*
T.T.T.T.
(t.t)
Part 12.
Nhắc lợi rằng....
1.
Thuỳ tiên tazetta division 8 thích hạp nhứt để trồng chơi trong nhà.
Tất cả đều cần ngủ, nhưng không ngủ dài - trừ thủy tiên tàu
Narcissus orientalis và paperwhite
Narcissus papyraceus không cần ngủ -
(điều dễ nhức đầu : có khi tất cả tazetta đều được gọi chung là paperwhire ráo, đậc biệt là những tazetta có đĩa hoa trắng)
2.
Tazetta chịu lạnh yếu, thích ấm.
Thời gian từ khi vùi củ hoa xuống đất tới khi ra hoa - bao gồm mọc rễ, đi ngủ, rồi thức giấc, mọc mầm và nở hoa - thay đổi ngắn dài tuỳ loại tazetta.
Ngắn : 5-7 tuần (papyraceus và orientalis), dài : 12 - 16 tuần.
Tazetta cho hoa chùm nên đẹp hơn thành dễ được ưa chuộng hơn các loại thuỳ tiên cho hoa lẻ.
3.
Thuỷ tiên trồng đất thì hoa bền, mùa hoa dài hơn thuỷ tiên trồng nước.
Tazetta khi ép sẽ ra hoa sớm hơn thời hạn.
Ép làm củ hoa yếu đi, độ lớn cả hoa lẫn lá sẽ giảm và thời gian ra hoa cũng ngắn lại.
Củ hoa ép rồi trồng vào đất, sau mùa hoa, nếu boost đúng cách vẫn có thể dùng lại.
Thuỷ tiên trồng nước (ép hay không) thường không sống sót tới mùa sau. Nếu bị ép rồi mà còn bị gọt ngâm nước nữa thì chết chắc (như chậu thuỷ tiên của anh tư kìa)
*
Sau đây là phần thực hành... miệng.

Củ thuỷ tiên cắt dọc.
Nhìn vào hình ta thấy các lớp mày bẹ bao quanh một trung tâm kêu bằng lõi. Trong lõi có chồi mầm lá (phát triển thành lá) và chồi mầm hoa (phát triển thành stem hoa và chùm hoa). Cả chồi lá lẫn chồi hoa đều được bao trong một màng bọc, mỏng và nhớt.
Phần chân là nền củ, basal plate - hình trên gọi là stem - chỗ mày bẹ bám và mọc lên. Dưới basal plate là rễ (trổ xuống dưới, dĩ nhiên)
Ngay trên basal plate này đây, trong giữa các mày bẹ, thướng phát triển những chồi con (vegetation reproduction) sau thành củ con. Khi củ con lớn đủ, chúng sẽ có chồi lá trước rồi chồi hoa sau, để trở thành củ mẹ.
Nhắc lợi rằng : củ thuỷ tiên ngủ đủ sẽ trưởng thành với chồi mầm và phát triển tới mùa hoa. Chưa lớn, các củ con có thể chỉ ra mầm lá, chưa ra mầm hoa, nên thường bị đẹt, và bị người gọt vứt bỏ.
*
Để tự nhiên trong đất, mày bẹ sẽ nuôi chồi mầm, để chồi lá chồi hoa cựa mình vươn ra khỏi đất và trổ hoa.
Lớp bẹ ngoài cùng của củ bao giờ cũng khô đi, mỏng lại và xậm màu xuống, thành vỏ (vỏ hành vỏ tỏi...).
Trồng trong chậu đất, nghĩa là úp phần basal plate xuống đất, lớp vỏ này nên giữ lại để che chở cho củ hoa đừng bị côn trùng hay vi sanh vật tấn công, nó còn che chở cho các mày bẹ khác bên trong đừng khô héo do phơi ra ngoài không khí.
Khi ngâm trồng trong nước, vì lý do an toàn vệ sanh cho củ hoa, và còn vì lý do thẩm mỹ, lớp vỏ nên bị lột đi, basal plate còn được rửa sạch hết bụi đất trước khi đổ nước sấp sấp. Và do mất lớp mày vỏ, để giữ cho củ hoa trắng, thường người ta dùng bông gòn hay vải mùng bao củ hoa lại và giữ cho đủ ẩm.
