Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Trả lời
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Hổm nay bận bịu chiệng học kinh phật. Học miết chưa thông ngũ uẩn nữa nha.
Trời thần ơi, bao la mênh mông tới hổng biết chừng mô mới hiểu cho ra lẽ, dám tới lúc vô áo quan hổng chừng !

Rồi lâu lâu thay dổi không khí cho nhẹ nhàng 5 cái u-uẩn nọ, nú mới tìm đọc tiếp chuyện hán nôm hán việt.
Vậy chớ... trong wikipedia chữ nghĩa giãng giải trời thần, khó hiểu đã đành, chưa kể là... thông tin văn hóa bên kia đã làm màn lợi dụng thời cơ hô khẩu hiệu loạn quẻ luôn, cốt phát huy thành quả kách-mệnh huy hoàng của bác đảng đề ra !
Chừ tào lao tiếp về hán nôm hán việt, mơi mốt quên biết chỗ lần ra đọc lợi cho lẹ.


*

Từ chuyện dì hai - hổng hiểu cách nào, đã thuộc lòng kinh cầu Cảm tạ niệm-từ, trước tác hán nôm của thày Phan-xi-cô thành Phao - thinh không tui lần ra thêm được một kinh nữa, cũng hán nôm, kinh cầu đức bà.
Kinh này thoạt đầu cũng do dì hai đọc trong buổi kinh tối, chỉ nhớ láng thoáng câu "căng liên thần đẳng" thôi, kỳ dư thì hổng nhớ thêm chi khác nữa.
Rà nét thì chữ liên biến thành chử lân "căng lân thần đẳng". hổng hiểu bản nào trúng nữa cà.
Mà rồi... hổng hiểu tại sao dì hai lại sính chữ nôm dữ vậy ?
Suy nghĩ miết hổng ra, thành cháu gái dì mới độ chừng, rằng dì hai làm màn chảnh, chơi nổi lấy tiếng có lẽ !

Cảm tạ niệm từ là kinh soạn ra bằng tiếng nôm ở thế kỷ 14-15, hổng phiên hổng dịch chi ráo.
Nhưng kinh cầu đức bà là kinh dịch từ tiếng latin, vào cùng thời gian, khi đạo thiên chúa theo chơn các vị truyền giáo tới VN.
Thời nẳm nằm cổ xưa nớ, kinh sách soạn rồi phải chờ toà thánh chuẩn phê (sau khi sửa đổi chút nẹo)
Và kinh cầu đức bà này đây đã được tóa thánh chánh thức cho phép phổ biến từ thế kỷ 16, chánh xác là năm 1587.
Bản dịch chữ nôm (còn gọi là quốc âm), y chang kinh Cảm tạ niệm từ, đọc lên thiệt trần ai khoai củ chớ hổng trơn tru dễ dàng chi.
Sau này, khi chử quốc ngữ chào đời và hoàn chỉnh từ từ, thì kinh cầu này được "dịch" từ quốc âm sang quốc ngữ, nghĩa là chữ việt chúng ta nói và viết ngày nay. Dễ hiểu nên dễ nhớ và dễ thuộc. Thời dì hai, bảo đảm kinh cầu đức bà bằng quốc ngữ đã có rồi, có lâu rồi.

Bảo rằng... vì Cảm tạ niệm từ hổng có bản quốc ngữ, nên dì hai buồc phải "hát" nó bằng quốc âm thì còn xính xái đặng. Nhưng tới kinh cầu đức bà, dì hai vẫn nhứt định đọc bằng tiếng nôm thì thiệt là hỉểu hổng ra, nhứt là khi có thể dì hai là người duy nhứt "hiểu" ý nghĩa bài kinh dì đang đọc. Đám chorist - backup singers quanh dì, hổng ai hiểu chi, ngay cả bà ngoại và má.

Câu hỏi to đùng ở đây là : dì hai nhứt định xài tiếng nôm với dụng ý gì ? Chảnh là cái chắc, còn không thì... có thể do dì chỉ thuộc tiếng quốc âm chớ hổng quốc ngữ, mà cứ đọc miết vậy, dần dà đã thành thói quen... chăng ?
Mãi tới khi cháu gái dì làm màn vùng dậy giành độc lập tự chủ cho tiếng việt với bản quốc ngữ của kinh cầu đức bà, thì... dì hai đành chịu phép, nhường microphone lợi cho nó làm soliste, và nó chăm chỉ chu toàn bổn phận tới độ thuộc bản kinh nằm lòng. Lần cầu kinh gia đình, bất kể ở đâu (cả bên nội lẫn bên ngoại) cứ tới kinh này là... a-lê-hấp, nó mình ên xướng từ A tới Z, và toàn thể thành viên hội kinh thưa theo !

Mà rồi... ai đứng đằng sau yểm trợ cuộc cách mạng văn hoá kinh sách nớ hở ? Thưa... còn ai khác hơn là tía và anh hai. Tía biểu : Hai con kiếm cho ra bản kinh cầu tiếng việt để mẹ dạy em học thuộc, chớ không nghe di hai ngân nga tía nổi da gà, mà hổng ai hiểu ráo trừ người đọc nọ.
Rồi anh hai mang về bản kinh, và tui được má dạy đọc và học thuộc không vấp váp.

Mấy chục năm năm trước, nú tui thuộc như két kinh cầu các thánh và kinh cầu đức bà này đây.
Thuộc tới độ cứ ngỡ như sẽ không thể, không bao giờ có thể quên được.
Mấy chục năm sau, trí nhớ mờ nhạt dần vì không còn dịp đọc lại chúng.
Dịp lễ các thánh nú tui lần tới nhà thờ nghe kinh bằng tiếng latin, y chang tiếng vọng từ trời cao.
Nhưng... kinh cầu đức bà hầu như không còn dịp nghe lại nữa - tiếng việt, tiếng pháp tiếng latin cũng không luôn -
Rồi yên trí minh đã quên hẳn bản tiếng việt thuộc lòng thời nhỏ dại... Dè đâu...

Nú tui lần vào nét, tìm ra bài kinh cầu đức bà, đọc chỉ hai lần thôi là đã nhớ lại hết 100%.
Vậy mà ông kia hổng tin heng, biểu em nói xạo. Tui bèn đọc luôn phần xướng bắt ổng thưa cho đủ, viện cớ rằng... kinh như bài thuộc lòng đã học rồi, chừ đọc lợi phải đủ đuôi đầu từ A tới Z, thứ tự nhịp nhàng khuôn phép đề ra
- hổng thôi... tối tối vô giường, mình đọc chung kinh cầu này làm màn hợp quần gây sức mạnh. Ông kia biểu để suy nghĩ cái đã trước khi trả lời. Ông nói : Kinh chi mà từ đầu tới cuối tuyền những lời ca tụng cao rao danh tánh phẩm hạnh lót đường, đã đời đã điếu để còn xin xỏ lung tung. Anh mà là đức bà đức mẹ, bảo đảm từ chối hết mọi chuyện, nịnh nọt cầu lợi thôi chớ chưa chắc đã thiệt lòng, má nó ôi, chớ tin vội !
Giê-su, maria, giu-se... xin chúa tha tội cho thẳng ... amen !
:wipetear:

* * * * *

Dán một bài viết cũ.

Hồi ở Lý thái tổ.... bên này chung vách với nhà cô ba, bên kia sát kiểng chùa của thày Tự Đức. Tui ở không vì chưa đi học, rảnh rang ưa mở phên cửa sổ tường tót sang, vô hậu liêu kiếm chú tiểu Thông giới tri âm tri kỷ. Ngày thường, đớp cơm chay, tuyền tàu hũ kho luộc chiên. Ngày rằm lễ lớn, mấy bác mấy dì làm công quả, nấu "tàu hủ hương xa" cải biến, cho món ăn thêm xôm tụ.
Tuy sát vách, vậy nhưng tui lại chỉ thân với hai Thành thôi. Tuổi hai Thành (bên kia) nằm giữa anh hai và chị ba (bên này) nghĩa là trên tui rất xa. Đám cousins hai nhà chơi với nhau, nhưng chừa tui ra - chúng chê tui mà tui cũng chê chúng. Tui với cao hơn, theo anh hai nghe nhạc, theo hai Thành nghe thơ -

Lúc anh hai miệt mài học chữ và chăm chỉ luyện ngón tremolo (Recuerdos de la Alhambra) thì hai lo làm thơ. Hai thành lập thi văn đoàn, dùng tên thiệt làm bút hiệu : Nhà thơ Vũ Thành. Chị ba nói nên đổi bút hiệu để đừng trùng lập với nhạc sĩ Vũ Thành rất nổi tiếng khi ấy. Nhưng anh hai tui ra, biểu dùng tên thiệt thì có sao, nhạc sĩ với thi sĩ là hai lãnh vực hoàn toàn độc lập, trùng sao đăng mà trùng.
Trong gia đình, tài năng của hai bị lơ là quá khổ. Cô dượng ba đã hổng khuyến khích mà còn chèn ép nhơn tài rất mực, tới nỗi thi sĩ thường khi phải âm thầm làm thơ, rồi lén lút gởi thơ đăng báo với một bút danh khác.
Hồn thơ lai láng của hai chỉ "tiếp cận" được hai trự nhà bên cạnh : sáu út và má của út - má nghe tía warning, rằng chớ vẽ đường cho hưu chạy, cô ba biết đặng, rồi tội sẽ sanh ra -

Lâu lâu hai đọc thơ cho chị út nghe lấy khí thế. Tui chịu khó nghe thơ hai, bị vì hai chiều tui rất mực. Mỗi bận làm xong bài thơ, nó dắt chiếc xe máy đạp ra, chở tui đi chơi. Hai cho tui đứng thẳng ở porte-bagage yên sau, mắt dòm ra trước, hai tay ôm vai bá cổ nó. Đứng vậy để tránh chiệng ngủ gục - đi xe máy với tía phải ngồi nên gục hoài - Rồi trong khi đạp lòng vòng vậy thì hai thành đọc thơ giúp vui fan ruột của mình.
Thơ Hai hay dở ra sao tui hổng tường, nhưng y hình có dậy tăm dậy tiếng một dạo.
Nói nào ngay, má ưng nghe thơ của hai Thành hơn là nghe ngón tremolo của thằng con ruột. Má biểu cứ tremolo miết nhức cả đầu, hổng cách chi nhớ nổi cuốn truyện đọc dở dang tới đâu, tình tiết xáo trộn hết còn thứ tự lớp lang.

Hai Thành lửng lơ với nàng thơ, đầu óc lúc nào cũng để tận đẩu đâu.
Rồi để cứu vãn tình hình, cô dượng ba mới cậy nhờ mai mối cưới vợ cho nó, một cô gái bắc tên Lan.
Lập gia đình xong, Hai bẻ bút lo chiệng áo cơm, day sang ngành xây cất.
Vợ hai tà tà sanh năm một, 4 đứa cháu nội đẹp lòng cha mẹ chồng.

Thời mỹ đổ quân vào VN, Hai trúng mối thầu, cung cấp vật liệu cho hãng RMK, tiền bạc tuôn vô như nước.
Ăn nên làm ra, hai mua liền miếng đất bự, xây cái cái villa to đùng, với cái sân thượng rộng là vườn trồng lan.
Hoa lan nở quanh năm, đủ loại hổng thiếu, giò nào giò nấy mạnh mẽ trĩu hoa.
Mỗi lần có việc bán buôn, lên Bảo lộc đặt trà, y phép tía bưng dìa ít lan mang cho Hai lấy thảo.
Tía nói nhờ vậy mà phân biệt được các loại hoa lan (địa lan, thổ lan, phong lan...)

Rồi Hai về hưu sớm, ở không cà ruồng và toan tính trở lợi với nàng thơ. Nhưng thơ văn vốn dị ứng tiền bạc phú qúi, Hai ngồi đực ra tới táo bón mà cũng hổng rặn ra nổi nửa câu thơ. Hồn thơ chắp cánh đi luôn hổng thèm nói câu giã từ.
Rồi Hai đành chịu phép gác bút, dở dang giấc mộng ban đầu.
Hai cạn hứng thơ, còn má thì day sang mê cải lương vọng cổ.

