MN Auditorium.

Trả lời
Ngoc Han
Bài viết: 1588
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Ngoc Han »

Chị Lú Xi
Có thể là Thợ may hoàng gia như tựa phim?


Thợ May Hoàng Gia - Trang Phục Hoàng Gia - The Royal Tailor

Bộ phim The Royal Tailor mô tả tình yêu cuộc sống, ganh tị và mong muốn của những người làm việc trong Sanguiwon trong thời kỳ triều đại Joseon. Các Sanguiwon chịu trách nhiệm về trang phục mặc của hoàng gia. Dol-Seok là nghệ nhân bậc thầy tốt nhất phụ trách trang phục của hoàng gia. Ông xem quy tắc được ấn định là tối quan trọng để công việc của mình. Kong-Jin là một thiên tài như nhà thiết kế, sinh ra với sự khéo léo và một cảm giác tuyệt vời. Ông đã được đưa đến cung điện của nhà quý tộc Pan-Soo (Ma Dong-Seok) là người đầu tiên phát hiện ra tài năng của mình. The King (Yoo Yeon-Seok) và Hoàng hậu (Park Shin-Hye) bị lôi kéo vào một vụ án quan trọng vì trang phục hoàng gia được thực hiện bởi Dol-Seok và Kong-Jin...

(sưu tầm trên Net)
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1350
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi NTL »

*

Chào cả vườn cả làng.

(bác NH, vậy thợ may tiếng hán dziệc nó là chi hở ? Rồi cái department may quần áo cho hoàng gia nếu phải dzăng hoa chữ nghĩa thì tên của nó là gì ? Phải chi ở bên kia kêu ốc ra hỏi ha. Phim xảy ra thời vương triều Joseon của dòng họ Yi (thì thấy tên mấy ngài ngự tuyền là Yi này Yi nọ ráo)

Tui mới vào đọc trong nét coi lịch sử xứ Đại hàn của phim “ngự thợ” khi nớ nó ra răng, thì nó như ri nè :

- Trước thế kỷ thứ 10 là giai đoạn Tam quốc, nghĩa là 3 quốc gia riêng, mãi đến 935 thì vương triều Goryeo mới gồm thâu Củ sâm về một khối (phim Thiện Đức Nữ Vương của chị PPVy lấy bối cảnh lúc này ha).
Như các xứ nhỏ á châu, Củ Sâm Goryeo cũng hướng về Trung hoa xin giao hảo. Lúc này triều đại nhà Đường cáo chung (thì mới coi Đường Minh Hoàng Dương qúi phi đây thôi) Trung Hoa chia năm xẻ mười uýnh nhầu (Đông Châu Liệt Quốc hở ? ).
Sau nhà Tống gồm thâu giang san, nhưng rồi cũng lại mất vào tay nhà Nguyên Mông cổ.
Ở triều đại nhà Nguyên, củ sâm Goryeo thành chư hầu trung hoa, thần phục và triều cống. Nhưng rồi nhà Nguyên cũng suy vi và sụp đổ (1368).

- Khi nữ hoàng củ sâm bị ám toán (hổng biết phải bà này có phải là Thiện đức Nữ vương nói trên kia không nha), lợi dụng tình thế, tướng Yi Seong-Gye khởi binh chống lại triều đình Goryeo và chiến thắng 1388, khi này trung hoa đang do nhà Minh cai trị.

- Yi Seong-Gye lên ngôi, khai sáng vương triều Joseon và gởi sứ giả sang Trung hoa xin giữ tình hoà hiếu. Vua Minh phong cho Yi tước hầu và chọn tên nước (y hình) là Cao Li (viết là Cao Ly). Dòng họ Li trị vì đất nước trong 5 thế kỷ, 1392-1897, với thời hoàng kim kéo dài gần 40 năm 1418-1450.

- Cuối thế kỷ 16 : Nhựt xua quân tràn vào, Cao ly với nhà Minh trợ giúp, đẩy lùi được ngoại xâm.
Rồi nhà Minh cũng mất vào tay nhà Mãn Thanh 1640. Chánh sách cai trị của nhà Thanh với chư hầu ngó chừng cứng rắn hơn nên Cao Ly hầu như mất hẳn quyền tự chủ.
..........

Phần này viết để dòm chừng tra cứu sau này ha, bà con đừng thèm đọc chi cho dzắc dzối nhứt đầu ra...

. Gần cuối đời Thanh, Trung hoa trở thành miếng mồi ngon cho các cường quốc xúm vào xâu xé. Nhựt bổn nhảy vô góp phần bằng chiến tranh Trung Nhựt 1894. Thanh triều buộc phải đầu hàng và ký với Nhựt thoả ước 1895.
Cùng với hiệp ước bại trận này, quyền lực nhà Thanh tại Cao Ly cũng cáo chung.
. Nhưng rồi đất nước Cao Ly rối nùi vì có đảo chánh, buộc vua phải khăn gói vào toà lãnh sự Nga trú ẩn suốt 1 năm dài, chờ tình hình ổn định mới hồi loan (hổng biết sao lại chọn toà lãnh sụu nga mà hổng toà lãnh sự khác, và rồi sau đó bị Nga nấm áo đòi nợ)
. Vương quốc Cao-Ly đổi tên thành đế quốc Đại Hàn., mở cửa giao dịch với bên ngoài (pháp mỹ anh…), và ảnh hưởng của Nga rất cao..
. Năm 1904, bất đồng kinh tế ngoại giao dẫn tới chiến tranh giữa Nga và Nhựt Nhựt. Nga bị thua buộc phải “nhường lại” đại hàn.
. Năm 1910, Đại hàn bị sát nhập vào lãnh thổ Nhựt, mãi cho tới khi Nhựt đầu hàng đồng minh trong đệ nhị thế chiến 1945.

.............

Không rõ phim hư cấu bao nhiêu phần, và không rõ các nhôn vật trong phim có thiệt hay tưởng tượng ra. Lịch sử đại hàn tui đọc tới nhiêu đó là đã kiệt sức rồi, tìm tòi chi nữa cho mất thêm thì giờ bộ đội (haha, chữ này của bà chủ nha. Ôm bông vô tính tặng dịch-dả, cái sực nhớ khúc ni đường phố... giới nghiêm).

Đối chiếu từ phim vào lịch sử củ sâm thì có lẽ truyện ni xảy ra giữa 1700-1800, là lúc nhà Thanh còn thịnh, do căn cứ vào việc Thanh triều cử sứ giả sang đất củ sâm mần màn biểu dương quyền lực thiên triều cho chư hầu tôn kính một lòng


*
Make the long story... short !
Hình đại diện
lan huệ
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Thứ năm 21/05/15 09:57

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi lan huệ »

Chào chị Lú -Xì, anh Ngọc Hân, anh chị Hoàng Vân, Bạch Vân,
LH copy & paste một hồi thì ra đuợc chữ tài phùng, vậy đoán liều thì royal tailor là ngự tài phùng!!!
Để LH dán hình lên

Hình ảnh

白絲行

繅絲須長不須白,
越羅蜀錦金粟尺。
象床玉手亂殷紅,
萬草千花動凝碧。
已悲素質隨時染,
裂下鳴機色相射。
美人細意熨帖平,
裁縫滅盡針線蹟。
春天衣著為君舞,
蛺蝶飛來黃鸝語。
落絮遊絲亦有情,
隨風照日宜輕舉。
香汗輕塵污顏色,
開新合故置何許。
君不見才士汲引難,
恐戄棄捐忍羈旅。


Bạch ty hành

Sào ty tu trường bất tu bạch,
Việt la thục cẩm kim túc xích.
Tượng sàng ngọc thủ loạn ân hồng,
Vạn thảo thiên hoa động ngưng bích.
Dĩ bi tố chất tuỳ thì nhiễm,
Liệt hạ minh ky sắc tương xạ.
Mỹ nhân tế ý uý thiếp bình,
Tài phùng diệt tận châm tuyến tích.
Xuân thiên y trước vị quân vũ,
Giáp điệp phi lai hoàng ly ngữ.
Lạc nhứ du ty diệc hữu tình,
Tuỳ phong chiếu nhật nghi khinh cử.
Hương hãn khinh trần ô nhan sắc,
Khai tân hợp cố trí hà hử.
Quân bất kiến tài sĩ cấp dẫn nan,
Khủng cụ khí quyên nhẫn ky lữ.