Gọt thuỷ tiên là dọn chổ trống, cho mầm lá mầm hoa chui ra khỏi đám mày bẹ bao quanh chúng, cho chúng chào đời sớm để dễ uốn nắn theo kiểu.... dạy vợ từ thiở bơ vơ mới về (vừa đón dâu về thì cô dâu bị má chồng và đám em chồng xúm vào dợt cho một trận bí tỉ)
Khi chồi lá chồi hoa được mở ra, tách ra (khỏi đám mày bẹ và cả màng bọc - mỏng và nhớt đã nói trên kia ) thì người gọt bèn cắt xén để tạo dáng cho cả lá lẩn stem hoa. Gọt có thể chỉ là xẻ dọc củ hoa để mở bẹ ra, hoậc có thể invasive cắt bỏ hẳn nữa phần cũ hoa
Lá lẫn stem hoa sau khi tách ra rồi, nếu để tự nhiên chúng sẽ mọc hướng lên, cái kiểu... vươn tới mật trời. Rồi người gọt mới nhúng tay vào để sửa thế cho hoa cho lá. Đây là kiểu gọt sương sương, cốt sao cho lá cho stem hoa đi theo hay bao quanh trục chánh nhắm tới. Vì rằng... nếu cứ để chúng luông tuồng thì còn đâu nữa cái thẩm mỹ nghệ thuật. Nên người ta mới đụng chạm để đám lá nghiêng ra nghiêng vô đúng thế chọn. Nguyên tắc chánh : đụng bên nào, nghiêng bên đó.
Gọt tới nơi tới chốn là loại gọt thứ thiệt, y chang mấy bà nội trợ chẻ hành lá mần màn trang hoàng thức ăn bày trên đĩa.
Chẻ hành lá chắc là ai cũng biết dzồi hở, nếu chưa biết thì làm thử cho biết, đậng còn áp dụng vào chẻ lá thuỷ tiên.
Lá hành tròn và cứng, được các bà nội trợ khéo chẻ hai chẻ ba chẻ bốn, chẻ ngắn chẻ dài tuỳ kiểu, xong ngâm vào nước lạnh để lá xoắn lợi. Chẻ lá hành mà hổng ngâm thì cũng như không, thà là đừng chẻ.
Lá thuỷ tiên cũng y chang lá hành vậy. Muốn cong tới đâu cứ cầm dao cắt dọc theo lá (rồi vứt bỏ) từ phần ba tới phân nửa lá.
Chẻ ngắn lá cong sương sương, chẻ nhiều lá cong khẳm, còn bằng như muốn lá xoắn vòng thì chẻ lá luôn tới chân lá gần basal plate.
Stem hoa thì không chẻ thế được, stem chẻ rồi yếu đi, không đỡ nổi chùm hoa sau đó, và dễ dàng cụp gãy - chưa kể có khi stem hoa được dùng làm trục chánh của giò hoa. Trục gãy là giò hoa hỏng.
Để stem hoa nghiêng cong uốn lượn chi đó, người thợ gọt thường cạo (kêu là gãi) vào stem.
Cao bên nào stem nghiêng bên nấy. Cạo trên cao, nghiêng trên cao. Cạo xuống thấp sẽ nghiêng dưới thấp (ông Bùi Xuân Phác thì biểu dùng dao nhấn vào stem, nhấn khúc nào stem nghiêng khúc nớ, nhấn nhiều khúc, nghiêng nhiều khúc).
Bóc gọt xén nhấn chi, sau cùng củ hoa cũng phải được ngâm vào nước lạnh y chang như chẻ hành.
Ngâm úp rồi ngâm ngửa, rồi úp rồi ngửa, liên tục trong 2-3 ngày. Trong 2-3 ngày này phải thay nước đều, 2-3 lần mỗi bữa, để củ hoa ra hết nhớt và tạo dáng cho lá cho cành hoa (đã bị chẻ bị gọt). Khi nhớt đã ra hết, các vết cắt liền lại thì củ hoa được mang đặt vào chậu chứa, nước đổ sấp sấp (tới basal plate) và nhớ bọc gốc củ với bông gòn hay vải mùng (như đã nói trên kia)
Gọt không phải một lần là có thể ưng ý ngay được, nên dzồi sau đó người gọt còn phải sửa tới sửa lui 1-2 bận, có khi 3-4 bận nữa cà. Mỗii lần sau khi sửa như vậy, có thể còn phải ngâm thuỷ tiên thêm để tạo đúng dáng mong muốn. Khi đám lá hay stem hoa đã lớn, nhứt là hoa đã trỉu cành rồi là đời hoa sắp bế mạc, sửa chi nữa cho mất thì giờ !
Thuỷ tiên nếu muốn chơi cả rễ, thì thường được đật trong chậu hay ly thuỷ tinh cao, để rễ thuỷ tiên có đủ chỗ phát triển.