Bên này, lúc nghe tin Hai mất, tui vô nét ráo riết kiếm hổng ra thi sĩ Vũ thành, thơ hổng ra, tên cũng hổng ra luôn.
Rồi bửa qua... teng teng teng tèng... chúa thương, thinh không thấy tên nó lừ lừ xuất hiện trong web : https://poem.tkaraoke.com/10539/vu_thanh/
Chỉ duy nhứt 3 bài thơ học trò, cả ba đều mơ màng tình cảm lứa đôi, thi văn đoàn đúng điệu.

Và bài `"Ngày xuân hong tóc" đọc tới câu cuối y chang như nhai cơm rồi trúng sạn, cục sạn to đùng mới mẻ răng luôn.
Trời thần ơi, thơ với thẩn, dzô dziêng bắt ớn ! - só ri hai, tối nay đừng dìa kéo chơn sáu út heng, chị út nghĩ chi nói nấy bởi chị lương thiện thiệt thà và... vô (số) tội -
Tui mang đoạn thơ cuối của dzô mần màn "bình lựng" lấy khí thế.
Đại khái là... hai thành làm thơ tán gái, một cô tóc dài, lối xóm hổng chừng, bởi y hình chúng đã quen biết nhau từ hồi còn bận quần thủng đít lận.

Thoạt đầu nghe nói mùa xuân, yên trí tóc nàng ướt vì mưa.
Má kể mùa xuân ngoài bắc ưa có mưa, kêu bằng mưa xuân. Mưa xuân thường là mưa phùn, những hạt bụi nước lất phất, rất thơ và rất mộng... thà làm hạt mưa rơi, ướt tóc em buông dài...
Nhưng đây là chiệng trong nam, miền nam mưa nắng hai mùa, hổng xuân hạ thu đông chi ráo.
Lối xóm mới gội đầu bồ kết xong, rồi ra hàng hiên hong tóc, cho hai lấy hứng dệt thơ.
Tui hồ nghi thi sĩ cousin lẻo mép xạo sự tán gái, còn không thì ẻo lả nhi nữ tầm thường quá độ.
Trời thần ơi, thầm thì tới lui chiệng ghét thương xong, rồi thẳng còn doạ khóc nữa nha trời. Thiệt là hổng giống ai
- chừ nó ngủm rồi chớ không dám được chị út nhéo tai đọc kinh cho nghe điếc óc, chiệng nam nhí tri trí, mã thượng anh hùng (... xa lộ thủ đức).

Bài thơ thất ngôn bảy chữ, với 5 đoạn, mỗi đoạn 4 câu.
Ý thơ nghe rất quen, (xin lỗi hai nếu chị út lầm lẫn) rất "xuân-diệu, huy-cận" của trường phái thơ mới đệ nhị thế chiến.
- thảo nào... anh hai bỏ thì giờ luyện ngón tremolo chớ hổng đọc thơ Vũ Thành. Anh biểu thơ vũ thành chỉ hạp với má và với chị ba thôi (anh tư chị năm chưa đủ trình độ, lại còn mắc xào bài và lắc bầu cua, rất bận rộn)
Và... teng teng teng tèng... bài thơ Ngày xuân hong tóc ở đây hẳn đã... nhứt định đã... sai câu thơ cuối.

Một sớm xuân về anh sẽ sang
Mang theo trời đẹp áo em vàng
Và mang theo cả trầu cau nữa
Em đón cho hồn tôi nát tan.

Thi sĩ tưởng tượng chiệng "và mang theo cả trầu cau nữa", rồi thinh không kết thúc lãng nhách "em đón cho hồn tôi nát tan". Vậy là sao ?
Hai thành tính chuyện cau trầu đi hỏi vợ, nhưng lại dặn dò nàng cứ từ chối, đừng đón nhận, em đón cho hồn tôi tan nát. Trời ạ, theo hổng tới, hiểu hổng ra !

Sau cùng thì... bảo đảm thi sĩ hổng ngu chi mà lươn lẹo vậy. Nó đang tưởng tượng (chỉ tưởng tượng thôi nha, cô ba biết được là tiêu tùng) chuyện cưới xin, cầu xin mong ước được nàng chấp nhận.
Tam sao đã thất bổn, bài thơ chép tới chép lui nên lạc chữ lạc câu.
Và hẳn là... nhứt định là... câu nọ hổng phải, hổng thể là câu cuối.
Còn như là câu cuối thiệt, thì trước đó đã còn thiếu một khúc nữa là cái cẳng.

Suy tới nghĩ lui một chập, tui hồ nghi câu thơ kết thúc bài thơ Ngày xuân hong tóc nọ, bị sai lạc hai chữ.
Thay vì "em nhận để hồn tôi nát tan" thì đúng ra phải là... "em nhận kẻo hồn anh nát tan", diễn dịch như ri "em nhận đi, nhận trầu cau anh mang tới đi, hổng thôi hồn anh sẽ tan nát". Anh là vẫn còn nguyên là anh, chớ đâu biến thành tôi lãng òm dzậy trời !

*

Chiệng "nhạc sai tông, thơ sai chữ" là việc nên tránh, nếu không vì lòng tôn trọng tác giả (nhạc sĩ, thi sĩ) thì cũng nên vì lòng bác ái với tha nhơn. Tha nhơn ở đây là qúi thính giả độc giả khó tánh (ai còn hỏi). Nghe nhạc sai nốt, nghe thơ sai lời, y phép... lộn máu lên đầu, ức còn hơn bò đá !
Khổ cái... chiệng nét vốn là chiệng chợ trời, hàng họ chưng ra búa xua mần màn câu khách.
Sai tha hồ hổng sao ráo, miễn đừng sai tên tác giả là coi như... đạt tới đỉnh điểm.

Mà rồi chợ hổng chỉ trong nét, ngoài đời cũng y chang thôi.
Nghe nói mấy năm trước, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã than phiền việc ca sĩ Mister Sến kia cứ thong thả mần màn cải biên cải biến dòng nhạc của tác giả. Ông nói với nó "Con ơi, con tha làm phước, đừng hát nhạc của bố nữa" ! Kép sến thượng thừa nhảy nhỏm la làng đáp lễ : "Ủa, vậy chớ hồi đó ai đã năn nỉ, rằng con ơi hát dùm bố chút đi con".
Trời thần ơi... sến megalomania quá độ ! Sự nghiệp ca hát nhày nhụa tới rịn nhớt tùm lum ra ngoài.
Chừ nghe nói máy đã cạn dầu, đã thiếu nhớt rồi, tương lai sến hổng biết sẽ trôi dạt về đâu ???

*
Last edited by NTL on Thứ bảy 21/12/24 09:42, edited 1 time in total.
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Vọng giáng sanh 2024
Chúa nhựt thứ nhứt

Hình ảnh

Trời cao hãy đổ sương xuống...

Bữa nay khởi đầu năm phụng vụ mới.
Tui căn me sao cho thời gian phù hạp cả úc lẫn bắc mỹ, để đừng chênh lệch nhau quá xa.
Thành ra chờ tới trước "giao thừa" bên đây chút nẹo, để úc vừa sang năm mới chưa lâu.
Chúng ta cùng dọn lòng - nghỉ đớp hít mua sắm tiệc tùng từ bữa nay, cho tới khi... chúa chào đời,
lòng trống dậy tha hồ đớp hít suốt cho tới năm mới dương lịch.

Sáng nay tìm đọc "căng lân thần đẳng" (hay căng liên thần đẳng, theo như cách đọc của dì hai - té ra hai chữ đều là tiếng nôm phiên âm, thành đọc có khác, nhưng đều hiểu đúng là "xin chúa thương xót".
Để dán vô cho ty đọc chơi heng.
https://dacsanxinvang.wordpress.com/201 ... h-cau-chu/

Chào đầu năm mới (tính theo cách của nú heng) mấy ôn (Hvn, NH, HTH, Nguyên-nhân, tư... ) mấy chị (HH, LH, TK... ) mấy cô mấy em (VN, nắng, mờ, phi, GTparis, Plat, Thi và dế, bonita, chu lai, CSRC (cụ vẫn khoẻ hử BV ...)
Mới nhớ ra nhiều đó tên thôi, từ từ rồi thủng thẳng nhớ tiếp..
:flwrhrts:

------------------------------------------------------------

Một bài viết cũ.

Thơ phổ nhạc.


Dượng hai, anh rể má, có quốc tịch pháp, làm sở pháp, rồi theo sở hồi hương. Dượng đi mình ên, tính thu xếp mọi chuyện xong xuôi rồi mới mang gia đình sang sau. Thời gian đầu, dượng đi đi về về, mỗi năm đôi ba bận. Mỗi lần xum họp, y phép dì hai đổ ghè tương đay nghiến xa gần bằng những thí dụ dẫn ra từ sách vở. Rồi để trấn an hũ tương đang dậy men ấy, mỗi năm dượng tặng vợ cái bầu để nàng bận rộn đẻ con nuôi con cho dượng thở được chút nẹo. Tương lên men tạo gaz gia tăng áp xuất trong hũ. Mà cứ căng phồng y phép phải xì ra, chưa kể là cái hũ nớ chữ nghĩa thông thái, điển cố sách vở thánh hiền đầy người. Nên rồi gaz xì hoài, hổng chỉ với chồng mà còn nguyên đám em chồng xa tít tắp, về tội chẳng những đã không giúp màn giữ an gia đạo, lại còn tiếp tế xăng dầu cho chiếc xe vốn thiếu vô lăng nọ !

Hồi nhỏ, tới chiều thứ bảy cuối tuần, chị ba dắt em út sang gởi bên dì, cho chơi với hai con cousins mít ướt sàn sàn tuổi. Cũng ngày cuối tuần, dì hai bắt anh Don, con trai thứ kiêm bí thư riêng của dì, biên thư gởi cùng thiên hạ (chồng và đám em chồng ở xa). Bí thư riêng có lương, 5-10 xu mỗi bận, nên Don hăng hái hồi đầu, nhưng rồi vì lậm vào vòng cờ bạc (các tê, bầu cua cá cọp) thời giờ sanhthiếu thốn. Rồi Don tìm cách lách, cáo nài chuyện sách đèn, chuyển mối làm ăn qua cho con em họ. Nghề bí thư coi vậy mà hào hứng, đã có lương còn thêm học hỏi chữ nghĩa thánh hiền, hơn hẳn phải chơi với hai thị mẹt kia (bày hàng, búp bế, công chúa bắt thị nữ theo hầu - còn ai vào đây nữa -)

Rồi dượng hai bưng về cây gui-ta thùng, made in spain, cho thằng cháu vợ. Anh hai buông liền mandoline banjo, ôm cứng cây spanish guitare và quyển Carulli căn bản, chăm chỉ sự nghiệp tây ban cầm sớm tối không xao lãng.
Khi này tối tối tía bớt nghe cổ nhạc bắc phần trung phần hẳn lợi, day sang nghe "chương trình tao đàn, tiếng nói thơ văn miền tự do, do Đình hùng phụ trách". Tía mê mẩn tiếng sáo Tô Kiều Ngân và giọng ngâm Hồ điệp.
Nhưng con gái tía, thơ và nhạc có nghe cũng chỉ vậy vậy, hổng ráo riết thấm nhuần như các sự tích điển cố dì hai liệt kê trong những bức thư nặng tánh giáo dục cưỡng bách (chồng và gia đình chồng). Viết xong dán tem mang bỏ thùng thư ngoài đầu đường (ngã tư Tôn đản- Trình minh thế) rồi lãnh lương và để dành cho đám bài bạc vay... tính lãi !