Dịch nghĩa

Ươm tơ cần có sợi dài chứ không cần trắng,
Lụa vùng Việt, gấm xứ Thục dùng thước để đo.
Trong tay ngọc thùa thêm rực màu đỏ,
Ngàn hoa vạn cỏ làm màu xanh biếc nổi bật.
Buồn vì cái vẻ nguyên thuỷ đã vì thời thế mà phải đem nhuộm màu,
Lại thêm xé khỏi khung kêu soàn soạt sắc màu loè loẹt.
Người đẹp khôn khéo ủi cho nhẵn,
Lại cắt may dấu hết các vết kim.
Mùa xuân đến may thành áo để múa cho vua coi,
Tại nơi đầy ong bướm qua lại, oanh hót vui tươi.
Sợi rơi, tơ rụng trông thật có tình,
Mặt trời chiếu, đung đưa trước gió hợp với nhịp nhẹ nhàng.
Mồ hôi thơm, bụi mỏng làm cho bớt vẻ đẹp đi,
Mở cái mới, cất cái cũ, còn ai để ý đến.
Người há chẳng thấy sao: người có tài thật khó mà có đường đi lên,
Sợ rằng bị bỏ quên, đành ẩn nhẫn nơi vắng vẻ.


Chị Lú Xì ơi, ghê hông, mấy chùm nho!!! Nói chứ bài thơ này ai dịch hay quá.
P.S: cám ơn chị Lú xì có nhã ý tặng hoa. Mời chị, anh Ngọc Hân, MiMi, Thiên Thanh, anh chị Hoàng Vân, Bạch Vân và các bạn vào đọc truyện ma Nhật. :mrgreen:
:wlkdg:
Hình đại diện
Bạch Vân
Bài viết: 5484
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 19:19
Gender:

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Bạch Vân »

          

Em chào anh chị Ngô, chị Lan Huệ , anh Ngọc Hân, cùng các bạn, cám ơn chị Lan Huệ dịch truyện hay cho mọi người đọc :kssflwr:
em vừa đọc xong 3 phần của " Lồng đèn hoa mẫu đơn" , chị dịch hay và chính xác, ma này có vẻ hiền em chờ đọc tiếp phần kế tiếp, đang hồi hộp :)

          
Ngoc Han
Bài viết: 1588
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Ngoc Han »

Chị Lan Huệ dịch hay quá, đọc trong đêm khuya mới sợ Bạch Vân :flwrhrts: :bravo:
Chị Lú Xi, mới tìm được hai chữ mới "Ngự phục" triều Nguyễn (trang phục cung đình), mai tìm tiếp. :flower:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1350
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi NTL »

*


Bác NH.
Tới luôn đi bác. Nhờ bác nói mới hay có chữ ngự phục, hồi đó giờ biết độc một chữ triều phục thôi nha.
Vậy rồi ngự phục khác triều phục ở chỗ nào ? Chắc triều phục là quần áo bận để vào triều đình hở. Cái kiều lễ phục bây giờ đó. Đâu bác ngó tiếp dùm cái, tui mang ơn.

Bà chủ…
bà dịch vật xong, sửa tới sửa lui bản nháp (giả như còn sửa nữa, cái ni suy bụng ta ra bụng người heng) chừng hoàn tất thì mang qua bển (bên nào nữa trời) cho mấy cô mấy cậu mần audio, và gắn nhạc với âm thanh nổi, rợn da gà hổng chơi nha.

Tiếp tục câu chuyện xứ củ sâm ha.
Hình ảnh
Cái áo cổ truyền củ sâm có tên gọi là hanbok. Hanbok nam khác hanbok nữ.
Thì xưa rày vẫn thế, trang phục đờn ông vốn giản dị và ít có màn “biến tấu” như của phụ nữ.

- Hanbok ở qúi cô qúi bà có hai phần chánh : Phần trên là cái Jeogori tức áo cánh. Phần dưới là Chima tức cái váy.
Dongjeon là phần cổ áo hình trái tim luôn luôn trắng với nẹp cổ thường khác màu cho nổi bật.

Ngay sát phần cổ dưới là cái otgoreum, tức một giải vải dài, thông thường cùng màu với nẹp cổ, thắt thành nơ hay để rơi tòng teng dọc theo thân váy. Otgoretum trước kia dùng để cột hai vạt áo ở thân trước (chéo vào nhau) nhưng nay thì hầu như chỉ để trang trí cho chiếc hanbok.

Chima là cái váy bùng xoè, hình thức y chang chiếc tạp dề của các bà nội trợ nhưng dài tới gót chơn. Khi bận, chima được quấn quanh người, chồng hai mép lên nhau phía lưng ( kiểu "jupe lá" heng) rồi cột chặt lại. Sau này có lẽ để giản dị hóa chima được may như một chiếc váy dài bùng xoè, khỏi cột khỏi thắt cho bớt rắc rối.

Quần áo các xứ á châu hầu như y chang nhau, thời trang hổng nhiều như âu phục tây phương. Nên rồi sau cùng hanbok có đổi thì tới lui cũng chỉ vài kiểu : Hoậc thay đổi cái áo cánh cho thân nó dài thêm tới bụng hay rút ngắn lợi tới nách, tay áo rộng ra rồi chật lại liên tục - cũng có khi bị thiến béng luôn thành áo thiếu tay (than ôi) - Cái chima cũng đổi khổ, lúc thì xoè bùng ra (bằng cái váy trắng lót bên trong) lúc thì xẹp bớt hẳn.

- Quí ông củ sâm bận quần. Quần củ sâm rộng và bó ở cổ chơn. Aó có thể là shirt ngắn ngang mông – và có khi bận kèm với vest bên ngoài – hay dress dài quá gối. Quàn áo đực rựa dịu màu chớ hổng rực rỡ như ở phụ nữ.

Kiểu cọ hanbok tới lui chỉ có vậy. Nhưng đặc điểm của hanbok là sắc màu, lộng lẫy vui mắt, nhứt là ở mấy thị mẹt.
So với chiếc áo dài VN có lẽ hanbok không thể đẹp bằng vì thiếu gợi cảm, người bận nó ai cũng tròn trùng trục y chang nhau do đường nét thân hình bị chiếc áo phủ kín mít.

