Hổm nay bận bịu chiệng học kinh phật. Học miết chưa thông ngũ uẩn nữa nha.
Trời thần ơi, bao la mênh mông tới hổng biết chừng mô mới hiểu cho ra lẽ, dám tới lúc vô áo quan hổng chừng !
Rồi lâu lâu thay dổi không khí cho nhẹ nhàng 5 cái u-uẩn nọ, nú mới tìm đọc tiếp chuyện hán nôm hán việt.
Vậy chớ... trong wikipedia chữ nghĩa giãng giải trời thần, khó hiểu đã đành, chưa kể là... thông tin văn hóa bên kia đã làm màn lợi dụng thời cơ hô khẩu hiệu loạn quẻ luôn, cốt phát huy thành quả kách-mệnh huy hoàng của bác đảng đề ra !
Chừ tào lao tiếp về hán nôm hán việt, mơi mốt quên biết chỗ lần ra đọc lợi cho lẹ.
*
Từ chuyện dì hai - hổng hiểu cách nào, đã thuộc lòng kinh cầu Cảm tạ niệm-từ, trước tác hán nôm của thày Phan-xi-cô thành Phao - thinh không tui lần ra thêm được một kinh nữa, cũng hán nôm, kinh cầu đức bà.
Kinh này thoạt đầu cũng do dì hai đọc trong buổi kinh tối, chỉ nhớ láng thoáng câu "căng liên thần đẳng" thôi, kỳ dư thì hổng nhớ thêm chi khác nữa.
Rà nét thì chữ liên biến thành chử lân "căng lân thần đẳng". hổng hiểu bản nào trúng nữa cà.
Mà rồi... hổng hiểu tại sao dì hai lại sính chữ nôm dữ vậy ?
Suy nghĩ miết hổng ra, thành cháu gái dì mới độ chừng, rằng dì hai làm màn chảnh, chơi nổi lấy tiếng có lẽ !
Cảm tạ niệm từ là kinh soạn ra bằng tiếng nôm ở thế kỷ 14-15, hổng phiên hổng dịch chi ráo.
Nhưng kinh cầu đức bà là kinh dịch từ tiếng latin, vào cùng thời gian, khi đạo thiên chúa theo chơn các vị truyền giáo tới VN.
Thời nẳm nằm cổ xưa nớ, kinh sách soạn rồi phải chờ toà thánh chuẩn phê (sau khi sửa đổi chút nẹo)
Và kinh cầu đức bà này đây đã được tóa thánh chánh thức cho phép phổ biến từ thế kỷ 16, chánh xác là năm 1587.
Bản dịch chữ nôm (còn gọi là quốc âm), y chang kinh Cảm tạ niệm từ, đọc lên thiệt trần ai khoai củ chớ hổng trơn tru dễ dàng chi.
Sau này, khi chử quốc ngữ chào đời và hoàn chỉnh từ từ, thì kinh cầu này được "dịch" từ quốc âm sang quốc ngữ, nghĩa là chữ việt chúng ta nói và viết ngày nay. Dễ hiểu nên dễ nhớ và dễ thuộc. Thời dì hai, bảo đảm kinh cầu đức bà bằng quốc ngữ đã có rồi, có lâu rồi.
Bảo rằng... vì Cảm tạ niệm từ hổng có bản quốc ngữ, nên dì hai buồc phải "hát" nó bằng quốc âm thì còn xính xái đặng. Nhưng tới kinh cầu đức bà, dì hai vẫn nhứt định đọc bằng tiếng nôm thì thiệt là hỉểu hổng ra, nhứt là khi có thể dì hai là người duy nhứt "hiểu" ý nghĩa bài kinh dì đang đọc. Đám chorist - backup singers quanh dì, hổng ai hiểu chi, ngay cả bà ngoại và má.
Câu hỏi to đùng ở đây là : dì hai nhứt định xài tiếng nôm với dụng ý gì ? Chảnh là cái chắc, còn không thì... có thể do dì chỉ thuộc tiếng quốc âm chớ hổng quốc ngữ, mà cứ đọc miết vậy, dần dà đã thành thói quen... chăng ?
Mãi tới khi cháu gái dì làm màn vùng dậy giành độc lập tự chủ cho tiếng việt với bản quốc ngữ của kinh cầu đức bà, thì... dì hai đành chịu phép, nhường microphone lợi cho nó làm soliste, và nó chăm chỉ chu toàn bổn phận tới độ thuộc bản kinh nằm lòng. Lần cầu kinh gia đình, bất kể ở đâu (cả bên nội lẫn bên ngoại) cứ tới kinh này là... a-lê-hấp, nó mình ên xướng từ A tới Z, và toàn thể thành viên hội kinh thưa theo !