Dù là guitar classic nhưng thỉnh thoảng anh hai còn chơi cả flamenco. Classic bài bản thong thả nhẹ nhàng, flamenco dồn dập tiết tấu nóng bỏng. Classic buồn ngủ còn flamenco đổ mồ hôi. Cũng bởi con nít hổng biết, chưa biết chi về nhạc. Mãi cho tới khi anh hai chơi thêm nhạc việt nam. Hổng rõ đây là những bản nhạc việt đã được thày bà viết lại cho tây ban cầm hay do chính "mầm non" tự-biên tự-diển. Hay dở thế nào con nít cũng mù tịt luôn, nhưng nhờ thế mới được theo anh hai bát phố hầu như mỗi sáng chúa nhựt.

*

Lê lợi hẳn là con đường sanh hoạt chánh của trung tâm thành phố sài gòn. Bên trái (gần Tạ thu thâu) là những kiosque, bán vải may quần áo đờn ông, dụng cụ linh tinh (thể thao âm nhạc). Có nhà sách Khai trí to đùng, 2-3 tầng với nhiều khu, chia theo thể loại, ngôn ngữ - có dạo, sau khi anh hai ra nước ngoài tu nghiệp, tủ sách gia đình đình trệ số lượng, tui mang lunch, bắt bus ra đây ăn lén và đọc sách chùa, thành vẫn nhớ ơn bác Trương đã mở lượng hải hà ngó lơ cho học trò nghèo khai trí sáng.
Nhưng lề đường phải Lê lợi, gần hàm nghi, mới là chổ lui tới của anh hai (rạp Vĩnh Lợi và những kiosques chuyên trị âm nhạc : sách nhạc bài nhạc, dây đờn, tuner, mediator... ) Các bản nhạc việt hầu hết của nhà xuất bản Tinh hoa miền nam, in rồi gập đôi lợi theo chiều ngang một tờ giấy khổ lớn. Mặt bìa trước offset 4 màu, có hình vẽ theo chủ đề, tựa bản nhạc, tên tác giả (nhạc sĩ và tên người đặt lời). Hai trang trong là nhạc. Bìa sau ít quan trọng hơn, thường khi là danh sách những tác phẩm khác của cùng tác giả.

Sách vở biểu chủ nhơn nhà xuất bản Tinh hoa họ Tăng gốc minh hương, lập nghiệp tại huế. Thoạt tiên mở tiệm bán sách, sau in các bản nhạc rời, khấm khá lên rồi thành lập nhà xuất bản. Sách cũng nói ông tánh tình rộng rãi xởi lởi, tiền tác quyền rất hậu hĩnh cho dù khi ấy cạnh tranh ấn loát không có nhiều. Nhà Tinh hoa lập thêm chi nhánh ở miền bắc và miền nam. Khi đất nước chia đôi, nhánh bắc không còn. Vài năm sau vì sức khoẻ, nhánh trung (...ương) cũng đóng vĩnh viễn, chỉ còn lại nhánh miền nam với tên bảng hiệu Tinh hoa miền nam THMN, do nhạc sĩ Lê Mộng Bảo quản trị. Người phụ trách vẽ bìa nhạc cho THMN là họa sĩ Duy Liêm, nét cọ giản dị, thoạt đầu trừu tượng abstract sau nghiêng dần sang lập thể cubism - xin đừng hỏi abstract cubism giống nhau khác nhau chỗ nào heng, bị khúc ni tui chưa học tới -

Chúa nhựt cuối tuần, theo anh hai đi dọc Lê lợi, ghé mấy kiosques bán nhạc. Kiosque vuông vắn diện tích chừng sải tay là cùng, các bản nhạc được xếp theo hàng dọc kề cận nhau, với tựa đề ló ra chút nẹo cho khách mua chọn lựa. Bản nào cũng là tranh Duy Liêm ráo nạo, nét vẽ tương tự hổng sai sẩy.
Thời gian đầu ngó bộ còn thanh bình thạnh trị, thơ và nhạc êm ả xuôi dòng, tương lai trước mặt một màu tươi sáng. Tuy hội họa VN trở mình theo hướng đi thời đại mới, nhưng các họa sĩ y hình còn nặng khuynh hướng bảo thủ thiên kiến, coi đám trừu tượng lập thể là bắt chước thiếu sáng tạo hài hòa. Thị nô ngó tranh trừu tượng thấy kỳ cục lạ lùng ngộ nghĩnh hiểu hổng ra - có hỏi cũng nghe trả lời : nghệ thuật là cảm nhận chớ hổng lý luận, thành cũng như không.

Rồi bản nhạc "Tình quê hương" của nhà xuất bản Tinh Hoa lù lù xuất hiện.


Tình Quê Hương là thơ Phan lạc tuyên do Đan thọ phổ nhạc và Duy liêm vẽ tranh bìa.
Cái đáng nói ở đây là... hình vẽ bìa trước bản nhạc luôn luôn là một tác phẩm hội họa nghệ thuật thứ thiệt và thứ dữ. Chỉ khoảng trên dưới một đồng là đã có trong tay một bức tranh giấy nhỏ và nhẹ, cùng một bản nhạc hổng chừng lớn và nặng cân - say lòng người chơi nhạc, người nghe nhạc - và say mắt đứa ngó bìa nhạc, vì cỏn chưa thể hiểu gì –
- Hình vẽ là hồi đầu, sau này có lẽ để giảm chi phí và thích hạp thị hiếu, tranh bìa trước đã nhường chỗ cho những hình chụp theo chủ đề, hoặc hình nghệ sĩ (tác giả, hay ca sĩ...) -

- Về thi sĩ : Dòng họ Phan đông đúc, gốc gác Nam định, nổi tiếng văn học. Sau hiệp định Geveve, một nhánh di cư vào nam. Nhà văn nhà báo Phan lạc Phúc (của mình) có thể là anh em họ gần xa với nhà thơ Phan lạc Tuyên hổng chừng. Phan lạc Tuyên là đại uý tâm lý chiến VNCH. Khi pháp rút, đất nước tam thời chia đôi ở sông Bến hải, vĩ tuyến 17, ông là người đã tiếp thu quân khu 5 trung phần, rồi được đề bạt vào ghế tỉnh trường, coi cả hành chánh lẫn quân sự, khi mới 30 ngoài, nghĩa là rất được trọng dụng, và sẽ là vị tỉnh trưởng trẻ tuổi nhứt của nền đệ nhất cộng hòa khi ấy. Chẳng may xảy chánh biến 11 november, đám lãnh đạo cao cấp trốn được ra ngoại quốc, Phan lạc Tuyên do có dính líu mà vì kẹt lợi nên đành phải vượt tuyến ra bắc. Thi sĩ hổng phải là người phía bên kia, cũng hổng phản tỉnh chi ráo, được "họ" để yên với mục đích tuyên truyền, rồi buộc phải sống còn bằng các sanh hoạt nghệ thuật nhỏ. Tại bắc hiện nay, dòng họ Phan lạc vẫn còn, đây là những người không di cư vào nam năm 54, và... trong số ấy, có thể cả đám con cháu thi sĩ nữa - giả như ông sanh con đẻ cái sau này -

- Về nhạc sĩ : Đan Thọ cũng bắc di cư 54. nú tui chưa gặp bao giờ, chỉ biết ông kéo vĩ cầm trong dàn nhạc Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng. Nhưng con trai ông, anh Đ.T thì gặp hoài trong câu lạc bộ thể thao cercle sportif Tao đàn. Hồi anh hai chỉ mới có Lambretta thì anh T. đã ngon lành lái chiếc Triumph made in ăng-lê, hào huy phong nhụy gì kể. Anh T có một cô em gái sắc nước hương trời, nú tui dòm còn mê mẩn huống chi bọn đực rựa (dĩ nhiên trong số ấy hẳn phải có anh hai).

- Về họa sĩ thì tui có gặp 1 lần, chỉ là tình cờ. Hồi mở hãng xuất cảng hàng hóa VN sang pháp, mỗi 2 tháng tía phải về Bình dương đặt tranh sơn mài tại tiệm Thành Lễ. Tiệm Thành lễ khi ấy còn nhỏ hìu, trụ trì tại một ngã tư đường ngay trung tâm thị xã. Sau này kinh doanh phất lên, Thành Lễ có trụ sở ở trung tâm sài gòn, nhắm vô khách ngoại quốc, với một phòng trưng bày bề thế trên đường Tự do, gần bến tàu.
Hoạ sĩ Duy Liêm vẽ bìa nhạc cho Tinh Hoa và vẽ tranh làm sơn mài cho Thành lễ. Tranh cho nhạc đường nét lập thể màu sắc giản dị bao nhiêu, thì tranh sơn mài đường nét tinh tế, màu sắc óng chuốt bấy nhiêu. Và rất được ưa chuộng. Vẽ xong bức tranh, Duy Liêm còn lo luôn phần kỹ thuật mỹ nghiệp cho bức họa của mình, khi tranh được sang qua "mộc bản" (hy vọng nhớ đúng term này) nghĩa là cọp dê, phóng lớn lên gỗ, và giao qua cho thợ chế biến thành sơn mài, theo đúng màu sắc và tỷ lệ nguyên thủy của bức tranh. Tranh sơn mài là tranh hiện thực realist, có sao vẽ vậy người ơi, hổng siêu thực, trừu tượng lập thể chi ráo !
Một kỳ hè, theo tía lên Lái thiêu đặt đồ gốm và Bình dương đặt sơn mài, tới hãng Thành lễ, tía chỉ vô ông kia rồi nói : họa sĩ của hai anh em con đó. Xong day sang ổng cười cười "con gái tui chê anh vẽ xấu thua cả nó". Ổng họa sĩ hỏi tranh nào vậy bác, tía nói tranh tình quê hương. Hoạ sĩ mới day qua tui xoa đầu : biết là xấu chớ nên đâu dám ký tên vào. Trời thần ơi, thiệt là quê xệ

- Về bài hát tình quê hương : Mở bản nhạc ra, ngay trên khóa nhạc đầu là một hàng chữ tuy ngắn nhưng khó hiểu với con nít ranh : Tango Habanera. Anh hai biểu đây là thể điệu nhạc sĩ chọn cho đứa con tinh thần của mình, tango là tango, cấm chỉ thay đổi sang điệu khác (triệt để cấm, tự do trong khuôn khổ cũng không luôn). Hồi nớ nghe vậy biết vậy mà hổng hiểu thành cũng hổng thắc mắc. Mãi sau này mới hiểu thế nào là tango. Còn habanera thì tui chỉ mới hiểu ra... tuần trước.
Sách vở biểu đi sau tango thường khi còn thêm vào những terms phụ khác. Tui ráng đọc nhưng rắc rối mè dòng lô thành hổng thấu đáo, chỉ biết nhạc tango để hát để khiêu vũ, phát xuất từ đất Argentina. Tango là anh em thúc bá với samba Brazil. Samba ồn ào náo nhiệt nhiêu thì tango thắm thiết tình tứ nhiêu, nên tango còn là nhạc cua đào. Tango habanera là tango có hình thức folk music, folk dance của xứ Cuba. Trong tango argentina, nhịp thay đổi theo thuở theo thì, fantasy on-off tùy ý người chơi nhạc hát nhạc và vũ công trình diễn. Nhịp trong tango habanera, trái lợi, giữ cố định, không thay đổi suốt từ dòng nhạc đầu tới dòng nhạc cuối.
Nói như vậy thì có lẽ tango argentina là điệu tango sắc màu, cốt phô trương chào hàng lộ liễu (... ỏng ẹo màu mè thứ thiệt thứ dữ). Đầu bên kia là tango habanera, sắn khoai cục mịch đồng ruộng quê mùa. Thảo nào... nhạc sĩ Đan thọ (và có thể cả thi sĩ Phan lạc Tuyên hổng chừng) đã chọn habanera cho sáng tác của mình, bởi cái tình cho quê hương là tình lương thiện thiệt thà. Hoa lá cành chỉ dùng cho loại tình với "ý đồ lợi dụng", hổng cách chi là tình quê hương đặng, sao mà trong sạch ngạt ngào như tình quê hương.