Quần áo còn phải đi với tóc tai. Thời xưa con gái củ sâm tóc chẻ ngôi giữa rồi thắt bím sau lưng, chừng lập gia đình rồi thì chải tóc kiểu bánh rế, nghĩa là cuốn cái bím nọ quanh đầu - đờn bà việt dất bắc, bắt đầu từ trước đệ nhị thế chiến cũng có kiểu bánh rế y changc kêu bằng vấn tóc trần, tớc túm lợi xoắn nhẹ rồi cuốn ngang đầu chớ hổng bện bím như bánh rế củ sâm-

*

Royal Tailor xảy ra trong triều đại Joseon.
Lịch sử trang phục kể rằng, chiếc hanbok - và ngay cả thời trang phụ nữ đất củ sâm - đã thay đổi rất nhiều vào thời này. Nhưng tuyệt nhiên không nghe nhắc tới tên ông “ngự thợ” nọ, hổng hiểu vì tui đọc hổng tới hay vì ổng chỉ là nhơn vật giả tưởng vẽ vời ?

Theo như phim thì “ngự thợ” làm trong kho may mặc của hoàng tộc. Ngự thợ (NT) vốn quê mùa thất học - nửa chữ cũng hổng biết lấy chi một chữ nhưng rồi nhờ tài thủ công khéo léo trong may vá thêu thùa, nhứt nghệ tinh nhứt thân vinh, NT vào “ngự kho” qua 3 đời tiên đế, ngạch trật thăng tiến từ từ lên tới chức thủ kho - và trong tương lai có thể sẽ thành quan lục phẩm triều đình (chức quan thấp nhứt) - Tình yêu nghề nghiệp lẫn nghệ thuật (cắt may) đủ lớn tới độ NT cứ tà tà độc thân không màng chi tới chuyện thê nhi tử trọc (ghê chưa, nho xổ nguyên chùm).

Ôi, Trời sanh Du sao còn sanh Lượng (cám ơn ôn Vàng nhắc term này heng) !
Chẳng may ra xuất hiện một tên “dân thợ” bảnh trai hơn (do trẻ hơn) đường kéo tài hoa táo bạo hơn, một designer tầm vóc Yves St Lautrent hổng ít. Và trên nữa là nó sống bất cần đời, lãng tử giang hồ thứ thiệt. Dân thợ (DT) tới thủ đô mở quán cắt may, khách hàng xua ra hổng hết.

Mà rồi kiểu cọ của nó ra sao, thưa cái Jeogori đang dài nó thiến béng luôn tới ngang ngực, rồi để chữa lửa, nó chế miếng vải trắng bó ngang ngực, bận giữa cái jeogori và cái chima – nhưng dơ tay cao vẫn có thể hở phần nách, sexy phải kể - Chưa hết à nha, nó buồn tình còn cho phụ nữ bận cả quần y chang đực rựa. Và đặc biệt là nó luôn luôn lưu lại chữ ký trên thành phẩm bằng môt cái triện hình 3 cánh hoa, nung nóng rồi đóng lên vải.

DT nổi tiếng chừng nào thì tiá má mấy em gái hậu phương lên ruột chừng nớ. Phần họ lo lắng quần áo hổng xứng kỳ đức (nói vầy có trúng hông ta ơi) rồi luân lý suy đồi, phần khác họ sợ cứ may cứ mặc riết kiểu nớ dám đám con gái nọ sẽ tiêu hết ngàn lượng vàng rồi sanh hụt vốn về sau.

DT may vá cho các em kỹ nữ và kết thân với bà chủ kỹ viện, kiểu già nhơn ngãi non vợ chồng. Cũng tại kỹ viện, DT quen biết với một viên quan nhỏ trong triều đinh và nghề nghiệp khuếch trương vào tới luôn triều chánh.
Mà triều chánh lại có ông ngự thợ đứng chình ình. Thế là có cớ để thành truyện quay phim !

*
Last edited by NTL on Thứ tư 21/10/15 03:14, edited 1 time in total.
Make the long story... short !
Ngoc Han
Bài viết: 1588
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Ngoc Han »

Chị Lú Xi và anh chị em

Bàn tiếp về "xiêm y" hoàng tộc. (Bài viết sau này nên có nhiều từ ngữ "mới " xin bỏ qua cho, hình ảnh thì không dán được sorry)
NGỰ PHỤC TRIỀU NGUYỄN
Trang phục dành cho các bậc vua chúa bao giờ cũng cầu kỳ. Hơn thế, trang phục của các vua triều Nguyễn (ngự phục) còn tuân thủ những quy định hết sức nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn cung đình.
Bài và ảnh: Văn Tưởng & tư liệu

Triều Nguyễn (1802- 1945) là triều đại cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam, nổi tiếngvới việc cai trị đất nước theo tư tưởng Nho giáo chính thống. Do vậy, ngự phục cung đình triều Nguyễn là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc tạo dựng nên tính quy củ về hình thức của nhà nước quân chủ. Trên cơ sở đó, triều Nguyễn đã đề ra các quy định rất chặt chẽ về mẫu mã, màu sắc, motif trang trí… cho các loại ngự phục dùng trong các nghi lễ như: lễ thiết đại triều, lễ thiết thường triều, lễ Tế giáo, lễ Tịch điền, lễ duyệt binh…



Theo các nguồn tư liệu ảnh, tư liệu viết về triều Nguyễn, ngự phục các vua Nguyễn được ban hành những quy định rất chi tiết và chặt chẽ về chất liệu, màu sắc, cách may đến họa tiết trang trí… Theo quy định, các loại ngự phục của vua mỗi loại có tên gọi riêng, màu sắc riêng và chỉ mặc trong những dịp cụ thể. Mỗi nhóm lại bao gồm: mũ, áo, đai, xiêm, giày ủng, hia hài… Mũ thiết đại triều của vua gọi là mũ cửu long; áo gọi là long bào; mũ thiết thường triều của vua gọi là mũ bình thiên, áo gọi là hoàng bào; mũ dùng trong dịp Tế giao gọi là miện, áo gọi là cổn; áo vua đi cày ruộng - Tịch điền gọi là hồng bào.



Trong các nghi lễ của triều đình nhà Nguyễn, lễ thiết đại triều là một trong những lễ quan trọng trong hệ thống triều nghi của vương triều, diễn ra vào ngày mồng 1 và ngày 15 âm lịch hàng tháng, từ tòng cửu phẩm trở lên đều mặc mũ áo đại triều tới sân điện Thái Hoà làm lễ. Theo quy định của triều đình,“vua đội mũ cửu long, mặc long bào, đeo đai ngọc; quân thần mặc mũ áo đại triều”. Xếp sau lễ thiết đại triều là lễ thường triều mỗi tháng 4 buổi, từ tòng Tứ phẩm trở lên mặc mũ áo thường triều đi tới sân điện Cần Chánh làm lễ; vua đội mũ bình thiên,mặc áo hoàng bào thêu viên long nạm trân châu, tơ vàng; quần thần mặc mũ áo thường triều… Điều đó chứng tỏ trang phục cung đình là một yếu tố quan trọng để nói lên tính tôn ti trật tự của vương triều này.



Trang phục cung đình là một yếu tố quan trọng để nói lên tính tôn ti trật tự của vương triều Nguyễn

Chất liệu các loại vải dùng để may mũ, áo, xiêm, hài cho vua thường đặt mua ở nước ngoài, hay do các hộ dệt lụa, vải dành riêng cho triều đình. Nhiều làng dệt truyền thống trong nước tiến nộp các mặt hàng dệt chất lượng cao thay cho tiền nộp thuế. Trên áo mão của vua thường đính vàng bạc, trân châu, kim cương… để tăng thêm giá trị và tính uy nghi. Ngoài ra, sự hội tụ các ty thợ, các hộ dệt đã cho thấy việc gia công trang phục của các bậc vua chúa là cả một hệ thống các nghề liên kết nhau.

