LM Đặng hữu Nam phản biện sắc lệnh huyền chức

Trả lời
Hình đại diện
Hoàng Vân
Bài viết: 20309
Ngày tham gia: Thứ sáu 20/03/15 16:11
Gender:

LM Đặng hữu Nam phản biện sắc lệnh huyền chức

Bài viết bởi Hoàng Vân »








  •           





    Tâm thư số 4
    Phản biện sắc lệnh
    ( phần 2 )




    II/ Luận chứng thứ nhất:

    Sắc lệnh viết: “Khi nghỉ mục vụ, cha Nam được chỉ định ở tại nhà tiền chủng viện. Tôi vẫn cho phép cha đi dâng lễ ở ngoài, với sự đồng ý của tôi; đi đâu, làm gì, phải xin phép và được phép. Nhưng những lần xin phép thì ít, mà không xin phép thì nhiều. Cha vắng mặt qua đêm mà không trình báo. Có lần, cha xin đi dâng lễ giỗ cho bố của một nữ tu, xét không cần thiết nên tôi không chấp thuận, cha đã phản kháng lại trước mặt các chủng sinh và cứ đi. Trầm trọng nhất là trong hai tháng, từ đầu tháng 11.2021 đến nay (31.12.2021), cha đã tự ý đến ở trong một ngôi nhà tại giáo xứ Yên Đại, hơn nữa trong nhà có phụ nữ trẻ. Cha bất chấp việc này gây tai tiếng (x. C.277 §2). Từ Yên Đại đến Tòa giám mục không xa, không trở ngại cho việc đi lại. Thế mà suốt hai tháng, cha không hề nói với tôi một lời. Cha Nam tỏ ra bất chấp qui luật của đời sống linh mục và bất tuân qui định của giám mục. Việc này đáng bị hình phạt theo giáo luật (x . C.1396).”

    Kính thưa Đức cha!

    Đức cha kết tội con “những lần xin phép thì ít, mà không xin phép thì nhiều. Cha vắng mặt qua đêm mà không trình báo”. Thực chất không có việc đi đâu con không trình báo và xin phép. Nhưng thiết nghĩ những công việc đã được trình báo và xin phép đó phải thực hiện qua nhiều ngày như đi cứu trợ lũ lụt, cứu rét, cứu đói, đi chữa bệnh … có thật sự phải lặp lại việc trình báo, xin phép hàng ngày khi công việc đó chưa xong không? Đây là cách “bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu” để bắt bẻ nhau hay là cách làm việc?

    Đức cha kể tội con: “Có lần, cha xin đi dâng lễ giỗ cho bố của một nữ tu, xét không cần thiết nên tôi không chấp thuận, cha đã phản kháng lại trước mặt các chủng sinh và cứ đi”. Thứ nhất: Đức cha đã đưa một thông tin sai để nhằm khép con vào tội làm “gương xấu”. Sự thật hôm đó không có chủng sinh nào cả, sau giờ cơm, Đức cha đang ngồi nói chuyện với cha Tạo, cha Đồng, cha Việt mà thôi. Thứ hai: khi con trình bày đã nói rất rõ đây là ân nhân của con, vì tình nghĩa, ân huệ nên con cần phải đi. Có thể với Đức cha điều đó không cần thiết, nhưng với con, đó là điều phải làm vì đạo làm người, con không thể sống như một kẻ vô ơn, không biết ân tình, ân nghĩa. Đức cha lại thể hiện quyền lực của mình như an ninh cộng sản, thích chặn ai là chặn, ngăn ai là ngăn, bất chấp lý do, bất chấp người ta đi đâu. Hơn nữa Đức cha đã can thiệp cách thô bạo vào quyền tự do cá nhân, quyền đi lại của con mà không có văn bản kỷ luật hay phán quyết của tòa án. Còn nhớ vào ngày 20/7/2020, ông Phêrô Nguyễn Tiến Thành, 46 tuổi, người xứ Phú Yên, là thân phụ của em Phêrô Nguyễn Tiến Lợi, (em Lợi là nghĩa tử của con, theo con lên Mỹ Khánh để học, khi con “được nghỉ mục vụ” để về tòa, phải gửi em lại nhà dân để học tiếp), Ông Thành gặp nạn, chết khi đi đánh cá ngoài biển. Mặc dầu ông Thành và gia đình không mắc ngăn trở gì, cũng không có trở ngại gì từ giáo xứ, thế nhưng Đức cha vẫn bất chấp đạo lý làm người, nhân nghĩa hiếu trung, nghĩa tử là nghĩa tận, bổn phận bác ái Kitô giáo phải dâng lễ cầu nguyện cho người đã khuất, tín điều các thánh thông công, không cho con về dâng lễ cầu nguyện cho người đã chết và gia đình của họ. Vì thế khi Đức cha không cho con đi dâng lễ giỗ cho người ân nhân mà không có lý do, con đã phản kháng: “Khi nào Đức cha ra văn bản cấm con đi ra ngoài thì con sẽ ở nhà! Nhất là xin Đức cha đừng buộc con sống vô ơn”!