*

Nhờ cây guitare thinh không tủ sách gia đình đầy nhạc việt. Hồi thằng tư con dì tư (em má) lên SG, vào ở chung nhà đi học, rồi nó cũng tập tành guitar, nhưng đốt giai đoạn, hổng carulli chi cho tốn thì giờ. Tư thẳng đường học nốt nhạc, học bấm gam để đệm liền cho bạn bè ca giải trí giữa giờ. Lúc anh hai ra ngoại quốc thì tư đương nhiên sở hữu luôn cây đờn. Anh hai trở về, nhưng hổng ôm đờn nữa, mà mê mải với sách vở văn chương, bị khi này anh đang yêu em gái văn khoa. Cây đờn thành vật bất ly thân của tư, tới độ khi rời nhà đi ở trọ chung với bè bạn cho tiện việc di chuyển, tía còn cho phép nó mang cây đờn theo luôn.

Rồi chiến tranh leo thang khốc liệt, Tư thuộc hạn tuổi đôn quân, đậu rớt chi cũng vô lính ráo, cây guitare được trả về. Tía mang đờn máng lên giá, bởi khi ấy cả hai anh (anh hai và anh tư) đã không còn. Thằng tư nhà dì sau cũng mất tích trên đoạn đường lui quân "di tản chiến thuật", tháng ba 75. Cây đờn thành vô chủ, được tía bỏ vô thùng đờn cất vào kho chứa vật dụng gia đình.
Hồi sang đoàn tụ, tía mang theo cây đờn gia bảo, kỷ vật gia đình. Truyền nhơn kế tiếp là thằng bánh tí, nhưng bánh tí lại học violin - sau này chơi thêm bass (gui-ta điện) trong ban nhạc nhà trường - Cây guitare được tía mang treo lên tường phòng nó, rồi tường nhà nó.
Mãi tới khi tía má cùng ra đi, cả hai chưa hề có dịp nghe lợi bản Recuerdos de la Alhambra như đã hằng ao ước!

Last edited by NTL on Thứ tư 18/12/24 05:21, edited 3 time in total.
Make the long story... short !
t.
Bài viết: 1207
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi t. »

:flwrhrts: :flower: :kssflwr:

hổm nay, em cứ chần chừ, không dám vào Sổ tay vì sợ làm ngắt quãng Vọng Giáng Sinh của chị. nay, em xin viết vài dòng rồi sẽ xoá, chị nhé.

xin thú thật là em chưa từng biết qua bản kinh Cảm tạ niệm-từ cùng lời nguyện "căng liên thần đẳng".

giờ đây, nhờ chị :ksschk: , em biết thêm những ý tưởng này của LM Nguyễn Huy Tưởng.
"với thời gian, nhất là sang Mỹ này hình như người ta quên hẳn kinh cầu chữ và hoạ hoằn lắm mới có gia đình khi có lễ tang đưa kinh Phục dĩ Chí tôn và kinh cầu chữ ra đọc. Ai cũng biết là kinh cầu chữ là kinh cầu bằng chữ nho, nó có bầu khí âm u như chữ latinh trong những thánh lễ hồi trước công đồng Vatican 2. ‡iều quan trọng là Thiên Chúa hiểu, con người chỉ cần đọc lên để cho Chúa biết rõ lòng thành của mình, giống như các bà già ngày xưa khi cha làm lễ bằng tiếng latinh thì các cô con gái thưa kinh dịu dàng còn các bà thì cứ việc lần chuỗi càng nhiều càng tốt".

:thanks: :thanks2:
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Allo T. nắng và toàn bằng hữu trong làng.

1-
T. chớ nghe xúi dại heng. Phải hiểu thì hãy đọc, còn như hổng hiểu rồi đọc làm chi.
Mình hổng hiểu rồi làm sao người chết hiểu đặng, trời !
Còn như chỉ cần chúa hiểu thì... đọc gì mà chẳng đặng, đâu phải chỉ chữ quốc âm !

(à chữ nho tức chữ hán, hán học là nho học. Quốc âm là chữ nôm (tức âm tiếng việt) Quốc ngữ là tiếng và chữ viết VN hiện tại. Nhưng chừ bây giờ, cái đám đỉnh cao ngu dốt nọ đang từ từ mang vô trở lợi các chữ hán việt (tiếng việt đấy nhưng xuất xứ nguyên con từ tiếng hán) Chưa kể tới những chữ mới, xuất hiện trong phong trào chữ nghĩa thời đại a còng @, 12 con giáp hổng giống con nào ráo nạo. Mà rồi cái ủy ban gọi là văn hóa nọ ở Ba đình, còn mắc dở tay, cầm lòng cầm trí đếm bạc bõ két sắt tại ngoại quốc (trước khi bị hạ bệ, đảo chánh phe phái). Con bà chúng !)

2-
Thành ra... lanh quanh chỉ là để tán lòng vòng về chữ nghĩa thời cổ đại của mình thôi, chớ hổng phải để cầu nguyện chi ráo. Đọc thêm nữa mới biết ra những chữ xưa đã hiểu sai búa xua, tỉ dụ như : liên liên, mà chớ... ect.
Hồi nẳm chị nú đọc "cho liên" thì hiểu là "cho nên" trong nghĩa "cho đúng phép tắc", còn không thì liên liên mang nghĩa "luôn luôn" tuỳ ngữ cảnh. Nhưng "mà chớ" thì yên trí là "chớ đừng" trong nghĩa negative. Té ra đây là adverb trong cách affirmative, nghĩa là phải làm.
Thiệt tình sai lầm trong hơn nửa thế kỷ hổng ít ! Thành hồ nghi rằng... dì hai cũng đọc như két mà chẳng hiểu chi, bị vì bà ngoại còn hổng hiểu, làm sao cắt nghĩa cho dì đặng !

Lối xóm mới nói nè : Đâu phải chỉ dì hai thích đọc kinh tiếng ngoại quốc, em cũng vậy thôi (ủa hồi nào?)
Thì lễ các thánh lết tới nhà thờ để nghe kinh cầu các thánh bằng tiếng latin !
Trời thần ơi, tiếng latin vậy chớ nghe còn hiểu, tiếng hán nôm hán việt hiểu hổng ra. Chưa kể là... tên các ông thánh bà thánh bằng tiếng latin y chang tên tiếng việt vậy, nghe cái hiểu liền (thánh Lucia, Madeleina, Paulus, Luca.... ect...)
Hiểu hãy đọc, hổng hiểu mà cứ đọc, rồi chữa cháy rằng... chỉ cần chúa hiểu là đủ, thì chảnh vượt chỉ tiêu heng.

3-
Nói tiếp về kinh cầu đức bà cho T. nghe nè.
Chị nú kiếm đọc nó bằng tiếng latin và tiếng quốc âm (tức tiếng nôm) thì... bí lù và bí xị. Hổng đoán nổi nữa cà.
Đọc sang tiếng anh, tiếng pháp, rồi tiếng quốc ngữ (tức tiếng việt, cả nói lẫn viết) thì hiểu ron rót.
Nhưng nhận ra chiệng này : Bản tiếng việt nọ dài dòng lòng vòng, chớ hổng giản dị như hai bản anh pháp.
Chị nú hồ nghi, chắc đây là bản dịch có từ thế kỷ 19 hay đầu 20 hổng chừng, khi tiếng quốc ngữ vừa vào khuôn phép, và các dịch giả đã phải thêm vào ít nhiều cho rõ nghĩa, bởi tiếng việt là tiếng đơn âm.

Nên nhớ rằng, bất kỳ kinh nguyện nào cũng phải được tòa thánh approved rồi mới lưu truyền.
Các quốc gia đều có uỷ ban văn hóa phiên dịch kinh sách đã được chấp thuận từ latin sang chữ nước nhà, sau khi được hội đồng nội địa biểu quyết rồi, thì sẽ được gởi sang Vatican để đóng mộc OK, xong mới thành chánh thức.
Đây là việc vì sao linh mục Philip Bỉnh đã sang Lisbon đóng đô 30 nằm dài thòong, để nghiên cứu các văn bản lưu trữ trong thư viện dòng tên truyền giáo là vậy.

Công đồng vaticano thời đức giáo hoàng J.B 23, đã thêm vào kinh cầu nọ hai câu : "Đức mẹ giáo hội", và "Nữ vương gia đình". Vì chị nú thuộc kinh cầu này trước khi công đồng nhóm họp, nên đã không biết việc thêm này, cũng chỉ mới biết đây thôi nha !


4-
Tán thêm : Tương tự thế, mỗi xứ đều có úy ban riêng để nhìn vào những đơn xin hủy phép hôn phối, bởi đây là 1 trong bảy phép bí tích trọng đại, hổng có màn xóa khơi khơi, mà phải xin toà thánh chuẩn y, để có thể kết hôn đúng luật hội thánh thêm lần nữa.

Hồi còn đi học, hai vợ chồng nú vào ở nhà xứ chánh tòa, tại đây có cha Bélanger, một linh mục dòng tên, ngồi ghế thẩm phán, giải quyết các đơn xin huỷ phép đạo của toàn vùng.
Cha Bélanger có tiến sĩ thần học, tiến sĩ luật hội thánh và tiến sĩ luật gia đình kiêm tiến sĩ tâm lý học.
Cha ngồi đọc đơn xét đơn. Nghiên cứu một chập rồi kêu hai bên tới xử (hay chỉ 1 bên, vì bên kia hổng care chi việc huỷ xoá). Nghe cả hai bên. Sau đó mới đóng cửa diện bích đâu đó cả tháng - dưới sự "chỉ đạo" của chúa thánh linh -
để cho phán quyết sau cùng. Phán quyết này sẽ được gởi qua Vatican để đóng mộc bài bản, rồi thông tri ra.

Mấy năm trời ở nơi đó, chị nú nghe cha xóa phép hôn phối nhiều lần.
Nói vậy để hiểu cho tới và cho đúng, rằng đây không phải là án phạt đời đời, nếu giả như đã xảy ra chi đó trên đoạn đường trần thế đi chung, những việc nặng nề không thể hòa giải được. Sở dĩ có khuôn phép là để tín hữu đừng ỷ y làm bậy bất kể, nghĩa là phải suy xét cẩn trọng về những phép bí tích được ban ra.
Phép bí tích đầu tiên dĩ nhiên là phép rửa tội, nhưng... đứa bé ấy được cha mẹ quyết định dùm, nên rồi mới có các phép khác đi sau thêm vào khi đứa trẻ đã lớn và đủ trí khôn (bao đồng, thêm sức...)
Người đã trưởng thành khi vào đạo, sẽ chịu luôn 1 bận cả phép rửa lẫn phép thêm sức là vậy.

Một thí dụ ngay trong gia đình chú 9 em chồng.
Chú 9 lấy thím 9 vì tình, gắn bó yêu thương rất mực. Rồi hai vợ chồng dọn lên bắc cực.
Chú 9 lo làm lo ăn, thím 9 lo nuôi 3 đứa con và phụ chồng trong nom business. Ăn nên làm ra dễ dàng, giàu có vượt bực. Nhưng tiền bạc thường là đầu mối tội lỗi. Rồi chuyện xảy ra, bên này đổ thừa bên kia, rồi ly thân phần đời.
Chú 9 sau đó quen cô H. cũng thiên chúa giáo và cũng dang dở y chang.
Rồi hai đứa nó sửa soạn kết hôn theo đúng phép đời lẫn phép đạo.

Bên cô H mọi việc ổn thoả dễ dàng, bởi ex của cô ký giấy cái rụp (thằng nọ cờ bạc thứ thiệt thứ dữ tới tán gia bại sản luôn, và nó theo đạo vợ), phép hôn phối hủy dễ dàng.
Nhưng bên chú 9 thì không vậy. Ex chú 9 (cũng công giáo dòng) nhứt định lắc, Ex biểu có làm chi đâu, có tội chi đâu, rồi nhứt định buộc vào chớ hổng thả, không ký (cho dù khi ấy nó đã dọn vô ở chung với kép, đầu mối tội lỗi gia đình, theo như lời chú 9, nhưng chú hổng có bằng chứng buộc tội).
Sau cùng thì... đã vẫn có lễ cưới ở nhà thờ, nhưng là phép hôn phối cho cô H. thôi, còn với chú 9, đây chỉ là phép giao vì bí tich hôn phối chưa thể huỷ bỏ.