Một trong những chi tiết đầu tiên để phân biệt ngự phục của vua là chiếc mũ. Trong lễ thiết đại triều, vua dùng kiểu mũ long cửu; lễ thiết thường triều vua dùng kiểu mũ bình thiên; lễ Tế giao vua dùng kiểu mũ miện… Về mặt trang trí, mũ cửu long được thiết kế 9 con rồng, đính 31 hình rồng bằng vàng tốt, 3 hình ngọn lửa cháy, phía trước phía sau đều 1 cái bác sơn, 1 con rồng nằm ngang, 30 đoá vuông và chỉ kết các hạng ngọc khảm và trang sức bằng ngọc hoả tề, kim cương, trân châu 140 hạt, mắt rồng đều khảm bằng ngọc trân châu nhỏ.

Mũ bình thiên dùng trong lễ thiết thường triều đơn giản hơn về trang trí lẫn màu sắc, thường dùng mũ 9 con rồng theo lối nhà Đường (Trung Hoa). Đối với kiểu mũ dùng trong Tế giao gọi là miện được thiết kế trên vuông dưới tròn, đính hai chữ “vạn thọ” hoặc hai chữ “thiên địa” bằng vàng, hình rồng mây 12 cái, hình ngọn lửa cháy 6 cái đều làm bằng vàng; dải rủ xuống 2 cái thành vòng quanh là 4 hoa sen đoá mây; mặt trước mặt sau có 24 dải lụa xuống; bên tả bên hữu mỗi bên có 1 dải rũ xuống được kết ngọc san hô, trân châu, pha lê, hạt vàng cộng 300 hạt, 4 mặt mạng lưới đều kim tuyến, kết vàng ngọc 400 hạt, trâm ngọc khảm bằng trân châu. Mắt rồng đều khảm bằng hạt trân châu nhỏ.



Sau mũ là áo. Áo của vua không chỉ khác nhau về kiểu dáng, kích thước mà còn cả màu sắc hoạ tiết trang trí trên áo. Chẳng hạn, áo mặc trong lễ thiết đại triều gọi long bào được may “bằng sa đoạn sắc chính thống, thêu rồng lớn rồng nhỏ, mây, thuỷ ba và bốn hình phúc thọ”. Trong lót sa dày, hoặc trừu đỏ hoa tứ hữu, hai cánh bằng đoạn màu lam thẫm, đậu 8 sợi tơ trắng bóng, hai mặt trước và sau đều có hai chữ “Vạn thọ” và ba hình rồng. Mỗi tay áo có một hình rồng ở hai cánh, san hô và hoa lưu, đều xâu chỗi bằng hạt ngọc châu nhỏ. Cổ áo bằng đoạn đậu 8 sợi tơ bóng màu tuyết trắng.

Áo vua mặc trong khi duyệt binh được may: “Áo bào hẹp tay bằng sa mỏng bóng toàn sợi tơ sắc vàng chính, thêu rồng, mây, thuỷ ba, cổ đồ, bát bảo, trong lót trừu hoa đỏ, hoa mẫu đơn bươm bướm, gấm hạng nhất màu lục lam thẫm toàn hoa kim liên đều chuỗi hạt trân châu , san hô kết lại làm hình mây”. Vai liền với cổ, làm bằng sợi tơ màu thiên thanh thêu rồng, mây, ngọn lửa cháy, thuỷ ba.

Trong lễ Tế giao, một trong những nghi lễ trọng đại nhất của triều Nguyễn, vua là chủ lễ nên trang phục đặc biệt coi trọng. Cụ thể, “Áo cổn bằng sa mỏng bóng toàn sợi tơ nhuộm màu thiên thanh, thêu mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, núi, rồng, chim trĩ, dải rủ xuống thì thêu rồng mây hoặc dùng sa mỏng trắng bóng toàn dợi tơ màu tuyết trắng”. Cửa tay áo thêu rông mây. Cổ áo bằng đoạn đậu 8 sợi tơ bóng màu quan lục, thêu chữ á, trong lót lụa sắc trắng. Dải thêu rồng mây, thuỷ ba.



Ngoài mũ, áo, ngự phục của vua còn có xiêm. Xiêm là loại trang phục mặc ở dưới áo để che quần đằng trước. Xiêm của vua được mặc trong lễ thiết đại triều và lễ thiết thường triều giống nhau về kiểu dáng, màu sắc và cả hoạ tiết trang trí. Xiêm được may bằng “sa mỏng trắng bóng toàn sợi tơ có hoa màu đỏ, dệt kiểu rồng cuốn tròn, thuỷ ba, cổ đồ, bát bảo, dưới nối bằng đoạn gấm hoa hồi văn dây leo, lan can đỏ”. Trong lót lụa đỏ, gấm hạng nhất toàn hoa kim liên, màu lục hay màu lam. Ngoài ra, xiêm của vua mặc trong Tế giao được may bằng sa mỏng, bóng, toàn sợi tơ, màu lục màu lam thẫm, trong lót sa nam, màu vàng chính.

Cuối cùng là hài và bít tất. Khi thiết đại triều, vua đi hài làm bằng tơ màu đen, thêu rồng mây, văn thuỷ ba và hoa văn bằng kim tuyến, bên trong có lót lớp tơ màu vàng đỏ. Bít tất làm bằng tơ sợi trắng, nhuộm màu lam thẫm, phía dưới lót vải tây màu trắng, hợp với gấm hạng nhất, có thêu hình hoa sen vàng bằng các sợi kim tuyến. Mặt ngoài bít tất cũng thêu rồng mây và văn thuỷ ba, cùng kiểu với hồi văn trên hài. Trong khi đó, bít tất của vua trong các dịp thiết thường triều thì chỉ làm bằng sợi tơ nhuộm màu lam thẫm, thêu hoa sen vàng nhưng không có hình rồng và văn thuỷ ba.

Hài cũng tương tự như trên. Hài của nhà vua dùng trong lễ Tế giao thì thật đặc biệt. Hài dệt bằng tơ màu đen, thêu rồng mây, lan đằng, ngọn lửa và hồi văn kim tuyến có đính hạt cườm. Trên hài còn gắn các hạt trân châu, san hô nhỏ và đính ba chiếc châu vàng, mỗi chiếc có khảm một hạt ngọc hoả tề và hai viên kim cương. Khi đi cày ruộng trong lễ Tịch điền, lẽ thường, người ta phải đi chân đất xuống ruộng nhưng vì đó là vua nên ngài vẫn “ngự” một đội ủng màu đen, có điểm xuyết những hoa văn bằng vàng, bên trong ủng lót tơ có thêu màu đỏ. Thật là sang trọng hết chỗ nói. Trong lễ duyệt binh, vua đi hài dệt tơ màu đen khâu lẫn với tơ bóng màu vàng, bên trong lót tơ bóng có hoa màu đỏ.