(kim ơi kim, rễ dài là do có chỗ, rễ thuỷ tiên chỉ cần nước và chỗ thôi, cấm chỉ không tưới gì ráo ngoài... rượu)
Chừ đi ngủ, mơi tán tiếp sang part 13, 14, 15, 16... heng.
A Nghi cứ thong thả chờ đó.
______________________________________________________________________________
2016/03/23.
Part 13
(wow... my lucky number).
Hội thuỷ tiên làng Nam mới thành lập. Hội viên đã lèo tèo lại hổng có miếng kinh nghiệm lận lưng - chưa kể còn có thành viên nhứt định yêu hoa tình chân platonic -
Lợi thế duy nhứt là... đấu xảo bằng hình, hình chụp khi mô cũng mang lên đấu tất, hổng nhứt thiết phải là hoa tết.
Nên dzồi... có thuỷ tiên lúc nào ta gọt liền lúc đó. Ta rinh tùm lum dzìa, sửa soạn giường chiếu cho đi ngú rồi, lâu lâu rờ thân ngọc thăm dò, thấy có chi lú lú là... bưng liền ra gọt.Gọt xong ngâm và sửa. Vừa ý rồi chụp liền cho nó một pô cho hai dám khảo đang thất nghiệp kia có công ăn việc làm.
Nguyên tắc đã nắm vững thì... củ nào lại chẳng là củ, Division nào cũng gọt được tất nếu củ hoa có chồi mầm.
Hoa chùm hay hoa lẻ, đơn hay kép, trắng hay vàng sẽ không thành vấn đề nữa, nếu hương chúng đừng làm khiếp mũi người ngắm hoa.
Lú nghiên kíu sách vở về hương
N.papycaceus thì biết rằng, loại papyraceus thường khó ngửi, nhưng đám do thái bán chúa đã tạo được một serie papyraceus hybrid cho hương dzất thơm, như bông Ziva chẳng hạn (Lú nghĩ là hoa của kim heng)
Sang tới... a hèm...
N.orientalis tức thuỷ tiên tàu kia kìa. Phong trào gọt thuỷ tiên đã làm loại này hiếm hẳn lợi và mắc quá tầm với của dân (đã...) nghèo (lại còn...) thích chơi trội.
Vậy rồi hội viên làng tính sao đây cho khỏi dzối dzắm ?
Thưa... để cố vấn Lú tính dùm cho : Hổng nhứt thiết phải gọt chinese sacred lily, gọt bất cử tazetta nào đĩa bạc chén vàng và cho hương dịu là xong tất. Ngày còn rộng, tháng còn dài, dính líu chi tới chinese với sacred cho tốn kém (cả phần xác lẫn phần hồn)
Sau đây là vài loại thuỷ tiên dư sức để ép và gọt.
Tất cả đều là 8W-Y, thích nóng, cho hoa chùm và có hương (thơm chớ hổng thúi), trong đó hai loài Avalanche và Cradforg cần ngủ lâu hơn nên mùa hoa trổ hơi trễ.
Grand Primo

Early Pearl

Minor Monarque -
N.italicus

Minnow - tuy là tazetta nhưng miniature, nên xếp vào division 14
Grand Soleil d’Or

Avalanche

Cragford

Omri , một trong các papyraceus hybrid xứ do thái
Happy gọt thuỷ tiên cả hội !
Còn nữa ha A Nghi.
___________________________________________________
2016/03/24
Part 13.bis
Hổm nay miệt mài với thủy tiên, hổng còn biết trời trăng mây nước chi nữa. Thậm chí tối gác chơn lên bụng mà vẫn suy tư mấy bài viết tối tăm không cách chi hiểu cho ra, không rõ vì tác giả cũng lớ ngớ nên ăn nói ấm ớ (như kiểu gọi tên paperwhite kìa) hay tại mình ngu thành hổng hiểu ra.
Khổ cực biết nhiêu nói, vì rằng nghề chơi nào cũng lắm công phu !
Bữa nay nói chuyện dễ hiểu heng đậng lấy điểm với bà chủ và bác NH.
Như vầy…
- Tiên cô bà chủ thỉnh về áo quần xiêm y đã tươm tất, tên của cô thì nhà vườn quên thông báo nên bà chủ hổng biết. Và Lú đoán cô tên Pink dựa vào màu chén, nhưng Pink chi thì chưa biết, hoậc Pink Pride, hoậc Pink Charm.