Hổng hiểu phép hôn phối và phép giao có khác nhau không, và nếu có thì ở khoản nào, chị nú chưa kịp tìm hiểu.
Cha Bélanger đã qua đời, cả đức tổng giám mục giáo phận J.H, và cha sở Monsignor nhà thờ chánh toà cũng đã rủ nhau qui tiên gọn ghẽ. Để thong thả sẽ tìm hiểu sau, khi rảnh rồi có dịp.

Đây, tìm ra rồi, phép chuẩn và phép giao.
http://trungtammucvudcct.com/hon-nhan-p ... phep-giao/

5 -
Tiện thể cho nú tui hỏi các vị thức giả trong làng cái nha, về âm đọc và viết của một vài chứ việt.
Trên kia, khi viết tới chữ lanh quanh. Cả hai đều là âm "anh", nhưng chỉ lanh mới đọc là lanh, còn quanh phải đọc với âm "oanh" nghĩa là có chữ O trong trỏng. Vậy là sao ???
Tui ngờ mình viết sai, rồi thêm chữ O vô cho đúng, lanh quoanh, nhưng ngó xốn con mắt quá trời !
Vậy âm A đi sau QU sẽ biến thành âm OA heng ?
Thế thì cần tới U làm chi, sao hổng biên thẳng "qoanh" cho thống nhứt âm oanh ?
Rồi giả như với chữ C, "coanh" có đọc là "quanh" không, nếu đọc khác cách thì coanh sẽ thành âm gì ?

Tiếng việt coi vậy mà dzắc dzối chở hổng dễ dàng giản dị heng.
Rồi... nếu D đọc là dê rồi, thì cần chi tới GI nữa ?
Sông Gianh đọc là DANH, nhưng nếu thiếu I sẽ biến thành GANH (ganh tị).

Nú tui chỉ bắt đầu nhìn ra những điều này khi thằng cháu Shawn Atkins dí hỏi, chớ lúc xưa cứ đọc và viết mà hổng để ý những lắc-léo mè-dòng lô trong trỏng. Té ra văn hoá xứ nào dân xứ nớ xài phản xạ khi nói viết, rồi hổng nhìn ra nổi khúc mắc ấm ớ xảy ra với ngoại nhơn.

*

T. và làng xã cứ tự do chen ngang heng, đừng sợ nghẽn mạch.
Trời thần ơi, cái mạch nọ là dòng chảy liên tu bất tận, hổng chi có thể cản bước chảy nổi.
Thì ông kia biểu vậy, và vợ ổng tin ổng còn hơn kinh tin kính (chữ quốc ngữ) nữa cà !
:flwrhrts:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Phát âm.

Bà ngoại của Shawn Atkins gốc hà nội, sang anh từ thời nằm nẳm.
Đi học heng, chớ hổng tìm đường kíu nước như cha nội nọ. Rồi lập gia đình và ở lợi.
Như vậy Shawn gốc scotland 75% (tô cách lan hử ?), chỉ VN 25% thôi.
Và nó làm ở 4th floor, trong research team.

Tuy Shawn nói tiếng việt sõi, giọng nửa bắc nửa nam, nhưng mặt mũi nó hổng có chút nét việt nào ráo.
Thỉnh thoảng công chiệng qua lợi, tui gập nó, trao đổi dữ liệu chớp nhoáng.
Cả hai cùng mũ nón mask miếc kín bưng, thành hổng dè.
Té ra Shawn nói tiếng việt còn giỏi hơn 2 thằng bánh tí trong nhà nữa lận.
Nó học tiếng việt vì thích, bởi có dạo đã sang VN làm vài năm ở Hà nội.
Shawn lập gia đình, hổng vợ việt nhưng quê-điên (vừa quê vừa điên quebecoise-canadienne).
Sở làm có vài bun-xịt (BS) việt, nhưng... hổng ai đủ khả năng và thời giờ để giúp nó thấm nhuần văn học văn chương việt ráo nạo, ngoại trừ mệ giám đốc hãng thông tấn nọ (ai còn hỏi).

*

Cu Shawn dí tui hỏi về cách phát âm.
Sao đã có D rồi, lại thêm GI vô làm chi hở bác nô, nếu cả hai đều đọc y chang nhau ?
Tui trả lời : Thế đã có PH rồi, còn thêm F làm chi nữa dzậy ?
Cu ngẩn người, ừa hén, vậy có lẽ mấy vị thừa sai truyền giáo thời nẳm đã dựa theo bảng mẫu tự alphabet để lập ra hệ thống chữ quốc ngữ, thành đã dư thừa trùng lập như vậy.

Suy nghỉ 1 chập, tui mới ý kiến ý voi với Cu như vầy : Tiếng latin cổ chỉ có âm P và PH thôi.
Rồi cách nào đó, người ta thêm chữ F vô để phát âm như PH, và đồng thời viết cho lẹ.
Nên rồi... những chữ xuất hiện sau đó đã dùng F, còn những chữ trước vẫn để nguyên PH... chăng ?
Shawn nghe bùi tai rồi tán đồng, hai tư tưởng lớn gặp nhau tại... điểm hội tụ !
Nhưng khi nó lần sang âm QU thì tui ngẩn tò te, hổng dè cái cu nọ cũng sanh được bão tố !

Theo như bảng alphabet tiếng việt, Q đọc là CU, U đọc là U (tiếng anh sêm sêm)
Còn trong alphabet tiếng pháp, Q là QUY (đúng là CU), U vẫn là U.
Hồi tập đọc chữ với má, má dạy sao biết vậy, chớ đâu thắc mắc gì ! Chưa kể là cách dạy của má có khác xa trường lớp bài bản, hổng uýnh vần ghép chữ mà đọc thẳng mặt chữ. Dần dà, cứ nhìn chữ y phép đoán ra âm. Âm nào đọc sai sanh tối nghĩa, y phép má ngừng tay kim chỉ, ngó vào cuốn tập đọc rồi dạy lại cho trúng. Hổng rõ học vậy hay dở ra sao, chỉ biết 3-4 tháng sau, qúi nữ đã có thể cầm sách tự lực văn đoàn lên đọc như két, tuy rằng hổng hiểu chi nhiều !

Sau này, y hình từ hồi chiến tranh chống pháp, phong trào dạy đọc viết tiếng quốc ngữ được nâng lên tầm vóc quốc gia nhằm xoá nạn mù chữ.
(dì hai gia nhập phong trào phụ nữ cứu quốc - của việt minh, việt nam cách mạng đồng minh hội thì phải, việt minh chớ chưa việt cộng heng - dì trở thành một trong đám nữ lưu có học đảm nhiệm trọng trách này for free. Rồi chẳng may ra, dì kết hôn với một chàng thư sanh nho nhã con nhà, có quốc tịch pháp vì làm hãng pháp. Thế là... dì hai trở thành kẻ thù dân tộc rồi... mất dạy, jobless).

Nghe nói, y hình là... thời nớ, để dễ dàng ghép âm, nhứt là với những mẫu tự có âm trùng lập, các bực thức giả giáo dục nọ đã chế ra những âm chữ khác với các âm cổ điển trong alphabet.
Các nguyên âm (voyel.) đọc y chang.
Các phụ âm (conson.) một số được sửa cách :
B : bờ, L : lờ, M : mờ, N : nờ, C : cờ, D và GI : dờ, G : gờ.. ect...
Sửa vậy cốt để ghép vần cho dễ.

(chẳng may ra, nguyên cái bọn đỉnh cao kia, tuyền xuất thân từ trường lớp "xoá mù chữ" nọ, mà vì do quá thấm nhuần, nên đã cứ tiếp tục phát âm alphabet nguyên xi cách được dạy, chớ cũng hổng phân biệt nổi đúng sai thế nào, nhứt là khi đứng phát biểu trước công chúng, một cử toạ IQ có thể cao hơn, nhưng nhứt định tuân thủ chơn lý ánh sáng đảng dẫn đường. Trò hề chữ nghĩa thinh không được phát huy tột đỉnh thành tầm vóc quốc gia, nhà nhà nói, người người nói, phải nói để chứng minh đẳng cấp xã hội !. Rồi được thể tấn lên, cũng những đứa i-tờ-rít nọ, trời thần ơi, giờ bằng cấp đầy quần, dỏm dỏm cũng tiến sĩ thạc sĩ - cử nhơn coi như đồ bỏ, hổng bõ công học !

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Phát Âm
(tiếp tục, tiếp theo, tiếp nối...)

Nú tui tiếp một hơi dzậy coi cu Shawn có nhìn ra cái nuances trong trỏng hôn nha.
Hồi hôm tui trực đêm (on floors) có tướng công suport thành cũng rảnh.
Từ research 4th floor, Shawn tót xuống chơi. Nó ở lợi khuya đặng chờ đọc kết quả
- sớm quá, trễ quá đều có sai số ráo nạo -
Nó hỏi hai bác nô có đồ ăn VN hôn ?
Rồi ông kia nhường cho nó dĩa mì xào rau quả xá xíu, xong đớp thức ăn chó ói của nhà thương.
Tui ăn sandwich trứng, cũng là đồ ói, nhưng hổng phải từ chó mà mèo.
Đồ ói ra của con vật nào cũng rứa hổng khác.


Cu Shawn biểu : Máu VN cháu hổng 25% đâu hai bác à, chỉ 12.5 thôi, bị vì bà ngoại việt lai pháp.
À ra thế, thảo nào cái mặt scotish ròng, thành nghe lai rồi bỡ ngỡ.
Nó nói : mì xào là đồ tàu chớ VN sao được.
Ông kia biểu : chỉ cọng mì mới tàu thôi, xá xíu bác tự ên làm lấy à la vietnamienne, còn rau quả sốt siếc bác gái xào, cũng à la vietnamienne luôn. Đĩa mì do đó giống y chang cháu vậy, 15-20% tàu là tối đa.

Cu Shawn hỏi tới : vậy là sao ?
Ông kia cắt nghĩa rằng, hổng nêm dầu hào, dầu mè, xì dầu, nước tương chi ráo.
Người việt xào thức ăn dùng rất nhiều hành tỏi phi, và nước mắm quốc hồn quốc túy. Khác là khác vậy !
Mà ăn được không, phải thành khẩn phê bình nghiêm túc để giúp nhau tiến bộ heng.
Thằng nọ rụt rè, y hình còn thiếu gừng. Ông kia nói, thịt heo mà cho gừng là sao ?
Thằng nọ biểu, hồi ở hà nội, cứ đồ xào là cho gừng tất ! Rồi nghe kinh "phục dĩ" tuôn ra...
À, ngoài bắc thức ăn đạm bạc chớ hổng sung túc như trong nam, nên nấu nướng phải màu mè mụ mị vậy để giúp khẩu vị thêm vui có lẽ !
Dĩ nhiên chiệng thực phẩm tui mù tịt, thành có muốn cũng hổng biết đâu lần.
Chưa kể là lóng rày, tui tuyền ăn hột gà 7 món, vừa bổ rẻ lại dễ nấu nướng dzô cùng.

Mà... hổng hiểu sao, lóng rày, có lẽ budget nhà bếp giảm nên hột gà hầu như hiện diện mỗi ngày, hổng sáng trưa thì y phép tối. Bịnh nhơn chắc ớn dữ rồi nên chúng bắt phôn order Uber-eat giao hàng tận nơi.
Các khay thức ăn còn nguyên trong xe cơm từ bếp kéo lên trại, cho dù nguyên xi, chừng kéo xuống lại bếp là... a lê hấp... vào hết thùng rác !
Hai đứa thấy phí phạm (hay phí phạn ??) quá độ, xong mới dặn dò đám y tá y công trại bịnh, khay nào còn nguyên giữ lợi cho cho đốc heng mấy em. Kết quả là... bữa mô cũng ê hề tới ăn hổng kịp hổng hết. Mà rồi dục sợ tội nên mang dìa nhà ăn tiếp. Hột gà 7 món đớp trừ cơm nó là như dzậy.