Các nguồn tư liệu ảnh, tư liệu viết về triều Nguyễn cũng cho thấy, trang phục của vua mặc trong các nghi lễ có những quy định chuẩn riêng biệt từ chất liệu, màu sắc, đề tài trang trí và cả tên gọi. Mỗi loại trang phục của nhà vua mặc được trang trí đều mang ý nghĩa riêng, nhưng đều không nằm ngoài việc biểu hiện điển chương, điển chế và thể hiện uy phong vương quyền theo quan niệm bấy giờ. Mỗi loại trang phục của nhà vua mặc được trang trí đều mang ý nghĩa riêng, nhưng đều không nằm ngoài việc biểu hiện điển chương, điển chế và thể hiện uy phong vương quyền theo quan niệm bấy giờ.

Trên hết, mỗi bộ trang phục của các vua nhà Nguyễn còn là một tác phẩm nghệ thuật. Đó là sự kết hợp của nghệ thuật may, thêu, hội hoạ với nghề kim hoàn. Qua đó, giúp người đời sau hiểu thêm về một triều đại đã qua, về đời sống cung đình nhà Nguyễn. Hy vọng một ngày không xa, những gì chúng ta tìm hiểu qua tư liệu ảnh, tư liệu sử sách sẽ được hiện thực hoá qua việc phục chế những y phục cung đình để mọi người có thể hình dung và nhận thức đầy đủ hơn về giá trị vật chất và phi vật thể trên đất cố đô.

Thông tin thêm:

+ Những báu vật ngự phục triều Nguyễn được trưng bày ở Tả Vu (Đại nội Huế) và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (3 Lê Trực, Thành phố Huế).

+ Những trích dẫn trong bài chủ yếu được sử dụng từ các tài liệu: Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ; Quốc Sử Quán triều Nguyễn,Đại Nam thực lục; Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, tập V, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản, 2007…


Bổ tử trên phẩm phục quan triều Nguyễn
Triều Nguyễn - Triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, đã tồn tại trong suốt 143 năm (1802 - 1945) với 13 đời vua Nguyễn. Vào đầu thời Nguyễn, trang phục của vua quan đã được qui định tỉ mỉ, nghiêm ngặt như những triều đại phong kiến trước đây và đặt dưới sự quản lý của Bộ lễ.

Vua Gia Long lên ngôi năm 1802, tiếp sau là vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… trang phục của các vua, các hoàng thân, hoàng tử, các quan văn võ có nhiều loại mũ, áo, xiêm, đai, hia, bổ tử… được sử dụng trong các dịp nghi lễ khác nhau đều phải theo qui định.
Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến một chi tiết trên phẩm phục của quan văn, quan võ triều Nguyễn, đó là: bổ tử.

Bổ tử (hay còn gọi là bố tử) là tấm vải hình vuông được đính ở ngực và lưng áo trên phẩm phục của các quan trong triều thời phong kiến Việt Nam và một số các nước như: Trung Hoa, Triều Tiên. Trước thế kỷ 16, tấm vải vuông này còn gọi là hung bối và hoa dạng. Bổ tử thường làm bằng chất liệu vải thêu tương ứng với cấp hiệu phẩm hàm của vị quan. Ở nước ta, triều đình nhà Hậu Lê bắt đầu dùng bổ tử, dưới triều vua Lê Thánh Tông năm 1471.

Đến triều Nguyễn, từ đời vua Gia Long, bổ tử cũng có qui định như sau:

Phẩm phục thường triều quan văn: từ trên nhất phẩm đến chánh tam phẩm, tòng tam phẩm, bổ tử nền vàng thêu tiên hạc. Từ chánh tứ phẩm, tòng tứ phẩm đến chánh, tòng lục phẩm, bổ tử nền đỏ, thêu chim công (chánh, tòng tứ phẩm), thêu vân nhạn (chánh, tòng ngũ phẩm), thêu bạch nhàn (chánh, tòng lục phẩm). Chánh thất phẩm, tòng thất phẩm đến chánh cửu phẩm, tòng cửu phẩm, bổ tử bậc chánh nền đỏ, bậc tòng nền xanh. Chánh, tòng thất phẩm thêu hình con cò; chánh bát phẩm con kê xích; chánh cửu phẩm thêu chim liêu, chim thuần.

Phẩm phục thường triều quan võ: trên nhất phẩm đến chánh tam phẩm, tòng tam phẩm, bổ tử nền kim tuyến, thêu kỳ lân (trên nhất phẩm và chánh, tòng nhất phẩm), chánh, tòng nhị phẩm thêu bạch trạch, sư tử (chánh, tòng tam phẩm). Từ chánh tứ phẩm, tòng tứ phẩm, bổ tử thêu hình hổ (chánh, tòng tứ phẩm), báo vằn (chánh, tòng ngũ phẩm), gấu (chánh, tòng lục phẩm). Từ chánh thất phẩm đến chánh, tòng cửu phẩm, bổ tử nền xanh, thêu beo (chánh, tòng thất phẩm), tê ngưu (chánh, tòng cửu phẩm).

Nhưng sang đến đời vua Minh Mạng, phẩm phục các quan không có bổ tử.

Đến đời vua Thiệu trị (1841 - 1847), qui định về bổ tử phẩm phục quan văn: quan nhất, nhị phẩm thêu hình con tiên hạc; quan tam phẩm thêu hình con cẩm kê; quan tứ phẩm thêu hình con khổng tước (con công); quan ngũ phẩm thêu hình con vân nhạn; quan lục phẩm thêu hình con bạch nhàn; quan nhất phẩm thêu hình con lộ tử (con cò); quan bát phẩm thêu hình con kê xích; quan cửu phẩm thêu hình con liêu thuần (chim cút).

Bổ tử phẩm phục quan võ: quan nhất phẩm thêu hình con kỳ lân; quan nhị phẩm thêu hình con bạch trạch; quan tam phẩm thêu hình con sư tử; quan tứ phẩm thêu hình con hổ; quan ngũ phẩm thêu hình con văn bưu; quan lục phẩm thêu hình con hùng; quan thất phẩm thêu hình con bưu (con cọp nhỏ); quan bát phẩm thêu hình con hải mã; quan cửu phẩm thêu hình con tê ngưu (tê giác).

Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện nay đang lưu giữ khoảng 50 tấm bổ tử trên phẩm phục của quan triều Nguyễn. Số lượng này bao gồm cả bổ tử quan văn và bổ tử quan võ, phần lớn đã bong khỏi phẩm phục chỉ còn lại bổ tử, số bổ tử còn lại đính trên phẩm phục khoảng 15 tấm.

Sưu tập bổ tử này cùng với sưu tập trang phục triều Nguyễn đang được các cán bộ phòng Quản lý hiện vật, Bảo tàng Lịch sử quốc gia giám định, nghiên cứu, bổ sung thông tin cho đầy đủ, để phát huy giá trị của sưu tập như: phục vụ công tác trưng bày, in thành ấn phẩm giới thiệu sưu tập... giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về các vấn đề lịch sử, văn hóa, cũng như các qui định về trang phục của triều đình nhà Nguyễn.

Giới thiệu một số tấm bổ tử trong sưu tập hiện đang được lưu giữ tại BTLSQG:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1350
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi NTL »

*

Wow... bác NH.
Cám ơn nhiều lắm ha. Đọc bài ni rồi mới thấy chuyện cắt may của đám ngự thợ thiệt là nhiêu khê dzắc dzối quá mạng. Thảo nào ông ngự thợ trong phim chẳng từ chối lời yêu cầu của hoàng hậu nhí.

