầu như các quốc gia láng giềng chung quanh buộc phải hướng đầu về đám con trời mà phủ phục xin được phép trở thành chư hầu và triều cống hàng năm.
Tranh giành quyền lực dẫn đến chiến tranh chánh biến, đất nước khi đổi chủ thì, theo đúng luật lệ trung cổ, vương triều mới buộc phải được "quân" (thiên triều Trung hoa) thừa nhận thì mới chính danh trở thành "hầu" để khi cần mới có trợ giúp. Trung hoa chưa ban "phép lành" thì chiếc ngai vàng mới đoạt được còn chông chênh dữ lắm, ngồi lạng quạng té như chơi ! Đây là lý do vì sao có màn sứ giả Đại Thanh (Qing dynasty) sang đất củ sâm làm lễ phong vương chánh thức nhìn nhận vua Kim chi đó (tên củ sâm tuii hổng nhớ nổi, thì cái ông vua trẻ trong phim đó kìa) của vương triều Joseon xứ củ sâm thời một ngàn mấy trăm lâu lắm.

Make the long story... short !