Cu Shawn hổng được ăn chùa vậy, muốn ăn nó buộc phải vô cafeteria móc bóp chi địa.
Em gái quê-điên vợ nó, ngó bộ còn xuất sắc trên tui một bực nữa cà, bữa mô cũng chỉ xà lát trộn dầu dấm y chang thỏ.
Cu Shawn nói với vợ, trong research floor ngó đám thỏ đớp xà lát cà rối thấy thương, chừng dìa nhà được vợ dí cà rốt xá lát tiếp ! Thành thằng nọ cứ gặp là y phép hỏi có chi ăn hông. Thảm thương biết chừng nào.
Ông kia, vốn dân ăn hàng có máu mặt, thứ thiệt thứ dữ, mới bỏ nhỏ với tui, thôi cứ chờ hai đứa nó bỏ nhau, rồi giới thiệu cho thẳng vô làm giai tế ông chủ tiệm bún chả hà hội vậy !

Mà tui đang tính nói cái chi vậy cà ??? Só-ri làng xã tội mồm năm miệng mười hổng bỏ nổi.
Tối nay ông kia được mời ra tiệm. Tui cáo bận (phải trực thế) ở nhà.
Lóng rày tui nhai chi cũng y chang nhai giấy, thành hổng hào hứng chiệng ăn.
Cứ nghe ăn tiệm là y phép nổi... da gà !
Để rà lên trên coi đang nói chi rồi nói tiếp heng. Làng xã chờ đó
:wink2:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Vọng giáng sanh.
Chúa nhựt thứ hai




Trời cao hãy đổ sương xuống.
Và ngàn mây hãy mưa đấng chuộc tôi.


*
Make the long story... short !
t.
Bài viết: 1207
Ngày tham gia: Thứ bảy 08/12/18 06:03

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi t. »

:flwrhrts: :flower: :kssflwr:

Em xin được cùng với chị thắp những ngọn nến vào Chúa Nhật thứ hai Vọng Giáng Sinh 🙏🎄.

*
chị ơi, em thích “dòng chảy liên tu bất tận” của chị, vì đã dẫn em đi từ lời kinh cổ xưa đến quá trình chấp thuận bản kinh dịch từ tiếng Latin sang chữ nước nhà của toà thánh Vatican và linh mục Philip Bỉnh. rồi phép chuẩn, phép giao…

hihi … em thích ý tưởng này của anh nè chị: “Kinh chi mà từ đầu tới cuối tuyền những lời ca tụng cao rao danh tánh phẩm hạnh lót đường, đã đời đã điếu để còn xin xỏ lung tung. Anh mà là đức bà đức mẹ, bảo đảm từ chối hết mọi chuyện, nịnh nọt cầu lợi thôi chớ chưa chắc đã thiệt lòng, má nó ôi, chớ tin vội!” :giggles: chị cầu xin Chúa tha tội cho em với nhé 🙏.
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*

Mấy ôn, mấy chị, mấy cô, mấy em... ra nghe tin sốt dẻo nè.
Hổm nay tắc tiếng thành mới im re.
Ông kia biểu... ở không mần màn diện bích, đọc lợi các messages má nó dán trong phố trong làng, suốt từ hồi đầu tới giờ, coi mình ra sao, thế nào, có ưu điểm khuyết điểm chi hôn, có tấn tới hôn hay giựt lùi, có lành ra hay ác thêm... bla bla bla...

Tui nghe vậy thành cứ thế làm theo. Đọc quá trời, rồi té ngửa... chiệng mình thiệt sự lắm điều.
Trời đất ơi, sao cái chi bất kể tui cũng có thể mớ máy phát sóng tràng giang đại hải vầy nè trời !!!!
Cái rồi... tui thất kinh và ... tắc luôn tiếng !
Ông kia biểu, biết được vậy là coi như đã khỏi bịnh phân nửa rồi, và đây là bịnh chronic nghĩa là mãn tánh, có thể dính từ thuở ấu thời khi còn ở với cha mẹ. Rồi may mắn vs xui xẻo, lấy trúng ông chồng hổng rõ tánh nết vợ, còn nắm tay dẫn vào chốn phồn hoa đô hội nữa chớ trời, nên rồi đổ đốn và bệnh phát nặng ra.

Tui nghe thấy có lý, nhưng vẫn cố chống chế chạy tội.
Tui nói : nếu phải chọn giữa nói nhiều và nín thinh thì anh chọn chi ?
Chả nói half-half, hồi cần nghe thì hãy nói, hồi hổng cần hổng khoái thì nói làm chi.
Tui hỏi tiếp : Thế giữa nói nhiều và viết nhiều thì nên chọn chi ?
Chả nói : dĩ nhiên là nên chọn viết. Bị vì viết xong có cái làm bằng để khỏi cãi khỏi chối, chưa kể là... viết mang nghĩa cho độc giả quyền chọn lựa, thích thì đọc, rảnh thì đọc. Nói là khỏi có chọn lựa, hổng thích cũng phải nghe, điếc tai luôn, khổ lắm lận !

Và... bài học rút ra ở đây là... chỉ nên viết những cái cần thiết, chớ đừng viết lung tung rồi... chữ tác uýnh chữ tộ. Vô đề là "Sông gianh ngăn đôi đất nước hơn 100 năm", chừng tới đoạn kết thinh không có cái "lầu đài David" đứng chình ình, chẳng còn hiểu ra làm sao cả !
Vậy à, có thiệt vậy à ?? Chớ sao, cứ đọc rồi khắc biết !
Để từ từ nú tui ngó lợi và tìm cách sửa mình, chừ thì đầu óc còn rối tinh, chưa định thần rốt ráo được.

Sau đây là một chiệng hào hứng tận mạng : Tui mới thu về dưới trướng một tên đồ đệ trẻ, cu Thành, mới 30 ngoài thôi, vừa chơn ướt chơn ráo từ VN sang hơn tháng nay. Mặt mũi cu hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ từ tốn, và hiện thời đang theo học tiếng tây mần màn hội nhập.
Cu Thành có học, chữ nghĩa ngập người. So với cu Shawn có lẽ trên một bực, cả về văn học nghệ thuật nước nhà lẫn thế giới. Để từ từ rồi tui sẽ input uốn nắn dạy giỗ cho nên người (sau khi xin được phép tía má nó bên bển). Congratulate our-selves (spelling)

Thong thả sẽ nói tiếp chiệng âm và chữ đang nói dở với Shawn heng.
:flower:

*
Make the long story... short !
Hình đại diện
NTL
Bài viết: 1387
Ngày tham gia: Chủ nhật 17/05/15 14:20

Re: Sổ Tay Mười bảy-Mười Ba

Bài viết bởi NTL »

*
Chúa nhựt thứ ba - Vọng giánh sinh.

*

Hình ảnh

Trời cao hãy đổ sương xuống,
Và ngàn mây hãy mưa đấng chuộc tôi.
Trời cao hãy đổ sương xuống...
*********

Conception.

Conception theo nghĩa thông thường là kết quả của việc lôi phin tách ra pha cà phê uống chung, rồi cafein nảy mầm và sanh hoa trái.
Conception, theo khoa học sanh lý là chuyện tới cữ tới thì. Cữ chưa tới hay đã qua rồi là coi như... uống nhiêu cũng thành công cốc.
......
- Tra sách vở thấy cốc họ nhà cò, cổ nhỏ chơn cao, ưa quanh quẩn bên bờ ao bờ sậy mò tôm cá nuốt chửng.
Con cò lặn lội bờ sông, gính gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. Hổng được như cò, cốc điệu đàng chưng diện fashion thứ thiệt và thứ dữ. Hồi sắm được cái kiềng cổ, cốc đeo triền miên ngày đêm nhứt định hổng tháo, ngay cả lúc lao động kiếm sống hộc xì dầu.
Rồi một bữa, hên quá hay xui quá, cốc mổ được con cá to đùng, chừng nuốt thì vì kẹt cái kiềng nên sanh nghẹn, suy hô hấp cấp tánh (acute respiratory distress) rồi chết thảm. Từ đó giang hồ mới có term công cốc để chỉ những chiệng... nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì -
.....

Trở lợi chiệng hoa trái. Thánh kinh nghiêm chỉnh nói về hai conceptions liên quan, và chỉ liên quan tới Đức mẹ : Virginal Conception và Immaculate Conception. Tuy cùng kết quả nhưng tình huống hổng giống nhau.
Virginal conception là chiệng đức mẹ thụ thai. Và Immaculate là chiệng đức mẹ không dính tội nguyên, tức tội tổ tông (phàm là người, cứ sanh ra y phép tội tổ tông đã ịn ngay trán, hổng cách chi thoát khỏi)
Tuy thụ thai nhưng Đức Maria vẫn còn đồng trinh. Conception của bà đi ra ngoài lề lối thường tình vì bà đã được Trời chọn lựa để thi hành một sứ mệnh thiêng liêng : Làm mẹ thiên chúa.
Trinh nữ Maria được thiên sứ Gabriel tới tận nhà báo tin và chúc mừng, rằng cô sẽ hoài thai bằng quyền năng chúa Thánh linh. Lễ báo tin này gọi là lễ truyền tin, annonciation, được giáo hội công giáo kỷ niệm trong tháng March, để 9 tháng sau đó, cô sanh Jesus vào December.

Bài phúc âm của thánh sử Lucas như dzầy :
Thiên sứ Gabriel được Trời gởi tới làng Nazareth thuộc xứ Galilea để gặp Maria, một thiếu nữ trong trắng đức hạnh, đã hứa hôn với chàng thợ mộc nghèo Joseph thuộc dòng dõi vua David. Thiên sứ vào nhà cô, cất tiếng chào mừng "Kính mừng Maria đầy ơn phước, Thượng đế ở cùng cô". Maria nghe rồi thất kinh, hổng biết sự thể thế nào. Thiên sứ bèn trấn an : Đừng lo sợ gì dzáo Maria à, cô đã được ân sủng Trời, sẽ hoài thai và sanh hạ một bé trai, đật tên là Jesus. Bánh tí sẽ lớn, sẽ được gọi là con đấng toàn năng. Trời sẽ cho ẻm ngai vàng David, và ẻm sẽ cai trị vương triều Jacob tới muôn thuở muôn đời.
Maria nói với Thiên sứ "Sao được nà, bị tôi còn trong trắng trinh nguyên". Thiên sứ biểu "Nhằm nhò chi ba cái lẻ tẻ. Thánh Linh của Trời sẽ ngự trong cô, và quyền năng của Người sẽ bao trùm lấy cô. Bánh tí nhà cô sẽ là thánh và là con Trời. Dòm chi cho xa, ngó bà cousin Elizabeth nhà cô kìa, bả đã có bầu 6 tháng rồi đó nha, cho dù cứ đực ra từ lâu và được coi như máy đã tắt. Với Trời thì ba chiệng nớ là chuyện nhỏ (... như con thỏ).
Maria bèn cúi đầu lãnh ý "Này tôi là tôi tớ Trời, tôi xin vâng lời Người". Rồi thiên sứ tạ từ Maria mà đi - đặng còn mission impossible một cái conception khác ở Sài gòn... thì phải -


Tuy thiên chúa giáo chia ra nhiều nhánh (công giáo, tin lành, chính thống...) nhưng nhánh nào cũng công nhận Đức Mẹ thụ thai bằng quyền phép chúa thánh linh, do đó bà còn đồng trinh. Việc đồng trinh của Đức Maria là một tín điều và "thiên luật", nghĩa là truyền từ Trời qua miệng các tiên tri, đặc biệt là tiên tri Isaiah, rồi được ghi chép đàng hoàng trong cựu ước Các tiên tri cho biết đấng cứu thế Messiah sẽ xuống trần để cứu rỗi nhơn loại. Nhơn loại ở đây là đám con cháu đùm đề của nhị vị Adam - Eve, thuỷ tổ loài người !
Do cùng đọc cựu ước, Hồi giáo tin Đức Jesus là tiên tri của Trời. Giáo chủ Mahomed đạo Hồi cũng là tiên tri luôn (vị tiên tri cuối cùng), so vai vế ngang hàng với Jesus - còn như dưới cơ thì chỉ tí đỉnh do lỡ sanh sau đẻ muộn - Tuy Hồi giáo tin việc đồng trinh của thánh nữ Maria, nhưng "vấn nạn" đồng trinh chẳng ai thèm thắc mắc do Jesus không phải là giáo chủ của họ. Do Thái giáo thì... tới nay, vẫn còn chờ đấng cứu thế (chưa tới nhưng nhứt định sẽ tới).