Đọc một chập rồi nghiền ngẫm lung, Lú tui ngờ rằng... cái áo bị cháy nọ hổng phải long bào, hoàng bào, hồng bào (bận hồng bào đậng đi cày ruộng, ngộ hông), tui hồ nghi chiếc áo nọ ngài ngự bận trong lễ Tế Giao - vì có chữ tế nên tui đoán là lễ tế đất trời cầu xin mưa thuận gió hoà chi đó -

Nhờ đọc rồi mới biết xiêm là đồ lót tức undewear, mới biết cái vòng đám đực rựa đeo ngay hông bên ngoài áo là cái đai.
Thời nay thì các đấng anh hùng nọ hổng đeo đai nữa nhưng thắt ceinture tức chiếc dây nịt.
Đâu bác NH ngó dùm coi cái đai nọ đeo cách nào mà đám vua quan nớ giữ đậng trên người hông rớt, thì thấy mấy ông xốc xốc cái đai nhưng hổng biết nó dính dzô áo cách nào nữa lân ?

Nói nào ngay, chuyện triều phục ngự phục của vua quan nhà Nguyễn nghe ngất ngư luôn. Dĩ nhiên hổng tưởng tuợng ra được, nhưng chữ nghĩa hán việt đzăng chương thi phú tới đầy nhạc tánh, xôm tụ quá trời luôn !

Bà chủ...
Tui đang nóng lòng đọc tiếp chuyện ma của bà đây, hổng biết rồi kép thư sanh nọ có chết vì tình không, còn bằng như cứu thì cứu cách nào, có lẽ con ma phải hy sanh đậng cứu người yêu chăng, hay là sẽ có phép lạ kiểu Bích Câu Kỳ Ngộ (tui cũng hổng nhớ truyện ma ni nó ra sao nữa lận). Mà thôi hổng hối để dịch dả thủng thẳng từ từ, hối quá sanh stress hổng tốt.

*
Hình ảnh
Tiếp chuyện Royal Tailor heng.

Tình yêu đôi lứa trong Royal Tailor là tình vô vọng.
Tình trong trắng của hoàng hậu nhí với vua nhí thuở ban đầu.
Tình "tuy xác thịt nhưng chưa chắc đã thấp hèn" của nữ chủ nhơn kỹ viện với lãng tử.
Tình thánh hóa giữa lãng tử và thần tượng.
Tình vua tôi (hay lòng trung) của quan tể tướng với ngài ngự.v.v..
Chúng là loại tình cảm positive (chưa tìm ra chữ chánh xác heng), nhưng do vô vọng nên rồi... bù trất !

Có tình yêu thì cũng có tình ghét, tình hận là loại tình cảm negative :
Tình yêu nghề, quá lớn, của hai đồng nghiệp, tuy cùng nhìn về một hướng (hướng áo quần) nhưng lại là mầm mống của dố kỹ ganh ghét, nảy sanh tranh chấp, dẫn đến tình huống đau buồn cho cả đôi bên.
Một loại tình nữa chưa biết xếp vào hạng nào, bị nó thập phần psycho-philo, nó hạ thấp self-esteem, dẫn đến những hành động vô lối trước đó, và vô nhơn sau này của bực thiên tử !

Royal Tailor ngoài góc quay, màu sắc, trang phục bắt mắt, còn thì chẳng có gì nữa để bàn, trừ đoạn kết u hoài, với cái chết của gã dân thợ và toàn gia đình tể tướng (chu di toàn gia, chưa chừng còn tam tộc nữa lận).

Sau khi may xong chiếc áo "tế giao" cho thánh thượng thì DT được hoàng hậu tặng cây trâm vàng - để nó tặng lợi cho người nó yêu -
Rồi khi từ giã ra đi (để mơ những giấc mơ khác), lãng tử đã gởi trâm ấy cho hoàng hậu.
Tui ngò rằng... chính cây trầm ni đã dẫn DT ra pháp trường đậng chết chung với toàn gia đình ngài tể tướng : Cây trâm cài trên tóc hoàng hậu đã gợi mối hận lòng của đấng quân vương chuyện ông không hề thụ đấc bất cứ gì cho dù là thiên tử !
Tội nghiệp quan tể tướng tôi trung thiệt thà, nghĩ chi nói nấy không lường hậu quả. Khi huỵch toẹc thân thế thấp hèn của thánh thượng là ông đã tự ký cho mình cái án tử, liên luỵ gia đình lẫn hai ông thợ may cắt.

Nhưng người đáng thương nhứt hẳn phải là ngự thợ. Thỉnh khổng thinh không bị lôi kéo vào cuộc trả thù.
Vua mà thù thì chỉ có chết ! Chết liền như tể tướng và lãng tử DT, chết lần mòn như hoàng hậu và thủ kho ngự thợ.
Thánh thượng tương kế tựu kế trừ khử cái gai tể tướng trước mắt, ngự thợ thinh không bị kéo vào.
Nhưng rồi... NT đã trái lệnh vua cốt để cứu DT : ông phủ nhận chữ ký trên áo ngoài đã đành (vì thiệt là không có) nhưng ông còn cả gan phủ nhận luôn chữ ký của áo trong (có và có thiệt). Xui cái... bà hoàng hậu lại ấm ớ vạch nó ra, chưa kể là bà còn cả gan than trách chồng và... teng teng teng tèng... cài chiếc trâm của lãng tử tặng (lại) trước đó. Không rõ rồi số phận bà sẽ ra sao ?

Xen gần cuối - khúc ngự thợ thảy vào lửa đống xiêm y của dân thợ, rồi tìm ra chiếc áo DT hứa may tặng cho mình (bận trong ngày được cất nhắc lên hàng quí tộc) - thiệt là một xen ảm đạm u buồn. Tiếp theo đó là xen chót, cảnh ngự thợ quì gối trong sân nhà chờ lệnh thánh chủa gọi vào triều và chờ trong vô vọng, khi tuyết đầu mùa bắt đầu rơi.
Phim chấm dứt bằng tiếng thở dài, thê lương ngậm ngùi trong vô vọng tương lai.

Chấm hết.

*

TB:
Bác NH.
Xen đo áo làm tui nhớ tới phim the horses whisperer mà bác nhắc tới đó. Đây là cảnh hai nhơn vật chánh nhảy với nhau trong ngày hội lễ, thiệt là một món ăn mặn, sương sương thôi nhưng vẫn là món mặn, còn trong Royal Tailor thì nó thành món chay bác ơi. Dòm chán quá chán. Chưa kể là nó vô lý, vì rằng nếu đo áo quần vậy thì DT chỉ việc đứng đó chỉ cho bà lady in waiting là xong, mắc mớ chi phải đóng cửa hai người với nhau cho sanh tội. Phim á châu cứ vô lý kỳ cục vậy đó bác.

Thiệt ra nhớ coi phim mới kiếm đọc lịch sử đại hàn. Mới biết chuyện hễ vua chết thì toàn nước phải để tang 3 năm. Và trên nữa mới thấy cái lớn lối của Thiên triều Trung Hoa : Bắt vua quan chư hầu phải tế vái đám mũ nón tượng trưng đật trên ngai vàng. Đúng là thân phận nhược tiểu !
Make the long story... short !
Ngoc Han
Bài viết: 1588
Ngày tham gia: Thứ tư 20/05/15 14:24

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Ngoc Han »

Chị Lú xi
Về "Áo mũ cân đai" cuả các quan chắc phải bỏ ra cả ngày để đọc, nên chỉ copy ngắn gọn. Về cách may làm sao cho đai dính vào thì không biết ngự thợ làm sao?