- Tiên của bác NH chuộc về thuở còn thơ, rồi bác bỏ công lao tưới vun chờ cô mới trổ mã tới thì. Cô tên Monal.
Lú vào nét tìm kiếm coi hai cô ni con cái nhà ai, gia phả nội ngoại thế nào. Thì dòm đọc thuỷ tiên tới toét cả mắt ra rồi, chừ ráng cũng phải được.
Thuỷ tiên bày bán bây giờ đều lai giống ráo hết. Những loại thuỷ tiên thuần chủng thiệt sự không còn nữa, mà nếu còn chắc đâu đó ngoài thiên nhiên hiu quạnh không ai để mắt tới.
Lai giống để có giống mới, đẹp lạ, bền bỉ, lộng lẫy, tinh khiết hương…
Phong trào gầy giông thuỷ tiên mới trở nên hấp dẫn khách chơi hoa (có chút đỉnh kiến thức trồng trọt). Vì rằng tạo giống mới mang cầu chứng rồi được công nhận, đồng nghĩa với gắn liền tên tuổi của mình vào bông hoa giống ấy.
Chưa kể là nếu muốn, người ta có thể đật cho nó một cái tên kỷ niệm theo ý riêng khi làm giấy khai sanh cho hoa. Mơi kia mốt nọ, nếu anh tư gầy được giống thuỷ tiên mới, anh có thể kêu nó là Tuma, còn bông của bác NH có thể mang tên Princess N-H chẳng hạn.
*
Chừ nói tới gia đình của nhị vị tiên cô này heng
Hai cô đều nằm trong division 2.
Cô tiên của bà chủ mang mả code 2W-P, nghĩa là đĩa trắng chén hổng.
Cô tiên của bác NH có mã code 2Y-Y đĩa vàng chén đỏ.
Ngó vào chi tiết thì thế này.
Cô Pink có thể là Pink Pride hay Pink Charm. Cùng Pink đấy, nhưng trừ chuyện chung division, ngoài ra hổng còn gì chung ráo nữa - có chăng là chung họ “thủy tiên… hồng bàng".
- Pink Pride, 2W-WPP, là công dân mỹ, chào dời năm 1970, mẹ là Pink Rim thuộc division 2 large cup, và bố Ladykesten thuộc divison 3 small cup.
- Pink Charm, 2W-WWP, cũng là công dân mỹ, tuy được khai sanh năm 1977 nhưng gia phả lại không có (hay có nhưng người đứng giấy không khai ra)
Ngó mã màu của hai cô Pink thì chén của cô Pride là WPP (trắng-hồng-hồng tính từ trong ra ngoài rìa chén) và chén của cô Charm là WWP (trắng-trắng-hồng), thế nghĩa là cô Pride “hồng hơn” cô Charm tí đỉnh.
Lú trở lợi chiếu kiếng lúp ngó cô Pink của bà chủ thì hổng rõ cổ Pink chi nữa bà chủ à, đâu bà chủ dòm coi chén hồng nhiều hay trắng nhiều.
Sang tới cô Monal của bác NH thì thiệt là một gia phả quá phong phú huy hoàng, y chang họ Nguyễn Phước trào Gia Long, phi tần một bày nên con cháu đông tới hoa mắt luôn.
Cô Monal cũng là công dân mỹ, chào đời năm 1976, mã code 2Y-R, division 2 (như cô Pink của bà chủ).
Nhưng... theo dấu chơn cô là bước thẳng vào mê lộ..
Kỳ trước nghe tin bác NH chuộc tiên nhí Monal về nuôi, Lú đi đọc gia phả thấy như ri (mà khi nớ hiểu chưa ra) :
(Armanda x Paricutin) x Fallstafs.
Tối nay trời vào đông trở lại !
Mơi nói tiếp chuyện cô Monal, bác NH chờ đó
Thì viết xong rồi mà mất hết, ức quá nên đi khò cho hạ hỏa chớ chi !
_________________________________________________
2016/03/25
Part 14.
Tiếp theo chuyện rối rắm của dòng họ tiên cô Monal nhà bác NH
Khai sanh của cô đọc thế này :
Monal : (Armanda x Paricutin) x Fallstafs
Thế thì còn biết đường nào lần kia chớ, bởi vậy mới đi vào mê lộ !
Kêu bằng mê lộ nghĩa là quờ quạng thiếu định hướng, y chang như đang ở xa lộ tìm đường, rồi thấy ngay exit một hàng bảng chỉ đường tùng tùng xèng không cách chi hiểu đặng.