*

Tuy cùng là việc thụ thai nhưng virginal conception và immaculate conception có nội dung hoàn toàn khác.
Lễ Immaculate Conception được chọn vào ngày Dec 8th, là Lễ đức mẹ vô nhiễm nguyên tội, một trong những lễ trọng của giáo hội công giáo La mã. Immaculate conception đã gây tranh cãi rất nhiều, cả ngoài lẫn trong giáo hội công giáo, suốt mấy thế kỷ dài tại âu châu thời Trung Cổ.
Joachim lấy Anna khá lâu rồi mới sanh được cô thị mẹt Maria. Lễ Đức mẹ vô nhiễm nguyên tội nhằm ngày 8 decembre, là ngày bà Anna hoài thai Maria, để rồi sanh con gái ngày 8 Septembre - Thai kỳ của đức Jesus phải đủ 9 tháng mang ý nghĩa... vì Trời nhập thể làm người nên Trời cũng phải mang tánh xác thịt y chang. Còn thai kỳ của đức Maria 9 tháng vì cô là hoàn toàn là người trần thế.

Cựu ước kể chuyện từ tạo thiên lập địa - do các tiên tri được lệnh của Trời mà thuật lợi, sai trúng thế nào thiệt... hổng biết ! Chuyện tạo thiên lập địa được sách Sáng Thế Ký Genesis kể như sau :
.... Trời tạo vụ trụ vạn vật đất trời (hổng viết hoa) trong 5 bữa liên tiếp. Tới bữa thứ 6 Trời mới tạo con người - Chi tiết con người được tạo ra theo hình ảnh Trời thiệt hổng chắc, có thể trong đám tiên tri nớ có ông hơi "chảnh" nên cương đại vậy - Thoạt tiên Trời tạo con người... theo đúng hình ảnh của mình, bằng cách dùng đất sét mà nặn nên nó, rồi phà hơi vào đặng ban cho nó sự sống. Kế đó thấy nó mình ên lủi thủi bắt tội nên chờ nó ngủ rồi mới rút xương sườn cụt bên trái của nó mà nặn cho nó một người bạn chơi chung. Tới đây y hình cả hai đứa chưa có tên riêng (nên chúng kêu nhau bằng... Ấy ơi) Dzồi Trời ký giao kèo, cho chúng dzô trong vườn địa đàng ở không vui chơi, sướng gần chết - còn Trời thì sau màn lao động hộc xì dầu, đã nghỉ ngơi suốt ngày thứ 7 -

Sướng gần chết hử, làm gì có vậy bao giờ ! Thinh không Trời cắc cớ thử lòng người và loài người phạm tội. Tội lỗi ni làm loài người mất lòng Trời, thế là Trời mang bản giao kèo ra xé cái rột.
Vụ ni được sách Sáng Thế Kỷ thuật như dzầy, trong bài đọc 1 ở buổi lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vừa qua :
Hồi con người cãi lời Trời, Trời mới kêu nó hỏi : "Ắy ơi, ấy ở đâu dzậy?" Loài người lên tiếng : "Ấy ở trong vườn và nghe Trời nói chớ, nhưng Ắy phải tránh né hổng chường mặt ra, Ấy mắc cở vì đang... trần như nhộng".
Trời bèn nói : "Chuyện trần như nhộng ai nói cho Ấy biết ? Ta đã dặn chừng đừng có ăn cái trái nọ, bộ Ấy đã ăn à?" Loài người bèn cáo nài : "Chời ơi chời, thì cái đứa bạn gái Trời cho, nó xúi Ắy ăn chớ ai nữa, huhu..."
Trời mới kêu bạn gái mà hỏi : "Chuyện này ra làm sao ?" Bạn gái loanh quanh chối tội, đổ thừa cho con rắn : "Trời ơi, Gái bị con rắn lừa Trời à, huhu huhu...'
Gái lăn ra đất làm mình làm mẩy tới nỗi Trời hết thấy đường, đành phải ngó lơ nó đi mà xoay qua con rắn :
"Ngươi đã làm ra tội tày đình nên từ rày sắp tới ngươi sẽ bị nguyền rủa trong tất cả các loài động vật. Ngươi phải bò bằng bụng (hồi nẳm rắn biết đi) và ăn bụi đất suốt đời. Sẽ có mối thù hổng đội trời chung giữa Gái và ngươi, giữa con cháu của Gái và con cháu ngươi. Hậu duệ của Gái sẽ đạp lên đầu ngươi, và ngươi sẽ chết dưới gót chơn của... nàng ! Loài người (bây giờ kêu bằng đờn ông, tức Adam) mới kêu Gái ấy là Eva, nghĩa là người trần, và nàng là tổ mẫu của toàn thể nhơn loại.

Tội tổ tông do Adam Eve đã cả gan cãi Trời mà đớp trái cấm, và tội này đã hủy bỏ giao ước đầu tiên giữa Thượng đế với loài người. Trái cấm tượng trưng dục vọng yếu hèn của nhơn loại và con rắn là biểu tượng của Satan tức tội lỗi. Loài người đang hồn nhiên thánh thiện hết ý (tới độ hổng bận áo quần mà chẳng hề lạnh... mỏ ác). Nhưng tội lỗi làm con người ngó lại, thấy mình "trần như nhộng" rồi sanh mắc cở. Và con người phải kiếm lá che thân cho bớt hổ ngươi.
Khổ sở vậy chừng chưa đủ, loài người còn bị Trời đuổi khỏi vườn địa đàng, đờn ông phải làm lụng cực khổ mới có miếng ăn (nuôi vợ nuôi con), đờn bà phải sanh nở đau đớn (và... bị chồng nạt nộ) v.v.

Tóm lợi, miếng ăn là miếng tồi tàn, miếng táo vừa tàn vừa tội, chỉ lỡ cắn miệng vào thôi mà vũ trụ dưới chơn hoàn toàn sụp đổ ! Nhưng...Trừng phạt loài người đã điếu xong thì Trời sanh lòng thương xót, rồi hứa ban cho tổ phụ Abraham và Jacob đấng cứu tinh. Để nhận lãnh ơn cứu độ này, một giao ước mới được thông qua và ký kết đàng hoàng. Trong Do Thái Giáo, giao ước mới được ký bằng lễ cắt bì của hài nhi ở ngày thứ 8 sau khi lọt lòng mẹ. Còn trong thiên chúa giáo giao ước được ký bằng phép rửa.

*

Khi được Trời chọn làm mẹ thiên chúa, dĩ nhiên Maria phải trinh sạch. Trinh hàm nghĩa trong trắng thể xác, và sạch hàm nghĩa trong trắng tâm hồn. Đại khái là đức mẹ không hề, chưa hề vướng bất kỳ tội lỗi chi. Nhưng còn tội tổ tông thì sao ? Đó, đó mới là mấu chốt sanh cãi cọ triền miên trong suốt 4-5 thế kỷ !
Sự việc trở thành "vấn nạn" là vì đã hổng có chứng cớ rõ ràng trong thánh kinh (mà thánh kinh vốn là... lời chúa phán truyền qua các tiên tri). Thánh kinh kể mười mươi việc tổ phụ và tổ mẫu loài người (Adam và Eva) phạm tội, rồi thất sủng lộc Trời. Hậu quả truyền tới muôn đời muôn kiếp, cứ sanh ra là a-lê-hấp trán loài người đã ịn chình ình cái tội. Và tội ấy cần được "cắt bỏ" (do thái giáo) hay "rửa sạch" (thiên chúa giáo).

Từ thuở hồng hoang ấy và mãi tới nay, chuyện "cắt bỏ" chỉ thấy ở bé trai mà thôi vì chúng là chủ gia đình.
Và theo đúng truyền thống, chuyện "rửa sạch" cũng đã chỉ áp dụng cho nam giới trong một thời gian rất dài, mãi tới khi đám nữ giới được giáo hội cho phép bình đẳng phần hồn - chỉ phần hồi thôi nha, phần xác thì còn phải chờ lâu lắm, mà y hình chưa xong. Lâu lâu lại thấy chúng dương biểu ngữ xuống đường, tố cáo la làng màn kỳ thị thiếu bình đẳng phần xác, tức... phái tánh -
Vậy thì... hồi được thiên sứ báo tin, trên trán Maria chắc chắn tội tổ tông hổng thấy. Cô phải trinh sạch hoàn toàn để xứng đáng đón nhận thiên chúa ngự dzô. Nhưng cái tội ấy đã được xoá hồi nào ? Chưa kể là theo đúng bài bản, Maria không hề chịu phép rửa.

Lễ kính đức mẹ vô nhiễm nguyên tội đã có từ lâu đời lắm dzồi, và có lẽ do thói quen nên hổng ai ngó dzô mà thắc mắc dzáo chọi. Mãi cho tới khi các nhà tư tưởng lớn, cả triết học lẫn thần học, lôi thánh kinh ra soi dưới kiếng lúp mà cãi cọ, thì chuyện vô nhiễm nguyên tội của đức mẹ bèn được mang lên bàn mổ.
Sự thể diễn tiến như sau :
Việc tôn vinh đức Maria không vướng tội tổ tông tuy được tín hữu công giáo cử hành nhưng thiệt ra không chánh thức, chưa chánh thức. Rồi các nhà thần học của giáo hội mới xúm lợi bàn bạc, dzằng... bao lâu chưa có sắc lệnh toà thánh thì lễ vô nhiễm nguyên tội không nên rầm rộ làm, bị vì làm thế là... trái luật. Kế đó các nhà thần học ấy mới lôi thánh kinh quét kỹ lưỡng đậng lý giải cho ra. Thế là chia phe, lý luận binh chống.

- Phe binh nói dzầy :
Theo thánh ý chúa, Đức Maria đã được tuyển ngay từ lúc bà Anna hoài thai (hồi đang uống cà phê với Joachim).
Vụ tội tổ tông thì Maria không bị vướng vì bà được chọn là mẹ Trời. Trời là đấng toàn năng nên mẹ Trời cũng phải xuất chúng mới xứng.
Sách Sáng thế ký có nói me mé vụ này, lúc Trời nạt nộ con rắn, biểu tượng của tội lỗi nguyên thủy : Hậu duệ của Gái sẽ đạp lên đầu ngươi, và ngươi sẽ chết dưới gót chơn của... nàng ! Nàng ở đây chính là đức nữ trinh Maria hổng khác - vậy nên sau này, Immaculate Conception hầu như là hình ảnh đức Mẹ đạp chơn lên đầu rắn, với các thiên thần bao quanh -
Hăng hái trong phe binh ấy có những tên tuổi thần học nặng ký như Bonaventure và John Duns Scotes thuộc chủng viện Phan Xi Cô.