I - ÂN TỨ TRƯỚC THỜI NGUYỄN
- NHÀ TRẦN
1304 Cho ba người đỗ đầu (Tam khôi) ra cửa Long-môn Phượng thành đi chơi đường phố 3 ngày.

1374 Cho các Tân khoa ăn yến và áo xấp, dẫn ba người đỗ đầu đi chơi phố 3 ngày (10).

- NHÀ LÊ

1442 Ngày 3/3 xướng danh, yết bảng, ban tước trật, mũ áo, yến Quỳnh-lâm, cho ngựa đưa về.

4/3 Trạng nguyên Nguyễn Trực dâng biểu tạ ơn.

9/3 Bái yết Thánh thượng để vinh quy.

1481 Tháng 5 xướng danh. Lại bộ ban ân mệnh, Lễ bộ mang bảng vàng nổi âm nhạc, rước ra ngoài cửa Ðông hoa. Mã-cứu-ty (Ty nuôi ngựa) kén ngựa tốt đưa Trạng-nguyên về nhà.

1493 Ngày 8/5 truyền lô. Lễ bộ rước bảng vàng ra yết ngoài cửa Ðông-hoa.

27/5 ban mũ áo

28/5 ban yến.

* Ðiển lệ ban mũ áo định từ đời Hồng-đức, các đời sau dùng theo : Mũ và đai ban ở ngoài cửa Ðoan-môn, hoa bạc ban ở công đường Lễ bộ.

Mũ : Tam khôi và Hoàng giáp mỗi người một mũ phác đầu có hai cánh, lá đề "Tam sơn" bằng thau ;

Ðồng Tiến sĩ mũ cũng thế, chỉ kém hai cánh. Trước kia mũ Ðồng Tiến sĩ không có tai mà có đuôi, có ý phân biệt rõ quá khiến những người đỗ Phụ bảng hổ thẹn, có người đến chết. Vua bèn sai bỏ cái đuôi đi, chỉ phân biệt ở chỗ không có cánh.

Áo và Ðai : Ðai của Trạng nguyên bịt bạc nặng một dật (tức "nén" = 10 lạng), làm bằng gỗ tốc hương bọc lụa mầu tím than, hoa bạc một cây 9 cành nặng 9 đồng cân ; đai của Bảng nhãn bịt bạc nặng 8 lạng làm bằng gỗ tốc hương bọc lụa mầu tím than, hoa bạc một cây 8 cành nặng 8 đồng cân ; đai của Thám hoa bịt bạc nặng 8 lạng làm bằng gỗ tốc hương bọc lụa mầu tím than, hoa bạc một cây 7 cành nặng 7 đồng cân.

Áo chầu đều bằng lụa đoạn huyền hoa liên vân.

- Ðai của Hoàng giáp bịt thau, làm bằng gỗ tốc hương bọc lụa mầu tím than, hoa bạc một cây 6 cành nặng 6 đồng cân ; đai của Ðồng Tiến sĩ bịt thau làm bằng sừng trâu bọc lụa mầu tím than, hoa bạc một cây 5 cành nặng 5 đồng cân.

Áo chầu đều dùng ô sa (11).

- NHÀ MẠC

- 1529 Minh-đức 3 (Mạc Ðăng Dung) :

24/2 Truyền lô ở điện Kính-thiên, bộ Lễ mang bảng vàng treo ở cửa nhà Thái học. Hôm đó cấp tiền bạc theo thứ bậc.

27/2 ban áo mũ, xiêm đai hơn hẳn lệ thường.

28/2 ban yến tại Lễ bộ.

7/3 cho vinh quy, ban tiền theo thứ bậc. Sai Từ thần soạn văn bia, Ðông quan (bộ Công) khắc bia đá.

- 1595 Thi Ðông các, ban mũ áo như Tam khôi ở ngoài cửa Ðông-môn :

Mũ phác đầu như nhau.

Ðai bịt bạc và một cành hoa bạc.

Áo chầu cho người đỗ Trạng nguyên bằng đoạn mầu quan lục ; áo cho người đỗ số 2 và số 3 mầu huyền.

- NHÀ LÊ TRUNG HƯNG

1652 8/5 Xướng danh ở cửa điện Kính-thiên, Lễ bộ khiêng bảng vàng treo trước cửa nhà Thái học, có trống nhạc dẫn đường.

3/7 Lại bộ ban ân mệnh ngoài cửa Ðoan-môn, ban áo mão, cân đai, lại cho dự yến tiệc, nghe ca nhạc.

7/7 Lạy từ Thánh thượng vinh quy về làng.

1670 Gọi loa xướng danh, yết bảng ngoài cửa nhà Thái học. Ban ơn theo lệ cũ : áo mão, cân đai, cấp thẻ phát bạc, dự yến Quỳnh-lâm.

1673 Ngày 22/12 xướng danh, Lệ bộ khiêng bảng vàng treo ở cửa nhà Thái học.

Tháng giêng, theo lệ cũ, ban cho chữ "Khoa" để nêu sự khác thường. Cấp phát tiền kho, mũ áo, cân đai, dự yến Quỳnh-lâm.

1683 Thi Ðình xướng danh, treo bảng trước cửa nhà Quốc học rồi thưởng cành hoa bạc, ban áo xanh, đai mão, yến Quỳnh-lâm (12).

1697 Bảng vàng treo ở cửa nhà Thái học.

Quán Ðăng doanh = nhà để tiếp đãi tiến sĩ tân khoa.

Ðình Hàm tượng = lâu đài để tiếp Tiến sĩ tân khoa.

1736 Trịnh Giang cho :

Tiến sĩ được cấp tùy hành dân xã 35 người

Hoàng giáp được cấp 40 người

Thám hoa được 45 ngưới

Bảng nhãn được 50 người

Trạng nguyên được 55 người. (13)

1766 Ngô Thì Sĩ đỗ đầu, được Chúa ban bài thơ, ngày vinh quy cho lính, voi tiễn về làng. Tĩnh quốc công Trịnh Sâm cũng cho một bài thơ (14).

1781 Hoàng Quốc Trân có anh đỗ thi Hương được thêm hai biển : Giáo tử đăng khoa (Dậy con đỗ đạt) và Song thân cụ khánh (Cha mẹ còn khoẻ mạnh cả) (15).

1787 Chiêu Thống định chức vụ bộ Hộ về ứng chế thi Ðình :

- lệ cho ăn yến thì Lễ bộ làm bản kê đưa sang, chiếu phát tiền công, tiền gạo muối, giao cho Thái quan và Lương uẩn làm;

- về mũ áo, xiêm đai, cành hoa ban cho các Tiến sĩ thì quan Lễ bộ tư sang Công bộ lĩnh tiền ở bộ Hộ chiểu lệ mà làm ;

- Lễ bộ tư sang Công bộ lĩnh tiền công ở Hộ bộ làm bảng vàng, hòm gỗ giao cho nha môn phụ trách phụng hành (16).