Mà rồi... ai đứng đằng sau yểm trợ cuộc cách mạng văn hoá kinh sách nớ hở ? Thưa... còn ai khác hơn là tía và anh hai. Tía biểu : Hai con kiếm cho ra bản kinh cầu tiếng việt để mẹ dạy em học thuộc, chớ không nghe di hai ngân nga tía nổi da gà, mà hổng ai hiểu ráo trừ người đọc nọ.
Rồi anh hai mang về bản kinh, và tui được má dạy đọc và học thuộc không vấp váp.
Mấy chục năm năm trước, nú tui thuộc như két kinh cầu các thánh và kinh cầu đức bà này đây.
Thuộc tới độ cứ ngỡ như sẽ không thể, không bao giờ có thể quên được.
Mấy chục năm sau, trí nhớ mờ nhạt dần vì không còn dịp đọc lại chúng.
Dịp lễ các thánh nú tui lần tới nhà thờ nghe kinh bằng tiếng latin, y chang tiếng vọng từ trời cao.
Nhưng... kinh cầu đức bà hầu như không còn dịp nghe lại nữa - tiếng việt, tiếng pháp tiếng latin cũng không luôn -
Rồi yên trí minh đã quên hẳn bản tiếng việt thuộc lòng thời nhỏ dại... Dè đâu...
Nú tui lần vào nét, tìm ra bài kinh cầu đức bà, đọc chỉ hai lần thôi là đã nhớ lại hết 100%.
Vậy mà ông kia hổng tin heng, biểu em nói xạo. Tui bèn đọc luôn phần xướng bắt ổng thưa cho đủ, viện cớ rằng... kinh như bài thuộc lòng đã học rồi, chừ đọc lợi phải đủ đuôi đầu từ A tới Z, thứ tự nhịp nhàng khuôn phép đề ra
- hổng thôi... tối tối vô giường, mình đọc chung kinh cầu này làm màn hợp quần gây sức mạnh. Ông kia biểu để suy nghĩ cái đã trước khi trả lời. Ông nói : Kinh chi mà từ đầu tới cuối tuyền những lời ca tụng cao rao danh tánh phẩm hạnh lót đường, đã đời đã điếu để còn xin xỏ lung tung. Anh mà là đức bà đức mẹ, bảo đảm từ chối hết mọi chuyện, nịnh nọt cầu lợi thôi chớ chưa chắc đã thiệt lòng, má nó ôi, chớ tin vội !
Giê-su, maria, giu-se... xin chúa tha tội cho thẳng ... amen !

* * * * *
Dán một bài viết cũ.
Hồi ở Lý thái tổ.... bên này chung vách với nhà cô ba, bên kia sát kiểng chùa của thày Tự Đức. Tui ở không vì chưa đi học, rảnh rang ưa mở phên cửa sổ tường tót sang, vô hậu liêu kiếm chú tiểu Thông giới tri âm tri kỷ. Ngày thường, đớp cơm chay, tuyền tàu hũ kho luộc chiên. Ngày rằm lễ lớn, mấy bác mấy dì làm công quả, nấu "tàu hủ hương xa" cải biến, cho món ăn thêm xôm tụ.
Tuy sát vách, vậy nhưng tui lại chỉ thân với hai Thành thôi. Tuổi hai Thành (bên kia) nằm giữa anh hai và chị ba (bên này) nghĩa là trên tui rất xa. Đám cousins hai nhà chơi với nhau, nhưng chừa tui ra - chúng chê tui mà tui cũng chê chúng. Tui với cao hơn, theo anh hai nghe nhạc, theo hai Thành nghe thơ -
Lúc anh hai miệt mài học chữ và chăm chỉ luyện ngón tremolo (Recuerdos de la Alhambra) thì hai lo làm thơ. Hai thành lập thi văn đoàn, dùng tên thiệt làm bút hiệu : Nhà thơ Vũ Thành. Chị ba nói nên đổi bút hiệu để đừng trùng lập với nhạc sĩ Vũ Thành rất nổi tiếng khi ấy. Nhưng anh hai tui ra, biểu dùng tên thiệt thì có sao, nhạc sĩ với thi sĩ là hai lãnh vực hoàn toàn độc lập, trùng sao đăng mà trùng.
Trong gia đình, tài năng của hai bị lơ là quá khổ. Cô dượng ba đã hổng khuyến khích mà còn chèn ép nhơn tài rất mực, tới nỗi thi sĩ thường khi phải âm thầm làm thơ, rồi lén lút gởi thơ đăng báo với một bút danh khác.