- Phe chống giải thích khác :
Rằng... phàm đã là người thì tội tổ tông phải có. Ngó chi xa, dòm ngay đức Jesus kìa, tuy là ngôi hai từ trời xuống và đương nhiên hổng dính dáng chi với tội nguyên, nhưng vì là người nên cũng cứ bị ông cousin John Baptist lôi xuống sông mà rửa tội y chang đúng bài đúng bản (John Baptist là con của bà Elizabeth, chị em đôi con dì của Maria, lớn hơn Jesus chỉ 6 tháng). Vậy thì Đức Maria sanh ra phải vướng tội như mọi người. Chỉ mãi tới sau này, khi Maria được thiên sứ truyền tin thì tội này mới được.. .delete.
Maria nói với Gabriel " linh hôn tồi ngợi khen chúa, và thần trí tôi mừng vui trong chúa, đấng cứu chuộc tôi " Tội đã sạch ngay từ lúc được hoài thai thì còn cần chi cứu chuộc nữa, dỡn hoài ! Tóm lợi.... trinh thì có đó, nhưng sạch thì hổng chắc đâu.
Chưa kể là... bắt đức Maria phải sạch từ đầu xuống chơn, từ trong dza ngoài, từ lúc được hoài thai tới lúc chết thì quả là cứng ngắc, bị vì... hồi Joachim và Anna nhâm nhi cà phê với nhau, hẳn đôi lòng cùng hỉ hả, mà hỉ hả dzậy là coi như dục vọng dzồi ! Cây trái dục vọng do đó nếu có sâu cũng... hạp lẽ !
- té ra thời lâu lắm ấy, đạo đức xã hội vẫn coi dâm dục là tội lỗi, bất kể dâm dục với ai, tía má ôi -
Trong phe chống có một tên tuổi nặng ký lô, thánh Thomas of Aquina, là tư tưởng gia, triết gia, nhà thần học xuất sắc và là niềm tự hào của dòng tu Đa Minh (dominicain) trong thế ký 14th nói riêng, và của thiên chúa giáo nói chung.

Rồi toà thánh la mã nhìn vấn đề như thế nào ?
Khi khởi sự, toà thánh chỉ nghe mà hổng có ý kiến. Rồi cuộc chiến lý luận leo thang, cả hai phe đều lobby quảng bá lập trường chánh sách. Năm 1477, khi đức Giáo hoàng Sixtine IV quyết định mổ xẻ vấn đề dặng rộng đường dư luận thì chiến sự leo thang gắt gao hơn
Chiến tranh không chỉ ở thánh đường tu viện, nó còn chạy luôn vào phân khoa triết ở đại học Sorbonne, nơi giảng dạy của các tư tưởng gia, triết gia kiêm thần học cao cấp thời ấy. Trường đại học Paris đã thành chỗ tranh luận tới trời sầu đất thảm của các tu sĩ dòng Phan xi cô và Đa minh, làm tê liệt các hoạt động của trường, tới nổi Sorbonne đã phải đóng cửa bộ môn triết trong hơn 2 năm trời đặng chờ sóng gió qua đi.

Nhưng rồi phe binh đã từ từ thắng thế với lý luận sau : khi đức Maria biểu "thần trí tôi mừng vui trong đấng cứu chuộc tôi" không hàm nghĩa là cô đã được cứu chuộc khỏi tội tổ tông kể từ lúc ấy - tức lúc truyền tin -
Vì loài người vốn yếu hèn nên dễ bị cám dỗ, nên rồi chuyện cứu chuộc lúc nào cũng cần thiết, để con người đừng sa ngã phạm tội. Ở đây, ý niệm cứu chuộc hoàn toàn trong nghĩa tương lai.
Vì Maria luôn luôn có đấng cứu chuộc bên cạnh nên bà đã đang và sẽ không bao giờ vướng tội, tội tổ tông đã không mà tội lỗi riêng cũng không luôn. Đức Maria trinh sạch trăm phần dầu và trinh sạch đúng nghĩa (... amen)

Năm 1854, đức giáo hoàng Pius IX ra "thánh lệnh", chánh thức công nhận chuyện Vô nhiễm nguyên tội của đức mẹ, nâng sự việc lên thành tín điều hội thánh, chấm dứt cuộc chiến ngôn ngữ kéo dài mấy thế kỷ. Vị trí của Đức Maria trong giáo hội công giáo rất lớn, bà không chỉ được tuyên xưng vô nhiễm mà còn được tôn vinh đã đồng công (cùng đức Jesus) cứu chuộc nhơn loại. Dzồi... thừa thắng xông lên, từ việc vô nhiễm này, hội thánh la mã để bà, cùng với con là đức Jesus, lên trời "cả hồn lẫn xác" !

Việc tuyên xưng tín điều vô nhiễm đã để lại một vết nhơ trong giáo sử :
Sau khi thánh lệnh của đức Pius ban ra, chuyện cãi cọ tưởng như kết thúc. Thấy vậy mà hổng có vậy.
Marie Dominique Auguste Sibour, tổng giám phục giáo phận Paris đành chịu phép tuân theo, cho dù trước đó ông đã kịch liệt chống đối. Nhưng cha Jean Louis Verger, tu sĩ trong giáo phận của ông vẫn còn ấm ức và tiếp tục tử thủ, nhứt đinh chống sát ván và chống tới cùng.
Sibour buộc lòng phải lên tiếng quở phạt thuộc cấp. Việc quở phạt này làm Verger điên tiết. Ngày Feb 15th 1857, tiện con dao rọc giấy trong tay, và hẳn là bị satan xúi dục, Verger lụi liền vài phát, đấng bề trên Sibour bỏ mạng sa trường. Phép đạo tha thứ Verger nhưng phép đời hổng tha, ông bị điệu ra pháp trường đền tội, Jan 30th 1858.

Sang các nhánh thiên chúa giáo khác, họ nghĩ thế nào về Immaculate Conception ?
Dà...tuy công nhận Virginal, nhưng họ phe lờ Immaculate. Phần họ hổng tin (hổng tin Maria chẳng vướng tội nguyên, hổng tin chuyện được xóa tội ngay bữa truyền tin), phần khác - có thể là phần chánh - việc conception có immaculate hay không cũng hổng ảnh hưởng chi tới niềm tin của họ vào đấng cứu thế. Đức trinh nữ Maria lên trời cả hồn lẫn xác hổng được họ đếm xỉa tới. Chỗ đứng của bà trong việc cứu chuộc rất khiêm nhường tới mờ nhạt.
Chẳng riêng gì thánh Maria, ngay cả các ông thánh bà thánh khác cũng không được tôn kính y chang. Vào các giáo đường không thuộc phái công giáo la mã, tượng ảnh các thánh hổng có, mà cũng hổng nghe giáo hữu đọc kinh cầu nguyện họ - trừ chánh thống giáo Orthodox rất chịu khó chưng hình Đức Mẹ nhưng hổng cầu -

*

Vậy chớ ... tín hữu công giáo (ai còn hỏi) nghĩ sao về hai conceptions này (virginal và immaculate) ?
Dà... tui hổng thắc mắc về mầu nhiệm đồng trinh và mầu nhiệm vô nhiễm. Ai sao ta dzậy, thắc mắc chi cho dzắc dzối thêm dza, chưa kể là ta bận túi bụi, rảnh rang đâu mà nghe chuyện lấp biển vá trời. Hội thánh biểu là tín điều thì cứ thong thả tin luôn cho phần hồn nhẹ nhàng việc sổ sách.
Nhưng... già thêm chút xíu, hưỡn thêm chút xíu, học thêm tùm lum (khoa học) chút xíu, dzồi... teng teng teng tèng... thắc mắc bỗng hiện ra cả đống. Rồi ta cắp đít đi học giáo lý từ đầu. Rồi ta đeo theo chúa thánh linh và thỉnh thoảng được thánh thần chúa thương xót, chiếu đèn pin mần màn soi trí sáng chút đỉnh. (Hallelujah)

Mọi thắc mắc về tôn giáo sau cùng được giải thích, giải tỏa và giải quyết như sau :
- Tui tin vào lẽ mầu nhiệm của đất trời, trong đó mầu nhiệm sự sống con người là một. Mầu nhiệm ấy không thể tự nhiên mà có nhưng phải được tạo thành.
- "Tác giả" có tên gọi khác nhau : thượng đế, Ja-vê. A-la, Trời, đấng tạo hóa, đấng toàn năng... Tên nào cũng mang ý nghĩa duy nhứt : "chân thiện mỹ".
- Tôn giáo là con đường dẫn dắt loài người tìm về "chân thiện mỹ" ấy. Và đường nào cũng về la mã dzáo chọi, vì Chân thiện mỹ chỉ có một. Tôn giáo là phương tiện, chân thiện mỹ mới là cứu cánh.
- Do các con đường đều dài bằng nhau và lồi lõm y chang nhau nên mức đến tùy ở vận tốc cá nhơn mà không ở điểm khởi hành.
- Tôn giáo phải được và nên được tự do. Hướng dẫn tôn giáo với bất kỳ chủ ý vụ lợi đều dễ đưa tới lầm lạc và do đó là một... tội ác !

Rồi sao nữa ? Dà, sách gối đầu giường của thiên chúa giáo là thánh kinh nên tui chăm chỉ đọc nó mỗi bữa.
Đọc thánh kinh là một chuyện nhưng hiểu thánh kinh là một chuyện hoàn toàn khác. Cách đọc và giải thích thánh kinh khác ở mỗi người, tùy mức độ tin vào thánh kinh của họ - và người ta đã rất cần tới cây đèn pin của chúa thánh linh đặng đừng chữ tác uýnh chữ tộ, rồi sai một ly đi một dặm, chừng lạc đường xa quá thì lăn ra đất cáo nài -
Thánh kinh là một cuốn sách "thần thoại", vừa lu vừa mờ, âm u rất mực. Chuyện kể trong thánh kinh có thể là chuyện "thấy vậy và đúng vậy" nhưng cũng có thể là chuyện "thấy vậy mà hổng vậy". Nên dzồi thánh kinh phải được đọc với tinh thần khoáng đạt nghĩa là hiểu xa ra ngoài con chữ - ngay cả bỏ bớt tiểu tiết nếu cần - thay vì đực ra xăm soi chữ nghĩa theo kiểu dùi đục chấm xì dầu.
Đọc sách thánh với xì dầu và dùi đục, thải sạn ra chắc chắn hổng kịp. Nhai một mớ sỏi sạn lùng bùng trong miệng, hổng chết cũng bị thương, còn bằng như nhẹ lắm thì mẻ răng trầy nướu.
Sách thánh là lời chúa, sao mà có sạn cho được hử ? Trời, sạn là chuyện nhỏ, cả đá cục đá tảng to đùng nữa cà. Thì lời chúa chớ, nhưng do người ghi lợi, mà người thì thường khi lơ đãng. Chưa kể là bữa nào Trời bận quá nên nói có hơi nhanh, người ghi hổng kịp, hoặc người hấp ha hấp hối (ly cà phê ở nhà nguội hết) nên ghi ẩu ghi tả cho xong !

Dà... tào lao cho vui, chừ phải nói thiệt. Tui là tín hữu công giáo thuần thành. Cách tui đọc và hiểu sách thánh bây giờ đã khác hẳn cách tui đọc và hiểu sách thánh trước kia. Rồi cứ đọc miết thì ngộ dza một điều : Tôn giáo tiếng là nhiều nhưng thiệt ra chỉ có một, vì tôn giáo nào cũng dạy con người ăn ngay ở lành, thảo kính ông bà cha mẹ, công bình bác ái từ bi hỉ xả với tha nhơn.
Thành ra sống đạo là sống hạp lẽ Trời, sống sao cho êm ả lòng mình lẫn lòng người. Sống được vậy hẳn đã trần ai khoai củ thắng khói dzồi, lo chi nữa chuyện đời sau. Đời sau là chuyện tính sau, lo xa quá hổng nên, rất có hại cho sức khoẻ.
Xin thành khẩn khai báo dzằng, lóng rày do được thiên thần chúa bảo trợ nên yên trí lớn, và tui bỗng sanh dễ tánh quá cỡ thợ mộc. Chúa nhựt cuối tuần thay vì dự lễ mi-sa, tui có thể tỉnh bơ vào nhà thờ tin lành, chính thống, jehovah, vào chùa, vào cả mosque mần màn cầu nguyện. Tui nghĩ cầu chỗ nào chúa cũng sẽ nghe dzáo, chưa chừng nghe còn rõ hơn. Lời cầu ở những chốn ấy cũng do khác ngôn ngữ nên sanh “sai tông lạc điệu” bất ngờ, thành dễ làm chúa chú ý hơn !

Xin hết.
Last edited by NTL on Thứ hai 16/12/24 22:53, edited 3 time in total.
Make the long story... short !
Trả lời

Quay về “Giải trí”