    Đức cha tiếp tục đưa thông tin sai và hướng người đọc, người nghe theo suy nghĩ con lỗi luân lý nặng. Đức cha trực tiếp xúc phạm đến thanh danh của một đại gia đình ở Yên Đại khi viết: “Trầm trọng nhất là trong hai tháng, từ đầu tháng 11/2021 đến nay (31/12/2021), cha đã tự ý đến ở trong một ngôi nhà tại giáo xứ Yên Đại, hơn nữa trong nhà có phụ nữ trẻ. Cha bất chấp việc này gây tai tiếng (x. C.277 §2). Từ Yên Đại đến Tòa giám mục không xa, không trở ngại cho việc đi lại. Thế mà suốt hai tháng, cha không hề nói với tôi một lời. Cha Nam tỏ ra bất chấp qui luật của đời sống linh mục và bất tuân qui định của giám mục. Việc này đáng bị hình phạt theo giáo luật (x. C.1396).”

    Đức cha đã đưa thông tin sai để hợp pháp hóa việc kết tội con: thực chất, tháng 10/2021 con bị vỡ răng,… đi khám thì được biết bị đầu độc. Đầu tháng 11/2021 con trình với Đức cha cho con đi chữa bệnh, nhân tiện trong tháng các linh hồn, con xin dâng lễ cho các linh hồn tại những xứ có tương quan và trong thời gian này con cũng cần thăm viếng những người đang đau nặng đó là Thân Phụ, Linh mục Nghĩa Phụ, Linh Mục Linh tông, hai vị ân nhân đặc biệt của con. Khi Đức cha nói nên về nhà ngủ thì con đã trình bày trong thời gian điều trị, nếu bất tiện thì con xin ở lại. Hơn nữa trong hai tháng này có hai lần con trở thành F1, F2 vì tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 nên phải cách ly. Thời gian này cũng là thời gian con điều trị nhiễm độc nên không ăn cơm chung mà ăn theo chỉ định của bác sĩ. Con cũng không phải vắng nhà liên tục trong hai tháng. Trước đó con đã viết giấy cũng như trực tiếp nói chuyện với Đức cha rằng “điện thoại của Đức cha cũng như của con đều trong tình trạng bị theo dõi và nghe lén nên con xin phép hạn chế liên lạc qua điện thoại”. Cũng vì thế, những tháng trước đó con có trình kế hoạch hàng tuần bằng văn bản và gửi qua văn phòng, trong hai tháng này con có điện thoại cho cha quản lý, trình bày sự việc, nhờ cha quản lý báo với Đức cha giúp con. Việc con chữa bệnh không thể công khai vì nguy hiểm đến tính mạng. Điều này con đã trình bày với Đức cha trong những lần nói chuyện và cả trong buổi làm việc cuối cùng vào chiều ngày 31.12/2021.

    Đức cha đã đưa một thông tin không đúng sự thật, có chủ ý hướng người đọc, người nghe có suy nghĩ rằng con vi phạm luân lý nặng rằng “Trầm trọng nhất là trong hai tháng, từ đầu tháng 11/2021 đến nay (31/12/2021), cha đã tự ý đến ở trong một ngôi nhà tại giáo xứ Yên Đại, hơn nữa trong nhà có phụ nữ trẻ”. Bất cứ ai đọc, nghe điều này đều có suy nghĩ rằng con đã lỗi luân lý nặng. Không những thế, khi Đức cha nói điều đó thì cũng đồng nghĩa kết án họ lỗi luân lý với con, đã xúc phạm đến thanh danh của đại gia đình họ. Ngày 31/12/2021, khi làm việc, Đức cha đã hỏi tương quan của con với gia đình ân nhân ở Yên Đại. Con đã trả lời rất rõ:

    Gia đình họ có bảy người con, hai trai, hai gái đã lập gia đình, ba người con gái không lập gia đình. Hiện tại được xem là “tứ đại đồng đường” vì hai anh đã lập gia đình nhưng vẫn ở trong nhà ông bà. Các cháu và chắt của ông bà hàng ngày vẫn ở với ông bà. Trong gia đình đó có một người con gái làm bác sĩ, là nghĩa tử của con, có phòng khám và chữa bệnh tại gia, có nhiều Linh mục đã từng chữa bệnh tại đây. Đây là một đại gia đình với 4 thế hệ sống với nhau (tứ đại đồng đường). Năm 2010, Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp cho con nghỉ xứ để đi chữa bệnh với lệnh “tùy nghi, muốn ở đâu thì ở”. Vì bệnh tật, vì để chữa bệnh nên con không thể ở Tòa Giám Mục hay ở với cha mẹ, cha nghĩa phụ, trong nhà xứ của anh em khác. Gia đình họ đã xây thêm một căn phòng, đưa con về giúp con chữa bệnh. Từ 2016 đến nay, đây là địa chỉ chữa bệnh tin cậy duy nhất đối với con, bởi vì mỗi lần con đến bệnh viện công chữa trị đều bị an ninh quấy phá, gây hấn, đi bệnh viện quốc tế cũng vậy, đi chữa bệnh tại các bệnh viện tư lại càng bị khủng bố nhiều hơn, đến nỗi các chủ phòng khám tư buộc phải từ chối tiếp nhận con. Đã rất nhiều lần khi con đến chữa bệnh tại gia đình này cũng bị an ninh bao vây, ném đá lên nhà, họ vào tận sân để quấy phá gây sự. Những điều này hàng xóm có cả lương giáo đều có thể chứng nhận. Cũng tại gia đình này suốt mấy năm nay con đều gửi 3 – 5 chú ở trọ để đi học. Trong hai tháng 11 và 12 năm 2021 vừa qua, có những lần con phải lưu lại mấy ngày để chữa bệnh vì lý do đặc biệt: thứ nhất: thân phụ của bác sĩ, nghĩa tử của con và một người họ hàng bên nhà đang đau nặng, hàng ngày cứ mỗi một đến hai giờ phải tiêm giảm đau cho họ một lần, thời gian qua người thân phụ của bác sĩ cũng đã ra đi. Thứ hai: Con đang chữa trị vì bị đầu độc và đang chữa răng vỡ, một trong những hậu quả của việc bị đầu độc. Thời gian này con không chỉ phải uống thuốc, còn phải tiêm một ngày 4 đến 5 lần, phải ăn theo chỉ định của bác sĩ và không đủ sức để đi đi về về hàng ngày, càng không thể buổi tối nhờ bác sĩ đến Tòa Giám Mục để tiêm cho mình. Việc con chữa bệnh tại gia đình ân nhân này liên tục từ năm 2010 đến nay, việc bác sĩ là nghĩa tử của con, việc con bị khủng bố nguy hiểm đến tính mạng khi đi chữa bệnh, việc gia đình họ tứ đại đồng đường, việc hàng năm con gửi 3 đến 5 chú trọ học tại đó, việc con không còn chỗ nào khác đảm bảo sự an toàn khi chữa bệnh, việc gia đình họ bị khủng bố khi con đến đó chữa bệnh… một số Giám mục, Linh mục, tu sĩ, người dân các xứ Yên Đại, Tân Hội (Hà Tĩnh), Bình Thuận, Phú Yên, Mỹ Khánh, gia đình linh tông và huyết tộc của con, làng xóm lương cũng như giáo chung quanh gia đình họ cũng như rất nhiều người khác đều biết, đều hiểu. Thậm chí, con đã từng căn dặn hội đồng mục vụ, những người thân cận biết cần phải làm gì, đi đâu khi sức khỏe con gặp sự cố… Nếu Đức cha nghe những điều dị nghị ác ý của ai đó thì ít nhất cũng cần phải suy nghĩ, phân tích, nhận định và nếu cần thì phải điều tra. Cha xứ Yên Đại, Hội đồng mục vụ giáo xứ Yên Đại, giáo dân Yên Đại, chòm xóm lương cũng như giáo xung quanh gia đình họ không đáng để Đức cha tin tưởng hỏi thăm, tìm hiểu, điều tra sao?

    Điều này chứng tỏ Đức cha không chỉ chủ ý bóp méo sự thật, suy diễn, quy kết cho con một cách phiến diện, không bằng không chứng lại có ý hướng người đọc, người nghe đến chỗ nhận định con lỗi nặng về luân lý. Tệ hại hơn, không chỉ Đức cha kết tội con một cách vô cớ mà còn xúc phạm nặng nề đến thanh danh, cũng như kết tội đại gia đình họ một cách bất công và ác ý!

    Nếu “trong gia đình có phụ nữ trẻ” điều mà Đức cha nghĩ và muốn người nghe, người đọc hướng suy nghĩ về việc con lỗi luân lý nặng thì thưa Đức cha, trong Tòa Giám Mục cũng có phụ nữ trẻ đấy!



    http://www.tinconggiao24h.com/2023/03/x ... -linh.html
Trả lời

Quay về “Việt Nam”