Hồn thơ lai láng của hai chỉ "tiếp cận" được hai trự nhà bên cạnh : sáu út và má của út - má nghe tía warning, rằng chớ vẽ đường cho hưu chạy, cô ba biết đặng, rồi tội sẽ sanh ra -
Lâu lâu hai đọc thơ cho chị út nghe lấy khí thế. Tui chịu khó nghe thơ hai, bị vì hai chiều tui rất mực. Mỗi bận làm xong bài thơ, nó dắt chiếc xe máy đạp ra, chở tui đi chơi. Hai cho tui đứng thẳng ở porte-bagage yên sau, mắt dòm ra trước, hai tay ôm vai bá cổ nó. Đứng vậy để tránh chiệng ngủ gục - đi xe máy với tía phải ngồi nên gục hoài - Rồi trong khi đạp lòng vòng vậy thì hai thành đọc thơ giúp vui fan ruột của mình.
Thơ Hai hay dở ra sao tui hổng tường, nhưng y hình có dậy tăm dậy tiếng một dạo.
Nói nào ngay, má ưng nghe thơ của hai Thành hơn là nghe ngón tremolo của thằng con ruột. Má biểu cứ tremolo miết nhức cả đầu, hổng cách chi nhớ nổi cuốn truyện đọc dở dang tới đâu, tình tiết xáo trộn hết còn thứ tự lớp lang.
Hai Thành lửng lơ với nàng thơ, đầu óc lúc nào cũng để tận đẩu đâu.
Rồi để cứu vãn tình hình, cô dượng ba mới cậy nhờ mai mối cưới vợ cho nó, một cô gái bắc tên Lan.
Lập gia đình xong, Hai bẻ bút lo chiệng áo cơm, day sang ngành xây cất.
Vợ hai tà tà sanh năm một, 4 đứa cháu nội đẹp lòng cha mẹ chồng.
Thời mỹ đổ quân vào VN, Hai trúng mối thầu, cung cấp vật liệu cho hãng RMK, tiền bạc tuôn vô như nước.
Ăn nên làm ra, hai mua liền miếng đất bự, xây cái cái villa to đùng, với cái sân thượng rộng là vườn trồng lan.
Hoa lan nở quanh năm, đủ loại hổng thiếu, giò nào giò nấy mạnh mẽ trĩu hoa.
Mỗi lần có việc bán buôn, lên Bảo lộc đặt trà, y phép tía bưng dìa ít lan mang cho Hai lấy thảo.
Tía nói nhờ vậy mà phân biệt được các loại hoa lan (địa lan, thổ lan, phong lan...)
Rồi Hai về hưu sớm, ở không cà ruồng và toan tính trở lợi với nàng thơ. Nhưng thơ văn vốn dị ứng tiền bạc phú qúi, Hai ngồi đực ra tới táo bón mà cũng hổng rặn ra nổi nửa câu thơ. Hồn thơ chắp cánh đi luôn hổng thèm nói câu giã từ.
Rồi Hai đành chịu phép gác bút, dở dang giấc mộng ban đầu.
Hai cạn hứng thơ, còn má thì day sang mê cải lương vọng cổ.
Bên này, lúc nghe tin Hai mất, tui vô nét ráo riết kiếm hổng ra thi sĩ Vũ thành, thơ hổng ra, tên cũng hổng ra luôn.
Rồi bửa qua... teng teng teng tèng... chúa thương, thinh không thấy tên nó lừ lừ xuất hiện trong web : https://poem.tkaraoke.com/10539/vu_thanh/
Chỉ duy nhứt 3 bài thơ học trò, cả ba đều mơ màng tình cảm lứa đôi, thi văn đoàn đúng điệu.
Và bài `"Ngày xuân hong tóc" đọc tới câu cuối y chang như nhai cơm rồi trúng sạn, cục sạn to đùng mới mẻ răng luôn.
Trời thần ơi, thơ với thẩn, dzô dziêng bắt ớn ! - só ri hai, tối nay đừng dìa kéo chơn sáu út heng, chị út nghĩ chi nói nấy bởi chị lương thiện thiệt thà và... vô (số) tội -
Tui mang đoạn thơ cuối của dzô mần màn "bình lựng" lấy khí thế.
Đại khái là... hai thành làm thơ tán gái, một cô tóc dài, lối xóm hổng chừng, bởi y hình chúng đã quen biết nhau từ hồi còn bận quần thủng đít lận.
Thoạt đầu nghe nói mùa xuân, yên trí tóc nàng ướt vì mưa.
Má kể mùa xuân ngoài bắc ưa có mưa, kêu bằng mưa xuân. Mưa xuân thường là mưa phùn, những hạt bụi nước lất phất, rất thơ và rất mộng... thà làm hạt mưa rơi, ướt tóc em buông dài...
Nhưng đây là chiệng trong nam, miền nam mưa nắng hai mùa, hổng xuân hạ thu đông chi ráo.
Lối xóm mới gội đầu bồ kết xong, rồi ra hàng hiên hong tóc, cho hai lấy hứng dệt thơ.