I I - ÂN TỨ THỜI NGUYỄN
1822 Sau khi ra bảng hai ngày, đãi yến ở công đường bộ Lễ. Ngày ban yến ai trúng Nhất giáp thì ban trâm và hoa bằng bạc mạ vàng. Các quan Giám thí, Ðộc quyển, Thu quyển, Kiểm duyệt quyển, Kinh dẫn Cống sĩ, Truyền lô, Tuần la kiêm Hộ bảng, Ấn quyển, Chia cấp quyển kiêm biên chép cùng các Tiến sĩ mới mỗi viên được một trâm và một hoa bạc, những người giúp việc như Di phong, Thu chưởng... mỗi viên một trâm và một hoa lụa.
Hôm sau Tiến sĩ dâng biểu tạ ơn trước điện Kiền-nguyên và đến Quốc tử giám làm lễ Thích điện (lễ Khổng Tử).

Cho về vinh quy hai tháng, cấp cờ biển và gia ân cho ngựa trạm đưa về. Lại sai dựng bia ở Văn miếu (Thăng-long). Lấy làm lệ về sau (17).

1835 Ðịnh lại lệ thưởng cấp trâm hoa : ai đỗ Ðệ Nhất giáp thì thưởng trâm bạc mạ vàng, đỗ Ðệ Nhị, Ðệ Tam giáp đổi thưởng trâm bạc. Quan trường trước thưởng trâm bạc nay đổi ra trâm bạc mạ vàng, những người phụ giúp trước thưởng trâm mầu nay đổi ra trâm bạc nhỏ.

1838 Dụ rằng :"Xưa đỗ Tiến sĩ, nhà Tống có lệ ban yến ở vườn Quỳnh-lâm (phủ Khai-phong), nhà Minh, nhà Thanh đãi ở bộ Lễ. Nước ta từ trước theo lệ nhà Minh, nhà Thanh, cho những người Trúng cách ăn yến ở bộ Lễ, duy người trúng tuyển Ðình đối cho ăn yến trong vườn Thượng uyển để tỏ ơn long trọng hơn. Chuẩn cho bắt đầu từ khoa này cho Tân khoa Tiến sĩ ăn yến ở vườn Thư-quang, gọi là "Bữa yến Thư-quang", lấy nghĩa "Thư" là thư thả phát triển tài năng, "quang" là sáng tỏ, mở đường cho văn trị.

Tiến sĩ mới lĩnh yến xong cho mỗi người một con ngựa Thượng tứ đi xem hoa vườn Thượng uyển. Bộ Lễ mặc phẩm phục dẫn đi trước, biền binh che lọng đi theo từ cửa Ðông đi ra khắp các đường phố, xem hoa. Lệ Tiến sĩ cư"i ngựa xem hoa từ đấy (18).

- Ðịnh lại lệ ban mũ áo Tiến sĩ :

Trạng nguyên, theo lệ cũ, được mũ áo hàng lục phẩm ;

Từ Bảng nhãn xuống đến Tam giáp Tiến sĩ đều được :

1 mũ sa trước và sau có một bông hoa bạc ;
1 áo bào bằng đoạn trơn mầu quan lục, bổ tử nền đỏ thêu mây ngũ sắc ;
1 xiêm bằng sa nam, hai bên nền đỏ, nẹp thêu mây ngũ sắc ;
1 đai bằng sừng bịt đồng ;
Khăn bịt đầu ;
Hia, tất (19).
1841 Khoa này vì có tang (vua Minh-Mệnh băng hà), ban bạc thay yến. Lễ Truyền lô, cuộc xem hoa đều đình. Trước một ngày các Tiến sĩ vào lễ bàn thờ Tiên đế, hôm sau lạy tạ Vua ở tiền điện.
- Ðịnh lại lệ mũ áo Tiến sĩ (20) :

Trạng nguyên : mũ kết bằng tóc, mặt trước đính hoa bằng vàng, mặt sau đính hoa bạc, một cái cầu bằng bạc, hai cánh chuồn viền bạc ; áo bào bằng đoạn bát ty dệt hoa mầu lục ; đai bằng đoạn mầu đỏ thẫm, mặt trước dát một miếng bằng bạc mạ vàng, hai miếng đằng sau bọc bạc, trên mặt khảm đồi mồi, còn bẩy miếng nữa bọc đồng mặt dát bằng sừng đen ; xiêm bằng sa đoạn dệt hoa mầu lam ; bổ tử nền lụa đỏ thêu chim bằng trắng ; hia, tất, hốt gỗ.

(...)

Tam giáp : mũ bằng tóc, hai hoa đều bằng bạc, cánh chuồn không viền ; bổ tử thêu con cò ; đai 3 miếng bằng bạc dát sừng đen, bẩy miếng bọc đồng...

1843 Sau lễ Truyền lô, hôm sau ban yến ở vườn Thường-mậu (lệ cũ ban yến cho Tiến sĩ mới ở vườn Thư-quang).

Cho người đỗ Nhất giáp : trâm hoa mạ vàng, cho cư"i ngựa về vinh quy. Thành lệ vĩnh viễn.

1847 Ðịnh lại lệ Tiến sĩ mới đỗ làm biểu tạ. Lệ cũ hội họp tập tấu của Tiến sĩ tạ ân đều do bộ trình tiến. Khoa này chuẩn cho đều phải làm biểu tạ dâng lên trần tình để xem học thuật thế nào. Do bộ dẫn đến sân rồng chiêm bái.

- Ðịnh lại kiểu mẫu bổ tử cho ba giáp :

Nhất giáp thêu con hạc và đám mây ;
Nhị giáp thêu con chim ở nước mầu trắng ;
Tam giáp thêu cò hay chim ở nước (21).
1856 Ðịnh lại lệ ban mũ áo hoa trâm thi Ðiện. Lệ cũ Tiến sĩ Nhất giáp mỗi viên được một cành trâm nhỏ bằng bạc nặng 6 đồng cân, mạ thêm 4 phân vàng 10 tuổi. Trang sức vào mũ Ðệ Nhất danh thì vừa vàng vừa bạc xen lẫn, Ðệ Nhị, Ðệ Tam danh thì đóa hoa đằng trước mũ bằng bạc nặng 1 đồng cân 5 phân, mạ thêm 2 phân vàng 10 tuổi.
Từ nay :
Phàm cành hoa trâm lớn, cánh hoa đổi dùng vàng 7 tuổi, mỗi cánh nặng 6 đồng cân ;
Cành hoa trâm nhỏ cánh bằng vàng 7 tuổi, mỗi cánh nặng 1 đồng cân, cành bằng bạc nặng 4 đồng cân.

Mũ : hoa đằng trước, vàng 7 tuổi, mỗi cánh 1 đồng cân (22).

1877 Các Tiến sĩ Tân khoa lĩnh mũ áo rồi cư"i ngựa đi thăm vườn Tịnh-tâm (23).

1901 Chủ khảo Cao Xuân Dục xin cho Phó bảng cũng được ban mũ áo như Tiến sĩ. Vua y.

1910 Bộ Học xin cho Phó bảng cũng được dự yến như Tiến sĩ.
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20285
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

Re: MN Auditorium.

Bài viết bởi Hoàng Vân »

NTL đã viết:*...
Nói nào ngay, chuyện triều phục ngự phục của vua quan nhà Nguyễn nghe ngất ngư luôn. Dĩ nhiên hổng tưởng tuợng ra được, nhưng chữ nghĩa hán việt đzăng chương thi phú tới đầy nhạc tánh, xôm tụ quá trời luôn !
...
          
.. :flower: .. mời các anh chị, các bạn qua đây xem thêm về lễ phục Việt .. :pntfngrri: Lễ phục Việt Nam một thời: Áo dài

:flwrhrts:

          
Trả lời

Quay về “Giải trí”