Rồi sao hở ? Thì miệt mài đọc nữa chớ chi, đọc cho tới khi trần truồng chơn lý eukera… eukera...
Tên thực vật (tên “thánh” hay tên tục) nếu có chữ x đừng giữa ngang xương, hàm nghĩa đây là cây (hay hoa) lai giồng hybrid.
Lady first, luật lệ buộc phải để tên mẹ trước (tức bầu noạn nhuỵ cái) rồi tên bố sau (tức phấn nhuỵ đực).
Thế nghĩa là… cô Monal có mẹ là (Armanda x Paricutin), và bố là Fallstafs.
Rồi mẹ cô kìa, cũng hổng thuần chủng nha, bà là con gái của cập vợ chồng Armanda-Paricutin
Trong “(Armanda x Paricutin) x Fallstafs”, hai cái dấu x nớ chuyên chở biết nhiêu uẩn tình !
Mẹ cô Monal không có tên riêng, bà dùng tên cả mẹ lẫn cha (tên kép), là vì… sau khi lai giống xong, hoậc do nhan sắc bà tầm thường, hoậc bà giống hệt mẹ hệt cha, chẳng cần chi phải mang ra khai báo cùng thế giới ! Rồi ông hybrider lại cho bà thụ phấn tiếp với kép Fallstafs, và bingo… lòi ra tiểu thư Monal xinh đẹp.
Ngó mã màu riêng thấy như sau :
Armanda : 2Y-O (vàng-cam)
Paricutin : 2Y-R (vàng-đỏ)
Fallstaps : 2Y-R (vàng-đỏ)
Lú hồ nghi thế này : Ông Mitsch, hybrider (cha đẻ của Monal), đã nhắm trước cái hình thể và màu sắc riêng cho Monal. Sau khi Armanda được thụ phấn Paricutin thì tuy ưng ý hình thể bông hoa và màu đĩa vàng, nhưng ông vẩn chưa ưng lắm màu chén (có thể chén mang màu đỏ nhưng sắc độ chưa tới, cam nữa hổng chừng) Rồi ông Mitsch bèn cho thụ phấn tiếp với Fallstafs, và lần này… bingo… tiểu thư Monal sanh ra quá đẹp, tới nỗi bác NH ngó thấy, cầm lòng không đậu phải ẵm về !
Chưa hết à nha. Lú tò mò vào đọc tiếp gia phả tằng tôn tổ phụ mẫu hai bên của cô Monal, thấy nhiều vị nằm trong divisions 1, 2, và còn cả trong division 9 nữa lận (mang 1 cho thụ phấn với 9 để sanh ra 2, tính theo hình thể bông hoa, ngộ không)
*
Thày tu Mendel xứ áo sống vào thế kỷ 19, là cha đẻ của khoa di truyền học.
Ông ni là con trai độc nhứt trong gia đình, đầy lòng yêu khoa học và thiên nhiên, nhưng vì nhà nghèo quá nên không thể học lên như ý nguyện. Rồi ông phải vào dòng tu để có phương tiện theo đuồi sự nghiệp công danh.
Không rõ tình yêu dành cho chúa của ông có lớn mạnh như tình yêu dành cho khoa học ?
Và những quan sát của Mendel được gom lại thành 3 định luật căn bản, mở đầu cho ngành di truyền học sau này - với lai giống thực vật là một áp dụng triệt để – nhằm mục đích phục vụ con người.
Và ở một chừng mực nào đó, phục vụ con người cũng là phục vụ thượng đế. Có phải thế không… cơ ?
(Gập James Đâu sẽ hỏi vậy đó)
Lú càng nói càng khó hiểu, là vì... khoa học vốn khó hiểu.
Có ông mỹ chuyên gia biologist sống cuối thế kỷ 19 đầu 20, đã ý kiến ý voi một câu xanh dờn :
Botany consists in the gathering of plants, and the dismembering of them, in connection with the use of a complicated terminology. That is the beginning and end of botany as it is understood by the majority.
Herbert Maule Richards, 1871 to 1928
Tạm dịch : Thực vật học bao gồm việc gom cây cỏ lại, và tách chúng ra bằng những từ ngữ chuyên môn rối rắm. Đây là mức khởi hành và mức đến của thực vật học theo cách hiểu thông thường của đám đông l !
(dịch vậy ổn chưa cà (?)
Viết ra đây đậng giữ làm tài liệu sau này heng, chớ hổng mong chi có người thích thú khi đọc nó.
Bữa nay tạm dừng ở đây heng.
*