Tui hồ nghi thi sĩ cousin lẻo mép xạo sự tán gái, còn không thì ẻo lả nhi nữ tầm thường quá độ.
Trời thần ơi, thầm thì tới lui chiệng ghét thương xong, rồi thẳng còn doạ khóc nữa nha trời. Thiệt là hổng giống ai
- chừ nó ngủm rồi chớ không dám được chị út nhéo tai đọc kinh cho nghe điếc óc, chiệng nam nhí tri trí, mã thượng anh hùng (... xa lộ thủ đức).
Bài thơ thất ngôn bảy chữ, với 5 đoạn, mỗi đoạn 4 câu.
Ý thơ nghe rất quen, (xin lỗi hai nếu chị út lầm lẫn) rất "xuân-diệu, huy-cận" của trường phái thơ mới đệ nhị thế chiến.
- thảo nào... anh hai bỏ thì giờ luyện ngón tremolo chớ hổng đọc thơ Vũ Thành. Anh biểu thơ vũ thành chỉ hạp với má và với chị ba thôi (anh tư chị năm chưa đủ trình độ, lại còn mắc xào bài và lắc bầu cua, rất bận rộn)
Và... teng teng teng tèng... bài thơ Ngày xuân hong tóc ở đây hẳn đã... nhứt định đã... sai câu thơ cuối.
Một sớm xuân về anh sẽ sang
Mang theo trời đẹp áo em vàng
Và mang theo cả trầu cau nữa
Em đón cho hồn tôi nát tan.
Mang theo trời đẹp áo em vàng
Và mang theo cả trầu cau nữa
Em đón cho hồn tôi nát tan.
Thi sĩ tưởng tượng chiệng "và mang theo cả trầu cau nữa", rồi thinh không kết thúc lãng nhách "em đón cho hồn tôi nát tan". Vậy là sao ?
Hai thành tính chuyện cau trầu đi hỏi vợ, nhưng lại dặn dò nàng cứ từ chối, đừng đón nhận, em đón cho hồn tôi tan nát. Trời ạ, theo hổng tới, hiểu hổng ra !
Sau cùng thì... bảo đảm thi sĩ hổng ngu chi mà lươn lẹo vậy. Nó đang tưởng tượng (chỉ tưởng tượng thôi nha, cô ba biết được là tiêu tùng) chuyện cưới xin, cầu xin mong ước được nàng chấp nhận.
Tam sao đã thất bổn, bài thơ chép tới chép lui nên lạc chữ lạc câu.
Và hẳn là... nhứt định là... câu nọ hổng phải, hổng thể là câu cuối.
Còn như là câu cuối thiệt, thì trước đó đã còn thiếu một khúc nữa là cái cẳng.
Suy tới nghĩ lui một chập, tui hồ nghi câu thơ kết thúc bài thơ Ngày xuân hong tóc nọ, bị sai lạc hai chữ.
Thay vì "em nhận để hồn tôi nát tan" thì đúng ra phải là... "em nhận kẻo hồn anh nát tan", diễn dịch như ri "em nhận đi, nhận trầu cau anh mang tới đi, hổng thôi hồn anh sẽ tan nát". Anh là vẫn còn nguyên là anh, chớ đâu biến thành tôi lãng òm dzậy trời !
*
Chiệng "nhạc sai tông, thơ sai chữ" là việc nên tránh, nếu không vì lòng tôn trọng tác giả (nhạc sĩ, thi sĩ) thì cũng nên vì lòng bác ái với tha nhơn. Tha nhơn ở đây là qúi thính giả độc giả khó tánh (ai còn hỏi). Nghe nhạc sai nốt, nghe thơ sai lời, y phép... lộn máu lên đầu, ức còn hơn bò đá !
Khổ cái... chiệng nét vốn là chiệng chợ trời, hàng họ chưng ra búa xua mần màn câu khách.
Sai tha hồ hổng sao ráo, miễn đừng sai tên tác giả là coi như... đạt tới đỉnh điểm.
Mà rồi chợ hổng chỉ trong nét, ngoài đời cũng y chang thôi.
Nghe nói mấy năm trước, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã than phiền việc ca sĩ Mister Sến kia cứ thong thả mần màn cải biên cải biến dòng nhạc của tác giả. Ông nói với nó "Con ơi, con tha làm phước, đừng hát nhạc của bố nữa" ! Kép sến thượng thừa nhảy nhỏm la làng đáp lễ : "Ủa, vậy chớ hồi đó ai đã năn nỉ, rằng con ơi hát dùm bố chút đi con".
Trời thần ơi... sến megalomania quá độ ! Sự nghiệp ca hát nhày nhụa tới rịn nhớt tùm lum ra ngoài.
Chừ nghe nói máy đã cạn dầu, đã thiếu nhớt rồi, tương lai sến hổng biết sẽ trôi dạt về đâu ???
*